Mỗi Ngày Một Chuyện

NƯỚC MỸ LÀ KẺ THÙ

𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘩𝘪 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘯𝘦̂𝘯 đ𝘶̉ 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 đ𝘦̂̉ đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪̀𝘯𝘩, 𝘩𝘰̣ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘭𝘰𝘢̣𝘪 𝘣𝘰̉ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢.
NƯỚC MỸ LÀ KẺ THÙ
(America is the Enemy)
Trích trong The coming conflict with China
Nguyễn Chí Tình dịch



𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘩𝘪 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘯𝘦̂𝘯 đ𝘶̉ 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 đ𝘦̂̉ đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪̀𝘯𝘩, 𝘩𝘰̣ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘭𝘰𝘢̣𝘪 𝘣𝘰̉ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢. 𝘚𝘢𝘶 đ𝘰́ 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘮 𝘤𝘩𝘪́ 𝘩𝘰̣ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘶̀ đ𝘪̣𝘤𝘩 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢, 𝘯𝘦̂́𝘶 𝘩𝘰̣ 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̛́𝘤 𝘭𝘢̀ 𝘭𝘰̛̣𝘪 𝘪́𝘤𝘩 𝘤𝘶̉𝘢 𝘩𝘰̣ đ𝘰̀𝘪 𝘩𝘰̉𝘪 đ𝘪𝘦̂̀𝘶 đ𝘰́. (𝘏𝘦𝘯𝘳𝘺 𝘒𝘪𝘴𝘴𝘪𝘯𝘨𝘦𝘳)

Những tháng đầu năm 1994, nhiều quan chức Đảng Cộng sản từ tất cả các tỉnh của Trung Quốc được triệu tập về họp ở Bắc Kinh. Các bí thư và lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của Đảng ủy từ 29 tỉnh và khu vực của Trung Quốc đều về họp, cũng như đại diện các cơ quan quan trọng của chính quyền trung ương và chính quyền những thành phố lớn. Những người tham dự, tập trung ở Đại lễ đường nhân dân, phía Tây Quảng trường Thiên An Môn rộng lớn, đã sớm được thông báo lý do của cuộc họp. Đó là nhằm vạch rõ Hoa Kỳ là đối thủ toàn cầu chính của Trung Quốc; và thông báo một mục đích sau cùng: thành lập “mặt trận liên minh chống bá quyền toàn cầu vào một thời điểm thích hợp”.

Trong cách nói công kích được sắp đặt cẩn thận của Trung Quốc, từ “bá quyền” mang ý nghĩa đặc biệt. Nó ám chỉ một quốc gia mạnh đến mức mà ở châu Á, độc lập và chủ quyền của Trung Quốc bị quốc gia đó đe dọa. Trên thực tế trong nhiều năm, từ những năm 1960 tới những năm 1980, từ đó được dành riêng cho Liên Xô, kẻ thù chính của Trung Quốc trong suốt những thập kỷ đó. Nhưng có điều ai là “kẻ bá quyền” đang được bàn đến ở cuộc họp đầu năm 1994? Tổng tham mưu trưởng Zhang Wannian đọc bài diễn văn chính nhan đề “Tăng cường sức mạnh quân đội, đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa quân đội, kiên quyết chống lại sự can thiệp và mưu toan lật đổ của Chủ nghĩa bá quyền và Bảo vệ Tổ quốc”. Lời phát biểu chính của Đại tướng Zhang: “Đối mặt với sự can thiệp trắng trợn của những kẻ bá quyền Mỹ vào công việc nội bộ của chúng ta và sự hỗ trợ không hạn chế của họ cho những hoạt động của các phần tử thù địch trong nước và các lực lượng thù địch ngoài đại lục và ở nước ngoài chống đối và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa của chúng ta, chúng ta phải tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang hơn nữa”.

Việc Zhang tố cáo Hoa Kỳ đang hỗ trợ không hạn chế cho những lực lượng “cực đoan” ở Trung Quốc, là một thứ mà lời lẽ mà, xét vì khuynh hướng “nói lấy được” của Trung Quốc, đã không còn được ai nghe lọt kể từ năm 1960, khi nước Mỹ vẫn được miêu tả bằng những cụm từ lặp đi lặp lại bất tận như là kẻ thù đế quốc lớn. Tất nhiên đó là ngôn ngữ của lập trường hiếu chiến mà Trung Quốc đem ra nói với Hoa Kỳ, hoặc là nhằm kiểm tra mức độ kiên quyết của Mỹ về những vấn đề như phổ biến vũ khí, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, hay theo đuổi việc xây dựng một quân đội có nhiều tham vọng. Dường như để chứng tỏ rằng ngôn từ của Zhang không phải là thái quá một cách ngẫu nhiên, những người phát biểu khác ở cuộc họp đều bắt chước những từ ngữ chống Mỹ của ông ta. Thay mặt Bộ chính trị, biểu hiện quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là Hồ Cẩm Đào, một thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – Hồ nóiới những quan chức của đảng tại cuộc họp: “Theo chiến lược bá quyền toàn cầu của Hoa Kỳ, đối thủ chính lúc này chính là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Can thiệp vào Trung Quốc, lật đổ chính quyền Trung Quốc và chặn đứng sự phát triển của Trung Quốc là những nguyên tắc chiến lược mà Hoa Kỳ theo đuổi đến cùng”. Ding Guangen, một ủy viên Bộ Chính trị và là người gác cửa tư tưởng chính thức của đảng nói về “công tác tuyên truyền” lúc này cần được đẩy mạnh. Một số quan điểm của ông ta:

+ Chiến lược chống Trung Quốc của Hoa Kỳ là nhằm làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc và biến Trung Quốc thành nước lệ thuộc.

+ Hoa Kỳ đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc qua vấn đề nhân quyền và đưa ra những phán xét về hệ tư tưởng. Đây là một chiến lược lật đổ.

+ Hoa Kỳ hỗ trợ và sử dụng những lực lượng và phần tử cực đoan ở Trung Quốc để tiến hành các hoạt động lật đổ và bạo loạn.

Can thiệp trắng trợn vào các công việc nội bộ của Trung Quốc ư? Hỗ trợ không hạn chế hơn nữa cho những lực lượng thù địch ở Trung Quốc? Chặn đứng sự phát triển của Trung Quốc? Đây là những nhận xét đặc biệt thiếu thiện chí của một nước mà, ít nhất về mặt công khai, đã nói nhiều đế phát triển quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ. Đâu là lý do của toàn bộ sự thiếu thiện chí này?

Trên thực tế, trong nhiều năm Trung Quốc đã nhìn nhận Hoa Kỳ như một loại kẻ thù, thậm chí khi mà chính sách chính thức, như họ vẫn thực hiện, hướng đến xây dựng mối quan hệ hữu nghị. Thật ra, không có quốc gia thân thiện nào lại công kích Hoa Kỳ nhiều hơn hoặc bằng ngôn ngữ thái quá hơn Trung Quốc một phần tư thế kỷ qua kể từ khi quan hệ hai nước được thiết lập lại.

Hình như vấn đề Hoa Kỳ luôn luôn có hai nước Trung Quốc: một nước thân thiện, cởi mở, ôn hòa, thực dụng, không mang theo hệ tư tưởng, coi Hoa Kỳ không chỉ là đối tác chiến lược mà còn là người giúp đỡ về kinh tế và công nghệ; còn một nước thì bài ngoại có tính toán, thận trọng, bảo thủ, mang theo hệ tư tưởng, xem Hoa Kỳ như là mối đe dọa về đạo đức và văn hóa đối với Trung Quốc và là trở lực chủ yếu cho những tham vọng quốc gia của họ. Thái độ đối với Hoa Kỳ của trung Quốc mỗi lúc một khác.

Nhưng cuộc họp ở Đại lễ đường nhân dân năm 1994 thể hiện điều gì đó khác với tính chất hai mặt trước kia. Khi vị tổng tham mưu trưởng, một ủy viên bộ chính trị kỳ cựu, và vị lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản, người chịu trách nhiệm về nội dung của báo chí và phương tiện truyền thông, nhấn mạnh với các đại diện của đảng đến từ mọi miền Trung Quốc rằng Hoa Kỳ là thế lực bá quyền âm mưu lật để và kích động bạo loạn, đó là sự khởi đầu, một bước đi tới mức độ thù địch chưa từng thấy trong những thập kỷ gần đây. Hơn nữa đó là một sự khởi đầu sau một quá trình hình thành lâu dài. Nó là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài về thái độ đối với Hoa Kỳ, diễn ra trong ban lãnh đạo qua gần một thập kỷ. Cuộc đấu tranh này gồm cả một số khuynh hướng tranh chấp nhau trong nội bộ đảng cầm quyền và quân đội vốn rất có thế lực về chính trị. Bằng cách vạch lại các giai đoạn của cuộc đấu tranh đó, chúng ta có thể thấy làm cách nào mà Trung Quốc, luôn luôn có quan điểm khó hiểu về Hoa Kỳ, luôn luôn nghi ngờ ảnh hưởng của Mỹ, đã chuyển từ một lập trường chủ yếu là thân thiện đối với một siêu cường bên kia Thái Bình Dương tới một lập trường chủ yếu là không thân thiện trong đó Hoa Kỳ được xác định là kẻ thù chính trên toàn cầu của Trung Quốc.

Câu chuyện, bắt đầu vào cuối những năm 1980, trong đó pha trộn một số chủ đề. Từ lúc ấy, đã có những biến đổi nghiêm trọng xảy ra trên thế giới, kể cả biến đổi nghiêm trọng nhất – sự sụp đổ của Liên Xô với những ý nghĩa to lớn, thực sự là không lường trước đối với Trung Quốc. Nhưng câu chuyện cũng kéo theo một cuộc đấu tranh còn ít được biết đến tập trung xung quanh con người chịu trách nhiệm lớn nhất về diện mạo và quan điểm của Trung Quốc ngày nay, lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình. Như chúng ta sẽ thấy, Đặng đã chống lại một cách mạnh mẽ nhưng không thành công, việc Trung Quốc chuyển sang lập trường chống lại Mỹ. Quả thật, cách phát ngôn chống Mỹ và cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh, chiến thắng của tư tưởng coi Hoa Kỳ là kẻ thù của Trung Quốc, là những dấu hiệu cho thấy Đặng, tuy còn sống như suy yếu và không có quyền, đã chịu thua trận cuối cùng trong cuộc đời dài dằng dặc của mình.

Năm 1994 là Năm Con Chó trong lịch thiên văn Trung Quốc. Theo quan điểm của người Mỹ, đó cũng là năm của nước Trung Quốc tồi tệ, nước Trung Quốc gia ngạch, cố chấp, cố tình làm ngơ trước những đòi hỏi và cảnh báo của cả thế giới và đi theo con đường của riêng mình một cách nguy hiểm. Cách nhìn nhận này về những sự kiện trong năm không phải chỉ do sự hung hăng bất ngờ trong những tuyên bố chống Mỹ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trên báo chí bị kiểm soát, và ngay cả của những nhóm người và những công dân riêng rẽ vốn được người ta mong là sẽ thoải mái hơn đối với Hoa Kỳ. Một số trong những biểu hiện phẫn nộ này được kích thích bởi tình hình trực tiếp.

Năm 1994, có cuộc tranh luận trong nội bộ Hoa Kỳ là có nên rút bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc vì thực trạng tồi tệ về nhân quyền. Lúc đó người Mỹ đang đặc biệt nói nhiều về các chính sách của Trung Quốc kiểm soát và hủy diệt văn hóa ở Tây Tạng, còn Trung Quốc, thì bao giờ cũng vậy, lại cho rằng nói như thế là can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của mình. Nhưng Trung Quốc cũng đang thách thức các hiệp ước về phổ biến vũ khí – mà Bắc Kinh không ký nhưng hứa là tuân theo – bằng cách bán các tên lửa điều khiển từ xa và công nghệ hạt nhân cho những nước như Iran và Pakistan để rồi nhiều lần lặp lại lời phủ nhận là không hề có chuyện buôn bán đó. Bắc Kinh cung cấp công nghệ vũ khí hạt nhân, coi thường quan điểm chung cho rằng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan thể hiện khả năng một cuộc chiến tranh hạt nhân trầm trọng nhất của thế giới. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Warren Christopher tới thăm Bắc Kinh vào giữa tháng Ba 1994, người Trung Quốc đối xử với ông một cách tồi tệ trong các cuộc gặp gỡ riêng đến nỗi hai năm rưỡi sau ông ta vẫn chưa trở lại Bắc Kinh – một hiện tượng khác thường đối với một người đã đến thăm Damascus 12 lần.

Đã có nhiều xung đột nhỏ, và không xung đột nào tự bản thân chúng có ý nghĩa lịch sử, nhưng nhìn gộp lại, ta thấy thực trạng về sự bất bình. Khuynh hướng tự vệ, sự gay gắt và thách thức của Trung Quốc đối với dư luận Mỹ. Tháng Hai, Trung Quốc bắt một nhóm nhỏ người Cơ Đốc giáo nước ngoài vì tiến hành “hoạt động tôn giáo bất hợp pháp” không được nói rõ (hình như phân phát một vài tập sách nhỏ nào đó), giữ họ cách ly một nơi trong 4 ngày (vi phạm thỏa thuận thuộc cấp lãnh sự của Trung Quốc với các nước khác đòi hỏi phải thông báo ngay lập tức việc bắt người nước ngoài), rồi tước đoạt hết tư trang của họ cùng 5 nghìn USD trước khi trục xuất.

Tháng Ba, 17 người đứng ra tổ chức và tổ chức không chính thức, như Liên đoàn Bảo vệ Quyền lợi người lao động, đã bị bắt hoặc đơn giản là biến mất. Trung Quốc bắt đầu tố cáo những người ly khai chính trị về những tội hình sự như cố tình gây hỏa hoạn làm cản trở giao thông và bắt họ chịu những hình phạt mà những người ủng hộ nhân quyền gọi là “cực kỳ hà khắc”. Ngày 1-4-1994, nhà cầm quyền Trung Quốc bắt lại nhân vật ly khai ủng hộ dân chủ, rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Wei Jingsheng, đã từng bị tù 15 năm, vì đòi hỏi có nhiều dân chủ hơn nữa ở Trung Quốc năm 1978 và 1979, ông lại bị tống giam sau khi tới gặp riêng một quan chức nhân quyền Mỹ, John Shattuck. Trong năm đó, Trung Quốc ngừng đàm phán với Hội Chữ Thập Đỏ về việc mở cửa nhà tù cho Hội Chữ Thập Đỏ thanh tra; làm nhiễu sóng các buổi phát thanh của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, và tiếp tục chính sách thả lỏng đối vớinhững nhà máy Trung Quốc đã cướp được hàng chục triệu USD tiền lãi về đĩa compact và phần mềm máy tính. Mấy tháng sau khi Tổng thống Clinton có sự nhân nhượng quan trọng, là từ bỏ những đòi hỏi về nhân quyền cho quy chế tối huệ quốc, tờ The New York Times cho biết rằng “những điều kiện về nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục xuống cấp và quan hệ với Washington vẫn sa lầy trong sự nghi kỵ và bất bình”.

Thêm vào đó, năm 1994 còn chứng kiến một trò mèo vờn chuột về quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một hiện tượng, tuy không nghiêm trọng về quy mô tuyệt đối, nhưng là cuộc đối đầu thực sự đầu tiên dính líu đến các lực lượng vũ trang của Trung Quốc và Hoa Kỳ, kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Nó diễn ra giữa 27 và 29 tháng Mười ở Hoàng Hải, một lực lượng đặc nhiệm của hải quân Mỹ, do hàng không mẫu hạm Kitty Hawk dẫn đầu, đang tiến hành một cuộc biểu dương lực lượng, không phải nhằm vào Trung Quốc mà nhằm vào việc Bắc Triều Tiên từ chối cho phép quốc tế thanh tra một số nhà máy hạt nhân mà thế giới lo rằng đó là một bộ phận của một chương trình sản xuất vũ khí.

Trung Quốc phái một tầm ngầm năng lượng hạt nhân loại dài 330 foots, 5000 tấn tới Hoàng Hải, và có khi đã tới cách tàu Kitty Hawk chỉ 21 hải lý. Thậm chí Trung Quốc còn cho vài máy bay chiến đấu J6 bay gần lực lượng hải quân đặc nhiệm Mỹ trước khi lực lượng đó và cả chiếc tàu ngầm trở về căn cứ. Về sau, trong khi các quan chức Mỹ bỏ qua vụ xung đột, các phương tiện thông tin có kiểm soát của Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đã “quấy nhiễu” và đã “vô cớ gây rắc rối” cho chiếc tàu ngầm. Báo chí hỏi: tại sao Hoa Kỳ lại phải hoạt động ở Hoàng Hải, “đứng trước cửa ngõ của Trung Quốc, rất xa Hoa Kỳ?” Rồi ngay cả khi người Mỹ tiếp tục xoa dịu vấn đề, thì một quan chức Trung Quốc đã để cho cuộc nói chuyện kết thúc nặng nề tại một bữa tiệc ăn tối thân mật ở Bắc Kinh. Ông ta nói: trong lần tới, nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ ra lệnh cho phi công của mình “bắn cho chết”.

Tóm lại, không khí tồi tệ (và phải tồi tệ hơn vào năm 1996 khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu nhau về vấn đề Đài Loan), và tuy vậy dường như nó không giải thích là cuộc gặp gỡ Bắc Kinh năm 1994 hay nhiều dấu hiệu khác chứng tỏ Trung Quốc đang lựa chọn một lập trường đối với Mỹ có tính chất thù địch hơn bất cứ thời gian nào, kể từ khi hai nước thiết lập lại các cuộc tiếp xúc trực tiếp năm 1971. Vụ xung đột ở Hoàng Hải xảy ra sau cuộc gặp gỡ Bắc Kinh, như vậy hai sự kiện dường như là hậu quả của cùng một nguyên nhân cơ bản hơn là những nguyên nhân thuộc bên này hay bên kia. Xung đột về nhân quyền còn tồi tệ hơn vào mấy năm trước đây, tiếp theo vụ đàn áp thô bạo những cuộc biểu tình của sinh viên dòi dân chủ năm 1989. Những tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã xảy đến và qua đi, và trong khi vấn đề quy chế tối huệ quốc đang đặc biệt gây lúng túng cho Trung Quốc thì tự bản thân nó dường như cũng không lý giải cho những lời tố cáo giận dữ về sự can thiệp và lật đổ đưa ra trong những buổi họp kín của các nhà lãnh đạo cao nhất nước.

Kiểu phát ngôn khó nghe của Trung Quốc và những xung đột như ở Hoàng Hải không phải là những phản ứng tạm thời cho một tình thế tạm thời nhưng lại tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong thái độ của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Việc sử dụng các từ “bá quyền”, “lật đổ’ và “can thiệp” đối với Hoa Kỳ báo hiệu một sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Trung Quốc. Trước đây, Bắc Kinh đã nhìn sức mạnh của Mỹ như một lợi thế chiến lược cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày nay họ lại xác định rằng sức mạnh của Mỹ là một mối đe dọa, không chỉ đối với an ninh của Trung Quốc, mà cả đối với những kế hoạch của Trung Quốc nhằm trở nên hùng mạnh hơn và đóng một vai trò hàng đầu trong các vấn đề của châu Á. Nói tóm lại, bất chấp hoạt động thương mại, tiếp xúc ngoại giao, chuyển giao công nghệ, và nhiều cửa hàng ăn McDonald’s và Gà rán Kentucky mở cửa ở nước Cộng hòa Nhân dân, bất chấp khối lượng hợp tác hạn chế còn tồn tại giữa hai nước, Trung Quốc vẫn xác định Hoa Kỳ là đối thủ chủ yếu của họ trên toàn cầu.

Sự chuyển biến tư duy đó là trung tâm của cuốn sách này. Trung Quốc, vốn suy nghĩ theo kiểu chính trị thực dụng, cho rằng quan hệ giữa các quốc gia bao gồm phạm vi ảnh hưởng, cân bằng lực lượng, và những cuộc đấu tranh giành quyền thống trị. Đó là một lý do tại sao các nhà tư tưởng chiến lược Trung Quốc luôn luôn bị lôi kéo theo vị cựu bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger, người đã có lần nói rằng chỉ có ba khả năng trong các quan hệ quốc tế: cân bằng lực lượng, sự thống trị của một quốc gia, hoặc là tình trạng hỗn loạn. Đạo đức, thiện chí và những tình cảm hữu nghị chỉ đóng vai trò nhỏ nhoi hay không có vai trò nào cả trong cách nhìn nhận thế giới như vậy, ngay cả nếu các chính sách và những lời kháng nghị được đưa ra bằng những từ ngữ đúng như thế để chiều theo dư luận của công chúng. Và theo quan điểm của Trung Quốc, một cuộc đấu tranh rõ rệt giữa họ và Hoa Kỳ sẽ tạo nên cục diện của thế giới trong những thập kỷ trước mắt.

Theo quan điểm của Mỹ, dường như khó mà tin điều đó, và quả thật, nhiều người, kể cả một vài chuyên gia về Trung Quốc, cũng không tin điều đó. Một trường phái tư tưởng về Trung Quốc coi nhẹ ý kiến về sự đối địch chiến lược và có khuynh hướng nhìn những khác biệt giữa hai nước là chuyện tạm thời, sai lầm, sinh ra do sự không nhất quán của Mỹ và một kiểu dạy đạo đức ngu xuẩn, những khác biệt này có thể vượt qua được bằng con đường ngoại giao khôn ngoan, hợp đạo lý, nhất quán (trong thực tế thì con đường ngoại giao này thường hay kéo theo những nhân nhượng không có đi có lại đối với Trung Quốc). Nhiều nhà phân tích đã có thể lập luận rằng những tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra năm 1994 là một phản ứng đối với sự sa sút tạm thời trong quan hệ song phương. Cũng như vậy, theo họ khẳng định, những tuyên bố như của Tổng tham mưu trưởng Zhang Wannian chỉ là những cố gắng cường điệu mối đe dọa từ bên ngoài để giành được phần lớn hơn cho quân sự trong ngân sách quốc gia – một điều mà các vị tướng vẫn hay làm ở các nước khác, kể cả Hoa Kỳ.

Vấn đề duy nhất đối với kiểu phân tích này là không biết đến cả những gì mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói và những gì mà họ đang làm để chuẩn bị cho một cuộc xung đột lâu dài đối với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, người ta quá ư ít chú ý đến thái độ của Trung Quốc đã diễn biến như thế nào ngay cả khi các quan chức Mỹ mải loan báo những bước cải thiện lớn trong quan hệ của hai nước. Tháng Bảy 1996, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Clinton là Anthony Lake tới Bắc Kinh dự một cuộc đàm phán cấp cao với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sau đó ông thông báo sự giảm bớt đáng kể những căng thẳng và một tương lai sáng sủa. Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (ông cũng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản và do vậy, ít nhất trên danh nghĩa đó là người có quyền lực nhất trong nước) sẽ thăm Washington; Bill Clinton, dự đoán là mình thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 1996, cũng sẽ tới thăm Bắc Kinh. Không cần phải nói rằng, xét theo không khí đó, thì người Mỹ quả là rất phấn khởi về những bước phát triển này, coi đó một điểm ngoặt, một sự đột phá.

Trung Quốc đã đáp lại bằng những tuyên bố nhiệt tình về phía họ. Quả vậy, một vài năm qua, thông thường ở Trung Quốc đã có một vài động tác ngoại giao để tạo ra trên báo chí Mỹ lời đồn đại về việc cải thiện quan hệ, trong khi báo chí Trung Quốc vẫn đưa ra những bài xã luận mang tính chất thù hằn rõ rệt. Ngay cả khi người Mỹ đang trở nên lạc quan sau chuyến đi thăm của Lake, thì tờ Nhật báo Quân giải phóng của Trung Quốc lại gửi đến nhân dân Trung Quốc một thông điệp hoàn toàn khác. Bao giờ cũng vậy, trong các phương tiện thông tin bị kiểm soát của Trung Quốc, lời lẽ được lựa chọn cẩn thận:

“Thúc đẩy bởi tham vọng bá quyền, Hoa Kỳ ngày càng phô trương lực lượng. Thỉnh thoảng Hoa Kỳ lại gây ra những chuyện rắc rối và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, và đồng lõa với các lực lượng đòi Đài Loan độc lập”.

Đồng thời, lại có tuyên bố này trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản:

“Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc… mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là thống trị thế giới. Hoa Kỳ sẽ không cho phép xuất hiện một nước lớn trên… lục địa châu Á đe dọa khả năng thống trị của họ. Vì vậy, một nước mà họ nghĩ là có thể đặt ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với họ thì họ cho là kẻ đối địch chủ yếu”.

Theo cách nhìn nhận của giới chóp bu cầm quyền của Trung Quốc, thì những lời tố cáo như thế đã phản ánh sự thật. Trong 50 năm Hoa Kỳ được hưởng ưu thế của cường quốc quân sự ở châu Á, một địa vị trên thực tế là duy nhất trong lịch sử thế giới. Một khi nước Nhật, do quy định của hiến pháp, bị hạn chế ở một lực lượng phòng vệ, còn Trung Quốc thì yếu và nghèo, Hoa Kỳ không gặp đối thủ có khả năng thách thức ưu thế của mình. Vai trò siêu cường mà họ giữ để đảm bảo cán cân lực lượng ở châu Á thực sự là không ai tranh giành. Giờ đây một Trung Quốc hùng mạnh và kiên quyết hơn đang đe dọa trật tự cũ, một trật tự đã cho phép phần lớn các nước châu Á, kể cả Trung Quốc mới đây tập trung vào phát triển kinh tế, trong khi “người đóng thuế” là Mỹ phải chịu phần lớn gánh nặng chi phí quân sự.

Nhưng đó là chuyện từ lâu và Trung Quốc không hề phàn nàn. Năm 1993 hay ngay cả 1996 Hoa Kỳ không tỏ ra hùng hậu hơn hay hung hăng hơn về mặt quân sự. Họ không đặt ra một mối đe dọa mới nào với Trung Quốc. Như vậy, thay đổi trong cách phát ngôn của Trung Quốc ắt phải phản ánh một sự thay đổi, không phải trong hành động của Mỹ, mà trong cách nhìn nhận sự việc của Trung Quốc. Và tờ Nhân dân Nhật báo chỉ rõ thay đổi đó là gì: “sự xuất hiện của một nước lớn trên… lục địa châu Á đe dọa khả năng thống trị (của Mỹ)”. Trên báo chí chính thức do đảng kiểm soát ở Trung Quốc, không thể có một tuyên bố rõ ràng hơn về tính chất của cuộc xung đột siêu cường trong tương lai. Theo quan điểm của Trung Quốc, kỷ nguyên thống trị của Mỹ ở châu Á, vốn là một tai họa hàng đầu không ai mong muốn, rồi sẽ chất dứt.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tự hỏi. Tại sao nước Mỹ xa xôi, xấu xa, ích kỷ lại có thể trở thành kẻ bá quyền ở một bộ phận của thế giới, nơi trong gần 2 thiên niên kỷ Trung Quốc đã ngự trị ở vị trí tối cao? Như chúng ta có thể nói, thì toàn thể ban lãnh đạo Bắc Kinh bây giờ đều rơi vào quan điểm thể hiện qua câu hỏi này. Sự bất đồng ý kiến ở Bắc Kinh chỉ có tính chất chiến thuật, với những người ôn hòa, bao gồm nhiều người ở các bộ liên quan đến kinh tế và các bộ phụ trách công tác đối ngoại, ủng hộ một chính sách không đối đầu cho thập kỷ sắp tới, như vậy là để tránh một cuộc đụng độ quân sự và bảo vệ quan hệ thương mại Trung – Mỹ. Những người chống Mỹ hiếu chiến nhất, đặc biệt trong bộ máy quân sự và an ninh, đấu tranh cho một đường lối chống Mỹ cứng rắn hơn nữa. Nhưng ngay cả phái “bồ câu” ở Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng mục tiêu cảu Trung Quốc thay thế thế lực Mỹ tại châu Á chắc chắn sẽ đẩy hai nước vào một cuộc xung đột trong tương lai. Trung Quốc nhận ra điều đó rõ ràng hơn là Mỹ, vì những lý do mà chúng ta sẽ tìm hiểu, vẫn thiên về quan điểm hợp tác với Trung Quốc hơn là quan điểm đối kháng.

Qua những cuộc phỏng vấn mà chúng tôi tiến hành với các nhà tư tưởng chiến lược Trung Quốc năm 1996, người ta cũng chẳng mấy cố gắng để che giấu quan điểm nhất trí cho rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ trở nên hai đối thủ, và sự đối địch này sẽ thêm căng thẳng vì Trung Quốc đã trở nên hùng mạnh hơn. Theo lời một nhà phân tích có uy tín của Hội Nghiên cứu Quản lý và Chiến lược của Trung Quốc ở Bắc Kinh, thì: “Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trên thế giới, và điều đó đang ảnh hưởng tới vai trò thống trị củaHoa Kỳ… Trong 15 năm tới, sẽ không có những xung đột cơ bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng sau đó xung đột cơ bản là điều không tránh khỏi”. Một học giả khác, một thành viên của Viện Nghiên cứu Mỹ, một bộ phận của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, lại phát biểu như thế này: “Những tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang lên cao ở Trung Quốc. Ngày càng có nhiều người không có thiện cảm với người Mỹ”.

TH Le chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

NƯỚC MỸ LÀ KẺ THÙ

𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘩𝘪 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘯𝘦̂𝘯 đ𝘶̉ 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 đ𝘦̂̉ đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪̀𝘯𝘩, 𝘩𝘰̣ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘭𝘰𝘢̣𝘪 𝘣𝘰̉ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢.
NƯỚC MỸ LÀ KẺ THÙ
(America is the Enemy)
Trích trong The coming conflict with China
Nguyễn Chí Tình dịch



𝘔𝘰̣̂𝘵 𝘬𝘩𝘪 𝘛𝘳𝘶𝘯𝘨 𝘘𝘶𝘰̂́𝘤 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘯𝘦̂𝘯 đ𝘶̉ 𝘮𝘢̣𝘯𝘩 đ𝘦̂̉ đ𝘶̛́𝘯𝘨 𝘮𝘰̣̂𝘵 𝘮𝘪̀𝘯𝘩, 𝘩𝘰̣ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘭𝘰𝘢̣𝘪 𝘣𝘰̉ 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢. 𝘚𝘢𝘶 đ𝘰́ 𝘵𝘩𝘢̣̂𝘮 𝘤𝘩𝘪́ 𝘩𝘰̣ 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘦̂̉ 𝘵𝘳𝘰̛̉ 𝘵𝘩𝘢̀𝘯𝘩 𝘵𝘩𝘶̀ đ𝘪̣𝘤𝘩 𝘷𝘰̛́𝘪 𝘤𝘩𝘶́𝘯𝘨 𝘵𝘢, 𝘯𝘦̂́𝘶 𝘩𝘰̣ 𝘯𝘩𝘢̣̂𝘯 𝘵𝘩𝘶̛́𝘤 𝘭𝘢̀ 𝘭𝘰̛̣𝘪 𝘪́𝘤𝘩 𝘤𝘶̉𝘢 𝘩𝘰̣ đ𝘰̀𝘪 𝘩𝘰̉𝘪 đ𝘪𝘦̂̀𝘶 đ𝘰́. (𝘏𝘦𝘯𝘳𝘺 𝘒𝘪𝘴𝘴𝘪𝘯𝘨𝘦𝘳)

Những tháng đầu năm 1994, nhiều quan chức Đảng Cộng sản từ tất cả các tỉnh của Trung Quốc được triệu tập về họp ở Bắc Kinh. Các bí thư và lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của Đảng ủy từ 29 tỉnh và khu vực của Trung Quốc đều về họp, cũng như đại diện các cơ quan quan trọng của chính quyền trung ương và chính quyền những thành phố lớn. Những người tham dự, tập trung ở Đại lễ đường nhân dân, phía Tây Quảng trường Thiên An Môn rộng lớn, đã sớm được thông báo lý do của cuộc họp. Đó là nhằm vạch rõ Hoa Kỳ là đối thủ toàn cầu chính của Trung Quốc; và thông báo một mục đích sau cùng: thành lập “mặt trận liên minh chống bá quyền toàn cầu vào một thời điểm thích hợp”.

Trong cách nói công kích được sắp đặt cẩn thận của Trung Quốc, từ “bá quyền” mang ý nghĩa đặc biệt. Nó ám chỉ một quốc gia mạnh đến mức mà ở châu Á, độc lập và chủ quyền của Trung Quốc bị quốc gia đó đe dọa. Trên thực tế trong nhiều năm, từ những năm 1960 tới những năm 1980, từ đó được dành riêng cho Liên Xô, kẻ thù chính của Trung Quốc trong suốt những thập kỷ đó. Nhưng có điều ai là “kẻ bá quyền” đang được bàn đến ở cuộc họp đầu năm 1994? Tổng tham mưu trưởng Zhang Wannian đọc bài diễn văn chính nhan đề “Tăng cường sức mạnh quân đội, đẩy nhanh công cuộc hiện đại hóa quân đội, kiên quyết chống lại sự can thiệp và mưu toan lật đổ của Chủ nghĩa bá quyền và Bảo vệ Tổ quốc”. Lời phát biểu chính của Đại tướng Zhang: “Đối mặt với sự can thiệp trắng trợn của những kẻ bá quyền Mỹ vào công việc nội bộ của chúng ta và sự hỗ trợ không hạn chế của họ cho những hoạt động của các phần tử thù địch trong nước và các lực lượng thù địch ngoài đại lục và ở nước ngoài chống đối và lật đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa của chúng ta, chúng ta phải tăng cường sức mạnh của lực lượng vũ trang hơn nữa”.

Việc Zhang tố cáo Hoa Kỳ đang hỗ trợ không hạn chế cho những lực lượng “cực đoan” ở Trung Quốc, là một thứ mà lời lẽ mà, xét vì khuynh hướng “nói lấy được” của Trung Quốc, đã không còn được ai nghe lọt kể từ năm 1960, khi nước Mỹ vẫn được miêu tả bằng những cụm từ lặp đi lặp lại bất tận như là kẻ thù đế quốc lớn. Tất nhiên đó là ngôn ngữ của lập trường hiếu chiến mà Trung Quốc đem ra nói với Hoa Kỳ, hoặc là nhằm kiểm tra mức độ kiên quyết của Mỹ về những vấn đề như phổ biến vũ khí, vi phạm các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, hay theo đuổi việc xây dựng một quân đội có nhiều tham vọng. Dường như để chứng tỏ rằng ngôn từ của Zhang không phải là thái quá một cách ngẫu nhiên, những người phát biểu khác ở cuộc họp đều bắt chước những từ ngữ chống Mỹ của ông ta. Thay mặt Bộ chính trị, biểu hiện quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là Hồ Cẩm Đào, một thành viên trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – Hồ nóiới những quan chức của đảng tại cuộc họp: “Theo chiến lược bá quyền toàn cầu của Hoa Kỳ, đối thủ chính lúc này chính là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Can thiệp vào Trung Quốc, lật đổ chính quyền Trung Quốc và chặn đứng sự phát triển của Trung Quốc là những nguyên tắc chiến lược mà Hoa Kỳ theo đuổi đến cùng”. Ding Guangen, một ủy viên Bộ Chính trị và là người gác cửa tư tưởng chính thức của đảng nói về “công tác tuyên truyền” lúc này cần được đẩy mạnh. Một số quan điểm của ông ta:

+ Chiến lược chống Trung Quốc của Hoa Kỳ là nhằm làm sụp đổ chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc và biến Trung Quốc thành nước lệ thuộc.

+ Hoa Kỳ đang can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc qua vấn đề nhân quyền và đưa ra những phán xét về hệ tư tưởng. Đây là một chiến lược lật đổ.

+ Hoa Kỳ hỗ trợ và sử dụng những lực lượng và phần tử cực đoan ở Trung Quốc để tiến hành các hoạt động lật đổ và bạo loạn.

Can thiệp trắng trợn vào các công việc nội bộ của Trung Quốc ư? Hỗ trợ không hạn chế hơn nữa cho những lực lượng thù địch ở Trung Quốc? Chặn đứng sự phát triển của Trung Quốc? Đây là những nhận xét đặc biệt thiếu thiện chí của một nước mà, ít nhất về mặt công khai, đã nói nhiều đế phát triển quan hệ hữu nghị với Hoa Kỳ. Đâu là lý do của toàn bộ sự thiếu thiện chí này?

Trên thực tế, trong nhiều năm Trung Quốc đã nhìn nhận Hoa Kỳ như một loại kẻ thù, thậm chí khi mà chính sách chính thức, như họ vẫn thực hiện, hướng đến xây dựng mối quan hệ hữu nghị. Thật ra, không có quốc gia thân thiện nào lại công kích Hoa Kỳ nhiều hơn hoặc bằng ngôn ngữ thái quá hơn Trung Quốc một phần tư thế kỷ qua kể từ khi quan hệ hai nước được thiết lập lại.

Hình như vấn đề Hoa Kỳ luôn luôn có hai nước Trung Quốc: một nước thân thiện, cởi mở, ôn hòa, thực dụng, không mang theo hệ tư tưởng, coi Hoa Kỳ không chỉ là đối tác chiến lược mà còn là người giúp đỡ về kinh tế và công nghệ; còn một nước thì bài ngoại có tính toán, thận trọng, bảo thủ, mang theo hệ tư tưởng, xem Hoa Kỳ như là mối đe dọa về đạo đức và văn hóa đối với Trung Quốc và là trở lực chủ yếu cho những tham vọng quốc gia của họ. Thái độ đối với Hoa Kỳ của trung Quốc mỗi lúc một khác.

Nhưng cuộc họp ở Đại lễ đường nhân dân năm 1994 thể hiện điều gì đó khác với tính chất hai mặt trước kia. Khi vị tổng tham mưu trưởng, một ủy viên bộ chính trị kỳ cựu, và vị lãnh đạo cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản, người chịu trách nhiệm về nội dung của báo chí và phương tiện truyền thông, nhấn mạnh với các đại diện của đảng đến từ mọi miền Trung Quốc rằng Hoa Kỳ là thế lực bá quyền âm mưu lật để và kích động bạo loạn, đó là sự khởi đầu, một bước đi tới mức độ thù địch chưa từng thấy trong những thập kỷ gần đây. Hơn nữa đó là một sự khởi đầu sau một quá trình hình thành lâu dài. Nó là kết quả của một cuộc đấu tranh lâu dài về thái độ đối với Hoa Kỳ, diễn ra trong ban lãnh đạo qua gần một thập kỷ. Cuộc đấu tranh này gồm cả một số khuynh hướng tranh chấp nhau trong nội bộ đảng cầm quyền và quân đội vốn rất có thế lực về chính trị. Bằng cách vạch lại các giai đoạn của cuộc đấu tranh đó, chúng ta có thể thấy làm cách nào mà Trung Quốc, luôn luôn có quan điểm khó hiểu về Hoa Kỳ, luôn luôn nghi ngờ ảnh hưởng của Mỹ, đã chuyển từ một lập trường chủ yếu là thân thiện đối với một siêu cường bên kia Thái Bình Dương tới một lập trường chủ yếu là không thân thiện trong đó Hoa Kỳ được xác định là kẻ thù chính trên toàn cầu của Trung Quốc.

Câu chuyện, bắt đầu vào cuối những năm 1980, trong đó pha trộn một số chủ đề. Từ lúc ấy, đã có những biến đổi nghiêm trọng xảy ra trên thế giới, kể cả biến đổi nghiêm trọng nhất – sự sụp đổ của Liên Xô với những ý nghĩa to lớn, thực sự là không lường trước đối với Trung Quốc. Nhưng câu chuyện cũng kéo theo một cuộc đấu tranh còn ít được biết đến tập trung xung quanh con người chịu trách nhiệm lớn nhất về diện mạo và quan điểm của Trung Quốc ngày nay, lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình. Như chúng ta sẽ thấy, Đặng đã chống lại một cách mạnh mẽ nhưng không thành công, việc Trung Quốc chuyển sang lập trường chống lại Mỹ. Quả thật, cách phát ngôn chống Mỹ và cuộc gặp gỡ ở Bắc Kinh, chiến thắng của tư tưởng coi Hoa Kỳ là kẻ thù của Trung Quốc, là những dấu hiệu cho thấy Đặng, tuy còn sống như suy yếu và không có quyền, đã chịu thua trận cuối cùng trong cuộc đời dài dằng dặc của mình.

Năm 1994 là Năm Con Chó trong lịch thiên văn Trung Quốc. Theo quan điểm của người Mỹ, đó cũng là năm của nước Trung Quốc tồi tệ, nước Trung Quốc gia ngạch, cố chấp, cố tình làm ngơ trước những đòi hỏi và cảnh báo của cả thế giới và đi theo con đường của riêng mình một cách nguy hiểm. Cách nhìn nhận này về những sự kiện trong năm không phải chỉ do sự hung hăng bất ngờ trong những tuyên bố chống Mỹ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, trên báo chí bị kiểm soát, và ngay cả của những nhóm người và những công dân riêng rẽ vốn được người ta mong là sẽ thoải mái hơn đối với Hoa Kỳ. Một số trong những biểu hiện phẫn nộ này được kích thích bởi tình hình trực tiếp.

Năm 1994, có cuộc tranh luận trong nội bộ Hoa Kỳ là có nên rút bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc vì thực trạng tồi tệ về nhân quyền. Lúc đó người Mỹ đang đặc biệt nói nhiều về các chính sách của Trung Quốc kiểm soát và hủy diệt văn hóa ở Tây Tạng, còn Trung Quốc, thì bao giờ cũng vậy, lại cho rằng nói như thế là can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của mình. Nhưng Trung Quốc cũng đang thách thức các hiệp ước về phổ biến vũ khí – mà Bắc Kinh không ký nhưng hứa là tuân theo – bằng cách bán các tên lửa điều khiển từ xa và công nghệ hạt nhân cho những nước như Iran và Pakistan để rồi nhiều lần lặp lại lời phủ nhận là không hề có chuyện buôn bán đó. Bắc Kinh cung cấp công nghệ vũ khí hạt nhân, coi thường quan điểm chung cho rằng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan thể hiện khả năng một cuộc chiến tranh hạt nhân trầm trọng nhất của thế giới. Khi Bộ trưởng Ngoại giao Warren Christopher tới thăm Bắc Kinh vào giữa tháng Ba 1994, người Trung Quốc đối xử với ông một cách tồi tệ trong các cuộc gặp gỡ riêng đến nỗi hai năm rưỡi sau ông ta vẫn chưa trở lại Bắc Kinh – một hiện tượng khác thường đối với một người đã đến thăm Damascus 12 lần.

Đã có nhiều xung đột nhỏ, và không xung đột nào tự bản thân chúng có ý nghĩa lịch sử, nhưng nhìn gộp lại, ta thấy thực trạng về sự bất bình. Khuynh hướng tự vệ, sự gay gắt và thách thức của Trung Quốc đối với dư luận Mỹ. Tháng Hai, Trung Quốc bắt một nhóm nhỏ người Cơ Đốc giáo nước ngoài vì tiến hành “hoạt động tôn giáo bất hợp pháp” không được nói rõ (hình như phân phát một vài tập sách nhỏ nào đó), giữ họ cách ly một nơi trong 4 ngày (vi phạm thỏa thuận thuộc cấp lãnh sự của Trung Quốc với các nước khác đòi hỏi phải thông báo ngay lập tức việc bắt người nước ngoài), rồi tước đoạt hết tư trang của họ cùng 5 nghìn USD trước khi trục xuất.

Tháng Ba, 17 người đứng ra tổ chức và tổ chức không chính thức, như Liên đoàn Bảo vệ Quyền lợi người lao động, đã bị bắt hoặc đơn giản là biến mất. Trung Quốc bắt đầu tố cáo những người ly khai chính trị về những tội hình sự như cố tình gây hỏa hoạn làm cản trở giao thông và bắt họ chịu những hình phạt mà những người ủng hộ nhân quyền gọi là “cực kỳ hà khắc”. Ngày 1-4-1994, nhà cầm quyền Trung Quốc bắt lại nhân vật ly khai ủng hộ dân chủ, rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ, Wei Jingsheng, đã từng bị tù 15 năm, vì đòi hỏi có nhiều dân chủ hơn nữa ở Trung Quốc năm 1978 và 1979, ông lại bị tống giam sau khi tới gặp riêng một quan chức nhân quyền Mỹ, John Shattuck. Trong năm đó, Trung Quốc ngừng đàm phán với Hội Chữ Thập Đỏ về việc mở cửa nhà tù cho Hội Chữ Thập Đỏ thanh tra; làm nhiễu sóng các buổi phát thanh của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, và tiếp tục chính sách thả lỏng đối vớinhững nhà máy Trung Quốc đã cướp được hàng chục triệu USD tiền lãi về đĩa compact và phần mềm máy tính. Mấy tháng sau khi Tổng thống Clinton có sự nhân nhượng quan trọng, là từ bỏ những đòi hỏi về nhân quyền cho quy chế tối huệ quốc, tờ The New York Times cho biết rằng “những điều kiện về nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục xuống cấp và quan hệ với Washington vẫn sa lầy trong sự nghi kỵ và bất bình”.

Thêm vào đó, năm 1994 còn chứng kiến một trò mèo vờn chuột về quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, một hiện tượng, tuy không nghiêm trọng về quy mô tuyệt đối, nhưng là cuộc đối đầu thực sự đầu tiên dính líu đến các lực lượng vũ trang của Trung Quốc và Hoa Kỳ, kể từ cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953. Nó diễn ra giữa 27 và 29 tháng Mười ở Hoàng Hải, một lực lượng đặc nhiệm của hải quân Mỹ, do hàng không mẫu hạm Kitty Hawk dẫn đầu, đang tiến hành một cuộc biểu dương lực lượng, không phải nhằm vào Trung Quốc mà nhằm vào việc Bắc Triều Tiên từ chối cho phép quốc tế thanh tra một số nhà máy hạt nhân mà thế giới lo rằng đó là một bộ phận của một chương trình sản xuất vũ khí.

Trung Quốc phái một tầm ngầm năng lượng hạt nhân loại dài 330 foots, 5000 tấn tới Hoàng Hải, và có khi đã tới cách tàu Kitty Hawk chỉ 21 hải lý. Thậm chí Trung Quốc còn cho vài máy bay chiến đấu J6 bay gần lực lượng hải quân đặc nhiệm Mỹ trước khi lực lượng đó và cả chiếc tàu ngầm trở về căn cứ. Về sau, trong khi các quan chức Mỹ bỏ qua vụ xung đột, các phương tiện thông tin có kiểm soát của Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đã “quấy nhiễu” và đã “vô cớ gây rắc rối” cho chiếc tàu ngầm. Báo chí hỏi: tại sao Hoa Kỳ lại phải hoạt động ở Hoàng Hải, “đứng trước cửa ngõ của Trung Quốc, rất xa Hoa Kỳ?” Rồi ngay cả khi người Mỹ tiếp tục xoa dịu vấn đề, thì một quan chức Trung Quốc đã để cho cuộc nói chuyện kết thúc nặng nề tại một bữa tiệc ăn tối thân mật ở Bắc Kinh. Ông ta nói: trong lần tới, nếu điều này xảy ra, Trung Quốc sẽ ra lệnh cho phi công của mình “bắn cho chết”.

Tóm lại, không khí tồi tệ (và phải tồi tệ hơn vào năm 1996 khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đối đầu nhau về vấn đề Đài Loan), và tuy vậy dường như nó không giải thích là cuộc gặp gỡ Bắc Kinh năm 1994 hay nhiều dấu hiệu khác chứng tỏ Trung Quốc đang lựa chọn một lập trường đối với Mỹ có tính chất thù địch hơn bất cứ thời gian nào, kể từ khi hai nước thiết lập lại các cuộc tiếp xúc trực tiếp năm 1971. Vụ xung đột ở Hoàng Hải xảy ra sau cuộc gặp gỡ Bắc Kinh, như vậy hai sự kiện dường như là hậu quả của cùng một nguyên nhân cơ bản hơn là những nguyên nhân thuộc bên này hay bên kia. Xung đột về nhân quyền còn tồi tệ hơn vào mấy năm trước đây, tiếp theo vụ đàn áp thô bạo những cuộc biểu tình của sinh viên dòi dân chủ năm 1989. Những tranh chấp thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã xảy đến và qua đi, và trong khi vấn đề quy chế tối huệ quốc đang đặc biệt gây lúng túng cho Trung Quốc thì tự bản thân nó dường như cũng không lý giải cho những lời tố cáo giận dữ về sự can thiệp và lật đổ đưa ra trong những buổi họp kín của các nhà lãnh đạo cao nhất nước.

Kiểu phát ngôn khó nghe của Trung Quốc và những xung đột như ở Hoàng Hải không phải là những phản ứng tạm thời cho một tình thế tạm thời nhưng lại tạo ra một sự thay đổi cơ bản trong thái độ của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ. Việc sử dụng các từ “bá quyền”, “lật đổ’ và “can thiệp” đối với Hoa Kỳ báo hiệu một sự thay đổi trong tư duy chiến lược của Trung Quốc. Trước đây, Bắc Kinh đã nhìn sức mạnh của Mỹ như một lợi thế chiến lược cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày nay họ lại xác định rằng sức mạnh của Mỹ là một mối đe dọa, không chỉ đối với an ninh của Trung Quốc, mà cả đối với những kế hoạch của Trung Quốc nhằm trở nên hùng mạnh hơn và đóng một vai trò hàng đầu trong các vấn đề của châu Á. Nói tóm lại, bất chấp hoạt động thương mại, tiếp xúc ngoại giao, chuyển giao công nghệ, và nhiều cửa hàng ăn McDonald’s và Gà rán Kentucky mở cửa ở nước Cộng hòa Nhân dân, bất chấp khối lượng hợp tác hạn chế còn tồn tại giữa hai nước, Trung Quốc vẫn xác định Hoa Kỳ là đối thủ chủ yếu của họ trên toàn cầu.

Sự chuyển biến tư duy đó là trung tâm của cuốn sách này. Trung Quốc, vốn suy nghĩ theo kiểu chính trị thực dụng, cho rằng quan hệ giữa các quốc gia bao gồm phạm vi ảnh hưởng, cân bằng lực lượng, và những cuộc đấu tranh giành quyền thống trị. Đó là một lý do tại sao các nhà tư tưởng chiến lược Trung Quốc luôn luôn bị lôi kéo theo vị cựu bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger, người đã có lần nói rằng chỉ có ba khả năng trong các quan hệ quốc tế: cân bằng lực lượng, sự thống trị của một quốc gia, hoặc là tình trạng hỗn loạn. Đạo đức, thiện chí và những tình cảm hữu nghị chỉ đóng vai trò nhỏ nhoi hay không có vai trò nào cả trong cách nhìn nhận thế giới như vậy, ngay cả nếu các chính sách và những lời kháng nghị được đưa ra bằng những từ ngữ đúng như thế để chiều theo dư luận của công chúng. Và theo quan điểm của Trung Quốc, một cuộc đấu tranh rõ rệt giữa họ và Hoa Kỳ sẽ tạo nên cục diện của thế giới trong những thập kỷ trước mắt.

Theo quan điểm của Mỹ, dường như khó mà tin điều đó, và quả thật, nhiều người, kể cả một vài chuyên gia về Trung Quốc, cũng không tin điều đó. Một trường phái tư tưởng về Trung Quốc coi nhẹ ý kiến về sự đối địch chiến lược và có khuynh hướng nhìn những khác biệt giữa hai nước là chuyện tạm thời, sai lầm, sinh ra do sự không nhất quán của Mỹ và một kiểu dạy đạo đức ngu xuẩn, những khác biệt này có thể vượt qua được bằng con đường ngoại giao khôn ngoan, hợp đạo lý, nhất quán (trong thực tế thì con đường ngoại giao này thường hay kéo theo những nhân nhượng không có đi có lại đối với Trung Quốc). Nhiều nhà phân tích đã có thể lập luận rằng những tuyên bố mà Trung Quốc đưa ra năm 1994 là một phản ứng đối với sự sa sút tạm thời trong quan hệ song phương. Cũng như vậy, theo họ khẳng định, những tuyên bố như của Tổng tham mưu trưởng Zhang Wannian chỉ là những cố gắng cường điệu mối đe dọa từ bên ngoài để giành được phần lớn hơn cho quân sự trong ngân sách quốc gia – một điều mà các vị tướng vẫn hay làm ở các nước khác, kể cả Hoa Kỳ.

Vấn đề duy nhất đối với kiểu phân tích này là không biết đến cả những gì mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói và những gì mà họ đang làm để chuẩn bị cho một cuộc xung đột lâu dài đối với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, người ta quá ư ít chú ý đến thái độ của Trung Quốc đã diễn biến như thế nào ngay cả khi các quan chức Mỹ mải loan báo những bước cải thiện lớn trong quan hệ của hai nước. Tháng Bảy 1996, cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Clinton là Anthony Lake tới Bắc Kinh dự một cuộc đàm phán cấp cao với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, sau đó ông thông báo sự giảm bớt đáng kể những căng thẳng và một tương lai sáng sủa. Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (ông cũng là Tổng bí thư Đảng Cộng sản và do vậy, ít nhất trên danh nghĩa đó là người có quyền lực nhất trong nước) sẽ thăm Washington; Bill Clinton, dự đoán là mình thắng trong cuộc bầu cử tổng thống 1996, cũng sẽ tới thăm Bắc Kinh. Không cần phải nói rằng, xét theo không khí đó, thì người Mỹ quả là rất phấn khởi về những bước phát triển này, coi đó một điểm ngoặt, một sự đột phá.

Trung Quốc đã đáp lại bằng những tuyên bố nhiệt tình về phía họ. Quả vậy, một vài năm qua, thông thường ở Trung Quốc đã có một vài động tác ngoại giao để tạo ra trên báo chí Mỹ lời đồn đại về việc cải thiện quan hệ, trong khi báo chí Trung Quốc vẫn đưa ra những bài xã luận mang tính chất thù hằn rõ rệt. Ngay cả khi người Mỹ đang trở nên lạc quan sau chuyến đi thăm của Lake, thì tờ Nhật báo Quân giải phóng của Trung Quốc lại gửi đến nhân dân Trung Quốc một thông điệp hoàn toàn khác. Bao giờ cũng vậy, trong các phương tiện thông tin bị kiểm soát của Trung Quốc, lời lẽ được lựa chọn cẩn thận:

“Thúc đẩy bởi tham vọng bá quyền, Hoa Kỳ ngày càng phô trương lực lượng. Thỉnh thoảng Hoa Kỳ lại gây ra những chuyện rắc rối và can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, và đồng lõa với các lực lượng đòi Đài Loan độc lập”.

Đồng thời, lại có tuyên bố này trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan chính thức của Đảng Cộng sản:

“Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc… mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là thống trị thế giới. Hoa Kỳ sẽ không cho phép xuất hiện một nước lớn trên… lục địa châu Á đe dọa khả năng thống trị của họ. Vì vậy, một nước mà họ nghĩ là có thể đặt ra thách thức nghiêm trọng nhất đối với họ thì họ cho là kẻ đối địch chủ yếu”.

Theo cách nhìn nhận của giới chóp bu cầm quyền của Trung Quốc, thì những lời tố cáo như thế đã phản ánh sự thật. Trong 50 năm Hoa Kỳ được hưởng ưu thế của cường quốc quân sự ở châu Á, một địa vị trên thực tế là duy nhất trong lịch sử thế giới. Một khi nước Nhật, do quy định của hiến pháp, bị hạn chế ở một lực lượng phòng vệ, còn Trung Quốc thì yếu và nghèo, Hoa Kỳ không gặp đối thủ có khả năng thách thức ưu thế của mình. Vai trò siêu cường mà họ giữ để đảm bảo cán cân lực lượng ở châu Á thực sự là không ai tranh giành. Giờ đây một Trung Quốc hùng mạnh và kiên quyết hơn đang đe dọa trật tự cũ, một trật tự đã cho phép phần lớn các nước châu Á, kể cả Trung Quốc mới đây tập trung vào phát triển kinh tế, trong khi “người đóng thuế” là Mỹ phải chịu phần lớn gánh nặng chi phí quân sự.

Nhưng đó là chuyện từ lâu và Trung Quốc không hề phàn nàn. Năm 1993 hay ngay cả 1996 Hoa Kỳ không tỏ ra hùng hậu hơn hay hung hăng hơn về mặt quân sự. Họ không đặt ra một mối đe dọa mới nào với Trung Quốc. Như vậy, thay đổi trong cách phát ngôn của Trung Quốc ắt phải phản ánh một sự thay đổi, không phải trong hành động của Mỹ, mà trong cách nhìn nhận sự việc của Trung Quốc. Và tờ Nhân dân Nhật báo chỉ rõ thay đổi đó là gì: “sự xuất hiện của một nước lớn trên… lục địa châu Á đe dọa khả năng thống trị (của Mỹ)”. Trên báo chí chính thức do đảng kiểm soát ở Trung Quốc, không thể có một tuyên bố rõ ràng hơn về tính chất của cuộc xung đột siêu cường trong tương lai. Theo quan điểm của Trung Quốc, kỷ nguyên thống trị của Mỹ ở châu Á, vốn là một tai họa hàng đầu không ai mong muốn, rồi sẽ chất dứt.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tự hỏi. Tại sao nước Mỹ xa xôi, xấu xa, ích kỷ lại có thể trở thành kẻ bá quyền ở một bộ phận của thế giới, nơi trong gần 2 thiên niên kỷ Trung Quốc đã ngự trị ở vị trí tối cao? Như chúng ta có thể nói, thì toàn thể ban lãnh đạo Bắc Kinh bây giờ đều rơi vào quan điểm thể hiện qua câu hỏi này. Sự bất đồng ý kiến ở Bắc Kinh chỉ có tính chất chiến thuật, với những người ôn hòa, bao gồm nhiều người ở các bộ liên quan đến kinh tế và các bộ phụ trách công tác đối ngoại, ủng hộ một chính sách không đối đầu cho thập kỷ sắp tới, như vậy là để tránh một cuộc đụng độ quân sự và bảo vệ quan hệ thương mại Trung – Mỹ. Những người chống Mỹ hiếu chiến nhất, đặc biệt trong bộ máy quân sự và an ninh, đấu tranh cho một đường lối chống Mỹ cứng rắn hơn nữa. Nhưng ngay cả phái “bồ câu” ở Bắc Kinh cũng thừa nhận rằng mục tiêu cảu Trung Quốc thay thế thế lực Mỹ tại châu Á chắc chắn sẽ đẩy hai nước vào một cuộc xung đột trong tương lai. Trung Quốc nhận ra điều đó rõ ràng hơn là Mỹ, vì những lý do mà chúng ta sẽ tìm hiểu, vẫn thiên về quan điểm hợp tác với Trung Quốc hơn là quan điểm đối kháng.

Qua những cuộc phỏng vấn mà chúng tôi tiến hành với các nhà tư tưởng chiến lược Trung Quốc năm 1996, người ta cũng chẳng mấy cố gắng để che giấu quan điểm nhất trí cho rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ trở nên hai đối thủ, và sự đối địch này sẽ thêm căng thẳng vì Trung Quốc đã trở nên hùng mạnh hơn. Theo lời một nhà phân tích có uy tín của Hội Nghiên cứu Quản lý và Chiến lược của Trung Quốc ở Bắc Kinh, thì: “Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh trên thế giới, và điều đó đang ảnh hưởng tới vai trò thống trị củaHoa Kỳ… Trong 15 năm tới, sẽ không có những xung đột cơ bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng sau đó xung đột cơ bản là điều không tránh khỏi”. Một học giả khác, một thành viên của Viện Nghiên cứu Mỹ, một bộ phận của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, lại phát biểu như thế này: “Những tình cảm dân tộc chủ nghĩa đang lên cao ở Trung Quốc. Ngày càng có nhiều người không có thiện cảm với người Mỹ”.

TH Le chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm