Hình Ảnh & Sự Kiện
Mục kích cảnh buôn bán giữa TQ-Triều Tiên thời cấm vận
Xe tải Trung Quốc qua cầu Yalu tới Triều Tiên.
Cư dân địa phương nói giao thương ở thành phố Đan Đông nằm sát biên giới Triều Tiên đã trở nên ảm đạm sau khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên vào tháng 4, sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 4 hồi đầu năm nay.
Hồi tháng 4, Trung Quốc tuyên bố cấm nhập khẩu than đá, quặng sắt, vàng, titan, vanadi và đất hiếm từ Triều Tiên. Đây được coi là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất mà Bắc Kinh từng áp đặt đối với Bình Nhưỡng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc chấm dứt viện trợ cho quốc gia láng giềng, bao gồm cả những thiết bị nhạy cảm. Trong nửa đầu năm năm nay, các sản phẩm thuộc danh mục 84, bao gồm lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị sử dụng trong lò phản ứng đã thay thế dệt may trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai sang Triều Tiên.
Tăng cường giao thương
Trung Quốc vẫn chiếm tới 90% hoạt động thương mại của Triều Tiên và hơn một nửa trong số đó đi qua Đan Đông. Đây là thành phố 2,5 triệu dân nằm ở tỉnh Liêu Ninh, cách thành phố Sinujibu của Triều Tiên chỉ hơn một km qua con sông.
Du khách Trung Quốc trên một chuyến đi thuyền dọc theo dòng sông ở Triều Tiên.
Hàng ngày, hàng chục xe tải chờ đợi bên ngoài trụ sở hải quan Đan Đông, để chờ thông quan trở về Triều Tiên. Đoàn xe tải là biểu tượng cho mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Bắc Kinh vẫn phải tiếp tục liên hệ với người hàng xóm phiền hà dù nước này đã phải đứng về phía phần còn lại của thế giới để trừng phạt Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc trong việc ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng điều này cũng càng làm cho mối quan hệ hai bên trở nên phức tạp.
Trong khi chính phủ Trung Quốc nói đã không còn xuất khẩu dầu sang Triều Tiên. Một phóng viên Hàn Quốc đã phát hiện ra cơ sở với đường ống dẫn dầu nằm ở ngoại ô Đan Đông. Phóng viên này đã chứng kiến cảnh dầu thô được đưa vào các đường ống để vận chuyển qua biên giới
Thuốc lá Triều Tiên được bán như đồ lưu niệm ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc.
Nguồn dầu thô này đến từ mỏ dầu Đại Khánh, lớn nhất ở Trung Quốc và được vận chuyển bằng tàu hỏa, thông qua đường ống đến cơ sở lưu trữ ở Baekma, gần Sinuiju, phía bắc Pyongan (Triều Tiên). Từ đó, dầu sẽ được phân phối đến các cơ quan nhà nước, cơ sở quân sự và các nhà máy liên quan. Các đường ống dẫn dầu chỉ là một trong nhiều hoạt động thương mại bất thường của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Tờ New York Times hồi tháng Ba đưa tin, Trung Quốc không giám sát toàn bộ các kiện hàng đến hoặc rời đi từ Triều Tiên. Nhưng điều rõ ràng nhất là việc xuất khẩu các vật liệu xây dựng, như thép đã tăng vọt kể từ sau lệnh trừng phạt. Xuất khẩu thép từ Triều Tiên tăng 30% trong quý I và 117% trong quý II năm nay.
Bất chấp cấm vận, hàng hóa Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức cao trong tháng 8, theo nguồn tin từ Daily NK, trang web Hàn Quốc tuyên bố có mạng lưới cung cấp thông tin ở Triều Tiên. Trang mạng này nói hàng nghìn tấn quặng sắt được vận chuyển sang Trung Quốc mỗi ngày, mặc dù Bắc Kinh cấm nhập khẩu mặt hàng này từ tháng 4.
Thành phố Đan Đông, Trung Quốc đối diện biên giới Triều Tiên
Dẫn nguồn tin ở Đan Đông, trang mạng này thống kê được hơn 1.000 xe tải 20 tấn đến Sinuiju để giao hàng hóa và thiết bị, tăng gấp mười lần so với trước.
Mối quan hệ mật thiết
"Dù thế nào, Trung Quốc và Triều Tiên vẫn luôn gắn kết với nhau bằng đường biên giới chung", ông Lee Kyu-tae, một chuyên gia phân tích kinh tế và địa chính trị tại Đại học Công giáo Kwandong ở Hàn Quốc nói. "Những kẻ buôn lậu từ cả hai nước sẽ làm bất cứ điều gì để vận chuyển hàng hóa mà Triều Tiên muốn. Những hoạt động này không được ghi lại trong thống kê của hải quan".
Có những lo ngại rằng Trung Quốc có thể gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sau khi Hàn Quốc quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại nước này.
Người đàn ông Triều Tiên bán hàng hóa cho du khách Trung Quốc.
Seoul và Washington nói Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) chỉ nhằm chống lại các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và không nhằm vào Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc lại không nghĩ như vậy.
Hwang Hae-ho, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Đông Bắc Á tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul nhận định, việc miễn áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể là lý do khiến cho hoạt động giao thương giữa hai nước tăng mạnh.
"THAAD đã tạo nên rào cản giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Quân bài Kim Jong-un vẫn còn hữu ích với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù ông Tập không thật sự hài lòng với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Trung Quốc có thể xích lại gần hơn với Triều Tiên một lần nữa để gia tăng ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực", ông Hwang nói.
Xe tải thông quan ở thành phố Đan Đông trước khi trở về Triều Tiên.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh hầu như không thể kiềm chế được Triều Tiên. Tháng trước, ông Kim ca ngợi việc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ngoài khơi bờ đông là "thành công lớn nhất".
"Trung Quốc muốn thấy sự cạnh tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc để giành lấy sự ủng hộ từ Bắc Kinh. Và đó là lý do vì sao Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ chính quyền Bình Nhưỡng khi Seoul ngả về Mỹ trong vấn đề THAAD".
Liu Ming, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bán đảo Triều Tiên tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nói rằng, Trung Quốc sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của LHQ, đặc biệt đối với nhiên liệu cho máy bay và các sản phẩm dầu mỏ khác có thể sử dụng làm nhiên liệu tên lửa. Mặc dù vậy, Bắc Kinh sẽ nới lỏng lập trường đối với các sản phẩm phục vụ cho "lợi ích của người dân".
"Bắc Kinh sẽ không bao giờ bỏ rơi Bình Nhưỡng và chính quyền Kim Jong-un. Điều này được hiểu rõ ở Triều Tiên", ông Liu nói. "Triều Tiên biết rằng Trung Quốc sẽ phải đề nghị cung cấp viện trợ nếu không muốn Bình Nhưỡng sụp đổ".
http://danviet.vn/the-gioi/muc-kich-canh-buon-ban-giua-tq-trieu-tien-thoi-cam-van-705789.htmlBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Mục kích cảnh buôn bán giữa TQ-Triều Tiên thời cấm vận
Xe tải Trung Quốc qua cầu Yalu tới Triều Tiên.
Cư dân địa phương nói giao thương ở thành phố Đan Đông nằm sát biên giới Triều Tiên đã trở nên ảm đạm sau khi Trung Quốc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên vào tháng 4, sau khi Bình Nhưỡng thử hạt nhân lần thứ 4 hồi đầu năm nay.
Hồi tháng 4, Trung Quốc tuyên bố cấm nhập khẩu than đá, quặng sắt, vàng, titan, vanadi và đất hiếm từ Triều Tiên. Đây được coi là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất mà Bắc Kinh từng áp đặt đối với Bình Nhưỡng.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Trung Quốc chấm dứt viện trợ cho quốc gia láng giềng, bao gồm cả những thiết bị nhạy cảm. Trong nửa đầu năm năm nay, các sản phẩm thuộc danh mục 84, bao gồm lò phản ứng hạt nhân và các thiết bị sử dụng trong lò phản ứng đã thay thế dệt may trở thành sản phẩm xuất khẩu lớn thứ hai sang Triều Tiên.
Tăng cường giao thương
Trung Quốc vẫn chiếm tới 90% hoạt động thương mại của Triều Tiên và hơn một nửa trong số đó đi qua Đan Đông. Đây là thành phố 2,5 triệu dân nằm ở tỉnh Liêu Ninh, cách thành phố Sinujibu của Triều Tiên chỉ hơn một km qua con sông.
Du khách Trung Quốc trên một chuyến đi thuyền dọc theo dòng sông ở Triều Tiên.
Hàng ngày, hàng chục xe tải chờ đợi bên ngoài trụ sở hải quan Đan Đông, để chờ thông quan trở về Triều Tiên. Đoàn xe tải là biểu tượng cho mối quan hệ phức tạp giữa Trung Quốc và Triều Tiên. Bắc Kinh vẫn phải tiếp tục liên hệ với người hàng xóm phiền hà dù nước này đã phải đứng về phía phần còn lại của thế giới để trừng phạt Bình Nhưỡng.
Triều Tiên đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc trong việc ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Mỹ. Nhưng điều này cũng càng làm cho mối quan hệ hai bên trở nên phức tạp.
Trong khi chính phủ Trung Quốc nói đã không còn xuất khẩu dầu sang Triều Tiên. Một phóng viên Hàn Quốc đã phát hiện ra cơ sở với đường ống dẫn dầu nằm ở ngoại ô Đan Đông. Phóng viên này đã chứng kiến cảnh dầu thô được đưa vào các đường ống để vận chuyển qua biên giới
Thuốc lá Triều Tiên được bán như đồ lưu niệm ở thành phố Đan Đông, Trung Quốc.
Nguồn dầu thô này đến từ mỏ dầu Đại Khánh, lớn nhất ở Trung Quốc và được vận chuyển bằng tàu hỏa, thông qua đường ống đến cơ sở lưu trữ ở Baekma, gần Sinuiju, phía bắc Pyongan (Triều Tiên). Từ đó, dầu sẽ được phân phối đến các cơ quan nhà nước, cơ sở quân sự và các nhà máy liên quan. Các đường ống dẫn dầu chỉ là một trong nhiều hoạt động thương mại bất thường của Trung Quốc đối với Triều Tiên.
Tờ New York Times hồi tháng Ba đưa tin, Trung Quốc không giám sát toàn bộ các kiện hàng đến hoặc rời đi từ Triều Tiên. Nhưng điều rõ ràng nhất là việc xuất khẩu các vật liệu xây dựng, như thép đã tăng vọt kể từ sau lệnh trừng phạt. Xuất khẩu thép từ Triều Tiên tăng 30% trong quý I và 117% trong quý II năm nay.
Bất chấp cấm vận, hàng hóa Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc đạt mức cao trong tháng 8, theo nguồn tin từ Daily NK, trang web Hàn Quốc tuyên bố có mạng lưới cung cấp thông tin ở Triều Tiên. Trang mạng này nói hàng nghìn tấn quặng sắt được vận chuyển sang Trung Quốc mỗi ngày, mặc dù Bắc Kinh cấm nhập khẩu mặt hàng này từ tháng 4.
Thành phố Đan Đông, Trung Quốc đối diện biên giới Triều Tiên
Dẫn nguồn tin ở Đan Đông, trang mạng này thống kê được hơn 1.000 xe tải 20 tấn đến Sinuiju để giao hàng hóa và thiết bị, tăng gấp mười lần so với trước.
Mối quan hệ mật thiết
"Dù thế nào, Trung Quốc và Triều Tiên vẫn luôn gắn kết với nhau bằng đường biên giới chung", ông Lee Kyu-tae, một chuyên gia phân tích kinh tế và địa chính trị tại Đại học Công giáo Kwandong ở Hàn Quốc nói. "Những kẻ buôn lậu từ cả hai nước sẽ làm bất cứ điều gì để vận chuyển hàng hóa mà Triều Tiên muốn. Những hoạt động này không được ghi lại trong thống kê của hải quan".
Có những lo ngại rằng Trung Quốc có thể gỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên sau khi Hàn Quốc quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại nước này.
Người đàn ông Triều Tiên bán hàng hóa cho du khách Trung Quốc.
Seoul và Washington nói Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) chỉ nhằm chống lại các mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và không nhằm vào Bắc Kinh, nhưng Trung Quốc lại không nghĩ như vậy.
Hwang Hae-ho, chuyên gia về các vấn đề an ninh khu vực Đông Bắc Á tại Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul nhận định, việc miễn áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể là lý do khiến cho hoạt động giao thương giữa hai nước tăng mạnh.
"THAAD đã tạo nên rào cản giữa Hàn Quốc và Trung Quốc. Quân bài Kim Jong-un vẫn còn hữu ích với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dù ông Tập không thật sự hài lòng với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Trung Quốc có thể xích lại gần hơn với Triều Tiên một lần nữa để gia tăng ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực", ông Hwang nói.
Xe tải thông quan ở thành phố Đan Đông trước khi trở về Triều Tiên.
Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của Mỹ và đồng minh hầu như không thể kiềm chế được Triều Tiên. Tháng trước, ông Kim ca ngợi việc phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm ngoài khơi bờ đông là "thành công lớn nhất".
"Trung Quốc muốn thấy sự cạnh tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc để giành lấy sự ủng hộ từ Bắc Kinh. Và đó là lý do vì sao Bắc Kinh tăng cường hỗ trợ chính quyền Bình Nhưỡng khi Seoul ngả về Mỹ trong vấn đề THAAD".
Liu Ming, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu bán đảo Triều Tiên tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nói rằng, Trung Quốc sẽ tuân thủ các biện pháp trừng phạt của LHQ, đặc biệt đối với nhiên liệu cho máy bay và các sản phẩm dầu mỏ khác có thể sử dụng làm nhiên liệu tên lửa. Mặc dù vậy, Bắc Kinh sẽ nới lỏng lập trường đối với các sản phẩm phục vụ cho "lợi ích của người dân".
"Bắc Kinh sẽ không bao giờ bỏ rơi Bình Nhưỡng và chính quyền Kim Jong-un. Điều này được hiểu rõ ở Triều Tiên", ông Liu nói. "Triều Tiên biết rằng Trung Quốc sẽ phải đề nghị cung cấp viện trợ nếu không muốn Bình Nhưỡng sụp đổ".
http://danviet.vn/the-gioi/muc-kich-canh-buon-ban-giua-tq-trieu-tien-thoi-cam-van-705789.html