Sức khỏe và đời sống
Một đánh giá toàn diện về những lợi ích sức khỏe của việc hút thuốc lá
Hút thuốc chắc chắn là có hại cho sức khỏe phải không? Mọi người thường bị tấn công dồn dập bởi những lời cảnh báo về tác động tiêu cực của việc hút thuốc và lời thuyết phục bỏ thuốc lá
"Hút thuốc lá không làm đổi màu phổi." - Tiến sĩ Duane Carr, Giáo sư Phẫu thuật tại Khoa Y, trường Đại Học Tennessee
Cuối cùng, đây là trích dẫn từ cuốn Bức màn khói của Richard White:11
"Cái ý tưởng rằng hút thuốc lá có thể làm phổi chuyển màu đen có thể được dò lại đến năm 1948. Ernst Wynder, khi đó là sinh viên y năm thứ nhất tại St Louis, được chứng kiến cuộc khám nghiệm tử thi một người đàn ông chết vì ung thư phổi, và anh ta lưu ý rằng hai lá phổi bị đen. Cảnh tượng này gợi lên trí tò mò và anh ta tìm hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân. Khi phát hiện ra rằng không có sự tiếp xúc rõ ràng nào với ô nhiễm không khí, nhưng người bệnh quá cố đã hút hai bao thuốc lá mỗi ngày trong 30 năm, anh ta liền gắn hai sự việc với nhau. Wynder sau đó dành cả sự nghiệp để "chứng minh" rằng thuốc lá gây ra ung thư, mặc dù ông ta buộc phải thừa nhận rằng các dữ liệu ông ta thu thập không chính xác (Wynder sau này xuất bản nhiều cuốn sách có chứa ảnh những lá phổi bị ung thư màu đen, khiến người ta hiểu rằng hút thuốc đã gây ra điều đó. Sau đó nữa, ông ta thừa nhận rằng ông ta đã sai."
Xem thêm video (phụ đề tiếng Việt) dưới đây về hút thuốc lá:
"Những kết quả thí nghiệm trong ống nghiệm và trong cơ thể sống này càng khẳng định tác dụng chống sưng tấy của nicotine. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra bằng chứng đầu tiên rằng tác dụng chống sưng tấy của nicotine trong khói thuốc lá có thể là một yếu tố đóng góp quan trọng trong việc hạn chế mức độ nghiêm trọng trong lây nhiễm của cả hai virus cúm A pdmH1N1 và H9N2, và tác dụng chống sưng tấy đó được thực hiện qua đường tín hiệu α7 nAChR."
Xuất phát từ những tác động có lợi đã biết của acetylcholine lên bộ não và hệ thần kinh, chúng ta hãy cùng xem việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến hoạt động não bộ ra sao.
"Nicotine [không qua hút thuốc] dẫn đến tiến bộ trong hoạt động thần kinh với tính chất tương tự như những tiến bộ tạo ra do hút thuốc. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi về sự cẩn trọng và khả năng xử lý thông tin nhanh cho thấy sự tiến bộ do nicotine nhỏ hơn về lượng so với tiến bộ có được từ hút thuốc lá."
Một nghiên cứu khác16 xuất bản vào năm 2014 cho thấy sự gia tăng của các thụ cảm nicotine (tạo ra từ việc hút thuốc) có liên hệ với mức độ giao tiếp xã hội và khả năng nhận thức tốt hơn. Trên thực tế, có rất nhiều thông tin khoa học về tác động có lợi của nicotine về mặt sinh lý. Thế nhưng không một chút nào trong những thông tin này thấm ra được đến công chúng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai hiểu việc truyền thông chính thống và các tập đoàn dược phẩm thường xuyên bóp méo và hạn chế những thông tin không có lợi cho luồng thông tin chính thức mà họ muốn quảng bá.
1. Nicotine cải thiện sự tập trung trong nhiều trắc nghiệm ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
Bây giờ hãy cùng xem xét một số tác dụng chữa bệnh và có lợi khác của cây thuốc lá...
"Sự phơi nhiễm khói thuốc lá ban đầu làm giảm nồng độ GSH [glutathione] 50% nhưng chỉ trong 2 giờ, nồng độ GSH tăng bật trở lại khoảng 3 lần mức cơ bản và đạt đỉnh sau 16 giờ với sự gia tăng gấp 6 lần mức cơ bản. Phơi nhiễm lặp lại cho phép nồng độ GSH được duy trì ở mức 3 lần mức cơ bản trong thời gian đến 2 tháng.
Vậy là trước tiên, họ đưa ra giả thuyết rằng hút thuốc kích hoạt "phản ứng thích nghi về glutathione" và đây là cơ chế làm tăng mạnh hệ thống glutathione đến vậy. Điều này cũng gợi ý rằng thuốc lá có tác dụng bảo vệ đối với phổi. Thứ hai, họ tuyên bố rằng các yếu tố phá vỡ cơ chế này có thể góp phần vào Rối loạn Tắc nghẽn Phổi Mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disorder - COPD). Tuyên bố này mâu thuẫn với các nguồn y tế chính thống, bởi vì theo những nguồn này, hút thuốc là nguyên nhân chính của COPD. Nhưng nếu hút thuốc rõ ràng làm tăng mạnh "phản ứng thích nghi về glutathione", và COPD bị gây ra bởi "phản ứng thích nghi về glutathione" hoạt động yếu, thì làm sao chỉ riêng hút thuốc có thể là nguyên nhân chính gây ra COPD? Trên thực tế, sẽ là hợp lý hơn nếu kết luận rằng hút thuốc thực ra giúp ngăn ngừa COPD thông qua cơ chế thích nghi GSH.
Bằng chứng tích lũy gần đây gợi ý rằng carbon monoxide (CO) có thể hoạt động như một phân tử khí phòng thủ nội sinh để làm giảm sự sưng tấy và tổn thương mô ở nhiều loại chấn thương nội tạng khác nhau, bao gồm cả sưng tấy đường ruột.
Bây giờ xem xét đến thực tế rằng cơ thể con người liên tục trải qua quá trình sản xuất và tái chế CO, và ngộ độc CO chỉ có thể xảy ra khi cơ thể bị quá tải bởi một lượng cực lớn. Khói thuốc lá chứa lượng CO nhỏ đến mức không thể hút đủ nhiều để gây ra ngộ độc. Hiểu biết được điều này, có thể yên tâm mà cho rằng chừng nào một người không ghé mặt vào ống xả xe hơi, khả năng anh ta bị ngộ độc carbon monoxide do hút thuốc lá là rất nhỏ. Ngược lại, lượng carbon monoxide hít vào từ khói thuốc lá có thể có tác dụng kích thích có lợi.
"Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa liều lượng hút thuốc và phản ứng của bệnh Parkinson ít có khả năng là do sự thiên vị hay nhiễu số liệu, như đã được thảo luận. Nó cung cấp bằng chứng gián tiếp rằng hút thuốc có tác dụng bảo vệ về mặt sinh học."
Lại một nghiên cứu nữa34 cũng kết luận: "Chúng tôi báo cáo ở đây rằng nicotine có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với các nơ-ron dopamine."
"Nguy cơ bị bệnh Alzheimer giảm đi theo số điếu thuốc lá hút hàng ngày trước khi triệu chứng bệnh bắt đầu."
Với những kết quả này, có vẻ như hút thuốc lá là một biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn hiệu ứng bảo vệ và chữa bệnh này xảy ra như thế nào, mặc dù hầu hết tin tưởng rằng nó có liên quan đến nicotine. Nicotine cũng đã được dùng để chữa trị có hiệu quả những cá nhân bị Rối loạn Tăng động Giảm Chú ý (ADHD) và Hội chứng Tourette. Thêm vào đó, cotinine là chất hiện đang được nghiên cứu cho các tác dụng chữa bệnh có thể của nó. Đó là một chất chuyển hóa từ nicotine và đã được chứng tỏ có tác dụng cải thiện sự học tập và trí nhớ, và cũng có khả năng bảo vệ các tế bào não khỏi nguy cơ của cả hai căn bệnh trên.
"...khi những đối tượng nghiên cứu bị tâm thần phân liệt ngừng hút thuốc, khả năng tập trung và trí nhớ ngắn hạn của họ bị suy giảm, nhưng khi họ bắt đầu hút thuốc trở lại, chức năng nhận thức của họ được cải thiện."
Bằng chứng từ Thụy Điển cũng cho thấy39 càng hút nhiều thuốc lá khi còn trẻ thì khả năng bị bệnh tâm thần phân liệt về sau càng giảm. Họ kết luận rằng hút thuốc có tác dụng như một biện pháp phòng tránh bảo vệ thần kinh chống lại bệnh tâm thần phân liệt.
Hoạt động SIRT1 được tăng cường một cách đáng kể và nhất quán nhất ở những người hút thuốc so với những người không hút thuốc trong tất cả 4 tập hợp dữ liệu. Trong khi hoạt động SIRT1 có tương quan mạnh mẽ với việc một người có hút thuốc hay không, sự kích hoạt đường dẫn SIRT1 không có tương quan đáng kể với con số bao thuốc x năm của người hút thuốc (p > 0.05; Spearman). Do vậy, hoạt động SIRT1 được tăng cường một cách nhất quán ở những người hút thuốc độc lập với lượng phơi nhiễm tích tụ. Sự gia tăng trong hoạt động của SIRT1 này có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại tác hại ôxy hóa và tổn thương DNA gây ra bởi hút thuốc.
Nhớ lại thực tế rằng SIRT1 chỉ có thể hoạt động khi có mặt NAD+, những kết quả này gợi ý rằng nồng độ NAD+ cũng phải được tăng cường ở những người hút thuốc. Nồng độ NAD+ tăng cường trỏ đến chức năng ty lạp thể hiệu quả hơn. Với một số người (có thể là thích hợp về mặt di truyền), hút thuốc lá không phải là gánh nặng đối với cơ thể. Phát hiện này có thể giải thích tại sao nhiều người hút thuốc sống thọ lâu và không bệnh tật. Có lẽ những người này sống thọ như vậy không phải bất chấp thói quen hút thuốc của họ, mà thực ra họ sống lâu như vậy bởi vì họ hút thuốc. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể của điều đó.
- bảo vệ phổi khỏi nhiều trạng thái bệnh lý
- tăng cường khả năng khử độc của cơ thể
- tăng cường khả năng nhận thức
- TẮT đi các gen kích thích sự sưng tấy và BẬT lên các gen kiềm chế sưng tấy
- gián tiếp làm gia tăng tuổi thọ thông qua việc tăng cường chức năng ty lạp thể
Tôi tin rằng một số trong những nghiên cứu này có những hứa hẹn khó tưởng tượng nổi đối với sức khỏe của nhiều người hút thuốc. Nó cũng làm tôi nhớ lại việc các nhà chức trách y tế không ngừng nghỉ nói với chúng ta rằng "hút thuốc gây ung thư."
Hút thuốc chắc chắn là có hại cho sức khỏe phải không? Mọi người
thường bị tấn công dồn dập bởi những lời cảnh báo về tác động tiêu cực
của việc hút thuốc và lời thuyết phục bỏ thuốc lá từ các cơ quan y tế.
Thậm chí đến mức hiện nay nhiều người bị từ chối dịch vụ chăm sóc sức
khỏe nếu họ hút thuốc, và lý do cho điều này là 'hút thuốc sẽ làm chậm
quá trình bình phục và có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình đã có từ
trước'.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới:
"nạn dịch hút thuốc là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho sức
khỏe cộng đồng mà thế giới từng phải đối mặt, giết hại khoảng 6 triệu
người mỗi năm. Hơn 5 triệu trong số những cái chết đó là kết quả của
việc trực tiếp sử dụng thuốc lá trong khi hơn 600.000 là kết quả của
những người không hút thuốc bị tiếp xúc với khói thuốc lá."
Nhưng giống như với bất cứ tuyên bố nào khác được đưa ra bởi các cơ quan
y tế chính thống, điều khôn ngoan là đặt câu hỏi liệu có chút sự thật
nào trong đó hay không. Hãy nhớ rằng, chính những cơ quan y tế này đã
khuyến nghị một chế độ ăn ít chất béo, nhiều tinh bột (và chúng ta đã
thấy nó có tác hại đến thế nào đối với sức khỏe của cộng đồng). Cũng
chính những người này khuyến nghị điều trị các căn bệnh mãn tính bằng
các dược phẩm tổng hợp, hay khuyến nghị cắt bỏ toàn bộ một số bộ phận
của cơ thể (một lần nữa, rõ ràng không phải là cách điều trị hiệu quả).
Bất cứ ai lưu ý một chút sẽ thấy rằng các cơ quan y tế chính thống rõ
ràng không quan tâm đến sức khỏe người dân bởi họ quan tâm hơn đến tỷ lệ
lợi nhuận. Vậy nên, trong bối cảnh này, một yêu cầu hợp tình hợp lý là
chúng ta nên tìm hiểu kỹ xem liệu thuốc lá có thực sự tồi tệ như vậy
không.
Một cách nhìn khác
Tôi sẽ không phân tích từng nghiên cứu đã được công bố về mối liên hệ
giữa thuốc lá và ung thư phổi. Có nhiều thông tin về chủ đề này đến nỗi
tôi sẽ phải viết cả một cuốn sách để đề cập đến mọi chi tiết. May thay,
nhiều cuốn sách đã phân tích chủ đề này một cách sâu rộng. Vậy nên với
những ai muốn tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các bằng chứng, mời các
bạn xem Smoke Screens: The Truth About Tobacco (Bức màn khói: Sự thật về thuốc lá) bởi Richard White, In Defense of Smokers (Để bảo vệ những người hút thuốc) bởi Lauren A. Colby, và The Smoking Scare De-bunked (Vạch trần trò dọa dẫm về thút thuốc) bởi Lauren A. Colby, và The Smoking Scare De-bunked (Vạch trần trò dọa dẫm về thút thuốc) bởi Tiến sĩ William T. Whitby.
Thay vào đó, tôi sẽ nói một cách ngắn gọn về một số vấn đề chính xung
quanh lý thuyết "hút thuốc lá gây ung thư phổi", và sau đó chuyển sang
xem xét một cách chi tiết và khách quan hơn về những tác động thực sự
của thuốc lá lên cơ thể con người.
Vậy hãy bắt đầu bằng câu hỏi: có phải thuốc lá thực sự gây ra ung thư
không, hay nó chỉ đơn giản là có liên hệ với ung thư? Những người vận
động chống hút thuốc muốn bạn tin rằng hút thuốc lá gây ra ung thư, và
rằng niềm tin này được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các ngành khoa
học. Điều thú vị là không phải vậy. Thực ra nhiều tên tuổi nổi tiếng
trong khoa học đã công khai đặt dấu hỏi và chống đối lý thuyết này.
Dưới đây là một số trích dẫn từ cuốn Vạch trần trò dọa dẫm về hút thuốc1 của Whitby:
"Không một thành phần nào trong khói thuốc lá từng được chứng tỏ là
gây ra ung thư ở người. Chưa có ai từng tạo ra được ung thư trong động
vật thí nghiệm bằng khói thuốc lá." - Giáo sư Schrauzer, Chủ tịch Hội các nhà Hóa học Sinh - Hóa Vô cơ
"Đấy chỉ là sự ngoại suy đầy ảo tưởng - không phải dữ liệu thực tế.
Cái cách thiếu khoa học mà nghiên cứu được tiến hành là điều làm chúng
tôi bận tâm nhất. Ủy ban trước tiên đồng ý rằng hút thuốc lá gây ung thư
phổi, và sau đó họ tìm cách chứng minh điều đó bằng được thông qua
thống kê." (Tài liệu điều trần quốc hội Mỹ) - Giáo sư M.B. Rosenblatt, Trường Đại học Y New York
"Niềm tin rằng hút thuốc lá là nguyên nhân của ung thư phổi không còn
được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà khoa học. Hút thuốc lá không còn bị
nhìn nhận là nguyên nhân của bệnh tim, ngoại trừ bởi một số phần tử
cuồng tín." - Giáo sư Sheldon Sommers, Viện Y học và Khoa học New York
"Dữ liệu tự nhiên (trỏ đến sự gia tăng trong ung thư phổi ở những
người không có điều kiện hút thuốc lá) chứng tỏ một cách chắc chắn rằng
giả thuyết ấy cần phải bị loại bỏ."- Tiến sĩ B. Dijkstra, Đại học Pretoria
"Với tư cách một nhà khoa học, tôi không tìm thấy một bằng chứng thuyết phục nào rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi." - Tiến sĩ Ronald Okun, Giám đốc Phòng Xét nghiệm Lâm sàng, Los Angeles
"Sau hàng năm trời nghiên cứu chuyên sâu, không một hợp chất nào trong khói thuốc lá từng được chứng tỏ là có hại cho sức khỏe." - Giáo sư Charles H. Hine, Đại học California
Hai nghiên cứu chính làm nền tảng cho câu chuyện cổ tích về mối liên hệ
giữa hút thuốc lá và ung thư là nghiên cứu "Doll và Hill" (năm 1956, còn
được gọi là Nghiên cứu của Các Bác sĩ Anh) và nghiên cứu "Whitehall"
(năm 1967, một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong trong số các nhân viên hành
chính nam giới trong chính phủ Anh). Tóm tắt các kết luận của họ là như
sau: Doll và Hill phát hiện nguy cơ bị ung thư phổi hơi cao hơn một chút
trong số những người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc.
Kết quả của nghiên cứu này được công bố rộng rãi và là một trong những
động lực chính đằng sau toàn bộ chiến dịch chống hút thuốc diễn ra không
lâu sau đó. Tuy nhiên, điều mà Doll Hill không công khai nhắc đến là ở
chỗ kết quả của họ trên thực tế cho thấy những người hút thuốc nuốt khói
vào phổi có nguy cơ bị ung thư phổi giảm hơn nhiều so với những người
hút thuốc nhưng không làm vậy.2 Có vẻ như chi tiết này bị bỏ ra ngoài vì
nó không hỗ trợ lý thuyết mà họ đang cố gắng chứng minh. Tiếp đó, kết
quả của nghiên cứu Whitehall là như sau: những người bỏ hút thuốc không
thấy có cải thiện nào về tuổi thọ; đồng thời cũng không có thay đổi nào
trong tỷ lệ tử vong gây ra bởi bệnh tim mạch, ung thư phổi và các nguyên
nhân khác. Ngoại lệ duy nhất là một số loại ung thư phổ biến hơn gấp
hai lần trong số những người từ bỏ hút thuốc. Tuy vậy, những thực tế khó
chịu này bị che giấu dưới hàng đống thuật ngữ chuyên môn với mục đích
làm bản báo cáo khó đọc hơn. Có vẻ như ngay từ hồi đó đã có chủ trương
bôi xấu việc hút thuốc nên các dữ liệu được diễn giải theo cách khiến
việc hút thuốc lá được hiểu là nguyên nhân của mọi điều xấu.
Nhiều nghiên cứu khác đã xác định mối tương quan giữa hút thuốc lá và
ung thư phổi. Vấn đề là ở chỗ sự thiên vị của các nhà nghiên cứu đóng
một vai trò lớn. Về cơ bản là một khi các nhà nghiên cứu cố tìm cách xác
nhận một giả thuyết có sẵn, họ có nhiều khả năng sẽ diễn giải các dữ
liệu sai lầm, mặc dù có thể là không chủ đích. Do nguồn vốn tài trợ đóng
vai trò lớn trong nghiên cứu, có thể có sức ép "từ bên trên" khiến họ
đưa ra một kết luận cụ thể nào đó cho công chúng, ngay cả khi kết quả
nghiên cứu là khác hẳn. Trong nghiên cứu về thuốc lá, điều này có vẻ như
thường xảy ra. Kết luận của tác giả đề tài nghiên cứu thường không
giống các kết quả thực tế họ tìm ra chút nào.
Thay vì báo cáo trọn vẹn lại dữ liệu cho công chúng dưới dạng thô, các
bài viết có thể bị thao tác và bóp méo để ngụ ý cho người đọc hiểu đó là
quan hệ nhân quả. Cần phải hiểu có sự khác biệt lớn giữa (1) xác định
được mối tương quan giữa hai yếu tố, và (2) xác định được nguyên nhân
của một điều gì đó. Xác định những mối tương quan hay liên hệ là việc
khá đơn giản. Ví dụ, có mối tương quan đáng kể giữa các cầu thủ chơi
bóng rổ và những người cao. Liệu điều này có nghĩa rằng việc chơi bóng
rổ khiến một người trở nên cao hơn không? Rõ ràng là không. Lượng chanh
nhập khẩu từ Mexico cũng có mối tương quan nghịch với số người chết vì
tai nạn trên đường cao tốc ở Hoa Kỳ. Liệu điều này có nghĩa rằng nhập
khẩu chanh làm giảm số người chết trên đường cao tốc không? Không, dĩ
nhiên là không. Sẽ là lố bịch nếu gợi ý như vậy. Đó là lý do tại sao sự
tương quan không bao giờ đồng nghĩa với quan hệ nhân quả. Tuy nhiên,
điều không may là khi nói về thuốc lá, nguyên tắc này có vẻ như không
được áp dụng. Sự thật là chưa có một nghiên cứu nào từng chứng minh được
một cách thuyết phục rằng hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây ra
ung thư phổi, bệnh tim, bệnh khí thũng, hay bất cứ căn bệnh nào khác mà
nó thường xuyên bị gắn với.
Đã nhiều năm nay, các nhà khoa học thiên vị với những chủ đích cá nhân
cùng các lợi ích nhóm khác đã hoạt động trong lĩnh vực này để đạt tới
một số kết quả nhất định, đó là chứng minh hút thuốc lá là nguyên nhân
gây ra ung thư và các bệnh mãn tính khác. Cũng có rất nhiều bằng chứng
gợi ý rằng chính những cá nhân đó đã cố tình diễn giải sai dữ liệu để
đạt được các nguyện vọng và mục đích cá nhân của họ. Những diễn giải dữ
liệu bị bóp méo này đã được quảng bá rộng rãi bởi giới truyền thông và
các tổ chức y tế cộng đồng từ đó tới nay. Vậy nên bất chấp số lượng ngày
càng nhiều những nghiên cứu gợi ý điều ngược lại, niềm tin phổ biến
rằng hút thuốc gây ra ung thư phổi đã ăn sâu triệu để vào tâm trí của
hầu như tất cả mọi người. Do đó có nhiều khả năng phần lớn cộng đồng
khoa học cũng hoạt động theo giả định sai lầm này, và hệ quả là chất
lượng của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã và sẽ chắc chắn là
bị sai lệch.
Mặc dù vậy, vẫn có một số nghiên cứu tuyệt vời xuất bản trong 30 năm qua
về thuốc lá và việc hút thuốc. Điều không đáng ngạc nhiên là những dữ
liệu ấy không được công bố rộng rãi và hầu hết mọi người hoàn toàn không
biết gì về những phát hiện đó. Vậy nên tôi sẽ tóm tắt một số nghiên cứu
thích hợp ở dưới đây.
Đầu tiên, một nghiên cứu gần đây cho
thấy những người có chế độ ăn với nhiều thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số
đường huyết) cao (ví dụ như bánh mì, mì ống và cơm) dễ phát triển ung
thư cao hơn 50% so với người không ăn như vậy. Cùng trong kết quả này,
những người không hút thuốc lá bị phát hiện có khả năng phát triển ung
thư cao gấp đôi so với người hút thuốc. Chỉ riêng phát hiện này thôi thì
có thể được giải thích là do một yếu tố bất thường nào đó, nhưng như
chúng ta sẽ điểm qua các bằng chứng dưới đây, bạn có thể thấy nó khớp
với bức tranh toàn cảnh thế nào. Từ nghiên cứu cho thấy có vẻ như việc
hút thuốc lại đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân
gây bệnh bên ngoài.
Có một nghiên cứu khác3 đo tác dụng gây ung thư của radon sau khi bụi
quặng uranium phóng xạ được hít vào bởi chó thí nghiệm. Điều nghịch lý
là, không giống như tỷ lệ tử vong thông thường được quan sát thấy trong
các thí nghiệm tương tự, không một con chó nào tiếp xúc với khói thuốc
lá bị nhiễm ung thư. Tác giả nghiên cứu tuyên bố rằng "việc tiếp xúc với
khói thuốc lá được phát hiện là có tác dụng giảm nhẹ đối với những khối
u gây ra bởi radon". Tương tự, một thí nghiệm khác4 trên các con chuột
bị chiếu xạ cho thấy những con tiếp xúc với khói thuốc lá và bị chiếu xạ
có mức độ sưng tấy ở phổi ít hơn nhiều so với những con không được tiếp
xúc với thuốc lá. Trên nhiều khía cạnh, nhóm tiếp xúc với khói thuốc lá
và bị chiếu xạ có biểu hiện tương tự như nhóm không bị chiếu xạ dùng để
đối chiếu. Theo tác giả, "thí nghiệm nghiên cứu này tiếp tục hỗ trợ tác
dụng ức chế của khói thuốc lên khối u ở phổi gây ra bởi chiếu xạ."
Trong nghiên cứu trên con người, một phân tích5 cho thấy nguy cơ phát
triển ung thư phổi do tiếp xúc với amiăng "gia tăng đáng kể ở người
không hút thuốc lá trong sáu nghiên cứu được xem xét". Một nghiên cứu
khác6 gợi ý rằng nguy cơ phát triển ung thư phổi do tiếp xúc với amiăng ở
người không hút thuốc là cao hơn khoảng ba lần so với người hút thuốc.
Sau khi điều trị ung thư vú bằng chiếu xạ, những người hút thuốc cũng
được quan sát thấy7 có "phản ứng sưng tấy thấp hơn đáng kể, nghĩa là số
lượng các dưỡng bào và tế bào lympho thấp hơn, so với cả các bệnh nhân
và người bình thường không hút thuốc dùng để đối chiếu". Có phải những
kết quả này chỉ là ngẫu nhiên, hay là việc hút thuốc lá thực sự dựng lên
một hàng rào bảo vệ chống lại tổn thương do phóng xạ và amiăng?
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng hút thuốc lá có thể bảo vệ chống lại những
loại ô nhiễm môi trường khác, ví dụ như khí thải từ động cơ. Một nghiên
cứu mới đây8 trên những người thợ mỏ cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa
khí thải từ động cơ diesel và ung thư phổi. Các kết quả cho thấy những
người thợ mỏ tiếp xúc nhiều với khí thải có nguy cơ tử vong do ung thư
phổi cao hơn gấp ba lần so với những người thợ mỏ ít tiếp xúc. Nếu họ
không hút thuốc thì nguy cơ cao hơn gấp bảy lần.
Vạch trần câu chuyện cổ tích về ung thư phổi
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới9, "Việc dùng thuốc lá là yếu tố quan trọng
nhất làm tăng nguy cơ ung thư, gây ra... khoảng 70% con số tử vong do
ung thư phổi trên toàn cầu." Tuy nhiên, khi xem xét kỹ số liệu thống kê,
một bức tranh hơi khác một chút hiện ra, và nó trở nên rõ ràng rằng
tuyên bố đó hoàn toàn không đúng.
Mười quốc gia hút thuốc hàng đầu: Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Việt Nam. |
Ở trên là số liệu thống kê cung cấp bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới với dữ
liệu chỉ ra những quốc gia có số lượng thuốc lá tiêu thụ trên đầu người
cao nhất. Nếu hút thuốc là nguyên nhân của 70% tất cả các trường hợp
ung thư phổi trên toàn thế giới, thì số liệu thống kê về ung thư phổi
phải khớp với kết quả trong bảng ở trên. Ví dụ, về lý thuyết, Trung
Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Indonesia và Nhật Bản phải có tỷ lệ ung thư phổi cao
nhất do họ có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất. Duy chỉ có điều thực tế
không phải vậy.
Mười quốc gia có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất (trên 100.000 người): Hungary, Cộng hòa Séc, CHDC Triều Tiên, Macedonia, New Caledonia, Montenegro, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Ba Lan, Canada. |
Điều thú vị là số liệu thống kê về ung thư phổi ở trên lấy từ Quỹ Nghiên
cứu Ung thư Quốc tế chỉ có mặt một quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao, và
đó là Hoa Kỳ. Nếu hút thuốc lá là nguyên nhân chính của ung thư phổi, nó
phải xuất hiện trong những cộng đồng dân cư có tỷ lệ hút thuốc cao
nhất. Do nó không phải vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng
hút thuốc lá không thể là nguyên nhân chính của ung thư phổi.
Lời dối trá về phổi bị đen
© Smoking Science.Những lá phổi đen không phải có nguyên nhân từ khói thuốc lá
|
Một quan niệm sai lầm phổ biến nữa về hút thuốc lá là bản thân khói
thuốc lá có thể biến các mô ở phổi thành màu đen. Tuy nhiên, điều này là
không thể xảy ra. Các mô ở phổi chỉ có thể chuyển thành màu đen khi nó
bị ung thư hoặc hoại tử, hoặc là khi có lượng đáng kể nguyên tố carbon
được hít vào trong thời gian dài
Bạn có thể tìm nguyên tố carbon ở đâu? Ở trong các mỏ than, chứ không
phải trong thuốc lá. Và bạn biết không? Các bác sĩ phẫu thuật không thể
phân biệt sự khác nhau giữa phổi của người hút thuốc và người không hút
thuốc.
Đây là một số tuyên bố của những người trực tiếp cầm dao mổ hoặc tiếp xúc với mô phổi:10
"Hút thuốc lá không làm đổi màu phổi." - Tiến sĩ Duane Carr, Giáo sư Phẫu thuật tại Khoa Y, trường Đại Học Tennessee
"Tôi đã xem xét hàng ngàn mẫu phổi cả bằng mắt thường và dưới kính
hiển vi. Tôi không thể chỉ bằng cách xem xét lá phổi mà nói được chủ
nhân trước kia của nó có hút thuốc lá hay không." - Bác sĩ Victor Buhler, nhà nghiên cứu bệnh học tại Bệnh viện St. Joseph, thành phố Kansas
"...không thể bằng mắt thường, hay kính hiển vi, hay bằng bất cứ cách
nào khác mà tôi biết, để phân biệt giữa phổi của một người hút thuốc và
một người không hút thuốc. Phổi bị đen là từ các hạt than, và hút thuốc
lá không đưa hạt than vào phổi." - Bác sĩ Sheldon Sommers, nhà nghiên cứu bệnh học và giám đốc phòng thí nghiệm tại Bệnh viện Lenox Hill, New York
Cuối cùng, đây là trích dẫn từ cuốn Bức màn khói của Richard White:11
"Cái ý tưởng rằng hút thuốc lá có thể làm phổi chuyển màu đen có thể được dò lại đến năm 1948. Ernst Wynder, khi đó là sinh viên y năm thứ nhất tại St Louis, được chứng kiến cuộc khám nghiệm tử thi một người đàn ông chết vì ung thư phổi, và anh ta lưu ý rằng hai lá phổi bị đen. Cảnh tượng này gợi lên trí tò mò và anh ta tìm hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân. Khi phát hiện ra rằng không có sự tiếp xúc rõ ràng nào với ô nhiễm không khí, nhưng người bệnh quá cố đã hút hai bao thuốc lá mỗi ngày trong 30 năm, anh ta liền gắn hai sự việc với nhau. Wynder sau đó dành cả sự nghiệp để "chứng minh" rằng thuốc lá gây ra ung thư, mặc dù ông ta buộc phải thừa nhận rằng các dữ liệu ông ta thu thập không chính xác (Wynder sau này xuất bản nhiều cuốn sách có chứa ảnh những lá phổi bị ung thư màu đen, khiến người ta hiểu rằng hút thuốc đã gây ra điều đó. Sau đó nữa, ông ta thừa nhận rằng ông ta đã sai."
Xem thêm video (phụ đề tiếng Việt) dưới đây về hút thuốc lá:
Những lợi ích sức khỏe của thuốc lá
© Dreamstime. Phân tử nicotine |
Nicotine là một trong những thành phần chính của thuốc lá và bộc lộ một
loạt các tính chất chữa bệnh. Đó là lý do tại sao nó là chủ đề của một
số nghiên cứu khoa học mới rất hấp dẫn. Tuy nhiên, để thực sự đánh giá
được những lợi ích của nicotine, trước hết chúng ta phải xem xét các cơ
chế hoạt động chính của nó.
Nicotine là chất chủ vận ban đầu của các thụ thể acetylcholine loại
nicotinic. Về cơ bản, điều này có nghĩa là nicotine tương thích với các
thụ thể acetylcholine trong cơ thể và có khả năng gắn kết với chúng. Sự
gắn kết này kích hoạt một loạt phản ứng hóa học, trong đó hiệu ứng chính
của nó là kích thích giải phóng nhiều chất truyền dẫn thần kinh, bao
gồm cả dopamine, serotonin, noradrenaline và, chủ yếu là acetylcholine.
Theo Bác sĩ Gabriela Segura12, "Acetylcholine là chất truyền dẫn thần
kinh điều hành việc học hành và trí nhớ. Nó cũng có tác dụng êm dịu, làm
thư giãn và là một yếu tố chính kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Acetylcholine còn hoạt động như một bộ phanh hãm đối với quá trình sưng
tấy trong cơ thể, mà sưng tấy có liên quan đến tất cả mọi căn bệnh từng
được biết." Khi nicotine gắn kết với α7 nAChR (thụ thể acetylcholine
liên quan đến hệ thống miễn dịch), nó kích hoạt một hệ thống được biết
đến dưới cái tên "cholinergic anti-inflammatory pathway" (đường chống
sưng tấy cholinergic), hệ thống chịu trách nhiệm làm giảm sự sưng tấy
trong cơ thể. Do vậy, nicotine thật ra là một chất làm giảm sưng tấy.
Bài viết13 "Nicotine, một phân tử chống sưng tấy" thảo luận rất nhiều về
chủ đề này. Nó giải thích rằng "sự kích thích từ nicotine đóng vai trò
quan trọng trong việc hạn chế sản sinh các cytokine gây sưng tấy, có thể
làm suy giảm và làm chậm một cách đáng kể các phản ứng sưng tấy và tự
miễn trong hệ thần kinh trung ương, và thêm vào đó có thể trực tiếp làm
giảm sưng tấy trong hệ thần kinh. Những con chuột thí nghiệm được tiêm
nicotine trước khi bị tiêm liều cao virus cúm A cũng thể hiện tỷ lệ sống
sót cao hơn khi so sánh với nhóm đối chiếu." Tác giả cuối cùng tuyên
bố:
"Những kết quả thí nghiệm trong ống nghiệm và trong cơ thể sống này càng khẳng định tác dụng chống sưng tấy của nicotine. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra bằng chứng đầu tiên rằng tác dụng chống sưng tấy của nicotine trong khói thuốc lá có thể là một yếu tố đóng góp quan trọng trong việc hạn chế mức độ nghiêm trọng trong lây nhiễm của cả hai virus cúm A pdmH1N1 và H9N2, và tác dụng chống sưng tấy đó được thực hiện qua đường tín hiệu α7 nAChR."
Xuất phát từ những tác động có lợi đã biết của acetylcholine lên bộ não và hệ thần kinh, chúng ta hãy cùng xem việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến hoạt động não bộ ra sao.
Một thực tế được nhiều người trong số các nhà tâm lý học nhận thức và
các nhà khoa học thần kinh biết đến là nicotine làm gia tăng đáng kể
hoạt động nhận thức. Chính phủ Hoa Kỳ công bố một nghiên cứu phân tích14
vào năm 2010 (tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng Ma
túy) trong đó các tác giả phân tích tất cả các nghiên cứu từng có về tác
dụng của nicotine lên não bộ. Trong tổng số 256 nghiên cứu, 48 trắc
nghiệm tiêu chuẩn sử dụng máy tính có chất lượng cao nhất được lựa chọn
để đánh giá kỹ hơn. Trong những trắc nghiệm này, một nửa số người tham
gia được nhận nicotine và nửa còn lại được cho dùng giả dược. Kết quả
cho thấy những người được nhận nicotine làm tốt hơn ở gần như mọi trắc
nghiệm, cho dù họ có phải là người hút thuốc lá hay không. Kết quả này
đặc biệt rõ trong lĩnh vực trí nhớ, tốc độ, độ chính xác, mức độ tập
trung. Nghiên cứu cũng cho thấy những người được nhận nicotine làm tốt
hơn một cách đáng kể trong những lĩnh vực khác như trí nhớ dài hạn, trí
nhớ về ngữ nghĩa, các tính toán phức tạp, và kỹ năng về chân tay.
Rõ ràng là nicotine rất có lợi cho chức năng nhận thức, nhưng khi so
sánh với việc thực sự hút thuốc lá, chúng ta có thể thấy rằng tách riêng
nicotine không có hiệu quả bằng. Một nghiên cứu15 tiến hành bởi
Warburton và cộng sự phát hiện rằng:
"Nicotine [không qua hút thuốc] dẫn đến tiến bộ trong hoạt động thần kinh với tính chất tương tự như những tiến bộ tạo ra do hút thuốc. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi về sự cẩn trọng và khả năng xử lý thông tin nhanh cho thấy sự tiến bộ do nicotine nhỏ hơn về lượng so với tiến bộ có được từ hút thuốc lá."
Một nghiên cứu khác16 xuất bản vào năm 2014 cho thấy sự gia tăng của các thụ cảm nicotine (tạo ra từ việc hút thuốc) có liên hệ với mức độ giao tiếp xã hội và khả năng nhận thức tốt hơn. Trên thực tế, có rất nhiều thông tin khoa học về tác động có lợi của nicotine về mặt sinh lý. Thế nhưng không một chút nào trong những thông tin này thấm ra được đến công chúng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai hiểu việc truyền thông chính thống và các tập đoàn dược phẩm thường xuyên bóp méo và hạn chế những thông tin không có lợi cho luồng thông tin chính thức mà họ muốn quảng bá.
Cuối cùng, nhà nghiên cứu David. M. Warburton từ Khoa Tâm lý học trường Đại học Reading, kết luận rằng:17
1. Nicotine cải thiện sự tập trung trong nhiều trắc nghiệm ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
2. Nicotine cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
3. Nicotine cải thiện sự tập trung ở những bệnh nhân có nhiều khả năng bị bệnh Alzheimer.
4. Trong khi một số tác động về trí nhớ của nicotine có thể là do sự
tập trung tốt hơn, phần còn lại có vẻ như là kết quả của hoạt động thần
kinh hợp nhất được cải thiện.
Bây giờ hãy cùng xem xét một số tác dụng chữa bệnh và có lợi khác của cây thuốc lá...
Kiềm chế Mono Amine Oxidase
Monoamine oxidase (MAO) là những enzyme trong cơ thể với nhiệm vụ phân
hủy các chất truyền dẫn thần kinh do cơ thể tạo ra như Noradrenaline
(Norepinephrine), Serotonin và Dopamine. Những chất kiềm chế mono amine
oxidase (MAOI) là những hóa chất có tác dụng kiềm chế hoạt động của các
enzyme này nhằm làm tăng cường số lượng phân tử của các chất truyền dẫn
thần kinh trên. Vì lý do này, nhiều dược phẩm chứa MAOI được phát triển
bởi các công ty dược từ cuối những năm 1950 và bán làm thuốc chống trầm
cảm. Tuy nhiên, điều thú vị là khói thuốc lá đã được chứng tỏ là chứa
các MAOI một cách tự nhiên. Điều này được phản ánh trong nhiều nghiên
cứu18 cho thấy những người hút thuốc có nồng độ cả hai loại MAO (A và B)
thấp hơn bình thường một cách đáng kể. Điều này về cơ bản có nghĩa rằng
việc hút thuốc lá có tác dụng như một loại thuốc chống trầm cảm tự
nhiên, không có bất cứ tác dụng phụ kinh khủng nào thường thấy ở nhiều
loại dược phẩm tổng hợp. Một thực tế thú vị khác là dược chất
"Deprenyl", một chất MAOI, cũng đã được chứng tỏ trong nhiều trường
hợp19,20, là có tác dụng làm tăng đáng kể tuổi thọ của nhiều loài động
vật có vú trong môi trường phòng thí nghiệm. Đây là mẩu thông tin nên
giữ trong đầu bởi vì chóng ta sẽ quay trở lại với nó ở dưới đây.
Glutathione: "Chất chống ôxy hóa bậc thầy"
Là một chất chống ôxy hóa, chức năng của glutathione là bảo vệ hầu như
mọi tế bào trong cơ thể khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do, kim loại
nặng, và peroxide / lipid-peroxide. Nó là thành phần chính của hệ thống
tự vệ tự nhiên của cơ thể và sự có mặt của nó là cần thiết để hoàn thành
một loạt quá trình sinh lý của tế bào, bao gồm cả sự phân chia, sinh
sản của tế bào. Điều khiến glutathione đặc biệt là ở chỗ, không giống
các chất chống ôxy hóa khác, nó thâm nhập vào bên trong tế bào và có khả
năng duy trì các chất chống ôxy hóa khác ở trạng thái sẵn sàng để tối
đa hóa hoạt động chống ôxy hóa. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
các quá trình khử độc. Đây là lý do tại sao phần lớn dự trữ glutathione
của cơ thể nằm ở gan. Nó cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng miễn
dịch. Sự suy kiệt glutathione cũng có liên hệ với ung thư, các bệnh của
tuổi già, bệnh xơ nang, tim mạch, sưng tấy, các bệnh trao đổi chất và
thoái hóa thần kinh.21 Cộng đồng y tế không chính thống thừa nhận phân
tử này là "mẹ của tất cả các chất chống ôxy hóa", và nó xứng đáng như
vậy. Thú vị thay, người ta thấy phổi của người hút thuốc lá chứa lượng
glutathione nhiều hơn 80% so với phổi người không hút thuốc.22
Nồng độ cao của glutathione trong phổi làm gia tăng sự bảo vệ chống lại
các chất ngoại lai và vi sinh vật gây bệnh. Điều mà kết quả nghiên cứu
này gợi ý là việc hút thuốc lá thực ra có thể có tác dụng bảo vệ các mô ở
phổi thông qua việc làm tăng cường nồng độ glutathione. Tuy nhiên, cơ
chế của sự gia tăng này không được giải thích trong nghiên cứu đó. Một
thí nghiệm khác23 tìm cách đo trực tiếp tác động của khói thuốc lá lên
nồng độ glutathione và dưới đây là những gì họ phát hiện ra:
"Sự phơi nhiễm khói thuốc lá ban đầu làm giảm nồng độ GSH [glutathione] 50% nhưng chỉ trong 2 giờ, nồng độ GSH tăng bật trở lại khoảng 3 lần mức cơ bản và đạt đỉnh sau 16 giờ với sự gia tăng gấp 6 lần mức cơ bản. Phơi nhiễm lặp lại cho phép nồng độ GSH được duy trì ở mức 3 lần mức cơ bản trong thời gian đến 2 tháng.
Phơi nhiễm khói thuốc lá kích hoạt một phản ứng thích nghi về GSH
mạnh mẽ và rộng khắp. [...] Các yếu tố phá vỡ phản ứng thích nghi GSH có
thể góp phần vào trạng thái sinh lý bệnh của COPD."
Vậy là trước tiên, họ đưa ra giả thuyết rằng hút thuốc kích hoạt "phản ứng thích nghi về glutathione" và đây là cơ chế làm tăng mạnh hệ thống glutathione đến vậy. Điều này cũng gợi ý rằng thuốc lá có tác dụng bảo vệ đối với phổi. Thứ hai, họ tuyên bố rằng các yếu tố phá vỡ cơ chế này có thể góp phần vào Rối loạn Tắc nghẽn Phổi Mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disorder - COPD). Tuyên bố này mâu thuẫn với các nguồn y tế chính thống, bởi vì theo những nguồn này, hút thuốc là nguyên nhân chính của COPD. Nhưng nếu hút thuốc rõ ràng làm tăng mạnh "phản ứng thích nghi về glutathione", và COPD bị gây ra bởi "phản ứng thích nghi về glutathione" hoạt động yếu, thì làm sao chỉ riêng hút thuốc có thể là nguyên nhân chính gây ra COPD? Trên thực tế, sẽ là hợp lý hơn nếu kết luận rằng hút thuốc thực ra giúp ngăn ngừa COPD thông qua cơ chế thích nghi GSH.
Catalase và Superoxide Dismutase
Catalase là một enzyme chống ôxy hóa có chức năng bảo vệ các tế bào khỏi
tác động có hại của hydro peroxide bằng cách xúc tác chuyển hóa nó
thành ôxy và nước. Do vậy, nó là một thành phần quan trọng của hệ thống
miễn dịch và giải độc của cơ thể. Superoxide dismutase (SOD) cũng là một
enzyme chống ôxy hóa quan trọng có tác dụng trung hòa superoxide, một
sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa ôxy. Cùng nhau, đây là hai chất
chống ôxy hóa đáng chú ý nhất của cơ thể, đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc bảo vệ các tế bào chống lại tác động có hại của sự ôxy hóa /
peroxid hóa và có mối tương quan chặt chẽ với tuổi thọ. Cũng giống như
glutathione, catalase và SOD có vẻ như được điều khiển bởi một loại
"phản ứng thích nghi" chống ôxy hóa nào đó. Một nghiên cứu gần đây24
phát hiện rằng "Nồng độ enzyme superoxide dismutase trong máu và nước
bọt ở những người hút thuốc lá cao hơn nồng độ của những người không hút
thuốc một cách đáng kể". Hơn nữa, người ta cũng phát hiện - trong một
thí nghiệm khác25 - rằng những con chuột phơi nhiễm khói thuốc lá có
lượng Catalase và Superoxide Dismutase cao gấp đôi so với những con
chuột không tiếp xúc với khói thuốc lá.
Sự gia tăng về glutathione, catalase và superoxide dismutase có thể giải
thích một phần lý do tại sao hút thuốc lá giúp tránh ung thư phổi ở
những người hít phải bụi phóng xạ, khói thải từ xe cộ và amiăng. Sự gia
tăng trong hoạt động chống ôxy hóa này có thể là yếu tố quan trọng giúp
bảo vệ các mô phổi và giải phóng khỏi cơ thể bất cứ chất độc hại nào hít
vào qua đường hô hấp.
Tác dụng kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ (hormesis)
Một lời chỉ trích thường thấy ở những người chống hút thuốc lá là khói
thuốc lá có chứa Carbon Monoxide (CO), thứ được cho là độc, vậy nên hút
thuốc là không tốt. Tuy nhiên, quan điểm này dựa trên giả định sai lầm
rằng bất cứ liều lượng carbon monoxide nào cũng có hại. Điều không ai
nghi ngờ là một liều cao của carbon monoxide có thể gây chết người.
Nhưng điều mà những người chống hút thuốc này có lẽ không nhận ra là
Carbon Monoxide thực ra có tác dụng kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ.
Cơ chế kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ (hormesis) được đặc trưng
bởi việc đưa một chất độc ở liều nhỏ vào cơ thể để kích thích cơ thể
phản ứng theo cách có lợi. Ngược lại, ở liều cao, cũng chất độc đó sẽ
gây tác động có hại. Hormesis là một trong những cách hiệu quả nhất của
cơ thể để tạo ra các thay đổi thích nghi ở cấp độ tế bào nhằm chống lại
những tác động có hại từ bên ngoài bằng cách tăng cường các hệ thống
giải độc. Nó cũng là một cách hiệu quả chống lại bệnh tật. Những tác
nhân kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ khác bao gồm curcumin (chất
trong củ nghệ) và hợp chất polyphenol trong trà xanh. Thậm chí ngay cả
tập thể dục cũng hoạt động theo cơ chế đó!
May mắn thay cho những người hút thuốc, ngày càng có nhiều bằng chứng
chứng tỏ tác dụng kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ của carbon
monoxide và các lợi ích có thể của nó. Những nhà nghiên cứu tại khoa
Nghiên cứu về Tiêu hóa và Gan cấp Phân tử (Molecular Gastroenterology
and Hepatology) của trường Đại học Kyoto, Nhật Bản, nói:26
Bằng chứng tích lũy gần đây gợi ý rằng carbon monoxide (CO) có thể hoạt động như một phân tử khí phòng thủ nội sinh để làm giảm sự sưng tấy và tổn thương mô ở nhiều loại chấn thương nội tạng khác nhau, bao gồm cả sưng tấy đường ruột.
...Những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của CO đã được chứng tỏ trong mô
hình thí nghiệm trong nhiều điều kiện, bao gồm cả chấn thương phổi,
tim, gan và thận, cũng như sưng tấy, bao gồm cả viêm khớp. Nó hỗ trợ cho
lý thuyết mới rằng CO ở nồng độ thấp hoạt động như một phân tử truyền
tin có tác dụng bảo vệ tế bào và chống sưng tấy đáng kể.
Bây giờ xem xét đến thực tế rằng cơ thể con người liên tục trải qua quá trình sản xuất và tái chế CO, và ngộ độc CO chỉ có thể xảy ra khi cơ thể bị quá tải bởi một lượng cực lớn. Khói thuốc lá chứa lượng CO nhỏ đến mức không thể hút đủ nhiều để gây ra ngộ độc. Hiểu biết được điều này, có thể yên tâm mà cho rằng chừng nào một người không ghé mặt vào ống xả xe hơi, khả năng anh ta bị ngộ độc carbon monoxide do hút thuốc lá là rất nhỏ. Ngược lại, lượng carbon monoxide hít vào từ khói thuốc lá có thể có tác dụng kích thích có lợi.
Thuốc lá có tác dụng bảo vệ?
Theo giáo lý y tế thông thường, thuốc lá là kẻ thù tồi tệ nhất của loài
người. Tuy nhiên, như bằng chứng cho thấy, khói thuốc lá có một loạt các
dược tính có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ con người. Thêm vào đó, đã có
nhiều nghiên cứu chứng tỏ tác dụng bảo vệ của thuốc lá chống lại nhiều
tác nhân gây bệnh và các loại bệnh mãn tính.
Trước tiên, một nghiên cứu27 về sức khỏe hệ thống hô hấp của công nhân
sản xuất nhôm cho thấy "những người hút thuốc lá trong nhóm có tỷ lệ
triệu chứng bệnh đường hô hấp thấp hơn những người chưa từng hút thuốc
hoặc đã cai thuốc." Xét những gì chúng ta đã liệt kê ở trên, kết quả này
không đáng ngạc nhiên. Hơn nữa, hút thuốc còn có vẻ có tác dụng bảo vệ
chống lại nhiều vấn đề sức khỏe có vẻ không liên quan khác.
Ví dụ, nó đã được ghi nhận nhiều lần rằng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ
bị viêm khớp rất nhiều28. Số liệu chứng tỏ những người hút thuốc được
bảo vệ ở bốn vị trí thường thấy ở bệnh nhân bị viêm khớp (đầu gối, đốt
sống, tay và chân)29. Hút thuốc cũng có mối tương quan tỷ lệ nghịch với
bệnh viêm khớp ở các khớp lớn và đã được chứng tỏ làm giảm nguy cơ viêm
khớp ở những người béo phì.30 Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng đây
có thể là vì nicotine có tác động có lợi cho quá trình bảo trì, phát
triển và sửa chữa xương. Hơn nữa, theo Bác sĩ L. Gullahorn, "trong số
hơn 400 chất tìm thấy trong khói thuốc lá, nicotine là một trong những
thành phần có hoạt động sinh lý tích cực nhất. Một nghiên cứu trong ống
nghiệm được công bố gần đây chứng tỏ rằng nicotine là một tác nhân kích
thích mạnh đối với hoạt động tổng hợp tế bào xương."31
Thứ hai, nhiều người trong giới khoa học biết rằng những bệnh về thần
kinh như bệnh Alzheimer và Parkinson có tỷ lệ thấp hơn nhiều ở những
người hút thuốc; thấp hơn nhiều đến nỗi các biện pháp chữa trị dùng
nicotine (và các sản phẩm phụ của nó) hiện đang được phát triển tích cực
bởi các công ty dược phẩm để cho những liệu pháp trị liệu thần kinh
mới.
Thacker và các cộng sự32 phân tích dữ liệu từ lịch sử hút thuốc lá của
79.977 phụ nữ và 63.348 nam giới và phát hiện rằng, khi so sánh với
người không hút thuốc, những người từng hút thuốc trong quá khứ có nguy
cơ bị bệnh Parkinson thấp hơn 22%, trong khi những người đang hút thuốc
có tỷ lệ thấp hơn đáng kinh ngạc là 73%.Gorel và các cộng sự33 cũng
tường thuật mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa những người hút thuốc và
bệnh Parkinson. Nhưng điều thú vị về nghiên cứu này là mối tương quan tỷ
lệ nghịch này tăng mạnh ở những người hút thuốc lá nhiều. Những kết quả
này gợi ý rằng người nào càng hút thuốc lá nhiều thì càng ít có khả
năng bị mắc căn bệnh này. Các tác giả kết luận:
"Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa liều lượng hút thuốc và phản ứng của bệnh Parkinson ít có khả năng là do sự thiên vị hay nhiễu số liệu, như đã được thảo luận. Nó cung cấp bằng chứng gián tiếp rằng hút thuốc có tác dụng bảo vệ về mặt sinh học."
Lại một nghiên cứu nữa34 cũng kết luận: "Chúng tôi báo cáo ở đây rằng nicotine có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với các nơ-ron dopamine."
Những kết quả tương tự cũng được phát hiện trong các nghiên cứu về bệnh
Alzheimer. Một mối tương quan tỷ lệ nghịch mạnh mẽ giữa những người hút
thuốc lá và các cá nhân bị bệnh Alzheimer đã được chứng tỏ,35 và theo
tác giả:
"Nguy cơ bị bệnh Alzheimer giảm đi theo số điếu thuốc lá hút hàng ngày trước khi triệu chứng bệnh bắt đầu."
Với những kết quả này, có vẻ như hút thuốc lá là một biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn hiệu ứng bảo vệ và chữa bệnh này xảy ra như thế nào, mặc dù hầu hết tin tưởng rằng nó có liên quan đến nicotine. Nicotine cũng đã được dùng để chữa trị có hiệu quả những cá nhân bị Rối loạn Tăng động Giảm Chú ý (ADHD) và Hội chứng Tourette. Thêm vào đó, cotinine là chất hiện đang được nghiên cứu cho các tác dụng chữa bệnh có thể của nó. Đó là một chất chuyển hóa từ nicotine và đã được chứng tỏ có tác dụng cải thiện sự học tập và trí nhớ, và cũng có khả năng bảo vệ các tế bào não khỏi nguy cơ của cả hai căn bệnh trên.
Một thực tế được ghi nhận nhiều lần khác là tỷ lệ hút thuốc trong số
những người bị tâm thần phân liệt thường cao hơn nhiều so với cộng đồng
dân số nói chúng, với một số nghiên cứu36 cho thấy xấp xỉ 90% trong số
họ là người hút thuốc. Mặc dù vậy, điều đáng chú ý là những người bị tâm
thần phân liệt ít bị ung thư phổi và các loại ung thư khác hơn bình
thường từ 30-60%. Vậy những con số này gợi ý điều gì về lý thuyết hút
thuốc là nguyên nhân chính của ung thư? Tôi sẽ để cho bạn quyết định.
Người ta từng đặt giả thuyết rằng tỷ lệ hút thuốc cao ở những người bị
tâm thần phân liệt có thể là do tác dụng kích thích nhận thức của
nicotine. Điều này có thể giúp họ lọc bỏ các thông tin không liên quan
từ bên ngoài. Một nghiên cứu38 tại Đại học Yale University phát hiện
rằng:
"...khi những đối tượng nghiên cứu bị tâm thần phân liệt ngừng hút thuốc, khả năng tập trung và trí nhớ ngắn hạn của họ bị suy giảm, nhưng khi họ bắt đầu hút thuốc trở lại, chức năng nhận thức của họ được cải thiện."
Bằng chứng từ Thụy Điển cũng cho thấy39 càng hút nhiều thuốc lá khi còn trẻ thì khả năng bị bệnh tâm thần phân liệt về sau càng giảm. Họ kết luận rằng hút thuốc có tác dụng như một biện pháp phòng tránh bảo vệ thần kinh chống lại bệnh tâm thần phân liệt.
Y học phương Tây nổi tiếng là bơm bệnh nhân với đầy các loại thuốc nguy
hại và không hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn dược phẩm.
Hệ thống này không chỉ thiếu sự hỗ trợ đầy đủ cho những người có vấn đề
về tâm thần; điều thậm chí còn kinh khủng hơn là nhiều tổ chức điều trị
đã tước đoạt của các bệnh nhân nội trú quyền được hút thuốc, bất chấp
thực tế rằng nó là một trong những biện pháp tự điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh những bệnh về thần kinh, người ta phát hiện hút thuốc lá luôn
làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Viêm loét Đại tràng. Theo Lashner và
các cộng sự40, "những người không hút thuốc có khả năng phát triển bệnh
Viêm loét Đại tràng cao gấp ba lần so với người hút thuốc." Một nghiên
cứu đánh giá41 gợi ý rằng những người đang hút thuốc có nguy cơ giảm đi
khoảng 42%; tuy nhiên, những người từng hút thuốc nhưng đã bỏ có nguy cơ
gia tăng so với người chưa bao giờ hút thuốc. Bằng chứng này một lần
nữa cho thấy hút thuốc lá có vẻ có tác dụng bảo vệ, và rằng những người
bỏ hút thuốc thực ra tự đặt họ vào nguy cơ cao hơn. Thêm vào đó, những
người hút thuốc và bị viêm loét đại tràng cũng được phát hiện thường có
triệu chứng nhẹ hơn so với những người không hút thuốc.41
Điều thú vị là hút thuốc lá có vẻ không mang lại lợi ích cho nhiều người
bị chẩn đoán mắc bệnh Crohn, một loại bệnh viêm loét đường ruột khác.
Theo thống kê, cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ phát triển bệnh
Crohn cao hơn nhiều nếu họ hút thuốc, và một nghiên cứu42 thậm chí còn
gợi ý nguy cơ gia tăng gấp ba lần ở phụ nữ hút thuốc. Điều có vẻ như bất
thường này không hợp lý chút nào khi chúng ta chỉ nhìn vào nó một cách
biệt lập. Tuy nhiên, có những bằng chứng ngày càng nhiều trỏ đến khả
năng căn bệnh này có nguồn gốc di truyền. Tương tự, có bằng chứng gợi ý
rằng yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định trong việc hút thuốc
/ tiêu thụ nicotine. Nhiều người có thể bị thúc đẩy hút thuốc, hoặc
không hút, do gen của họ theo nghĩa đen. Các hình mẫu gen tương tự nhau
đã được tìm thấy giữa những người hút thuốc khi so sánh với những người
không hút thuốc. Một số gen cũng được thấy43 hoạt động mạnh hơn ở những
người hút thuốc, trong khi một số khác hoạt động yếu hơn, khi so sánh
với những người không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu44 đưa ra giả thuyết
rằng các gen chịu trách nhiệm cho việc sản xuất các chất truyền dẫn thần
kinh, chuyển hóa chất kiểm soát các thụ cảm tế bào và chuyển hóa
nicotine có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định một
người có khả năng hút thuốc nhiều hay ít.
Điều đáng chú ý nhất đối với tôi ở đây là những bằng chứng này trỏ đến
việc có sự khác biệt về sinh học giữa những người hút thuốc và những
người không hút thuốc. Có lẽ điều này giúp giải thích tại sao một số
người đến với hút thuốc lá một cách tự nhiên từ khi họ còn ở tuổi thiếu
niên, trong khi những người khác sống cả đời mà không thèm hút thuốc một
chút nào. Nó cũng có thể giải thích tại sao một số người hút thuốc có
thể sống rất thọ và không bị ung thư phổi, trong khi một người khác hút
thuốc vài năm nhưng không được hưởng lợi gì từ đặc tính bảo vệ của nó.
Xem xét đến tính di truyền, nghịch lý về bệnh Crohn / Viêm loét Đại
tràng không còn có vẻ kỳ lạ đến vậy nữa. Có lẽ bộ gen hợp với việc hút
thuốc của ai đó cũng hoạt động như một yếu tố có tác dụng bảo vệ chống
lại những yếu tố gây bệnh khác? Khoa học vẫn chưa trả lời được những câu
hỏi này.
Hút thuốc lá và chức năng ty lạp thể
© Wikipedia. Ty lạp thể |
Để hiểu hút thuốc lá ảnh hưởng đến chức năng ty lạp thể thế nào, hãy cùng xem xét ty lạp thể hoạt động ra sao.
Các ty lạp thể nằm bên trong tế bào và được biết đến như là "nhà máy
điện" có trách nhiệm sản sinh năng lượng phục vụ cho nhu cầu trao đổi
chất của cơ thể. Chức năng của ty lạp thể là lấy các electron từ môi
trường và dùng chúng để tổng hợp Adenosine Triphosphate (ATP), thứ được
cho là 'nguồn năng lượng' của cơ thể (Gilbert Ling không đồng ý với điều
này). Thông qua một quá trình gọi là hô hấp tế bào, các electron được
lấy từ thức ăn đã được tiêu hóa và chuyển qua màng ty lạp thể với sự
giúp đỡ của một số phân tử nhất định để ty lạp thể có thể tạo ra ATP. Lý
thuyết phổ biến về ATP là nó được dùng làm năng lượng cho phần lớn các
quá trình trong cơ thể. Một lần nữa, lý thuyết này vẫn còn tranh cãi.
Tuy nhiên, điều được thừa nhận là ATP là thứ không thể thiếu cho sự sống
của con người. Nghiên cứu gần đây bởi các nhà nghiên cứu như Doug
Wallace và những người khác chỉ ra rằng rối loạn ty lạp thể có thể là
nguồn gốc của hầu hết các căn bệnh thời hiện đại. Điều này có nghĩa là
giữ cho ty lạp thể hoạt động tốt là điều quan trọng sống còn.
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất ATP là phân
tử ôxy hóa khử Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD). NAD có mặt trong
tất cả các tế bào sống và tồn tại dưới hai dạng: NADH và NAD+. Cả hai
dạng đều tối cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng của tế bào, và nếu
liều lượng không đầy đủ của chúng có thể dẫn đến rối loạn ty lạp thể.
Chức năng của NADH là mang electron vào trong ty lạp thể để hỗ trợ sự
tổng hợp ATP. Một khi NADH đã cho đi những electron này, nó trở thành
NAD+. NAD+ đã được phát hiện45 có tác dụng tăng cường quá trình sửa chữa
DNA, tăng khả năng chịu đựng stress, và kiểm soát quá trình chết rụng
tế bào. Hơn nữa, NAD+ cũng khôi phục sự toàn vẹn của các mô, duy trì sự
cân bằng trong tế bào, và làm tăng tuổi thọ tế bào46. Tế bào cảm nhận
nồng độ NAD+ thông qua mức độ sản xuất năng lượng của ty lạp thể và tốc
độ chuyển hóa chất. Vì lý do này, lượng NAD+ được tạo ra đóng vai trò
đáng kể trong việc kiểm soát tốc độ tổng hợp ATP và sự chuyển hóa chất
của tế bào.47 Lượng NAD+ thấp làm giảm quá trình sản xuất năng lượng,
giảm số ty lạp thể trong tế bào48 và đóng góp đáng kể vào quá trình lão
hóa của cơ.49 Một điều thú vị nữa là NAD+ cũng có khả năng thay đổi hoạt
động của gen bằng cách "tắt đi" những gen gắn với các quá trình lão
hóa.50
Tiếp tục, SIRT1 (sirtuin) là một protein phụ thuộc vào NAD và được mã
hóa bởi gen SIRT1. Nó không thể hoạt động mà không có NAD+. Vậy là khi
nồng độ NAD+ giảm xuống, nồng độ SIRT1 cũng giảm, và ngược lại. SIRT1
hóa ra là một trong những enzyme quan trọng nhất trong việc kiểm soát
hoạt động gen, sự chuyển hóa chất và tuổi thọ. Các nghiên cứu đã cho
thấy SIRT1 ức chế đường truyền tin MTOR, làm gia tăng độ nhạy cảm
leptin51, làm gia tăng độ nhạy cảm hormone T352, và cũng làm gia tăng độ
nhạy cảm của da với Vitamin D.53 SIRT1 còn ức chế hoặc tắt đi các gen
liên quan đến sự sưng tấy54, kiểm soát nồng độ đường huyết, và quá trình
tích mỡ trong cơ thể.55
Vậy, tất cả những cái đó liên quan gì đến hút thuốc lá?
Một nghiên cứu56 thực hiện bởi tổ chức Cancer Research (Nghiên cứu Ung thư) vào năm 2012 cho thấy:
Hoạt động SIRT1 được tăng cường một cách đáng kể và nhất quán nhất ở những người hút thuốc so với những người không hút thuốc trong tất cả 4 tập hợp dữ liệu. Trong khi hoạt động SIRT1 có tương quan mạnh mẽ với việc một người có hút thuốc hay không, sự kích hoạt đường dẫn SIRT1 không có tương quan đáng kể với con số bao thuốc x năm của người hút thuốc (p > 0.05; Spearman). Do vậy, hoạt động SIRT1 được tăng cường một cách nhất quán ở những người hút thuốc độc lập với lượng phơi nhiễm tích tụ. Sự gia tăng trong hoạt động của SIRT1 này có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại tác hại ôxy hóa và tổn thương DNA gây ra bởi hút thuốc.
Nhớ lại thực tế rằng SIRT1 chỉ có thể hoạt động khi có mặt NAD+, những kết quả này gợi ý rằng nồng độ NAD+ cũng phải được tăng cường ở những người hút thuốc. Nồng độ NAD+ tăng cường trỏ đến chức năng ty lạp thể hiệu quả hơn. Với một số người (có thể là thích hợp về mặt di truyền), hút thuốc lá không phải là gánh nặng đối với cơ thể. Phát hiện này có thể giải thích tại sao nhiều người hút thuốc sống thọ lâu và không bệnh tật. Có lẽ những người này sống thọ như vậy không phải bất chấp thói quen hút thuốc của họ, mà thực ra họ sống lâu như vậy bởi vì họ hút thuốc. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể của điều đó.
Tin sốc: Hầu hết những người "sống lâu hơn trăm tuổi" đều đã hoặc đang hút thuốc lá
Jeanne Louise Calment
© The Birkshire Edge. Jeanne Louise Calment |
Bà lão thọ hơn trăm tuổi người Pháp Jeanne Louise Calment sinh ngày
21/2/1875, và đến ngày 4/8/1997, bà qua đời do nguyên nhân tự nhiên. Bà
sống thọ tổng cộng 122 năm.57 Bí quyết của bà? Calment hút thuốc từ năm
21 tuổi cho đến năm 117 tuổi khi bà 'cuối cùng quyết định từ bỏ thói
quen ấy'.
Jose Aguinelo dos Santos
© Rediff. Jose châm lửa |
Jose Aguinelo dos Santos, một ông lão người Brazil với bố mẹ là nô lệ
châu Phi, sinh ngày 7/7/1888. Đến tháng 7/2014, Jose kỷ niệm ngày sinh
nhật thứ 126 của ông.58 Điều thú vị là Jose hút một bao thuốc lá mỗi
ngày trong 50 năm qua.
Winnie Langley
© The Daily Mail. Sinh nhật lần thứ 100 của Winnie |
"Người hút thuốc già nhất" nước Anh, Winnie Langley, sinh ra ở Croydon
vào năm 1907. Vào bữa tiệc lần thứ 100 của bà, Winnie nói: "Tôi đã hút
thuốc từ khi còn ở nhà trẻ và tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nó." Ước
tính bà đã hút hơn 170.000 điếu thuốc lá trong suốt cuộc đời mình.59
Buồn thay, hai năm sau Winnie qua đời ở tuổi thanh xuân 102.
Emiliano Mercado Del Toro
© z3.invisionfree.com. Emiliano Mercado Del Toro |
Sinh ngày 21/8/1891 tại Puerto Rico, Emiliano hút thuốc lá tổng cộng 76
năm trước khi từ bỏ nó vào năm 90 tuổi. Năm 2007, Emiliano từ trần ở
tuổi 115 do nguyên nhân tự nhiên.60
Sek Yi
© Reuters. Sek Yi rít thuốc |
Sek Yi là một người mộ đạo Phật và là một cao thủ võ thuật, được cho là
sinh ra vào năm 1881. Tháng 10/2003, Sek qua đời ở tuổi 122. Sek gán bí
quyết của tuổi thọ của ông và của bà vợ 108 tuổi cho việc hút thuốc lá
và cầu nguyện. Trong một cuộc phỏng vấn, Sek nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi
từng ăn trầu, nhưng mọi người cười tôi bảo tôi trông như đàn bà, thế nên
tôi chuyển sang hút thuốc."61
Batuli Lamichhane
© Magazin. Bathulli làm một điếu |
Batuli sinh ra ở Nepal vào tháng 3/1903, và giờ bà đã 114 tuổi. Bà vẫn
còn sống và vẫn hút 30 điếu thuốc lá mỗi ngày trong 97 năm qua - kể từ
khi bà 17 tuổi. Batuli "tuyên bố thói quen hút thuốc hàng ngày đã giúp
bà sống lâu hơn tất cả mọi người trong làng - bao gồm cả các con bà."62
Christian Mortensen
© Getty Images. Christian hút xì gà |
Cuối cùng, ông lão sống lâu hơn trăm tuổi người Mỹ gốc Đan Mạch
Christian Mortensen sinh ra ngày 16/8/1882. Christian qua đời ngày
25/4/1998 ở tuổi 115. Khi được hỏi bí quyết sống lâu, ông nói: "Bạn bè,
một điếu xì gà ngon, uống thật nhiều nước sạch, không rượu bia, sống
tích cực và hát thật nhiều sẽ giúp bạn sống thật lâu."63
Kết luận
Có vẻ hợp lý khi kết luận rằng ít nhất trong một số trường hợp, hút thuốc lá có khả năng:
- bảo vệ phổi khỏi nhiều trạng thái bệnh lý
- tăng cường khả năng khử độc của cơ thể
- tăng cường khả năng nhận thức
- TẮT đi các gen kích thích sự sưng tấy và BẬT lên các gen kiềm chế sưng tấy
- gián tiếp làm gia tăng tuổi thọ thông qua việc tăng cường chức năng ty lạp thể
Tôi tin rằng một số trong những nghiên cứu này có những hứa hẹn khó tưởng tượng nổi đối với sức khỏe của nhiều người hút thuốc. Nó cũng làm tôi nhớ lại việc các nhà chức trách y tế không ngừng nghỉ nói với chúng ta rằng "hút thuốc gây ung thư."
Trạng thái tâm trí của ta, niềm tin và suy nghĩ của ta đều có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của gen thông qua ngoại di truyền. Nó đã được cho
thấy một cách nhất quán rằng thay đổi niềm tin về bản thân và thế giới
xung quanh có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến trạng thái sinh lý của mỗi
người. Nói một cách khác, trạng thái tâm trí của bạn có thể cho phép cơ
thể bạn vượt qua bệnh tật. Ngược lại, niềm tin rằng bạn sẽ bị ung thư
cũng có thể bộc lộ ra ngoại thành bệnh ung thư trên cơ thể. Nó khiến tôi
tự hỏi có bao nhiêu trường hợp ung thư ở những người hút thuốc lá thực
ra là do những người đó tin vào thông điệp mà họ bị nhồi nhét thông qua
truyền thông, để rồi niềm tin đó bộc lộ ra ngoài trên cơ thể họ. Vào
thời điểm này, chúng ta không thể chắc chắn điều gì, nhưng có một điều
chắc chắn là: cần nhiều nghiên cứu khách quan hơn nữa trong lĩnh vực
này.
Niềm tin rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe hiện đang mạnh mẽ và phổ
biến rộng rãi, mặc dù trên thực tế nó đã đến và đi tại nhiều thời điểm
trong quá khứ. Có nhiều nỗ lực từ những người chống hút thuốc nhằm đưa
ra các đạo luật cấm hút thuốc - nhưng, may thay, việc cấm hút thuốc luôn
thất bại về lâu dài. Trong quá khứ, hút thuốc lá được tin là có khả
năng chữa trị. Những người tin vậy bao gồm những người thổ dân da đỏ
châu Mỹ trong hàng ngàn năm, và cũng được xác nhận bởi những người đầu
tiên nhập khẩu thuốc lá về châu Âu để dùng như thuốc chữa bệnh cho các
bệnh như hen suyễn, bệnh vẩy nến và sốt.
Ngày nay, sự phân biệt đối xử rộng khắp chống lại những người hút thuốc
có tác dụng làm họ cảm thấy tội lỗi về lựa chọn cá nhân của họ. May
thay, nếu họ tự tìm hiểu về thuốc lá, họ có thể tự tin rằng châm lửa cho
điếu thuốc sẽ không hủy hoại sức khỏe của họ.
Để biết thêm về thuốc lá và hút thuốc nói chung, tôi xin giới thiệu những bài viết, bài nói và video sau:
- Hãy cùng châm lửa nào! Những gì bạn không biết về thuốc lá
- The epidemic of junk science in tobacco smoking research
- Pestilence, the Great Plague and the Tobacco Cure
- Nicotine - The Zombie Antidote
- The Health & Wellness Show: The Truth about Tobacco and the Benefits of Nicotine
- The Health & Wellness Show: The Truth about Tobacco and the Benefits of Nicotine - Part 2
Tài liệu tham khảo
- Whitby W. 'The Smoking Scare De-bunked' [cited 2016 Mar 10]
- Fisher R. Smoking, the cancer controversy. Edinburgh: Oliver & Boyd; 1959
- Cross F, Palmer R, Filipy R, Dagle G, Stuart B. 'Carcinogenic Effects of Radon Daughters, Uranium Ore Dust and Cigarette Smoke in Beagle Dogs'. Health Physics 1982; 42: 33-52
- Bjermer L, Cai Y, Nilsson K, Hellstrom S, Henriksson R. 'Tobacco smoke exposure suppresses radiation-induced inflammation in the lung: a study of bronchoalveolar lavage and ultrastructural morphology in the rat' 1st ed. [cited 2016 Mar 10]
- Lee P. 'Relation between exposure to asbestos and smoking jointly and the risk of lung cancer', Occupational and Environmental Medicine 2001;58:145-153.
- Berry, G. 'The Interaction of Asbestos and Smoking in Lung Cancer: A Modified Measure of Effect', Annals of Occupational Hygiene 2004; 48: 459-462.
- Bjermer L, Franzen L, Littbrand B, Nilsson K, Angstrom T, Henriksson R. 'Effects of Smoking and Irradiated Volume on Inflammatory Response in the Lung of Irradiated Breast Cancer Patients Evaluated with Bronchoalveolar Lavage', 1st ed. Cancer Research; 1990 [cited 2016 Mar 10]
- Silverman D, Samanic C, Lubin J, Blair A, Stewart P, Vermeulen R et al. 'The Diesel Exhaust in Miners Study: A Nested Case - Control Study of Lung Cancer and Diesel Exhaust', 1st ed. Oxford University Press 2012; 2011 [cited 2016 Mar 10]
- Cancer factsheet, World Health Organization 2016 [cited 2016 Mar 10]
- Davis F. The Black Lung Lie, 2012 [cited 2016 Mar 10]
- White R. Smoke Screens: Black Lung, Smokescreens.org [cited 2016 Mar 10]
- Segura G. 'Nicotine - The Zombie Antidote', Sott.net [cited 2016 Mar 10]
- Han Y, Lau Y. 'Nicotine, an anti-inflammation molecule' Inflammation and Cell Signaling, 2014
- Heishman S, Kleykamp B, Singleton E. 'Meta-analysis of the acute effects of nicotine and smoking on human performance', Psychopharmacology 2010; 210: 453-469
- Wesnes K, Warburton D. 'Smoking, Nicotine and Human Performance', 1st ed. Pergamon Press Ltd; 1983 [cited 2016 Mar 10]. Available here
- Esterlis I, Ranganathan M, Bois F, Pittman B, Picciotto M, Shearer L et al. 'In Vivo Evidence for β2 Nicotinic Acetylcholine Receptor Subunit Upregulation in Smokers as Compared With Nonsmokers With Schizophrenia', Biological Psychiatry 2014; 76: 495-502
- Warburton D. 'Nicotine As A Cognitive Enhancer', 1st ed. Department of Psychology, University of Reading: Pergamon Press ltd; 1991 [cited 2016 Mar 10]. Available here
- Fowler J, Volkow N, Wang G, Pappas N, Logan J, Shea C et al. 'Brain monoamine oxidase A inhibition in cigarette smokers', Proceedings of the National Academy of Sciences, 1996 [cited 2016 Mar 10]; 93: 14065-14069. Available here
- Milgram N, Racine R, Nellis P, Mendonca A, Ivy G. 'Maintenance on L-deprenyl prolongs life in aged male rats', PubMed, NCBI1990 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Yen T, Knoll J. 'Extension of lifespan in mice treated with Dinh lang (Policias fruticosum L.) and (-)deprenyl', PubMed, NCBI1992 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Ballatori N, Krance S, Notenboom S, Shi S, Tieu K, Hammond C. 'Glutathione dysregulation and the etiology and progression of human diseases', Biological Chemistry 2009; 390
- Cantin A, North S, Hubbard R, Crystal R. 'Normal alveolar epithelial lining fluid contains high levels of glutathione', Journal of Applied Physiology, 1987 [cited 2016 Mar 10]; 63: 152-157. Available here
- Gould N, Min E, Gauthier S, Martin R, Day B. 'Lung glutathione adaptive responses to cigarette smoke exposure', Respiratory Research 2011; 12: 133
- Jenifer H, Bhola S, Kalburgi V, Warad S, Kokatnur V. 'The influence of cigarette smoking on blood and salivary super oxide dismutase enzyme levels among smokers and nonsmokers—A cross sectional study', Journal of Traditional and Complementary Medicine 2015; 5: 100-105
- Mccusker K, Hoidal J. 'Selective Increase of Antioxidant Enzyme Activity in the Alveolar Macrophages from Cigarette Smokers and Smoke-exposed Hamsters', Am Rev Respir Dis 1990; 141: 678-682
- Naito Y, Uchiyama K, Takagi T. 'Therapeutic Potential of Carbon Monoxide (CO) for Inflammatory Bowel Disease', Digestion 2015; 91
- Radon K, Nowak D, Szadkowski D. 'Lack of combined effects of exposure and smoking on respiratory health in aluminium potroom workers', Occupational and Environmental Medicine 1999; 56: 468-472.
- Felson D, Anderson J, Naimark A, Hannan M, Kannel W, Meenan R. 'Does smoking protect against osteoarthritis?' Arthritis Care Res 1989; 32: 166-172
- Wilder F, Hall B, Barrett J. 'Smoking and osteoarthritis: Is there an association? The Clearwater Osteoarthritis Study', Osteoarthritis and Cartilage 2003; 11: 29-35
- Sandmark H, Hogstedt C, Lewold S, Vingard E. 'Osteoarthrosis of the knee in men and women in association with overweight, smoking, and hormone therapy', Annals of the Rheumatic Diseases 1999; 58: 151-155
- Gullahorn L, Lippiello L, Karpman R. 'Smoking and osteoarthritis: differential effect of nicotine on human chondrocyte glycosaminoglycan and collagen synthesis', Osteoarthritis and Cartilage 2005; 13: 942-943
- Thacker E, O'Reilly E, Weisskopf M, Chen H, Schwarzschild M, McCullough M et al. 'Temporal relationship between cigarette smoking and risk of Parkinson disease', Neurology 2007; 68: 764-768
- Gorell J, Rybicki B, Johnson C, Peterson E. 'Smoking and Parkinson's disease: A dose-response relationship', Neurology 1999; 52: 115-115
- Toulorge D, Guerreiro S, Hild A, Maskos U, Hirsch E, Michel P. 'Neuroprotection of midbrain dopamine neurons by nicotine is gated by cytoplasmic Ca2+', The FASEB Journal 2011; 25: 2563-2573
- van Duijn C, Hofman A. 'Relation between nicotine intake and Alzheimer's disease', BMJ 1991; 302: 1491-1494
- 'Schizophrenia and smoking: an epidemiological survey in a state hospital', American Journal of Psychiatry 1995; 152: 453-455
- Hodgson R, Wildgust H, Bushe C. 'Review: Cancer and schizophrenia: is there a paradox?' Journal of Psychopharmacology 2010; 24: 51-60
- 'Nicotine Helps Schizophrenics with Attention and Memory', Yale News, 2005 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Zammit S, Allebeck P, Dalman C, Lundberg I, Lewis G. 'Investigating the Association between Cigarette Smoking and Risk of Developing Schizophrenia in a Cohort Study', Clin Sci 2003; 104: 41P.2-41P
- Lashner B. 'Inflammatory bowel disease: family patterns and risk factors', PubMed, NCBI1992 [cited 2016 Mar 10];Available here
- Bastida B, Beltrán G. 'Ulcerative colitis in smokers, non-smokers and ex-smokers', World Journal of Gastroenterology, 2011 [cited 2016 Mar 10]; 17: 2740. Available here
- Thomas G. 'Role of smoking in inflammatory bowel disease: implications for therapy', Postgraduate Medical Journal 2000; 76: 273-279
- Chu J. 'The Genetics of Nicotine Addiction', MIT Technology Review 2007 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Davies G, Soundy T. 'The genetics of smoking and nicotine addiction', S D Med [Internet] 2009; Available here
- Massudi H, Grant R, Guillemin G, Braidy N. 'NAD + metabolism and oxidative stress: the golden nucleotide on a crown of thorns', Redox Report 2012; 17: 28-46
- Anderson R, Bitterman K, Wood J, Medvedik O, Cohen H, Lin S et al. 'Manipulation of a nuclear NAD+ salvage pathway delays aging without altering steady-state NAD+ levels', Journal of Biological Chemistry 2013; 288: 24160-24160
- Yamauchi K, Nakajima J. 'Effect of coenzymes and thyroid hormones on the dual activities of Xenopuscytosolic thyroid-hormone-binding protein (xCTBP) with aldehyde dehydrogenase activity', European Journal of Biochemistry 2002; 269: 2257-2264
- Gomes A, Price N, Ling A, Moslehi J, Montgomery M, Rajman L et al. 'Declining NAD+ Induces a Pseudohypoxic State Disrupting Nuclear-Mitochondrial Communication during Aging', Cell 2013; 155: 1624-1638
- Prolla T, Denu J. 'NAD+ Deficiency in Age-Related Mitochondrial Dysfunction', Cell Metabolism 2014; 19: 178-180
- Imai S, Armstrong C, Kaeberlein M, Guarente L. 'Transcriptional silencing and longevity protein Sir2 is an NAD-dependent histone deacetylase', Nature 2000 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Ghosh H, McBurney M, Robbins P. 'SIRT1 Negatively Regulates the Mammalian Target of Rapamycin', PLoS ONE 2010; 5: e9199
- Suh J, Sieglaff D, Zhang A, Xia X, Cvoro A, Winnier G et al. 'SIRT1 is a Direct Coactivator of Thyroid Hormone Receptor β1 with Gene-Specific Actions', PLoS ONE 2013; 8: e70097
- Sabir M, Khan Z. 'Resveratrol and SIRT1 Are Novel Positive Modulators of Vitamin D Signaling Via Apparent Deacetylation of VDR: Late-breaking Bone, Calciotropic Hormones & Vitamin D III', Endocrine Society, 2015 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Kotas M, Gorecki M, Gillum M. 'Sirtuin-1 is a nutrient-dependent modulator of inflammation', Adipocyte 2013; 2: 113-118
- Chalkiadaki A, Guarente L. 'Sirtuins mediate mammalian metabolic responses to nutrient availability', Nat Rev Endocrinol 2012; 8: 287-296
- Beane J, Cheng L, Soldi R, Zhang X, Liu G, Anderlind C et al. 'SIRT1 Pathway Dysregulation in the Smoke-Exposed Airway Epithelium and Lung Tumor Tissue', Cancer Research 2012; 72: 5702-5711
- Whitney, C. 'Jeanne Calment, World's Elder, Dies at 122', New York Times 2016 [cited 2016 Mar 10]
- 'Brazilian who turned 126 years old last week could be oldest living person', UK Telegraph 2014 [cited 2016 Mar 10]
- Hough, A. 'Britain's 'oldest smoker' dies after puffing on cigarettes for 95 years', UK Telegraph 2010 [cited 2016 Mar 10]
- 'E. Mercado del Toro, 115; oldest person', LA Times 2007 [cited 2016 Mar 10]
- 'Smoking secrets of oldest man', UK Mail 2016 [cited 2016 Mar 10]
- '112-year-old woman puts her age down to smoking 30 cigs a day', Metro 2016 [cited 2016 Mar 10]
- Wilmoth J, Skytthe A, Friou D, Jeune B. 'The Oldest Man Ever? A Case Study of Exceptional Longevity', The Gerontologist 1996; 36: 783-788
Elliot Overton (Profile)
Cư
trú tại Vương quốc Anh, Elliot là một trong những người dẫn chương
trình thường xuyên trên chương trình Radio về sức khỏe The Health and
Wellness của SOTT. Anh nghiên cứu Trị liệu Dinh dưỡng, tập trung vào
Chẩn đoán Chức năng. Trong thời gian rảnh rỗi, Elliot thích nghiên cứu
sâu vào các đề tài về dinh dưỡng, khoa học thần kinh và tâm lý học. Và
nếu vẫn còn thời gian sót lại thì đi ra ngoài trời! Hãy xem blog cá nhân
của anh, ÆONUTRITION
(Sott.net)
(Sott.net)
Một đánh giá toàn diện về những lợi ích sức khỏe của việc hút thuốc lá
Hút thuốc chắc chắn là có hại cho sức khỏe phải không? Mọi người thường bị tấn công dồn dập bởi những lời cảnh báo về tác động tiêu cực của việc hút thuốc và lời thuyết phục bỏ thuốc lá
Hút thuốc chắc chắn là có hại cho sức khỏe phải không? Mọi người
thường bị tấn công dồn dập bởi những lời cảnh báo về tác động tiêu cực
của việc hút thuốc và lời thuyết phục bỏ thuốc lá từ các cơ quan y tế.
Thậm chí đến mức hiện nay nhiều người bị từ chối dịch vụ chăm sóc sức
khỏe nếu họ hút thuốc, và lý do cho điều này là 'hút thuốc sẽ làm chậm
quá trình bình phục và có thể làm trầm trọng thêm bệnh tình đã có từ
trước'.
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới:
"nạn dịch hút thuốc là một trong những mối đe dọa lớn nhất cho sức
khỏe cộng đồng mà thế giới từng phải đối mặt, giết hại khoảng 6 triệu
người mỗi năm. Hơn 5 triệu trong số những cái chết đó là kết quả của
việc trực tiếp sử dụng thuốc lá trong khi hơn 600.000 là kết quả của
những người không hút thuốc bị tiếp xúc với khói thuốc lá."
Nhưng giống như với bất cứ tuyên bố nào khác được đưa ra bởi các cơ quan
y tế chính thống, điều khôn ngoan là đặt câu hỏi liệu có chút sự thật
nào trong đó hay không. Hãy nhớ rằng, chính những cơ quan y tế này đã
khuyến nghị một chế độ ăn ít chất béo, nhiều tinh bột (và chúng ta đã
thấy nó có tác hại đến thế nào đối với sức khỏe của cộng đồng). Cũng
chính những người này khuyến nghị điều trị các căn bệnh mãn tính bằng
các dược phẩm tổng hợp, hay khuyến nghị cắt bỏ toàn bộ một số bộ phận
của cơ thể (một lần nữa, rõ ràng không phải là cách điều trị hiệu quả).
Bất cứ ai lưu ý một chút sẽ thấy rằng các cơ quan y tế chính thống rõ
ràng không quan tâm đến sức khỏe người dân bởi họ quan tâm hơn đến tỷ lệ
lợi nhuận. Vậy nên, trong bối cảnh này, một yêu cầu hợp tình hợp lý là
chúng ta nên tìm hiểu kỹ xem liệu thuốc lá có thực sự tồi tệ như vậy
không.
Một cách nhìn khác
Tôi sẽ không phân tích từng nghiên cứu đã được công bố về mối liên hệ
giữa thuốc lá và ung thư phổi. Có nhiều thông tin về chủ đề này đến nỗi
tôi sẽ phải viết cả một cuốn sách để đề cập đến mọi chi tiết. May thay,
nhiều cuốn sách đã phân tích chủ đề này một cách sâu rộng. Vậy nên với
những ai muốn tiến hành nghiên cứu sâu hơn về các bằng chứng, mời các
bạn xem Smoke Screens: The Truth About Tobacco (Bức màn khói: Sự thật về thuốc lá) bởi Richard White, In Defense of Smokers (Để bảo vệ những người hút thuốc) bởi Lauren A. Colby, và The Smoking Scare De-bunked (Vạch trần trò dọa dẫm về thút thuốc) bởi Lauren A. Colby, và The Smoking Scare De-bunked (Vạch trần trò dọa dẫm về thút thuốc) bởi Tiến sĩ William T. Whitby.
Thay vào đó, tôi sẽ nói một cách ngắn gọn về một số vấn đề chính xung
quanh lý thuyết "hút thuốc lá gây ung thư phổi", và sau đó chuyển sang
xem xét một cách chi tiết và khách quan hơn về những tác động thực sự
của thuốc lá lên cơ thể con người.
Vậy hãy bắt đầu bằng câu hỏi: có phải thuốc lá thực sự gây ra ung thư
không, hay nó chỉ đơn giản là có liên hệ với ung thư? Những người vận
động chống hút thuốc muốn bạn tin rằng hút thuốc lá gây ra ung thư, và
rằng niềm tin này được chấp nhận rộng rãi trong tất cả các ngành khoa
học. Điều thú vị là không phải vậy. Thực ra nhiều tên tuổi nổi tiếng
trong khoa học đã công khai đặt dấu hỏi và chống đối lý thuyết này.
Dưới đây là một số trích dẫn từ cuốn Vạch trần trò dọa dẫm về hút thuốc1 của Whitby:
"Không một thành phần nào trong khói thuốc lá từng được chứng tỏ là
gây ra ung thư ở người. Chưa có ai từng tạo ra được ung thư trong động
vật thí nghiệm bằng khói thuốc lá." - Giáo sư Schrauzer, Chủ tịch Hội các nhà Hóa học Sinh - Hóa Vô cơ
"Đấy chỉ là sự ngoại suy đầy ảo tưởng - không phải dữ liệu thực tế.
Cái cách thiếu khoa học mà nghiên cứu được tiến hành là điều làm chúng
tôi bận tâm nhất. Ủy ban trước tiên đồng ý rằng hút thuốc lá gây ung thư
phổi, và sau đó họ tìm cách chứng minh điều đó bằng được thông qua
thống kê." (Tài liệu điều trần quốc hội Mỹ) - Giáo sư M.B. Rosenblatt, Trường Đại học Y New York
"Niềm tin rằng hút thuốc lá là nguyên nhân của ung thư phổi không còn
được chấp nhận rộng rãi bởi các nhà khoa học. Hút thuốc lá không còn bị
nhìn nhận là nguyên nhân của bệnh tim, ngoại trừ bởi một số phần tử
cuồng tín." - Giáo sư Sheldon Sommers, Viện Y học và Khoa học New York
"Dữ liệu tự nhiên (trỏ đến sự gia tăng trong ung thư phổi ở những
người không có điều kiện hút thuốc lá) chứng tỏ một cách chắc chắn rằng
giả thuyết ấy cần phải bị loại bỏ."- Tiến sĩ B. Dijkstra, Đại học Pretoria
"Với tư cách một nhà khoa học, tôi không tìm thấy một bằng chứng thuyết phục nào rằng hút thuốc lá gây ung thư phổi." - Tiến sĩ Ronald Okun, Giám đốc Phòng Xét nghiệm Lâm sàng, Los Angeles
"Sau hàng năm trời nghiên cứu chuyên sâu, không một hợp chất nào trong khói thuốc lá từng được chứng tỏ là có hại cho sức khỏe." - Giáo sư Charles H. Hine, Đại học California
Hai nghiên cứu chính làm nền tảng cho câu chuyện cổ tích về mối liên hệ
giữa hút thuốc lá và ung thư là nghiên cứu "Doll và Hill" (năm 1956, còn
được gọi là Nghiên cứu của Các Bác sĩ Anh) và nghiên cứu "Whitehall"
(năm 1967, một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong trong số các nhân viên hành
chính nam giới trong chính phủ Anh). Tóm tắt các kết luận của họ là như
sau: Doll và Hill phát hiện nguy cơ bị ung thư phổi hơi cao hơn một chút
trong số những người hút thuốc lá so với những người không hút thuốc.
Kết quả của nghiên cứu này được công bố rộng rãi và là một trong những
động lực chính đằng sau toàn bộ chiến dịch chống hút thuốc diễn ra không
lâu sau đó. Tuy nhiên, điều mà Doll Hill không công khai nhắc đến là ở
chỗ kết quả của họ trên thực tế cho thấy những người hút thuốc nuốt khói
vào phổi có nguy cơ bị ung thư phổi giảm hơn nhiều so với những người
hút thuốc nhưng không làm vậy.2 Có vẻ như chi tiết này bị bỏ ra ngoài vì
nó không hỗ trợ lý thuyết mà họ đang cố gắng chứng minh. Tiếp đó, kết
quả của nghiên cứu Whitehall là như sau: những người bỏ hút thuốc không
thấy có cải thiện nào về tuổi thọ; đồng thời cũng không có thay đổi nào
trong tỷ lệ tử vong gây ra bởi bệnh tim mạch, ung thư phổi và các nguyên
nhân khác. Ngoại lệ duy nhất là một số loại ung thư phổ biến hơn gấp
hai lần trong số những người từ bỏ hút thuốc. Tuy vậy, những thực tế khó
chịu này bị che giấu dưới hàng đống thuật ngữ chuyên môn với mục đích
làm bản báo cáo khó đọc hơn. Có vẻ như ngay từ hồi đó đã có chủ trương
bôi xấu việc hút thuốc nên các dữ liệu được diễn giải theo cách khiến
việc hút thuốc lá được hiểu là nguyên nhân của mọi điều xấu.
Nhiều nghiên cứu khác đã xác định mối tương quan giữa hút thuốc lá và
ung thư phổi. Vấn đề là ở chỗ sự thiên vị của các nhà nghiên cứu đóng
một vai trò lớn. Về cơ bản là một khi các nhà nghiên cứu cố tìm cách xác
nhận một giả thuyết có sẵn, họ có nhiều khả năng sẽ diễn giải các dữ
liệu sai lầm, mặc dù có thể là không chủ đích. Do nguồn vốn tài trợ đóng
vai trò lớn trong nghiên cứu, có thể có sức ép "từ bên trên" khiến họ
đưa ra một kết luận cụ thể nào đó cho công chúng, ngay cả khi kết quả
nghiên cứu là khác hẳn. Trong nghiên cứu về thuốc lá, điều này có vẻ như
thường xảy ra. Kết luận của tác giả đề tài nghiên cứu thường không
giống các kết quả thực tế họ tìm ra chút nào.
Thay vì báo cáo trọn vẹn lại dữ liệu cho công chúng dưới dạng thô, các
bài viết có thể bị thao tác và bóp méo để ngụ ý cho người đọc hiểu đó là
quan hệ nhân quả. Cần phải hiểu có sự khác biệt lớn giữa (1) xác định
được mối tương quan giữa hai yếu tố, và (2) xác định được nguyên nhân
của một điều gì đó. Xác định những mối tương quan hay liên hệ là việc
khá đơn giản. Ví dụ, có mối tương quan đáng kể giữa các cầu thủ chơi
bóng rổ và những người cao. Liệu điều này có nghĩa rằng việc chơi bóng
rổ khiến một người trở nên cao hơn không? Rõ ràng là không. Lượng chanh
nhập khẩu từ Mexico cũng có mối tương quan nghịch với số người chết vì
tai nạn trên đường cao tốc ở Hoa Kỳ. Liệu điều này có nghĩa rằng nhập
khẩu chanh làm giảm số người chết trên đường cao tốc không? Không, dĩ
nhiên là không. Sẽ là lố bịch nếu gợi ý như vậy. Đó là lý do tại sao sự
tương quan không bao giờ đồng nghĩa với quan hệ nhân quả. Tuy nhiên,
điều không may là khi nói về thuốc lá, nguyên tắc này có vẻ như không
được áp dụng. Sự thật là chưa có một nghiên cứu nào từng chứng minh được
một cách thuyết phục rằng hút thuốc lá là nguyên nhân trực tiếp gây ra
ung thư phổi, bệnh tim, bệnh khí thũng, hay bất cứ căn bệnh nào khác mà
nó thường xuyên bị gắn với.
Đã nhiều năm nay, các nhà khoa học thiên vị với những chủ đích cá nhân
cùng các lợi ích nhóm khác đã hoạt động trong lĩnh vực này để đạt tới
một số kết quả nhất định, đó là chứng minh hút thuốc lá là nguyên nhân
gây ra ung thư và các bệnh mãn tính khác. Cũng có rất nhiều bằng chứng
gợi ý rằng chính những cá nhân đó đã cố tình diễn giải sai dữ liệu để
đạt được các nguyện vọng và mục đích cá nhân của họ. Những diễn giải dữ
liệu bị bóp méo này đã được quảng bá rộng rãi bởi giới truyền thông và
các tổ chức y tế cộng đồng từ đó tới nay. Vậy nên bất chấp số lượng ngày
càng nhiều những nghiên cứu gợi ý điều ngược lại, niềm tin phổ biến
rằng hút thuốc gây ra ung thư phổi đã ăn sâu triệu để vào tâm trí của
hầu như tất cả mọi người. Do đó có nhiều khả năng phần lớn cộng đồng
khoa học cũng hoạt động theo giả định sai lầm này, và hệ quả là chất
lượng của nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực này đã và sẽ chắc chắn là
bị sai lệch.
Mặc dù vậy, vẫn có một số nghiên cứu tuyệt vời xuất bản trong 30 năm qua
về thuốc lá và việc hút thuốc. Điều không đáng ngạc nhiên là những dữ
liệu ấy không được công bố rộng rãi và hầu hết mọi người hoàn toàn không
biết gì về những phát hiện đó. Vậy nên tôi sẽ tóm tắt một số nghiên cứu
thích hợp ở dưới đây.
Đầu tiên, một nghiên cứu gần đây cho
thấy những người có chế độ ăn với nhiều thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số
đường huyết) cao (ví dụ như bánh mì, mì ống và cơm) dễ phát triển ung
thư cao hơn 50% so với người không ăn như vậy. Cùng trong kết quả này,
những người không hút thuốc lá bị phát hiện có khả năng phát triển ung
thư cao gấp đôi so với người hút thuốc. Chỉ riêng phát hiện này thôi thì
có thể được giải thích là do một yếu tố bất thường nào đó, nhưng như
chúng ta sẽ điểm qua các bằng chứng dưới đây, bạn có thể thấy nó khớp
với bức tranh toàn cảnh thế nào. Từ nghiên cứu cho thấy có vẻ như việc
hút thuốc lại đóng vai trò như một cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân
gây bệnh bên ngoài.
Có một nghiên cứu khác3 đo tác dụng gây ung thư của radon sau khi bụi
quặng uranium phóng xạ được hít vào bởi chó thí nghiệm. Điều nghịch lý
là, không giống như tỷ lệ tử vong thông thường được quan sát thấy trong
các thí nghiệm tương tự, không một con chó nào tiếp xúc với khói thuốc
lá bị nhiễm ung thư. Tác giả nghiên cứu tuyên bố rằng "việc tiếp xúc với
khói thuốc lá được phát hiện là có tác dụng giảm nhẹ đối với những khối
u gây ra bởi radon". Tương tự, một thí nghiệm khác4 trên các con chuột
bị chiếu xạ cho thấy những con tiếp xúc với khói thuốc lá và bị chiếu xạ
có mức độ sưng tấy ở phổi ít hơn nhiều so với những con không được tiếp
xúc với thuốc lá. Trên nhiều khía cạnh, nhóm tiếp xúc với khói thuốc lá
và bị chiếu xạ có biểu hiện tương tự như nhóm không bị chiếu xạ dùng để
đối chiếu. Theo tác giả, "thí nghiệm nghiên cứu này tiếp tục hỗ trợ tác
dụng ức chế của khói thuốc lên khối u ở phổi gây ra bởi chiếu xạ."
Trong nghiên cứu trên con người, một phân tích5 cho thấy nguy cơ phát
triển ung thư phổi do tiếp xúc với amiăng "gia tăng đáng kể ở người
không hút thuốc lá trong sáu nghiên cứu được xem xét". Một nghiên cứu
khác6 gợi ý rằng nguy cơ phát triển ung thư phổi do tiếp xúc với amiăng ở
người không hút thuốc là cao hơn khoảng ba lần so với người hút thuốc.
Sau khi điều trị ung thư vú bằng chiếu xạ, những người hút thuốc cũng
được quan sát thấy7 có "phản ứng sưng tấy thấp hơn đáng kể, nghĩa là số
lượng các dưỡng bào và tế bào lympho thấp hơn, so với cả các bệnh nhân
và người bình thường không hút thuốc dùng để đối chiếu". Có phải những
kết quả này chỉ là ngẫu nhiên, hay là việc hút thuốc lá thực sự dựng lên
một hàng rào bảo vệ chống lại tổn thương do phóng xạ và amiăng?
Nghiên cứu cũng gợi ý rằng hút thuốc lá có thể bảo vệ chống lại những
loại ô nhiễm môi trường khác, ví dụ như khí thải từ động cơ. Một nghiên
cứu mới đây8 trên những người thợ mỏ cho thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa
khí thải từ động cơ diesel và ung thư phổi. Các kết quả cho thấy những
người thợ mỏ tiếp xúc nhiều với khí thải có nguy cơ tử vong do ung thư
phổi cao hơn gấp ba lần so với những người thợ mỏ ít tiếp xúc. Nếu họ
không hút thuốc thì nguy cơ cao hơn gấp bảy lần.
Vạch trần câu chuyện cổ tích về ung thư phổi
Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới9, "Việc dùng thuốc lá là yếu tố quan trọng
nhất làm tăng nguy cơ ung thư, gây ra... khoảng 70% con số tử vong do
ung thư phổi trên toàn cầu." Tuy nhiên, khi xem xét kỹ số liệu thống kê,
một bức tranh hơi khác một chút hiện ra, và nó trở nên rõ ràng rằng
tuyên bố đó hoàn toàn không đúng.
Mười quốc gia hút thuốc hàng đầu: Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Việt Nam. |
Ở trên là số liệu thống kê cung cấp bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới với dữ
liệu chỉ ra những quốc gia có số lượng thuốc lá tiêu thụ trên đầu người
cao nhất. Nếu hút thuốc là nguyên nhân của 70% tất cả các trường hợp
ung thư phổi trên toàn thế giới, thì số liệu thống kê về ung thư phổi
phải khớp với kết quả trong bảng ở trên. Ví dụ, về lý thuyết, Trung
Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Indonesia và Nhật Bản phải có tỷ lệ ung thư phổi cao
nhất do họ có tỷ lệ người hút thuốc cao nhất. Duy chỉ có điều thực tế
không phải vậy.
Mười quốc gia có tỷ lệ ung thư phổi cao nhất (trên 100.000 người): Hungary, Cộng hòa Séc, CHDC Triều Tiên, Macedonia, New Caledonia, Montenegro, Đan Mạch, Hoa Kỳ, Ba Lan, Canada. |
Điều thú vị là số liệu thống kê về ung thư phổi ở trên lấy từ Quỹ Nghiên
cứu Ung thư Quốc tế chỉ có mặt một quốc gia có tỷ lệ hút thuốc cao, và
đó là Hoa Kỳ. Nếu hút thuốc lá là nguyên nhân chính của ung thư phổi, nó
phải xuất hiện trong những cộng đồng dân cư có tỷ lệ hút thuốc cao
nhất. Do nó không phải vậy, có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng
hút thuốc lá không thể là nguyên nhân chính của ung thư phổi.
Lời dối trá về phổi bị đen
© Smoking Science.Những lá phổi đen không phải có nguyên nhân từ khói thuốc lá
|
Một quan niệm sai lầm phổ biến nữa về hút thuốc lá là bản thân khói
thuốc lá có thể biến các mô ở phổi thành màu đen. Tuy nhiên, điều này là
không thể xảy ra. Các mô ở phổi chỉ có thể chuyển thành màu đen khi nó
bị ung thư hoặc hoại tử, hoặc là khi có lượng đáng kể nguyên tố carbon
được hít vào trong thời gian dài
Bạn có thể tìm nguyên tố carbon ở đâu? Ở trong các mỏ than, chứ không
phải trong thuốc lá. Và bạn biết không? Các bác sĩ phẫu thuật không thể
phân biệt sự khác nhau giữa phổi của người hút thuốc và người không hút
thuốc.
Đây là một số tuyên bố của những người trực tiếp cầm dao mổ hoặc tiếp xúc với mô phổi:10
"Hút thuốc lá không làm đổi màu phổi." - Tiến sĩ Duane Carr, Giáo sư Phẫu thuật tại Khoa Y, trường Đại Học Tennessee
"Tôi đã xem xét hàng ngàn mẫu phổi cả bằng mắt thường và dưới kính
hiển vi. Tôi không thể chỉ bằng cách xem xét lá phổi mà nói được chủ
nhân trước kia của nó có hút thuốc lá hay không." - Bác sĩ Victor Buhler, nhà nghiên cứu bệnh học tại Bệnh viện St. Joseph, thành phố Kansas
"...không thể bằng mắt thường, hay kính hiển vi, hay bằng bất cứ cách
nào khác mà tôi biết, để phân biệt giữa phổi của một người hút thuốc và
một người không hút thuốc. Phổi bị đen là từ các hạt than, và hút thuốc
lá không đưa hạt than vào phổi." - Bác sĩ Sheldon Sommers, nhà nghiên cứu bệnh học và giám đốc phòng thí nghiệm tại Bệnh viện Lenox Hill, New York
Cuối cùng, đây là trích dẫn từ cuốn Bức màn khói của Richard White:11
"Cái ý tưởng rằng hút thuốc lá có thể làm phổi chuyển màu đen có thể được dò lại đến năm 1948. Ernst Wynder, khi đó là sinh viên y năm thứ nhất tại St Louis, được chứng kiến cuộc khám nghiệm tử thi một người đàn ông chết vì ung thư phổi, và anh ta lưu ý rằng hai lá phổi bị đen. Cảnh tượng này gợi lên trí tò mò và anh ta tìm hiểu hoàn cảnh của bệnh nhân. Khi phát hiện ra rằng không có sự tiếp xúc rõ ràng nào với ô nhiễm không khí, nhưng người bệnh quá cố đã hút hai bao thuốc lá mỗi ngày trong 30 năm, anh ta liền gắn hai sự việc với nhau. Wynder sau đó dành cả sự nghiệp để "chứng minh" rằng thuốc lá gây ra ung thư, mặc dù ông ta buộc phải thừa nhận rằng các dữ liệu ông ta thu thập không chính xác (Wynder sau này xuất bản nhiều cuốn sách có chứa ảnh những lá phổi bị ung thư màu đen, khiến người ta hiểu rằng hút thuốc đã gây ra điều đó. Sau đó nữa, ông ta thừa nhận rằng ông ta đã sai."
Xem thêm video (phụ đề tiếng Việt) dưới đây về hút thuốc lá:
Những lợi ích sức khỏe của thuốc lá
© Dreamstime. Phân tử nicotine |
Nicotine là một trong những thành phần chính của thuốc lá và bộc lộ một
loạt các tính chất chữa bệnh. Đó là lý do tại sao nó là chủ đề của một
số nghiên cứu khoa học mới rất hấp dẫn. Tuy nhiên, để thực sự đánh giá
được những lợi ích của nicotine, trước hết chúng ta phải xem xét các cơ
chế hoạt động chính của nó.
Nicotine là chất chủ vận ban đầu của các thụ thể acetylcholine loại
nicotinic. Về cơ bản, điều này có nghĩa là nicotine tương thích với các
thụ thể acetylcholine trong cơ thể và có khả năng gắn kết với chúng. Sự
gắn kết này kích hoạt một loạt phản ứng hóa học, trong đó hiệu ứng chính
của nó là kích thích giải phóng nhiều chất truyền dẫn thần kinh, bao
gồm cả dopamine, serotonin, noradrenaline và, chủ yếu là acetylcholine.
Theo Bác sĩ Gabriela Segura12, "Acetylcholine là chất truyền dẫn thần
kinh điều hành việc học hành và trí nhớ. Nó cũng có tác dụng êm dịu, làm
thư giãn và là một yếu tố chính kiểm soát hệ thống miễn dịch.
Acetylcholine còn hoạt động như một bộ phanh hãm đối với quá trình sưng
tấy trong cơ thể, mà sưng tấy có liên quan đến tất cả mọi căn bệnh từng
được biết." Khi nicotine gắn kết với α7 nAChR (thụ thể acetylcholine
liên quan đến hệ thống miễn dịch), nó kích hoạt một hệ thống được biết
đến dưới cái tên "cholinergic anti-inflammatory pathway" (đường chống
sưng tấy cholinergic), hệ thống chịu trách nhiệm làm giảm sự sưng tấy
trong cơ thể. Do vậy, nicotine thật ra là một chất làm giảm sưng tấy.
Bài viết13 "Nicotine, một phân tử chống sưng tấy" thảo luận rất nhiều về
chủ đề này. Nó giải thích rằng "sự kích thích từ nicotine đóng vai trò
quan trọng trong việc hạn chế sản sinh các cytokine gây sưng tấy, có thể
làm suy giảm và làm chậm một cách đáng kể các phản ứng sưng tấy và tự
miễn trong hệ thần kinh trung ương, và thêm vào đó có thể trực tiếp làm
giảm sưng tấy trong hệ thần kinh. Những con chuột thí nghiệm được tiêm
nicotine trước khi bị tiêm liều cao virus cúm A cũng thể hiện tỷ lệ sống
sót cao hơn khi so sánh với nhóm đối chiếu." Tác giả cuối cùng tuyên
bố:
"Những kết quả thí nghiệm trong ống nghiệm và trong cơ thể sống này càng khẳng định tác dụng chống sưng tấy của nicotine. Nghiên cứu của chúng tôi đưa ra bằng chứng đầu tiên rằng tác dụng chống sưng tấy của nicotine trong khói thuốc lá có thể là một yếu tố đóng góp quan trọng trong việc hạn chế mức độ nghiêm trọng trong lây nhiễm của cả hai virus cúm A pdmH1N1 và H9N2, và tác dụng chống sưng tấy đó được thực hiện qua đường tín hiệu α7 nAChR."
Xuất phát từ những tác động có lợi đã biết của acetylcholine lên bộ não và hệ thần kinh, chúng ta hãy cùng xem việc hút thuốc lá ảnh hưởng đến hoạt động não bộ ra sao.
Một thực tế được nhiều người trong số các nhà tâm lý học nhận thức và
các nhà khoa học thần kinh biết đến là nicotine làm gia tăng đáng kể
hoạt động nhận thức. Chính phủ Hoa Kỳ công bố một nghiên cứu phân tích14
vào năm 2010 (tiến hành bởi Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lạm dụng Ma
túy) trong đó các tác giả phân tích tất cả các nghiên cứu từng có về tác
dụng của nicotine lên não bộ. Trong tổng số 256 nghiên cứu, 48 trắc
nghiệm tiêu chuẩn sử dụng máy tính có chất lượng cao nhất được lựa chọn
để đánh giá kỹ hơn. Trong những trắc nghiệm này, một nửa số người tham
gia được nhận nicotine và nửa còn lại được cho dùng giả dược. Kết quả
cho thấy những người được nhận nicotine làm tốt hơn ở gần như mọi trắc
nghiệm, cho dù họ có phải là người hút thuốc lá hay không. Kết quả này
đặc biệt rõ trong lĩnh vực trí nhớ, tốc độ, độ chính xác, mức độ tập
trung. Nghiên cứu cũng cho thấy những người được nhận nicotine làm tốt
hơn một cách đáng kể trong những lĩnh vực khác như trí nhớ dài hạn, trí
nhớ về ngữ nghĩa, các tính toán phức tạp, và kỹ năng về chân tay.
Rõ ràng là nicotine rất có lợi cho chức năng nhận thức, nhưng khi so
sánh với việc thực sự hút thuốc lá, chúng ta có thể thấy rằng tách riêng
nicotine không có hiệu quả bằng. Một nghiên cứu15 tiến hành bởi
Warburton và cộng sự phát hiện rằng:
"Nicotine [không qua hút thuốc] dẫn đến tiến bộ trong hoạt động thần kinh với tính chất tương tự như những tiến bộ tạo ra do hút thuốc. Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi về sự cẩn trọng và khả năng xử lý thông tin nhanh cho thấy sự tiến bộ do nicotine nhỏ hơn về lượng so với tiến bộ có được từ hút thuốc lá."
Một nghiên cứu khác16 xuất bản vào năm 2014 cho thấy sự gia tăng của các thụ cảm nicotine (tạo ra từ việc hút thuốc) có liên hệ với mức độ giao tiếp xã hội và khả năng nhận thức tốt hơn. Trên thực tế, có rất nhiều thông tin khoa học về tác động có lợi của nicotine về mặt sinh lý. Thế nhưng không một chút nào trong những thông tin này thấm ra được đến công chúng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với những ai hiểu việc truyền thông chính thống và các tập đoàn dược phẩm thường xuyên bóp méo và hạn chế những thông tin không có lợi cho luồng thông tin chính thức mà họ muốn quảng bá.
Cuối cùng, nhà nghiên cứu David. M. Warburton từ Khoa Tâm lý học trường Đại học Reading, kết luận rằng:17
1. Nicotine cải thiện sự tập trung trong nhiều trắc nghiệm ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
2. Nicotine cải thiện trí nhớ ngắn hạn và dài hạn ở những người tình nguyện khỏe mạnh.
3. Nicotine cải thiện sự tập trung ở những bệnh nhân có nhiều khả năng bị bệnh Alzheimer.
4. Trong khi một số tác động về trí nhớ của nicotine có thể là do sự
tập trung tốt hơn, phần còn lại có vẻ như là kết quả của hoạt động thần
kinh hợp nhất được cải thiện.
Bây giờ hãy cùng xem xét một số tác dụng chữa bệnh và có lợi khác của cây thuốc lá...
Kiềm chế Mono Amine Oxidase
Monoamine oxidase (MAO) là những enzyme trong cơ thể với nhiệm vụ phân
hủy các chất truyền dẫn thần kinh do cơ thể tạo ra như Noradrenaline
(Norepinephrine), Serotonin và Dopamine. Những chất kiềm chế mono amine
oxidase (MAOI) là những hóa chất có tác dụng kiềm chế hoạt động của các
enzyme này nhằm làm tăng cường số lượng phân tử của các chất truyền dẫn
thần kinh trên. Vì lý do này, nhiều dược phẩm chứa MAOI được phát triển
bởi các công ty dược từ cuối những năm 1950 và bán làm thuốc chống trầm
cảm. Tuy nhiên, điều thú vị là khói thuốc lá đã được chứng tỏ là chứa
các MAOI một cách tự nhiên. Điều này được phản ánh trong nhiều nghiên
cứu18 cho thấy những người hút thuốc có nồng độ cả hai loại MAO (A và B)
thấp hơn bình thường một cách đáng kể. Điều này về cơ bản có nghĩa rằng
việc hút thuốc lá có tác dụng như một loại thuốc chống trầm cảm tự
nhiên, không có bất cứ tác dụng phụ kinh khủng nào thường thấy ở nhiều
loại dược phẩm tổng hợp. Một thực tế thú vị khác là dược chất
"Deprenyl", một chất MAOI, cũng đã được chứng tỏ trong nhiều trường
hợp19,20, là có tác dụng làm tăng đáng kể tuổi thọ của nhiều loài động
vật có vú trong môi trường phòng thí nghiệm. Đây là mẩu thông tin nên
giữ trong đầu bởi vì chóng ta sẽ quay trở lại với nó ở dưới đây.
Glutathione: "Chất chống ôxy hóa bậc thầy"
Là một chất chống ôxy hóa, chức năng của glutathione là bảo vệ hầu như
mọi tế bào trong cơ thể khỏi bị tổn thương bởi các gốc tự do, kim loại
nặng, và peroxide / lipid-peroxide. Nó là thành phần chính của hệ thống
tự vệ tự nhiên của cơ thể và sự có mặt của nó là cần thiết để hoàn thành
một loạt quá trình sinh lý của tế bào, bao gồm cả sự phân chia, sinh
sản của tế bào. Điều khiến glutathione đặc biệt là ở chỗ, không giống
các chất chống ôxy hóa khác, nó thâm nhập vào bên trong tế bào và có khả
năng duy trì các chất chống ôxy hóa khác ở trạng thái sẵn sàng để tối
đa hóa hoạt động chống ôxy hóa. Nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong
các quá trình khử độc. Đây là lý do tại sao phần lớn dự trữ glutathione
của cơ thể nằm ở gan. Nó cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chức năng miễn
dịch. Sự suy kiệt glutathione cũng có liên hệ với ung thư, các bệnh của
tuổi già, bệnh xơ nang, tim mạch, sưng tấy, các bệnh trao đổi chất và
thoái hóa thần kinh.21 Cộng đồng y tế không chính thống thừa nhận phân
tử này là "mẹ của tất cả các chất chống ôxy hóa", và nó xứng đáng như
vậy. Thú vị thay, người ta thấy phổi của người hút thuốc lá chứa lượng
glutathione nhiều hơn 80% so với phổi người không hút thuốc.22
Nồng độ cao của glutathione trong phổi làm gia tăng sự bảo vệ chống lại
các chất ngoại lai và vi sinh vật gây bệnh. Điều mà kết quả nghiên cứu
này gợi ý là việc hút thuốc lá thực ra có thể có tác dụng bảo vệ các mô ở
phổi thông qua việc làm tăng cường nồng độ glutathione. Tuy nhiên, cơ
chế của sự gia tăng này không được giải thích trong nghiên cứu đó. Một
thí nghiệm khác23 tìm cách đo trực tiếp tác động của khói thuốc lá lên
nồng độ glutathione và dưới đây là những gì họ phát hiện ra:
"Sự phơi nhiễm khói thuốc lá ban đầu làm giảm nồng độ GSH [glutathione] 50% nhưng chỉ trong 2 giờ, nồng độ GSH tăng bật trở lại khoảng 3 lần mức cơ bản và đạt đỉnh sau 16 giờ với sự gia tăng gấp 6 lần mức cơ bản. Phơi nhiễm lặp lại cho phép nồng độ GSH được duy trì ở mức 3 lần mức cơ bản trong thời gian đến 2 tháng.
Phơi nhiễm khói thuốc lá kích hoạt một phản ứng thích nghi về GSH
mạnh mẽ và rộng khắp. [...] Các yếu tố phá vỡ phản ứng thích nghi GSH có
thể góp phần vào trạng thái sinh lý bệnh của COPD."
Vậy là trước tiên, họ đưa ra giả thuyết rằng hút thuốc kích hoạt "phản ứng thích nghi về glutathione" và đây là cơ chế làm tăng mạnh hệ thống glutathione đến vậy. Điều này cũng gợi ý rằng thuốc lá có tác dụng bảo vệ đối với phổi. Thứ hai, họ tuyên bố rằng các yếu tố phá vỡ cơ chế này có thể góp phần vào Rối loạn Tắc nghẽn Phổi Mãn tính (Chronic Obstructive Pulmonary Disorder - COPD). Tuyên bố này mâu thuẫn với các nguồn y tế chính thống, bởi vì theo những nguồn này, hút thuốc là nguyên nhân chính của COPD. Nhưng nếu hút thuốc rõ ràng làm tăng mạnh "phản ứng thích nghi về glutathione", và COPD bị gây ra bởi "phản ứng thích nghi về glutathione" hoạt động yếu, thì làm sao chỉ riêng hút thuốc có thể là nguyên nhân chính gây ra COPD? Trên thực tế, sẽ là hợp lý hơn nếu kết luận rằng hút thuốc thực ra giúp ngăn ngừa COPD thông qua cơ chế thích nghi GSH.
Catalase và Superoxide Dismutase
Catalase là một enzyme chống ôxy hóa có chức năng bảo vệ các tế bào khỏi
tác động có hại của hydro peroxide bằng cách xúc tác chuyển hóa nó
thành ôxy và nước. Do vậy, nó là một thành phần quan trọng của hệ thống
miễn dịch và giải độc của cơ thể. Superoxide dismutase (SOD) cũng là một
enzyme chống ôxy hóa quan trọng có tác dụng trung hòa superoxide, một
sản phẩm phụ của quá trình chuyển hóa ôxy. Cùng nhau, đây là hai chất
chống ôxy hóa đáng chú ý nhất của cơ thể, đóng vai trò cực kỳ quan trọng
trong việc bảo vệ các tế bào chống lại tác động có hại của sự ôxy hóa /
peroxid hóa và có mối tương quan chặt chẽ với tuổi thọ. Cũng giống như
glutathione, catalase và SOD có vẻ như được điều khiển bởi một loại
"phản ứng thích nghi" chống ôxy hóa nào đó. Một nghiên cứu gần đây24
phát hiện rằng "Nồng độ enzyme superoxide dismutase trong máu và nước
bọt ở những người hút thuốc lá cao hơn nồng độ của những người không hút
thuốc một cách đáng kể". Hơn nữa, người ta cũng phát hiện - trong một
thí nghiệm khác25 - rằng những con chuột phơi nhiễm khói thuốc lá có
lượng Catalase và Superoxide Dismutase cao gấp đôi so với những con
chuột không tiếp xúc với khói thuốc lá.
Sự gia tăng về glutathione, catalase và superoxide dismutase có thể giải
thích một phần lý do tại sao hút thuốc lá giúp tránh ung thư phổi ở
những người hít phải bụi phóng xạ, khói thải từ xe cộ và amiăng. Sự gia
tăng trong hoạt động chống ôxy hóa này có thể là yếu tố quan trọng giúp
bảo vệ các mô phổi và giải phóng khỏi cơ thể bất cứ chất độc hại nào hít
vào qua đường hô hấp.
Tác dụng kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ (hormesis)
Một lời chỉ trích thường thấy ở những người chống hút thuốc lá là khói
thuốc lá có chứa Carbon Monoxide (CO), thứ được cho là độc, vậy nên hút
thuốc là không tốt. Tuy nhiên, quan điểm này dựa trên giả định sai lầm
rằng bất cứ liều lượng carbon monoxide nào cũng có hại. Điều không ai
nghi ngờ là một liều cao của carbon monoxide có thể gây chết người.
Nhưng điều mà những người chống hút thuốc này có lẽ không nhận ra là
Carbon Monoxide thực ra có tác dụng kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ.
Cơ chế kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ (hormesis) được đặc trưng
bởi việc đưa một chất độc ở liều nhỏ vào cơ thể để kích thích cơ thể
phản ứng theo cách có lợi. Ngược lại, ở liều cao, cũng chất độc đó sẽ
gây tác động có hại. Hormesis là một trong những cách hiệu quả nhất của
cơ thể để tạo ra các thay đổi thích nghi ở cấp độ tế bào nhằm chống lại
những tác động có hại từ bên ngoài bằng cách tăng cường các hệ thống
giải độc. Nó cũng là một cách hiệu quả chống lại bệnh tật. Những tác
nhân kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ khác bao gồm curcumin (chất
trong củ nghệ) và hợp chất polyphenol trong trà xanh. Thậm chí ngay cả
tập thể dục cũng hoạt động theo cơ chế đó!
May mắn thay cho những người hút thuốc, ngày càng có nhiều bằng chứng
chứng tỏ tác dụng kích thích sự thích nghi ở liều nhỏ của carbon
monoxide và các lợi ích có thể của nó. Những nhà nghiên cứu tại khoa
Nghiên cứu về Tiêu hóa và Gan cấp Phân tử (Molecular Gastroenterology
and Hepatology) của trường Đại học Kyoto, Nhật Bản, nói:26
Bằng chứng tích lũy gần đây gợi ý rằng carbon monoxide (CO) có thể hoạt động như một phân tử khí phòng thủ nội sinh để làm giảm sự sưng tấy và tổn thương mô ở nhiều loại chấn thương nội tạng khác nhau, bao gồm cả sưng tấy đường ruột.
...Những tác dụng chữa bệnh hiệu quả của CO đã được chứng tỏ trong mô
hình thí nghiệm trong nhiều điều kiện, bao gồm cả chấn thương phổi,
tim, gan và thận, cũng như sưng tấy, bao gồm cả viêm khớp. Nó hỗ trợ cho
lý thuyết mới rằng CO ở nồng độ thấp hoạt động như một phân tử truyền
tin có tác dụng bảo vệ tế bào và chống sưng tấy đáng kể.
Bây giờ xem xét đến thực tế rằng cơ thể con người liên tục trải qua quá trình sản xuất và tái chế CO, và ngộ độc CO chỉ có thể xảy ra khi cơ thể bị quá tải bởi một lượng cực lớn. Khói thuốc lá chứa lượng CO nhỏ đến mức không thể hút đủ nhiều để gây ra ngộ độc. Hiểu biết được điều này, có thể yên tâm mà cho rằng chừng nào một người không ghé mặt vào ống xả xe hơi, khả năng anh ta bị ngộ độc carbon monoxide do hút thuốc lá là rất nhỏ. Ngược lại, lượng carbon monoxide hít vào từ khói thuốc lá có thể có tác dụng kích thích có lợi.
Thuốc lá có tác dụng bảo vệ?
Theo giáo lý y tế thông thường, thuốc lá là kẻ thù tồi tệ nhất của loài
người. Tuy nhiên, như bằng chứng cho thấy, khói thuốc lá có một loạt các
dược tính có lợi cho sức khỏe và tuổi thọ con người. Thêm vào đó, đã có
nhiều nghiên cứu chứng tỏ tác dụng bảo vệ của thuốc lá chống lại nhiều
tác nhân gây bệnh và các loại bệnh mãn tính.
Trước tiên, một nghiên cứu27 về sức khỏe hệ thống hô hấp của công nhân
sản xuất nhôm cho thấy "những người hút thuốc lá trong nhóm có tỷ lệ
triệu chứng bệnh đường hô hấp thấp hơn những người chưa từng hút thuốc
hoặc đã cai thuốc." Xét những gì chúng ta đã liệt kê ở trên, kết quả này
không đáng ngạc nhiên. Hơn nữa, hút thuốc còn có vẻ có tác dụng bảo vệ
chống lại nhiều vấn đề sức khỏe có vẻ không liên quan khác.
Ví dụ, nó đã được ghi nhận nhiều lần rằng hút thuốc lá làm giảm nguy cơ
bị viêm khớp rất nhiều28. Số liệu chứng tỏ những người hút thuốc được
bảo vệ ở bốn vị trí thường thấy ở bệnh nhân bị viêm khớp (đầu gối, đốt
sống, tay và chân)29. Hút thuốc cũng có mối tương quan tỷ lệ nghịch với
bệnh viêm khớp ở các khớp lớn và đã được chứng tỏ làm giảm nguy cơ viêm
khớp ở những người béo phì.30 Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng đây
có thể là vì nicotine có tác động có lợi cho quá trình bảo trì, phát
triển và sửa chữa xương. Hơn nữa, theo Bác sĩ L. Gullahorn, "trong số
hơn 400 chất tìm thấy trong khói thuốc lá, nicotine là một trong những
thành phần có hoạt động sinh lý tích cực nhất. Một nghiên cứu trong ống
nghiệm được công bố gần đây chứng tỏ rằng nicotine là một tác nhân kích
thích mạnh đối với hoạt động tổng hợp tế bào xương."31
Thứ hai, nhiều người trong giới khoa học biết rằng những bệnh về thần
kinh như bệnh Alzheimer và Parkinson có tỷ lệ thấp hơn nhiều ở những
người hút thuốc; thấp hơn nhiều đến nỗi các biện pháp chữa trị dùng
nicotine (và các sản phẩm phụ của nó) hiện đang được phát triển tích cực
bởi các công ty dược phẩm để cho những liệu pháp trị liệu thần kinh
mới.
Thacker và các cộng sự32 phân tích dữ liệu từ lịch sử hút thuốc lá của
79.977 phụ nữ và 63.348 nam giới và phát hiện rằng, khi so sánh với
người không hút thuốc, những người từng hút thuốc trong quá khứ có nguy
cơ bị bệnh Parkinson thấp hơn 22%, trong khi những người đang hút thuốc
có tỷ lệ thấp hơn đáng kinh ngạc là 73%.Gorel và các cộng sự33 cũng
tường thuật mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa những người hút thuốc và
bệnh Parkinson. Nhưng điều thú vị về nghiên cứu này là mối tương quan tỷ
lệ nghịch này tăng mạnh ở những người hút thuốc lá nhiều. Những kết quả
này gợi ý rằng người nào càng hút thuốc lá nhiều thì càng ít có khả
năng bị mắc căn bệnh này. Các tác giả kết luận:
"Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa liều lượng hút thuốc và phản ứng của bệnh Parkinson ít có khả năng là do sự thiên vị hay nhiễu số liệu, như đã được thảo luận. Nó cung cấp bằng chứng gián tiếp rằng hút thuốc có tác dụng bảo vệ về mặt sinh học."
Lại một nghiên cứu nữa34 cũng kết luận: "Chúng tôi báo cáo ở đây rằng nicotine có tác dụng bảo vệ thần kinh đối với các nơ-ron dopamine."
Những kết quả tương tự cũng được phát hiện trong các nghiên cứu về bệnh
Alzheimer. Một mối tương quan tỷ lệ nghịch mạnh mẽ giữa những người hút
thuốc lá và các cá nhân bị bệnh Alzheimer đã được chứng tỏ,35 và theo
tác giả:
"Nguy cơ bị bệnh Alzheimer giảm đi theo số điếu thuốc lá hút hàng ngày trước khi triệu chứng bệnh bắt đầu."
Với những kết quả này, có vẻ như hút thuốc lá là một biện pháp phòng tránh có hiệu quả. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn hiệu ứng bảo vệ và chữa bệnh này xảy ra như thế nào, mặc dù hầu hết tin tưởng rằng nó có liên quan đến nicotine. Nicotine cũng đã được dùng để chữa trị có hiệu quả những cá nhân bị Rối loạn Tăng động Giảm Chú ý (ADHD) và Hội chứng Tourette. Thêm vào đó, cotinine là chất hiện đang được nghiên cứu cho các tác dụng chữa bệnh có thể của nó. Đó là một chất chuyển hóa từ nicotine và đã được chứng tỏ có tác dụng cải thiện sự học tập và trí nhớ, và cũng có khả năng bảo vệ các tế bào não khỏi nguy cơ của cả hai căn bệnh trên.
Một thực tế được ghi nhận nhiều lần khác là tỷ lệ hút thuốc trong số
những người bị tâm thần phân liệt thường cao hơn nhiều so với cộng đồng
dân số nói chúng, với một số nghiên cứu36 cho thấy xấp xỉ 90% trong số
họ là người hút thuốc. Mặc dù vậy, điều đáng chú ý là những người bị tâm
thần phân liệt ít bị ung thư phổi và các loại ung thư khác hơn bình
thường từ 30-60%. Vậy những con số này gợi ý điều gì về lý thuyết hút
thuốc là nguyên nhân chính của ung thư? Tôi sẽ để cho bạn quyết định.
Người ta từng đặt giả thuyết rằng tỷ lệ hút thuốc cao ở những người bị
tâm thần phân liệt có thể là do tác dụng kích thích nhận thức của
nicotine. Điều này có thể giúp họ lọc bỏ các thông tin không liên quan
từ bên ngoài. Một nghiên cứu38 tại Đại học Yale University phát hiện
rằng:
"...khi những đối tượng nghiên cứu bị tâm thần phân liệt ngừng hút thuốc, khả năng tập trung và trí nhớ ngắn hạn của họ bị suy giảm, nhưng khi họ bắt đầu hút thuốc trở lại, chức năng nhận thức của họ được cải thiện."
Bằng chứng từ Thụy Điển cũng cho thấy39 càng hút nhiều thuốc lá khi còn trẻ thì khả năng bị bệnh tâm thần phân liệt về sau càng giảm. Họ kết luận rằng hút thuốc có tác dụng như một biện pháp phòng tránh bảo vệ thần kinh chống lại bệnh tâm thần phân liệt.
Y học phương Tây nổi tiếng là bơm bệnh nhân với đầy các loại thuốc nguy
hại và không hiệu quả để mang lại lợi nhuận cho các tập đoàn dược phẩm.
Hệ thống này không chỉ thiếu sự hỗ trợ đầy đủ cho những người có vấn đề
về tâm thần; điều thậm chí còn kinh khủng hơn là nhiều tổ chức điều trị
đã tước đoạt của các bệnh nhân nội trú quyền được hút thuốc, bất chấp
thực tế rằng nó là một trong những biện pháp tự điều trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh những bệnh về thần kinh, người ta phát hiện hút thuốc lá luôn
làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Viêm loét Đại tràng. Theo Lashner và
các cộng sự40, "những người không hút thuốc có khả năng phát triển bệnh
Viêm loét Đại tràng cao gấp ba lần so với người hút thuốc." Một nghiên
cứu đánh giá41 gợi ý rằng những người đang hút thuốc có nguy cơ giảm đi
khoảng 42%; tuy nhiên, những người từng hút thuốc nhưng đã bỏ có nguy cơ
gia tăng so với người chưa bao giờ hút thuốc. Bằng chứng này một lần
nữa cho thấy hút thuốc lá có vẻ có tác dụng bảo vệ, và rằng những người
bỏ hút thuốc thực ra tự đặt họ vào nguy cơ cao hơn. Thêm vào đó, những
người hút thuốc và bị viêm loét đại tràng cũng được phát hiện thường có
triệu chứng nhẹ hơn so với những người không hút thuốc.41
Điều thú vị là hút thuốc lá có vẻ không mang lại lợi ích cho nhiều người
bị chẩn đoán mắc bệnh Crohn, một loại bệnh viêm loét đường ruột khác.
Theo thống kê, cả nam giới và phụ nữ đều có nguy cơ phát triển bệnh
Crohn cao hơn nhiều nếu họ hút thuốc, và một nghiên cứu42 thậm chí còn
gợi ý nguy cơ gia tăng gấp ba lần ở phụ nữ hút thuốc. Điều có vẻ như bất
thường này không hợp lý chút nào khi chúng ta chỉ nhìn vào nó một cách
biệt lập. Tuy nhiên, có những bằng chứng ngày càng nhiều trỏ đến khả
năng căn bệnh này có nguồn gốc di truyền. Tương tự, có bằng chứng gợi ý
rằng yếu tố di truyền có thể đóng vai trò nhất định trong việc hút thuốc
/ tiêu thụ nicotine. Nhiều người có thể bị thúc đẩy hút thuốc, hoặc
không hút, do gen của họ theo nghĩa đen. Các hình mẫu gen tương tự nhau
đã được tìm thấy giữa những người hút thuốc khi so sánh với những người
không hút thuốc. Một số gen cũng được thấy43 hoạt động mạnh hơn ở những
người hút thuốc, trong khi một số khác hoạt động yếu hơn, khi so sánh
với những người không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu44 đưa ra giả thuyết
rằng các gen chịu trách nhiệm cho việc sản xuất các chất truyền dẫn thần
kinh, chuyển hóa chất kiểm soát các thụ cảm tế bào và chuyển hóa
nicotine có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định một
người có khả năng hút thuốc nhiều hay ít.
Điều đáng chú ý nhất đối với tôi ở đây là những bằng chứng này trỏ đến
việc có sự khác biệt về sinh học giữa những người hút thuốc và những
người không hút thuốc. Có lẽ điều này giúp giải thích tại sao một số
người đến với hút thuốc lá một cách tự nhiên từ khi họ còn ở tuổi thiếu
niên, trong khi những người khác sống cả đời mà không thèm hút thuốc một
chút nào. Nó cũng có thể giải thích tại sao một số người hút thuốc có
thể sống rất thọ và không bị ung thư phổi, trong khi một người khác hút
thuốc vài năm nhưng không được hưởng lợi gì từ đặc tính bảo vệ của nó.
Xem xét đến tính di truyền, nghịch lý về bệnh Crohn / Viêm loét Đại
tràng không còn có vẻ kỳ lạ đến vậy nữa. Có lẽ bộ gen hợp với việc hút
thuốc của ai đó cũng hoạt động như một yếu tố có tác dụng bảo vệ chống
lại những yếu tố gây bệnh khác? Khoa học vẫn chưa trả lời được những câu
hỏi này.
Hút thuốc lá và chức năng ty lạp thể
© Wikipedia. Ty lạp thể |
Để hiểu hút thuốc lá ảnh hưởng đến chức năng ty lạp thể thế nào, hãy cùng xem xét ty lạp thể hoạt động ra sao.
Các ty lạp thể nằm bên trong tế bào và được biết đến như là "nhà máy
điện" có trách nhiệm sản sinh năng lượng phục vụ cho nhu cầu trao đổi
chất của cơ thể. Chức năng của ty lạp thể là lấy các electron từ môi
trường và dùng chúng để tổng hợp Adenosine Triphosphate (ATP), thứ được
cho là 'nguồn năng lượng' của cơ thể (Gilbert Ling không đồng ý với điều
này). Thông qua một quá trình gọi là hô hấp tế bào, các electron được
lấy từ thức ăn đã được tiêu hóa và chuyển qua màng ty lạp thể với sự
giúp đỡ của một số phân tử nhất định để ty lạp thể có thể tạo ra ATP. Lý
thuyết phổ biến về ATP là nó được dùng làm năng lượng cho phần lớn các
quá trình trong cơ thể. Một lần nữa, lý thuyết này vẫn còn tranh cãi.
Tuy nhiên, điều được thừa nhận là ATP là thứ không thể thiếu cho sự sống
của con người. Nghiên cứu gần đây bởi các nhà nghiên cứu như Doug
Wallace và những người khác chỉ ra rằng rối loạn ty lạp thể có thể là
nguồn gốc của hầu hết các căn bệnh thời hiện đại. Điều này có nghĩa là
giữ cho ty lạp thể hoạt động tốt là điều quan trọng sống còn.
Một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất ATP là phân
tử ôxy hóa khử Nicotinamide adenine dinucleotide (NAD). NAD có mặt trong
tất cả các tế bào sống và tồn tại dưới hai dạng: NADH và NAD+. Cả hai
dạng đều tối cần thiết cho sự chuyển hóa năng lượng của tế bào, và nếu
liều lượng không đầy đủ của chúng có thể dẫn đến rối loạn ty lạp thể.
Chức năng của NADH là mang electron vào trong ty lạp thể để hỗ trợ sự
tổng hợp ATP. Một khi NADH đã cho đi những electron này, nó trở thành
NAD+. NAD+ đã được phát hiện45 có tác dụng tăng cường quá trình sửa chữa
DNA, tăng khả năng chịu đựng stress, và kiểm soát quá trình chết rụng
tế bào. Hơn nữa, NAD+ cũng khôi phục sự toàn vẹn của các mô, duy trì sự
cân bằng trong tế bào, và làm tăng tuổi thọ tế bào46. Tế bào cảm nhận
nồng độ NAD+ thông qua mức độ sản xuất năng lượng của ty lạp thể và tốc
độ chuyển hóa chất. Vì lý do này, lượng NAD+ được tạo ra đóng vai trò
đáng kể trong việc kiểm soát tốc độ tổng hợp ATP và sự chuyển hóa chất
của tế bào.47 Lượng NAD+ thấp làm giảm quá trình sản xuất năng lượng,
giảm số ty lạp thể trong tế bào48 và đóng góp đáng kể vào quá trình lão
hóa của cơ.49 Một điều thú vị nữa là NAD+ cũng có khả năng thay đổi hoạt
động của gen bằng cách "tắt đi" những gen gắn với các quá trình lão
hóa.50
Tiếp tục, SIRT1 (sirtuin) là một protein phụ thuộc vào NAD và được mã
hóa bởi gen SIRT1. Nó không thể hoạt động mà không có NAD+. Vậy là khi
nồng độ NAD+ giảm xuống, nồng độ SIRT1 cũng giảm, và ngược lại. SIRT1
hóa ra là một trong những enzyme quan trọng nhất trong việc kiểm soát
hoạt động gen, sự chuyển hóa chất và tuổi thọ. Các nghiên cứu đã cho
thấy SIRT1 ức chế đường truyền tin MTOR, làm gia tăng độ nhạy cảm
leptin51, làm gia tăng độ nhạy cảm hormone T352, và cũng làm gia tăng độ
nhạy cảm của da với Vitamin D.53 SIRT1 còn ức chế hoặc tắt đi các gen
liên quan đến sự sưng tấy54, kiểm soát nồng độ đường huyết, và quá trình
tích mỡ trong cơ thể.55
Vậy, tất cả những cái đó liên quan gì đến hút thuốc lá?
Một nghiên cứu56 thực hiện bởi tổ chức Cancer Research (Nghiên cứu Ung thư) vào năm 2012 cho thấy:
Hoạt động SIRT1 được tăng cường một cách đáng kể và nhất quán nhất ở những người hút thuốc so với những người không hút thuốc trong tất cả 4 tập hợp dữ liệu. Trong khi hoạt động SIRT1 có tương quan mạnh mẽ với việc một người có hút thuốc hay không, sự kích hoạt đường dẫn SIRT1 không có tương quan đáng kể với con số bao thuốc x năm của người hút thuốc (p > 0.05; Spearman). Do vậy, hoạt động SIRT1 được tăng cường một cách nhất quán ở những người hút thuốc độc lập với lượng phơi nhiễm tích tụ. Sự gia tăng trong hoạt động của SIRT1 này có thể đóng vai trò bảo vệ chống lại tác hại ôxy hóa và tổn thương DNA gây ra bởi hút thuốc.
Nhớ lại thực tế rằng SIRT1 chỉ có thể hoạt động khi có mặt NAD+, những kết quả này gợi ý rằng nồng độ NAD+ cũng phải được tăng cường ở những người hút thuốc. Nồng độ NAD+ tăng cường trỏ đến chức năng ty lạp thể hiệu quả hơn. Với một số người (có thể là thích hợp về mặt di truyền), hút thuốc lá không phải là gánh nặng đối với cơ thể. Phát hiện này có thể giải thích tại sao nhiều người hút thuốc sống thọ lâu và không bệnh tật. Có lẽ những người này sống thọ như vậy không phải bất chấp thói quen hút thuốc của họ, mà thực ra họ sống lâu như vậy bởi vì họ hút thuốc. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể của điều đó.
Tin sốc: Hầu hết những người "sống lâu hơn trăm tuổi" đều đã hoặc đang hút thuốc lá
Jeanne Louise Calment
© The Birkshire Edge. Jeanne Louise Calment |
Bà lão thọ hơn trăm tuổi người Pháp Jeanne Louise Calment sinh ngày
21/2/1875, và đến ngày 4/8/1997, bà qua đời do nguyên nhân tự nhiên. Bà
sống thọ tổng cộng 122 năm.57 Bí quyết của bà? Calment hút thuốc từ năm
21 tuổi cho đến năm 117 tuổi khi bà 'cuối cùng quyết định từ bỏ thói
quen ấy'.
Jose Aguinelo dos Santos
© Rediff. Jose châm lửa |
Jose Aguinelo dos Santos, một ông lão người Brazil với bố mẹ là nô lệ
châu Phi, sinh ngày 7/7/1888. Đến tháng 7/2014, Jose kỷ niệm ngày sinh
nhật thứ 126 của ông.58 Điều thú vị là Jose hút một bao thuốc lá mỗi
ngày trong 50 năm qua.
Winnie Langley
© The Daily Mail. Sinh nhật lần thứ 100 của Winnie |
"Người hút thuốc già nhất" nước Anh, Winnie Langley, sinh ra ở Croydon
vào năm 1907. Vào bữa tiệc lần thứ 100 của bà, Winnie nói: "Tôi đã hút
thuốc từ khi còn ở nhà trẻ và tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ nó." Ước
tính bà đã hút hơn 170.000 điếu thuốc lá trong suốt cuộc đời mình.59
Buồn thay, hai năm sau Winnie qua đời ở tuổi thanh xuân 102.
Emiliano Mercado Del Toro
© z3.invisionfree.com. Emiliano Mercado Del Toro |
Sinh ngày 21/8/1891 tại Puerto Rico, Emiliano hút thuốc lá tổng cộng 76
năm trước khi từ bỏ nó vào năm 90 tuổi. Năm 2007, Emiliano từ trần ở
tuổi 115 do nguyên nhân tự nhiên.60
Sek Yi
© Reuters. Sek Yi rít thuốc |
Sek Yi là một người mộ đạo Phật và là một cao thủ võ thuật, được cho là
sinh ra vào năm 1881. Tháng 10/2003, Sek qua đời ở tuổi 122. Sek gán bí
quyết của tuổi thọ của ông và của bà vợ 108 tuổi cho việc hút thuốc lá
và cầu nguyện. Trong một cuộc phỏng vấn, Sek nói: "Khi tôi còn trẻ, tôi
từng ăn trầu, nhưng mọi người cười tôi bảo tôi trông như đàn bà, thế nên
tôi chuyển sang hút thuốc."61
Batuli Lamichhane
© Magazin. Bathulli làm một điếu |
Batuli sinh ra ở Nepal vào tháng 3/1903, và giờ bà đã 114 tuổi. Bà vẫn
còn sống và vẫn hút 30 điếu thuốc lá mỗi ngày trong 97 năm qua - kể từ
khi bà 17 tuổi. Batuli "tuyên bố thói quen hút thuốc hàng ngày đã giúp
bà sống lâu hơn tất cả mọi người trong làng - bao gồm cả các con bà."62
Christian Mortensen
© Getty Images. Christian hút xì gà |
Cuối cùng, ông lão sống lâu hơn trăm tuổi người Mỹ gốc Đan Mạch
Christian Mortensen sinh ra ngày 16/8/1882. Christian qua đời ngày
25/4/1998 ở tuổi 115. Khi được hỏi bí quyết sống lâu, ông nói: "Bạn bè,
một điếu xì gà ngon, uống thật nhiều nước sạch, không rượu bia, sống
tích cực và hát thật nhiều sẽ giúp bạn sống thật lâu."63
Kết luận
Có vẻ hợp lý khi kết luận rằng ít nhất trong một số trường hợp, hút thuốc lá có khả năng:
- bảo vệ phổi khỏi nhiều trạng thái bệnh lý
- tăng cường khả năng khử độc của cơ thể
- tăng cường khả năng nhận thức
- TẮT đi các gen kích thích sự sưng tấy và BẬT lên các gen kiềm chế sưng tấy
- gián tiếp làm gia tăng tuổi thọ thông qua việc tăng cường chức năng ty lạp thể
Tôi tin rằng một số trong những nghiên cứu này có những hứa hẹn khó tưởng tượng nổi đối với sức khỏe của nhiều người hút thuốc. Nó cũng làm tôi nhớ lại việc các nhà chức trách y tế không ngừng nghỉ nói với chúng ta rằng "hút thuốc gây ung thư."
Trạng thái tâm trí của ta, niềm tin và suy nghĩ của ta đều có thể ảnh
hưởng đến hoạt động của gen thông qua ngoại di truyền. Nó đã được cho
thấy một cách nhất quán rằng thay đổi niềm tin về bản thân và thế giới
xung quanh có thể có ảnh hưởng sâu sắc đến trạng thái sinh lý của mỗi
người. Nói một cách khác, trạng thái tâm trí của bạn có thể cho phép cơ
thể bạn vượt qua bệnh tật. Ngược lại, niềm tin rằng bạn sẽ bị ung thư
cũng có thể bộc lộ ra ngoại thành bệnh ung thư trên cơ thể. Nó khiến tôi
tự hỏi có bao nhiêu trường hợp ung thư ở những người hút thuốc lá thực
ra là do những người đó tin vào thông điệp mà họ bị nhồi nhét thông qua
truyền thông, để rồi niềm tin đó bộc lộ ra ngoài trên cơ thể họ. Vào
thời điểm này, chúng ta không thể chắc chắn điều gì, nhưng có một điều
chắc chắn là: cần nhiều nghiên cứu khách quan hơn nữa trong lĩnh vực
này.
Niềm tin rằng hút thuốc có hại cho sức khỏe hiện đang mạnh mẽ và phổ
biến rộng rãi, mặc dù trên thực tế nó đã đến và đi tại nhiều thời điểm
trong quá khứ. Có nhiều nỗ lực từ những người chống hút thuốc nhằm đưa
ra các đạo luật cấm hút thuốc - nhưng, may thay, việc cấm hút thuốc luôn
thất bại về lâu dài. Trong quá khứ, hút thuốc lá được tin là có khả
năng chữa trị. Những người tin vậy bao gồm những người thổ dân da đỏ
châu Mỹ trong hàng ngàn năm, và cũng được xác nhận bởi những người đầu
tiên nhập khẩu thuốc lá về châu Âu để dùng như thuốc chữa bệnh cho các
bệnh như hen suyễn, bệnh vẩy nến và sốt.
Ngày nay, sự phân biệt đối xử rộng khắp chống lại những người hút thuốc
có tác dụng làm họ cảm thấy tội lỗi về lựa chọn cá nhân của họ. May
thay, nếu họ tự tìm hiểu về thuốc lá, họ có thể tự tin rằng châm lửa cho
điếu thuốc sẽ không hủy hoại sức khỏe của họ.
Để biết thêm về thuốc lá và hút thuốc nói chung, tôi xin giới thiệu những bài viết, bài nói và video sau:
- Hãy cùng châm lửa nào! Những gì bạn không biết về thuốc lá
- The epidemic of junk science in tobacco smoking research
- Pestilence, the Great Plague and the Tobacco Cure
- Nicotine - The Zombie Antidote
- The Health & Wellness Show: The Truth about Tobacco and the Benefits of Nicotine
- The Health & Wellness Show: The Truth about Tobacco and the Benefits of Nicotine - Part 2
Tài liệu tham khảo
- Whitby W. 'The Smoking Scare De-bunked' [cited 2016 Mar 10]
- Fisher R. Smoking, the cancer controversy. Edinburgh: Oliver & Boyd; 1959
- Cross F, Palmer R, Filipy R, Dagle G, Stuart B. 'Carcinogenic Effects of Radon Daughters, Uranium Ore Dust and Cigarette Smoke in Beagle Dogs'. Health Physics 1982; 42: 33-52
- Bjermer L, Cai Y, Nilsson K, Hellstrom S, Henriksson R. 'Tobacco smoke exposure suppresses radiation-induced inflammation in the lung: a study of bronchoalveolar lavage and ultrastructural morphology in the rat' 1st ed. [cited 2016 Mar 10]
- Lee P. 'Relation between exposure to asbestos and smoking jointly and the risk of lung cancer', Occupational and Environmental Medicine 2001;58:145-153.
- Berry, G. 'The Interaction of Asbestos and Smoking in Lung Cancer: A Modified Measure of Effect', Annals of Occupational Hygiene 2004; 48: 459-462.
- Bjermer L, Franzen L, Littbrand B, Nilsson K, Angstrom T, Henriksson R. 'Effects of Smoking and Irradiated Volume on Inflammatory Response in the Lung of Irradiated Breast Cancer Patients Evaluated with Bronchoalveolar Lavage', 1st ed. Cancer Research; 1990 [cited 2016 Mar 10]
- Silverman D, Samanic C, Lubin J, Blair A, Stewart P, Vermeulen R et al. 'The Diesel Exhaust in Miners Study: A Nested Case - Control Study of Lung Cancer and Diesel Exhaust', 1st ed. Oxford University Press 2012; 2011 [cited 2016 Mar 10]
- Cancer factsheet, World Health Organization 2016 [cited 2016 Mar 10]
- Davis F. The Black Lung Lie, 2012 [cited 2016 Mar 10]
- White R. Smoke Screens: Black Lung, Smokescreens.org [cited 2016 Mar 10]
- Segura G. 'Nicotine - The Zombie Antidote', Sott.net [cited 2016 Mar 10]
- Han Y, Lau Y. 'Nicotine, an anti-inflammation molecule' Inflammation and Cell Signaling, 2014
- Heishman S, Kleykamp B, Singleton E. 'Meta-analysis of the acute effects of nicotine and smoking on human performance', Psychopharmacology 2010; 210: 453-469
- Wesnes K, Warburton D. 'Smoking, Nicotine and Human Performance', 1st ed. Pergamon Press Ltd; 1983 [cited 2016 Mar 10]. Available here
- Esterlis I, Ranganathan M, Bois F, Pittman B, Picciotto M, Shearer L et al. 'In Vivo Evidence for β2 Nicotinic Acetylcholine Receptor Subunit Upregulation in Smokers as Compared With Nonsmokers With Schizophrenia', Biological Psychiatry 2014; 76: 495-502
- Warburton D. 'Nicotine As A Cognitive Enhancer', 1st ed. Department of Psychology, University of Reading: Pergamon Press ltd; 1991 [cited 2016 Mar 10]. Available here
- Fowler J, Volkow N, Wang G, Pappas N, Logan J, Shea C et al. 'Brain monoamine oxidase A inhibition in cigarette smokers', Proceedings of the National Academy of Sciences, 1996 [cited 2016 Mar 10]; 93: 14065-14069. Available here
- Milgram N, Racine R, Nellis P, Mendonca A, Ivy G. 'Maintenance on L-deprenyl prolongs life in aged male rats', PubMed, NCBI1990 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Yen T, Knoll J. 'Extension of lifespan in mice treated with Dinh lang (Policias fruticosum L.) and (-)deprenyl', PubMed, NCBI1992 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Ballatori N, Krance S, Notenboom S, Shi S, Tieu K, Hammond C. 'Glutathione dysregulation and the etiology and progression of human diseases', Biological Chemistry 2009; 390
- Cantin A, North S, Hubbard R, Crystal R. 'Normal alveolar epithelial lining fluid contains high levels of glutathione', Journal of Applied Physiology, 1987 [cited 2016 Mar 10]; 63: 152-157. Available here
- Gould N, Min E, Gauthier S, Martin R, Day B. 'Lung glutathione adaptive responses to cigarette smoke exposure', Respiratory Research 2011; 12: 133
- Jenifer H, Bhola S, Kalburgi V, Warad S, Kokatnur V. 'The influence of cigarette smoking on blood and salivary super oxide dismutase enzyme levels among smokers and nonsmokers—A cross sectional study', Journal of Traditional and Complementary Medicine 2015; 5: 100-105
- Mccusker K, Hoidal J. 'Selective Increase of Antioxidant Enzyme Activity in the Alveolar Macrophages from Cigarette Smokers and Smoke-exposed Hamsters', Am Rev Respir Dis 1990; 141: 678-682
- Naito Y, Uchiyama K, Takagi T. 'Therapeutic Potential of Carbon Monoxide (CO) for Inflammatory Bowel Disease', Digestion 2015; 91
- Radon K, Nowak D, Szadkowski D. 'Lack of combined effects of exposure and smoking on respiratory health in aluminium potroom workers', Occupational and Environmental Medicine 1999; 56: 468-472.
- Felson D, Anderson J, Naimark A, Hannan M, Kannel W, Meenan R. 'Does smoking protect against osteoarthritis?' Arthritis Care Res 1989; 32: 166-172
- Wilder F, Hall B, Barrett J. 'Smoking and osteoarthritis: Is there an association? The Clearwater Osteoarthritis Study', Osteoarthritis and Cartilage 2003; 11: 29-35
- Sandmark H, Hogstedt C, Lewold S, Vingard E. 'Osteoarthrosis of the knee in men and women in association with overweight, smoking, and hormone therapy', Annals of the Rheumatic Diseases 1999; 58: 151-155
- Gullahorn L, Lippiello L, Karpman R. 'Smoking and osteoarthritis: differential effect of nicotine on human chondrocyte glycosaminoglycan and collagen synthesis', Osteoarthritis and Cartilage 2005; 13: 942-943
- Thacker E, O'Reilly E, Weisskopf M, Chen H, Schwarzschild M, McCullough M et al. 'Temporal relationship between cigarette smoking and risk of Parkinson disease', Neurology 2007; 68: 764-768
- Gorell J, Rybicki B, Johnson C, Peterson E. 'Smoking and Parkinson's disease: A dose-response relationship', Neurology 1999; 52: 115-115
- Toulorge D, Guerreiro S, Hild A, Maskos U, Hirsch E, Michel P. 'Neuroprotection of midbrain dopamine neurons by nicotine is gated by cytoplasmic Ca2+', The FASEB Journal 2011; 25: 2563-2573
- van Duijn C, Hofman A. 'Relation between nicotine intake and Alzheimer's disease', BMJ 1991; 302: 1491-1494
- 'Schizophrenia and smoking: an epidemiological survey in a state hospital', American Journal of Psychiatry 1995; 152: 453-455
- Hodgson R, Wildgust H, Bushe C. 'Review: Cancer and schizophrenia: is there a paradox?' Journal of Psychopharmacology 2010; 24: 51-60
- 'Nicotine Helps Schizophrenics with Attention and Memory', Yale News, 2005 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Zammit S, Allebeck P, Dalman C, Lundberg I, Lewis G. 'Investigating the Association between Cigarette Smoking and Risk of Developing Schizophrenia in a Cohort Study', Clin Sci 2003; 104: 41P.2-41P
- Lashner B. 'Inflammatory bowel disease: family patterns and risk factors', PubMed, NCBI1992 [cited 2016 Mar 10];Available here
- Bastida B, Beltrán G. 'Ulcerative colitis in smokers, non-smokers and ex-smokers', World Journal of Gastroenterology, 2011 [cited 2016 Mar 10]; 17: 2740. Available here
- Thomas G. 'Role of smoking in inflammatory bowel disease: implications for therapy', Postgraduate Medical Journal 2000; 76: 273-279
- Chu J. 'The Genetics of Nicotine Addiction', MIT Technology Review 2007 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Davies G, Soundy T. 'The genetics of smoking and nicotine addiction', S D Med [Internet] 2009; Available here
- Massudi H, Grant R, Guillemin G, Braidy N. 'NAD + metabolism and oxidative stress: the golden nucleotide on a crown of thorns', Redox Report 2012; 17: 28-46
- Anderson R, Bitterman K, Wood J, Medvedik O, Cohen H, Lin S et al. 'Manipulation of a nuclear NAD+ salvage pathway delays aging without altering steady-state NAD+ levels', Journal of Biological Chemistry 2013; 288: 24160-24160
- Yamauchi K, Nakajima J. 'Effect of coenzymes and thyroid hormones on the dual activities of Xenopuscytosolic thyroid-hormone-binding protein (xCTBP) with aldehyde dehydrogenase activity', European Journal of Biochemistry 2002; 269: 2257-2264
- Gomes A, Price N, Ling A, Moslehi J, Montgomery M, Rajman L et al. 'Declining NAD+ Induces a Pseudohypoxic State Disrupting Nuclear-Mitochondrial Communication during Aging', Cell 2013; 155: 1624-1638
- Prolla T, Denu J. 'NAD+ Deficiency in Age-Related Mitochondrial Dysfunction', Cell Metabolism 2014; 19: 178-180
- Imai S, Armstrong C, Kaeberlein M, Guarente L. 'Transcriptional silencing and longevity protein Sir2 is an NAD-dependent histone deacetylase', Nature 2000 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Ghosh H, McBurney M, Robbins P. 'SIRT1 Negatively Regulates the Mammalian Target of Rapamycin', PLoS ONE 2010; 5: e9199
- Suh J, Sieglaff D, Zhang A, Xia X, Cvoro A, Winnier G et al. 'SIRT1 is a Direct Coactivator of Thyroid Hormone Receptor β1 with Gene-Specific Actions', PLoS ONE 2013; 8: e70097
- Sabir M, Khan Z. 'Resveratrol and SIRT1 Are Novel Positive Modulators of Vitamin D Signaling Via Apparent Deacetylation of VDR: Late-breaking Bone, Calciotropic Hormones & Vitamin D III', Endocrine Society, 2015 [cited 2016 Mar 10]; Available here
- Kotas M, Gorecki M, Gillum M. 'Sirtuin-1 is a nutrient-dependent modulator of inflammation', Adipocyte 2013; 2: 113-118
- Chalkiadaki A, Guarente L. 'Sirtuins mediate mammalian metabolic responses to nutrient availability', Nat Rev Endocrinol 2012; 8: 287-296
- Beane J, Cheng L, Soldi R, Zhang X, Liu G, Anderlind C et al. 'SIRT1 Pathway Dysregulation in the Smoke-Exposed Airway Epithelium and Lung Tumor Tissue', Cancer Research 2012; 72: 5702-5711
- Whitney, C. 'Jeanne Calment, World's Elder, Dies at 122', New York Times 2016 [cited 2016 Mar 10]
- 'Brazilian who turned 126 years old last week could be oldest living person', UK Telegraph 2014 [cited 2016 Mar 10]
- Hough, A. 'Britain's 'oldest smoker' dies after puffing on cigarettes for 95 years', UK Telegraph 2010 [cited 2016 Mar 10]
- 'E. Mercado del Toro, 115; oldest person', LA Times 2007 [cited 2016 Mar 10]
- 'Smoking secrets of oldest man', UK Mail 2016 [cited 2016 Mar 10]
- '112-year-old woman puts her age down to smoking 30 cigs a day', Metro 2016 [cited 2016 Mar 10]
- Wilmoth J, Skytthe A, Friou D, Jeune B. 'The Oldest Man Ever? A Case Study of Exceptional Longevity', The Gerontologist 1996; 36: 783-788
Elliot Overton (Profile)
Cư
trú tại Vương quốc Anh, Elliot là một trong những người dẫn chương
trình thường xuyên trên chương trình Radio về sức khỏe The Health and
Wellness của SOTT. Anh nghiên cứu Trị liệu Dinh dưỡng, tập trung vào
Chẩn đoán Chức năng. Trong thời gian rảnh rỗi, Elliot thích nghiên cứu
sâu vào các đề tài về dinh dưỡng, khoa học thần kinh và tâm lý học. Và
nếu vẫn còn thời gian sót lại thì đi ra ngoài trời! Hãy xem blog cá nhân
của anh, ÆONUTRITION
(Sott.net)
(Sott.net)