Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại

Một lần chia tay - Đào Dân

Sau đợt biên chế buổi trưa, trại 4 Long Giao gồm gần 500 người không còn tới một nửa.
Như bị một cơn lốc cuốn hút, những người còn lại cảm thấy hụt hẫng, chới với trong một buổi chiều đầy mây đen ảm đạm. Không khí ngưng tụ trong toàn trại, đè nặng lên tâm trí mọi người như có một sức ép vô hình làm rã rời thân xác. Ngoại trừ khu nhà bếp là còn chút sinh khí nhờ vào những ngọn lửa vẫn còn cháy dưới mấy cái chảo gang cùng với hoạt động hối hả của toán "anh nuôi", phần còn lại của trại như một vùng đất chết. Cả 4 dãy nhà, mấy trăm con người nằm im lìm thoi thóp thở. Một bóng người đâu đó đi ra, làm xong việc gì đó rồi lặng lẽ đi vào. Như những cái bóng. Gió cũng không buồn lay động. Mặt trời vội vã trốn chạy sau những đám mây và những con người ốm o đang nằm bất động trên những cái sạp tự chế mà ngay cả tiếng thở dài cũng không buồn thoát ra.
Đó là một ngày của tháng 5 năm 1976. Như thường lệ, trước 8 giờ sáng các B (phòng) trưởng lên giao ban (tiếp xúc) với ban chỉ huy trại và trở về với cái lệnh bất thường. Nghỉ lao động và ở nhà chờ lệnh. Được nghỉ thì ai cũng vui, nhưng dường như không ai cảm được nỗi vui ấy, mà mơ hồ nhận ra có một cái gì đó bất thường, khác lạ sắp xảy ra. Có thể là người ta lại sẽ kiểm kê đồ đạc cá nhân vì chỉ mới khoảng hơn 10 tháng vô trại mà kiểm kê đến ba bốn lần rồi. Mỗi lần như vậy, họ bắt chúng tôi mang vác tất cả đồ dùng cá nhân, như thử sắp sửa đi đến nơi ở khác, tập trung lên cái sân tráng xi măng ở giữa trại, ngồi ngay hàng thẳng lối để cho một cán bộ quản giáo cùng một vệ binh súng ống đầy mình đi qua từng người, lục lọi tất cả, từ thân thể cho đến đồ đạc cá nhân. Họ mở nắp ca men để chia cơm, loong gô để đựng nước uống. Họ lôi ra cả đống áo quần, mùng mền rồi kiểm tra túi lớn túi nhỏ và nắn nót để cố tìm ra cái gì từ trong lai áo hay lai quần. Có khi họ cũng tìm thấy một con dao hay cưa sắt tự chế mà cải tạo viên dùng để làm ra những vật dụng hàng ngày. Nhưng vì chúng tôi đã quá quen với cái trò quấy nhiểu này nên những lần kiểm kê sau, tất cả đều được dấu béng, chẵng ai dại gì mà mang theo người để rồi không những bị mất đồ mà còn bị "lên lớp" ( có nghĩa là dùng những từ nặng nề nhất để xài xễ) Dĩ nhiên, tất cả các phòng ngủ được một toán cán bộ khác vô lục lọi và tịch thu hết những gì mà "cải tạo viên" quên đã để lại đó.
Riêng tôi chẵng có gi phải lo lắng, vì ngoài hai bộ áo quần civil cũ mang theo lúc đi trình diện, hai bộ trellis do trại phát, mùng mền cá nhân, một đôi dép nhựa, chén bát muỗng đũa, tôi chỉ có thể "sản xuất" được một đôi guốc mộc, được cắt ngắn từ một thanh xà trong một căn nhà tiền chế đã hư hỏng của Mỹ. Nhìn đôi guốc quá thô thiển và xấu xí của tôi, một người bạn cùng phòng thương tình đã cho tôi một đôi khác, không phải hình chữ nhật thô kệch như đôi guốc của tôi mà được đẽo gọt đàng hoàng, trông chẵng khác gì với đôi guốc hồi xưa bán ngoài chợ duy chỉ thiếu màu sơn. Dù đã có đôi guốc mới đẹp đẽ hơn, nhưng vốn phòng xa, tôi không vất đôi cũ đi mà vẫn giữ lại và sử dụng nó trong những trường hợp đặc biệt. Hai đôi guốc gỗ đã trở thành thông dụng đến nổi tôi không mang đôi dép nhựa mang theo từ nhà nữa mà nó được lau chùi sạch sẽ rồi cất kỹ vào túi xách, chỉ được lôi ra dùng khi phải đi vô rừng lấy củi, chặt nứa hay đi lao động trên những vùng đất hoang trong vùng. Nhưng đôi guốc tự chế của tôi cũng không ở lại với tôi lâu. Trên chuyến tàu Sông Hương chở tù nhân chúng tôi ra Bắc vào tháng 6 năm 1976, tôi đã phải vất nó đi sau khi mang vào một góc khuất của tàu được dùng làm nơi phóng uế, đầy phân người nhầy nhụa vương vãi khắp nơi mà chung quanh là những bạn đồng tù cùng chung số phận đang đau khổ nằm rải rác chung quanh đó trên chuyến tàu định mệnh mà hơn mấy ngàn người ngồi dựa lưng nhau, sắp lớp như cá mòi nằm trong hộp, trong hai ba căn hầm thường dùng chứa hàng được mở một phần nắp bên trên cho thoáng khí.
Ngoài hai đôi guốc mộc, có hai thứ mà từ ngày vào trại, tôi cảm thấy quá cần thiết đến nổi tôi lại phải lượm những thứ mà bạn bè trong phòng làm xong vất đi vì họ không vừa ý. Đó là cái ống điếu hút huốc lào bằng nứa và một cái khay đựng cơm. Cái khay, được làm bằng thiếc mạ đồng, là vỏ đầu đạn đại bác 105 ly, được gò lại thành hình chữ nhật. Dù bề ngoài trông xấu xí vì kỹ thuật gò còn non do mới tập sự, lại thêm màu vàng mạ lâu ngày bị tróc loang lổ đến lòi cả sét ra ngoài, nhưng cái khay này, cùng với cái điếu cày, đã đi với tôi từ nam ra bắc, từ trại này đến trại khác và chỉ vất đi sau khi được trả tự do và về đến nhà. Cái khay hình chữ nhật xấu xí này trở thành một phần bất ly thân vì ngoại trừ thời gian đầu mới nhập trại là chúng tôi còn ăn cơm chung trong một tổ 10 người, và còn giữ được chút lịch sự để nhường nhịn nhau. Nhưng sau một thời gian bị cái đói hoành hành, không ai bảo ai mà tất cả đều đồng ý là sau khi mang cơm và thức ăn từ nhà bếp về cho một tổ 10 người, chúng tôi luân phiên nhau chia phần ra cho từng người một, với một cách nào đó tốt nhất để có sự công bằng. Tuy nhiên, sau khi nhận phần cơm của mình, chỉ có một số ít người ngồi ăn một mình mà thường người ta kết hợp lại từng nhóm nhỏ vài ba người, hoặc nằm gần nhau, hoặc có quan hệ quen biết từ trước, hoặc ý hợp tâm đầu. Tôi và T. là một trong những nhóm nhỏ đó.
Chúng tôi đã là bạn bè Hải Quân cùng khóa, cùng nhập trại ở Đà Nẵng, cùng sống trong phòng Omega 3 gồm 10 người trong suốt một năm đầu huấn luyện ở quân trường. Vậy mà sau khi ra trường, mỗi người đi một ngã, chỉ gặp nhau đâu được một hai lần ngắn ngủi. Không để lại dấu vết gì. Sau tháng tư bảy lăm, 100 anh em khóa 18 như bầy ong vỡ tổ, tản mác bốn phương trời. Lúc đó, chẵng ai biết ai đã hạ lạc phương nào. Những ngày tháng đầu tiên, dù đã sống ở đây gần 6 năm trời, tôi như ngơ ngác giữa phố Sài thành hoa lệ, nay bỗng lại điểm xuyết thêm màu xanh cỏ úa của những bộ quần áo cùng mũ cối của mấy anh bộ đội từ miền Bắc vào đang tràn ngập trên mọi xó xỉnh của phố phường. Đang tự hỏi làm gì để kiếm sống thì có người bạn pháo binh tên Hùng ở cùng xóm Thị Nghè rủ rê ra bùng binh chợ Bến Thành tìm cách bán buôn kiếm ăn qua ngày. Sau khi đem chiếc đồng hồ Seiko 5, tài sản duy nhất mà tôi có, ra bán với ý định làm vốn. Nhưng ngay cả việc nhỏ nhặt là bán đồng hồ, tôi cũng cảm thấy lúng túng như gà mắc tóc, khổ sở để mở miệng mời chào mà khách hầu hết là những chú lính trẻ đang tập tễnh làm quen với đời sống đô thị với dáng điệu nhi nhô đến tội nghiệp. Tôi cảm thấy hổ thẹn như đang đánh mất chính mình nên sau khi cố gắng bán xong chiếc đồng hồ, tôi biết chắc là với sự vụng về lúng túng của mình, tôi không thể nào tiếp tục cái công việc tưởng như là dễ dàng của một người bán nước bọt....Khi đi lang thang quanh chợ, tình cờ gặp T. có vẽ đang bận rộn với việc giúp người bà con bán hàng vàng ở đâu đó.
Nhưng lần gặp T. thứ hai sau này mới đúng là một tình cờ của số phận. Tôi ở Thị Nghè, Gia Định nên được gọi đi trình diện tại trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt gần chợ Ba Chiểu. Tôi chần chờ mãi đến sáng ngày cuối của thời hạn, 24 tháng 6, mới xách túi xách lên đường. Lên xe lam đến trường, một vài chữ viết cẩu thả bằng phấn trắng trên tấm bảng đen trước cửa : Trình diện ở trường Trung học Trưng Vương. Chán ngán, tôi lại phải vác túi xách lên vai, lễ mễ cuốc bộ về. Đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cạnh sở thú, tôi vui mừng gặp T. trong hàng người đang sắp hàng trước cái bàn nhỏ với vài anh bộ đội đang làm thủ tục cho nhập "trường". Vậy là từ đó cho đến gần một năm sau, dường như số phận hai đứa buộc chặt với nhau.
Hai ngày tự do lang thang trong khuôn viên của hai trường trung học nổi tiếng của đô thành để tìm kiếm bạn bè, trao đổi, trò chuyện về các sinh hoạt trong những ngày đổi đời vừa qua mà chẵng thấy ai có vẻ có thẩm quyền nhắc nhở gì đến học tập cải tạo. Việc ăn uống khá thoải mái, ngày hai bữa được nhà hàng ở Chợ Lớn chở xe đến cung cấp thức ăn và nước uống. Nhưng ngày vui cũng qua mau khi màn đêm vừa buông xuống thì bầu trời Sài gòn bỗng trở nên xám xịt, những hạt mưa nhỏ lác đác rơi, sau đó là nặng hạt, dai dẳng, tự nhiên nghe buồn đến não nề. Rồi những chiếc xe Molotova bịt bùng kín mít xuất hiện trong ánh sáng mờ ảo của những ngọn đèn đường, và từ từ từng chiếc một vào cổng sân trường rồi dừng lại trước hàng ngàn người đang tập hợp thành hàng để rồi chúng tôi lần lượt chui vào. Khi đoàn xe lăn bánh, mấy chục người trong xe chen chúc nhau, nằm ngồi ngổn ngang nhờ vào chút ánh sáng lờ mờ lọt qua từ hai kẻ hở do đầu của hai tên vệ binh với súng AK thò ra ngoài. Giữa phố phường im lìm của đêm khuya, giữa tiếng mưa rơi hiu hắt, giữa những ngọn đèn đường vàng vọt, ba bốn tiếng cọp gầm rền vang trong sở thú bên cạnh như nói lời tiễn biệt:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Tống Biệt Hành - Thâm Tâm)
(Còn tiếp)
Đào Dân

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một lần chia tay - Đào Dân

Sau đợt biên chế buổi trưa, trại 4 Long Giao gồm gần 500 người không còn tới một nửa.
Như bị một cơn lốc cuốn hút, những người còn lại cảm thấy hụt hẫng, chới với trong một buổi chiều đầy mây đen ảm đạm. Không khí ngưng tụ trong toàn trại, đè nặng lên tâm trí mọi người như có một sức ép vô hình làm rã rời thân xác. Ngoại trừ khu nhà bếp là còn chút sinh khí nhờ vào những ngọn lửa vẫn còn cháy dưới mấy cái chảo gang cùng với hoạt động hối hả của toán "anh nuôi", phần còn lại của trại như một vùng đất chết. Cả 4 dãy nhà, mấy trăm con người nằm im lìm thoi thóp thở. Một bóng người đâu đó đi ra, làm xong việc gì đó rồi lặng lẽ đi vào. Như những cái bóng. Gió cũng không buồn lay động. Mặt trời vội vã trốn chạy sau những đám mây và những con người ốm o đang nằm bất động trên những cái sạp tự chế mà ngay cả tiếng thở dài cũng không buồn thoát ra.
Đó là một ngày của tháng 5 năm 1976. Như thường lệ, trước 8 giờ sáng các B (phòng) trưởng lên giao ban (tiếp xúc) với ban chỉ huy trại và trở về với cái lệnh bất thường. Nghỉ lao động và ở nhà chờ lệnh. Được nghỉ thì ai cũng vui, nhưng dường như không ai cảm được nỗi vui ấy, mà mơ hồ nhận ra có một cái gì đó bất thường, khác lạ sắp xảy ra. Có thể là người ta lại sẽ kiểm kê đồ đạc cá nhân vì chỉ mới khoảng hơn 10 tháng vô trại mà kiểm kê đến ba bốn lần rồi. Mỗi lần như vậy, họ bắt chúng tôi mang vác tất cả đồ dùng cá nhân, như thử sắp sửa đi đến nơi ở khác, tập trung lên cái sân tráng xi măng ở giữa trại, ngồi ngay hàng thẳng lối để cho một cán bộ quản giáo cùng một vệ binh súng ống đầy mình đi qua từng người, lục lọi tất cả, từ thân thể cho đến đồ đạc cá nhân. Họ mở nắp ca men để chia cơm, loong gô để đựng nước uống. Họ lôi ra cả đống áo quần, mùng mền rồi kiểm tra túi lớn túi nhỏ và nắn nót để cố tìm ra cái gì từ trong lai áo hay lai quần. Có khi họ cũng tìm thấy một con dao hay cưa sắt tự chế mà cải tạo viên dùng để làm ra những vật dụng hàng ngày. Nhưng vì chúng tôi đã quá quen với cái trò quấy nhiểu này nên những lần kiểm kê sau, tất cả đều được dấu béng, chẵng ai dại gì mà mang theo người để rồi không những bị mất đồ mà còn bị "lên lớp" ( có nghĩa là dùng những từ nặng nề nhất để xài xễ) Dĩ nhiên, tất cả các phòng ngủ được một toán cán bộ khác vô lục lọi và tịch thu hết những gì mà "cải tạo viên" quên đã để lại đó.
Riêng tôi chẵng có gi phải lo lắng, vì ngoài hai bộ áo quần civil cũ mang theo lúc đi trình diện, hai bộ trellis do trại phát, mùng mền cá nhân, một đôi dép nhựa, chén bát muỗng đũa, tôi chỉ có thể "sản xuất" được một đôi guốc mộc, được cắt ngắn từ một thanh xà trong một căn nhà tiền chế đã hư hỏng của Mỹ. Nhìn đôi guốc quá thô thiển và xấu xí của tôi, một người bạn cùng phòng thương tình đã cho tôi một đôi khác, không phải hình chữ nhật thô kệch như đôi guốc của tôi mà được đẽo gọt đàng hoàng, trông chẵng khác gì với đôi guốc hồi xưa bán ngoài chợ duy chỉ thiếu màu sơn. Dù đã có đôi guốc mới đẹp đẽ hơn, nhưng vốn phòng xa, tôi không vất đôi cũ đi mà vẫn giữ lại và sử dụng nó trong những trường hợp đặc biệt. Hai đôi guốc gỗ đã trở thành thông dụng đến nổi tôi không mang đôi dép nhựa mang theo từ nhà nữa mà nó được lau chùi sạch sẽ rồi cất kỹ vào túi xách, chỉ được lôi ra dùng khi phải đi vô rừng lấy củi, chặt nứa hay đi lao động trên những vùng đất hoang trong vùng. Nhưng đôi guốc tự chế của tôi cũng không ở lại với tôi lâu. Trên chuyến tàu Sông Hương chở tù nhân chúng tôi ra Bắc vào tháng 6 năm 1976, tôi đã phải vất nó đi sau khi mang vào một góc khuất của tàu được dùng làm nơi phóng uế, đầy phân người nhầy nhụa vương vãi khắp nơi mà chung quanh là những bạn đồng tù cùng chung số phận đang đau khổ nằm rải rác chung quanh đó trên chuyến tàu định mệnh mà hơn mấy ngàn người ngồi dựa lưng nhau, sắp lớp như cá mòi nằm trong hộp, trong hai ba căn hầm thường dùng chứa hàng được mở một phần nắp bên trên cho thoáng khí.
Ngoài hai đôi guốc mộc, có hai thứ mà từ ngày vào trại, tôi cảm thấy quá cần thiết đến nổi tôi lại phải lượm những thứ mà bạn bè trong phòng làm xong vất đi vì họ không vừa ý. Đó là cái ống điếu hút huốc lào bằng nứa và một cái khay đựng cơm. Cái khay, được làm bằng thiếc mạ đồng, là vỏ đầu đạn đại bác 105 ly, được gò lại thành hình chữ nhật. Dù bề ngoài trông xấu xí vì kỹ thuật gò còn non do mới tập sự, lại thêm màu vàng mạ lâu ngày bị tróc loang lổ đến lòi cả sét ra ngoài, nhưng cái khay này, cùng với cái điếu cày, đã đi với tôi từ nam ra bắc, từ trại này đến trại khác và chỉ vất đi sau khi được trả tự do và về đến nhà. Cái khay hình chữ nhật xấu xí này trở thành một phần bất ly thân vì ngoại trừ thời gian đầu mới nhập trại là chúng tôi còn ăn cơm chung trong một tổ 10 người, và còn giữ được chút lịch sự để nhường nhịn nhau. Nhưng sau một thời gian bị cái đói hoành hành, không ai bảo ai mà tất cả đều đồng ý là sau khi mang cơm và thức ăn từ nhà bếp về cho một tổ 10 người, chúng tôi luân phiên nhau chia phần ra cho từng người một, với một cách nào đó tốt nhất để có sự công bằng. Tuy nhiên, sau khi nhận phần cơm của mình, chỉ có một số ít người ngồi ăn một mình mà thường người ta kết hợp lại từng nhóm nhỏ vài ba người, hoặc nằm gần nhau, hoặc có quan hệ quen biết từ trước, hoặc ý hợp tâm đầu. Tôi và T. là một trong những nhóm nhỏ đó.
Chúng tôi đã là bạn bè Hải Quân cùng khóa, cùng nhập trại ở Đà Nẵng, cùng sống trong phòng Omega 3 gồm 10 người trong suốt một năm đầu huấn luyện ở quân trường. Vậy mà sau khi ra trường, mỗi người đi một ngã, chỉ gặp nhau đâu được một hai lần ngắn ngủi. Không để lại dấu vết gì. Sau tháng tư bảy lăm, 100 anh em khóa 18 như bầy ong vỡ tổ, tản mác bốn phương trời. Lúc đó, chẵng ai biết ai đã hạ lạc phương nào. Những ngày tháng đầu tiên, dù đã sống ở đây gần 6 năm trời, tôi như ngơ ngác giữa phố Sài thành hoa lệ, nay bỗng lại điểm xuyết thêm màu xanh cỏ úa của những bộ quần áo cùng mũ cối của mấy anh bộ đội từ miền Bắc vào đang tràn ngập trên mọi xó xỉnh của phố phường. Đang tự hỏi làm gì để kiếm sống thì có người bạn pháo binh tên Hùng ở cùng xóm Thị Nghè rủ rê ra bùng binh chợ Bến Thành tìm cách bán buôn kiếm ăn qua ngày. Sau khi đem chiếc đồng hồ Seiko 5, tài sản duy nhất mà tôi có, ra bán với ý định làm vốn. Nhưng ngay cả việc nhỏ nhặt là bán đồng hồ, tôi cũng cảm thấy lúng túng như gà mắc tóc, khổ sở để mở miệng mời chào mà khách hầu hết là những chú lính trẻ đang tập tễnh làm quen với đời sống đô thị với dáng điệu nhi nhô đến tội nghiệp. Tôi cảm thấy hổ thẹn như đang đánh mất chính mình nên sau khi cố gắng bán xong chiếc đồng hồ, tôi biết chắc là với sự vụng về lúng túng của mình, tôi không thể nào tiếp tục cái công việc tưởng như là dễ dàng của một người bán nước bọt....Khi đi lang thang quanh chợ, tình cờ gặp T. có vẽ đang bận rộn với việc giúp người bà con bán hàng vàng ở đâu đó.
Nhưng lần gặp T. thứ hai sau này mới đúng là một tình cờ của số phận. Tôi ở Thị Nghè, Gia Định nên được gọi đi trình diện tại trường Nữ Trung học Lê Văn Duyệt gần chợ Ba Chiểu. Tôi chần chờ mãi đến sáng ngày cuối của thời hạn, 24 tháng 6, mới xách túi xách lên đường. Lên xe lam đến trường, một vài chữ viết cẩu thả bằng phấn trắng trên tấm bảng đen trước cửa : Trình diện ở trường Trung học Trưng Vương. Chán ngán, tôi lại phải vác túi xách lên vai, lễ mễ cuốc bộ về. Đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm cạnh sở thú, tôi vui mừng gặp T. trong hàng người đang sắp hàng trước cái bàn nhỏ với vài anh bộ đội đang làm thủ tục cho nhập "trường". Vậy là từ đó cho đến gần một năm sau, dường như số phận hai đứa buộc chặt với nhau.
Hai ngày tự do lang thang trong khuôn viên của hai trường trung học nổi tiếng của đô thành để tìm kiếm bạn bè, trao đổi, trò chuyện về các sinh hoạt trong những ngày đổi đời vừa qua mà chẵng thấy ai có vẻ có thẩm quyền nhắc nhở gì đến học tập cải tạo. Việc ăn uống khá thoải mái, ngày hai bữa được nhà hàng ở Chợ Lớn chở xe đến cung cấp thức ăn và nước uống. Nhưng ngày vui cũng qua mau khi màn đêm vừa buông xuống thì bầu trời Sài gòn bỗng trở nên xám xịt, những hạt mưa nhỏ lác đác rơi, sau đó là nặng hạt, dai dẳng, tự nhiên nghe buồn đến não nề. Rồi những chiếc xe Molotova bịt bùng kín mít xuất hiện trong ánh sáng mờ ảo của những ngọn đèn đường, và từ từ từng chiếc một vào cổng sân trường rồi dừng lại trước hàng ngàn người đang tập hợp thành hàng để rồi chúng tôi lần lượt chui vào. Khi đoàn xe lăn bánh, mấy chục người trong xe chen chúc nhau, nằm ngồi ngổn ngang nhờ vào chút ánh sáng lờ mờ lọt qua từ hai kẻ hở do đầu của hai tên vệ binh với súng AK thò ra ngoài. Giữa phố phường im lìm của đêm khuya, giữa tiếng mưa rơi hiu hắt, giữa những ngọn đèn đường vàng vọt, ba bốn tiếng cọp gầm rền vang trong sở thú bên cạnh như nói lời tiễn biệt:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng?
Bóng chiều không thẫm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
(Tống Biệt Hành - Thâm Tâm)
(Còn tiếp)
Đào Dân

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm