Truyện Ngắn & Phóng Sự

NHỮNG MẢNH ĐỜI DANG DỞ *

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng, nơi có quê hương mịt mù thuốc súng. Anh sẽ ra đi về miền mênh mông, cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng…”

https://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TD7-TQLC%20TRANS.gif

MX Nguyễn Ngọc Minh


NGÀY ĐI

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng, nơi có quê hương mịt mù thuốc súng. Anh sẽ ra đi về miền mênh mông, cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng…”
Thấm thoát đã 32 năm từ ngày Trần Chúc leo lên sân khấu vườn Tao Ngộ – Trung Tâm 3 tuyển mộ và nhập ngũ để hát bài “Trả Lại Em Yêu” của Phạm Duy. Mùa hè đỏ lửa năm đó, miền cát nóng Quảng Trị Cổ Thành, đã cuốn hút biết bao nhiêu người dân Việt trong lứa tuổi thanh xuân, đến để tàn sát nhau trong một cuộc chiến tranh đẫm máu và nước mắt.

Đầu tháng 3/72 cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, với những trận địa chiến nặng nề, khi quân đội miền Bắc dồn toàn lực tấn công trên khắp các vùng chiến thuật.
Tàn khốc nhất là mặt trận Quảng Trị khi Bắc quân tràn qua sông Bến Hải và vùng phi quân sự. Bất chấp các hiệp định đã được ký kết, quyết tâm lấn chiếm các căn cứ quân sự của quân dân miền Nam ở phía Bắc sông Thạch Hãn, để làm bàn đạp tiến xuống miền Nam. Cùng lúc đó các mặt trận khác cũng sục sôi không kém.
Mặt trận Tây Nguyên – Kon Tum, Đakto, Tân Cảnh ở vùng II chiến thuật.
Mặt trận Bình Long – An Lộc ở vùng III chiến thuật – Tây-Bắc của thủ đô Saigon.
Tôi còn nhớ chiều hôm ấy vào dạo cuối tháng 3/72 khi đang ngồi uống cùng anh bạn học, Thiếu úy Nguyễn Văn Vân, vài chai bia trong lần gặp gỡ cuối cùng. Anh cũng là một học sinh Nguyễn Trãi và chúng tôi cùng học luyện thi tại trường Tân Văn niên khóa 67/68, nhập ngũ khóa 9/68 sĩ quan trừ bị Thủ Đức, khi tốt nghiệp anh đã tình nguyện về Nhảy Dù.
– Ngày mai tụi tao lên Pleiku tăng phái cho quân đoàn II tại mặt trận Tân Cảnh.
Tôi cũng chẳng biết nói gì khi chia tay bạn vì hai chữ bình an lúc này vô nghĩa. Ai ra đi cũng được cầu chúc bình an, nhưng có mấy người được an bình trở lại…
– Giữ gìn sức khỏe, dạo này cánh tay mày ra sao?
Vân bị tai nạn bên cánh tay phải năm học đệ tứ nên khi viết bảng phải dùng tay trái, tay phải bị run khi anh dơ lên cao. Nhưng lần này anh đưa cả hai cánh tay thẳng lên trời.
– Quân đội là lò luyện thép mà.
Đó là lần cuối cùng gặp nhau. Khi tôi đến Hải Trường – Bến Đá, trong một lần gặp gỡ vài người bạn thuộc tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, thì được biết Vân đã hy sinh tại Động Ông Đô trên đường tái chiếm cổ thành.

Tháng 4/72 chúng tôi được giấy gọi nhập ngũ. Lúc này tình hình chiến sự thật sôi động. Trên các trang báo ngoài những mục bình thường, phần tin tức chỉ toàn là tin chiến sự. Hình ảnh những đoàn người tỵ nạn chiến tranh chen chúc nhau đổ vào các trung tâm tỵ nạn tại Huế và Đà Nẵng. Các đoàn quân tiếp tục tiến ra chiến trường, các trận đánh đẫm máu, các lời tường thuật về những anh hùng vị quốc vong thân.
Hình ảnh xúc động tột cùng của một em bé gái bị bom Napalm cháy phỏng khắp thân mình, đang chạy kêu la cầu cứu với gương mặt hốt hoảng, đau đớn…

Giữa tháng 4/72 bài hát anh hùng Không Quân Trần Thế Vinh được truyền đi trên các làn sóng phát thanh. Tiếp theo là hàng loạt các bài hát Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên vùng dậy…

https://i0.wp.com/farm6.static.flickr.com/5529/10845421776_88cc9fca01.jpg

Cuối tháng 4, những bức chân dung mới bắt đầu xuất hiện trên bùng binh chợ Bến Thành và một số các bùng binh khác trong thành phố Saigon. Bài hát “Người ở lại Charlie” của Trần Thiện Thanh làm xúc động lòng dân thành phố và cả miền Nam.

Các trường đại học cho thi sớm hơn để các sinh viên chuẩn bị xếp bút nghiên lên đường. Phòng thi thưa thớt thí sinh, hầu hết là những anh còn ở lại mới còn tâm trí đến trường. Chúng tôi đã có giấy gọi, không còn hứng thú để vào thi, tụ tập bên ngoài phòng thi, kẻ thì bàn tán về tương lai trong cuộc đời quân ngũ, người thì vẽ ra các chọn lựa để phòng xa, một số ít thì ù lì thả trôi theo vận nước “tới đâu thì tới…”.

