Tham Khảo

Một loạt những câu hỏi về Việt Nam trong dịp đầu năm

Được tái định cư ở Hoa Kỳ theo một thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đến một đất nước từ lâu được mệnh danh là cái nôi của nền dân chủ và tự do

Tác giả : Vũ Ánh/Sống News
(I)

LTG.- Đây là loạt bài tôi viết trong dịp đầu Xuân Giáp Ngọ khi nhìn về cố quốc bên kia bờ Thái Bình Dương, một vùng đất đang phải giãy dụa trong một cuộc chuyển mình khó khăn nhất trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt Nam.

Công cuộc chuyển mình ấy đầy khó khăn và trong nhiều trường hợp rất đau đớn đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đậm nét nhất vẫn là tập đoàn đang lãnh đạo ở Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận sự thất bại của họ trong công cuộc điều hành và quản lý đất nước và những lực lượng đối kháng cũng chưa tạo ra được một áp lực đáng kể, chưa được nhiều người dân hậu thuẫn để từ đó Hà Nội bị buộc phải thay đổi bằng một đường lối nhất quán hơn hiện nay.

Loạt bài này được Sống Magazine đăng tải nhiều kỳ nhắm vào phân tích tình hình chứ không phải là bản lên án hay cáo buộc.

 

Vốn cũng là một cựu tù nhân cải tạo trong một thời gian dài và trong khoảng thời này cũng từng trải qua một vài kinh nghiệm về cách đối xử của nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam vào giai đoạn chưa “đổi mới” cũng như vào giai đoạn “đang khởi sự đổi mới” nên tôi chú ý đến tình trạng đón Tết của những người tù được gọi bằng cái tên khá kêu là “tù nhân lương tâm” tại Việt Nan hiện nay.

Được tái định cư ở Hoa Kỳ theo một thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đến một đất nước từ lâu được mệnh danh là cái nôi của nền dân chủ và tự do, tôi không bao giờ dám so sánh hoàn cảnh sống của những tù nhân lương tâm Việt Nam và chế độ lao tù của Hoa Kỳ hiện nay.

Thú thực, tôi cũng đã từng ít lần bày tỏ sự kinh ngạc khi có một số những chính trị gia trong cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon khăng khăng cho rằng chế độ lao tù ở Việt Nam không có gì thay đổi kể từ sau khi người Cộng sản chiếm được Miền Nam Việt và đẩy tất cả những cấp chỉ huy trong hàng ngũ công chức, cán bộ và quân đội VNCH vào các trại tù tương tự như các trại tập trung được Đức Quốc Xã lập ra để trừng trị người Do Thái. Nhưng vào thập niên sau này, tôi hiểu rằng cách nhìn của những chính trị gia này tuy hời hợt, dễ dãi nhưng không đáng trách vì họ chỉ biết có như vậy mà thôi hoặc giả họ muốn dùng cách nhìn ấy để chứng tỏ mình vẫn trung thành với lý tưởng chống Cộng.

Hơn nữa, nếu chúng ta mở cuộc tham khảo sâu rộng hơn trong số đồng hương người Việt Nam ở cái nôi của người tị nạn Cộng sản này, tôi tin rằng quí vị cũng có thể rất ngạc nhiên như tôi khi nhận ra cũng không ít người vẫn còn giữ lăng kính giới hạn như vậy. Lý do rất dễ hiểu là ở đây, trong cộng người Mỹ gốc Việt những người nhìn nhận Việt Nam đã có những thay đổi, thậm chí nói bất cứ điều gì liên quan đến thay đổi từ xấu đến tốt hơn một chút cũng là điều cấm kỵ.

Tìm hiểu kỹ ra thì chung qui đây chính là do hậu quả của một trận thua lớn nhất trong lịch sử chiến tranh quốc-cộng tại Việt Nam cách đây gần 40 năm. Do thất bại và để mất miền Nam Việt Nam một cách dễ dàng như thế nên một số không ít người bỏ nước ra đi thường không thích ai nói những điều gì tương đối tốt đẹp cho cố quốc của họ mà ngày nay hoàn toàn nằm trong tay đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm 2013 là năm ở Việt Nam, người ta chứng kiến được một cuộc vận động rất mạnh mẽ cho nhân quyền và nền dân chủ mà họ mơ ước. Những tên tuổi của những nhà tranh đấu trẻ như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Lân Thắng, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và lớp thanh niên sinh sau năm 1975 tại vùng Thanh Nghệ Tĩnh, vùng được coi như cái nôi của cách mạng vô sản trở thành những mũi dùi chính trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền bằng những đòi hỏi hủy bỏ những điều khoản 79, 88 và 258 trong bộ Hình Luật của Việt Nam vì họ cho rằng mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia của những điều luật này chỉ là cái cớ giả tạo mà Hà Nội nêu ra để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến hay phản đối chế độ. Xem ra những đòi hỏi của những nhóm trẻ trong nước rất rõ ràng và dứt khoát khi họ dùng những mạng truyền thông tối tân để phổ biến những đòi hỏi của họ ra thế giới bên ngoài, nhất là trên mạng Facebook.

Đầu tiên Hà Nội có vẻ choáng váng vì hiệu quả của những vận động và sự giận dữ của họ đổ lên đầu các bloggers như Điếu Cày, Mẹ Nấm, Anh Ba Saigon. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Hà Nội trả đũa lại bằng  các “đòn” dựa vào điều 79, 88 và 258. Với những điều khoản mang tính chất rất mơ hồ này trong bộ luật hình sự, bất cứ ai cũng có thể bị nhà cầm quyền bắt giam và bị đưa ra tòa được, trong khi trên thực tế tòa án ở các nước do đảng Cộng Sản cầm quyền đều không độc lập với chính phủ mà nguyên nhân chính là do không có tam quyền phân lập.

Trong năm 2013, người Việt và các chính phủ trên thế giới đã chứng kiến câu chuyện ít khi xảy ra trong chế độ Cộng sản hơn 60 năm qua kể từ khi người Cộng sản lên nắm quyền lúc đầu ở miền Bắc Việt Nam và sau đó nắm quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 30-4-1975: đó là việc các chính trị gia tại Việt Nam cũng như các nhà bất đồng chính kiến công khai đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992, nghĩa là công khai đòi bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Không những thế, họ còn đòi bỏ tất cả những điều khoản mơ hồ về trong bộ Hình Luật như điều 79, 88 và 258 và cáo buộc nhà cầm quyền dùng chúng để kềm hãm tiến trình dân chủ hóa đất nước và dập tắt tất cả những tiếng nói trái chiều với đảng và chính quyền Cộng sản. Dĩ nhiên là cuối cùng Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng tìm ra cách giải thích tuy cũ mòn nhưng nó là một lời cảnh giác hữu hiệu đối với hàng triệu đảng viên đảng Cộng sản hàm ý rằng “bỏ điều 4 Hiến Pháp là chặt gãy xương sống của chính các đồng chí” và nếu “xương sống của Đảng bị chặt gãy thì chính các đồng chí cũng chết”.

Các tiếng nói đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp bị nhận chìm là điều không làm ai ngạc nhiên, nhưng điều ngạc nhiên là lần này Hà Nội để cho sự đòi hỏi diễn ra công khai bằng những kiến nghị hẳn hoi, nhưng họ không công khai bắt bớ những người đã can đảm nêu ra sự đòi hỏi ấy, cùng lắm là họ gọi những người này lên sở công an để “điều trần rồi cho về”. Tôi nghĩ rằng nếu sự việc này xảy ra cách đây 20 năm, những nhà bất đồng chính kiến hay có tư tưởng trái chiều với đảng Cộng sản sẽ nằm tù dài hạn, điều mà cường quyền thường diễn tả bằng nhóm từ “tù mọt gông”.

Cho nên, không phải là không có lý khi một số nhà quan sát hay phân tích cho rằng khi Quốc Hội Việt Nam ra thông báo để cho dân chúng góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp là Hà Nội đã thua một điểm, nhưng khi Hà Nội để cho những nhà bất đồng chính kiến hay bất mãn chế độ đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp hoặc tố cáo sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam giữa thanh niên bạch nhật mà không bắt bớ, không đưa những người này vào tù, Hà Nội đã thắng 2 điểm. Tôi đan cử một điển hình rõ nét nhất cho luận cứ này. Ai cũng biết Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng phải giận dữ và làm cho anh phóng của tờ Gia Đình và Xã Hội là Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải chỉ vì anh ta dám phản đối một lời tuyên bố của ông, nguyên văn như thế này:

Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 (HP), muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và đảng Cộng Sản của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam”.

Người phóng viên can đảm này nói không sai, nhưng thử hỏi liệu trong khối vài chục triệu người Miền Bắc Việt Nam không thôi, có bao nhiêu người có được ý thức này và trong số đó có bao nhiêu người hậu thuẫn cho ý kiến của ông Kiên? Ông Kiên là lớp trẻ thế hệ thứ hai lớn lên khi những luồng tư tưởng và ý thức dân chủ, nhân quyền đã thổi vào xã hội Việt Nam trong giai đoạn mở cửa rồi. Nhưng thế hệ của cha mẹ ông Kiên là lớp người có ít nhiều đóng góp vào thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công và họ cũng đã thành công trong việc thống nhất đất nước bằng vũ lực làm cho nước Mỹ và đồng minh VNCH bại trận, sẽ nghĩ gì khi con em của họ có tư tưởng dân chủ hóa đất nước nhưng đồng thời có thể mang lại sự khốn đốn cho gia đình họ. Đó là chưa kể nếu bố mẹ ông Kiên lại là những đảng viên từng được hưởng ưu quyền của đảng!

Những nhà bất đồng chính kiến trước đây như cụ Hoàng Minh Chính hay ông Trần Khuê vốn là những đảng viên từng giữ những trọng trách trong đảng Cộng Sản luôn luôn cảnh giác rằng vào đảng là vào vì quyền lợi và gắn kết với nhau vì quyền lợi. Lớn có quyền lợi lớn, nhỏ có quyền lợi nhỏ. Và khi nói đến quyền lợi riêng thì có rất ít người chịu buông nó để chạy theo một khái niệm mơ hồ là lợi ích chung. Chỉ riêng điều này không thôi, về mặt công bằng xã hội, cũng đã trở thành nguyên động lực làm rạn nứt nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh ấy, tiếng nói trợ lực cho cuộc tranh đấu nhân quyền ít có tác dụng với đại đa số dân chúng đời thường ở trong nước. Cho nên, một vài người bạn cũ trong nghề với tôi ở trong nước trước 30-4-1975 còn ở lại Việt Nam và đã bỏ nghề từ lâu để đi buôn khi gặp nhau tại Mỹ nhân các chuyến du lịch thăm con đang học hành ở đây khi được hỏi tới những vụ như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Quốc Quân, Lê Công Định, Bùi Minh Hằng, Việt Khang, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha…họ chỉ cười và nói:

Nếu mày ở lại trong nước cho tới nay thì mày sẽ thấy, đại đa số dân chúng họ quan tâm tới đời sống thường ngày hơn là những biến chuyển chính trị. Chẳng hạn ngay chính bọn tao, sản phẩm của chế độ VNCH không có đủ vàng để vượt biển, cũng không bị cải tạo đủ 3 năm nên không được đi Mỹ theo diện HO phải ở lại sống cũng khốn đốn một thời gian khá dài. Sau thời mở cửa chúng tao mới chen chân được vào hàng ngũ lái buôn, nhưng cũng phải rất vất vả mới tạo được sự ổn định cần thiết cho gia đình và không thiếu thốn như trước đây nữa.

Chúng tao sang Mỹ vài lần thấy đời sống ở đây tự do lắm không đâu sánh bằng, nhưng bây giờ cứ giả dụ như Hà Nội gọi tao lên, cấp giấy sang Mỹ tái định cư tao cũng chào thua.

Chúng tao không còn muốn thay đổi gì nữa và chắc chắn sẽ không chấp nhận bất cứ một xáo trộn nào làm mất đi đời sống hiện tại của bọn tao, huống hồ là đám trẻ lớn lên sau 30-4-1975. Các nhân vật tranh đấu mà mày nêu tên chỉ có ảnh hưởng với người Việt hải ngoại và các tổ chức phi chính phủ ở ngoài nước hoặc cũng chỉ với những nhóm nhỏ dấn thân ở trong nước thôi chứ dân chúng họ không quan tâm lắm đến cuộc tranh đấu của những nhà bất động chính kiến hay giới trẻ đang vận động cho dân chủ và nhân quyền đâu”.

Thực tình tôi không tin lắm vào những lời lẽ của những người bạn mình từ Việt Nam qua thăm Mỹ bởi có thể họ vẫn còn chủ quan do phải trải qua những ảnh hưởng chính trị và xã hội khi phải sống ở Việt Nam một thời gian gần như trọn phân nửa cuộc đời họ. Nhưng nếu nhìn sâu vào vấn đề, chúng ta thấy gì? Rõ ràng, những nhà tranh đấu trong nước hiện nay đã đẩy cuộc tranh đấu của họ chỉ dựa vào những tổ chức phi chính phủ ở Liên Âu và Hoa Kỳ hay những tổ chức nhân quyền quốc tế mà không có một cuộc vận động nào sâu rộng trong dân chúng Việt Nam.

Những bản tin được xác nhận năm 2013 và tháng đầu tiên của năm 2014 cho thấy những nhà vận động dân chủ và nhân quyền trẻ tuổi đã sang tận Thái Lan để gặp đại diện Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tìm đủ mọi cách để gặp được Cao Ủy Nhân Quyền Liên Âu, đến gặp những viên chức ngoại giao nước ngoài tại các đại sứ quán ở Hà Nội và trước ngày có Phiên kiểm điểm Phổ Quát Định Kỳ nhân quyền gọi tắt là UPR ở Geneva, Thụy Sĩ các bạn trẻ Việt Nam còn được Hà Nội cấp phép xuất ngoại sang Hoa Kỳ để vận động và họ cũng đã xuất hiện trên diễn đàn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA để nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong khi đó ngay cả các phái đoàn NGO tại Việt Nam cũng đã được chấp thuận cho tới Geneva để dự cuộc hội thảo nhân quyền vào ngày 4 tháng 2, một ngày trước khi phiên kiểm điểm UPR dành cho Việt Nam trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nói chung thì những tiếng nói ngược chiều với nhà cầm quyền Việt Nam về nhân quyền lần này đã được trình bày rất “xôm tụ”, không còn thiếu một từ ngữ nào mà không được các nhà tranh đấu cho nhân quyền và những người bất đồng chính kiến Việt Nam dùng. Trong bối cảnh như vậy, những nhà quan sát độc lập làm sao có thể gọi phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR là gay cấn vì trong đó các nhà vận động nhân quyền và dân chủ trong nước bị bịt miệng được?

Nhưng có một sự kiện cũng rất “trái chiều” so với những suy nghĩ thông thường thuận chiều của những nhà vận động nhân quyền: “Áp lực đang gia tăng và vì những cuộc vận động để gia tăng áp lực nên Hà Nội mới phải để cho các nhóm thuộc các tổ chức phi chính phủ trong nước đi vận động ngay tại Hoa Kỳ và tại Geneve”. Điều này có thể đúng vì không dại gì giữa lúc Việt Nam được đến báo cáo trước Hội Đồng Nhân Quyền với tư cách thành viên lại để lộ ra sự thô bạo của mình.

Nhưng trên thực tế, sự thô bạo đã diễn ra. Giữa lúc ông nhà báo lề trái hàng đầu tại Việt Nam (theo dư luận tại Saigon thôi, chứ thực tế người ta cũng đang nghi ngờ ông này đối lập cuội) Phạm Chí Dũng lững thững cùng gia đình ra phi trường Tân Sơn Nhứt để lên đường đi Geneva tham dự buổi hội thảo do các tổ chức phi chính phủ và những nhà vận động nhân quyền tổ chức trước phiên báo cáo định kỳ phổ quát UPR nhưng nhà cầm quyền không cho ông lên máy bay và tịch thu sổ thông hành (Việt Nam gọi là hộ chiếu) của ông, không thông báo lý do, không bắt bớ ông và vẫn để cho ông nói chuyện về vấn đề này với Đài quốc tế Pháp RFI phần Việt ngữ.

Ông Phạm Chí Dũng được ca tụng như một nhà báo có ảnh hưởng vì những bài viết của ông mà nếu đem so sánh với những bài viết chống Cộng của những tay chống cộng cực đoan nhất trong cộng đồng người Việt tại quận Cam này, mức độ “chống” của ông Dũng còn xa hơn nhiều.

Trong khi đó các bloggers Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất  mới chỉ tiết lộ sơ sơ về tình hình nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam là bị nhốt cổ ngay và chính nhà báo “tự do” Phạm Chí Dũng cũng phải nhìn nhận rằng khó lòng mà hai bloggers nói trên chỉ bị truy tố theo điều 258 mà án quyết tương đối còn nhẹ, trừ phi ông Đào và ông Nhất chịu tiết lộ ông lấy tin từ nguồn tin nào trong Bộ Chính Trị mà chính xác như thế. Còn ông Cù Huy Hà Vũ nếu có bị đì hết án thì ngày ra tù của ông cũng không còn xa lắm và số phận của Điều Cầy thì kể như đen đủi rồi vì xem ra Điếu Cầy không phải thuộc loại “công tử đảng”.

Nhà cầm quyền Hà Nội chắc cũng thừa biết là việc chặn ông Phạm Chí Dũng không cho đi Geneva chỉ vài ngày trước phiên báo cáo về nhân quyền UPR diễn ra sẽ trở thành đề tài nóng hổi để dư luận quốc tế chỉ trích, nhưng họ vẫn làm. Tại sao?

Thực tình mà nói, Hà Nội biết rằng có để cho ông Phạm Chí Dũng sang Geneve thì tiếng nói của ông cũng chỉ như bao nhiêu tiếng nói đã được nói ra ở cuộc hội thảo của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Việt Nam. Nó chẳng phải là có sức nặng trời sập. Nhưng theo tôi, sở dĩ Hà Nội tịch thu hộ chiếu của ông ta là muốn gởi một thông điệp cho các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan quốc tế bảo vệ nhân quyền, các nhà vận động nhân quyền ở trong nước cũng như tại hải ngoại và ngay cả Hoa Kỳ, Liên Âu theo đó áp lực của họ chưa đủ mạnh để Hà Nội phải khốn đốn và Hà Nội muốn dùng trường hợp ông Phạm Chí Dũng để thách thức dư luận trong nước và tại hải ngoại.

Khi Hà Nội dám để cho những nhà vận động trẻ tuổi mà phần đông là hậu duệ của những đảng viên Cộng sản từng ngụp lặn trong ưu quyền mà đảng dành cho họ đi vận động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng như ở nước ngoài thì chúng ta nên hiểu rằng Hà Nội không hề sợ hãi trước những thành phần tranh đấu này. Họ đã cầm đằng chuôi vì hiểu rõ những nhà vận động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam hiện nay chưa có sự hậu thuẫn của khối dân chúng lớn lao tại Việt Nam do họ không nhắm vào vận động khối dân chúng mà chỉ tin vào áp lực từ bên ngoài.

Bấy lâu nay người ta cũng đã thấy bao nhiêu áp lực nhân quyền với Hà Nội đến từ bên ngoài rồi, nhưng kết quả chẳng có là bao. Lý do dễ hiểu: áp lực mà Hà Nội sợ nhất là áp lực đến từ khối dân chúng 90 triệu người Việt Nam.

Cho tới bây giờ, chưa có dấu hiệu  nào cho thấy những nhà vận động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng như ở hải ngoại tạo ra được áp lực ấy. Vậy thì có gì mà Hà Nội phải sợ. Bằng chứng khi vận động để thả các ông Nguyễn Quốc Quân, Lê Công Định thì những tổ chức nhân quyền có ảnh hưởng cũng vẫn phải dùng đến “miệng lưỡi Tô Tần” của các ông Michael Posner hay David Shear và kết quả dẫn đến việc thả ông Quân hay ông Định cũng chỉ là kết quả của “xin và cho” chứ không phải là kết quả của áp lực chính trị nặng  của khối lớn dân chúng Việt Nam khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng tiêu chuẩn nhân quyền.

Rõ ràng, Hà Nội vẫn “cương” không phải họ mạnh mà vì họ có bản lãnh hơn, ma mãnh hơn trong chiến thuật lùi một bước tiến năm ba bước trong khi phải nói ngay phần đông những nhà vận động nhân quyền ở Việt Nam vẫn chỉ thích trăm hoa đua nở mà không hề chú ý đến yếu tố “sớm nở tối tàn”. Đến bao giờ thì những nhà vận động và tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Việt Nam trưởng thành hơn hiện nay thì vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát!

Vũ Ánh

(Còn tiếp)

http://songnews.net/D_1-2_2-218_4-929/mot-loat-nhung-cau-hoi-ve-viet-nam-trong-dip-dau-nam.html


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một loạt những câu hỏi về Việt Nam trong dịp đầu năm

Được tái định cư ở Hoa Kỳ theo một thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đến một đất nước từ lâu được mệnh danh là cái nôi của nền dân chủ và tự do

Tác giả : Vũ Ánh/Sống News
(I)

LTG.- Đây là loạt bài tôi viết trong dịp đầu Xuân Giáp Ngọ khi nhìn về cố quốc bên kia bờ Thái Bình Dương, một vùng đất đang phải giãy dụa trong một cuộc chuyển mình khó khăn nhất trong lịch sử cận đại của dân tộc Việt Nam.

Công cuộc chuyển mình ấy đầy khó khăn và trong nhiều trường hợp rất đau đớn đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đậm nét nhất vẫn là tập đoàn đang lãnh đạo ở Việt Nam vẫn chưa chịu nhìn nhận sự thất bại của họ trong công cuộc điều hành và quản lý đất nước và những lực lượng đối kháng cũng chưa tạo ra được một áp lực đáng kể, chưa được nhiều người dân hậu thuẫn để từ đó Hà Nội bị buộc phải thay đổi bằng một đường lối nhất quán hơn hiện nay.

Loạt bài này được Sống Magazine đăng tải nhiều kỳ nhắm vào phân tích tình hình chứ không phải là bản lên án hay cáo buộc.

 

Vốn cũng là một cựu tù nhân cải tạo trong một thời gian dài và trong khoảng thời này cũng từng trải qua một vài kinh nghiệm về cách đối xử của nhà cầm quyền cộng sản tại Việt Nam vào giai đoạn chưa “đổi mới” cũng như vào giai đoạn “đang khởi sự đổi mới” nên tôi chú ý đến tình trạng đón Tết của những người tù được gọi bằng cái tên khá kêu là “tù nhân lương tâm” tại Việt Nan hiện nay.

Được tái định cư ở Hoa Kỳ theo một thỏa thuận giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Việt Nam đến một đất nước từ lâu được mệnh danh là cái nôi của nền dân chủ và tự do, tôi không bao giờ dám so sánh hoàn cảnh sống của những tù nhân lương tâm Việt Nam và chế độ lao tù của Hoa Kỳ hiện nay.

Thú thực, tôi cũng đã từng ít lần bày tỏ sự kinh ngạc khi có một số những chính trị gia trong cộng đồng Việt Nam ở Little Saigon khăng khăng cho rằng chế độ lao tù ở Việt Nam không có gì thay đổi kể từ sau khi người Cộng sản chiếm được Miền Nam Việt và đẩy tất cả những cấp chỉ huy trong hàng ngũ công chức, cán bộ và quân đội VNCH vào các trại tù tương tự như các trại tập trung được Đức Quốc Xã lập ra để trừng trị người Do Thái. Nhưng vào thập niên sau này, tôi hiểu rằng cách nhìn của những chính trị gia này tuy hời hợt, dễ dãi nhưng không đáng trách vì họ chỉ biết có như vậy mà thôi hoặc giả họ muốn dùng cách nhìn ấy để chứng tỏ mình vẫn trung thành với lý tưởng chống Cộng.

Hơn nữa, nếu chúng ta mở cuộc tham khảo sâu rộng hơn trong số đồng hương người Việt Nam ở cái nôi của người tị nạn Cộng sản này, tôi tin rằng quí vị cũng có thể rất ngạc nhiên như tôi khi nhận ra cũng không ít người vẫn còn giữ lăng kính giới hạn như vậy. Lý do rất dễ hiểu là ở đây, trong cộng người Mỹ gốc Việt những người nhìn nhận Việt Nam đã có những thay đổi, thậm chí nói bất cứ điều gì liên quan đến thay đổi từ xấu đến tốt hơn một chút cũng là điều cấm kỵ.

Tìm hiểu kỹ ra thì chung qui đây chính là do hậu quả của một trận thua lớn nhất trong lịch sử chiến tranh quốc-cộng tại Việt Nam cách đây gần 40 năm. Do thất bại và để mất miền Nam Việt Nam một cách dễ dàng như thế nên một số không ít người bỏ nước ra đi thường không thích ai nói những điều gì tương đối tốt đẹp cho cố quốc của họ mà ngày nay hoàn toàn nằm trong tay đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm 2013 là năm ở Việt Nam, người ta chứng kiến được một cuộc vận động rất mạnh mẽ cho nhân quyền và nền dân chủ mà họ mơ ước. Những tên tuổi của những nhà tranh đấu trẻ như Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Lân Thắng, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và lớp thanh niên sinh sau năm 1975 tại vùng Thanh Nghệ Tĩnh, vùng được coi như cái nôi của cách mạng vô sản trở thành những mũi dùi chính trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền bằng những đòi hỏi hủy bỏ những điều khoản 79, 88 và 258 trong bộ Hình Luật của Việt Nam vì họ cho rằng mục tiêu bảo vệ an ninh quốc gia của những điều luật này chỉ là cái cớ giả tạo mà Hà Nội nêu ra để đàn áp những tiếng nói bất đồng chính kiến hay phản đối chế độ. Xem ra những đòi hỏi của những nhóm trẻ trong nước rất rõ ràng và dứt khoát khi họ dùng những mạng truyền thông tối tân để phổ biến những đòi hỏi của họ ra thế giới bên ngoài, nhất là trên mạng Facebook.

Đầu tiên Hà Nội có vẻ choáng váng vì hiệu quả của những vận động và sự giận dữ của họ đổ lên đầu các bloggers như Điếu Cày, Mẹ Nấm, Anh Ba Saigon. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, Hà Nội trả đũa lại bằng  các “đòn” dựa vào điều 79, 88 và 258. Với những điều khoản mang tính chất rất mơ hồ này trong bộ luật hình sự, bất cứ ai cũng có thể bị nhà cầm quyền bắt giam và bị đưa ra tòa được, trong khi trên thực tế tòa án ở các nước do đảng Cộng Sản cầm quyền đều không độc lập với chính phủ mà nguyên nhân chính là do không có tam quyền phân lập.

Trong năm 2013, người Việt và các chính phủ trên thế giới đã chứng kiến câu chuyện ít khi xảy ra trong chế độ Cộng sản hơn 60 năm qua kể từ khi người Cộng sản lên nắm quyền lúc đầu ở miền Bắc Việt Nam và sau đó nắm quyền trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào ngày 30-4-1975: đó là việc các chính trị gia tại Việt Nam cũng như các nhà bất đồng chính kiến công khai đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp Việt Nam năm 1992, nghĩa là công khai đòi bỏ sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Không những thế, họ còn đòi bỏ tất cả những điều khoản mơ hồ về trong bộ Hình Luật như điều 79, 88 và 258 và cáo buộc nhà cầm quyền dùng chúng để kềm hãm tiến trình dân chủ hóa đất nước và dập tắt tất cả những tiếng nói trái chiều với đảng và chính quyền Cộng sản. Dĩ nhiên là cuối cùng Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng cũng tìm ra cách giải thích tuy cũ mòn nhưng nó là một lời cảnh giác hữu hiệu đối với hàng triệu đảng viên đảng Cộng sản hàm ý rằng “bỏ điều 4 Hiến Pháp là chặt gãy xương sống của chính các đồng chí” và nếu “xương sống của Đảng bị chặt gãy thì chính các đồng chí cũng chết”.

Các tiếng nói đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp bị nhận chìm là điều không làm ai ngạc nhiên, nhưng điều ngạc nhiên là lần này Hà Nội để cho sự đòi hỏi diễn ra công khai bằng những kiến nghị hẳn hoi, nhưng họ không công khai bắt bớ những người đã can đảm nêu ra sự đòi hỏi ấy, cùng lắm là họ gọi những người này lên sở công an để “điều trần rồi cho về”. Tôi nghĩ rằng nếu sự việc này xảy ra cách đây 20 năm, những nhà bất đồng chính kiến hay có tư tưởng trái chiều với đảng Cộng sản sẽ nằm tù dài hạn, điều mà cường quyền thường diễn tả bằng nhóm từ “tù mọt gông”.

Cho nên, không phải là không có lý khi một số nhà quan sát hay phân tích cho rằng khi Quốc Hội Việt Nam ra thông báo để cho dân chúng góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp là Hà Nội đã thua một điểm, nhưng khi Hà Nội để cho những nhà bất đồng chính kiến hay bất mãn chế độ đòi bỏ điều 4 Hiến Pháp hoặc tố cáo sự độc quyền lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam giữa thanh niên bạch nhật mà không bắt bớ, không đưa những người này vào tù, Hà Nội đã thắng 2 điểm. Tôi đan cử một điển hình rõ nét nhất cho luận cứ này. Ai cũng biết Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã từng phải giận dữ và làm cho anh phóng của tờ Gia Đình và Xã Hội là Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải chỉ vì anh ta dám phản đối một lời tuyên bố của ông, nguyên văn như thế này:

Nếu ông và các đồng chí của ông muốn giữ Điều 4 (HP), muốn giữ vai trò lãnh đạo, muốn chính trị hóa quân đội, không muốn đa đảng, không muốn tam quyền phân lập, thì đó chỉ là ý muốn của riêng ông và đảng Cộng Sản của ông. Ông không thể quy kết rằng đó là ý muốn của nhân dân Việt Nam”.

Người phóng viên can đảm này nói không sai, nhưng thử hỏi liệu trong khối vài chục triệu người Miền Bắc Việt Nam không thôi, có bao nhiêu người có được ý thức này và trong số đó có bao nhiêu người hậu thuẫn cho ý kiến của ông Kiên? Ông Kiên là lớp trẻ thế hệ thứ hai lớn lên khi những luồng tư tưởng và ý thức dân chủ, nhân quyền đã thổi vào xã hội Việt Nam trong giai đoạn mở cửa rồi. Nhưng thế hệ của cha mẹ ông Kiên là lớp người có ít nhiều đóng góp vào thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thành công và họ cũng đã thành công trong việc thống nhất đất nước bằng vũ lực làm cho nước Mỹ và đồng minh VNCH bại trận, sẽ nghĩ gì khi con em của họ có tư tưởng dân chủ hóa đất nước nhưng đồng thời có thể mang lại sự khốn đốn cho gia đình họ. Đó là chưa kể nếu bố mẹ ông Kiên lại là những đảng viên từng được hưởng ưu quyền của đảng!

Những nhà bất đồng chính kiến trước đây như cụ Hoàng Minh Chính hay ông Trần Khuê vốn là những đảng viên từng giữ những trọng trách trong đảng Cộng Sản luôn luôn cảnh giác rằng vào đảng là vào vì quyền lợi và gắn kết với nhau vì quyền lợi. Lớn có quyền lợi lớn, nhỏ có quyền lợi nhỏ. Và khi nói đến quyền lợi riêng thì có rất ít người chịu buông nó để chạy theo một khái niệm mơ hồ là lợi ích chung. Chỉ riêng điều này không thôi, về mặt công bằng xã hội, cũng đã trở thành nguyên động lực làm rạn nứt nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc. Trong bối cảnh ấy, tiếng nói trợ lực cho cuộc tranh đấu nhân quyền ít có tác dụng với đại đa số dân chúng đời thường ở trong nước. Cho nên, một vài người bạn cũ trong nghề với tôi ở trong nước trước 30-4-1975 còn ở lại Việt Nam và đã bỏ nghề từ lâu để đi buôn khi gặp nhau tại Mỹ nhân các chuyến du lịch thăm con đang học hành ở đây khi được hỏi tới những vụ như Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Nguyễn Quốc Quân, Lê Công Định, Bùi Minh Hằng, Việt Khang, Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha…họ chỉ cười và nói:

Nếu mày ở lại trong nước cho tới nay thì mày sẽ thấy, đại đa số dân chúng họ quan tâm tới đời sống thường ngày hơn là những biến chuyển chính trị. Chẳng hạn ngay chính bọn tao, sản phẩm của chế độ VNCH không có đủ vàng để vượt biển, cũng không bị cải tạo đủ 3 năm nên không được đi Mỹ theo diện HO phải ở lại sống cũng khốn đốn một thời gian khá dài. Sau thời mở cửa chúng tao mới chen chân được vào hàng ngũ lái buôn, nhưng cũng phải rất vất vả mới tạo được sự ổn định cần thiết cho gia đình và không thiếu thốn như trước đây nữa.

Chúng tao sang Mỹ vài lần thấy đời sống ở đây tự do lắm không đâu sánh bằng, nhưng bây giờ cứ giả dụ như Hà Nội gọi tao lên, cấp giấy sang Mỹ tái định cư tao cũng chào thua.

Chúng tao không còn muốn thay đổi gì nữa và chắc chắn sẽ không chấp nhận bất cứ một xáo trộn nào làm mất đi đời sống hiện tại của bọn tao, huống hồ là đám trẻ lớn lên sau 30-4-1975. Các nhân vật tranh đấu mà mày nêu tên chỉ có ảnh hưởng với người Việt hải ngoại và các tổ chức phi chính phủ ở ngoài nước hoặc cũng chỉ với những nhóm nhỏ dấn thân ở trong nước thôi chứ dân chúng họ không quan tâm lắm đến cuộc tranh đấu của những nhà bất động chính kiến hay giới trẻ đang vận động cho dân chủ và nhân quyền đâu”.

Thực tình tôi không tin lắm vào những lời lẽ của những người bạn mình từ Việt Nam qua thăm Mỹ bởi có thể họ vẫn còn chủ quan do phải trải qua những ảnh hưởng chính trị và xã hội khi phải sống ở Việt Nam một thời gian gần như trọn phân nửa cuộc đời họ. Nhưng nếu nhìn sâu vào vấn đề, chúng ta thấy gì? Rõ ràng, những nhà tranh đấu trong nước hiện nay đã đẩy cuộc tranh đấu của họ chỉ dựa vào những tổ chức phi chính phủ ở Liên Âu và Hoa Kỳ hay những tổ chức nhân quyền quốc tế mà không có một cuộc vận động nào sâu rộng trong dân chúng Việt Nam.

Những bản tin được xác nhận năm 2013 và tháng đầu tiên của năm 2014 cho thấy những nhà vận động dân chủ và nhân quyền trẻ tuổi đã sang tận Thái Lan để gặp đại diện Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, tìm đủ mọi cách để gặp được Cao Ủy Nhân Quyền Liên Âu, đến gặp những viên chức ngoại giao nước ngoài tại các đại sứ quán ở Hà Nội và trước ngày có Phiên kiểm điểm Phổ Quát Định Kỳ nhân quyền gọi tắt là UPR ở Geneva, Thụy Sĩ các bạn trẻ Việt Nam còn được Hà Nội cấp phép xuất ngoại sang Hoa Kỳ để vận động và họ cũng đã xuất hiện trên diễn đàn của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA để nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong khi đó ngay cả các phái đoàn NGO tại Việt Nam cũng đã được chấp thuận cho tới Geneva để dự cuộc hội thảo nhân quyền vào ngày 4 tháng 2, một ngày trước khi phiên kiểm điểm UPR dành cho Việt Nam trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

Nói chung thì những tiếng nói ngược chiều với nhà cầm quyền Việt Nam về nhân quyền lần này đã được trình bày rất “xôm tụ”, không còn thiếu một từ ngữ nào mà không được các nhà tranh đấu cho nhân quyền và những người bất đồng chính kiến Việt Nam dùng. Trong bối cảnh như vậy, những nhà quan sát độc lập làm sao có thể gọi phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR là gay cấn vì trong đó các nhà vận động nhân quyền và dân chủ trong nước bị bịt miệng được?

Nhưng có một sự kiện cũng rất “trái chiều” so với những suy nghĩ thông thường thuận chiều của những nhà vận động nhân quyền: “Áp lực đang gia tăng và vì những cuộc vận động để gia tăng áp lực nên Hà Nội mới phải để cho các nhóm thuộc các tổ chức phi chính phủ trong nước đi vận động ngay tại Hoa Kỳ và tại Geneve”. Điều này có thể đúng vì không dại gì giữa lúc Việt Nam được đến báo cáo trước Hội Đồng Nhân Quyền với tư cách thành viên lại để lộ ra sự thô bạo của mình.

Nhưng trên thực tế, sự thô bạo đã diễn ra. Giữa lúc ông nhà báo lề trái hàng đầu tại Việt Nam (theo dư luận tại Saigon thôi, chứ thực tế người ta cũng đang nghi ngờ ông này đối lập cuội) Phạm Chí Dũng lững thững cùng gia đình ra phi trường Tân Sơn Nhứt để lên đường đi Geneva tham dự buổi hội thảo do các tổ chức phi chính phủ và những nhà vận động nhân quyền tổ chức trước phiên báo cáo định kỳ phổ quát UPR nhưng nhà cầm quyền không cho ông lên máy bay và tịch thu sổ thông hành (Việt Nam gọi là hộ chiếu) của ông, không thông báo lý do, không bắt bớ ông và vẫn để cho ông nói chuyện về vấn đề này với Đài quốc tế Pháp RFI phần Việt ngữ.

Ông Phạm Chí Dũng được ca tụng như một nhà báo có ảnh hưởng vì những bài viết của ông mà nếu đem so sánh với những bài viết chống Cộng của những tay chống cộng cực đoan nhất trong cộng đồng người Việt tại quận Cam này, mức độ “chống” của ông Dũng còn xa hơn nhiều.

Trong khi đó các bloggers Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất  mới chỉ tiết lộ sơ sơ về tình hình nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam là bị nhốt cổ ngay và chính nhà báo “tự do” Phạm Chí Dũng cũng phải nhìn nhận rằng khó lòng mà hai bloggers nói trên chỉ bị truy tố theo điều 258 mà án quyết tương đối còn nhẹ, trừ phi ông Đào và ông Nhất chịu tiết lộ ông lấy tin từ nguồn tin nào trong Bộ Chính Trị mà chính xác như thế. Còn ông Cù Huy Hà Vũ nếu có bị đì hết án thì ngày ra tù của ông cũng không còn xa lắm và số phận của Điều Cầy thì kể như đen đủi rồi vì xem ra Điếu Cầy không phải thuộc loại “công tử đảng”.

Nhà cầm quyền Hà Nội chắc cũng thừa biết là việc chặn ông Phạm Chí Dũng không cho đi Geneva chỉ vài ngày trước phiên báo cáo về nhân quyền UPR diễn ra sẽ trở thành đề tài nóng hổi để dư luận quốc tế chỉ trích, nhưng họ vẫn làm. Tại sao?

Thực tình mà nói, Hà Nội biết rằng có để cho ông Phạm Chí Dũng sang Geneve thì tiếng nói của ông cũng chỉ như bao nhiêu tiếng nói đã được nói ra ở cuộc hội thảo của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền Việt Nam. Nó chẳng phải là có sức nặng trời sập. Nhưng theo tôi, sở dĩ Hà Nội tịch thu hộ chiếu của ông ta là muốn gởi một thông điệp cho các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan quốc tế bảo vệ nhân quyền, các nhà vận động nhân quyền ở trong nước cũng như tại hải ngoại và ngay cả Hoa Kỳ, Liên Âu theo đó áp lực của họ chưa đủ mạnh để Hà Nội phải khốn đốn và Hà Nội muốn dùng trường hợp ông Phạm Chí Dũng để thách thức dư luận trong nước và tại hải ngoại.

Khi Hà Nội dám để cho những nhà vận động trẻ tuổi mà phần đông là hậu duệ của những đảng viên Cộng sản từng ngụp lặn trong ưu quyền mà đảng dành cho họ đi vận động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng như ở nước ngoài thì chúng ta nên hiểu rằng Hà Nội không hề sợ hãi trước những thành phần tranh đấu này. Họ đã cầm đằng chuôi vì hiểu rõ những nhà vận động dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam hiện nay chưa có sự hậu thuẫn của khối dân chúng lớn lao tại Việt Nam do họ không nhắm vào vận động khối dân chúng mà chỉ tin vào áp lực từ bên ngoài.

Bấy lâu nay người ta cũng đã thấy bao nhiêu áp lực nhân quyền với Hà Nội đến từ bên ngoài rồi, nhưng kết quả chẳng có là bao. Lý do dễ hiểu: áp lực mà Hà Nội sợ nhất là áp lực đến từ khối dân chúng 90 triệu người Việt Nam.

Cho tới bây giờ, chưa có dấu hiệu  nào cho thấy những nhà vận động dân chủ và nhân quyền ở trong nước cũng như ở hải ngoại tạo ra được áp lực ấy. Vậy thì có gì mà Hà Nội phải sợ. Bằng chứng khi vận động để thả các ông Nguyễn Quốc Quân, Lê Công Định thì những tổ chức nhân quyền có ảnh hưởng cũng vẫn phải dùng đến “miệng lưỡi Tô Tần” của các ông Michael Posner hay David Shear và kết quả dẫn đến việc thả ông Quân hay ông Định cũng chỉ là kết quả của “xin và cho” chứ không phải là kết quả của áp lực chính trị nặng  của khối lớn dân chúng Việt Nam khiến nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng tiêu chuẩn nhân quyền.

Rõ ràng, Hà Nội vẫn “cương” không phải họ mạnh mà vì họ có bản lãnh hơn, ma mãnh hơn trong chiến thuật lùi một bước tiến năm ba bước trong khi phải nói ngay phần đông những nhà vận động nhân quyền ở Việt Nam vẫn chỉ thích trăm hoa đua nở mà không hề chú ý đến yếu tố “sớm nở tối tàn”. Đến bao giờ thì những nhà vận động và tranh đấu cho dân chủ nhân quyền Việt Nam trưởng thành hơn hiện nay thì vẫn chưa có câu trả lời dứt khoát!

Vũ Ánh

(Còn tiếp)

http://songnews.net/D_1-2_2-218_4-929/mot-loat-nhung-cau-hoi-ve-viet-nam-trong-dip-dau-nam.html


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm