Di Sản Hồ Chí Minh
Nạn cường hào mới ở nông thôn và các loại “sưu thuế hãi hùng”
Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn: “Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu…
Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn: “Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu…”. Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột.
Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn: “Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu…”. Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột.
Cách đây 31 năm, tôi có đọc phóng sự “Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của nhà
văn Phùng Gia Lộc trên báo Văn Nghệ về chuyện bắt nợ - thu sản ở
Thanh Hóa chẳng khác gì nạn thu tô bắt thuế thời thực dân đế quốc.
Tiếng kẻng liên hồi giục giã, tiếng loa phóng thanh hết cỡ, rồi: “Gần
một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó
sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc như bị chọc tiết ở các nhà gần
quanh...”.
Xe đạp, phích, xô, lợn gà, bàn tủ, chum vại... bắt hết. Đến cả lúa giấu
trong áo quan “các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma
bà!” và lúc “bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt”, cán bộ xã
cũng không tha. Lương tâm nhà văn lên tiếng, đòi hỏi, Phùng Gia Lộc đã
“không còn có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất hạnh”.
Xót xa và phẫn nộ, nhiều người tỏ thái độ muốn băm vằm đám cường hào mới
xuất hiện ở nông thôn. Xã hội càng phát triển, văn minh, chuyện bất
công ngang trái làm sao qua mắt được thế giới truyền thông, thì chuyện
đóng góp phí, quỹ vô lý, lạm thu, tận thu bất công với cả “mùa sưu thuế
kinh hoàng” từ hơn 30 năm trước tưởng rằng đã tiệt nọc và chỉ còn là
nỗi buồn trôi về dĩ vãng, thì chuyện tương tự ở nông thôn Thanh Hóa vẫn
cứ ngang nhiên xảy ra ngay đầu thế kỷ 21 này.
Thì đây, ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa: “Thông báo của thôn Thái Hòa, xã
Hưng Lộc, gửi cho chủ hộ Đ.T.S, thôn đã liệt ra tất thảy 20 khoản thu
mà gia đình phải đóng. Gia đình bà S. có 6 khẩu, lần thu này bà phải
nộp hơn 2,8 triệu đồng”. Có những gia đình nộp đến 4 - 5 triệu đồng quỹ, phí.
Nông dân nghèo nuôi con ăn học, lấy đâu tiền đóng các loại “sưu thuế hãi
hùng” ấy? Không đóng thì bắt nợ, tịch thu đồ đạc, đưa lên loa truyền
thanh bêu riếu tên tuổi. Tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, ngay cả gia
đình liệt sỹ do khó khăn, không đủ tiền đóng góp nên bị xã cắt hộ
nghèo. Gia đình liệt sỹ thuộc diện chính sách, lẽ ra phải được ưu tiên,
được quan tâm chăm sóc. Song họ nhẫn tâm lạnh lùng với cả gia đình có
người đổ xương máu cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Tôi đồ rằng trong chiến tranh, cái đám lý trưởng mới này không trốn lính
thì cũng đào ngũ. Đúng là trẻ không tha già không thương, đường đường
là gia đình liệt sỹ cũng chẳng được nể nang, sẵn sàng biên phạt!
Còn chị Toàn ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa
trồng lúa cả năm trên 2 sào ruộng, nếu nhịn ăn, bán sạch thóc cũng chỉ
được 3 triệu đồng, nhưng đóng góp cho thôn xã 2 triệu đồng, số còn lại
chi tiêu cho giống má, phân gio liệu có đủ? Bày ra các loại phí, quỹ rồi
lùng sục, tịch thu tất, nếu như không nộp đủ: “Đoàn công tác đã quyết định "xuống tay". Mấy người chạy bổ vào nhà sục sạo, tuy nhiên, chẳng có vật dụng gì đáng tịch thu”.
Nếu anh Dậu giữa mùa sưu thuế nhảy ra khỏi những trang tiểu thuyết Tắt
Đèn cũng phải ngạc nhiên vì lại bắt gặp trương tuần, lý trưởng ở ngoài
đời.
“Không tìm được cái gì đáng giá, mấy người ấy chực quay ra thì ông
trưởng thôn lại lao vào. Ông ấy tháo chiếc giường mà vợ chồng cùng hai
con của tôi đang nằm”. Cái giường cũ duy nhất của vợ chồng chị
Toàn bị cánh tuần đinh mới tịch thu nên vợ chồng con cái chỉ còn cách
trải chiếu nằm đất.
Mùa hè còn chịu được, chứ mùa đông bị nhiễm lạnh không viêm phổi thì
cũng chết vì giá rét. Nếu trong nhà không có vật dụng quý nhất là cái
giường, thì vợ chồng người nông dân đáng thương này có bị đám tuần đinh
mới xông vào trói gô cổ như anh Dậu không?
Ở Hải Lộc, Hậu Lộc “có gia đình còn bị "tổ công tác đặc biệt” bốc mất
mấy tấm ván canh”. Tấm ván canh là gỗ mua sẵn dành cho người già chết
thì đóng quan tài. Cái thời 31 năm về trước trương tuần của “Cái đêm
hôm ấy... hôm gì?” chỉ trấn lột thóc, để lại cái áo quan cho mẹ nhà văn
Phùng Gia Lộc, xem ra vẫn còn nhân đạo hơn bọn cường hào mới bây giờ
lấy cả tấm ván canh lo hậu sự của người già.
Ông Lê Văn Cuông - cựu đại biểu Quốc Hội cũng xót xa: “... Mùa sưu
thuế hãi hùng ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ
phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn
minh”.
Ông Cuông kể một câu chuyện người dân khốn khổ: “... do không đóng
đủ tiền giao thông nông thôn, một chị nông dân đã bị chính quyền thôn,
xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người
khác. Con chị đó đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện”. Chuyện khó tin mà đã là sự thật ở làng quê Việt Nam.
Ở đây chính quyền thôn xã có hai cái sai: Một là, áp đặt ra quá nhiều
khoản thu quỹ, phí nặng nề, vô lý. Người nông dân è cổ còng lưng gánh
các loại phí thực ra là bị bóc lột một cách ngọt ngào, tinh vi mà không
biết. Chúng ta đang phấn đấu đến một xã hội sống và làm việc theo
pháp luật tiến bộ. Chắc hẳn những người lãnh đạo ở thôn xã phải hiểu
luật hơn người dân bình thường.
Bà Thi, một người nông dân cho biết mình cũng phải đóng góp nhiều khoản vô lý |
Hiểu luật mà làm trái luật sẽ sinh ra nhũng nhiễu, phiền hà, hành xử
tùy tiện. Hai là, áp đặt lạm thu, tận thu không đạt được kết quả thì
cưỡng chế, ép buộc bằng các biện pháp mạnh chả khác gì trấn lột. Người
dân nghèo, chân yếu tay mềm, không có khả nặng tự vệ bị “đè đầu cưỡi
cổ”, kêu trời trời chẳng thấu, kêu đất đất chẳng hay. “Họ đến đông lắm, cả trưởng làng, phó làng cùng các cán bộ ở làng. Có cả các anh công an xã nữa", chị Toàn kể lại.
Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc
hội khóa 13 đau xót kêu lên: “... có lẽ đang hình thành tầng lớp
giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông
thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế".
Nhà triết học khai sáng của nước Pháp Rousseau nói rằng: “Trong mọi trường hợp, sự trừng phạt thường xuyên là dấu hiệu yếu ớt và chểnh mảng của chính quyền”.
Xã hội thối nát thì nhà tù nhiều hơn trường học, bạo lực cũng đồng
nghĩa với... bất lực. Xã hội đại đồng là thôn cùng xóm vắng cũng vang
tiếng hát cười, chứ không phải tiếng khóc than.
Cái cách tận thu, lạm thu và trấn lột, trừng phạt của chính quyền xóm
xã một số nơi ở Thanh Hóa là một minh chứng cho sự yếu ớt và bất lực.
“Chiến thắng” nhân dân bằng bắt bớ, thu phạt vô lý chỉ làm cho nỗi bất
bình, mâu thuẫn làng quê tăng cao. Bần cùng hóa cũng bắt đầu từ sự bóc
lột tinh vi này.
Lạm thu, tận thu, bày đặt ra nhiều loại phí nhưng ai biết hiệu quả sử
dụng sẽ ra sao? Hay chỉ là trấn lột rồi chia chác? Sự việc nghiêm trọng
đến mức ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh
Hóa đã yêu cầu Bí thư huyện ủy Hậu Lộc kiểm tra ngay và báo cáo. Ông
Chiến khẳng định: "Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là phải bãi bỏ ngay
những khoản thu không đúng các quy định của Nhà nước. Đối với các tổ
chức, cá nhân nếu phát hiện có vi phạm trong việc này thì sẽ phải xử
lý theo quy định của pháp luật".
Trống pháp đình đã điểm rồi. Tiếng trống ấy có vang đến tai đám cường
hào mới ở nông thôn Thanh Hóa hay không? Có cất lên cùng lúc với lưỡi
dao cẩu đầu trảm hay chỉ là đánh trống bỏ dùi thì vẫn còn phải chờ đợi.
Chờ đợi và hy vọng!
Nhà văn Sương Nguyệt Minh
(Tuổi Trẻ Đời Sống)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nạn cường hào mới ở nông thôn và các loại “sưu thuế hãi hùng”
Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn: “Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu…
Thật không thể nào tin nổi các loại thu phí, quỹ vô tội vạ ở nông thôn: “Quỹ thôn là 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ thanh thiếu niên 30 nghìn đồng/khẩu, quỹ xây dựng hội trường 200 nghìn/khẩu…”. Đứa trẻ vừa lọt lòng cũng phải đóng đủ các loại quỹ. Không nộp thì... bị lùng sục, biên phạt, tịch thu... như trấn lột.
Cách đây 31 năm, tôi có đọc phóng sự “Cái đêm hôm ấy... đêm gì?” của nhà
văn Phùng Gia Lộc trên báo Văn Nghệ về chuyện bắt nợ - thu sản ở
Thanh Hóa chẳng khác gì nạn thu tô bắt thuế thời thực dân đế quốc.
Tiếng kẻng liên hồi giục giã, tiếng loa phóng thanh hết cỡ, rồi: “Gần
một giờ sáng, công an, dân quân đã ập đến các nhà nợ thóc. Tiếng chó
sủa vang, tiếng lợn kêu èng ẹc như bị chọc tiết ở các nhà gần
quanh...”.
Xe đạp, phích, xô, lợn gà, bàn tủ, chum vại... bắt hết. Đến cả lúa giấu
trong áo quan “các cháu phải nhịn để dành bữa sau cúng cỗ bà, làm ma
bà!” và lúc “bà con thương mà chạy đến để ăn lưng cơm sốt”, cán bộ xã
cũng không tha. Lương tâm nhà văn lên tiếng, đòi hỏi, Phùng Gia Lộc đã
“không còn có thể che giấu nỗi đau của nhân dân bất hạnh”.
Xót xa và phẫn nộ, nhiều người tỏ thái độ muốn băm vằm đám cường hào mới
xuất hiện ở nông thôn. Xã hội càng phát triển, văn minh, chuyện bất
công ngang trái làm sao qua mắt được thế giới truyền thông, thì chuyện
đóng góp phí, quỹ vô lý, lạm thu, tận thu bất công với cả “mùa sưu thuế
kinh hoàng” từ hơn 30 năm trước tưởng rằng đã tiệt nọc và chỉ còn là
nỗi buồn trôi về dĩ vãng, thì chuyện tương tự ở nông thôn Thanh Hóa vẫn
cứ ngang nhiên xảy ra ngay đầu thế kỷ 21 này.
Thì đây, ở huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa: “Thông báo của thôn Thái Hòa, xã
Hưng Lộc, gửi cho chủ hộ Đ.T.S, thôn đã liệt ra tất thảy 20 khoản thu
mà gia đình phải đóng. Gia đình bà S. có 6 khẩu, lần thu này bà phải
nộp hơn 2,8 triệu đồng”. Có những gia đình nộp đến 4 - 5 triệu đồng quỹ, phí.
Nông dân nghèo nuôi con ăn học, lấy đâu tiền đóng các loại “sưu thuế hãi
hùng” ấy? Không đóng thì bắt nợ, tịch thu đồ đạc, đưa lên loa truyền
thanh bêu riếu tên tuổi. Tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, ngay cả gia
đình liệt sỹ do khó khăn, không đủ tiền đóng góp nên bị xã cắt hộ
nghèo. Gia đình liệt sỹ thuộc diện chính sách, lẽ ra phải được ưu tiên,
được quan tâm chăm sóc. Song họ nhẫn tâm lạnh lùng với cả gia đình có
người đổ xương máu cho độc lập tự do của Tổ quốc.
Tôi đồ rằng trong chiến tranh, cái đám lý trưởng mới này không trốn lính
thì cũng đào ngũ. Đúng là trẻ không tha già không thương, đường đường
là gia đình liệt sỹ cũng chẳng được nể nang, sẵn sàng biên phạt!
Còn chị Toàn ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa
trồng lúa cả năm trên 2 sào ruộng, nếu nhịn ăn, bán sạch thóc cũng chỉ
được 3 triệu đồng, nhưng đóng góp cho thôn xã 2 triệu đồng, số còn lại
chi tiêu cho giống má, phân gio liệu có đủ? Bày ra các loại phí, quỹ rồi
lùng sục, tịch thu tất, nếu như không nộp đủ: “Đoàn công tác đã quyết định "xuống tay". Mấy người chạy bổ vào nhà sục sạo, tuy nhiên, chẳng có vật dụng gì đáng tịch thu”.
Nếu anh Dậu giữa mùa sưu thuế nhảy ra khỏi những trang tiểu thuyết Tắt
Đèn cũng phải ngạc nhiên vì lại bắt gặp trương tuần, lý trưởng ở ngoài
đời.
“Không tìm được cái gì đáng giá, mấy người ấy chực quay ra thì ông
trưởng thôn lại lao vào. Ông ấy tháo chiếc giường mà vợ chồng cùng hai
con của tôi đang nằm”. Cái giường cũ duy nhất của vợ chồng chị
Toàn bị cánh tuần đinh mới tịch thu nên vợ chồng con cái chỉ còn cách
trải chiếu nằm đất.
Mùa hè còn chịu được, chứ mùa đông bị nhiễm lạnh không viêm phổi thì
cũng chết vì giá rét. Nếu trong nhà không có vật dụng quý nhất là cái
giường, thì vợ chồng người nông dân đáng thương này có bị đám tuần đinh
mới xông vào trói gô cổ như anh Dậu không?
Ở Hải Lộc, Hậu Lộc “có gia đình còn bị "tổ công tác đặc biệt” bốc mất
mấy tấm ván canh”. Tấm ván canh là gỗ mua sẵn dành cho người già chết
thì đóng quan tài. Cái thời 31 năm về trước trương tuần của “Cái đêm
hôm ấy... hôm gì?” chỉ trấn lột thóc, để lại cái áo quan cho mẹ nhà văn
Phùng Gia Lộc, xem ra vẫn còn nhân đạo hơn bọn cường hào mới bây giờ
lấy cả tấm ván canh lo hậu sự của người già.
Ông Lê Văn Cuông - cựu đại biểu Quốc Hội cũng xót xa: “... Mùa sưu
thuế hãi hùng ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ
phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn
minh”.
Ông Cuông kể một câu chuyện người dân khốn khổ: “... do không đóng
đủ tiền giao thông nông thôn, một chị nông dân đã bị chính quyền thôn,
xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người
khác. Con chị đó đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện”. Chuyện khó tin mà đã là sự thật ở làng quê Việt Nam.
Ở đây chính quyền thôn xã có hai cái sai: Một là, áp đặt ra quá nhiều
khoản thu quỹ, phí nặng nề, vô lý. Người nông dân è cổ còng lưng gánh
các loại phí thực ra là bị bóc lột một cách ngọt ngào, tinh vi mà không
biết. Chúng ta đang phấn đấu đến một xã hội sống và làm việc theo
pháp luật tiến bộ. Chắc hẳn những người lãnh đạo ở thôn xã phải hiểu
luật hơn người dân bình thường.
Bà Thi, một người nông dân cho biết mình cũng phải đóng góp nhiều khoản vô lý |
Hiểu luật mà làm trái luật sẽ sinh ra nhũng nhiễu, phiền hà, hành xử
tùy tiện. Hai là, áp đặt lạm thu, tận thu không đạt được kết quả thì
cưỡng chế, ép buộc bằng các biện pháp mạnh chả khác gì trấn lột. Người
dân nghèo, chân yếu tay mềm, không có khả nặng tự vệ bị “đè đầu cưỡi
cổ”, kêu trời trời chẳng thấu, kêu đất đất chẳng hay. “Họ đến đông lắm, cả trưởng làng, phó làng cùng các cán bộ ở làng. Có cả các anh công an xã nữa", chị Toàn kể lại.
Ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy
ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc
hội khóa 13 đau xót kêu lên: “... có lẽ đang hình thành tầng lớp
giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông
thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế".
Nhà triết học khai sáng của nước Pháp Rousseau nói rằng: “Trong mọi trường hợp, sự trừng phạt thường xuyên là dấu hiệu yếu ớt và chểnh mảng của chính quyền”.
Xã hội thối nát thì nhà tù nhiều hơn trường học, bạo lực cũng đồng
nghĩa với... bất lực. Xã hội đại đồng là thôn cùng xóm vắng cũng vang
tiếng hát cười, chứ không phải tiếng khóc than.
Cái cách tận thu, lạm thu và trấn lột, trừng phạt của chính quyền xóm
xã một số nơi ở Thanh Hóa là một minh chứng cho sự yếu ớt và bất lực.
“Chiến thắng” nhân dân bằng bắt bớ, thu phạt vô lý chỉ làm cho nỗi bất
bình, mâu thuẫn làng quê tăng cao. Bần cùng hóa cũng bắt đầu từ sự bóc
lột tinh vi này.
Lạm thu, tận thu, bày đặt ra nhiều loại phí nhưng ai biết hiệu quả sử
dụng sẽ ra sao? Hay chỉ là trấn lột rồi chia chác? Sự việc nghiêm trọng
đến mức ông Trịnh Văn Chiến, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh
Hóa đã yêu cầu Bí thư huyện ủy Hậu Lộc kiểm tra ngay và báo cáo. Ông
Chiến khẳng định: "Quan điểm của lãnh đạo tỉnh là phải bãi bỏ ngay
những khoản thu không đúng các quy định của Nhà nước. Đối với các tổ
chức, cá nhân nếu phát hiện có vi phạm trong việc này thì sẽ phải xử
lý theo quy định của pháp luật".
Trống pháp đình đã điểm rồi. Tiếng trống ấy có vang đến tai đám cường
hào mới ở nông thôn Thanh Hóa hay không? Có cất lên cùng lúc với lưỡi
dao cẩu đầu trảm hay chỉ là đánh trống bỏ dùi thì vẫn còn phải chờ đợi.
Chờ đợi và hy vọng!
Nhà văn Sương Nguyệt Minh
(Tuổi Trẻ Đời Sống)