Di Sản Hồ Chí Minh
Một cuốn sách thảm họa! - Nguyễn Tiến Tường
Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.
Đó chính là cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều của NXB ĐH Sư Phạm TPHCM!
Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.
Sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ Bắc bộ.
Ví dụ: Thay vì viết “nhai” thì viết “nhá” cỏ, “nhá” dưa, “gà con” lại viết thành “gà nhiếp”, “gà nhí”. Con thỏ thì “nhá” cỏ “nhá” dưa, con cò thì “chén” con cá. Ngôn ngữ rất thô tục!
Tựa câu chuyện kể về cua cá cò nhưng không thấy con cua ở đâu. Chỉ thấy cò lừa để ăn con cá. Thậm chí, họ còn xào nấu văn của Lev Tolstoi, kể về con ngựa lười biếng xúi bạn trốn làm việc. Khác nào xúi trẻ con trốn học?
“Thỏ và rùa”, một câu chuyện dân gian có giá trị lâu dài trên toàn thế giới cũng bị xào nấu. Câu chuyện trở nên lởm khởm, tào lao không chịu được. Ở cuối chuyện, họ đẻ thêm ra một con quạ đậu trên cây kêu “quà quà”.
Con quạ có tên là quạ, vì tiếng kêu của nó, tương tự con chim cuốc. Cha ông ta đặt tên theo nguyên lý đó. Bây giờ kêu “quà quà” thì con quạ trở thành con “quà” trong mắt bọn trẻ. Mà cái tiếng kêu ấy, mới thô bỉ tham lam làm sao!
Còn nhiều, rất nhiều câu chuyện nữa. Cuốn sách này đang dạy trẻ em sự ráo hoảnh, trí trá lọc lừa. Tựu trung, đó không chỉ là những hạt sạn mà thật sự cuốn sách này là một uế phẩm được viết ra bởi những người hạn chế về trình độ, lười biếng và vụ lợi.
Ngôn ngữ chính là cánh cửa của tâm hồn. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ sẽ có nhân cách đầu đời như thế nào nếu tiếp nạp cuốn sách này. Ngôn ngữ cũng chính là vẻ đẹp của một dân tộc, cuốn sách này đang làm băng hoại điều đó.
Nhóm biên soạn, chủ biên Nguyễn Minh Thuyết, hội đồng thẩm định và NXB phải giải thích cho nỗi đau khổ bức xúc của phụ huynh và học sinh về cuốn sách tai quái này. Cao hơn là phải thu hồi ngay cuốn sách để những đứa trẻ không bị cưỡng ép tiếp nạp thứ ngôn ngữ rẻ mạt và những bài học xiên xẹo trong cuốn sách này.
Đối với tôi, dù vô tình hay hữu ý, giáo sư Thuyết và các cộng sự đã tạo ra một thảm hoạ quốc gia!
Nguyễn Tiến Tường
Dao Dan chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Một cuốn sách thảm họa! - Nguyễn Tiến Tường
Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.
Đó chính là cuốn sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều của NXB ĐH Sư Phạm TPHCM!
Cuốn sách này viết những câu chuyện hoàn toàn nhạt toẹt, vô duyên. Nhiều câu chuyện khó hiểu đến mức IQ của phụ huynh giáo viên cũng không hiểu gì, chưa nói đến học sinh lớp 1.
Sách được viết bằng rất nhiều từ địa phương. Thay vì dùng từ phổ thông chuẩn, nhóm biên soạn sử dụng ngôn ngữ địa phương Bắc bộ. Thậm chí chỉ khu trú trong một vài vùng nhỏ Bắc bộ.
Ví dụ: Thay vì viết “nhai” thì viết “nhá” cỏ, “nhá” dưa, “gà con” lại viết thành “gà nhiếp”, “gà nhí”. Con thỏ thì “nhá” cỏ “nhá” dưa, con cò thì “chén” con cá. Ngôn ngữ rất thô tục!
Tựa câu chuyện kể về cua cá cò nhưng không thấy con cua ở đâu. Chỉ thấy cò lừa để ăn con cá. Thậm chí, họ còn xào nấu văn của Lev Tolstoi, kể về con ngựa lười biếng xúi bạn trốn làm việc. Khác nào xúi trẻ con trốn học?
“Thỏ và rùa”, một câu chuyện dân gian có giá trị lâu dài trên toàn thế giới cũng bị xào nấu. Câu chuyện trở nên lởm khởm, tào lao không chịu được. Ở cuối chuyện, họ đẻ thêm ra một con quạ đậu trên cây kêu “quà quà”.
Con quạ có tên là quạ, vì tiếng kêu của nó, tương tự con chim cuốc. Cha ông ta đặt tên theo nguyên lý đó. Bây giờ kêu “quà quà” thì con quạ trở thành con “quà” trong mắt bọn trẻ. Mà cái tiếng kêu ấy, mới thô bỉ tham lam làm sao!
Còn nhiều, rất nhiều câu chuyện nữa. Cuốn sách này đang dạy trẻ em sự ráo hoảnh, trí trá lọc lừa. Tựu trung, đó không chỉ là những hạt sạn mà thật sự cuốn sách này là một uế phẩm được viết ra bởi những người hạn chế về trình độ, lười biếng và vụ lợi.
Ngôn ngữ chính là cánh cửa của tâm hồn. Hãy tưởng tượng những đứa trẻ sẽ có nhân cách đầu đời như thế nào nếu tiếp nạp cuốn sách này. Ngôn ngữ cũng chính là vẻ đẹp của một dân tộc, cuốn sách này đang làm băng hoại điều đó.
Nhóm biên soạn, chủ biên Nguyễn Minh Thuyết, hội đồng thẩm định và NXB phải giải thích cho nỗi đau khổ bức xúc của phụ huynh và học sinh về cuốn sách tai quái này. Cao hơn là phải thu hồi ngay cuốn sách để những đứa trẻ không bị cưỡng ép tiếp nạp thứ ngôn ngữ rẻ mạt và những bài học xiên xẹo trong cuốn sách này.
Đối với tôi, dù vô tình hay hữu ý, giáo sư Thuyết và các cộng sự đã tạo ra một thảm hoạ quốc gia!
Nguyễn Tiến Tường
Dao Dan chuyen