Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
NGƯỜI LÍNH - Việt Nhân
(HNPĐ) Càng ngày càng có nhiều nấm mộ chôn tập thể những người lính VNCH, chết trong những trận đánh cuối của tháng Ba và tháng Tư năm 1975 được tìm thấy, nấm mộ phát hiện có con số lớn nhất có lẽ là mồ chôn 152 quân nhân tử trận trên bãi biển Thuận An vào tháng 03/1975, trong lần triệt thoái từ QK.I được tìm thấy vào năm 2011. Trước đó 2010 đồng bào thôn An Dương, Phú Vang, Huế, cũng đã tìm được 132 bộ hài cốt gói trong poncho với những tấm thẻ bài của người lính VNCH.
Và rồi sau đó nhiều nơi khác nữa, người dân phát hiện những nấm mộ, vùi thân xác những người lính Quốc Gia, trong những ngày tháng Tư, họ chiến đấu đến viên đạn cuối và ngã gục! Đã bốn mươi năm hơn, cứ mỗi lần tháng Tư trở về, trong trí tôi, một người lính cũ, không khỏi bùi ngùi nhớ đến đồng đội, người còn kẻ mất, nhớ những đứa bạn với nhau từ thời đi học, lớn lên đất nước chiến tranh, đều cùng nhau là lính đi mỗi thằng mỗi nơi. Nhớ những đồng đội chung đơn vị vừa quen nhau, mà qua một trận đánh, nó nằm xuống, nói về nó chỉ còn nhớ mỗi cái tên.
Tháng Tư với tôi còn là những hình ảnh thấy được từ Nha Trang chạy về Saigon, thấy được hết cái hoảng loạn của người dân, cố chạy bám theo những đoàn quân Quốc Gia rút dần về Vùng III. Tháng Tư là những ngày tôi được trở về Saigon, để thấy cái bát nháo của bọn từng xưng là thành phần thứ ba với chiêu bài hòa hợp hòa giải, và thấy rằng chúng là bọn cơ hội, chẳng vì hòa bình hay dân tộc, do chúng mà tình hình càng thêm rối. Trong khi đó mặt trận phí bắc Vùng III vang rền tiếng súng, kéo dài cho đến hết tháng Tư…
NGƯỜI LÍNH - Ngày 09/04/1975 mặt trận Xuân Lộc nổ lớn, đài VOA và cả BBC đều đưa tin – Khoảng thời gian gần đây hai đài này thường có cái lối nói thổi phồng cho quân cộng sản, ngay từ những ngày đầu cộng sản bằng vũ lực xé bỏ hiệp định Paris, tràn xuống miền Nam tháng 03/1975. Nghe giọng điệu của những đài này người nghe có cái cảm giác chúng về hùa với cộng quân, nhất là đài BBC sự thiếu trung thực này chắc chắn chứa một ẩn ý đằng sau, và rõ ràng ảnh hưởng của nó thật là tai hại.
Sự loan tin theo kiểu có lợi cho cộng sản, đã làm cho dư luận hoang mang, rối loạn lan rộng trong dân chúng, khiến đã có lắm nơi dân hoảng hốt di tản chỉ vì những tin tức không chính xác của chúng đã loan, nhất là tại các tỉnh thuộc vùng I và II. Trong khi đí tại Saigon, cái nói quá cho bước tiến áp sát của CSBV, qua các đài truyền thông nước ngoài này, vẫn chưa ảnh hưởng nhiều trong hết tuần lễ đầu của tháng Tư, ít ra là bề ngoài của bộ mặt thành phố. Cho đến 08.30h sáng ngày 08/04/1975, một tên phi công F-5 cộng sản nằm vùng đã cướp phi cơ lái từ Biên Hòa đến ném bom Dinh Độc Lập, dân chúng Sàigòn đôi phần xôn xao.
Sáng nay như thường lệ, phải đến trung tâm tạm trú ký tên điểm danh, trên đường đi ghé Bưu Điện Sàigòn mua ổ bánh mì và tờ báo, nhìn qua khung cảnh buôn bán sinh hoạt thường nhật khu quanh Bưu Điện, cho thấy biến động của chiến sự vẫn chưa tác động mạnh đến cuộc sống làm ăn của người dân Sàigòn, dù rằng sáng hôm qua Dinh Độc Lập bị ném bom. Trên đường phố Sàgòn đang là giờ đi làm, quân nhân công chức vẫn trên những chiếc xe gắn máy đến nhiệm sở – Dọc con đường Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà đến bờ sông tuy hãy còn sớm, mà vẫn có những anh mũi lỏ mắt xanh đó đây, nhà báo hay không chẳng biết, nhưng thái độ của họ vẫn như kẻ nhàn du đi tìm quán cà fé sáng.
Ký tên vào sổ điểm danh xong, nhìn quanh không thấy ông sĩ quan trực mọi hôm, tôi bỏ qua câu lạc bộ, gọi ly cà fé ngồi coi báo – Báo vẫn lập lại tin MTGP lên tiếng chỉ chấp nhận đàm phán với điều kiện không có TT Thiệu, cho thấy chúng vẫn còn muốn lợi dụng những tay ồn ào thành phần thứ ba. Chúng đánh mạnh vào lòng mong mỏi hòa bình của người dân để tiến đến dứt điễm miền nam qua cái gọi là hòa đàm cùng những nhân vật tự xưng là trung lập này - Ý đồ này khá lộ liễu, nhất là sau khi mất Nha Trang, có những tay công khai kết án TT Thiệu và đòi ông từ chức. Sau đó trong ngày mất Cam Ranh 04/04/1975 Thủ tướng Khiêm từ chức, ông Nguyễn Bá Cẫn lên thay, và phía cộng sản với các sư đoàn của Hoàng Cầm vẫn ra sức áp sát Sàigòn, nhưng chúng đã bị quân ta cầm chân tại các mặt trận Xuân Lộc và Lâm Đồng.
Một tin ngắn nhỏ cho hay tuy Nha Trang mất đã ba hôm trước, nhưng một đơn vị Dù đã chiếm lại Nha Trang trong ngày 06/04/1975, rất tiếc đã không cầm giữ được lâu, lúc ấy Phan Rang chưa rơi vào tay giặc, cái tin này phấn khích không ít những ai mong một lần được vung tay. Trước đây ngày 04/04/1975 Phan Rang, Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3 - Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn BB, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm - BTL tiền phương QĐ III đóng tại Tháp Chàm.
Những biến chuyễn liên tục của tháng Tư đến ngày đó, ta hoàn toàn mất vùng I, và như gần hết vùng II, những người lính miền Nam, sức chiến đấu trong họ không suy, cho thấy là họ rất muốn chiến đầu, vậy họ có lỗi gì trong khúc quanh của đất nước? Tôi cũng là một thằng lính, tận mắt nhìn cảnh những đoàn quân phải triệt thoái mới thấy đau lòng, khác gì hai tay bị trói… Lúc đó lời hứa của TT Ford với TT Thiệu đã được đúng nữa tháng: “Về việc cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường.” Thật mĩa mai cho hai tiếng đồng minh!
Có người nói trận chiến Xuân Lộc 09/04/1975, là cơn phẫn nộ của một quân đội anh hùng bị bội phản, tôi thì nghĩ khác, đó là truyền thống chiến đấu của người lính miền Nam… Tờ báo trên tay tôi với lời nhận định “Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng QL.VNCH đã chứng tỏ sự quyết tâm, và anh dũng chiến đấu chống lại cộng quân, dù chúng đông hơn gấp bội”.
Ông Trung úy sĩ quan trực đến tìm lúc tôi định chuẩn bị đi về, ông cho biết vừa nhận được một công điện bên BTL/HQ thông báo tôi sẽ trở về trình diện bên đó, ở đây đang làm sự vụ lệnh cho tôi. Vậy tôi phải đi ngay hay sao, tôi hỏi ông sĩ quan trực này, ngần ngừ anh nói: -Tùy ông thôi, theo công điện Đại Úy có 24 tiếng để trình diện bên đó.
Trong khi chờ sự vụ lệnh, tôi gọi qua BTL/HQ, đầu dây bên kia ông xếp cũ của tôi, vẫn lối xưng hô mày tao thường có của những thằng lính với nhau, thân tình không kiểu cách:
-Mày coi thu xếp về ngay nhận việc, tình hình căng lắm chứ không phải chơi, không còn lơi khơi được nữa đâu.
-Quân phục trình diện tiểu hay đại lễ hả huynh?
-Bận đồ thường thôi gặp ông phó mà, lúc này ông già bận lắm, hôm ký công điện gửi bên phòng nhân viên điều mày về, ổng chỉ nói mày nắm lại chức vụ cũ, ý ổng là khi có mày thì tao sẽ đi sát ổng, lúc này ổng lu bu với ông Tham mưu phó Hành quân, cùng với ông Tư Lệnh mới… mày biết chuyện này chứ.
-Có… đệ có nghe tin ông Đô đốc Chung Tấn Cang đã trở lại khi còn ngoài Nha Trang.
-OK! Thôi bây giờ tao phải đi theo ông già qua TTM, sáng mai tụi mình sẽ gặp lại.
Trưa đã đứng bóng chưa muốn về vội, biến chuyển dồn dập của tình hình làm cho đầu óc căng như sợi dây đàn, tôi chợt thèm được ngồi đâu đó một mình… Ghé vào La Pagode, nơi những thằng bạn vẫn thường đến cùng tôi trong những lần chúng về Saigon, nay không ít trong chúng nó đã không còn nữa, nhưng nơi đây vẫn như một điểm hẹn, không gặp nhau thì ngồi đó để nhìn dân Sàigòn qua lại, mà nghe cái lạc lõng của thằng lính giữa phố thị phồn hoa.
Chuyện của những thằng lính vẫn thế, về rồi nó lại đi, nhiều thằng đi mất xác không trở lại, cũng có thằng về trong hòm gỗ một lần cuối… Phận chúng luôn quay cuồng theo vận nước!
Việt Nhân (HNPĐ)
NGƯỜI LÍNH - Việt Nhân
(HNPĐ) Càng ngày càng có nhiều nấm mộ chôn tập thể những người lính VNCH, chết trong những trận đánh cuối của tháng Ba và tháng Tư năm 1975 được tìm thấy, nấm mộ phát hiện có con số lớn nhất có lẽ là mồ chôn 152 quân nhân tử trận trên bãi biển Thuận An vào tháng 03/1975, trong lần triệt thoái từ QK.I được tìm thấy vào năm 2011. Trước đó 2010 đồng bào thôn An Dương, Phú Vang, Huế, cũng đã tìm được 132 bộ hài cốt gói trong poncho với những tấm thẻ bài của người lính VNCH.
Và rồi sau đó nhiều nơi khác nữa, người dân phát hiện những nấm mộ, vùi thân xác những người lính Quốc Gia, trong những ngày tháng Tư, họ chiến đấu đến viên đạn cuối và ngã gục! Đã bốn mươi năm hơn, cứ mỗi lần tháng Tư trở về, trong trí tôi, một người lính cũ, không khỏi bùi ngùi nhớ đến đồng đội, người còn kẻ mất, nhớ những đứa bạn với nhau từ thời đi học, lớn lên đất nước chiến tranh, đều cùng nhau là lính đi mỗi thằng mỗi nơi. Nhớ những đồng đội chung đơn vị vừa quen nhau, mà qua một trận đánh, nó nằm xuống, nói về nó chỉ còn nhớ mỗi cái tên.
Tháng Tư với tôi còn là những hình ảnh thấy được từ Nha Trang chạy về Saigon, thấy được hết cái hoảng loạn của người dân, cố chạy bám theo những đoàn quân Quốc Gia rút dần về Vùng III. Tháng Tư là những ngày tôi được trở về Saigon, để thấy cái bát nháo của bọn từng xưng là thành phần thứ ba với chiêu bài hòa hợp hòa giải, và thấy rằng chúng là bọn cơ hội, chẳng vì hòa bình hay dân tộc, do chúng mà tình hình càng thêm rối. Trong khi đó mặt trận phí bắc Vùng III vang rền tiếng súng, kéo dài cho đến hết tháng Tư…
NGƯỜI LÍNH - Ngày 09/04/1975 mặt trận Xuân Lộc nổ lớn, đài VOA và cả BBC đều đưa tin – Khoảng thời gian gần đây hai đài này thường có cái lối nói thổi phồng cho quân cộng sản, ngay từ những ngày đầu cộng sản bằng vũ lực xé bỏ hiệp định Paris, tràn xuống miền Nam tháng 03/1975. Nghe giọng điệu của những đài này người nghe có cái cảm giác chúng về hùa với cộng quân, nhất là đài BBC sự thiếu trung thực này chắc chắn chứa một ẩn ý đằng sau, và rõ ràng ảnh hưởng của nó thật là tai hại.
Sự loan tin theo kiểu có lợi cho cộng sản, đã làm cho dư luận hoang mang, rối loạn lan rộng trong dân chúng, khiến đã có lắm nơi dân hoảng hốt di tản chỉ vì những tin tức không chính xác của chúng đã loan, nhất là tại các tỉnh thuộc vùng I và II. Trong khi đí tại Saigon, cái nói quá cho bước tiến áp sát của CSBV, qua các đài truyền thông nước ngoài này, vẫn chưa ảnh hưởng nhiều trong hết tuần lễ đầu của tháng Tư, ít ra là bề ngoài của bộ mặt thành phố. Cho đến 08.30h sáng ngày 08/04/1975, một tên phi công F-5 cộng sản nằm vùng đã cướp phi cơ lái từ Biên Hòa đến ném bom Dinh Độc Lập, dân chúng Sàigòn đôi phần xôn xao.
Sáng nay như thường lệ, phải đến trung tâm tạm trú ký tên điểm danh, trên đường đi ghé Bưu Điện Sàigòn mua ổ bánh mì và tờ báo, nhìn qua khung cảnh buôn bán sinh hoạt thường nhật khu quanh Bưu Điện, cho thấy biến động của chiến sự vẫn chưa tác động mạnh đến cuộc sống làm ăn của người dân Sàigòn, dù rằng sáng hôm qua Dinh Độc Lập bị ném bom. Trên đường phố Sàgòn đang là giờ đi làm, quân nhân công chức vẫn trên những chiếc xe gắn máy đến nhiệm sở – Dọc con đường Tự Do, từ nhà thờ Đức Bà đến bờ sông tuy hãy còn sớm, mà vẫn có những anh mũi lỏ mắt xanh đó đây, nhà báo hay không chẳng biết, nhưng thái độ của họ vẫn như kẻ nhàn du đi tìm quán cà fé sáng.
Ký tên vào sổ điểm danh xong, nhìn quanh không thấy ông sĩ quan trực mọi hôm, tôi bỏ qua câu lạc bộ, gọi ly cà fé ngồi coi báo – Báo vẫn lập lại tin MTGP lên tiếng chỉ chấp nhận đàm phán với điều kiện không có TT Thiệu, cho thấy chúng vẫn còn muốn lợi dụng những tay ồn ào thành phần thứ ba. Chúng đánh mạnh vào lòng mong mỏi hòa bình của người dân để tiến đến dứt điễm miền nam qua cái gọi là hòa đàm cùng những nhân vật tự xưng là trung lập này - Ý đồ này khá lộ liễu, nhất là sau khi mất Nha Trang, có những tay công khai kết án TT Thiệu và đòi ông từ chức. Sau đó trong ngày mất Cam Ranh 04/04/1975 Thủ tướng Khiêm từ chức, ông Nguyễn Bá Cẫn lên thay, và phía cộng sản với các sư đoàn của Hoàng Cầm vẫn ra sức áp sát Sàigòn, nhưng chúng đã bị quân ta cầm chân tại các mặt trận Xuân Lộc và Lâm Đồng.
Một tin ngắn nhỏ cho hay tuy Nha Trang mất đã ba hôm trước, nhưng một đơn vị Dù đã chiếm lại Nha Trang trong ngày 06/04/1975, rất tiếc đã không cầm giữ được lâu, lúc ấy Phan Rang chưa rơi vào tay giặc, cái tin này phấn khích không ít những ai mong một lần được vung tay. Trước đây ngày 04/04/1975 Phan Rang, Phan Thiết được sáp nhập vào Quân khu 3 - Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn BB, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm - BTL tiền phương QĐ III đóng tại Tháp Chàm.
Những biến chuyễn liên tục của tháng Tư đến ngày đó, ta hoàn toàn mất vùng I, và như gần hết vùng II, những người lính miền Nam, sức chiến đấu trong họ không suy, cho thấy là họ rất muốn chiến đầu, vậy họ có lỗi gì trong khúc quanh của đất nước? Tôi cũng là một thằng lính, tận mắt nhìn cảnh những đoàn quân phải triệt thoái mới thấy đau lòng, khác gì hai tay bị trói… Lúc đó lời hứa của TT Ford với TT Thiệu đã được đúng nữa tháng: “Về việc cung ứng viện trợ quân sự đầy đủ cho quân đội Ngài, xin Ngài yên tâm là tôi sẽ cố tâm nỗ lực để thoả mãn những nhu cầu vật chất của Ngài trên chiến trường.” Thật mĩa mai cho hai tiếng đồng minh!
Có người nói trận chiến Xuân Lộc 09/04/1975, là cơn phẫn nộ của một quân đội anh hùng bị bội phản, tôi thì nghĩ khác, đó là truyền thống chiến đấu của người lính miền Nam… Tờ báo trên tay tôi với lời nhận định “Tại chiến trường Long Khánh, rõ ràng QL.VNCH đã chứng tỏ sự quyết tâm, và anh dũng chiến đấu chống lại cộng quân, dù chúng đông hơn gấp bội”.
Ông Trung úy sĩ quan trực đến tìm lúc tôi định chuẩn bị đi về, ông cho biết vừa nhận được một công điện bên BTL/HQ thông báo tôi sẽ trở về trình diện bên đó, ở đây đang làm sự vụ lệnh cho tôi. Vậy tôi phải đi ngay hay sao, tôi hỏi ông sĩ quan trực này, ngần ngừ anh nói: -Tùy ông thôi, theo công điện Đại Úy có 24 tiếng để trình diện bên đó.
Trong khi chờ sự vụ lệnh, tôi gọi qua BTL/HQ, đầu dây bên kia ông xếp cũ của tôi, vẫn lối xưng hô mày tao thường có của những thằng lính với nhau, thân tình không kiểu cách:
-Mày coi thu xếp về ngay nhận việc, tình hình căng lắm chứ không phải chơi, không còn lơi khơi được nữa đâu.
-Quân phục trình diện tiểu hay đại lễ hả huynh?
-Bận đồ thường thôi gặp ông phó mà, lúc này ông già bận lắm, hôm ký công điện gửi bên phòng nhân viên điều mày về, ổng chỉ nói mày nắm lại chức vụ cũ, ý ổng là khi có mày thì tao sẽ đi sát ổng, lúc này ổng lu bu với ông Tham mưu phó Hành quân, cùng với ông Tư Lệnh mới… mày biết chuyện này chứ.
-Có… đệ có nghe tin ông Đô đốc Chung Tấn Cang đã trở lại khi còn ngoài Nha Trang.
-OK! Thôi bây giờ tao phải đi theo ông già qua TTM, sáng mai tụi mình sẽ gặp lại.
Trưa đã đứng bóng chưa muốn về vội, biến chuyển dồn dập của tình hình làm cho đầu óc căng như sợi dây đàn, tôi chợt thèm được ngồi đâu đó một mình… Ghé vào La Pagode, nơi những thằng bạn vẫn thường đến cùng tôi trong những lần chúng về Saigon, nay không ít trong chúng nó đã không còn nữa, nhưng nơi đây vẫn như một điểm hẹn, không gặp nhau thì ngồi đó để nhìn dân Sàigòn qua lại, mà nghe cái lạc lõng của thằng lính giữa phố thị phồn hoa.
Chuyện của những thằng lính vẫn thế, về rồi nó lại đi, nhiều thằng đi mất xác không trở lại, cũng có thằng về trong hòm gỗ một lần cuối… Phận chúng luôn quay cuồng theo vận nước!
Việt Nhân (HNPĐ)