Tham Khảo

Một thế giới biểu dương khí thế

Thế giới đang chứng kiến nhiều nghịch lý rất đáng ngại. Đó là các cường quốc đang gặp nhiều vấn đề kinh tế trong nội bộ nhất lại biểu dương khí thế về an ninh và quân sự

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
000_HKG2005091329717-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại cảng Thanh Đảo, Trung Quốc trước đây.
AFP PHOTO/Frederic J. BROWN.

Thế giới đang chứng kiến nhiều nghịch lý rất đáng ngại. Đó là các cường quốc đang gặp nhiều vấn đề kinh tế trong nội bộ nhất lại biểu dương khí thế về an ninh và quân sự nên gây ra lắm rủi ro, trong khi đó siêu cường số một là Hoa Kỳ cũng đang có nhiều vấn đề kinh tế bên trong lại không có phản ứng gì về các cuộc biểu dương khí thế trên trường quốc tế mà lao vào một cuộc tranh cử mang sắc thái kỳ lạ, như trong một môi trường hoàn toàn tách biệt. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hiện tượng trái ngược này cùng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vì sao quốc tế e sợ những rủi ro lớn?

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Kỳ này, chương trình chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu hai khía cạnh đối nghịch về thực lực và bành trướng khi Liên bang Nga và Trung Quốc đang có những dấu hiệu kinh tế khó khăn nhất ở bên trong lại có những động thái bành trướng đến đáng ngại ở bên ngoài. Lý do là vì sao? Sở dĩ như vậy vì lãnh đạo Nga đã quyết định đưa quân can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria từ Tháng Chín năm ngoái, rồi hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin thản nhiên thông báo là đã hoàn tất mục tiêu và sẽ triệt thoái dần khỏi chiến trường này, trong khi ấy, nền kinh tế và tài chính của Nga lại gặp rất nhiều bấp bênh, thậm chí ở bên mé bờ khủng hoảng. Tại khu vực Đông Á thì Trung Quốc cũng có khó khăn tương tự về kinh tế và chưa dứt khoát nổi với hai yêu cầu trái ngược là kích thích sản xuất hay cải tổ cơ chế nhưng vẫn có động thái bành trướng tại Đông hải khiến cộng đồng quốc tế e sợ những rủi ro lớn. Thưa ông, vì sao lại như vậy?

Thế giới đang có cuộc thi đua biểu dương ở nhiều nơi. Khi biểu dương thì cũng chứng tỏ ngược: rằng đối thủ không đáng tin hay đáng sợ. Thế giới ngày nay đáng ngại chính là vì chuyện thi đua rất đáng nghi ngờ như vậy.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta nên phân tích chuyện này để thấy động thái bành trướng bên ngoài của hai cường quốc Nga, Tàu chỉ là kết quả của những khó khăn kinh tế ở bên trong nhưng vì vậy mà thế giới mới gặp nhiều rủi ro bất ngờ, có khi bất ngờ cho chính quốc gia có ý đồ gây hấn. Thế giới đang có cuộc thi đua biểu dương ở nhiều nơi. Khi biểu dương thì cũng chứng tỏ ngược: rằng đối thủ không đáng tin hay đáng sợ. Thế giới ngày nay đáng ngại chính là vì chuyện thi đua rất đáng nghi ngờ như vậy.

Trước hết, vì sao Tổng thống Putin đưa đủ loại chiến đấu cơ và bốn ngàn lính tác chiến vào Syria và nay loan báo đã hoàn thành nhiệm vụ và sẽ rút? Nước Nga muốn chứng tỏ rằng dù kinh tế sa sút, ngân sách hao hụt vì dầu khí mất giá thì vẫn có thể duy trì sự hiện diện quân sự tại Georgia và Ukraine mà còn tham chiến tại Syria để bảo vệ chế độ Bashar al-Assad của Syria. Mục tiêu là để củng cố tư thế chính trị có dấu hiệu bấp bênh của ông Putin với dân chúng Nga khi vuốt ve tự ái dân tộc Nga và đồng thời cho Hoa Kỳ thấy khả năng tác chiến của binh đội Nga nhằm bảo vệ lãnh tụ độc tài al-Assad và chặn đứng quân khủng bố xưng danh Nhà nước Hồi giáo. Ngày 14, khi quốc tế chấp nhận một giải pháp ngưng bắn và duy trì chế độ al-Assad thì Nga loan báo việc rút quân nhưng khỏi cần cho biết chi tiết của việc triệt thoái ấy.

Nguyên Lam: Thưa ông, như vậy thì có phải mục tiêu của Nga chỉ là biểu dương khí thế chứ chưa hẳn là sẽ chiếm đóng Syria và duy trì ảnh hưởng đầy tốn kém tại khu vực Trung Đông hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng Liên bang Nga cần chứng minh là dù kinh tế sa sút thì cường quốc này vẫn đáng tin vì dám ra quân bảo vệ chế độ Bashar al-Assad mà Hoa Kỳ đòi khai tử tại Syria vì tội tàn sát thường dân.

Sau khi tấn công Ukraine và chiếm đóng bán đảo Crimea vào đầu năm 2014, với ba đợt “ngưng bắn” không hiệu nghiệm, Liên bang Nga bị các nước Tây phương trừng phạt qua biện pháp phong tỏa kinh tế. Lệnh cấm vận và nạn dầu thô sụt giá gây thiệt hại cho kinh tế Nga và ảnh hưởng đến uy tín của chính lãnh tụ Putin. Vì vậy, ông Putin cố gây chia rẽ khối Tây phương, giữa Hoa Kỳ và các nước Âu Châu, bằng mồi nhử là bán năng lượng rẻ cho Âu Châu. Vụ ấy xảy ra từ năm kia và có yếu tố mới là nạn khủng hoảng vì di dân tràn vào Âu Châu, một vụ khủng hoảng làm niềm tin của người dân Âu Châu vào lãnh đạo, kể cả Thủ tướng Đức Angela Markel  cũng lung lay. Ông Putin tìm ra cơ hội khi thấy Chính quyền Obama bất định tại Syria giữa hai mục tiêu là 1) chặn đà bành trướng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” ISIL và 2) thay đổi chế độ al-Assad tại Syria, nhưng với hai giới hạn là a) không thả quân vào trận địa mà chỉ không tập, và b) không thể huấn luyện các lực lượng võ trang chống là ISIL lẫn al-Assad.

000_8B593-622.jpg
Lữ đoàn Failaq al-Rahman nghỉ ngơi trong một tòa nhà trong khu vực Ghouta phía đông, ở ngoại ô thủ đô Damascus, vào ngày 28 tháng 2 năm 2016.

Khi nhìn lại, Putin đưa quân vào Syria, liên kết với Chính quyền Iraq tại Baghdad, với Iran và tổ chức Hezbollah do Iran yểm trợ, nhằm 1) bành trướng thế lực tại sân sau của mình ở Trung Đông, 2) tạo thế mạnh để thương thảo với các nước về một giải pháp chính trị - có hay không có al-Assad - tại Syria, và 3) nhất là mặc cả với Hoa Kỳ về việc tháo gỡ cấm vận từ vụ Ukraine. Trong các mục tiêu thì có cả yếu tố kinh tế mà ta nên theo dõi trong những ngày tới.

Trong cuộc đấu trí với Hoa Kỳ, Putin còn muốn chứng minh rằng Tổng thống Obama có bộ não xốp, “having mush for brain”, như ông nói thẳng trong kỳ họp hôm 13 Tháng 10 năm ngoái với các doanh gia và giới đầu tư: nghĩa là Putin mới đáng sợ chứ Obama không đáng tin!

Mục tiêu của Trung Quốc

Nguyên Lam: Bây giờ, ta bước qua tình hình Trung Quốc thưa ông. Từ mấy tháng qua, Trung Quốc được thời sự quốc tế nhắc tới vì nỗ lực bành trướng quân sự trên vùng biển Đông Nam Á, với việc xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa rồi bố trí phương tiện quân sự trên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giới bình luận nói đến sự xuất hiện của một “hàng không mẫu hạm” cố định của Bắc Kinh, có diện tích là một ngàn hai trăm mẫu tây. Sự hiện diện nguy hiểm ấy đe dọa luồng vận chuyển của một lượng hàng hóa trị giá cả ngàn tỷ đô la vẫn phải đưa qua các eo biển Đông Nam Á và là vấn đề kinh tế lẫn an ninh cho Hoa Kỳ. Sau đấy phía Hoa Kỳ đã đưa chiến hạm vào giới hạn 12 hải lý của các đảo nhân tạo này, để chứng minh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực. Người ta cho rằng đấy là một cuộc thi đua ý chí giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thưa ông, mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra trên thế mạnh về đối ngoại như vậy, Tập Cận Bình lại có nhiều mối lo về kinh tế và xã hội lẫn nạn thất nghiệp và biểu tình chống đối ở bên trong. Chưa thấy chiến hạm Hoa Kỳ xuất hiện để ngăn chặn con đường viễn duyên thì Bắc Kinh đã thấy xuất khẩu giảm sút và nhập khẩu còn giảm mạnh hơn nữa. Đấy là chỉ dấu suy trầm kinh tế, nhập ít là ít nhu cầu về sản xuất.

Nhìn rộng ra thì sau cả năm chật vật đối phó với các thị trường chứng khoán rồi ngoại hối, và bị tốn kém vì dự trữ ngoại tệ hao hụt, lãnh đạo Bắc Kinh cần bày tỏ khả năng quản lý kinh tế để có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng với phẩm chất cao hơn nhờ tiêu thụ nội địa gia tăng. Chính là trong giai đoạn chuyển hướng bấp bênh ấy mà các thị trường càng dễ biến động, khiến công qũy càng phải bơm tiền để giữ giá và chuộc nợ cho nhiều doanh nghiệp có thể vỡ nợ.

Những khó khăn kinh tế cho thấy đặc tính “ngoài cứng trong mềm” của Trung Quốc, nhưng cũng báo trước nhiều sóng gió mà Tập Cận Bình phải đối phó.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Ngoài yêu cầu cầu ổn định kinh tế, Tập Cận Bình còn phải hoàn tất kế hoạch diệt trừ tham nhũng đang tới giai đoạn ba và xây dựng nền móng cho kế hoạch ngũ niên từ 2016 đến 2020 vừa được Quốc hội khóa 12 thông báo. Kích thước chính trị của bài toàn đã thành rõ rệt, khi Tập Cận Bình còn chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng Khóa 19 vào năm 2017 tới đây. Trong số bảy ủy viên ở cấp lãnh đạo là Thường vụ Bộ Chính trị, sẽ có năm người phải về hưu vì cao tuổi, trừ Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Ai sẽ được cất nhắc vào đó, thuộc vây cánh nào? Những khó khăn kinh tế cho thấy đặc tính “ngoài cứng trong mềm” của Trung Quốc, nhưng cũng báo trước nhiều sóng gió mà Tập Cận Bình phải đối phó.

Nguyên Lam: Thưa ông, qua sự phân tích vừa rồi thì phải chăng là Chủ tịch Tập Cận Bình có rất nhiều khó khăn phải đối phó bên trong?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là thanh trừng tham nhũng, cải cách doanh nghiệp nhà nước lẫn hệ thống quân sự là tạo ra thay đổi nhân sự và  dễ mua thù chuốc oán. Trong một hệ thống kinh tế chính trị độc tài thì ai ai cũng tham nhũng, diệt ai mà tha ai là một bài toán chính trị. Khi có mấy chục doanh nghiệp nhà nước và mấy trăm ngàn đảng viên cán bộ bị điều tra và kỷ luật về tội tham nhũng - nhất là trong ngành chiến lược là năng lượng và dầu khí - thì ta hiểu rằng có cả trăm đảng viên cao cấp có thể bị kỷ luật. Họ không dễ gì ngồi yên và những lãnh tụ ở trên được họ chia chác bổng lộc cũng vậy. Trong số những người được chia chác bổng lộc cũng có các tướng lãnh với nhiều ảnh hưởng tỏa rộng tại địa phương.

Giữa khung cảnh ấy, tin tức thị trường cứ nhắc nhở rằng kinh tế thế giới có thể bị suy trầm năm nay vì hiệu ứng Trung Quốc. Bắc Kinh có thể dựng lên mấy ngọn hải đăng trên đảo nhân tạo ngoài Đông Hải, lãnh đạo của họ mới bị thị trường rọi đèn nên ra tay đàn áp báo chí tại Hoa Lục lẫn Hong Kong chính là để kiểm soát thông tin và tạo ra hình ảnh vững mạnh ở bên ngoài.

Nguyên Lam: Chúng ta có thể thấy nét chung của thời sự quốc tế ngày nay là sự đáng nghi. Người ta nghi ngờ cả thực tâm lẫn khả năng của lãnh đạo. Và chúng ta trở lại chuyện Hoa Kỳ trong cuộc tranh cử hiện nay. Ông giải thích thế nào về không khí tranh cử và sự kiện ít ai nói tới những rủi ro bành trướng của các cường quốc bị suy yếu ở trong, như Liên bang Nga hay Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, ta nên nhớ là sau khi Putin đưa quân vào Syria và Trung Cộng bắt đầu xây đảo nhân tạo ngoài Đông Hải, Tổng thống Barack Obama trả lời cuộc phỏng vấn của chương trình “60 Minutes” phát hình hôm Chủ Nhật 11 Tháng 10 năm ngoái, rằng ông coi thường động thái của Tổng thống Putin và tuyên bố rằng lãnh đạo thật là người giải quyết bài toán nhiệt hóa địa cầu. Với Bắc Kinh thì nhu cầu bành trướng hải quân từ vùng cận duyên ra biễn viễn duyên có thể đe dọa an ninh của các nước Đông Á chứ chưa là một mối lo sinh tử về quân sự cho Hoa Kỳ. Vì vậy, ưu tiên của Tổng thống Mỹ nằm ở lĩnh vực khác.

Sau cùng, cuộc tranh cử tổng thống hiện nay ở Hoa Kỳ cho thấy dân chúng Mỹ cũng hoài nghi và thật ra hết tin các chính khách chuyên nghiệp nên họ đang chuẩn bị nổi loạn. Trong một thế chế dân chủ, người ta nổi loạn bằng lá phiếu, từ cả hai phía cực tả và cực hữu. Còn truyền thông thì được tự do loan tải những phát biểu hay tranh luận chói tai ngang ngược nhất.

Thật ra, khi tranh cử thì ai ai cũng có thể biểu dương chủ trương hay chính sách mình sẽ thực hiện. Mục tiêu chỉ là để đắc cử. Chứ khi đã thắng cử và tuyên thệ nhậm chức vào Tháng Giêng năm tới, lãnh đạo Hoa Kỳ mới hiểu ra vấn đề thật và sẽ phải điều chỉnh chương trình hành động. Cho nên vào giai đoạn giao thời trong 10 tháng tới, tình trạng bất định của nước Mỹ trước đà bành trướng của các chế độ hung đồ đang đòi bành trướng cũng là một rủi ro khác, nhưng là rủi ro cho các nước nằm dưới áp lực của các chế độ hung hăng nói trên.

Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích ly kỳ này.

RFA


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Một thế giới biểu dương khí thế

Thế giới đang chứng kiến nhiều nghịch lý rất đáng ngại. Đó là các cường quốc đang gặp nhiều vấn đề kinh tế trong nội bộ nhất lại biểu dương khí thế về an ninh và quân sự

Nguyên Lam & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA
000_HKG2005091329717-622.jpg
Ảnh minh họa chụp tại cảng Thanh Đảo, Trung Quốc trước đây.
AFP PHOTO/Frederic J. BROWN.

Thế giới đang chứng kiến nhiều nghịch lý rất đáng ngại. Đó là các cường quốc đang gặp nhiều vấn đề kinh tế trong nội bộ nhất lại biểu dương khí thế về an ninh và quân sự nên gây ra lắm rủi ro, trong khi đó siêu cường số một là Hoa Kỳ cũng đang có nhiều vấn đề kinh tế bên trong lại không có phản ứng gì về các cuộc biểu dương khí thế trên trường quốc tế mà lao vào một cuộc tranh cử mang sắc thái kỳ lạ, như trong một môi trường hoàn toàn tách biệt. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hiện tượng trái ngược này cùng với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Vì sao quốc tế e sợ những rủi ro lớn?

Nguyên Lam: Nguyên Lam xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Kỳ này, chương trình chuyên đề của chúng ta sẽ tìm hiểu hai khía cạnh đối nghịch về thực lực và bành trướng khi Liên bang Nga và Trung Quốc đang có những dấu hiệu kinh tế khó khăn nhất ở bên trong lại có những động thái bành trướng đến đáng ngại ở bên ngoài. Lý do là vì sao? Sở dĩ như vậy vì lãnh đạo Nga đã quyết định đưa quân can thiệp vào cuộc nội chiến tại Syria từ Tháng Chín năm ngoái, rồi hôm qua, Tổng thống Vladimir Putin thản nhiên thông báo là đã hoàn tất mục tiêu và sẽ triệt thoái dần khỏi chiến trường này, trong khi ấy, nền kinh tế và tài chính của Nga lại gặp rất nhiều bấp bênh, thậm chí ở bên mé bờ khủng hoảng. Tại khu vực Đông Á thì Trung Quốc cũng có khó khăn tương tự về kinh tế và chưa dứt khoát nổi với hai yêu cầu trái ngược là kích thích sản xuất hay cải tổ cơ chế nhưng vẫn có động thái bành trướng tại Đông hải khiến cộng đồng quốc tế e sợ những rủi ro lớn. Thưa ông, vì sao lại như vậy?

Thế giới đang có cuộc thi đua biểu dương ở nhiều nơi. Khi biểu dương thì cũng chứng tỏ ngược: rằng đối thủ không đáng tin hay đáng sợ. Thế giới ngày nay đáng ngại chính là vì chuyện thi đua rất đáng nghi ngờ như vậy.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ rằng chúng ta nên phân tích chuyện này để thấy động thái bành trướng bên ngoài của hai cường quốc Nga, Tàu chỉ là kết quả của những khó khăn kinh tế ở bên trong nhưng vì vậy mà thế giới mới gặp nhiều rủi ro bất ngờ, có khi bất ngờ cho chính quốc gia có ý đồ gây hấn. Thế giới đang có cuộc thi đua biểu dương ở nhiều nơi. Khi biểu dương thì cũng chứng tỏ ngược: rằng đối thủ không đáng tin hay đáng sợ. Thế giới ngày nay đáng ngại chính là vì chuyện thi đua rất đáng nghi ngờ như vậy.

Trước hết, vì sao Tổng thống Putin đưa đủ loại chiến đấu cơ và bốn ngàn lính tác chiến vào Syria và nay loan báo đã hoàn thành nhiệm vụ và sẽ rút? Nước Nga muốn chứng tỏ rằng dù kinh tế sa sút, ngân sách hao hụt vì dầu khí mất giá thì vẫn có thể duy trì sự hiện diện quân sự tại Georgia và Ukraine mà còn tham chiến tại Syria để bảo vệ chế độ Bashar al-Assad của Syria. Mục tiêu là để củng cố tư thế chính trị có dấu hiệu bấp bênh của ông Putin với dân chúng Nga khi vuốt ve tự ái dân tộc Nga và đồng thời cho Hoa Kỳ thấy khả năng tác chiến của binh đội Nga nhằm bảo vệ lãnh tụ độc tài al-Assad và chặn đứng quân khủng bố xưng danh Nhà nước Hồi giáo. Ngày 14, khi quốc tế chấp nhận một giải pháp ngưng bắn và duy trì chế độ al-Assad thì Nga loan báo việc rút quân nhưng khỏi cần cho biết chi tiết của việc triệt thoái ấy.

Nguyên Lam: Thưa ông, như vậy thì có phải mục tiêu của Nga chỉ là biểu dương khí thế chứ chưa hẳn là sẽ chiếm đóng Syria và duy trì ảnh hưởng đầy tốn kém tại khu vực Trung Đông hay không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ rằng Liên bang Nga cần chứng minh là dù kinh tế sa sút thì cường quốc này vẫn đáng tin vì dám ra quân bảo vệ chế độ Bashar al-Assad mà Hoa Kỳ đòi khai tử tại Syria vì tội tàn sát thường dân.

Sau khi tấn công Ukraine và chiếm đóng bán đảo Crimea vào đầu năm 2014, với ba đợt “ngưng bắn” không hiệu nghiệm, Liên bang Nga bị các nước Tây phương trừng phạt qua biện pháp phong tỏa kinh tế. Lệnh cấm vận và nạn dầu thô sụt giá gây thiệt hại cho kinh tế Nga và ảnh hưởng đến uy tín của chính lãnh tụ Putin. Vì vậy, ông Putin cố gây chia rẽ khối Tây phương, giữa Hoa Kỳ và các nước Âu Châu, bằng mồi nhử là bán năng lượng rẻ cho Âu Châu. Vụ ấy xảy ra từ năm kia và có yếu tố mới là nạn khủng hoảng vì di dân tràn vào Âu Châu, một vụ khủng hoảng làm niềm tin của người dân Âu Châu vào lãnh đạo, kể cả Thủ tướng Đức Angela Markel  cũng lung lay. Ông Putin tìm ra cơ hội khi thấy Chính quyền Obama bất định tại Syria giữa hai mục tiêu là 1) chặn đà bành trướng của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” ISIL và 2) thay đổi chế độ al-Assad tại Syria, nhưng với hai giới hạn là a) không thả quân vào trận địa mà chỉ không tập, và b) không thể huấn luyện các lực lượng võ trang chống là ISIL lẫn al-Assad.

000_8B593-622.jpg
Lữ đoàn Failaq al-Rahman nghỉ ngơi trong một tòa nhà trong khu vực Ghouta phía đông, ở ngoại ô thủ đô Damascus, vào ngày 28 tháng 2 năm 2016.

Khi nhìn lại, Putin đưa quân vào Syria, liên kết với Chính quyền Iraq tại Baghdad, với Iran và tổ chức Hezbollah do Iran yểm trợ, nhằm 1) bành trướng thế lực tại sân sau của mình ở Trung Đông, 2) tạo thế mạnh để thương thảo với các nước về một giải pháp chính trị - có hay không có al-Assad - tại Syria, và 3) nhất là mặc cả với Hoa Kỳ về việc tháo gỡ cấm vận từ vụ Ukraine. Trong các mục tiêu thì có cả yếu tố kinh tế mà ta nên theo dõi trong những ngày tới.

Trong cuộc đấu trí với Hoa Kỳ, Putin còn muốn chứng minh rằng Tổng thống Obama có bộ não xốp, “having mush for brain”, như ông nói thẳng trong kỳ họp hôm 13 Tháng 10 năm ngoái với các doanh gia và giới đầu tư: nghĩa là Putin mới đáng sợ chứ Obama không đáng tin!

Mục tiêu của Trung Quốc

Nguyên Lam: Bây giờ, ta bước qua tình hình Trung Quốc thưa ông. Từ mấy tháng qua, Trung Quốc được thời sự quốc tế nhắc tới vì nỗ lực bành trướng quân sự trên vùng biển Đông Nam Á, với việc xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa rồi bố trí phương tiện quân sự trên cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giới bình luận nói đến sự xuất hiện của một “hàng không mẫu hạm” cố định của Bắc Kinh, có diện tích là một ngàn hai trăm mẫu tây. Sự hiện diện nguy hiểm ấy đe dọa luồng vận chuyển của một lượng hàng hóa trị giá cả ngàn tỷ đô la vẫn phải đưa qua các eo biển Đông Nam Á và là vấn đề kinh tế lẫn an ninh cho Hoa Kỳ. Sau đấy phía Hoa Kỳ đã đưa chiến hạm vào giới hạn 12 hải lý của các đảo nhân tạo này, để chứng minh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực. Người ta cho rằng đấy là một cuộc thi đua ý chí giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thưa ông, mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thật ra trên thế mạnh về đối ngoại như vậy, Tập Cận Bình lại có nhiều mối lo về kinh tế và xã hội lẫn nạn thất nghiệp và biểu tình chống đối ở bên trong. Chưa thấy chiến hạm Hoa Kỳ xuất hiện để ngăn chặn con đường viễn duyên thì Bắc Kinh đã thấy xuất khẩu giảm sút và nhập khẩu còn giảm mạnh hơn nữa. Đấy là chỉ dấu suy trầm kinh tế, nhập ít là ít nhu cầu về sản xuất.

Nhìn rộng ra thì sau cả năm chật vật đối phó với các thị trường chứng khoán rồi ngoại hối, và bị tốn kém vì dự trữ ngoại tệ hao hụt, lãnh đạo Bắc Kinh cần bày tỏ khả năng quản lý kinh tế để có tốc độ tăng trưởng thấp hơn nhưng với phẩm chất cao hơn nhờ tiêu thụ nội địa gia tăng. Chính là trong giai đoạn chuyển hướng bấp bênh ấy mà các thị trường càng dễ biến động, khiến công qũy càng phải bơm tiền để giữ giá và chuộc nợ cho nhiều doanh nghiệp có thể vỡ nợ.

Những khó khăn kinh tế cho thấy đặc tính “ngoài cứng trong mềm” của Trung Quốc, nhưng cũng báo trước nhiều sóng gió mà Tập Cận Bình phải đối phó.
-Nguyễn-Xuân Nghĩa

Ngoài yêu cầu cầu ổn định kinh tế, Tập Cận Bình còn phải hoàn tất kế hoạch diệt trừ tham nhũng đang tới giai đoạn ba và xây dựng nền móng cho kế hoạch ngũ niên từ 2016 đến 2020 vừa được Quốc hội khóa 12 thông báo. Kích thước chính trị của bài toàn đã thành rõ rệt, khi Tập Cận Bình còn chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đảng Khóa 19 vào năm 2017 tới đây. Trong số bảy ủy viên ở cấp lãnh đạo là Thường vụ Bộ Chính trị, sẽ có năm người phải về hưu vì cao tuổi, trừ Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Ai sẽ được cất nhắc vào đó, thuộc vây cánh nào? Những khó khăn kinh tế cho thấy đặc tính “ngoài cứng trong mềm” của Trung Quốc, nhưng cũng báo trước nhiều sóng gió mà Tập Cận Bình phải đối phó.

Nguyên Lam: Thưa ông, qua sự phân tích vừa rồi thì phải chăng là Chủ tịch Tập Cận Bình có rất nhiều khó khăn phải đối phó bên trong?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là thanh trừng tham nhũng, cải cách doanh nghiệp nhà nước lẫn hệ thống quân sự là tạo ra thay đổi nhân sự và  dễ mua thù chuốc oán. Trong một hệ thống kinh tế chính trị độc tài thì ai ai cũng tham nhũng, diệt ai mà tha ai là một bài toán chính trị. Khi có mấy chục doanh nghiệp nhà nước và mấy trăm ngàn đảng viên cán bộ bị điều tra và kỷ luật về tội tham nhũng - nhất là trong ngành chiến lược là năng lượng và dầu khí - thì ta hiểu rằng có cả trăm đảng viên cao cấp có thể bị kỷ luật. Họ không dễ gì ngồi yên và những lãnh tụ ở trên được họ chia chác bổng lộc cũng vậy. Trong số những người được chia chác bổng lộc cũng có các tướng lãnh với nhiều ảnh hưởng tỏa rộng tại địa phương.

Giữa khung cảnh ấy, tin tức thị trường cứ nhắc nhở rằng kinh tế thế giới có thể bị suy trầm năm nay vì hiệu ứng Trung Quốc. Bắc Kinh có thể dựng lên mấy ngọn hải đăng trên đảo nhân tạo ngoài Đông Hải, lãnh đạo của họ mới bị thị trường rọi đèn nên ra tay đàn áp báo chí tại Hoa Lục lẫn Hong Kong chính là để kiểm soát thông tin và tạo ra hình ảnh vững mạnh ở bên ngoài.

Nguyên Lam: Chúng ta có thể thấy nét chung của thời sự quốc tế ngày nay là sự đáng nghi. Người ta nghi ngờ cả thực tâm lẫn khả năng của lãnh đạo. Và chúng ta trở lại chuyện Hoa Kỳ trong cuộc tranh cử hiện nay. Ông giải thích thế nào về không khí tranh cử và sự kiện ít ai nói tới những rủi ro bành trướng của các cường quốc bị suy yếu ở trong, như Liên bang Nga hay Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trước hết, ta nên nhớ là sau khi Putin đưa quân vào Syria và Trung Cộng bắt đầu xây đảo nhân tạo ngoài Đông Hải, Tổng thống Barack Obama trả lời cuộc phỏng vấn của chương trình “60 Minutes” phát hình hôm Chủ Nhật 11 Tháng 10 năm ngoái, rằng ông coi thường động thái của Tổng thống Putin và tuyên bố rằng lãnh đạo thật là người giải quyết bài toán nhiệt hóa địa cầu. Với Bắc Kinh thì nhu cầu bành trướng hải quân từ vùng cận duyên ra biễn viễn duyên có thể đe dọa an ninh của các nước Đông Á chứ chưa là một mối lo sinh tử về quân sự cho Hoa Kỳ. Vì vậy, ưu tiên của Tổng thống Mỹ nằm ở lĩnh vực khác.

Sau cùng, cuộc tranh cử tổng thống hiện nay ở Hoa Kỳ cho thấy dân chúng Mỹ cũng hoài nghi và thật ra hết tin các chính khách chuyên nghiệp nên họ đang chuẩn bị nổi loạn. Trong một thế chế dân chủ, người ta nổi loạn bằng lá phiếu, từ cả hai phía cực tả và cực hữu. Còn truyền thông thì được tự do loan tải những phát biểu hay tranh luận chói tai ngang ngược nhất.

Thật ra, khi tranh cử thì ai ai cũng có thể biểu dương chủ trương hay chính sách mình sẽ thực hiện. Mục tiêu chỉ là để đắc cử. Chứ khi đã thắng cử và tuyên thệ nhậm chức vào Tháng Giêng năm tới, lãnh đạo Hoa Kỳ mới hiểu ra vấn đề thật và sẽ phải điều chỉnh chương trình hành động. Cho nên vào giai đoạn giao thời trong 10 tháng tới, tình trạng bất định của nước Mỹ trước đà bành trướng của các chế độ hung đồ đang đòi bành trướng cũng là một rủi ro khác, nhưng là rủi ro cho các nước nằm dưới áp lực của các chế độ hung hăng nói trên.

Nguyên Lam: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích ly kỳ này.

RFA


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm