Văn Học & Nghệ Thuật
NHẠC - Hoàng Trần
Tuổi choai choai ai cũng có một thần tượng, thần tượng của tui lúc đó là ông anh họ và cũng là hàng xóm.
Tuổi choai choai ai cũng có một thần tượng, thần tượng của tui lúc đó là ông anh họ và cũng là hàng xóm. Ảnh học trước tui 4 năm, cái gì cũng biết và cũng giỏi dưới con mắt tui. Bài vở có gì bí cũng hỏi ảnh, có đứa nào ăn hiếp mà chơi không lại cũng méc ảnh. Nhưng vài năm sau ông anh tự nhiên có vẻ yểu xìu hơn mấy năm trước, không tham gia đá banh, không la cà với tụi tui nhiều nữa mà chiều chiều ảnh ôm cây đàn ngồi ca ư ử:
...Đời... hay nói rằng...Yêu là chết ở trong lòng một ít...
Vì... mấy khi yêu... mà chắc được, được người yêu...
(Đừng nói xa nhau- Châu Kỳ&Hồ Đình Phương)
Mấy câu này tui nghe máy trong xóm hát cả ngày. Cái xóm đông đúc nhà này liền nhà kia, máy cassette, máy hát dĩa mở cả ngày từ đủ mọi hướng, nghe tai nọ chạy qua tai kia nên tui đâu có để ý. Cho đến hôm nay thần tượng của tui hát lên tui mới để ý và suy nghĩ chắc "yêu” là một thứ bịnh về ruột, có lẽ ông anh tui nhiễm bịnh rồi nên dạo này mới xìu xìu ểnh ểnh như vậy.
Tui tin chắc mình đúng khi ông anh tui một hôm tự nhiên xỉu, chở vào bịnh viện, bác sĩ cắt ruột thừa cho ảnh. Ruột thừa là kết quả của bịnh “yêu” mà ông anh tui đã nhiễm từ trước mà thôi. Vậy là từ đó tui để ý nghe máy hát, và khi tui nghe một câu khác:
....Kỷ niệm xưa đã chết, cơn mê đã chiều, Tình yêu đã hết, xót xa đã nhiều... (Vũ Thành An-Bài không tên số 2)
Tui chắc như đinh đóng cột là tình yêu là một loại bịnh về đường ruột, nó làm người ta xót ruột dữ lắm! Nó còn ảnh hưởng đến vị giác, làm cho người ta cảm thấy vừa đắng vừa cay nữa:
...Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say. Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay... (Ngô Thụy Miên)
Vậy là tui phải tìm cách mà tránh cái bịnh tai quái này, phải để ý nghe ngóng thử coi bịnh do đâu mà có. Rồi tui bỗng chưng hửng không biết làm sao mà đề phòng vì người ta nhiễm bịnh từ giấc mơ.
... Mơ hoài hình bóng không quên,
Vương tình mộng xây dịu êm... (Thông Đạt-Ai về sông Tương)
Vậy là không thể đề phòng được vì tui có nghe rõ ràng từ một cái máy khác, ngay sau khi nghe được mấy câu hát trên:
...Đố ai nằm ngủ không mơ... (Phạm Duy)
Sớm hay muộn chắc tui cũng dính bịnh, vì tui mơ nhiều lắm, mơ nói lảm nhảm và nghiến răng trèo trẹo cả đêm.
Rồi một đêm xuân nọ, tui mơ thấy mình đang loay hoay vẽ những đường biểu diễn của các hàm số parabol, hyperpol. Khi vẽ xong thì những đường cong này tự nhiên lại biến thành các đường cong trên cơ thể của mấy đứa con gái trong xóm, trong lớp. Những đường cong đó bay ra khỏi vở, chờn vờn bên tui. Vậy mà tui lại không thấy sợ vì sẽ không có bài nộp ngày mai mà lại thấy người khoan khoái mới là lạ! Cái cảm giác khoan khoái mỗi lúc một tăng cho đến khi tui giật mình tỉnh giấc mới hay mình bị…đái dầm. Một căn bịnh đã hết mười năm nay bỗng nhiên tái phát! Khi tỉnh táo hơn tui đâm hoảng vì không phải là đái dầm! Không biết là một thứ bịnh gì về bài tiết mà tui tiểu không ra nước như thường lệ. Vừa âm thầm thay đồ, vừa phân tích trong bóng tối. “…mơ hoài hình bóng không quên” chắc là bịnh “yêu” theo như tui nghe được rồi đây! Câu hát nghe hồi chiều bỗng hiện ra:
...Yêu cho biết sao đêm dài
Cho quen với nồng cay… (Y Vân, Ảo ảnh)
Đúng một nửa, vì tui nghe có mùi nồng nồng, còn cay thì tui không biết! Rồi đột ngột tui nghe mấy câu từ máy nhà hàng xóm nào đó vọng sang:
... Và nhìn thấy trong tim, tình yêu nở những con chim, Nở những con chim tuyệt vời... (Tôi đang mơ giấc mộng dài – Phạm Duy)
... Nó làm cho tui giật thót người, nhưng rồi nhớ lại bài học về đại số mệnh đề mới học hồi chiều. Tui lý luận để trấn an chính mình “tình yêu làm nở những con chim, còn chuyện ngược lại con chim nở chưa chắc là yêu. Vậy là chưa chắc mình nhiễm bịnh!”
Tui vốn là một đứa lười đọc sách. Nhiều lần cũng muốn tìm hiểu cặn kẻ nhưng lười rồi cho qua, với lại thời này thiếu gì phương tiện thông tin để mà tìm hiểu. Nhạc nói về tình yêu đâu có thiếu, được những người có uy tín viết ra chắc là đúng thôi. Tìm hiểu tình yêu thì nghe nhạc hàng xóm cũng là quá đủ rồi. Tui tiếp tục nghe và kiểm tra chính mình:
... Tình yêu như đốt sáng
con tim tật nguyền... (Trịnh Công Sơn-Tình sầu)
Nghe vậy tui không lo mấy, tim tui khỏe lắm, đập đều đều 70 nhịp một phút và tui là một lực sĩ chạy nước rút cho nhà trường trong các cuộc thi điền kinh trong tỉnh nên tui không ngán bị nhiễm bịnh. Nhưng khi nghe được:
... Tình yêu như lưỡi dao,
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào... (Anh Bằng-Khúc Thụy Du)
thì tui hơi hãi, vì tính tui hiền lành, không chơi dao chơi búa kiểu du đãng. Nhưng dù sao cũng không đến nỗi dữ dội mà có chút êm ái nên tui đỡ lo. Nhưng khi nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cảnh cáo:
... Một lần yêu thương, một đời bão nổi... (TCS-Cuối cùng cho một tình yêu).
Tui lại thấy ngán, và khi nghe ông diễn giải thêm:
... Tình yêu như vết cháy
trên da thịt người...
Tình yêu như nỗi chết
cơn đau thật dài...
Tình yêu như cơn bão
đi qua địa cầu...
là tui hãi thật sự và luôn luôn đề phòng cẩn mật, cho nên tui vẫn sống ung dung qua cái tuổi “tam thập nhi lập”. Vậy rồi bỗng dưng tui nhiễm bịnh “yêu” đúng như một lời tiên tri của mấy câu hát nghe được từ lâu:
... Tình là tình nhiều khi không mà có.
Tình là tình nhiều lúc có như không... (Tình có như không-Trần Thiện Thanh)
Khi không mà tui gặp nàng, khi không lại thấy thinh thích, khi không nàng cũng thích tui, rồi khi không mà tụi tui dọn ra khỏi nhà cha mẹ để sống với nhau. Cuối cùng tình cũng chẳng có gì ghê gớm như mấy bài hát diễn tả để tui phải sợ đến mười mấy năm. Cho đến nhiều năm sau, tui mới biết mình đã coi trời bằng vung. Tình cờ nghe lại bài Khúc Thụy Du của nhạc sĩ Anh Bằng tui mới thấm thía sự tàn phá ghê gớm của “bịnh tình”
... Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao!
Và tui càng phục sát đất cho cái tài tiên tri của các vị là từ lâu đã đoán trước được sẽ có viên thuốc màu xanh giúp cho cái bịnh “thân anh run, chân không vững” của tình yêu.
... Trả lại anh câu yêu mà anh đã tặng
Trả lại anh nhớ nhung mặn nồng cay đắng
Trả lại anh thư xanh, màu xanh ái ân... (Trả lại anh yêu-Đức Quỳnh)
Vậy là tui hết sợ như ngày xưa, hết lo vớ vẩn như cái thời mới xuống sức!
Sau hơn 30 năm tui cũng đã hiểu ra là tình yêu không phải là một loại bịnh đường ruột! Nhưng tui chắc chắn khi yêu, không phải tim mà ruột là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơ thể. Nhẹ thì cũng xót xa, nặng hơn thì cũng bị chết một ít.
Nghĩ một hồi mà cái đầu đặt sệt cũng không tìm ra nguyên nhân, theo thói quen tui đưa tay bật máy, câu trả lời có ngay tức khắc từ câu hát đầu tiên nghe được:
"... yêu nhau cởi áo ối à trao nhau. Về nhà dối rằng cha dối mẹ ớ ơ. Rằng a ối a qua cầu. Tình tình tình gió bay" (Dân ca)
Ở trần, gió lớn, lạnh bụng. Ruột bị đau là chuyện đương nhiên! Hèn chi cái bụng của tui dạo này hễ ăn đồ nguội, đồ chua, đồ ăn khó tiêu là rột rẹt cả ngày. Tui liền lấy hẹn đi bác sĩ soi ruột để kiểm tra. Nhịn đói 1 ngày, uống đủ thứ nước, chịu gây mê để cuối cùng nghe bác sĩ phán một câu trớt quớt: "Ruột tốt, 10 năm nữa kiểm tra lại”.
Tui không vui mừng vì không tin là ruột mình không có gì, triệu chứng rành rành ra đó mà! Không có gì sao được. Cho đến khi nghe lại "Bài không tên số hai" của nhạc sĩ Vũ Thành An tui mới vỡ lẽ:
“... Lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều. Nhiều cơn gió cuốn, xoay xoay trong hồn. Và cơn đau này vẫn còn đấy...
Đáng nể! Không những tui được chẩn đoán chính xác mà còn được xác định nguyên nhân và cách điều trị nữa:
Chuẩn đoán: Ruột vừa héo vừa xìu
Nguyên nhân: Bị gió mạnh thổi vào triền miên.
Triệu chứng: Hồn hay bị xoay xoay
Cách điều trị: Bệnh mãn tính, hết thuốc chữa!
Bài viết trên của tui chưa kết thúc vì cứ í a í ới rủ nhau qua cầu rồi bỏ quên bài đó trên computer. Một hôm má sắp nhỏ đọc được liền post lên facebook. Bà con chưa biết đoạn kết nên nghĩ là chuyện có hậu, thực ra thì không. Thậm chí có người còn hiểu lầm tình đầu và tình cuối y chang nhau, nhưng thật ra là khác.
“... Hai mươi năm đầu, sung sướng không bao lâu…
Hai mươi năm cuối là bao” (60 năm cuộc đời - Y Vân)
Hai con số 20 này tuy không chính xác nhưng đại ý là như vậy: Giai đoạn đầu sung sướng nên thấy nhanh quá! Di chứng để lại cho giai đoạn cuối là cái bệnh mãn tính, phải chung sống với bệnh suốt đời, tình còn chẳng là mấy. Có thể tính bằng giây hay phút mà thôi:
“... Đếm cho em giây phút mặn nồng (Bài không tên số 4)
Bây giờ tôi chỉ hát "Có còn hơn không” thôi người ơi!
Hoàng Trần.
TL chuyen
Bàn ra tán vào (0)
NHẠC - Hoàng Trần
Tuổi choai choai ai cũng có một thần tượng, thần tượng của tui lúc đó là ông anh họ và cũng là hàng xóm.
Tuổi choai choai ai cũng có một thần tượng, thần tượng của tui lúc đó là ông anh họ và cũng là hàng xóm. Ảnh học trước tui 4 năm, cái gì cũng biết và cũng giỏi dưới con mắt tui. Bài vở có gì bí cũng hỏi ảnh, có đứa nào ăn hiếp mà chơi không lại cũng méc ảnh. Nhưng vài năm sau ông anh tự nhiên có vẻ yểu xìu hơn mấy năm trước, không tham gia đá banh, không la cà với tụi tui nhiều nữa mà chiều chiều ảnh ôm cây đàn ngồi ca ư ử:
...Đời... hay nói rằng...Yêu là chết ở trong lòng một ít...
Vì... mấy khi yêu... mà chắc được, được người yêu...
(Đừng nói xa nhau- Châu Kỳ&Hồ Đình Phương)
Mấy câu này tui nghe máy trong xóm hát cả ngày. Cái xóm đông đúc nhà này liền nhà kia, máy cassette, máy hát dĩa mở cả ngày từ đủ mọi hướng, nghe tai nọ chạy qua tai kia nên tui đâu có để ý. Cho đến hôm nay thần tượng của tui hát lên tui mới để ý và suy nghĩ chắc "yêu” là một thứ bịnh về ruột, có lẽ ông anh tui nhiễm bịnh rồi nên dạo này mới xìu xìu ểnh ểnh như vậy.
Tui tin chắc mình đúng khi ông anh tui một hôm tự nhiên xỉu, chở vào bịnh viện, bác sĩ cắt ruột thừa cho ảnh. Ruột thừa là kết quả của bịnh “yêu” mà ông anh tui đã nhiễm từ trước mà thôi. Vậy là từ đó tui để ý nghe máy hát, và khi tui nghe một câu khác:
....Kỷ niệm xưa đã chết, cơn mê đã chiều, Tình yêu đã hết, xót xa đã nhiều... (Vũ Thành An-Bài không tên số 2)
Tui chắc như đinh đóng cột là tình yêu là một loại bịnh về đường ruột, nó làm người ta xót ruột dữ lắm! Nó còn ảnh hưởng đến vị giác, làm cho người ta cảm thấy vừa đắng vừa cay nữa:
...Ngày nào người cho ta biết tình yêu đắm say. Ngày nào đời cho ta biết tình là đắng cay... (Ngô Thụy Miên)
Vậy là tui phải tìm cách mà tránh cái bịnh tai quái này, phải để ý nghe ngóng thử coi bịnh do đâu mà có. Rồi tui bỗng chưng hửng không biết làm sao mà đề phòng vì người ta nhiễm bịnh từ giấc mơ.
... Mơ hoài hình bóng không quên,
Vương tình mộng xây dịu êm... (Thông Đạt-Ai về sông Tương)
Vậy là không thể đề phòng được vì tui có nghe rõ ràng từ một cái máy khác, ngay sau khi nghe được mấy câu hát trên:
...Đố ai nằm ngủ không mơ... (Phạm Duy)
Sớm hay muộn chắc tui cũng dính bịnh, vì tui mơ nhiều lắm, mơ nói lảm nhảm và nghiến răng trèo trẹo cả đêm.
Rồi một đêm xuân nọ, tui mơ thấy mình đang loay hoay vẽ những đường biểu diễn của các hàm số parabol, hyperpol. Khi vẽ xong thì những đường cong này tự nhiên lại biến thành các đường cong trên cơ thể của mấy đứa con gái trong xóm, trong lớp. Những đường cong đó bay ra khỏi vở, chờn vờn bên tui. Vậy mà tui lại không thấy sợ vì sẽ không có bài nộp ngày mai mà lại thấy người khoan khoái mới là lạ! Cái cảm giác khoan khoái mỗi lúc một tăng cho đến khi tui giật mình tỉnh giấc mới hay mình bị…đái dầm. Một căn bịnh đã hết mười năm nay bỗng nhiên tái phát! Khi tỉnh táo hơn tui đâm hoảng vì không phải là đái dầm! Không biết là một thứ bịnh gì về bài tiết mà tui tiểu không ra nước như thường lệ. Vừa âm thầm thay đồ, vừa phân tích trong bóng tối. “…mơ hoài hình bóng không quên” chắc là bịnh “yêu” theo như tui nghe được rồi đây! Câu hát nghe hồi chiều bỗng hiện ra:
...Yêu cho biết sao đêm dài
Cho quen với nồng cay… (Y Vân, Ảo ảnh)
Đúng một nửa, vì tui nghe có mùi nồng nồng, còn cay thì tui không biết! Rồi đột ngột tui nghe mấy câu từ máy nhà hàng xóm nào đó vọng sang:
... Và nhìn thấy trong tim, tình yêu nở những con chim, Nở những con chim tuyệt vời... (Tôi đang mơ giấc mộng dài – Phạm Duy)
... Nó làm cho tui giật thót người, nhưng rồi nhớ lại bài học về đại số mệnh đề mới học hồi chiều. Tui lý luận để trấn an chính mình “tình yêu làm nở những con chim, còn chuyện ngược lại con chim nở chưa chắc là yêu. Vậy là chưa chắc mình nhiễm bịnh!”
Tui vốn là một đứa lười đọc sách. Nhiều lần cũng muốn tìm hiểu cặn kẻ nhưng lười rồi cho qua, với lại thời này thiếu gì phương tiện thông tin để mà tìm hiểu. Nhạc nói về tình yêu đâu có thiếu, được những người có uy tín viết ra chắc là đúng thôi. Tìm hiểu tình yêu thì nghe nhạc hàng xóm cũng là quá đủ rồi. Tui tiếp tục nghe và kiểm tra chính mình:
... Tình yêu như đốt sáng
con tim tật nguyền... (Trịnh Công Sơn-Tình sầu)
Nghe vậy tui không lo mấy, tim tui khỏe lắm, đập đều đều 70 nhịp một phút và tui là một lực sĩ chạy nước rút cho nhà trường trong các cuộc thi điền kinh trong tỉnh nên tui không ngán bị nhiễm bịnh. Nhưng khi nghe được:
... Tình yêu như lưỡi dao,
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào... (Anh Bằng-Khúc Thụy Du)
thì tui hơi hãi, vì tính tui hiền lành, không chơi dao chơi búa kiểu du đãng. Nhưng dù sao cũng không đến nỗi dữ dội mà có chút êm ái nên tui đỡ lo. Nhưng khi nghe nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cảnh cáo:
... Một lần yêu thương, một đời bão nổi... (TCS-Cuối cùng cho một tình yêu).
Tui lại thấy ngán, và khi nghe ông diễn giải thêm:
... Tình yêu như vết cháy
trên da thịt người...
Tình yêu như nỗi chết
cơn đau thật dài...
Tình yêu như cơn bão
đi qua địa cầu...
là tui hãi thật sự và luôn luôn đề phòng cẩn mật, cho nên tui vẫn sống ung dung qua cái tuổi “tam thập nhi lập”. Vậy rồi bỗng dưng tui nhiễm bịnh “yêu” đúng như một lời tiên tri của mấy câu hát nghe được từ lâu:
... Tình là tình nhiều khi không mà có.
Tình là tình nhiều lúc có như không... (Tình có như không-Trần Thiện Thanh)
Khi không mà tui gặp nàng, khi không lại thấy thinh thích, khi không nàng cũng thích tui, rồi khi không mà tụi tui dọn ra khỏi nhà cha mẹ để sống với nhau. Cuối cùng tình cũng chẳng có gì ghê gớm như mấy bài hát diễn tả để tui phải sợ đến mười mấy năm. Cho đến nhiều năm sau, tui mới biết mình đã coi trời bằng vung. Tình cờ nghe lại bài Khúc Thụy Du của nhạc sĩ Anh Bằng tui mới thấm thía sự tàn phá ghê gớm của “bịnh tình”
... Đừng bao giờ em hỏi
Vì sao ta yêu nhau
Vì sao môi anh nóng
Vì sao tay anh lạnh
Vì sao thân anh rung
Vì sao chân không vững
Vì sao, và vì sao!
Và tui càng phục sát đất cho cái tài tiên tri của các vị là từ lâu đã đoán trước được sẽ có viên thuốc màu xanh giúp cho cái bịnh “thân anh run, chân không vững” của tình yêu.
... Trả lại anh câu yêu mà anh đã tặng
Trả lại anh nhớ nhung mặn nồng cay đắng
Trả lại anh thư xanh, màu xanh ái ân... (Trả lại anh yêu-Đức Quỳnh)
Vậy là tui hết sợ như ngày xưa, hết lo vớ vẩn như cái thời mới xuống sức!
Sau hơn 30 năm tui cũng đã hiểu ra là tình yêu không phải là một loại bịnh đường ruột! Nhưng tui chắc chắn khi yêu, không phải tim mà ruột là cơ quan bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cơ thể. Nhẹ thì cũng xót xa, nặng hơn thì cũng bị chết một ít.
Nghĩ một hồi mà cái đầu đặt sệt cũng không tìm ra nguyên nhân, theo thói quen tui đưa tay bật máy, câu trả lời có ngay tức khắc từ câu hát đầu tiên nghe được:
"... yêu nhau cởi áo ối à trao nhau. Về nhà dối rằng cha dối mẹ ớ ơ. Rằng a ối a qua cầu. Tình tình tình gió bay" (Dân ca)
Ở trần, gió lớn, lạnh bụng. Ruột bị đau là chuyện đương nhiên! Hèn chi cái bụng của tui dạo này hễ ăn đồ nguội, đồ chua, đồ ăn khó tiêu là rột rẹt cả ngày. Tui liền lấy hẹn đi bác sĩ soi ruột để kiểm tra. Nhịn đói 1 ngày, uống đủ thứ nước, chịu gây mê để cuối cùng nghe bác sĩ phán một câu trớt quớt: "Ruột tốt, 10 năm nữa kiểm tra lại”.
Tui không vui mừng vì không tin là ruột mình không có gì, triệu chứng rành rành ra đó mà! Không có gì sao được. Cho đến khi nghe lại "Bài không tên số hai" của nhạc sĩ Vũ Thành An tui mới vỡ lẽ:
“... Lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều. Nhiều cơn gió cuốn, xoay xoay trong hồn. Và cơn đau này vẫn còn đấy...
Đáng nể! Không những tui được chẩn đoán chính xác mà còn được xác định nguyên nhân và cách điều trị nữa:
Chuẩn đoán: Ruột vừa héo vừa xìu
Nguyên nhân: Bị gió mạnh thổi vào triền miên.
Triệu chứng: Hồn hay bị xoay xoay
Cách điều trị: Bệnh mãn tính, hết thuốc chữa!
Bài viết trên của tui chưa kết thúc vì cứ í a í ới rủ nhau qua cầu rồi bỏ quên bài đó trên computer. Một hôm má sắp nhỏ đọc được liền post lên facebook. Bà con chưa biết đoạn kết nên nghĩ là chuyện có hậu, thực ra thì không. Thậm chí có người còn hiểu lầm tình đầu và tình cuối y chang nhau, nhưng thật ra là khác.
“... Hai mươi năm đầu, sung sướng không bao lâu…
Hai mươi năm cuối là bao” (60 năm cuộc đời - Y Vân)
Hai con số 20 này tuy không chính xác nhưng đại ý là như vậy: Giai đoạn đầu sung sướng nên thấy nhanh quá! Di chứng để lại cho giai đoạn cuối là cái bệnh mãn tính, phải chung sống với bệnh suốt đời, tình còn chẳng là mấy. Có thể tính bằng giây hay phút mà thôi:
“... Đếm cho em giây phút mặn nồng (Bài không tên số 4)
Bây giờ tôi chỉ hát "Có còn hơn không” thôi người ơi!
Hoàng Trần.
TL chuyen