Truyện Ngắn & Phóng Sự
NẾU CÒN SỐNG CHỊ Ở ĐÂU *
Bà Bảo Châu đặt tờ giấy xuống bàn, ngả lưng vào chiếc ghế da rồi không hiểu sao ngồi thờ thẫn hồi lâu. Đang giờ nghỉ trưa, mỗi người một nơi.
Bà Bảo Châu đặt tờ giấy xuống bàn, ngả lưng vào chiếc ghế da rồi
không hiểu sao ngồi thờ thẫn hồi lâu. Đang giờ nghỉ trưa, mỗi người một
nơi. Trong phòng chỉ còn lại Bích Phương, cô thư ký xinh đẹp vừa ăn xong
đang ngồi soi gương sau chiếc máy chữ.
Bà liếc qua những tờ tiếp của tập giấy được xếp ngay ngắn trước mặt, rồi hỏi:
- Ý kiến mọi người thế nào về tin của ông lái xe này?
Bích Phương còn bậm môi, dướn mắt thêm lần nữa trước gương rồi mới ngẩng đầu đáp:
- Dạ thưa cô, anh em nói đây là trường hợp khác thường nên chờ ý kiến cô xem có nên phát không, sau mới trình lên Ban duyệt. Các tin khác không có gì đặc biệt, chú Đại đã ký thay cô.
Mấy ngày vừa rồi bà Bảo Châu đi công tác xa nên đương nhiên ông Đại phó phòng thay bà quản lý phòng này, phòng Thông tin kinh tế xã hội của Đài phát thanh. Im lặng một chốc, bỗng Bích Phương quay sang bà, nói:
- Cái ông lái xe Biên này kể cũng lạ, cô nhỉ? Giận mà cũng thương ông ta...
- Bề ngoài trông ông ta thế nào? - Bà Bảo Châu hỏi. - Khi đến đưa tin, cô có gặp ông ta không?
- Dạ không, tin này được đăng ký từ sáng hôm kia, lúc ấy cháu có việc đi vắng... Thế cô đồng ý cho phát chứ ạ?
- Để cô xem đã. - bà Bảo Châu lơ đễnh đáp.
Rồi bà đứng dậy, thong thả đi xuống căng-tin ăn trưa.
Bà Bảo Châu năm nay đã ngoài năm mươi, không thể gọi là xinh nhưng có vẻ ngoài đẫy đà, phúc hậu. Tóc bà còn đen và rất dài, những hôm nóng nực, bà buộc thành một túm to sau gáy. Bà về làm việc ở Đài ngay sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Tổng hợp. Suốt nhiều năm bà làm phóng viên, đi đây đi đó rất xông xáo. Gần đây phần vì có tuổi, phần vì không còn ai thích hợp hơn, bà được điều sang phụ trách phòng này. Tuy mới thành lập nhưng công việc ở đây khá bận rộn. Ngày nào đến cơ quan, bà cũng thấy có nhiều người đến xin đăng ký quảng cáo hàng hóa cho xí nghiệp mình, hoặc quảng cáo các lớp ngoại ngữ, khiêu vũ, âm nhạc... Một phần không nhỏ trong số họ đến nhờ bà giúp tìm trẻ lạc, tìm người tâm thần bỏ nhà lang thang, đặc biệt là tìm lại những người thân bị lưu lạc nhiều năm về trước. Chính những người này làm bà yêu thích công việc.
Hàng ngày đọc các tờ đăng ký, bà cảm thấy như được đưa trở lại quá khứ đau buồn, nhiều khi đến mức không thể tin nổi. Trước mắt bà hiện lên những đoàn người rách rưới, gầy còm, dắt díu nhau đi xin ăn rồi ngã gục chết bên vệ đường, những cảnh cho con, vứt con, những cảnh ra đi vì uất hận, vì miếng ăn và vì nhiều lý do khác. Tai họa như cơn bão khủng khiếp ập xuống đầu những số phận đáng thương, dập vùi họ, đưa họ đi xa mỗi người một nơi. Rồi hàng chục năm sau đó họ sống trong lo lắng, dằn vặt và thương nhớ... Họ vất vả tìm đến nhau, muốn biết ai còn, ai mất, muốn được bộc lộ lòng mình... nhưng không biết phải làm gì, nhờ ai. Nay bỗng xuất hiện cái phòng của bà, thế là người ta bám lấy bà như người chết đuối bám cọng rơm nhỏ, dù chẳng mấy hy vọng nhưng còn hơn không có gì để bám. Còn bà, không hiểu sao bà thấy như mình cũng phần nào có lỗi trong những bi kịch ấy của quá khứ. Bà tự cho mình có trách niệm phải giúp họ, phải góp phần hàn gắn những mảnh vỡ cuộc đời họ. Một bé gái mười tuổi cầm đồng bạc duy nhất đi chợ đong gạo cho mười miệng ăn trong gia đình, không may để mất tiền, sợ về nhà mẹ mắng, bố đánh, nên em đã bỏ đi biệt tăm. Nếu còn sống, nay em đã gần sáu mươi. Em ở đâu? Các anh chị và bà mẹ của em đang nhờ bà Bảo Châu tìm hộ.
Có hai ông già từ tỉnh xa đến gặp bà, kể rằng vào năm 1945 không nỡ nhìn con chết đói, họ phải đem cho đứa bé kháu nhất trong số bốn người con của mình. Nó là một cậu bé bốn tuổi, khôi ngô (vì khôi ngô mới đem cho, xấu sẽ chẳng ai nhận). Hôm ấy nó được tắm rửa sạch sẽ, được cả nhà nhường cho ăn một bữa thật no. Rồi ông bà đem ra chợ huyện, đặt nó ngồi ngay trước cổng chợ, bên cạnh cắm tấm biển với dòng chữ "xin các ông, các bà làm phúc nuôi hộ". Còn họ thì nấp trong bụi cây cách đó không xa, kiên nhẫn chờ cho đến lúc có người mang nó đi mới ra về. Hai ông bà đứng nhìn theo, nước mắt giàn giụa... Bây giờ họ đến Đài tìm bà Bảo Châu kể lại những điều trên và nhờ bà tìm hộ. Bà đã làm tất cả những gì có thể làm. Bà cho phát qua Đài bảy lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Thật không ngờ, chưa đầy một tháng sau có một trung tá không quân đến gặp bà, nói rằng ông chính là đứa bé nọ. Thay mặt bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi, ông trịnh trọng tặng bà một bó hoa thật to và hai gói kẹo, hai bao thuốc lá, một lạng chè tặng anh em trong phòng. Hôm ấy là một ngày đáng ghi nhớ. Nhìn người sĩ quan cao to, đẹp đẽ và tràn đầy hạnh phúc, có lẽ trong nhiều năm, đây là lần đầu bà cảm thấy mình làm được điều gì đấy đích thực tốt đẹp và có ích cho đời.
Thỉnh thoảng bà cũng nhận được thư từ các tỉnh xa, báo tin rằng nhờ Đài, họ đã tìm lại được người thân của mình. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn như thế không nhiều, nhưng đây là công việc đáng làm và bà làm một cách say sưa...
Còn câu chuyện ông lái xe Nguyễn Văn Biên này là thế nào?
Suốt buổi chiều hôm ấy và cả ngày hôm sau, bà Bảo Châu luôn bị ông ta ám ảnh. Đây là trường hợp đặc biệt từ trước tới nay chưa hề gặp, vì vậy bà muốn để lại suy nghĩ thêm trước khi cho phát. Trước mắt bà lúc nào cũng hiện lên hình ảnh một cô gái mảnh mai, người sốt hầm hập, đứng một mình dưới trời mưa tầm tã trong rừng giữa đêm khuya. Cô sắp ngất, cô sợ chết, sợ ma, nhưng có một điều cô sợ hơn tất cả những điều ấy, là sự nhục nhã. Cô không thể chấp nhận điều kiện của tên lái xe vô lại, nhưng chiếc ca-bin khô ráo, ấm áp kia lại thuộc về hắn. Hắn là người duy nhất có thể cứu cô nhưng hắn đòi trả công... Không! Cô thà chết không chịu làm theo lời hắn. Và cô gái tiếp tục đứng dưới trời mưa, hai tay ôm mặt khóc. Sau đó... Sau đó cô đi bộ một mình hàng chục cây số? Cô được chiếc xe khác mà người lái xe chưa mất hết tính người cho đi nhờ đến thị xã? Hay sau đó do dầm mưa, cơn sốt nặng thêm và cô chết, xác nằm còng queo bên đường?
Còn lái xe, cái gã Nguyễn Văn Biên khốn nạn ấy thì sao? Ừ, mà anh ta là người thế nào nhỉ? Một người đang tâm gây nên tội lỗi ghê gớm như thế lại biết hối hận ư? Đến mức suốt nhiều năm sau đã bỏ công tìm kiếm cô gái kia như anh ta nói? Hay anh ta phịa để tự bào chữa cho mình? Mà rồi nếu quả bị lương tâm cắn rứt, không lẽ sau ba mươi năm anh ta không nguôi ngoai chút nào, để bỗng dưng bây giờ không ai bắt, tự mình phơi bày sự đểu cáng của mình? Không phải với một, hai người mà với tất cả! Qua Đài! Một việc làm nên gọi dũng cảm hay điên rồ?...
Bỗng nhiên bà Bảo Châu rất muốn được gặp con người này. Để làm gì thì chính bà cũng không rõ.
Theo địa chỉ, bà tìm đến một ngôi nhà xinh xắn có hàng rào gạch bao quanh. Ra mở cửa là một người đàn bà gầy quắt có đôi mắt buồn và mái tóc điểm bạc.
- Thưa chị, đây có phải là nhà anh Biên, anh Nguyễn Văn Biên lái xe không ạ?
- Vâng, - người đàn bà kia đáp, ngạc nhiên nhìn khách.
Thấy thế, bà Bảo Châu vội nói luôn:
- Tôi có chút việc muốn nói chuyện với anh ấy...
Bà kia càng ngạc nhiên hơn, nhưng do dự một chốc rồi đáp:
- Mời chị vào.
Căn phòng rộng và trống trải, chắc chỉ dùng để tiếp khách vì không thấy có giường. Sát tường là chiếc bàn trà thấp và bốn ghế xa-lông gỗ dán cáu bẩn. Bà Bảo Châu ngồi xuống một trong những chiếc ghế ấy, yên lặng chờ chủ nhà sang phòng bên chuẩn bị nước mời khách. Không hiểu sao bà cứ hình dung lái xe Biên bà sắp gặp là người to béo, có ria mép, da ngăm đen và nhất thiết phải mặc áo phông sọc to. Bà định sẽ vào đề luôn, rằng bà từ Đài đến, muốn hỏi thêm đôi điều trước khi cho phát cái tin ông ta yêu cầu...
Bà chủ nhà quay ra, đặt khay nước lên bàn rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nhìn khách chờ đợi.
- Dạ, anh Biên đâu ạ? - bà Bảo Châu ngạc nhiên hỏi vì mãi không thấy chủ nhà xuất hiện. - Tôi đến đây nhân cái tin anh ấy xin phát qua đài...
Bà kia khẽ thốt lên:
- Thế ra cô là "cô ấy"? - Bà mở to mắt chăm chăm nhìn bà Bảo Châu, nét mặt gần như hốt hoảng.
Bà Bảo Châu cũng lặng lẽ nhìn bà hồi lâu.
- Không, tôi là người làm ở Đài phát thanh. Tôi đến đây muốn biết thêm đôi điều trước khi cho phát tin ấy. Hôm nay anh ấy không có nhà ạ?
Bà kia cúi đầu không nói gì, lúc sau mới thở dài đáp:
- Nhà tôi không còn nữa. Anh ấy chết đã được năm năm...
Giờ đến lượt bà Bảo Châu ngạc nhiên:
- Còn cái tin kia? Hóa ra không phải anh ấy đem nó đến Đài?
- Vâng. - Bà chủ nhà nói. - Tôi đã đến chỗ chị... Số là trước khi chết, anh ấy nhờ tôi sau này, nếu có thể, tìm gặp cô gái kia để thay mặt anh ấy xin lỗi hộ. Tôi đã hứa với anh ấy trong giờ hấp hối, tuy không biết sẽ làm điều đó bằng cách nào. Gần đây có mục nhắn tin qua đài, tôi mới nhờ chị. Nội dung cái tin ấy do tôi viết nhưng đúng sự thật và như chồng tôi mong muốn... Không sao chứ ạ? – Chủ nhà nhìn khách lo lắng hỏi thêm: - Không lẽ vì thế mà các chị không cho phát?
- Không, không vấn đề không phải chỗ ấy, - bà Bảo Châu đáp. - Có điều từ trước tới nay quả chúng tôi chưa gặp trường hợp nào như của anh chị.
- Tôi hiểu, chắc chị thấy khác thường nên muốn xem hư thực thế nào. Chị yên tâm. Những điều tôi viết trong tin đều đúng sự thật. Chồng tôi đã nhiều lần kể tôi nghe chuyện này ngay khi mới xảy ra...
Bà khẽ thở dài, ngồi im một chốc rồi nói tiếp:
- Nhà tôi là người thật lạ lùng. Anh ấy vốn ngang tàng, sống bừa bãi và nói thật với chị, chuyện rượu chè, trai gái có cả. Thế mà thật không ngờ, sau chuyện đó, anh ấy thành người khác hẳn. Đến tôi là vợ mà cũng không hiểu nổi, nhưng quả đúng thế. Anh ấy bị một cú sốc mạnh, trở nên ngơ ngác như người vừa ốm dậy. Anh ấy ít nói hẳn, chú ý nhiều hơn tới vợ con, đặc biệt không bao giờ uống rượu nữa. Tôi biết anh ấy đang đau khổ, hối hận và luôn nghĩ tới cô gái đáng thương nọ. Anh ấy sợ cô ta đã chết, chết vì anh ấy. Tôi tìm cách an ủi, thậm chí có lần còn theo lên các nông trường vùng Mộc Châu, Yên Châu tìm cô...
Bà chủ nhà đột ngột ngừng lời, đưa chén nước mời khách. Bà cũng cầm một chén, nhấp nháp từng ngụm nhỏ.
- Chị nghĩ phát qua Đài thế này, có hy vọng cô ấy sẽ lên tiếng không, tất nhiên nếu còn sống, - bà hỏi.
- Thỉnh thoảng chúng tôi có nhận được tin báo lại rằng nhờ Đài, họ đã tìm được người cần tìm. - Bà Bảo Châu đáp một cách chung chung.
- Tôi thì tôi không tin cô ấy sẽ lên tiếng và tự tìm đến, nhưng dù sao vẫn nhờ chị phát hộ cho. Chả là nhà tôi muốn thế, tôi đã hứa... Trước lúc chết, nhà tôi có để lại bức thư, dặn tôi nếu gặp thì đưa cho cô ấy.
Bà lại bỏ vào buồng trong, lấy ra một phong thư không dán.
- Nếu muốn, chị cứ đọc.
Rồi bà bước ra khỏi phòng để khách được tự nhiên. Bức thư không dài, được viết bằng nét chữ nắn nót kiểu học trò:
"Suốt nhiều năm nay tôi tìm chị khắp nơi nhưng không thấy. Tôi đang bệnh nặng và chắc chỉ ít ngày nữa sẽ chết. Trước khi chết tôi viết mấy dòng để nếu lúc nào đó, nhờ phép lạ, người thân của tôi gặp được, sẽ đưa cho chị. Tôi biết tôi không đáng được tha thứ, nhưng lúc này, đang hấp hối, tôi xin chị hãy tha thứ cho tôi. Nếu chị đã chết, xin linh hồn chị tha thứ cho tôi. Tôi đã chịu quá nhiều đau khổ, đã bị trừng phạt quá đủ cho hành động đểu cáng ấy của mình. Có lẽ trong đời ai cũng có những giây phút đen tối, những giây phút vô thức dẫn tới một việc làm tội lỗi để sau này phải luôn day dứt, ân hận vì nó.
Một lần nữa xin chị hãy tha thứ cho tôi!"
Ba ngày sau, bà Bảo Châu cho phát qua Đài tin lái xe Nguyễn Văn Biên, công ty X. cách đây 35 năm, vào một đêm trời mưa to...
Buổi tối, đến phần thông tin xã hội, bà lại gần chiếc đài, khoanh tay chăm chú ngồi nghe. Vô tình, bà với tay vặn to đài. Bà chợt nảy ý muốn lạ lùng là tất cả đàn ông trong nước, trên toàn thế giới, phải nghe tin này. Tất cả không trừ một ai, tất nhiên trong đó có chồng bà, một người vẻ ngoài lịch sự, nhân hậu nhưng thực chất là kẻ ích kỷ, thô lỗ mà bà phải chịu đựng bao năm nay.
Đang đọc báo ở chiếc ghế bên cạnh, ông chồng bà chỉ lặng lẽ đứng dậy vặn bé chiếc đài, nhìn bà với vẻ khó hiểu rồi lại ngồi xuống, chúi đầu vào tờ báo.
Thái Bá Tân
Hà Nội, 1989
(Dân Luận)
"Tôi
là Nguyễn Văn Biên, lái xe, thuộc công ty X. Bộ Lâm nghiệp. Cách đây
hai mươi ba năm, vào một đêm trời mưa to cuối tháng chín năm 1967, trên
đường từ Châu Yên tới Sơn La, có một cô gái vẫy tay xin đi nhờ xe. Lúc
ấy trời đã khuya, rừng núi vắng vẻ. Cô gái trạc hai mươi tuổi, đầu đội
nón, tay xách chiếc túi nhỏ, quần áo ướt sũng, nói đi nhỡ đường gặp mưa
bị cảm. Tôi cho cô lên xe. Trên xe chỉ có mình tôi. Đi được một quãng,
tôi dừng xe định giở trò cưỡng đoạt cô gái. Cô cương quyết chống đỡ. Tôi
dọa nếu không chịu, sẽ đuổi xuống. Cô gái khóc, van xin đừng làm thế vì
cô đang ốm, có thể chết. Thấy tôi vẫn một mực không thay đổi ý kiến, cô
vùng ra được và nhảy xuống đường. Tôi ngồi trên xe, đoán cô không dám ở
lại một mình vì chỗ có người gần nhất cách đấy cũng hơn hai mươi
kilômét. Nhưng cô gái vẫn ôm mặt khóc dưới trời mưa tầm tã, người run
lên vì lạnh... Cuối cùng tôi cho xe chạy tiếp. Đêm ấy tới trạm, bình
tĩnh trở lại, tôi rất ân hận việc làm của mình, nhất là việc vì tôi cô
có thể chết. Vì vậy tôi quay xe lại tìm nhưng không thấy cô đâu. Sau này
nhiều lần tôi đến các nông trường và bản lân cận tìm cô, tuy nhiên, mọi
cố gắng của tôi đều vô ích.
Nay cô ở đâu, nếu còn sống, xin báo cho tôi ở số nhà... phố Long Châu, Hà Nội, để tôi tìm đến cô xin tha thứ cho việc làm tội lỗi kia của tôi.
Nguyễn Văn Biên".
Nay cô ở đâu, nếu còn sống, xin báo cho tôi ở số nhà... phố Long Châu, Hà Nội, để tôi tìm đến cô xin tha thứ cho việc làm tội lỗi kia của tôi.
Nguyễn Văn Biên".
Bà liếc qua những tờ tiếp của tập giấy được xếp ngay ngắn trước mặt, rồi hỏi:
- Ý kiến mọi người thế nào về tin của ông lái xe này?
Bích Phương còn bậm môi, dướn mắt thêm lần nữa trước gương rồi mới ngẩng đầu đáp:
- Dạ thưa cô, anh em nói đây là trường hợp khác thường nên chờ ý kiến cô xem có nên phát không, sau mới trình lên Ban duyệt. Các tin khác không có gì đặc biệt, chú Đại đã ký thay cô.
Mấy ngày vừa rồi bà Bảo Châu đi công tác xa nên đương nhiên ông Đại phó phòng thay bà quản lý phòng này, phòng Thông tin kinh tế xã hội của Đài phát thanh. Im lặng một chốc, bỗng Bích Phương quay sang bà, nói:
- Cái ông lái xe Biên này kể cũng lạ, cô nhỉ? Giận mà cũng thương ông ta...
- Bề ngoài trông ông ta thế nào? - Bà Bảo Châu hỏi. - Khi đến đưa tin, cô có gặp ông ta không?
- Dạ không, tin này được đăng ký từ sáng hôm kia, lúc ấy cháu có việc đi vắng... Thế cô đồng ý cho phát chứ ạ?
- Để cô xem đã. - bà Bảo Châu lơ đễnh đáp.
Rồi bà đứng dậy, thong thả đi xuống căng-tin ăn trưa.
Bà Bảo Châu năm nay đã ngoài năm mươi, không thể gọi là xinh nhưng có vẻ ngoài đẫy đà, phúc hậu. Tóc bà còn đen và rất dài, những hôm nóng nực, bà buộc thành một túm to sau gáy. Bà về làm việc ở Đài ngay sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Tổng hợp. Suốt nhiều năm bà làm phóng viên, đi đây đi đó rất xông xáo. Gần đây phần vì có tuổi, phần vì không còn ai thích hợp hơn, bà được điều sang phụ trách phòng này. Tuy mới thành lập nhưng công việc ở đây khá bận rộn. Ngày nào đến cơ quan, bà cũng thấy có nhiều người đến xin đăng ký quảng cáo hàng hóa cho xí nghiệp mình, hoặc quảng cáo các lớp ngoại ngữ, khiêu vũ, âm nhạc... Một phần không nhỏ trong số họ đến nhờ bà giúp tìm trẻ lạc, tìm người tâm thần bỏ nhà lang thang, đặc biệt là tìm lại những người thân bị lưu lạc nhiều năm về trước. Chính những người này làm bà yêu thích công việc.
Hàng ngày đọc các tờ đăng ký, bà cảm thấy như được đưa trở lại quá khứ đau buồn, nhiều khi đến mức không thể tin nổi. Trước mắt bà hiện lên những đoàn người rách rưới, gầy còm, dắt díu nhau đi xin ăn rồi ngã gục chết bên vệ đường, những cảnh cho con, vứt con, những cảnh ra đi vì uất hận, vì miếng ăn và vì nhiều lý do khác. Tai họa như cơn bão khủng khiếp ập xuống đầu những số phận đáng thương, dập vùi họ, đưa họ đi xa mỗi người một nơi. Rồi hàng chục năm sau đó họ sống trong lo lắng, dằn vặt và thương nhớ... Họ vất vả tìm đến nhau, muốn biết ai còn, ai mất, muốn được bộc lộ lòng mình... nhưng không biết phải làm gì, nhờ ai. Nay bỗng xuất hiện cái phòng của bà, thế là người ta bám lấy bà như người chết đuối bám cọng rơm nhỏ, dù chẳng mấy hy vọng nhưng còn hơn không có gì để bám. Còn bà, không hiểu sao bà thấy như mình cũng phần nào có lỗi trong những bi kịch ấy của quá khứ. Bà tự cho mình có trách niệm phải giúp họ, phải góp phần hàn gắn những mảnh vỡ cuộc đời họ. Một bé gái mười tuổi cầm đồng bạc duy nhất đi chợ đong gạo cho mười miệng ăn trong gia đình, không may để mất tiền, sợ về nhà mẹ mắng, bố đánh, nên em đã bỏ đi biệt tăm. Nếu còn sống, nay em đã gần sáu mươi. Em ở đâu? Các anh chị và bà mẹ của em đang nhờ bà Bảo Châu tìm hộ.
Có hai ông già từ tỉnh xa đến gặp bà, kể rằng vào năm 1945 không nỡ nhìn con chết đói, họ phải đem cho đứa bé kháu nhất trong số bốn người con của mình. Nó là một cậu bé bốn tuổi, khôi ngô (vì khôi ngô mới đem cho, xấu sẽ chẳng ai nhận). Hôm ấy nó được tắm rửa sạch sẽ, được cả nhà nhường cho ăn một bữa thật no. Rồi ông bà đem ra chợ huyện, đặt nó ngồi ngay trước cổng chợ, bên cạnh cắm tấm biển với dòng chữ "xin các ông, các bà làm phúc nuôi hộ". Còn họ thì nấp trong bụi cây cách đó không xa, kiên nhẫn chờ cho đến lúc có người mang nó đi mới ra về. Hai ông bà đứng nhìn theo, nước mắt giàn giụa... Bây giờ họ đến Đài tìm bà Bảo Châu kể lại những điều trên và nhờ bà tìm hộ. Bà đã làm tất cả những gì có thể làm. Bà cho phát qua Đài bảy lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Thật không ngờ, chưa đầy một tháng sau có một trung tá không quân đến gặp bà, nói rằng ông chính là đứa bé nọ. Thay mặt bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi, ông trịnh trọng tặng bà một bó hoa thật to và hai gói kẹo, hai bao thuốc lá, một lạng chè tặng anh em trong phòng. Hôm ấy là một ngày đáng ghi nhớ. Nhìn người sĩ quan cao to, đẹp đẽ và tràn đầy hạnh phúc, có lẽ trong nhiều năm, đây là lần đầu bà cảm thấy mình làm được điều gì đấy đích thực tốt đẹp và có ích cho đời.
Thỉnh thoảng bà cũng nhận được thư từ các tỉnh xa, báo tin rằng nhờ Đài, họ đã tìm lại được người thân của mình. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn như thế không nhiều, nhưng đây là công việc đáng làm và bà làm một cách say sưa...
Còn câu chuyện ông lái xe Nguyễn Văn Biên này là thế nào?
Suốt buổi chiều hôm ấy và cả ngày hôm sau, bà Bảo Châu luôn bị ông ta ám ảnh. Đây là trường hợp đặc biệt từ trước tới nay chưa hề gặp, vì vậy bà muốn để lại suy nghĩ thêm trước khi cho phát. Trước mắt bà lúc nào cũng hiện lên hình ảnh một cô gái mảnh mai, người sốt hầm hập, đứng một mình dưới trời mưa tầm tã trong rừng giữa đêm khuya. Cô sắp ngất, cô sợ chết, sợ ma, nhưng có một điều cô sợ hơn tất cả những điều ấy, là sự nhục nhã. Cô không thể chấp nhận điều kiện của tên lái xe vô lại, nhưng chiếc ca-bin khô ráo, ấm áp kia lại thuộc về hắn. Hắn là người duy nhất có thể cứu cô nhưng hắn đòi trả công... Không! Cô thà chết không chịu làm theo lời hắn. Và cô gái tiếp tục đứng dưới trời mưa, hai tay ôm mặt khóc. Sau đó... Sau đó cô đi bộ một mình hàng chục cây số? Cô được chiếc xe khác mà người lái xe chưa mất hết tính người cho đi nhờ đến thị xã? Hay sau đó do dầm mưa, cơn sốt nặng thêm và cô chết, xác nằm còng queo bên đường?
Còn lái xe, cái gã Nguyễn Văn Biên khốn nạn ấy thì sao? Ừ, mà anh ta là người thế nào nhỉ? Một người đang tâm gây nên tội lỗi ghê gớm như thế lại biết hối hận ư? Đến mức suốt nhiều năm sau đã bỏ công tìm kiếm cô gái kia như anh ta nói? Hay anh ta phịa để tự bào chữa cho mình? Mà rồi nếu quả bị lương tâm cắn rứt, không lẽ sau ba mươi năm anh ta không nguôi ngoai chút nào, để bỗng dưng bây giờ không ai bắt, tự mình phơi bày sự đểu cáng của mình? Không phải với một, hai người mà với tất cả! Qua Đài! Một việc làm nên gọi dũng cảm hay điên rồ?...
Bỗng nhiên bà Bảo Châu rất muốn được gặp con người này. Để làm gì thì chính bà cũng không rõ.
Theo địa chỉ, bà tìm đến một ngôi nhà xinh xắn có hàng rào gạch bao quanh. Ra mở cửa là một người đàn bà gầy quắt có đôi mắt buồn và mái tóc điểm bạc.
- Thưa chị, đây có phải là nhà anh Biên, anh Nguyễn Văn Biên lái xe không ạ?
- Vâng, - người đàn bà kia đáp, ngạc nhiên nhìn khách.
Thấy thế, bà Bảo Châu vội nói luôn:
- Tôi có chút việc muốn nói chuyện với anh ấy...
Bà kia càng ngạc nhiên hơn, nhưng do dự một chốc rồi đáp:
- Mời chị vào.
Căn phòng rộng và trống trải, chắc chỉ dùng để tiếp khách vì không thấy có giường. Sát tường là chiếc bàn trà thấp và bốn ghế xa-lông gỗ dán cáu bẩn. Bà Bảo Châu ngồi xuống một trong những chiếc ghế ấy, yên lặng chờ chủ nhà sang phòng bên chuẩn bị nước mời khách. Không hiểu sao bà cứ hình dung lái xe Biên bà sắp gặp là người to béo, có ria mép, da ngăm đen và nhất thiết phải mặc áo phông sọc to. Bà định sẽ vào đề luôn, rằng bà từ Đài đến, muốn hỏi thêm đôi điều trước khi cho phát cái tin ông ta yêu cầu...
Bà chủ nhà quay ra, đặt khay nước lên bàn rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nhìn khách chờ đợi.
- Dạ, anh Biên đâu ạ? - bà Bảo Châu ngạc nhiên hỏi vì mãi không thấy chủ nhà xuất hiện. - Tôi đến đây nhân cái tin anh ấy xin phát qua đài...
Bà kia khẽ thốt lên:
- Thế ra cô là "cô ấy"? - Bà mở to mắt chăm chăm nhìn bà Bảo Châu, nét mặt gần như hốt hoảng.
Bà Bảo Châu cũng lặng lẽ nhìn bà hồi lâu.
- Không, tôi là người làm ở Đài phát thanh. Tôi đến đây muốn biết thêm đôi điều trước khi cho phát tin ấy. Hôm nay anh ấy không có nhà ạ?
Bà kia cúi đầu không nói gì, lúc sau mới thở dài đáp:
- Nhà tôi không còn nữa. Anh ấy chết đã được năm năm...
Giờ đến lượt bà Bảo Châu ngạc nhiên:
- Còn cái tin kia? Hóa ra không phải anh ấy đem nó đến Đài?
- Vâng. - Bà chủ nhà nói. - Tôi đã đến chỗ chị... Số là trước khi chết, anh ấy nhờ tôi sau này, nếu có thể, tìm gặp cô gái kia để thay mặt anh ấy xin lỗi hộ. Tôi đã hứa với anh ấy trong giờ hấp hối, tuy không biết sẽ làm điều đó bằng cách nào. Gần đây có mục nhắn tin qua đài, tôi mới nhờ chị. Nội dung cái tin ấy do tôi viết nhưng đúng sự thật và như chồng tôi mong muốn... Không sao chứ ạ? – Chủ nhà nhìn khách lo lắng hỏi thêm: - Không lẽ vì thế mà các chị không cho phát?
- Không, không vấn đề không phải chỗ ấy, - bà Bảo Châu đáp. - Có điều từ trước tới nay quả chúng tôi chưa gặp trường hợp nào như của anh chị.
- Tôi hiểu, chắc chị thấy khác thường nên muốn xem hư thực thế nào. Chị yên tâm. Những điều tôi viết trong tin đều đúng sự thật. Chồng tôi đã nhiều lần kể tôi nghe chuyện này ngay khi mới xảy ra...
Bà khẽ thở dài, ngồi im một chốc rồi nói tiếp:
- Nhà tôi là người thật lạ lùng. Anh ấy vốn ngang tàng, sống bừa bãi và nói thật với chị, chuyện rượu chè, trai gái có cả. Thế mà thật không ngờ, sau chuyện đó, anh ấy thành người khác hẳn. Đến tôi là vợ mà cũng không hiểu nổi, nhưng quả đúng thế. Anh ấy bị một cú sốc mạnh, trở nên ngơ ngác như người vừa ốm dậy. Anh ấy ít nói hẳn, chú ý nhiều hơn tới vợ con, đặc biệt không bao giờ uống rượu nữa. Tôi biết anh ấy đang đau khổ, hối hận và luôn nghĩ tới cô gái đáng thương nọ. Anh ấy sợ cô ta đã chết, chết vì anh ấy. Tôi tìm cách an ủi, thậm chí có lần còn theo lên các nông trường vùng Mộc Châu, Yên Châu tìm cô...
Bà chủ nhà đột ngột ngừng lời, đưa chén nước mời khách. Bà cũng cầm một chén, nhấp nháp từng ngụm nhỏ.
- Chị nghĩ phát qua Đài thế này, có hy vọng cô ấy sẽ lên tiếng không, tất nhiên nếu còn sống, - bà hỏi.
- Thỉnh thoảng chúng tôi có nhận được tin báo lại rằng nhờ Đài, họ đã tìm được người cần tìm. - Bà Bảo Châu đáp một cách chung chung.
- Tôi thì tôi không tin cô ấy sẽ lên tiếng và tự tìm đến, nhưng dù sao vẫn nhờ chị phát hộ cho. Chả là nhà tôi muốn thế, tôi đã hứa... Trước lúc chết, nhà tôi có để lại bức thư, dặn tôi nếu gặp thì đưa cho cô ấy.
Bà lại bỏ vào buồng trong, lấy ra một phong thư không dán.
- Nếu muốn, chị cứ đọc.
Rồi bà bước ra khỏi phòng để khách được tự nhiên. Bức thư không dài, được viết bằng nét chữ nắn nót kiểu học trò:
"Suốt nhiều năm nay tôi tìm chị khắp nơi nhưng không thấy. Tôi đang bệnh nặng và chắc chỉ ít ngày nữa sẽ chết. Trước khi chết tôi viết mấy dòng để nếu lúc nào đó, nhờ phép lạ, người thân của tôi gặp được, sẽ đưa cho chị. Tôi biết tôi không đáng được tha thứ, nhưng lúc này, đang hấp hối, tôi xin chị hãy tha thứ cho tôi. Nếu chị đã chết, xin linh hồn chị tha thứ cho tôi. Tôi đã chịu quá nhiều đau khổ, đã bị trừng phạt quá đủ cho hành động đểu cáng ấy của mình. Có lẽ trong đời ai cũng có những giây phút đen tối, những giây phút vô thức dẫn tới một việc làm tội lỗi để sau này phải luôn day dứt, ân hận vì nó.
Một lần nữa xin chị hãy tha thứ cho tôi!"
Ba ngày sau, bà Bảo Châu cho phát qua Đài tin lái xe Nguyễn Văn Biên, công ty X. cách đây 35 năm, vào một đêm trời mưa to...
Buổi tối, đến phần thông tin xã hội, bà lại gần chiếc đài, khoanh tay chăm chú ngồi nghe. Vô tình, bà với tay vặn to đài. Bà chợt nảy ý muốn lạ lùng là tất cả đàn ông trong nước, trên toàn thế giới, phải nghe tin này. Tất cả không trừ một ai, tất nhiên trong đó có chồng bà, một người vẻ ngoài lịch sự, nhân hậu nhưng thực chất là kẻ ích kỷ, thô lỗ mà bà phải chịu đựng bao năm nay.
Đang đọc báo ở chiếc ghế bên cạnh, ông chồng bà chỉ lặng lẽ đứng dậy vặn bé chiếc đài, nhìn bà với vẻ khó hiểu rồi lại ngồi xuống, chúi đầu vào tờ báo.
Thái Bá Tân
Hà Nội, 1989
NẾU CÒN SỐNG CHỊ Ở ĐÂU *
Bà Bảo Châu đặt tờ giấy xuống bàn, ngả lưng vào chiếc ghế da rồi không hiểu sao ngồi thờ thẫn hồi lâu. Đang giờ nghỉ trưa, mỗi người một nơi.
"Tôi
là Nguyễn Văn Biên, lái xe, thuộc công ty X. Bộ Lâm nghiệp. Cách đây
hai mươi ba năm, vào một đêm trời mưa to cuối tháng chín năm 1967, trên
đường từ Châu Yên tới Sơn La, có một cô gái vẫy tay xin đi nhờ xe. Lúc
ấy trời đã khuya, rừng núi vắng vẻ. Cô gái trạc hai mươi tuổi, đầu đội
nón, tay xách chiếc túi nhỏ, quần áo ướt sũng, nói đi nhỡ đường gặp mưa
bị cảm. Tôi cho cô lên xe. Trên xe chỉ có mình tôi. Đi được một quãng,
tôi dừng xe định giở trò cưỡng đoạt cô gái. Cô cương quyết chống đỡ. Tôi
dọa nếu không chịu, sẽ đuổi xuống. Cô gái khóc, van xin đừng làm thế vì
cô đang ốm, có thể chết. Thấy tôi vẫn một mực không thay đổi ý kiến, cô
vùng ra được và nhảy xuống đường. Tôi ngồi trên xe, đoán cô không dám ở
lại một mình vì chỗ có người gần nhất cách đấy cũng hơn hai mươi
kilômét. Nhưng cô gái vẫn ôm mặt khóc dưới trời mưa tầm tã, người run
lên vì lạnh... Cuối cùng tôi cho xe chạy tiếp. Đêm ấy tới trạm, bình
tĩnh trở lại, tôi rất ân hận việc làm của mình, nhất là việc vì tôi cô
có thể chết. Vì vậy tôi quay xe lại tìm nhưng không thấy cô đâu. Sau này
nhiều lần tôi đến các nông trường và bản lân cận tìm cô, tuy nhiên, mọi
cố gắng của tôi đều vô ích.
Nay cô ở đâu, nếu còn sống, xin báo cho tôi ở số nhà... phố Long Châu, Hà Nội, để tôi tìm đến cô xin tha thứ cho việc làm tội lỗi kia của tôi.
Nguyễn Văn Biên".
Nay cô ở đâu, nếu còn sống, xin báo cho tôi ở số nhà... phố Long Châu, Hà Nội, để tôi tìm đến cô xin tha thứ cho việc làm tội lỗi kia của tôi.
Nguyễn Văn Biên".
Bà liếc qua những tờ tiếp của tập giấy được xếp ngay ngắn trước mặt, rồi hỏi:
- Ý kiến mọi người thế nào về tin của ông lái xe này?
Bích Phương còn bậm môi, dướn mắt thêm lần nữa trước gương rồi mới ngẩng đầu đáp:
- Dạ thưa cô, anh em nói đây là trường hợp khác thường nên chờ ý kiến cô xem có nên phát không, sau mới trình lên Ban duyệt. Các tin khác không có gì đặc biệt, chú Đại đã ký thay cô.
Mấy ngày vừa rồi bà Bảo Châu đi công tác xa nên đương nhiên ông Đại phó phòng thay bà quản lý phòng này, phòng Thông tin kinh tế xã hội của Đài phát thanh. Im lặng một chốc, bỗng Bích Phương quay sang bà, nói:
- Cái ông lái xe Biên này kể cũng lạ, cô nhỉ? Giận mà cũng thương ông ta...
- Bề ngoài trông ông ta thế nào? - Bà Bảo Châu hỏi. - Khi đến đưa tin, cô có gặp ông ta không?
- Dạ không, tin này được đăng ký từ sáng hôm kia, lúc ấy cháu có việc đi vắng... Thế cô đồng ý cho phát chứ ạ?
- Để cô xem đã. - bà Bảo Châu lơ đễnh đáp.
Rồi bà đứng dậy, thong thả đi xuống căng-tin ăn trưa.
Bà Bảo Châu năm nay đã ngoài năm mươi, không thể gọi là xinh nhưng có vẻ ngoài đẫy đà, phúc hậu. Tóc bà còn đen và rất dài, những hôm nóng nực, bà buộc thành một túm to sau gáy. Bà về làm việc ở Đài ngay sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Tổng hợp. Suốt nhiều năm bà làm phóng viên, đi đây đi đó rất xông xáo. Gần đây phần vì có tuổi, phần vì không còn ai thích hợp hơn, bà được điều sang phụ trách phòng này. Tuy mới thành lập nhưng công việc ở đây khá bận rộn. Ngày nào đến cơ quan, bà cũng thấy có nhiều người đến xin đăng ký quảng cáo hàng hóa cho xí nghiệp mình, hoặc quảng cáo các lớp ngoại ngữ, khiêu vũ, âm nhạc... Một phần không nhỏ trong số họ đến nhờ bà giúp tìm trẻ lạc, tìm người tâm thần bỏ nhà lang thang, đặc biệt là tìm lại những người thân bị lưu lạc nhiều năm về trước. Chính những người này làm bà yêu thích công việc.
Hàng ngày đọc các tờ đăng ký, bà cảm thấy như được đưa trở lại quá khứ đau buồn, nhiều khi đến mức không thể tin nổi. Trước mắt bà hiện lên những đoàn người rách rưới, gầy còm, dắt díu nhau đi xin ăn rồi ngã gục chết bên vệ đường, những cảnh cho con, vứt con, những cảnh ra đi vì uất hận, vì miếng ăn và vì nhiều lý do khác. Tai họa như cơn bão khủng khiếp ập xuống đầu những số phận đáng thương, dập vùi họ, đưa họ đi xa mỗi người một nơi. Rồi hàng chục năm sau đó họ sống trong lo lắng, dằn vặt và thương nhớ... Họ vất vả tìm đến nhau, muốn biết ai còn, ai mất, muốn được bộc lộ lòng mình... nhưng không biết phải làm gì, nhờ ai. Nay bỗng xuất hiện cái phòng của bà, thế là người ta bám lấy bà như người chết đuối bám cọng rơm nhỏ, dù chẳng mấy hy vọng nhưng còn hơn không có gì để bám. Còn bà, không hiểu sao bà thấy như mình cũng phần nào có lỗi trong những bi kịch ấy của quá khứ. Bà tự cho mình có trách niệm phải giúp họ, phải góp phần hàn gắn những mảnh vỡ cuộc đời họ. Một bé gái mười tuổi cầm đồng bạc duy nhất đi chợ đong gạo cho mười miệng ăn trong gia đình, không may để mất tiền, sợ về nhà mẹ mắng, bố đánh, nên em đã bỏ đi biệt tăm. Nếu còn sống, nay em đã gần sáu mươi. Em ở đâu? Các anh chị và bà mẹ của em đang nhờ bà Bảo Châu tìm hộ.
Có hai ông già từ tỉnh xa đến gặp bà, kể rằng vào năm 1945 không nỡ nhìn con chết đói, họ phải đem cho đứa bé kháu nhất trong số bốn người con của mình. Nó là một cậu bé bốn tuổi, khôi ngô (vì khôi ngô mới đem cho, xấu sẽ chẳng ai nhận). Hôm ấy nó được tắm rửa sạch sẽ, được cả nhà nhường cho ăn một bữa thật no. Rồi ông bà đem ra chợ huyện, đặt nó ngồi ngay trước cổng chợ, bên cạnh cắm tấm biển với dòng chữ "xin các ông, các bà làm phúc nuôi hộ". Còn họ thì nấp trong bụi cây cách đó không xa, kiên nhẫn chờ cho đến lúc có người mang nó đi mới ra về. Hai ông bà đứng nhìn theo, nước mắt giàn giụa... Bây giờ họ đến Đài tìm bà Bảo Châu kể lại những điều trên và nhờ bà tìm hộ. Bà đã làm tất cả những gì có thể làm. Bà cho phát qua Đài bảy lần, mỗi lần cách nhau ba ngày. Thật không ngờ, chưa đầy một tháng sau có một trung tá không quân đến gặp bà, nói rằng ông chính là đứa bé nọ. Thay mặt bố mẹ đẻ và bố mẹ nuôi, ông trịnh trọng tặng bà một bó hoa thật to và hai gói kẹo, hai bao thuốc lá, một lạng chè tặng anh em trong phòng. Hôm ấy là một ngày đáng ghi nhớ. Nhìn người sĩ quan cao to, đẹp đẽ và tràn đầy hạnh phúc, có lẽ trong nhiều năm, đây là lần đầu bà cảm thấy mình làm được điều gì đấy đích thực tốt đẹp và có ích cho đời.
Thỉnh thoảng bà cũng nhận được thư từ các tỉnh xa, báo tin rằng nhờ Đài, họ đã tìm lại được người thân của mình. Tuy nhiên, những trường hợp may mắn như thế không nhiều, nhưng đây là công việc đáng làm và bà làm một cách say sưa...
Còn câu chuyện ông lái xe Nguyễn Văn Biên này là thế nào?
Suốt buổi chiều hôm ấy và cả ngày hôm sau, bà Bảo Châu luôn bị ông ta ám ảnh. Đây là trường hợp đặc biệt từ trước tới nay chưa hề gặp, vì vậy bà muốn để lại suy nghĩ thêm trước khi cho phát. Trước mắt bà lúc nào cũng hiện lên hình ảnh một cô gái mảnh mai, người sốt hầm hập, đứng một mình dưới trời mưa tầm tã trong rừng giữa đêm khuya. Cô sắp ngất, cô sợ chết, sợ ma, nhưng có một điều cô sợ hơn tất cả những điều ấy, là sự nhục nhã. Cô không thể chấp nhận điều kiện của tên lái xe vô lại, nhưng chiếc ca-bin khô ráo, ấm áp kia lại thuộc về hắn. Hắn là người duy nhất có thể cứu cô nhưng hắn đòi trả công... Không! Cô thà chết không chịu làm theo lời hắn. Và cô gái tiếp tục đứng dưới trời mưa, hai tay ôm mặt khóc. Sau đó... Sau đó cô đi bộ một mình hàng chục cây số? Cô được chiếc xe khác mà người lái xe chưa mất hết tính người cho đi nhờ đến thị xã? Hay sau đó do dầm mưa, cơn sốt nặng thêm và cô chết, xác nằm còng queo bên đường?
Còn lái xe, cái gã Nguyễn Văn Biên khốn nạn ấy thì sao? Ừ, mà anh ta là người thế nào nhỉ? Một người đang tâm gây nên tội lỗi ghê gớm như thế lại biết hối hận ư? Đến mức suốt nhiều năm sau đã bỏ công tìm kiếm cô gái kia như anh ta nói? Hay anh ta phịa để tự bào chữa cho mình? Mà rồi nếu quả bị lương tâm cắn rứt, không lẽ sau ba mươi năm anh ta không nguôi ngoai chút nào, để bỗng dưng bây giờ không ai bắt, tự mình phơi bày sự đểu cáng của mình? Không phải với một, hai người mà với tất cả! Qua Đài! Một việc làm nên gọi dũng cảm hay điên rồ?...
Bỗng nhiên bà Bảo Châu rất muốn được gặp con người này. Để làm gì thì chính bà cũng không rõ.
Theo địa chỉ, bà tìm đến một ngôi nhà xinh xắn có hàng rào gạch bao quanh. Ra mở cửa là một người đàn bà gầy quắt có đôi mắt buồn và mái tóc điểm bạc.
- Thưa chị, đây có phải là nhà anh Biên, anh Nguyễn Văn Biên lái xe không ạ?
- Vâng, - người đàn bà kia đáp, ngạc nhiên nhìn khách.
Thấy thế, bà Bảo Châu vội nói luôn:
- Tôi có chút việc muốn nói chuyện với anh ấy...
Bà kia càng ngạc nhiên hơn, nhưng do dự một chốc rồi đáp:
- Mời chị vào.
Căn phòng rộng và trống trải, chắc chỉ dùng để tiếp khách vì không thấy có giường. Sát tường là chiếc bàn trà thấp và bốn ghế xa-lông gỗ dán cáu bẩn. Bà Bảo Châu ngồi xuống một trong những chiếc ghế ấy, yên lặng chờ chủ nhà sang phòng bên chuẩn bị nước mời khách. Không hiểu sao bà cứ hình dung lái xe Biên bà sắp gặp là người to béo, có ria mép, da ngăm đen và nhất thiết phải mặc áo phông sọc to. Bà định sẽ vào đề luôn, rằng bà từ Đài đến, muốn hỏi thêm đôi điều trước khi cho phát cái tin ông ta yêu cầu...
Bà chủ nhà quay ra, đặt khay nước lên bàn rồi ngồi xuống chiếc ghế đối diện, nhìn khách chờ đợi.
- Dạ, anh Biên đâu ạ? - bà Bảo Châu ngạc nhiên hỏi vì mãi không thấy chủ nhà xuất hiện. - Tôi đến đây nhân cái tin anh ấy xin phát qua đài...
Bà kia khẽ thốt lên:
- Thế ra cô là "cô ấy"? - Bà mở to mắt chăm chăm nhìn bà Bảo Châu, nét mặt gần như hốt hoảng.
Bà Bảo Châu cũng lặng lẽ nhìn bà hồi lâu.
- Không, tôi là người làm ở Đài phát thanh. Tôi đến đây muốn biết thêm đôi điều trước khi cho phát tin ấy. Hôm nay anh ấy không có nhà ạ?
Bà kia cúi đầu không nói gì, lúc sau mới thở dài đáp:
- Nhà tôi không còn nữa. Anh ấy chết đã được năm năm...
Giờ đến lượt bà Bảo Châu ngạc nhiên:
- Còn cái tin kia? Hóa ra không phải anh ấy đem nó đến Đài?
- Vâng. - Bà chủ nhà nói. - Tôi đã đến chỗ chị... Số là trước khi chết, anh ấy nhờ tôi sau này, nếu có thể, tìm gặp cô gái kia để thay mặt anh ấy xin lỗi hộ. Tôi đã hứa với anh ấy trong giờ hấp hối, tuy không biết sẽ làm điều đó bằng cách nào. Gần đây có mục nhắn tin qua đài, tôi mới nhờ chị. Nội dung cái tin ấy do tôi viết nhưng đúng sự thật và như chồng tôi mong muốn... Không sao chứ ạ? – Chủ nhà nhìn khách lo lắng hỏi thêm: - Không lẽ vì thế mà các chị không cho phát?
- Không, không vấn đề không phải chỗ ấy, - bà Bảo Châu đáp. - Có điều từ trước tới nay quả chúng tôi chưa gặp trường hợp nào như của anh chị.
- Tôi hiểu, chắc chị thấy khác thường nên muốn xem hư thực thế nào. Chị yên tâm. Những điều tôi viết trong tin đều đúng sự thật. Chồng tôi đã nhiều lần kể tôi nghe chuyện này ngay khi mới xảy ra...
Bà khẽ thở dài, ngồi im một chốc rồi nói tiếp:
- Nhà tôi là người thật lạ lùng. Anh ấy vốn ngang tàng, sống bừa bãi và nói thật với chị, chuyện rượu chè, trai gái có cả. Thế mà thật không ngờ, sau chuyện đó, anh ấy thành người khác hẳn. Đến tôi là vợ mà cũng không hiểu nổi, nhưng quả đúng thế. Anh ấy bị một cú sốc mạnh, trở nên ngơ ngác như người vừa ốm dậy. Anh ấy ít nói hẳn, chú ý nhiều hơn tới vợ con, đặc biệt không bao giờ uống rượu nữa. Tôi biết anh ấy đang đau khổ, hối hận và luôn nghĩ tới cô gái đáng thương nọ. Anh ấy sợ cô ta đã chết, chết vì anh ấy. Tôi tìm cách an ủi, thậm chí có lần còn theo lên các nông trường vùng Mộc Châu, Yên Châu tìm cô...
Bà chủ nhà đột ngột ngừng lời, đưa chén nước mời khách. Bà cũng cầm một chén, nhấp nháp từng ngụm nhỏ.
- Chị nghĩ phát qua Đài thế này, có hy vọng cô ấy sẽ lên tiếng không, tất nhiên nếu còn sống, - bà hỏi.
- Thỉnh thoảng chúng tôi có nhận được tin báo lại rằng nhờ Đài, họ đã tìm được người cần tìm. - Bà Bảo Châu đáp một cách chung chung.
- Tôi thì tôi không tin cô ấy sẽ lên tiếng và tự tìm đến, nhưng dù sao vẫn nhờ chị phát hộ cho. Chả là nhà tôi muốn thế, tôi đã hứa... Trước lúc chết, nhà tôi có để lại bức thư, dặn tôi nếu gặp thì đưa cho cô ấy.
Bà lại bỏ vào buồng trong, lấy ra một phong thư không dán.
- Nếu muốn, chị cứ đọc.
Rồi bà bước ra khỏi phòng để khách được tự nhiên. Bức thư không dài, được viết bằng nét chữ nắn nót kiểu học trò:
"Suốt nhiều năm nay tôi tìm chị khắp nơi nhưng không thấy. Tôi đang bệnh nặng và chắc chỉ ít ngày nữa sẽ chết. Trước khi chết tôi viết mấy dòng để nếu lúc nào đó, nhờ phép lạ, người thân của tôi gặp được, sẽ đưa cho chị. Tôi biết tôi không đáng được tha thứ, nhưng lúc này, đang hấp hối, tôi xin chị hãy tha thứ cho tôi. Nếu chị đã chết, xin linh hồn chị tha thứ cho tôi. Tôi đã chịu quá nhiều đau khổ, đã bị trừng phạt quá đủ cho hành động đểu cáng ấy của mình. Có lẽ trong đời ai cũng có những giây phút đen tối, những giây phút vô thức dẫn tới một việc làm tội lỗi để sau này phải luôn day dứt, ân hận vì nó.
Một lần nữa xin chị hãy tha thứ cho tôi!"
Ba ngày sau, bà Bảo Châu cho phát qua Đài tin lái xe Nguyễn Văn Biên, công ty X. cách đây 35 năm, vào một đêm trời mưa to...
Buổi tối, đến phần thông tin xã hội, bà lại gần chiếc đài, khoanh tay chăm chú ngồi nghe. Vô tình, bà với tay vặn to đài. Bà chợt nảy ý muốn lạ lùng là tất cả đàn ông trong nước, trên toàn thế giới, phải nghe tin này. Tất cả không trừ một ai, tất nhiên trong đó có chồng bà, một người vẻ ngoài lịch sự, nhân hậu nhưng thực chất là kẻ ích kỷ, thô lỗ mà bà phải chịu đựng bao năm nay.
Đang đọc báo ở chiếc ghế bên cạnh, ông chồng bà chỉ lặng lẽ đứng dậy vặn bé chiếc đài, nhìn bà với vẻ khó hiểu rồi lại ngồi xuống, chúi đầu vào tờ báo.
Thái Bá Tân
Hà Nội, 1989