Tháng 6/72 trôi qua và ngày đi đã đến, nhóm chúng tôi hẹn nhau ở chùa Xá Lợi, vì trước đây chùa có dành cho các nam học sinh và sinh viên một căn phòng trống để học hành. Thỉnh thoảng ban trị sự chùa dùng làm phòng họp thì chúng tôi lại ra sân ngồi học. Bên hông phòng hành lễ là một hành lang dài, nơi này rất yên tĩnh cho các cô nữ sinh viên và học sinh. Thường thường khi gần tới mùa thi cũng náo nức và đông người lắm.
Những mối tình ngây thơ trong trắng cũng đã từng xảy ra với những học sinh đến chùa. Niên khóa 71/72 có sự xuất hiện của vài cô nữ sinh Trưng Vương đến đây học thi Tú Tài 1. Các cư dân ở chùa Xá Lợi (tiếng để gọi các anh chàng đến chùa học đã lâu năm) bắt đầu bắt chuồn chuồn và có vài anh đến ve vãn cô bé sừng bò. Tôi cũng chẳng biết cái tên này được gán cho cô lúc nào, có lẽ câu thơ “gái 17 bẻ gãy sừng trâu” có vẻ hơi thô lỗ với vóc dáng của cô em, nên chúng tôi gọi cô là cô bé sừng bò, người gầy gầy thanh tú trong chiếc áo dài trắng Trưng Vương, đôi bím tóc thả dài hai bên lưng, đi chiếc xe PC trông thật xinh xắn.
Cái lũ “thứ ba học trò” tinh nghịch, đôi khi tìm cách nhét giấy vào típ của dây bougie với hy vọng xe không nổ máy để có dịp tán tỉnh, hoặc được lọt vào mắt xanh của cô. Có lẽ trời bất dung gian nên chẳng đứa nào làm được việc.
Chùa có hai cầu thang lên chánh điện. Một ở phía tháp chuông và một ở phía cổng lớn bên hông chùa.
Ngồi học ở dưới chân cầu thang phía tháp chuông, đôi khi bất chợt nhìn qua phòng hành lễ, thấy cô bé sừng bò cũng đang nhìn, tôi lúng túng mỉm cười và gật đầu chào cô. Đôi khi tôi và cô bé cùng cười và cùng gật đầu chào nhau.
Đã gần một năm học mà chẳng anh nào tán tỉnh được cô. Vài anh viết thư kẹp vào trong sách, nhờ các cô bé học sinh Gia Long đệ nhất cấp buổi chiều, ghé qua nhờ chỉ bài đưa hộ. Nhưng chỉ được trả lời bằng những cái lắc đầu.
Trước đó vào đầu tháng 6/72 chúng tôi đã trình diện nhập ngũ tại trung tâm 3, và được cho nghỉ phép trong thời gian chờ đợi đưa đến các quân trường huấn luyện.
Những lần về phép ghé qua chùa, tôi đến chỗ ngồi cũ vẫn trông thấy cô em sừng bò ngồi học. Sắp đến ngày thi nên cô lại càng ráo riết học, “vóc liễu đã gầy, càng thêm úa gầy vì thi cử”.
Lần phép cuối cùng thì chúng tôi được biết, trong số các bạn nhập ngũ cùng đợt 6 người tại chùa Xá Lợi lần này, 3 người trong số đó có tôi sẽ phải đi đợt đầu tiên ra thụ huấn tại Đồng Đế – Nha Trang vì chúng tôi có nhiều hơn 2 chứng chỉ Quân Sự Học Đường, 3 người còn lại chưa biết sẽ đi Nha Trang hay Thủ Đức.
Buổi chiều cuối cùng rời xa chùa Xá Lợi là ngày thứ Năm trong tuần. Lần đầu tiên chúng tôi mặc quần áo lính ghé lại chùa để từ biệt các bạn bè còn ở lại, hoặc sẽ phải đi sau. Chúng tôi hẹn gặp nhau lần cuối tại đây để cùng lên đường.
Bước đến chỗ thường ngồi học dưới chân cầu thang, nhìn qua phía hành lang phòng hành lễ nơi cô bé sừng bò vẫn ngồi học. Cô vẫn ngồi đó, mắt nhìn sững tôi ngạc nhiên, chắc lạ lắm vì hôm nay tôi mặc quần áo lính.
Ngồi xuống chỗ cũ, tôi nhìn cô và mỉm cười. Tôi không nhìn thấy được nụ cười của mình lúc đó, nhưng có lẽ buồn lắm!
Tiếng những người bạn gọi vọng vào thúc giục.
– Minh ơi, tới giờ đi rồi mày!
Hai chúng tôi nhìn nhau. Tôi đứng dậy lắc đầu và lặng lẽ bước ra ngoài.
Ra đến bên ngoài, đứng bên hông chùa với các bạn ở phía bên kia con đường; chúng tôi từ giã nhau, người đi kẻ ở. Vài anh định lấy xe đưa chúng tôi ra đường Lê Văn Duyệt để đón xe đò lên Trung tâm 3.
Thằng Chiến lên tiếng:
– Thôi, tụi tao đi bộ được rồi.
Quay qua phía những người đi, nó hỏi lại:
– Đi được chưa tụi bay?
Nhìn các bạn bè ở lại lần chót, họ bắt đầu trở lại khuôn viên chùa. Tôi quay qua nói với Chiến:
– Tụi mày chờ tao thêm 5 phút nữa.
– Gì nữa đây? Mày là cái thằng nhanh và gọn nhất mà sao hôm nay lại là thằng dây dưa nhất!
Nhìn qua bức tường thưa của chùa, tôi thấy cô bé sừng bò và một cô bạn đang đi ra ngoài từ cổng nhỏ bên hông chùa, ở phía sau gần nhà quàn xác. Vài phút sau hai cô đi ngang qua chỗ chúng tôi đứng. Các bạn tôi ngạc nhiên quay qua hỏi:
– Cái gì nữa đây Minh, bộ hôm nay có chuyện lạ à?
Tôi bước qua đường tiến về phía hai cô thì cô bạn đi cùng bước nhanh lên để cô bé sừng bò đứng lại. Quá nửa con đường, tôi đứng lại nhìn cô, cô nhìn tôi. Tâm trạng mâu thuẫn làm tôi ngừng lại những điều tôi định nói với cô. Hai chúng tôi nhìn nhau nhưng không ai nói gì cả. Tôi cúi đầu quay người bước lại chỗ các bạn tôi đang đứng đợi, vác chiếc sac-marin lên vai và bước đi. Cô bé sừng bò thì lặng lẽ bước về phía cô bạn đang chờ…
– Thôi đi tụi bay, trễ rồi. Tôi lên tiếng.
Thằng Chiến quay lại trách tôi:
– Mày làm cái gì vậy Minh, người ta chờ mà mày bỏ đi, tụi tao chờ mày.
– Tao từ biệt rồi!
Cả bọn nhao nhao lên, ngay cả những thằng còn ở lại, chúng nó nói nửa đùa nửa thật:
– Ê Minh, mày làm như vầy kỳ lắm, mời người ta ăn bò bía đi, tao đãi cho.
Một thằng khác lớn tiếng chen vào.
– Còn tao trả tiền đậu xanh, bánh lọt.
– Thôi đi tụi mày, đừng dở hơi nữa. Tôi bước nhanh.
Trên đường đi bộ đến chỗ đón xe, bọn chúng nó cứ trách móc tôi mãi.
– Mèo mù vớ cá rán mà còn bày đặt chê.
– Thằng Minh này tầm ngầm mà chết voi đấy!
Tôi không nhớ đã nghĩ gì trong lúc đó, chỉ biết lòng mình thật trống vắng…

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/09/8b93f-10710806_1470694249875980_7199856915698001097_n.jpg?w=645&h=392
Vài tháng sau từ trường Đồng Đế Nha Trang, tôi nhận được thư của Đinh Khắc Tâm, một người bạn còn ở lại. Trong thư có đoạn “Em sừng bò thi đậu rồi. Em vẫn còn siêng năng tới chùa học như thường lệ. Quyết định đi, tao sẽ đưa thư giùm cho…”
Tôi viết thư trả lời “Để yên như vậy cho hai bên còn những hình ảnh đẹp. Nếu tao viết thư than cực, than khổ, cô bé sẽ đâm chán ngấy đó…”
“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng…”, giọng hát của Trần Chúc đã bay theo chúng tôi ra Đồng Đế. Và miền cát nóng Nha Trang đã tiếp đón chúng tôi với những ngày hè nắng cháy “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.”, và bài hành khúc:

Trường hạ sĩ quan nung chí người trai
Một đời thép súng nở hoa tươi cười
Luyện rèn ngày đêm luôn có anh tôi
Mưa nắng thao trường thắm bao mồ hôi
Cùng về Nha Trang sương gió nề chi
Trèo đèo vượt suối vui hơn kinh kỳ
Đường chiều hành quân lớp lớp chiến y
Sương muối rơi nhiều ướt vai sá gì
Đu đưa giữa trời một đêm nguy không nao
Qua giây tử thần cười với hố sâu
Xung phong lên quyết chiến thắng gian lao
Chiến công rực rỡ hơn nắng đào
Hẹn về nơi đây chiến sĩ ngàn phương
Để rồi mai sớm xông pha lên đường
Dệt thành bài thơ gươm súng muôn phương
Phơi xác quân thù say men chiến trường.

Tháng 9/72 TQLC tái chiếm cổ thành làm cho cả miền Nam tưng bừng khí thế chiến thắng. Trường Hạ sĩ quan chuẩn bị cho chúng tôi lên đường tham gia chiến dịch tâm lý chiến ở quân khu II.

Tháng 11/72 chúng tôi đến các tiểu khu để thi hành chiến dịch. Bài nhạc “Anh đi chiến dịch” của Phạm Đình Chương rộn ràng đưa chúng tôi lên đường.

“Anh đi chiến dịch xa vời
Lòng súng nhân đạo cứu người lầm than.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy
Thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày, anh đi…”

Chúng tôi đến các địa phương để chuẩn bị cho dân chúng những điều cần thiết phải làm khi ngưng bắn.
“Anh sẽ ra đi về miền mênh mông, cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng.”
Miền cao nguyên Lâm Đồng (Bảo Lộc và Di Linh) đón chúng tôi mùa Đông giá lạnh với đầy nồng ấm tình người, người dân tôi sống hiền hòa trên khắp nẻo đường đất nước.
Tôi còn nhớ mãi những ngày Đông tháng giá tuyệt đẹp ở Lâm Đồng. Học sinh trường nữ trung học Bảo Lộc với áo khoác len màu tím, và trường Nguyễn Hoàng – Di Linh với áo khoác len màu xanh, làm xanh, tím cả một vùng, trông như những đàn bướm, tung tăng trong những buổi tan trường.
Những buổi hành quân tâm lý chiến với các toán Nghĩa Quân và Địa Phương Quân cả người Kinh lẫn người Thượng, và các anh chị Xây Dựng Nông Thôn vào tận các xã ấp hẻo lánh trên các đường quốc lộ 14, 19, 20. Các buổi tập hát cho các học sinh người thiểu số vùng cao nguyên Di Linh. Những nụ cười vô tư giòn giã trên gương mặt ngây thơ vô tội như những búp non, trước những bài hát mới, những trò chơi vui lạ mà chúng tôi đem đến cho các em, tạo thêm cho chúng tôi những nồng ấm, và để thấy rằng, cơn gió cao nguyên không phải chỉ lạnh lùng.
Những ngày trước Noel, nơi xứ đạo Tân Thanh, bốn anh em chúng tôi – những người ngoại đạo. Phạm Vĩnh Ninh – đại học Kiến Trúc, Lê văn Hai – Sư Phạm, Mã Quyền – Ban giáo dục đại học Cao Đài; và tôi – Khoa Học, cố gắng làm cho xong cái hang đá bằng các vật liệu góp nhặt đó đây trước chiều tối ngày 23, vì sáng sớm hôm sau ngày 24, chúng tôi phải đón xe về Saigon cho kịp đêm Noel. Cái hang đá mà theo Cha xứ nói, đã nhiều năm rồi mới được dựng lên để mừng ngày Chúa ra đời ở xứ đạo Tân Thanh.
Phạm Vĩnh Ninh – trưởng toán, người Bình Dương, đã hy sinh trong năm 73 sau khi anh về một đơn vị Công Binh chiến đấu.
Theo chương trình thụ huấn, chúng tôi sẽ mãn khóa ngày 25/11/72, nhưng chúng tôi phải kéo dài chiến dịch tâm lý chiến cho đến tháng 1/73 mới trở lại quân trường.
Chúng tôi được đóng quân ở trại chuyển tiếp. Những đêm tiền đồn trên đèo Rù Rì, tiếng gió rít qua những khe hở của chòi canh, nghe như tiếng ai đó đang rù rì hay thầm thì tâm sự.
Trở lại trường Đồng Đế để chấm dứt các lớp học quân sự và chuẩn bị lễ mãn khóa. Khi sĩ quan tuyển mộ nói chuyện với đại đội 719 về chiến thắng oai hùng của TQLC tại cổ thành Quảng Trị, anh em chúng tôi ai nấy đều nức lòng. Nhàn, Sơn, Lành, An và tôi, 5 người tình nguyện về TQLC.
Tối ngày hôm sau khi việc chọn lựa đơn vị đã kết thúc, ai cũng biết mình sẽ về đơn vị, ngành nào.
Nơi câu lạc bộ Đông, Hạnh – một người bạn ở đại đội 720 cầm chai bia gần cạn, nét mặt buồn rầu, mắt đỏ hoe. Anh không ngờ với bằng cử nhân Luật mà khi lên chọn đơn vị, anh chỉ đành phải chấp nhận những chỗ cuối cùng còn sót lại ở sư đoàn 3 bộ binh mà thôi.
Quá nhiều nỗi buồn và tâm sự trong những đêm cuối cùng tại trường Đồng Đế.
Bao nhiêu mảnh đời dở dang một cách đáng tiếc.
Mẫu – năm thứ 5 Y khoa, dang dở mộng làm bác sĩ. Nếu chiến trận mùa hè đỏ lửa xảy ra trễ một năm thì anh đã lên năm thứ 6 và được ở lại để hoàn tất việc học hành, cuối cùng anh phải trở thành một sĩ quan trợ y hoặc hành chánh quân y mà thôi.
Bổn, người Phong Điền – Thừa Thiên, năm thứ 3 Dược khoa. Rất nhiều các bạn năm thứ 3, thứ 4 Nha khoa, các bạn ở Kiến Trúc, Phú Thọ, Nông Lâm Súc v.v.. Hàng ngàn anh em chúng tôi phải dang dở việc học hành. Cả một tài nguyên lớn của đất nước bị đầu tư nửa mùa dang dở.
Thiều, một người bạn thuộc đại đội 723, trước học Nông Lâm Súc, được đưa về tiểu đoàn 3 TQLC, cứ ray rứt mãi với những lời tâm sự “Tao chưa bao giờ thi rớt mà phải dang dở việc học hành…”


Ngày trình diện bộ tư lệnh sư đoàn TQLC để chờ được đưa lên Rừng Cấm – Thủ Đức, theo học khóa căn bản TQLC và đổ bộ leo lưới. Nằm cạnh tôi, Thiều đưa cho tôi xem tấm ảnh mà anh vừa chụp chung với cô bạn gái tại bồn hoa trước tòa Đô Chính, trong bộ quân phục TQLC mới tinh, với mũ bê rê xanh mát mắt.
Thật tiếc cho Thiều, một chiến sĩ TQLC cao, đẹp trai, yêu đời, từ tốn, nhưng có nụ cười buồn, vắn số. Thiều đã hy sinh tại Đồi 51 khi Cộng quân tiền pháo hậu xung, tràn ngập đơn vị, và anh đã phải xin pháo binh rót đạn ngay trên tuyến mình… để ngăn cản các đợt xung phong của địch.
Thiều đã ra đi để lại cô bạn gái, người tình xinh đẹp phải chịu cùng một nỗi buồn dang dở.
Rồi cái đám thằng Việt, thằng Lang tốt nghiệp Chính Trị Kinh Doanh, về tiểu đoàn 1 TQLC, tụi nó phải tự kinh doanh đời mình trong nghiệp lính.
Thằng Phan Văn Châu, người Qui Nhơn, học trường Công Nghệ Phú Thọ, phải dang dở cả cuộc tình với cô em bé Marie Curie, quả cau nho nhỏ dễ thương của nó.
Đêm cuối cùng ở quân trường, quả thật có nhiều nỗi đắng cay, dang dở, nhưng đó chỉ là bước đầu của anh em chúng tôi. Ngày mai, và cả những chuỗi ngày sau đó khi về đến đơn vị, và cứ tiếp tục kéo dài cho đến bây giờ, đã có biết bao nhiêu những mảnh đời phải chịu dở dang, nửa đường gãy gánh.
Sau khi chấm dứt chương trình thụ huấn tại trung tâm huấn luyện TQLC, chúng tôi được đưa đến trình diện Thiếu tá Diễn – trưởng phòng tổng quản trị và được phân chia đơn vị trước khi gặp Đại tá Quế – tham mưu trưởng sư đoàn.
Đêm cuối ở Bộ tư lệnh trước khi ra hành quân, chẳng anh nào ngủ được vì ngày mai mỗi người một ngả.

“Từ nay trên vạn nẻo đường dài,
Nắng mưa dấu in trên hình hài,
Tháng năm bước phong sương miệt mài, đó đây…”

Sáng sớm hôm sau, 20 anh em chúng tôi được đưa thẳng từ Bộ tư lệnh TQLC đến phi trường Tân Sơn Nhất để lên máy bay ra thẳng hành quân. Chiếc phi cơ đáp xuống phi trường Phú Bài đã gần trưa, và chúng tôi được GMC đưa về căn cứ Mang Cá nhỏ – hậu trạm của sư đoàn TQLC.
Trong chuyến bay này có những người lính của tiểu đoàn 7 TQLC hết phép trở lại hành quân. Trưởng toán là Thiếu úy Cường thuộc đại đội 4. Anh kể cho chúng tôi nghe về tình hình đơn vị, nơi đóng quân và trả lời những điều Sơn và tôi thắc mắc.
Ngày đầu tiên về tiểu đoàn 7 TQLC, tôi có hai người bạn là Cường và Sơn. Ngày cuối cùng của tiểu đoàn 7 (26/3/1975) tại Thuận An, Cường và Sơn hy sinh, riêng tôi bị thương và là người còn sót lại. Nghĩ đến đời lính tác chiến “10 người chết 7 còn 3” mà quá đỗi ngậm ngùi.
Cường đưa chúng tôi đến gặp Trung úy Tập – chỉ huy hậu trạm của tiểu đoàn. Ông cho biết là chiếc xe Jeep của tiểu đoàn phó sẽ đến đón chúng tôi, hai sĩ quan mới, vào hành quân ngay chiều hôm ấy theo lệnh Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng.
Chúng tôi qua hậu trạm đại đội để nhận quân trang quân dụng cần thiết, trước khi lên đường.
Khoảng gần 2 giờ chiều, Hạ sĩ Bình – tài xế của tiểu đoàn phó Lâm Tài Thạnh, đưa chúng tôi vào vùng hành quân.
Ngồi trên ghế trưởng xa, tôi chăm chú theo dõi những hình ảnh lạ mắt ở thành phố Huế lần đầu tiên tôi đặt chân đến đây. Xe rời Mang Cá nhỏ, chạy dọc theo bờ sông Gia Hội rồi quẹo phải ra đường Trần Hưng Đạo, qua chợ Đông Ba, ty Thông Tin, cầu Trường Tiền, Phú Vân Lâu, Cầu Mới rồi đến quốc lộ 1.
Xe bắt đầu rời thành phố Huế, đến An Lỗ, Phong Điền và khoảng 2 giờ sau thì đến Mỹ Chánh. Nhìn về phía cây cầu cũ chỉ còn trơ lại những hàng cột cháy nám đen, và cây cầu sắt xe lửa chỉ còn lơ thơ những cây sắt gãy gọng, gục xuống dòng sông.
Nơi đây đã là tuyến tử thủ cuối cùng của Quân Lực Miền Nam dưới quyền chỉ huy của Đại tá Phạm Văn Chung – Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 369, trong những ngày hè ngập lửa.
Qua khỏi Mỹ Chánh khoảng 6 cây số thì đến cầu Bến Đá trên sông Ô Lâu, nơi đại đội 3 – tiểu đoàn 7 TQLC chặn đứng và tiêu diệt đoàn tank Bắc quân ở cuối chặng đường Đại Lộ Kinh Hoàng. Hình ảnh hai chiếc xe tăng Bắc quân bị bắn cháy nằm chồng lên nhau ở bờ Nam cầu Bến Đá là một ấn tượng mạnh mà tôi còn nhớ mãi cho đến bây giờ.

https://c1.staticflickr.com/7/6177/6194743924_06e887c2de_z.jpg
Đại Lộ Kinh Hoàng đang hiện ra trước mặt với một đoạn đường dài đầy các xe quân sự lẫn dân sự đã được các xe ủi đất của Công Binh ủi sang hai bên đường để khai thông quốc lộ 1. Các toán Công Binh chiến đấu đang dọn dẹp và di chuyển những tàn tích còn sót lại đó đây. Mùi tử khí rờn rợn chung quanh.
Nhìn về hướng Bắc quốc lộ 1 vắng vẻ, hoang, không nhà cửa, không người. Quay lại nhìn Sơn ở băng ghế sau, hai đứa tôi cùng nhìn nhau mỉm cười, chắc nó cũng như tôi, hai đứa có cùng một tâm trạng.
Tiếng hát Trần Chúc như văng vẳng bên tai:

“Trả lại em yêu mối tình vời vợi,
Ngôi trường thân yêu bạn bè cũ mới
Đường buồn anh đi bao giờ cho tới
Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài…”

Những nỗi đau còn dài đang chờ đợi chúng tôi, những người nhập cuộc. Và còn dài hơn nữa cho quê hương tôi, dân tộc tôi. Bốn chục triệu người ở cả hai miền Nam Bắc đã và đang hứng chịu những nỗi đau chia cắt trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, tương tàn gần 30 năm qua.
Tôi siết chặt tay Sơn, cả hai chúng tôi cùng im lặng. Quay qua Hạ sĩ Bình, tôi cất tiếng hỏi:
– Còn xa không anh Bình?
– Khoảng gần 10 cây số nữa thì tới Bộ chỉ huy tiểu đoàn.
Nắng chiều đang xuống dần, bụi mờ thoang thoảng trước mặt. Chiếc xe Jeep vẫn lầm lũi đưa chúng tôi tiến về phía Quảng Trị Cổ Thành.

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng,
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng…”
Tôi ngồi thẳng lại và cất tiếng hát khe khẽ.
“Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó
Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ
Đem mối thương yêu vào niềm thương nhớ
Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về…”

Đời lính chiến mấy ai biết được ngày về…
Nở một nụ cười tự tin, tôi nhìn thẳng về hướng bụi mờ trước mặt.

http://batkhuat.net/van-nhungmanhdoi-dangdo.htm

https://dongsongcu.wordpress.com/

Biên Hùng chuyển


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NHỮNG MẢNH ĐỜI DANG DỞ *

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng, nơi có quê hương mịt mù thuốc súng. Anh sẽ ra đi về miền mênh mông, cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng…”

https://i1.wp.com/tqlcvn.org/images/TD7-TQLC%20TRANS.gif

MX Nguyễn Ngọc Minh


NGÀY ĐI

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng, nơi có quê hương mịt mù thuốc súng. Anh sẽ ra đi về miền mênh mông, cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng…”
Thấm thoát đã 32 năm từ ngày Trần Chúc leo lên sân khấu vườn Tao Ngộ – Trung Tâm 3 tuyển mộ và nhập ngũ để hát bài “Trả Lại Em Yêu” của Phạm Duy. Mùa hè đỏ lửa năm đó, miền cát nóng Quảng Trị Cổ Thành, đã cuốn hút biết bao nhiêu người dân Việt trong lứa tuổi thanh xuân, đến để tàn sát nhau trong một cuộc chiến tranh đẫm máu và nước mắt.

Đầu tháng 3/72 cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên khốc liệt, với những trận địa chiến nặng nề, khi quân đội miền Bắc dồn toàn lực tấn công trên khắp các vùng chiến thuật.
Tàn khốc nhất là mặt trận Quảng Trị khi Bắc quân tràn qua sông Bến Hải và vùng phi quân sự. Bất chấp các hiệp định đã được ký kết, quyết tâm lấn chiếm các căn cứ quân sự của quân dân miền Nam ở phía Bắc sông Thạch Hãn, để làm bàn đạp tiến xuống miền Nam. Cùng lúc đó các mặt trận khác cũng sục sôi không kém.
Mặt trận Tây Nguyên – Kon Tum, Đakto, Tân Cảnh ở vùng II chiến thuật.
Mặt trận Bình Long – An Lộc ở vùng III chiến thuật – Tây-Bắc của thủ đô Saigon.
Tôi còn nhớ chiều hôm ấy vào dạo cuối tháng 3/72 khi đang ngồi uống cùng anh bạn học, Thiếu úy Nguyễn Văn Vân, vài chai bia trong lần gặp gỡ cuối cùng. Anh cũng là một học sinh Nguyễn Trãi và chúng tôi cùng học luyện thi tại trường Tân Văn niên khóa 67/68, nhập ngũ khóa 9/68 sĩ quan trừ bị Thủ Đức, khi tốt nghiệp anh đã tình nguyện về Nhảy Dù.
– Ngày mai tụi tao lên Pleiku tăng phái cho quân đoàn II tại mặt trận Tân Cảnh.
Tôi cũng chẳng biết nói gì khi chia tay bạn vì hai chữ bình an lúc này vô nghĩa. Ai ra đi cũng được cầu chúc bình an, nhưng có mấy người được an bình trở lại…
– Giữ gìn sức khỏe, dạo này cánh tay mày ra sao?
Vân bị tai nạn bên cánh tay phải năm học đệ tứ nên khi viết bảng phải dùng tay trái, tay phải bị run khi anh dơ lên cao. Nhưng lần này anh đưa cả hai cánh tay thẳng lên trời.
– Quân đội là lò luyện thép mà.
Đó là lần cuối cùng gặp nhau. Khi tôi đến Hải Trường – Bến Đá, trong một lần gặp gỡ vài người bạn thuộc tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, thì được biết Vân đã hy sinh tại Động Ông Đô trên đường tái chiếm cổ thành.

Tháng 4/72 chúng tôi được giấy gọi nhập ngũ. Lúc này tình hình chiến sự thật sôi động. Trên các trang báo ngoài những mục bình thường, phần tin tức chỉ toàn là tin chiến sự. Hình ảnh những đoàn người tỵ nạn chiến tranh chen chúc nhau đổ vào các trung tâm tỵ nạn tại Huế và Đà Nẵng. Các đoàn quân tiếp tục tiến ra chiến trường, các trận đánh đẫm máu, các lời tường thuật về những anh hùng vị quốc vong thân.
Hình ảnh xúc động tột cùng của một em bé gái bị bom Napalm cháy phỏng khắp thân mình, đang chạy kêu la cầu cứu với gương mặt hốt hoảng, đau đớn…

Giữa tháng 4/72 bài hát anh hùng Không Quân Trần Thế Vinh được truyền đi trên các làn sóng phát thanh. Tiếp theo là hàng loạt các bài hát Bình Long anh dũng, Kontum kiêu hùng, Trị Thiên vùng dậy…

https://i0.wp.com/farm6.static.flickr.com/5529/10845421776_88cc9fca01.jpg

Cuối tháng 4, những bức chân dung mới bắt đầu xuất hiện trên bùng binh chợ Bến Thành và một số các bùng binh khác trong thành phố Saigon. Bài hát “Người ở lại Charlie” của Trần Thiện Thanh làm xúc động lòng dân thành phố và cả miền Nam.

Các trường đại học cho thi sớm hơn để các sinh viên chuẩn bị xếp bút nghiên lên đường. Phòng thi thưa thớt thí sinh, hầu hết là những anh còn ở lại mới còn tâm trí đến trường. Chúng tôi đã có giấy gọi, không còn hứng thú để vào thi, tụ tập bên ngoài phòng thi, kẻ thì bàn tán về tương lai trong cuộc đời quân ngũ, người thì vẽ ra các chọn lựa để phòng xa, một số ít thì ù lì thả trôi theo vận nước “tới đâu thì tới…”.

Tháng 6/72 trôi qua và ngày đi đã đến, nhóm chúng tôi hẹn nhau ở chùa Xá Lợi, vì trước đây chùa có dành cho các nam học sinh và sinh viên một căn phòng trống để học hành. Thỉnh thoảng ban trị sự chùa dùng làm phòng họp thì chúng tôi lại ra sân ngồi học. Bên hông phòng hành lễ là một hành lang dài, nơi này rất yên tĩnh cho các cô nữ sinh viên và học sinh. Thường thường khi gần tới mùa thi cũng náo nức và đông người lắm.
Những mối tình ngây thơ trong trắng cũng đã từng xảy ra với những học sinh đến chùa. Niên khóa 71/72 có sự xuất hiện của vài cô nữ sinh Trưng Vương đến đây học thi Tú Tài 1. Các cư dân ở chùa Xá Lợi (tiếng để gọi các anh chàng đến chùa học đã lâu năm) bắt đầu bắt chuồn chuồn và có vài anh đến ve vãn cô bé sừng bò. Tôi cũng chẳng biết cái tên này được gán cho cô lúc nào, có lẽ câu thơ “gái 17 bẻ gãy sừng trâu” có vẻ hơi thô lỗ với vóc dáng của cô em, nên chúng tôi gọi cô là cô bé sừng bò, người gầy gầy thanh tú trong chiếc áo dài trắng Trưng Vương, đôi bím tóc thả dài hai bên lưng, đi chiếc xe PC trông thật xinh xắn.
Cái lũ “thứ ba học trò” tinh nghịch, đôi khi tìm cách nhét giấy vào típ của dây bougie với hy vọng xe không nổ máy để có dịp tán tỉnh, hoặc được lọt vào mắt xanh của cô. Có lẽ trời bất dung gian nên chẳng đứa nào làm được việc.
Chùa có hai cầu thang lên chánh điện. Một ở phía tháp chuông và một ở phía cổng lớn bên hông chùa.
Ngồi học ở dưới chân cầu thang phía tháp chuông, đôi khi bất chợt nhìn qua phòng hành lễ, thấy cô bé sừng bò cũng đang nhìn, tôi lúng túng mỉm cười và gật đầu chào cô. Đôi khi tôi và cô bé cùng cười và cùng gật đầu chào nhau.
Đã gần một năm học mà chẳng anh nào tán tỉnh được cô. Vài anh viết thư kẹp vào trong sách, nhờ các cô bé học sinh Gia Long đệ nhất cấp buổi chiều, ghé qua nhờ chỉ bài đưa hộ. Nhưng chỉ được trả lời bằng những cái lắc đầu.
Trước đó vào đầu tháng 6/72 chúng tôi đã trình diện nhập ngũ tại trung tâm 3, và được cho nghỉ phép trong thời gian chờ đợi đưa đến các quân trường huấn luyện.
Những lần về phép ghé qua chùa, tôi đến chỗ ngồi cũ vẫn trông thấy cô em sừng bò ngồi học. Sắp đến ngày thi nên cô lại càng ráo riết học, “vóc liễu đã gầy, càng thêm úa gầy vì thi cử”.
Lần phép cuối cùng thì chúng tôi được biết, trong số các bạn nhập ngũ cùng đợt 6 người tại chùa Xá Lợi lần này, 3 người trong số đó có tôi sẽ phải đi đợt đầu tiên ra thụ huấn tại Đồng Đế – Nha Trang vì chúng tôi có nhiều hơn 2 chứng chỉ Quân Sự Học Đường, 3 người còn lại chưa biết sẽ đi Nha Trang hay Thủ Đức.
Buổi chiều cuối cùng rời xa chùa Xá Lợi là ngày thứ Năm trong tuần. Lần đầu tiên chúng tôi mặc quần áo lính ghé lại chùa để từ biệt các bạn bè còn ở lại, hoặc sẽ phải đi sau. Chúng tôi hẹn gặp nhau lần cuối tại đây để cùng lên đường.
Bước đến chỗ thường ngồi học dưới chân cầu thang, nhìn qua phía hành lang phòng hành lễ nơi cô bé sừng bò vẫn ngồi học. Cô vẫn ngồi đó, mắt nhìn sững tôi ngạc nhiên, chắc lạ lắm vì hôm nay tôi mặc quần áo lính.
Ngồi xuống chỗ cũ, tôi nhìn cô và mỉm cười. Tôi không nhìn thấy được nụ cười của mình lúc đó, nhưng có lẽ buồn lắm!
Tiếng những người bạn gọi vọng vào thúc giục.
– Minh ơi, tới giờ đi rồi mày!
Hai chúng tôi nhìn nhau. Tôi đứng dậy lắc đầu và lặng lẽ bước ra ngoài.
Ra đến bên ngoài, đứng bên hông chùa với các bạn ở phía bên kia con đường; chúng tôi từ giã nhau, người đi kẻ ở. Vài anh định lấy xe đưa chúng tôi ra đường Lê Văn Duyệt để đón xe đò lên Trung tâm 3.
Thằng Chiến lên tiếng:
– Thôi, tụi tao đi bộ được rồi.
Quay qua phía những người đi, nó hỏi lại:
– Đi được chưa tụi bay?
Nhìn các bạn bè ở lại lần chót, họ bắt đầu trở lại khuôn viên chùa. Tôi quay qua nói với Chiến:
– Tụi mày chờ tao thêm 5 phút nữa.
– Gì nữa đây? Mày là cái thằng nhanh và gọn nhất mà sao hôm nay lại là thằng dây dưa nhất!
Nhìn qua bức tường thưa của chùa, tôi thấy cô bé sừng bò và một cô bạn đang đi ra ngoài từ cổng nhỏ bên hông chùa, ở phía sau gần nhà quàn xác. Vài phút sau hai cô đi ngang qua chỗ chúng tôi đứng. Các bạn tôi ngạc nhiên quay qua hỏi:
– Cái gì nữa đây Minh, bộ hôm nay có chuyện lạ à?
Tôi bước qua đường tiến về phía hai cô thì cô bạn đi cùng bước nhanh lên để cô bé sừng bò đứng lại. Quá nửa con đường, tôi đứng lại nhìn cô, cô nhìn tôi. Tâm trạng mâu thuẫn làm tôi ngừng lại những điều tôi định nói với cô. Hai chúng tôi nhìn nhau nhưng không ai nói gì cả. Tôi cúi đầu quay người bước lại chỗ các bạn tôi đang đứng đợi, vác chiếc sac-marin lên vai và bước đi. Cô bé sừng bò thì lặng lẽ bước về phía cô bạn đang chờ…
– Thôi đi tụi bay, trễ rồi. Tôi lên tiếng.
Thằng Chiến quay lại trách tôi:
– Mày làm cái gì vậy Minh, người ta chờ mà mày bỏ đi, tụi tao chờ mày.
– Tao từ biệt rồi!
Cả bọn nhao nhao lên, ngay cả những thằng còn ở lại, chúng nó nói nửa đùa nửa thật:
– Ê Minh, mày làm như vầy kỳ lắm, mời người ta ăn bò bía đi, tao đãi cho.
Một thằng khác lớn tiếng chen vào.
– Còn tao trả tiền đậu xanh, bánh lọt.
– Thôi đi tụi mày, đừng dở hơi nữa. Tôi bước nhanh.
Trên đường đi bộ đến chỗ đón xe, bọn chúng nó cứ trách móc tôi mãi.
– Mèo mù vớ cá rán mà còn bày đặt chê.
– Thằng Minh này tầm ngầm mà chết voi đấy!
Tôi không nhớ đã nghĩ gì trong lúc đó, chỉ biết lòng mình thật trống vắng…

https://dongsongcu.files.wordpress.com/2016/09/8b93f-10710806_1470694249875980_7199856915698001097_n.jpg?w=645&h=392
Vài tháng sau từ trường Đồng Đế Nha Trang, tôi nhận được thư của Đinh Khắc Tâm, một người bạn còn ở lại. Trong thư có đoạn “Em sừng bò thi đậu rồi. Em vẫn còn siêng năng tới chùa học như thường lệ. Quyết định đi, tao sẽ đưa thư giùm cho…”
Tôi viết thư trả lời “Để yên như vậy cho hai bên còn những hình ảnh đẹp. Nếu tao viết thư than cực, than khổ, cô bé sẽ đâm chán ngấy đó…”
“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng…”, giọng hát của Trần Chúc đã bay theo chúng tôi ra Đồng Đế. Và miền cát nóng Nha Trang đã tiếp đón chúng tôi với những ngày hè nắng cháy “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu.”, và bài hành khúc:

Trường hạ sĩ quan nung chí người trai
Một đời thép súng nở hoa tươi cười
Luyện rèn ngày đêm luôn có anh tôi
Mưa nắng thao trường thắm bao mồ hôi
Cùng về Nha Trang sương gió nề chi
Trèo đèo vượt suối vui hơn kinh kỳ
Đường chiều hành quân lớp lớp chiến y
Sương muối rơi nhiều ướt vai sá gì
Đu đưa giữa trời một đêm nguy không nao
Qua giây tử thần cười với hố sâu
Xung phong lên quyết chiến thắng gian lao
Chiến công rực rỡ hơn nắng đào
Hẹn về nơi đây chiến sĩ ngàn phương
Để rồi mai sớm xông pha lên đường
Dệt thành bài thơ gươm súng muôn phương
Phơi xác quân thù say men chiến trường.

Tháng 9/72 TQLC tái chiếm cổ thành làm cho cả miền Nam tưng bừng khí thế chiến thắng. Trường Hạ sĩ quan chuẩn bị cho chúng tôi lên đường tham gia chiến dịch tâm lý chiến ở quân khu II.

Tháng 11/72 chúng tôi đến các tiểu khu để thi hành chiến dịch. Bài nhạc “Anh đi chiến dịch” của Phạm Đình Chương rộn ràng đưa chúng tôi lên đường.

“Anh đi chiến dịch xa vời
Lòng súng nhân đạo cứu người lầm than.
Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy
Thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày, anh đi…”

Chúng tôi đến các địa phương để chuẩn bị cho dân chúng những điều cần thiết phải làm khi ngưng bắn.
“Anh sẽ ra đi về miền mênh mông, cơn gió cao nguyên từng đêm lạnh lùng.”
Miền cao nguyên Lâm Đồng (Bảo Lộc và Di Linh) đón chúng tôi mùa Đông giá lạnh với đầy nồng ấm tình người, người dân tôi sống hiền hòa trên khắp nẻo đường đất nước.
Tôi còn nhớ mãi những ngày Đông tháng giá tuyệt đẹp ở Lâm Đồng. Học sinh trường nữ trung học Bảo Lộc với áo khoác len màu tím, và trường Nguyễn Hoàng – Di Linh với áo khoác len màu xanh, làm xanh, tím cả một vùng, trông như những đàn bướm, tung tăng trong những buổi tan trường.
Những buổi hành quân tâm lý chiến với các toán Nghĩa Quân và Địa Phương Quân cả người Kinh lẫn người Thượng, và các anh chị Xây Dựng Nông Thôn vào tận các xã ấp hẻo lánh trên các đường quốc lộ 14, 19, 20. Các buổi tập hát cho các học sinh người thiểu số vùng cao nguyên Di Linh. Những nụ cười vô tư giòn giã trên gương mặt ngây thơ vô tội như những búp non, trước những bài hát mới, những trò chơi vui lạ mà chúng tôi đem đến cho các em, tạo thêm cho chúng tôi những nồng ấm, và để thấy rằng, cơn gió cao nguyên không phải chỉ lạnh lùng.
Những ngày trước Noel, nơi xứ đạo Tân Thanh, bốn anh em chúng tôi – những người ngoại đạo. Phạm Vĩnh Ninh – đại học Kiến Trúc, Lê văn Hai – Sư Phạm, Mã Quyền – Ban giáo dục đại học Cao Đài; và tôi – Khoa Học, cố gắng làm cho xong cái hang đá bằng các vật liệu góp nhặt đó đây trước chiều tối ngày 23, vì sáng sớm hôm sau ngày 24, chúng tôi phải đón xe về Saigon cho kịp đêm Noel. Cái hang đá mà theo Cha xứ nói, đã nhiều năm rồi mới được dựng lên để mừng ngày Chúa ra đời ở xứ đạo Tân Thanh.
Phạm Vĩnh Ninh – trưởng toán, người Bình Dương, đã hy sinh trong năm 73 sau khi anh về một đơn vị Công Binh chiến đấu.
Theo chương trình thụ huấn, chúng tôi sẽ mãn khóa ngày 25/11/72, nhưng chúng tôi phải kéo dài chiến dịch tâm lý chiến cho đến tháng 1/73 mới trở lại quân trường.
Chúng tôi được đóng quân ở trại chuyển tiếp. Những đêm tiền đồn trên đèo Rù Rì, tiếng gió rít qua những khe hở của chòi canh, nghe như tiếng ai đó đang rù rì hay thầm thì tâm sự.
Trở lại trường Đồng Đế để chấm dứt các lớp học quân sự và chuẩn bị lễ mãn khóa. Khi sĩ quan tuyển mộ nói chuyện với đại đội 719 về chiến thắng oai hùng của TQLC tại cổ thành Quảng Trị, anh em chúng tôi ai nấy đều nức lòng. Nhàn, Sơn, Lành, An và tôi, 5 người tình nguyện về TQLC.
Tối ngày hôm sau khi việc chọn lựa đơn vị đã kết thúc, ai cũng biết mình sẽ về đơn vị, ngành nào.
Nơi câu lạc bộ Đông, Hạnh – một người bạn ở đại đội 720 cầm chai bia gần cạn, nét mặt buồn rầu, mắt đỏ hoe. Anh không ngờ với bằng cử nhân Luật mà khi lên chọn đơn vị, anh chỉ đành phải chấp nhận những chỗ cuối cùng còn sót lại ở sư đoàn 3 bộ binh mà thôi.
Quá nhiều nỗi buồn và tâm sự trong những đêm cuối cùng tại trường Đồng Đế.
Bao nhiêu mảnh đời dở dang một cách đáng tiếc.
Mẫu – năm thứ 5 Y khoa, dang dở mộng làm bác sĩ. Nếu chiến trận mùa hè đỏ lửa xảy ra trễ một năm thì anh đã lên năm thứ 6 và được ở lại để hoàn tất việc học hành, cuối cùng anh phải trở thành một sĩ quan trợ y hoặc hành chánh quân y mà thôi.
Bổn, người Phong Điền – Thừa Thiên, năm thứ 3 Dược khoa. Rất nhiều các bạn năm thứ 3, thứ 4 Nha khoa, các bạn ở Kiến Trúc, Phú Thọ, Nông Lâm Súc v.v.. Hàng ngàn anh em chúng tôi phải dang dở việc học hành. Cả một tài nguyên lớn của đất nước bị đầu tư nửa mùa dang dở.
Thiều, một người bạn thuộc đại đội 723, trước học Nông Lâm Súc, được đưa về tiểu đoàn 3 TQLC, cứ ray rứt mãi với những lời tâm sự “Tao chưa bao giờ thi rớt mà phải dang dở việc học hành…”


Ngày trình diện bộ tư lệnh sư đoàn TQLC để chờ được đưa lên Rừng Cấm – Thủ Đức, theo học khóa căn bản TQLC và đổ bộ leo lưới. Nằm cạnh tôi, Thiều đưa cho tôi xem tấm ảnh mà anh vừa chụp chung với cô bạn gái tại bồn hoa trước tòa Đô Chính, trong bộ quân phục TQLC mới tinh, với mũ bê rê xanh mát mắt.
Thật tiếc cho Thiều, một chiến sĩ TQLC cao, đẹp trai, yêu đời, từ tốn, nhưng có nụ cười buồn, vắn số. Thiều đã hy sinh tại Đồi 51 khi Cộng quân tiền pháo hậu xung, tràn ngập đơn vị, và anh đã phải xin pháo binh rót đạn ngay trên tuyến mình… để ngăn cản các đợt xung phong của địch.
Thiều đã ra đi để lại cô bạn gái, người tình xinh đẹp phải chịu cùng một nỗi buồn dang dở.
Rồi cái đám thằng Việt, thằng Lang tốt nghiệp Chính Trị Kinh Doanh, về tiểu đoàn 1 TQLC, tụi nó phải tự kinh doanh đời mình trong nghiệp lính.
Thằng Phan Văn Châu, người Qui Nhơn, học trường Công Nghệ Phú Thọ, phải dang dở cả cuộc tình với cô em bé Marie Curie, quả cau nho nhỏ dễ thương của nó.
Đêm cuối cùng ở quân trường, quả thật có nhiều nỗi đắng cay, dang dở, nhưng đó chỉ là bước đầu của anh em chúng tôi. Ngày mai, và cả những chuỗi ngày sau đó khi về đến đơn vị, và cứ tiếp tục kéo dài cho đến bây giờ, đã có biết bao nhiêu những mảnh đời phải chịu dở dang, nửa đường gãy gánh.
Sau khi chấm dứt chương trình thụ huấn tại trung tâm huấn luyện TQLC, chúng tôi được đưa đến trình diện Thiếu tá Diễn – trưởng phòng tổng quản trị và được phân chia đơn vị trước khi gặp Đại tá Quế – tham mưu trưởng sư đoàn.
Đêm cuối ở Bộ tư lệnh trước khi ra hành quân, chẳng anh nào ngủ được vì ngày mai mỗi người một ngả.

“Từ nay trên vạn nẻo đường dài,
Nắng mưa dấu in trên hình hài,
Tháng năm bước phong sương miệt mài, đó đây…”

Sáng sớm hôm sau, 20 anh em chúng tôi được đưa thẳng từ Bộ tư lệnh TQLC đến phi trường Tân Sơn Nhất để lên máy bay ra thẳng hành quân. Chiếc phi cơ đáp xuống phi trường Phú Bài đã gần trưa, và chúng tôi được GMC đưa về căn cứ Mang Cá nhỏ – hậu trạm của sư đoàn TQLC.
Trong chuyến bay này có những người lính của tiểu đoàn 7 TQLC hết phép trở lại hành quân. Trưởng toán là Thiếu úy Cường thuộc đại đội 4. Anh kể cho chúng tôi nghe về tình hình đơn vị, nơi đóng quân và trả lời những điều Sơn và tôi thắc mắc.
Ngày đầu tiên về tiểu đoàn 7 TQLC, tôi có hai người bạn là Cường và Sơn. Ngày cuối cùng của tiểu đoàn 7 (26/3/1975) tại Thuận An, Cường và Sơn hy sinh, riêng tôi bị thương và là người còn sót lại. Nghĩ đến đời lính tác chiến “10 người chết 7 còn 3” mà quá đỗi ngậm ngùi.
Cường đưa chúng tôi đến gặp Trung úy Tập – chỉ huy hậu trạm của tiểu đoàn. Ông cho biết là chiếc xe Jeep của tiểu đoàn phó sẽ đến đón chúng tôi, hai sĩ quan mới, vào hành quân ngay chiều hôm ấy theo lệnh Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng.
Chúng tôi qua hậu trạm đại đội để nhận quân trang quân dụng cần thiết, trước khi lên đường.
Khoảng gần 2 giờ chiều, Hạ sĩ Bình – tài xế của tiểu đoàn phó Lâm Tài Thạnh, đưa chúng tôi vào vùng hành quân.
Ngồi trên ghế trưởng xa, tôi chăm chú theo dõi những hình ảnh lạ mắt ở thành phố Huế lần đầu tiên tôi đặt chân đến đây. Xe rời Mang Cá nhỏ, chạy dọc theo bờ sông Gia Hội rồi quẹo phải ra đường Trần Hưng Đạo, qua chợ Đông Ba, ty Thông Tin, cầu Trường Tiền, Phú Vân Lâu, Cầu Mới rồi đến quốc lộ 1.
Xe bắt đầu rời thành phố Huế, đến An Lỗ, Phong Điền và khoảng 2 giờ sau thì đến Mỹ Chánh. Nhìn về phía cây cầu cũ chỉ còn trơ lại những hàng cột cháy nám đen, và cây cầu sắt xe lửa chỉ còn lơ thơ những cây sắt gãy gọng, gục xuống dòng sông.
Nơi đây đã là tuyến tử thủ cuối cùng của Quân Lực Miền Nam dưới quyền chỉ huy của Đại tá Phạm Văn Chung – Lữ đoàn trưởng lữ đoàn 369, trong những ngày hè ngập lửa.
Qua khỏi Mỹ Chánh khoảng 6 cây số thì đến cầu Bến Đá trên sông Ô Lâu, nơi đại đội 3 – tiểu đoàn 7 TQLC chặn đứng và tiêu diệt đoàn tank Bắc quân ở cuối chặng đường Đại Lộ Kinh Hoàng. Hình ảnh hai chiếc xe tăng Bắc quân bị bắn cháy nằm chồng lên nhau ở bờ Nam cầu Bến Đá là một ấn tượng mạnh mà tôi còn nhớ mãi cho đến bây giờ.

https://c1.staticflickr.com/7/6177/6194743924_06e887c2de_z.jpg
Đại Lộ Kinh Hoàng đang hiện ra trước mặt với một đoạn đường dài đầy các xe quân sự lẫn dân sự đã được các xe ủi đất của Công Binh ủi sang hai bên đường để khai thông quốc lộ 1. Các toán Công Binh chiến đấu đang dọn dẹp và di chuyển những tàn tích còn sót lại đó đây. Mùi tử khí rờn rợn chung quanh.
Nhìn về hướng Bắc quốc lộ 1 vắng vẻ, hoang, không nhà cửa, không người. Quay lại nhìn Sơn ở băng ghế sau, hai đứa tôi cùng nhìn nhau mỉm cười, chắc nó cũng như tôi, hai đứa có cùng một tâm trạng.
Tiếng hát Trần Chúc như văng vẳng bên tai:

“Trả lại em yêu mối tình vời vợi,
Ngôi trường thân yêu bạn bè cũ mới
Đường buồn anh đi bao giờ cho tới
Nỗi đau cao vời, nỗi đau còn dài…”

Những nỗi đau còn dài đang chờ đợi chúng tôi, những người nhập cuộc. Và còn dài hơn nữa cho quê hương tôi, dân tộc tôi. Bốn chục triệu người ở cả hai miền Nam Bắc đã và đang hứng chịu những nỗi đau chia cắt trong cuộc chiến tranh nồi da xáo thịt, tương tàn gần 30 năm qua.
Tôi siết chặt tay Sơn, cả hai chúng tôi cùng im lặng. Quay qua Hạ sĩ Bình, tôi cất tiếng hỏi:
– Còn xa không anh Bình?
– Khoảng gần 10 cây số nữa thì tới Bộ chỉ huy tiểu đoàn.
Nắng chiều đang xuống dần, bụi mờ thoang thoảng trước mặt. Chiếc xe Jeep vẫn lầm lũi đưa chúng tôi tiến về phía Quảng Trị Cổ Thành.

“Anh sẽ ra đi về miền cát nóng,
Nơi có quê hương mịt mù thuốc súng…”
Tôi ngồi thẳng lại và cất tiếng hát khe khẽ.
“Anh sẽ ra đi nặng hành trang đó
Đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ
Đem mối thương yêu vào niềm thương nhớ
Anh sẽ ra đi chẳng mong ngày về…”

Đời lính chiến mấy ai biết được ngày về…
Nở một nụ cười tự tin, tôi nhìn thẳng về hướng bụi mờ trước mặt.

http://batkhuat.net/van-nhungmanhdoi-dangdo.htm

https://dongsongcu.wordpress.com/

Biên Hùng chuyển


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm