Kinh Đời

Muôn mặt “chợ Giời” ở VN

Tham gia những khu chợ này rất thú vị khi thoải mái mặc cả, thuận mua vừa bán để cả người cần và người bán đều thấy may mắn khi đi giao dịch.

Muôn mặt “chợ Giời”: “Hơi thở” của đường phố (bài 1)
Chợ Trời (hay chợ Giời) là một khu chợ ở trung tâm thủ đô Hà Nội mà ngay cái tên nghe đã thấy lạ, vừa dân dã, vừa có tí chút "giang hồ". Có thể nói nó như một xã hội thu nhỏ, và có sự thích ứng cao với sự biến chuyển của xã hội. Những ngày đầu xuân năm mới chúng tôi đã dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về một khu chợ đặc biệt, đã tồn tại đến hơn nửa thế kỷ ở thủ đô…
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra một số 
cửa hàng buôn bán phụ tùng ôtô tại chợ Giời.
10 giờ sáng các gian hàng bán phụ tùng ôtô xe máy tại tuyến phố Đồng Nhân, Đỗ Ngọc Du đều chỉ lác đác người mua hàng- trái ngược với không khí mua sắm tấp nập như mọi năm. Tại một cửa hàng phụ tùng ở cuối phố Đỗ Ngọc Du, chúng tôi bắt gặp cảnh tượng mà ít nhiều đã góp phần tạo nên hiện trạng "đìu hiu" của cả dãy phố. Một tài xế của chiếc xe hạng sang Mercedes tấp vào lề để tìm mua một chiếc gương chiếu hậu.

Anh Phạm Văn Kiên (trú tại phố Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) - chủ xe mang BKS 30A- 82… cho biết, đêm qua anh vừa bị kẻ gian cạy mất mặt gương bên phụ. Chiếc gương chính hãng báo giá đến gần 20 triệu đồng. Và theo chỉ dẫn của nhiều bạn bè, nay anh phải lượn ra chợ Giời để tìm mua lại. Người chủ tiệm, "dĩ nhiên" cho biết hiện cửa hàng không có sẵn loại gương để thay thế. Anh Kiên muốn thay thì phải "dùng tạm" một mặt gương hàng "fake".

Cũng theo anh Kiên, nếu không có cuộc "ra quân" rầm rộ mấy hôm trước thì việc tìm lại đồ mất trộm sẽ "dễ dàng" hơn. Năm ngoái, anh bị lấy mất chiếc mặt nạ xe máy. Lên chợ Giời chỉ cần nói thời gian và khu vực bị mất là chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau anh có thể tìm lại được đúng thứ đồ mình cần. Nhưng thời điểm này thì…

Tuy nhiên vẻ im ắng của phố phụ tùng ôtô chỉ là bề nổi. Theo anh D. (chủ cửa hàng phụ tùng ôtô H-D ở phố Đỗ Ngọc Du) cứ sau mỗi đợt "ra quân" của các ban ngành trong thành phố, thì tình trạng mua bán đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ ở đây lại tạm thời lắng xuống. Mọi giao dịch không còn được công khai mà sẽ được tiến hành qua điện thoại, giao hàng tại một địa điểm khác. Và chỉ một vài tuần sau, khi mà "sóng" đã tạm yên, việc mua bán sẽ trở lại bình thường.

2. Trái ngược với cảnh đìu hiu tại khu bán phụ tùng ôtô, các gian hàng ở phố Thịnh Yên, Chùa Vua, Yên Bái II, Lê Gia Định… vẫn khá tấp nập. Phố Yên Bái II ngoài những cửa hàng hai bên dãy phố thì còn được "quy hoạch" cả lòng đường để buôn bán, chỉ chừa lại lối đi nhỏ mà hai xe máy tránh nhau cũng khó. Mặt hàng của phố chủ yếu là linh kiện điện tử, điện máy dân dụng… Phố Chùa Vua và phố Lê Gia Định chuyên bán phụ tùng xe máy. Những con phố này thông với nhau song vì hàng hóa đã chiếm mất phần lớn diện tích, lại trong cảnh tranh tối tranh sáng khiến cho khách hàng mới đi một hai lần dễ bị lạc như chơi.

Chợ Giời mang tiếng xấu, chẳng riêng ở chuyện tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không ít khách hàng có ấn tượng không tốt, thậm chí "một đi không trở lại" với khu chợ này bởi cung cách bán hàng "kinh dị" của một bộ phận chủ cửa hàng.

Chiếc xe Mecerdes bị vặt gương và "khổ chủ" phải đi tìm mua lại ở chợ Giời.

"Đi chợ nhớ mang theo… mũ bảo hiểm" - đó là câu mà người sống lâu ở Hà Nội, có kinh nghiệm dặn dò cho những người lần đầu đi mua hàng ở chợ Giời. Anh Phạm Văn Toàn (quê Bắc Ninh, sinh viên Trường đại học Thủy lợi) kể lại phi vụ "nhớ đời" của anh chàng. Hai năm trước vừa thi đỗ đại học, Toàn được bố mẹ mua cho chiếc xe máy đi học. Muốn chiếc xe đẹp hơn, Toàn có ý định mua một bộ đèn cho xe Exciter. Nghe bạn bè mách ra chợ Giời là có ngay, Toàn liền mò ra sau buổi học.

Khi thấy cậu sinh viên mặt non choẹt ngó nghiêng lập tức bà chủ kiốt tại phố Lê Gia Định phi ra chặn đầu xe ngọt nhạt: "Chú em cần mua gì?". Toàn lắp bắp: "Chị có đèn led cho xe Exciter không ạ?". "Có ngay" - bà chủ trả lời ngay tắp lự. Tìm kiếm bới móc đống đồ của mình mà không thấy, bà ta vội chạy sang hàng bên cạnh lấy rồi quay lại đưa cho Toàn: "Bộ này 250 ngàn em ạ". "Sao bạn em bảo có 70-80 ngàn thôi chị" - Toàn thắc mắc. "Em không mua nữa đâu".

Toàn vừa dứt lời, bà chủ liền trừng mắt: "Mày ở trại tâm thần ra à? Làm gì có giá ấy. Thôi mua đi chị bớt cho 50 ngàn". Toàn vẫn chần chừ chưa mua liền thấy xuất hiện mấy tay thanh niên bặm trợn lò dò đi đến. Toàn vội quay xe chạy, phía sau vẫn còn nghe thấy lời chửi bới: "Chém chết cha thằng nhà quê đó đi…".

Bản thân người viết cũng có kỷ niệm không mấy đẹp đẽ khi đi mua hàng ở chợ Giời. Thời sinh viên, cuối tuần tôi thường lượn chợ để tìm mua CD nhạc hoặc DVD phim chiếu rạp. Lần nào khi phóng xe vào ngõ Yên Bái II cũng "được" nhiều chị chèo kéo: "Mua đĩa sex không em?". Thậm chí có người còn chặn xe, ấn cho mấy chiếc đĩa bắt mua!

Bên cạnh lối bán hàng kiểu "bắt chẹt" khách, không ít người còn phải "ngậm đắng nuốt cay" khi mua đồ điện tử giá rẻ ở đây. Anh Nguyễn Văn Thắng, từng có nhiều năm bán quà sáng ở khu vực chợ Giời kể lại. Thời điểm những năm 2000 chợ Giời khét tiếng là địa điểm kinh doanh phức tạp nhất của thành phố. Dân tứ xứ: những kẻ lưu manh, trộm cắp, lừa đảo… đều tụ tập ở đây, sẵn sàng chầu chực và đôi khi "nuốt sống" những con mồi béo bở (cả người bán lẫn người mua).

Nhất là cánh "ngú ngớ ù ờ" ở quê ra, mang theo máy móc, vật dụng hay đại loại thứ sản phẩm nào với ý định bán, hiếm ai không bị các chủ hàng bắt chẹt, bị ép bán giá rẻ mạt, bị lừa lọc…; ngược lại người mua, do ham đồ rẻ, lại không sành sỏi, chẳng biết mô tê gì nên dễ bị lừa như bỡn. Vớ được khách "sộp", thì không chỉ kẻ lưu manh, mà ngay cả những người bán hàng (vốn dĩ đều lanh lợi) cũng ra sức lừa bịp bằng cách "bán đồ rởm lấy tiền thật" và "mua đồ thật trả tiền… rởm"!

3. Theo dòng lịch sử, chợ Giời vốn là chợ tạm lâu đời nhất Thủ đô. Trước ngày Pháp rút quân khỏi Hà Nội năm 1954, nhiều gia đình người Pháp, các gia đình người Việt di cư vào Nam đã mang đồ cũ ra bán quanh hồ Thiền Quang làm nên chợ bán đồ cũ.

Khi miền Bắc hòa bình, cuộc sống khó khăn nên nhiều gia đình ở Hà Nội muốn bán đồ cũ để kiếm thêm chút tiền sinh hoạt (và cũng tránh cái tiếng tư sản). Trước nhu cầu đó chính quyền đưa chợ về phố Thịnh Yên và gọi là chợ Hòa Bình. Chợ khi đó bán chủ yếu đồ cũ gồm: xe đạp, quạt máy, bàn là, đài, giày tây, quần áo cũ còn tốt.

Đến thập niên 70 và nhất là từ 1975 trở về sau chợ lan ra các phố Yên Bái, Đồng Nhân, Trần Cao Vân, Chùa Vua, Thịnh Yên, Nguyễn Công Trứ... hàng hóa nhiều hơn, đa dạng hơn do hàng cũ từ miền Nam theo chân cán bộ, bộ đội ra Bắc. Ngoài đồ cũ chợ còn bán cả hàng mới. Cũng từ đây chợ bắt đầu phức tạp, xuất hiện đồ ăn cắp và thêm đám ăn cắp, móc túi người đi chợ.


Hàng hóa tràn xuống đường, chỉ để lại một lối đi nhỏ trên phố Trần Cao Vân.

Những người sống lâu năm ở chợ Giời kể lại khoảng những năm 1990 - 1991, các mặt hàng chính của chợ Giời là mũ cối và quần áo quân nhân. Vì người bán kẻ mua đều thuộc dạng "có máu mặt" nên rất dễ xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Chỉ cần không vừa ý nhau một câu nói hay một câu đùa cũng có thể có hậu quả là… cầm dao đuổi nhau khắp chợ. Rồi đến cơn lốc hàng điện tử như radio cassette, dàn máy CD, loa nghe nhạc, ampli, kể cả máy nghe nhạc bằng đĩa than… từ nước ngoài đổ về cũng góp phần làm nên thương hiệu chợ Giời.

Từ năm 1998 đến 2005 là thời kỳ hoàng kim của đĩa CD lậu. Một đĩa trắng giá chỉ từ 1.000 - 2.000 đồng, sau khi đã chép đầy nhạc, phim hoặc games được bán với giá 8.000 - 10.000 đồng. Chủ kinh doanh bật mí, có tháng cơ sở của anh ta bán ra đến cả ngàn đĩa phim, trong đó phân nửa là phim "người lớn". Chỉ thấy bóng nam thanh niên, trung niên rà rà xe là có mấy chị sồn sồn nháy mắt: "Phim mát mẻ không em ơi…".

Khoảng năm 2006, Hà Nội rộ lên nạn ăn trộm biển kiểm soát ôtô, xe máy. Nhiều người phải tìm đến chợ Giời để tìm mua lại. Thì nay lại tiếp tục rộ lên nạn vặt gương, logo…

Nhưng chợ Giời không hẳn là chỉ mang toàn tiếng xấu…

Sáng 14-2 vừa qua, Đội QLTT số 5 phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an TP Hà Nội và Công an quận Hai Bà Trưng đã kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phụ tùng ôtô tại khu vực quanh chợ Giời (chợ Hòa Bình), nơi được coi là điểm nóng về hàng gian, hàng giả, như phố Nguyễn Công Trứ, Đỗ Ngọc Du, Lê Gia Định và Đồng Nhân.

Qua kiểm tra, đến sáng 15-2, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 1.000 sản phẩm phụ tùng ôtô các loại như: vòng bi, cần gạt nước, logo, logo ốp bánh, lazăng… Toàn bộ số hàng bị thu giữ đều không có giấy tờ, hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Chiều ngày 19-2, cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành kiểm tra 11 điểm kinh doanh phụ tùng ôtô cũ trên phố Đỗ Ngọc Du, phường Đồng Nhân. Tổ công tác liên ngành đã thu giữ nhiều mặt hàng liên quan đến ôtô như logo, cản trước, đèn hậu, đèn pha, gạt nước, mặt nạ xe... Vào thời điểm thu giữ, các chủ kinh doanh chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng trên.

Toàn bộ số linh kiện, phụ tùng thu giữ được bàn giao cho Đội QLTT số 5 để phân loại, xác minh, làm rõ. Nếu phát hiện những cá nhân nào có dấu hiệu liên quan đến phạm pháp hình sự, lực lượng QLTT sẽ phối hợp với cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin từ Phòng PC45 Công an TP Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân vừa qua, Phòng PC45 đã nhận được 3 vụ trình báo mất trộm gương ôtô. Trong đó, một vụ được người dân trình báo vào ngày 28 Tết và 2 vụ trong những ngày Tết.

Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng PC45 cho chúng tôi biết, có thể có các trường hợp bị mất cắp phụ tùng ôtô nhưng do người dân ngại nên đã không trình báo Công an. Đại tá Giáp khuyến cáo, trường hợp người dân bị mất trộm các loại phụ tùng xe ôtô cần phải trình báo cho Công an phường nơi gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết.

Nhóm PV

Muôn mặt “chợ Giời”: Có nên dẹp bỏ? (bài cuối)
Như phóng sự trước chúng tôi đã đề cập, những tồn tại của chợ Giời như bán hàng không rõ nguồn gốc, “chặt chém” khách hàng… đã khiến cho không ít người dân bức xúc phải thốt lên: “Cần phải dẹp bỏ chợ Giời”. Nhưng theo chúng tôi đó chỉ là thiểu số…
Khá nhiều phụ tùng ôtô bị thu giữ tại một cửa hàng trên phố Lê Gia Định.
1. Có đến chợ Giời mới thấy hàng hóa ở đây nhiều đến mức nào, đúng là "trên trời - dưới hàng". Có người đã nói vui, muốn lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc xe máy, thậm chí ôtô cũng có thể kiếm được linh kiện từ chợ Giời. Thực sự, khu chợ này đã và đang đáp ứng rất nhiều nhu cầu mua bán cho nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội.

Nguyễn Minh Khoa là sinh viên Trường đại học Điện lực Hà Nội, từng là thành viên Đội tuyển Robocon của trường. Khoa cho biết, cậu đã từng đi "mòn dép" ở chợ Giời để mua linh kiện lắp ráp, hoàn thiện cho chú robot của đội mình. "Để có thể lắp được một chú robot hoàn chỉnh thì gần như chỉ có thể tìm thấy ở đây mà thôi" - Khoa khẳng định.

Cũng do thường xuyên có mặt ở chợ Giời nên Khoa có thể kể vanh vách từng linh kiện ở từng cửa hàng một. Ví dụ như mua động cơ thì có thể vào cửa hàng mua môtơ 1 chiều và ắc quy, mua ốc vít các loại đúng giá thì vào cửa hàng nào.

Với Nguyễn Hữu Năm (29 tuổi, trú ở Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) từng đoạt giải Nhất trong Cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho thanh thiếu niên toàn quốc khi mới 18 tuổi. Năm cho biết rất nhiều robot của cậu mà linh kiện được mua ở "chợ Giời". Và chính những robot này từng được tham dự Triển lãm Sáng tạo Quốc tế tổ chức tại Ấn Độ. Liên tiếp trong nhiều năm, Nguyễn Hữu Năm giành được giải thưởng "Ý tưởng sáng tạo dành cho thanh thiếu niên toàn quốc" nhờ những sản phẩm được hoàn thiện từ chợ Giời.

Một trong những khách hàng thường xuyên của chợ Giời là Hữu Phong, chủ tiệm sửa xe máy trên phố Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Phong cho biết, tuần nào anh cũng phải đảo qua chợ Giời 2-3 lần để tìm kiếm những linh phụ kiện cho khách hàng. Ngoài những linh kiện có thể chỉ cần "alô" là có, thì còn không ít những loại thuộc dạng "độc nhất vô nhị", phải chịu khó tìm kiếm, bới móc trong đống "đồng nát" thì mới có thể thấy. Anh Phong cho biết, không chỉ có cửa hàng anh mà hàng trăm, hàng ngàn tiệm sửa xe máy ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… cũng là khách hàng quen thuộc của chợ Giời.

Theo anh Trần Văn Kiên, chủ một hộ chuyên bán linh kiện máy ở phố Lê Gia Định, anh và gia đình đã có mấy chục năm buôn bán ở chợ Giời. Ban đầu bố mẹ anh bán quần áo Liên Xô, sau đó là đến đồ bộ đội. Khi mà hàng hóa may mặc ê hề, cửa hàng liền chuyển sang buôn bán linh kiện các loại máy móc. Hàng của anh nhập trong nước cũng có, từ nước ngoài cũng có và kể cả máy hỏng của người dân mang ra bán anh cũng mua. Kiên bảo, nói chợ Giời chuyên bán đồ ăn cắp là "oan" quá.

Trong số gần 700 hộ dân kinh doanh thường xuyên ở đây, thì chỉ có một vài cá nhân là có tham gia tiếp tay với phường trộm cắp. Anh Kiên nói rằng ranh giới giữa đồ "không rõ nguồn gốc" với "đồ trộm cắp" là rất mong manh. "Giả sử người dân có cái tivi, tủ lạnh bị hỏng, muốn mang ra chợ Giời bán kiếm ít tiền. Chủ hàng sau đó dỡ ra bán linh kiện, vậy thì làm sao có thể chứng minh được nguồn gốc của từng món đồ" !?

Anh Trần Mạnh Tuấn ở A5 Khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết, trước đây gia đình có kinh doanh buôn bán phụ tùng ôtô chủ yếu là vòng bi, má phanh, dầu mỡ… nguồn hàng mua lại từ các xí nghiệp vận tải "rã" ra từ những xe phế thải hết "đát". Do bố và chú ruột đều là thợ cơ khí nên gia đình anh Tuấn có được nguồn hàng phong phú và việc kinh doanh bảo đảm cho kinh tế gia đình. Nếu nói là chủ hàng tiêu thụ đồ gian thì theo anh, đây cũng chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh".

Theo ghi nhận của chúng tôi dù ít nhiều mang tiếng xấu, nhưng thực tế "chợ Giời" vẫn là nơi cung cấp nhiều hàng hóa phổ thông cũng như những linh kiện, chi tiết vào dạng "hiếm có khó tìm" cho thị trường thủ đô và các tỉnh, thành lân cận. Và mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, việc tồn tại một khu chợ như "chợ Giời" là một thực tế khách quan không thể chối bỏ.

2. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, nhà văn - nhà nghiên cứu về Hà Nội cho chúng tôi biết, khoảng những năm 60-70 thế kỷ XX ông từng sống ở giữa lòng chợ Giời. Thời gian về sau, ông vẫn thường xuyên tìm đến khu chợ này để mua bán. Khi thì là đầu kim đĩa than, lúc là ống pô xe máy, cũng có khi là chiếc cần gạt nước của xe ôtô.

Ông cho biết, chợ Giời ra đời từ cuối năm 1954, trải qua nhiều thăng trầm thì có hiện trạng như hiện nay. Ban đầu nó chỉ đơn thuần là nơi những người dân mang đồ thừa của gia đình mình ra bán cho người có nhu cầu. Sau một thời gian thì nảy sinh ra "con phe chợ Giời". Đó là những người đứng ra làm trung gian, "mua của người chán, bán cho người cần".

Có thể nói chợ Giời đã đáp ứng được một nhu cầu quan trọng trong suốt cả thời kỳ bao cấp cho đến bây giờ, đó là nhu cầu trao đổi hàng hóa vẫn còn sử dụng được với giá rẻ cho nhiều giai tầng trong xã hội. Bên cạnh đó, nó còn tạo công ăn việc làm cho những người về hưu sớm, người do không có trình độ học vấn mà không tìm được việc ở các cơ quan công sở…


Lực lượng chức năng của TP Hà Nội tiến hành kiểm tra, thu giữ phụ tùng ôtô không rõ nguồn gốc xuất xứ tại chợ Giời.

Cũng theo ông Tiến, một số "mặt trái" của chợ Giời như nạn chặt chém khách hàng, trộm cắp, móc túi hay việc bán hàng không rõ nguồn gốc chỉ là một điểm trừ của chợ. Và hầu như ở tất cả các chợ, những nơi tập trung đông người đều dễ xảy ra nạn trộm cắp. Không phải vì thế mà phải "dẹp" chợ. "Bản thân cái chợ không có tội. Vấn đề là cách quản lý của chính quyền và ý thức chấp hành của người dân".

Ông Tiến dẫn chứng, từ đầu những năm 90 đến nay, đã có nhiều lần TP Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng xây dựng phương án di chuyển chợ ra một khu vực khác, tuy nhiên đều không thành công. Bài học nhãn tiền là chợ đồ cũ ở gần cầu Thăng Long đã được quy hoạch, song nhiều năm vẫn trong tình trạng bỏ không. Hay như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam sau khi cải tạo đều trở nên hoang lạnh, đìu hiu chính là ví dụ sinh động nhất cho những nhà hoạch định tham khảo.

Cũng theo ông Tiến, sự ra đời và tồn tại của "chợ Giời" là một thực tế khách quan, nó đáp ứng được nhu cầu của đời sống xã hội và cần phải hết sức cân nhắc khi muốn di dời hoặc dẹp bỏ. Để hoạt động của chợ Giời diễn ra lành mạnh, ông Tiến đề xuất chính quyền địa phương như UBND quận Hai Bà Trưng, các cơ quan chức năng như Công an quận, Quản lý thị trường cần tăng cường biện pháp kiểm tra, xử phạt những cá nhân, hộ dân vi phạm pháp luật trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Song Toàn, Phó chủ tịch UBND phường Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thừa nhận một thực tế: Đúng là có một thời gian khu vực gần chùa Vua là nơi tiêu thụ đồ gian khi nở rộ việc lấy trộm biển kiểm soát xe máy. Nhưng sau này, khi thủ tục hành chính xin cấp lại biển kiểm soát bị mất trở nên đơn giản, tự nhiên việc kinh doanh mặt hàng này không tồn tại. Khu vực gần chùa Vua chuyển thành nơi kinh doanh linh kiện điện thoại và phụ tùng xe máy.

Ông Toàn cho biết thêm, trong các chuyến đi thực tế ở nước ngoài, ông đã được tham quan một số mô hình chợ Giời. Về bản chất khu chợ Giời đó cũng giống như của ta, cũng buôn bán đủ mọi thứ và phần lớn đều là đồ cũ. Nhưng họ đã khéo léo tổ chức những khu chợ này như một nét văn hóa bản địa hấp dẫn khách tham quan.

Nhà điêu khắc Nguyễn Bá Trạch, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cũng nhìn theo hướng đó. Ông cho rằng sự tồn tại của một khu chợ như chợ Giời còn là một nét văn hóa. Ở các thành phố lớn ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều có các khu chợ Giời. Cũng như ở nước ta, chợ Giời chủ yếu là buôn bán, trao đổi những mặt hàng cũ theo kiểu "cũ người mới ta".



Dù có nhiều ý kiến khác nhau song chợ Giời vẫn là nơi cung ứng nhiều loại hàng hóa thiết yếu cho thị trường.

Tham gia những khu chợ này rất thú vị khi thoải mái mặc cả, thuận mua vừa bán để cả người cần và người bán đều thấy may mắn khi đi giao dịch. Có những thành phố lớn chợ Giời được quy hoạch thành điểm văn hóa du lịch thú vị và việc tham quan chợ Giời thường nằm trong chương trình các tour du lịch.

Theo chúng tôi, để lập lại trật tự cho chợ Giời, từng bước xóa đi hình ảnh về một "thiên đường đồ gian" trong tâm thức nhiều người có lẽ cơ quan chức năng cần tiếp tục có các biện pháp xử lý "mạnh tay" như trong thời gian qua, để hàng gian, hàng giả không còn "đất sống" ở chợ Giời. Còn để biến chợ Giời thành điểm văn hóa du lịch như ông Trạch đề xuất có lẽ cần thêm thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo…

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP Hà Nội vào ngày 16-2 vừa qua, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP đã dành thời gian đề cập đến nạn trộm cắp phụ tùng ôtô trên địa bàn trong thời gian Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 nói riêng cũng như trong thời gian qua. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết ông đã chỉ đạo Công an TP phối hợp với Quản lý thị trường kiểm tra 46 hộ kinh doanh phụ tùng ôtô xung quanh chợ Giời, thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc.

"Quan điểm của thành phố và cá nhân tôi không khuyến khích việc kinh doanh phụ tùng ôtô. Vì việc này Nhà nước cấm không được nhập khẩu phụ tùng ôtô cũ. Phụ tùng nếu có nhập đưa về kinh doanh trong các salon ôtô thì được phép" - Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Nhóm PV


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Muôn mặt “chợ Giời” ở VN

Tham gia những khu chợ này rất thú vị khi thoải mái mặc cả, thuận mua vừa bán để cả người cần và người bán đều thấy may mắn khi đi giao dịch.

Muôn mặt “chợ Giời”: “Hơi thở” của đường phố (bài 1)
Chợ Trời (hay chợ Giời) là một khu chợ ở trung tâm thủ đô Hà Nội mà ngay cái tên nghe đã thấy lạ, vừa dân dã, vừa có tí chút "giang hồ". Có thể nói nó như một xã hội thu nhỏ, và có sự thích ứng cao với sự biến chuyển của xã hội. Những ngày đầu xuân năm mới chúng tôi đã dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về một khu chợ đặc biệt, đã tồn tại đến hơn nửa thế kỷ ở thủ đô…
Lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra một số 
cửa hàng buôn bán phụ tùng ôtô tại chợ Giời.
10 giờ sáng các gian hàng bán phụ tùng ôtô xe máy tại tuyến phố Đồng Nhân, Đỗ Ngọc Du đều chỉ lác đác người mua hàng- trái ngược với không khí mua sắm tấp nập như mọi năm. Tại một cửa hàng phụ tùng ở cuối phố Đỗ Ngọc Du, chúng tôi bắt gặp cảnh tượng mà ít nhiều đã góp phần tạo nên hiện trạng "đìu hiu" của cả dãy phố. Một tài xế của chiếc xe hạng sang Mercedes tấp vào lề để tìm mua một chiếc gương chiếu hậu.

Anh Phạm Văn Kiên (trú tại phố Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội) - chủ xe mang BKS 30A- 82… cho biết, đêm qua anh vừa bị kẻ gian cạy mất mặt gương bên phụ. Chiếc gương chính hãng báo giá đến gần 20 triệu đồng. Và theo chỉ dẫn của nhiều bạn bè, nay anh phải lượn ra chợ Giời để tìm mua lại. Người chủ tiệm, "dĩ nhiên" cho biết hiện cửa hàng không có sẵn loại gương để thay thế. Anh Kiên muốn thay thì phải "dùng tạm" một mặt gương hàng "fake".

Cũng theo anh Kiên, nếu không có cuộc "ra quân" rầm rộ mấy hôm trước thì việc tìm lại đồ mất trộm sẽ "dễ dàng" hơn. Năm ngoái, anh bị lấy mất chiếc mặt nạ xe máy. Lên chợ Giời chỉ cần nói thời gian và khu vực bị mất là chỉ khoảng 1 giờ đồng hồ sau anh có thể tìm lại được đúng thứ đồ mình cần. Nhưng thời điểm này thì…

Tuy nhiên vẻ im ắng của phố phụ tùng ôtô chỉ là bề nổi. Theo anh D. (chủ cửa hàng phụ tùng ôtô H-D ở phố Đỗ Ngọc Du) cứ sau mỗi đợt "ra quân" của các ban ngành trong thành phố, thì tình trạng mua bán đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ ở đây lại tạm thời lắng xuống. Mọi giao dịch không còn được công khai mà sẽ được tiến hành qua điện thoại, giao hàng tại một địa điểm khác. Và chỉ một vài tuần sau, khi mà "sóng" đã tạm yên, việc mua bán sẽ trở lại bình thường.

2. Trái ngược với cảnh đìu hiu tại khu bán phụ tùng ôtô, các gian hàng ở phố Thịnh Yên, Chùa Vua, Yên Bái II, Lê Gia Định… vẫn khá tấp nập. Phố Yên Bái II ngoài những cửa hàng hai bên dãy phố thì còn được "quy hoạch" cả lòng đường để buôn bán, chỉ chừa lại lối đi nhỏ mà hai xe máy tránh nhau cũng khó. Mặt hàng của phố chủ yếu là linh kiện điện tử, điện máy dân dụng… Phố Chùa Vua và phố Lê Gia Định chuyên bán phụ tùng xe máy. Những con phố này thông với nhau song vì hàng hóa đã chiếm mất phần lớn diện tích, lại trong cảnh tranh tối tranh sáng khiến cho khách hàng mới đi một hai lần dễ bị lạc như chơi.

Chợ Giời mang tiếng xấu, chẳng riêng ở chuyện tiêu thụ hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không ít khách hàng có ấn tượng không tốt, thậm chí "một đi không trở lại" với khu chợ này bởi cung cách bán hàng "kinh dị" của một bộ phận chủ cửa hàng.

Chiếc xe Mecerdes bị vặt gương và "khổ chủ" phải đi tìm mua lại ở chợ Giời.

"Đi chợ nhớ mang theo… mũ bảo hiểm" - đó là câu mà người sống lâu ở Hà Nội, có kinh nghiệm dặn dò cho những người lần đầu đi mua hàng ở chợ Giời. Anh Phạm Văn Toàn (quê Bắc Ninh, sinh viên Trường đại học Thủy lợi) kể lại phi vụ "nhớ đời" của anh chàng. Hai năm trước vừa thi đỗ đại học, Toàn được bố mẹ mua cho chiếc xe máy đi học. Muốn chiếc xe đẹp hơn, Toàn có ý định mua một bộ đèn cho xe Exciter. Nghe bạn bè mách ra chợ Giời là có ngay, Toàn liền mò ra sau buổi học.

Khi thấy cậu sinh viên mặt non choẹt ngó nghiêng lập tức bà chủ kiốt tại phố Lê Gia Định phi ra chặn đầu xe ngọt nhạt: "Chú em cần mua gì?". Toàn lắp bắp: "Chị có đèn led cho xe Exciter không ạ?". "Có ngay" - bà chủ trả lời ngay tắp lự. Tìm kiếm bới móc đống đồ của mình mà không thấy, bà ta vội chạy sang hàng bên cạnh lấy rồi quay lại đưa cho Toàn: "Bộ này 250 ngàn em ạ". "Sao bạn em bảo có 70-80 ngàn thôi chị" - Toàn thắc mắc. "Em không mua nữa đâu".

Toàn vừa dứt lời, bà chủ liền trừng mắt: "Mày ở trại tâm thần ra à? Làm gì có giá ấy. Thôi mua đi chị bớt cho 50 ngàn". Toàn vẫn chần chừ chưa mua liền thấy xuất hiện mấy tay thanh niên bặm trợn lò dò đi đến. Toàn vội quay xe chạy, phía sau vẫn còn nghe thấy lời chửi bới: "Chém chết cha thằng nhà quê đó đi…".

Bản thân người viết cũng có kỷ niệm không mấy đẹp đẽ khi đi mua hàng ở chợ Giời. Thời sinh viên, cuối tuần tôi thường lượn chợ để tìm mua CD nhạc hoặc DVD phim chiếu rạp. Lần nào khi phóng xe vào ngõ Yên Bái II cũng "được" nhiều chị chèo kéo: "Mua đĩa sex không em?". Thậm chí có người còn chặn xe, ấn cho mấy chiếc đĩa bắt mua!

Bên cạnh lối bán hàng kiểu "bắt chẹt" khách, không ít người còn phải "ngậm đắng nuốt cay" khi mua đồ điện tử giá rẻ ở đây. Anh Nguyễn Văn Thắng, từng có nhiều năm bán quà sáng ở khu vực chợ Giời kể lại. Thời điểm những năm 2000 chợ Giời khét tiếng là địa điểm kinh doanh phức tạp nhất của thành phố. Dân tứ xứ: những kẻ lưu manh, trộm cắp, lừa đảo… đều tụ tập ở đây, sẵn sàng chầu chực và đôi khi "nuốt sống" những con mồi béo bở (cả người bán lẫn người mua).

Nhất là cánh "ngú ngớ ù ờ" ở quê ra, mang theo máy móc, vật dụng hay đại loại thứ sản phẩm nào với ý định bán, hiếm ai không bị các chủ hàng bắt chẹt, bị ép bán giá rẻ mạt, bị lừa lọc…; ngược lại người mua, do ham đồ rẻ, lại không sành sỏi, chẳng biết mô tê gì nên dễ bị lừa như bỡn. Vớ được khách "sộp", thì không chỉ kẻ lưu manh, mà ngay cả những người bán hàng (vốn dĩ đều lanh lợi) cũng ra sức lừa bịp bằng cách "bán đồ rởm lấy tiền thật" và "mua đồ thật trả tiền… rởm"!

3. Theo dòng lịch sử, chợ Giời vốn là chợ tạm lâu đời nhất Thủ đô. Trước ngày Pháp rút quân khỏi Hà Nội năm 1954, nhiều gia đình người Pháp, các gia đình người Việt di cư vào Nam đã mang đồ cũ ra bán quanh hồ Thiền Quang làm nên chợ bán đồ cũ.

Khi miền Bắc hòa bình, cuộc sống khó khăn nên nhiều gia đình ở Hà Nội muốn bán đồ cũ để kiếm thêm chút tiền sinh hoạt (và cũng tránh cái tiếng tư sản). Trước nhu cầu đó chính quyền đưa chợ về phố Thịnh Yên và gọi là chợ Hòa Bình. Chợ khi đó bán chủ yếu đồ cũ gồm: xe đạp, quạt máy, bàn là, đài, giày tây, quần áo cũ còn tốt.

Đến thập niên 70 và nhất là từ 1975 trở về sau chợ lan ra các phố Yên Bái, Đồng Nhân, Trần Cao Vân, Chùa Vua, Thịnh Yên, Nguyễn Công Trứ... hàng hóa nhiều hơn, đa dạng hơn do hàng cũ từ miền Nam theo chân cán bộ, bộ đội ra Bắc. Ngoài đồ cũ chợ còn bán cả hàng mới. Cũng từ đây chợ bắt đầu phức tạp, xuất hiện đồ ăn cắp và thêm đám ăn cắp, móc túi người đi chợ.


Hàng hóa tràn xuống đường, chỉ để lại một lối đi nhỏ trên phố Trần Cao Vân.

Những người sống lâu năm ở chợ Giời kể lại khoảng những năm 1990 - 1991, các mặt hàng chính của chợ Giời là mũ cối và quần áo quân nhân. Vì người bán kẻ mua đều thuộc dạng "có máu mặt" nên rất dễ xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn. Chỉ cần không vừa ý nhau một câu nói hay một câu đùa cũng có thể có hậu quả là… cầm dao đuổi nhau khắp chợ. Rồi đến cơn lốc hàng điện tử như radio cassette, dàn máy CD, loa nghe nhạc, ampli, kể cả máy nghe nhạc bằng đĩa than… từ nước ngoài đổ về cũng góp phần làm nên thương hiệu chợ Giời.

Từ năm 1998 đến 2005 là thời kỳ hoàng kim của đĩa CD lậu. Một đĩa trắng giá chỉ từ 1.000 - 2.000 đồng, sau khi đã chép đầy nhạc, phim hoặc games được bán với giá 8.000 - 10.000 đồng. Chủ kinh doanh bật mí, có tháng cơ sở của anh ta bán ra đến cả ngàn đĩa phim, trong đó phân nửa là phim "người lớn". Chỉ thấy bóng nam thanh niên, trung niên rà rà xe là có mấy chị sồn sồn nháy mắt: "Phim mát mẻ không em ơi…".

Khoảng năm 2006, Hà Nội rộ lên nạn ăn trộm biển kiểm soát ôtô, xe máy. Nhiều người phải tìm đến chợ Giời để tìm mua lại. Thì nay lại tiếp tục rộ lên nạn vặt gương, logo…

Nhưng chợ Giời không hẳn là chỉ mang toàn tiếng xấu…

Sáng 14-2 vừa qua, Đội QLTT số 5 phối hợp với Phòng Cảnh sát hình sự (PC45) Công an TP Hà Nội và Công an quận Hai Bà Trưng đã kiểm tra các cửa hàng kinh doanh phụ tùng ôtô tại khu vực quanh chợ Giời (chợ Hòa Bình), nơi được coi là điểm nóng về hàng gian, hàng giả, như phố Nguyễn Công Trứ, Đỗ Ngọc Du, Lê Gia Định và Đồng Nhân.

Qua kiểm tra, đến sáng 15-2, lực lượng chức năng đã thu giữ hơn 1.000 sản phẩm phụ tùng ôtô các loại như: vòng bi, cần gạt nước, logo, logo ốp bánh, lazăng… Toàn bộ số hàng bị thu giữ đều không có giấy tờ, hóa đơn chứng từ hợp pháp.

Chiều ngày 19-2, cơ quan chức năng tiếp tục tiến hành kiểm tra 11 điểm kinh doanh phụ tùng ôtô cũ trên phố Đỗ Ngọc Du, phường Đồng Nhân. Tổ công tác liên ngành đã thu giữ nhiều mặt hàng liên quan đến ôtô như logo, cản trước, đèn hậu, đèn pha, gạt nước, mặt nạ xe... Vào thời điểm thu giữ, các chủ kinh doanh chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của các loại hàng trên.

Toàn bộ số linh kiện, phụ tùng thu giữ được bàn giao cho Đội QLTT số 5 để phân loại, xác minh, làm rõ. Nếu phát hiện những cá nhân nào có dấu hiệu liên quan đến phạm pháp hình sự, lực lượng QLTT sẽ phối hợp với cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo thông tin từ Phòng PC45 Công an TP Hà Nội, trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân vừa qua, Phòng PC45 đã nhận được 3 vụ trình báo mất trộm gương ôtô. Trong đó, một vụ được người dân trình báo vào ngày 28 Tết và 2 vụ trong những ngày Tết.

Đại tá Dương Văn Giáp, Trưởng phòng PC45 cho chúng tôi biết, có thể có các trường hợp bị mất cắp phụ tùng ôtô nhưng do người dân ngại nên đã không trình báo Công an. Đại tá Giáp khuyến cáo, trường hợp người dân bị mất trộm các loại phụ tùng xe ôtô cần phải trình báo cho Công an phường nơi gần nhất để được hỗ trợ và giải quyết.

Nhóm PV

Muôn mặt “chợ Giời”: Có nên dẹp bỏ? (bài cuối)
Như phóng sự trước chúng tôi đã đề cập, những tồn tại của chợ Giời như bán hàng không rõ nguồn gốc, “chặt chém” khách hàng… đã khiến cho không ít người dân bức xúc phải thốt lên: “Cần phải dẹp bỏ chợ Giời”. Nhưng theo chúng tôi đó chỉ là thiểu số…
Khá nhiều phụ tùng ôtô bị thu giữ tại một cửa hàng trên phố Lê Gia Định.
1. Có đến chợ Giời mới thấy hàng hóa ở đây nhiều đến mức nào, đúng là "trên trời - dưới hàng". Có người đã nói vui, muốn lắp ráp hoàn chỉnh một chiếc xe máy, thậm chí ôtô cũng có thể kiếm được linh kiện từ chợ Giời. Thực sự, khu chợ này đã và đang đáp ứng rất nhiều nhu cầu mua bán cho nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội.

Nguyễn Minh Khoa là sinh viên Trường đại học Điện lực Hà Nội, từng là thành viên Đội tuyển Robocon của trường. Khoa cho biết, cậu đã từng đi "mòn dép" ở chợ Giời để mua linh kiện lắp ráp, hoàn thiện cho chú robot của đội mình. "Để có thể lắp được một chú robot hoàn chỉnh thì gần như chỉ có thể tìm thấy ở đây mà thôi" - Khoa khẳng định.

Cũng do thường xuyên có mặt ở chợ Giời nên Khoa có thể kể vanh vách từng linh kiện ở từng cửa hàng một. Ví dụ như mua động cơ thì có thể vào cửa hàng mua môtơ 1 chiều và ắc quy, mua ốc vít các loại đúng giá thì vào cửa hàng nào.

Với Nguyễn Hữu Năm (29 tuổi, trú ở Trường Yên, Chương Mỹ, Hà Nội) từng đoạt giải Nhất trong Cuộc thi Sáng tạo khoa học dành cho thanh thiếu niên toàn quốc khi mới 18 tuổi. Năm cho biết rất nhiều robot của cậu mà linh kiện được mua ở "chợ Giời". Và chính những robot này từng được tham dự Triển lãm Sáng tạo Quốc tế tổ chức tại Ấn Độ. Liên tiếp trong nhiều năm, Nguyễn Hữu Năm giành được giải thưởng "Ý tưởng sáng tạo dành cho thanh thiếu niên toàn quốc" nhờ những sản phẩm được hoàn thiện từ chợ Giời.

Một trong những khách hàng thường xuyên của chợ Giời là Hữu Phong, chủ tiệm sửa xe máy trên phố Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội). Phong cho biết, tuần nào anh cũng phải đảo qua chợ Giời 2-3 lần để tìm kiếm những linh phụ kiện cho khách hàng. Ngoài những linh kiện có thể chỉ cần "alô" là có, thì còn không ít những loại thuộc dạng "độc nhất vô nhị", phải chịu khó tìm kiếm, bới móc trong đống "đồng nát" thì mới có thể thấy. Anh Phong cho biết, không chỉ có cửa hàng anh mà hàng trăm, hàng ngàn tiệm sửa xe máy ở Hà Nội và nhiều tỉnh, thành lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên… cũng là khách hàng quen thuộc của chợ Giời.

Theo anh Trần Văn Kiên, chủ một hộ chuyên bán linh kiện máy ở phố Lê Gia Định, anh và gia đình đã có mấy chục năm buôn bán ở chợ Giời. Ban đầu bố mẹ anh bán quần áo Liên Xô, sau đó là đến đồ bộ đội. Khi mà hàng hóa may mặc ê hề, cửa hàng liền chuyển sang buôn bán linh kiện các loại máy móc. Hàng của anh nhập trong nước cũng có, từ nước ngoài cũng có và kể cả máy hỏng của người dân mang ra bán anh cũng mua. Kiên bảo, nói chợ Giời chuyên bán đồ ăn cắp là "oan" quá.

Trong số gần 700 hộ dân kinh doanh thường xuyên ở đây, thì chỉ có một vài cá nhân là có tham gia tiếp tay với phường trộm cắp. Anh Kiên nói rằng ranh giới giữa đồ "không rõ nguồn gốc" với "đồ trộm cắp" là rất mong manh. "Giả sử người dân có cái tivi, tủ lạnh bị hỏng, muốn mang ra chợ Giời bán kiếm ít tiền. Chủ hàng sau đó dỡ ra bán linh kiện, vậy thì làm sao có thể chứng minh được nguồn gốc của từng món đồ" !?

Anh Trần Mạnh Tuấn ở A5 Khu tập thể Nguyễn Công Trứ cho biết, trước đây gia đình có kinh doanh buôn bán phụ tùng ôtô chủ yếu là vòng bi, má phanh, dầu mỡ… nguồn hàng mua lại từ các xí nghiệp vận tải "rã" ra từ những xe phế thải hết "đát". Do bố và chú ruột đều là thợ cơ khí nên gia đình anh Tuấn có được nguồn hàng phong phú và việc kinh doanh bảo đảm cho kinh tế gia đình. Nếu nói là chủ hàng tiêu thụ đồ gian thì theo anh, đây cũng chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh".

Theo ghi nhận của chúng tôi dù ít nhiều mang tiếng xấu, nhưng thực tế "chợ Giời" vẫn là nơi cung cấp nhiều hàng hóa phổ thông cũng như những linh kiện, chi tiết vào dạng "hiếm có khó tìm" cho thị trường thủ đô và các tỉnh, thành lân cận. Và mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, việc tồn tại một khu chợ như "chợ Giời" là một thực tế khách quan không thể chối bỏ.

2. Ông Nguyễn Ngọc Tiến, nhà văn - nhà nghiên cứu về Hà Nội cho chúng tôi biết, khoảng những năm 60-70 thế kỷ XX ông từng sống ở giữa lòng chợ Giời. Thời gian về sau, ông vẫn thường xuyên tìm đến khu chợ này để mua bán. Khi thì là đầu kim đĩa than, lúc là ống pô xe máy, cũng có khi là chiếc cần gạt nước của xe ôtô.

Ông cho biết, chợ Giời ra đời từ cuối năm 1954, trải qua nhiều thăng trầm thì có hiện trạng như hiện nay. Ban đầu nó chỉ đơn thuần là nơi những người dân mang đồ thừa của gia đình mình ra bán cho người có nhu cầu. Sau một thời gian thì nảy sinh ra "con phe chợ Giời". Đó là những người đứng ra làm trung gian, "mua của người chán, bán cho người cần".

Có thể nói chợ Giời đã đáp ứng được một nhu cầu quan trọng trong suốt cả thời kỳ bao cấp cho đến bây giờ, đó là nhu cầu trao đổi hàng hóa vẫn còn sử dụng được với giá rẻ cho nhiều giai tầng trong xã hội. Bên cạnh đó, nó còn tạo công ăn việc làm cho những người về hưu sớm, người do không có trình độ học vấn mà không tìm được việc ở các cơ quan công sở…


Lực lượng chức năng của TP Hà Nội tiến hành kiểm tra, thu giữ phụ tùng ôtô không rõ nguồn gốc xuất xứ tại chợ Giời.

Cũng theo ông Tiến, một số "mặt trái" của chợ Giời như nạn chặt chém khách hàng, trộm cắp, móc túi hay việc bán hàng không rõ nguồn gốc chỉ là một điểm trừ của chợ. Và hầu như ở tất cả các chợ, những nơi tập trung đông người đều dễ xảy ra nạn trộm cắp. Không phải vì thế mà phải "dẹp" chợ. "Bản thân cái chợ không có tội. Vấn đề là cách quản lý của chính quyền và ý thức chấp hành của người dân".

Ông Tiến dẫn chứng, từ đầu những năm 90 đến nay, đã có nhiều lần TP Hà Nội và UBND quận Hai Bà Trưng xây dựng phương án di chuyển chợ ra một khu vực khác, tuy nhiên đều không thành công. Bài học nhãn tiền là chợ đồ cũ ở gần cầu Thăng Long đã được quy hoạch, song nhiều năm vẫn trong tình trạng bỏ không. Hay như chợ Hàng Da, chợ Cửa Nam sau khi cải tạo đều trở nên hoang lạnh, đìu hiu chính là ví dụ sinh động nhất cho những nhà hoạch định tham khảo.

Cũng theo ông Tiến, sự ra đời và tồn tại của "chợ Giời" là một thực tế khách quan, nó đáp ứng được nhu cầu của đời sống xã hội và cần phải hết sức cân nhắc khi muốn di dời hoặc dẹp bỏ. Để hoạt động của chợ Giời diễn ra lành mạnh, ông Tiến đề xuất chính quyền địa phương như UBND quận Hai Bà Trưng, các cơ quan chức năng như Công an quận, Quản lý thị trường cần tăng cường biện pháp kiểm tra, xử phạt những cá nhân, hộ dân vi phạm pháp luật trong kinh doanh.

Ông Nguyễn Song Toàn, Phó chủ tịch UBND phường Phố Huế (Hai Bà Trưng, Hà Nội) thừa nhận một thực tế: Đúng là có một thời gian khu vực gần chùa Vua là nơi tiêu thụ đồ gian khi nở rộ việc lấy trộm biển kiểm soát xe máy. Nhưng sau này, khi thủ tục hành chính xin cấp lại biển kiểm soát bị mất trở nên đơn giản, tự nhiên việc kinh doanh mặt hàng này không tồn tại. Khu vực gần chùa Vua chuyển thành nơi kinh doanh linh kiện điện thoại và phụ tùng xe máy.

Ông Toàn cho biết thêm, trong các chuyến đi thực tế ở nước ngoài, ông đã được tham quan một số mô hình chợ Giời. Về bản chất khu chợ Giời đó cũng giống như của ta, cũng buôn bán đủ mọi thứ và phần lớn đều là đồ cũ. Nhưng họ đã khéo léo tổ chức những khu chợ này như một nét văn hóa bản địa hấp dẫn khách tham quan.

Nhà điêu khắc Nguyễn Bá Trạch, Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội cũng nhìn theo hướng đó. Ông cho rằng sự tồn tại của một khu chợ như chợ Giời còn là một nét văn hóa. Ở các thành phố lớn ở châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, đều có các khu chợ Giời. Cũng như ở nước ta, chợ Giời chủ yếu là buôn bán, trao đổi những mặt hàng cũ theo kiểu "cũ người mới ta".



Dù có nhiều ý kiến khác nhau song chợ Giời vẫn là nơi cung ứng nhiều loại hàng hóa thiết yếu cho thị trường.

Tham gia những khu chợ này rất thú vị khi thoải mái mặc cả, thuận mua vừa bán để cả người cần và người bán đều thấy may mắn khi đi giao dịch. Có những thành phố lớn chợ Giời được quy hoạch thành điểm văn hóa du lịch thú vị và việc tham quan chợ Giời thường nằm trong chương trình các tour du lịch.

Theo chúng tôi, để lập lại trật tự cho chợ Giời, từng bước xóa đi hình ảnh về một "thiên đường đồ gian" trong tâm thức nhiều người có lẽ cơ quan chức năng cần tiếp tục có các biện pháp xử lý "mạnh tay" như trong thời gian qua, để hàng gian, hàng giả không còn "đất sống" ở chợ Giời. Còn để biến chợ Giời thành điểm văn hóa du lịch như ông Trạch đề xuất có lẽ cần thêm thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo…

Trong một diễn biến khác, tại cuộc họp với lãnh đạo các sở, ban, ngành của TP Hà Nội vào ngày 16-2 vừa qua, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP đã dành thời gian đề cập đến nạn trộm cắp phụ tùng ôtô trên địa bàn trong thời gian Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 nói riêng cũng như trong thời gian qua. Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết ông đã chỉ đạo Công an TP phối hợp với Quản lý thị trường kiểm tra 46 hộ kinh doanh phụ tùng ôtô xung quanh chợ Giời, thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc.

"Quan điểm của thành phố và cá nhân tôi không khuyến khích việc kinh doanh phụ tùng ôtô. Vì việc này Nhà nước cấm không được nhập khẩu phụ tùng ôtô cũ. Phụ tùng nếu có nhập đưa về kinh doanh trong các salon ôtô thì được phép" - Chủ tịch UBND TP nhấn mạnh.

Nhóm PV


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm