Di Sản Hồ Chí Minh

Một năm bất nhất của chính quyền về thảm họa Formosa

Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm hỏa môi trường khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Cát Linh, phóng viên RFA
Một ngư dân buồn rầu với những con cá biển chết trên bãi biển ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016.
Một ngư dân buồn rầu với những con cá biển chết trên bãi biển ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016.
AFP photo

 

Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm hỏa môi trường khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên hành xử của chính quyền Việt Nam suốt thời gian qua bị cho là bất nhất, khó hiểu khiến công luận bức xúc.

Sau một năm…

Tấm ảnh người ngư dân hai tay cầm những con cá chết há miệng, mềm rũ, ngồi xổm trên bãi biển với gương mặt khắc khổ, đen sạm vì nắng gió biển, xuất hiện trở lại trên mạng xã hội hơn một tuần qua với số lượng nhiều hơn trước.

Thêm vào đó, rất nhiều các ảnh đại diện của người dùng facebook trong và ngoài nước đều được đổi sang biểu tượng cá chết, hoặc khẩu hiệu “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Cho đến nay, là một năm tôi vẫn chưa nghe thấy ông ta lên án hay trách móc hay phê phán gì về việc làm sai trái của Formosa.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Các trang mạng xã hội đồng loạt đăng tải những hình ảnh liên quan đến vấn nạn môi trường biển từ tháng 4 năm 2016 đến nay. Trong đó nổi bật là kiến nghị về việc giải quyết Thảm hoạ Formosa được mọi người chia sẻ kêu gọi có đủ 75.000 chữ ký nhằm kiện Formosa ra toà quốc tế.

Tất cả sự việc đó là những lời nhắc nhở nhau đã một năm kể từ tháng 4 năm 2016, người dân bốn tỉnh ven biển miền Trung điêu đứng vì thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển.

Thế nhưng, đó chỉ là những lời nhắc nhở, kêu gọi và hành động từ phía người dân, những người quan tâm đến sự sống, môi trường cũng như hậu quả mang tính hàng loạt chưa biết bao giờ mới kết thúc.

Từ thảm hoạ trở thành sự cố

000_A09ZJ-400.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tấn Nhân phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 27 tháng 4 năm 2016 về thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung. AFP photo

Về phía chính quyền, những người trực tiếp cho phép Formosa bước vào Việt Nam thì vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, cho biết ông nhìn phản ứng của nhà cầm quyền suốt một năm qua là sự nhất quán bao che, bảo vệ, nâng đỡ cho Formosa.

Rồi đến lúc không thể che giấu được nữa thì tìm mọi cách để làm nhẹ bớt cho những việc làm sai trái của Formosa. Ông nhấn mạnh:

“Cái đầu tiên tôi xin nhắc lại, khi thảm hoạ đã xảy ra thì ông trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vào Formosa, và đã uý lạo Formosa về những việc làm của họ và không hề có một câu nào về vấn đề Formosa đã gây ra thảm hoạ. Cho đến nay, là một năm tôi vẫn chưa nghe thấy ông ta lên án hay trách móc hay phê phán gì về việc làm sai trái của Formosa. Từ người lãnh đạo cao nhất như thế thì cả hệ thống có hành xử như vậy cũng không có gì là lạ.”

Phía Việt Nam đã chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng.
- Nhà báo Nguyễn An Dân

Phải mất hai tháng nguyên nhân cá chết hàng loạt mới được công bố. Đáng chú ý, chính người dân đã biết nguyên nhân vì đâu biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt dẫn đến đời sống ngư phủ phải bị kết án tử.

Sau đó, hai sự kiện duy nhất được cho là câu trả lời chính thức từ nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan, là buổi họp báo của văn phòng chính phủ vào ngày 30 Tháng Sáu và cuộc trao đổi của ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, với báo giới trong nước về vấn đề cấp phép đầu tư cho Formosa.

Buổi họp báo từng thu hút rất nhiều sự quan tâm của truyền thông trong và ngoài nước, thế nhưng hoàn toàn chưa thuyết phục được dư luận xã hội. Những nhà báo, nhà quan sát sau đó đều cho rằng cách giải trình của cả hai bên, chính phủ Việt Nam và Formosa không có tính minh bạch.

Nhà báo Nguyễn An Dân ngay sau đó trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng vụ việc Formosa sẽ không kết thúc đơn giản nếu chỉ với buổi họp báo của chính phủ, ngược lại chỉ là mới bắt đầu.

Cách giải thích của ông không khác với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là có sự “bảo vệ, nâng đỡ.”

“Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nếu không phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó. Có nghĩa là phía Việt Nam đã chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng.”

Sự khôn khéo của chính phủ Việt Nam mà nhà báo Nguyễn An Dân nhìn thấy được thể hiện rõ ràng trong buổi họp báo qua lời nhận lỗi của tập đoàn Hưng Nghiệp và số tiền bồi thường 500 triệu USD.

Các nhà quan sát một lần nữa đã lên tiếng phản đối khi con số 500 triệu USD được đưa ra  không theo qui chuẩn bồi thường nào cả.

Điều đó cho thấy chính phủ Việt Nam đã thật sự muốn hoá giải thảm hoạ môi trường biển Việt Nam thành một sự cố công nghiệp, và chỉ có sự cố mới dễ dàng được giải quyết bằng cách đền bù nhanh và gọn như thế.

Trấn an dư luận

000_CL90U-400.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 6 năm 2016 công bố lý do cá chết ở miền Trung. AFP photo

Hàng loạt động thái tiếp theo của nhà cầm quyền Việt Nam được người dân và các nhà quan sát gọi là “trấn an dư luận”.

Ngày 22 tháng 8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra kết quả môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế đã an toàn. Ông phát biểu trước hội nghị rằng diễn biến nước biển đang tốt dần lên và khẳng định, môi trường biển miền Trung có thể tự làm sạch.

Để chứng minh kết quả trên, thông tin và hình ảnh do báo chí trong nước đăng tải sau đó cho thấy bộ trưởng Hà và các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cùng tắm biển ở dùng hải sản ở biển Cửa Việt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, tri thức đều cho rằng quá sớm để đưa ra kết luận như thế. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng những động thái ấy hoàn toàn không thể mua niềm tin từ người dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Formosa.

“Tất cả những kiểu rất lừa bịp như thế chỉ làm cho người dân bất bình và càng cho thấy chính quyền này là chính quyền không bảo vệ được quyền lợi cho họ.”

Ngay cả chính lời cam kết ngừng xả thải của Formosa cũng không thể thoả mãn những bức xúc của người dân. Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng viện Hải dương học Nha Trang khẳng định việc ngừng xả thải để nâng cao thiết bị xử lý cũng không thể hoàn trả lại biển sạch cho môi trường.

“Tác động môi trường của ô nhiễm công nghiệp là mang tính tích luỹ, cũng như con người đã ăn những chất độc hại trong người thì dù không ăn nữa, chất độc hại đó vẫn tác động. Dù Formosa có thải tiếp tục hay không thải tiếp tục thì tác động vẫn rất lâu dài.”

Đánh lạc hướng dư luận?

060abda3-307b-4ba0-ab5c-c469b07dc2d7-400.jpg
Ông Võ Kim Cự (phải), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái), trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 5 năm 2014. AFP photo

Ngay từ khi xảy ra thảm hoạ môi trường biển, vào thời điểm ông Võ Kim Cự, chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lên tiếng với báo giới, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, từng nói rằng đây là một việc lớn, không chỉ cán bộ cấp tỉnh mà có thể giải quyết được.

“Không những nó liên quan đến  việc lợi dụng quyền cán bộ mà nó còn liên quan đến những chính sách. Tôi đề nghị phải xem xét lại tất cả.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhìn lại sự việc và khẳng định không được ban lãnh đạo cấp cao thời đấy đồng ý thì việc cấp phép không thể xảy ra.

“Từ gốc, từ lúc người ta có chủ trương đầu tư, tiến hành những biện pháp cấp phép nhanh chóng, tôi không tin chỉ là 1 người nào đấy gọi là người chịu trách nhiệm chính về việc này.”

Tác động môi trường của ô nhiễm công nghiệp là mang tính tích luỹ, cũng như con người đã ăn những chất độc hại trong người thì dù không ăn nữa, chất độc hại đó vẫn tác động.
- PGS-TS Nguyễn Tác An

Và thực chất những động thái tiếp sau đó của Bộ Chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam như kỷ luật, cắt chức hàng loạt cán bộ cao cấp có liên quan vụ Formosa và cả những vụ án khác, đưa nhiều thông tin về câu chuyện người nổi tiếng trong showbiz làm từ thiện… mặc dù đã lấy đi rất nhiều sự quan tâm của dư luận, nhưng vẫn không thể xoá tan những đám khói đen mịt mùng ngày đêm thải ra từ nhà máy công nghiệp Formosa. Càng không thể làm cho người dân quên đi thảm hoạ môi trường đã ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Việt Nam.

Vì không thể quên đi và không bị đánh lạc hướng bởi nhà cầm quyền Việt Nam, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi sự minh bạch và giải quyết trách nhiệm. Họ phản ứng bằng những cuộc xuống đường khắp cả nước cùng với biểu ngữ “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Cũng từ đó mà rất nhiều nhà lên tiếng, blogger bị bắt theo điều 88 và 258 Bộ luật hình sự Việt Nam.

“Từ kỷ luật cho đến đền bù, tìm cách đàn áp tất cả cuộc lên tiếng của người dân ở miền Trung và nơi khác để làm sao chuyện này từ tai hoạ biến thành sự cố, từ sự cố lớn thành nho nhỏ, rồi theo thời gian sẽ im đi.”

Cá vẫn chết, thuyền vẫn neo

“Bây giờ mà trở lại ngư trường như trước đây là không thể. Nó phải có thời gian.

Cái đáng tiếc là chúng ta đã để cho Formosa thải ra một lượng thải mà khắc phục thì đòi hỏi rất lâu. Vì tác động tích luỹ, hoà tan trong nước, trầm lắng xuống, diệt tất cả những gì gọi là cơ bản nhất của phát triển đa dạng sinh học. Dù họ không xả thải nữa thì nó vẫn diễn ra những tác động như vậy.”

Đó là lời khẳng định của Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An sau một năm từ khi xảy ra thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển đến nay.

Và đó cũng chính là sự thật mà qua những ngư dân ở các vùng biển từ Nam chí Bắc chúng tôi tìm đến hỏi về cuộc sống của họ, những gì chúng tôi nhận được đều là những cái lắc đầu cùng với câu nói “Biển Việt Nam không còn cá nữa.”

Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
THAY LÓT ĐỔI LOL * Quần lót ngặc ca thay áo Lol Luật sư bất khả cãi trong đồn Tặc cầu thẩm vấn Đàn Chim Việt Văn Cao Nguyên Giáp Võ làng hôn * Tình nghi tội Phạm Văn Đồng đô la bị cáo khí tồn Hồ Chí Minh Đỗ Mười tội Đặng Tiểu Bình Quy ba vu khống Trường Chinh Nguyễn Thị Bình Xây lò Tôn Nữ Thị Ninh Đặng Xuân Khu đĩ Rúp rình Thích Chân Quang * Nhân dân tệ bạc Hoàng Văn Hoan Hồ Thu Xuân Thảo Quốc Hoàn Trần Vũ Quỳnh Anh chị Tòng Thị Phóng Lê Đức Anh em Đinh Thế thân * Võ Văn Thưởng nóng Việt Tân Hot Girl Thanh Hóa Trấn Thành Hari Won Dê Tầu Ai Đợi cỏ non Mã Lai lừa chó mỏi mòn Phi Luật Tân Trần Đại Quang đàng cương cần Đoàn Ngọc Hải dưới múa lân lộn bốn lề * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Một năm bất nhất của chính quyền về thảm họa Formosa

Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm hỏa môi trường khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình,

Cát Linh, phóng viên RFA
Một ngư dân buồn rầu với những con cá biển chết trên bãi biển ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016.
Một ngư dân buồn rầu với những con cá biển chết trên bãi biển ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016.
AFP photo

 

Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm hỏa môi trường khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên hành xử của chính quyền Việt Nam suốt thời gian qua bị cho là bất nhất, khó hiểu khiến công luận bức xúc.

Sau một năm…

Tấm ảnh người ngư dân hai tay cầm những con cá chết há miệng, mềm rũ, ngồi xổm trên bãi biển với gương mặt khắc khổ, đen sạm vì nắng gió biển, xuất hiện trở lại trên mạng xã hội hơn một tuần qua với số lượng nhiều hơn trước.

Thêm vào đó, rất nhiều các ảnh đại diện của người dùng facebook trong và ngoài nước đều được đổi sang biểu tượng cá chết, hoặc khẩu hiệu “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Cho đến nay, là một năm tôi vẫn chưa nghe thấy ông ta lên án hay trách móc hay phê phán gì về việc làm sai trái của Formosa.
- Tiến sĩ Nguyễn Quang A

Các trang mạng xã hội đồng loạt đăng tải những hình ảnh liên quan đến vấn nạn môi trường biển từ tháng 4 năm 2016 đến nay. Trong đó nổi bật là kiến nghị về việc giải quyết Thảm hoạ Formosa được mọi người chia sẻ kêu gọi có đủ 75.000 chữ ký nhằm kiện Formosa ra toà quốc tế.

Tất cả sự việc đó là những lời nhắc nhở nhau đã một năm kể từ tháng 4 năm 2016, người dân bốn tỉnh ven biển miền Trung điêu đứng vì thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển.

Thế nhưng, đó chỉ là những lời nhắc nhở, kêu gọi và hành động từ phía người dân, những người quan tâm đến sự sống, môi trường cũng như hậu quả mang tính hàng loạt chưa biết bao giờ mới kết thúc.

Từ thảm hoạ trở thành sự cố

000_A09ZJ-400.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tấn Nhân phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 27 tháng 4 năm 2016 về thảm họa cá chết hàng loạt ở miền Trung. AFP photo

Về phía chính quyền, những người trực tiếp cho phép Formosa bước vào Việt Nam thì vẫn chưa có cách giải quyết triệt để. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, cho biết ông nhìn phản ứng của nhà cầm quyền suốt một năm qua là sự nhất quán bao che, bảo vệ, nâng đỡ cho Formosa.

Rồi đến lúc không thể che giấu được nữa thì tìm mọi cách để làm nhẹ bớt cho những việc làm sai trái của Formosa. Ông nhấn mạnh:

“Cái đầu tiên tôi xin nhắc lại, khi thảm hoạ đã xảy ra thì ông trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vào Formosa, và đã uý lạo Formosa về những việc làm của họ và không hề có một câu nào về vấn đề Formosa đã gây ra thảm hoạ. Cho đến nay, là một năm tôi vẫn chưa nghe thấy ông ta lên án hay trách móc hay phê phán gì về việc làm sai trái của Formosa. Từ người lãnh đạo cao nhất như thế thì cả hệ thống có hành xử như vậy cũng không có gì là lạ.”

Phía Việt Nam đã chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng.
- Nhà báo Nguyễn An Dân

Phải mất hai tháng nguyên nhân cá chết hàng loạt mới được công bố. Đáng chú ý, chính người dân đã biết nguyên nhân vì đâu biển nhiễm độc, cá chết hàng loạt dẫn đến đời sống ngư phủ phải bị kết án tử.

Sau đó, hai sự kiện duy nhất được cho là câu trả lời chính thức từ nhà nước và các cơ quan ban ngành có liên quan, là buổi họp báo của văn phòng chính phủ vào ngày 30 Tháng Sáu và cuộc trao đổi của ông Võ Kim Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, với báo giới trong nước về vấn đề cấp phép đầu tư cho Formosa.

Buổi họp báo từng thu hút rất nhiều sự quan tâm của truyền thông trong và ngoài nước, thế nhưng hoàn toàn chưa thuyết phục được dư luận xã hội. Những nhà báo, nhà quan sát sau đó đều cho rằng cách giải trình của cả hai bên, chính phủ Việt Nam và Formosa không có tính minh bạch.

Nhà báo Nguyễn An Dân ngay sau đó trả lời Đài Á Châu Tự Do cho rằng vụ việc Formosa sẽ không kết thúc đơn giản nếu chỉ với buổi họp báo của chính phủ, ngược lại chỉ là mới bắt đầu.

Cách giải thích của ông không khác với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là có sự “bảo vệ, nâng đỡ.”

“Chính phủ Việt Nam vì để giữ quan hệ ngoại giao, nên họ không thể tuyên bố là tôi tha bổng hay kết tội anh được, vì trên nguyên tắc nếu không phải là Tòa án thì anh không được phép nói điều đó. Có nghĩa là phía Việt Nam đã chừa đường lùi cho Formosa, để cho họ tỏ thiện chí hơn nữa trong vấn đề khắc phục sai phạm mà không đẩy các bên đi đến căng thẳng.”

Sự khôn khéo của chính phủ Việt Nam mà nhà báo Nguyễn An Dân nhìn thấy được thể hiện rõ ràng trong buổi họp báo qua lời nhận lỗi của tập đoàn Hưng Nghiệp và số tiền bồi thường 500 triệu USD.

Các nhà quan sát một lần nữa đã lên tiếng phản đối khi con số 500 triệu USD được đưa ra  không theo qui chuẩn bồi thường nào cả.

Điều đó cho thấy chính phủ Việt Nam đã thật sự muốn hoá giải thảm hoạ môi trường biển Việt Nam thành một sự cố công nghiệp, và chỉ có sự cố mới dễ dàng được giải quyết bằng cách đền bù nhanh và gọn như thế.

Trấn an dư luận

000_CL90U-400.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu trong một cuộc họp báo tại Hà Nội vào ngày 30 tháng 6 năm 2016 công bố lý do cá chết ở miền Trung. AFP photo

Hàng loạt động thái tiếp theo của nhà cầm quyền Việt Nam được người dân và các nhà quan sát gọi là “trấn an dư luận”.

Ngày 22 tháng 8, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra kết quả môi trường biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế đã an toàn. Ông phát biểu trước hội nghị rằng diễn biến nước biển đang tốt dần lên và khẳng định, môi trường biển miền Trung có thể tự làm sạch.

Để chứng minh kết quả trên, thông tin và hình ảnh do báo chí trong nước đăng tải sau đó cho thấy bộ trưởng Hà và các vị lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cùng tắm biển ở dùng hải sản ở biển Cửa Việt. Tuy nhiên, nhiều ý kiến từ các nhà khoa học, tri thức đều cho rằng quá sớm để đưa ra kết luận như thế. Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng những động thái ấy hoàn toàn không thể mua niềm tin từ người dân, những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Formosa.

“Tất cả những kiểu rất lừa bịp như thế chỉ làm cho người dân bất bình và càng cho thấy chính quyền này là chính quyền không bảo vệ được quyền lợi cho họ.”

Ngay cả chính lời cam kết ngừng xả thải của Formosa cũng không thể thoả mãn những bức xúc của người dân. Phó Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng viện Hải dương học Nha Trang khẳng định việc ngừng xả thải để nâng cao thiết bị xử lý cũng không thể hoàn trả lại biển sạch cho môi trường.

“Tác động môi trường của ô nhiễm công nghiệp là mang tính tích luỹ, cũng như con người đã ăn những chất độc hại trong người thì dù không ăn nữa, chất độc hại đó vẫn tác động. Dù Formosa có thải tiếp tục hay không thải tiếp tục thì tác động vẫn rất lâu dài.”

Đánh lạc hướng dư luận?

060abda3-307b-4ba0-ab5c-c469b07dc2d7-400.jpg
Ông Võ Kim Cự (phải), Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh và Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái), trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 5 năm 2014. AFP photo

Ngay từ khi xảy ra thảm hoạ môi trường biển, vào thời điểm ông Võ Kim Cự, chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh lên tiếng với báo giới, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, từng nói rằng đây là một việc lớn, không chỉ cán bộ cấp tỉnh mà có thể giải quyết được.

“Không những nó liên quan đến  việc lợi dụng quyền cán bộ mà nó còn liên quan đến những chính sách. Tôi đề nghị phải xem xét lại tất cả.”

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhìn lại sự việc và khẳng định không được ban lãnh đạo cấp cao thời đấy đồng ý thì việc cấp phép không thể xảy ra.

“Từ gốc, từ lúc người ta có chủ trương đầu tư, tiến hành những biện pháp cấp phép nhanh chóng, tôi không tin chỉ là 1 người nào đấy gọi là người chịu trách nhiệm chính về việc này.”

Tác động môi trường của ô nhiễm công nghiệp là mang tính tích luỹ, cũng như con người đã ăn những chất độc hại trong người thì dù không ăn nữa, chất độc hại đó vẫn tác động.
- PGS-TS Nguyễn Tác An

Và thực chất những động thái tiếp sau đó của Bộ Chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam như kỷ luật, cắt chức hàng loạt cán bộ cao cấp có liên quan vụ Formosa và cả những vụ án khác, đưa nhiều thông tin về câu chuyện người nổi tiếng trong showbiz làm từ thiện… mặc dù đã lấy đi rất nhiều sự quan tâm của dư luận, nhưng vẫn không thể xoá tan những đám khói đen mịt mùng ngày đêm thải ra từ nhà máy công nghiệp Formosa. Càng không thể làm cho người dân quên đi thảm hoạ môi trường đã ảnh hưởng đến hàng triệu người ở Việt Nam.

Vì không thể quên đi và không bị đánh lạc hướng bởi nhà cầm quyền Việt Nam, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền trong và ngoài nước đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi sự minh bạch và giải quyết trách nhiệm. Họ phản ứng bằng những cuộc xuống đường khắp cả nước cùng với biểu ngữ “Formosa cút khỏi Việt Nam”.

Cũng từ đó mà rất nhiều nhà lên tiếng, blogger bị bắt theo điều 88 và 258 Bộ luật hình sự Việt Nam.

“Từ kỷ luật cho đến đền bù, tìm cách đàn áp tất cả cuộc lên tiếng của người dân ở miền Trung và nơi khác để làm sao chuyện này từ tai hoạ biến thành sự cố, từ sự cố lớn thành nho nhỏ, rồi theo thời gian sẽ im đi.”

Cá vẫn chết, thuyền vẫn neo

“Bây giờ mà trở lại ngư trường như trước đây là không thể. Nó phải có thời gian.

Cái đáng tiếc là chúng ta đã để cho Formosa thải ra một lượng thải mà khắc phục thì đòi hỏi rất lâu. Vì tác động tích luỹ, hoà tan trong nước, trầm lắng xuống, diệt tất cả những gì gọi là cơ bản nhất của phát triển đa dạng sinh học. Dù họ không xả thải nữa thì nó vẫn diễn ra những tác động như vậy.”

Đó là lời khẳng định của Tiến sĩ khoa học Nguyễn Tác An sau một năm từ khi xảy ra thảm hoạ ô nhiễm môi trường biển đến nay.

Và đó cũng chính là sự thật mà qua những ngư dân ở các vùng biển từ Nam chí Bắc chúng tôi tìm đến hỏi về cuộc sống của họ, những gì chúng tôi nhận được đều là những cái lắc đầu cùng với câu nói “Biển Việt Nam không còn cá nữa.”

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm