Di Sản Hồ Chí Minh
Nên Gom Hết Vào Lăng HCM: Có nên di dời tượng đài Lê Nin và đại sứ quán Tàu đi chỗ khác?
Một lần nữa biển Đông lại dậy sóng và lần dậy sóng này có nguy cơ dữ dội đe dọa vận mệnh dân tộc Việt Nam. Trong lúc này tôi liên tưởng đến các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, các anh hùng đã vị quốc vong thân ở các triều đại, chế độ, đảng phái khác nhau.
Vào lúc này, tôi xin lưu ý cho lãnh đạo công an các cấp, các sỹ quan an ninh theo dõi mạng rằng cơ ngơi của Bộ Công an, CATP Hà Nội đang tọa lạc trên các con phố có tên Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu là những gương mặt tiêu biểu của nhà Trần nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung phản ảnh ý chí không hề nao núng, run sợ trước giặc phương Bắc.
Trước cổng bộ Công an trên phố Yết Kiêu. Ảnh sưu tầm Internet
Tôi không rõ trước cổng Bộ Công an có còn treo khẩu hiệu “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình” hay không? Điều này vừa rất phản cảm đối với nhân dân mà cũng không đúng thực tế vì bất luận đảng nào lên cầm quyền trong một thể chế dân chủ hoặc ở một chế độ độc tài nào cũng cần đến công an nhằm giữ gìn an ninh nội địa của một quốc gia. Cố nhiên trong chế độ độc tài thì lực lượng cảnh sát phải có nhiệm vụ nòng cốt là bảo vệ đảng/nhóm độc tài bên cạnh giữ gìn trật tự trị an.
Theo tôi lúc này nên trương những khẩu hiệu kiểu như “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, những bài thơ cổ động yêu nước của Phan Bội Châu hay câu nói bất hủ của Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” vừa vực dậy ý chí của dân tộc mà còn lấy lòng nhân dân đang sôi sục căm tức ĐCS Trung Quốc và ít nhiều cũng đang bất mãn với đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay vì những chuyện họ gây ra cho dân nước mình. Dĩ nhiên đây chỉ là bề nổi còn thực tế phải bớt khệnh khạng, lạm quyền hà hiếp dân lành, thực thi đúng chức trách-bổn phận, làm nhiều việc tốt để an dân mới là gốc rễ sâu bền.
Quay trở lại việc suy nghĩ của tôi về việc di dời tượng ông Lê Nin đi chỗ khác:
Một ví dụ liên tưởng, trong quá khứ gần thì chính chỗ tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm nơi mà có nhiều đợt biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra từ 2011 đến nay từng có tên là vườn hoa Indira Gandhi (một thủ tướng Ấn Độ) nay đã được chuyển đến một địa điểm khác.
Chúng ta dựng tượng Lê Nin và hướng về nước Nga từ biết bao lâu nhưng lúc này thái độ của chính phủ Nga như thế nào? Trong tương lai liệu họ có bàng quan khi Trung Quốc dấn thêm một bước nữa là tiến chiếm các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hay không? ĐCS Việt Nam mang ơn họ, muốn níu kéo họ mà họ vẫn bỏ rơi thì đó là không có lý trí. Trong khi đó theo dõi trên các phương tiện truyền thông chúng ta đều thấy Nga-Trung đang thặt chặt qua hệ nồng ấm với nhau.
Một địa điểm đẹp ngay tại trung tâm tại thủ đô Hà Nội nơi công viên Lê Nin đang tọa lạc nên chăng dựng tượng các vua chúa, văn quan-võ tướng có công trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc nhằm giáo dục cho các thế hệ hậu sinh tình yêu với quê hương, con người, văn hóa Việt Nam vừa có tác dụng nhiều mặt mà có cón giá trị trường tồn.
Một số người dân biểu tình chống Trung Quốc đang đứng ở công viên Lê Nin ngày 11-05-2014. Ảnh của các bạn NO-U
Ví trí của ĐCS Tàu nằm bên hông công viên Lê Nin và trên con đường mang tên tổng đốc Hoàng Diệu, một vị anh hùng có tinh thần yêu nước cao độ đã tuẫn tiết nhằm giữ khí tiết vì không thành công trong việc quyết tử giữ thành Hà Nội. Theo tôi nếu khả thi thì nên thương lượng với phía Trung Quốc nhằm di dời đại sứ quán Tàu ra những phố như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… thì phù hợp hơn. Tôi nghĩ việc di dời ĐSQ Tàu đi chỗ khác nhằm “khuất mắt trông coi” vừa được lòng dân chúng mà bản thân ĐCS Tàu xưa nay chuyên ăn hiếp và chẳng coi trọng ĐCS Việt ra cái gì. Theo thiển ý của tôi “ý Đảng – lòng Dân” đã gặp nhau trong vấn đề cụ thể này.
Nếu không di dời được thì đổi tên phố Hoàng Diệu thành phố Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống nhằm nhắc nhở dân Việt bất luận là ai dù người lao động, công an gác cổng, cán bộ ngoại giao của Việt Nam khi bước chân vào ĐSQ Tàu phải nhớ rằng trong quá khứ có những kẻ bán nước cầu vinh, phản bội tổ quốc. Và phố này sau khi có tên chẳng hạn như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thì xây bít lại hoặc hạn chế đi lại để chẳng ai muốn phải đi qua con phố có tên những kẻ chỉ vì quyền lợi của gia tộc, triều đại mình mà sẵng sàng thỏa hiệp, đi đêm với ngoại bang làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc mình.
Vài suy nghĩ mạo muội tuy có vẻ khó nghe đối với thành phần phò Đảng nhưng đứng ở vị trí của một con dân nước Việt thuần túy, tôi hi vọng rằng các bạn cùng chia sẻ với tôi một quan điểm chung trong việc quyết tâm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc.
Tổ quốc trên hết! Đảng phái chỉ là nhất thời, Dân tộc mới vạn đại!
http://donghailongvuong.wordpress.com/2014/05/22/co-nen-di-doi-tuong-dai-le-nin-va-dai-su-quan-tau-di-cho-khac/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nên Gom Hết Vào Lăng HCM: Có nên di dời tượng đài Lê Nin và đại sứ quán Tàu đi chỗ khác?
Một lần nữa biển Đông lại dậy sóng và lần dậy sóng này có nguy cơ dữ dội đe dọa vận mệnh dân tộc Việt Nam. Trong lúc này tôi liên tưởng đến các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, các anh hùng đã vị quốc vong thân ở các triều đại, chế độ, đảng phái khác nhau.
Vào lúc này, tôi xin lưu ý cho lãnh đạo công an các cấp, các sỹ quan an ninh theo dõi mạng rằng cơ ngơi của Bộ Công an, CATP Hà Nội đang tọa lạc trên các con phố có tên Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu là những gương mặt tiêu biểu của nhà Trần nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung phản ảnh ý chí không hề nao núng, run sợ trước giặc phương Bắc.
Trước cổng bộ Công an trên phố Yết Kiêu. Ảnh sưu tầm Internet
Tôi không rõ trước cổng Bộ Công an có còn treo khẩu hiệu “Công an nhân dân chỉ biết còn Đảng, còn mình” hay không? Điều này vừa rất phản cảm đối với nhân dân mà cũng không đúng thực tế vì bất luận đảng nào lên cầm quyền trong một thể chế dân chủ hoặc ở một chế độ độc tài nào cũng cần đến công an nhằm giữ gìn an ninh nội địa của một quốc gia. Cố nhiên trong chế độ độc tài thì lực lượng cảnh sát phải có nhiệm vụ nòng cốt là bảo vệ đảng/nhóm độc tài bên cạnh giữ gìn trật tự trị an.
Theo tôi lúc này nên trương những khẩu hiệu kiểu như “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, những bài thơ cổ động yêu nước của Phan Bội Châu hay câu nói bất hủ của Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” vừa vực dậy ý chí của dân tộc mà còn lấy lòng nhân dân đang sôi sục căm tức ĐCS Trung Quốc và ít nhiều cũng đang bất mãn với đảng cầm quyền ở Việt Nam hiện nay vì những chuyện họ gây ra cho dân nước mình. Dĩ nhiên đây chỉ là bề nổi còn thực tế phải bớt khệnh khạng, lạm quyền hà hiếp dân lành, thực thi đúng chức trách-bổn phận, làm nhiều việc tốt để an dân mới là gốc rễ sâu bền.
Quay trở lại việc suy nghĩ của tôi về việc di dời tượng ông Lê Nin đi chỗ khác:
Một ví dụ liên tưởng, trong quá khứ gần thì chính chỗ tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hồ Gươm nơi mà có nhiều đợt biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra từ 2011 đến nay từng có tên là vườn hoa Indira Gandhi (một thủ tướng Ấn Độ) nay đã được chuyển đến một địa điểm khác.
Chúng ta dựng tượng Lê Nin và hướng về nước Nga từ biết bao lâu nhưng lúc này thái độ của chính phủ Nga như thế nào? Trong tương lai liệu họ có bàng quan khi Trung Quốc dấn thêm một bước nữa là tiến chiếm các hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hay không? ĐCS Việt Nam mang ơn họ, muốn níu kéo họ mà họ vẫn bỏ rơi thì đó là không có lý trí. Trong khi đó theo dõi trên các phương tiện truyền thông chúng ta đều thấy Nga-Trung đang thặt chặt qua hệ nồng ấm với nhau.
Một địa điểm đẹp ngay tại trung tâm tại thủ đô Hà Nội nơi công viên Lê Nin đang tọa lạc nên chăng dựng tượng các vua chúa, văn quan-võ tướng có công trong việc xây dựng, bảo vệ tổ quốc nhằm giáo dục cho các thế hệ hậu sinh tình yêu với quê hương, con người, văn hóa Việt Nam vừa có tác dụng nhiều mặt mà có cón giá trị trường tồn.
Một số người dân biểu tình chống Trung Quốc đang đứng ở công viên Lê Nin ngày 11-05-2014. Ảnh của các bạn NO-U
Ví trí của ĐCS Tàu nằm bên hông công viên Lê Nin và trên con đường mang tên tổng đốc Hoàng Diệu, một vị anh hùng có tinh thần yêu nước cao độ đã tuẫn tiết nhằm giữ khí tiết vì không thành công trong việc quyết tử giữ thành Hà Nội. Theo tôi nếu khả thi thì nên thương lượng với phía Trung Quốc nhằm di dời đại sứ quán Tàu ra những phố như Phạm Văn Đồng, Trường Chinh… thì phù hợp hơn. Tôi nghĩ việc di dời ĐSQ Tàu đi chỗ khác nhằm “khuất mắt trông coi” vừa được lòng dân chúng mà bản thân ĐCS Tàu xưa nay chuyên ăn hiếp và chẳng coi trọng ĐCS Việt ra cái gì. Theo thiển ý của tôi “ý Đảng – lòng Dân” đã gặp nhau trong vấn đề cụ thể này.
Nếu không di dời được thì đổi tên phố Hoàng Diệu thành phố Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống nhằm nhắc nhở dân Việt bất luận là ai dù người lao động, công an gác cổng, cán bộ ngoại giao của Việt Nam khi bước chân vào ĐSQ Tàu phải nhớ rằng trong quá khứ có những kẻ bán nước cầu vinh, phản bội tổ quốc. Và phố này sau khi có tên chẳng hạn như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thì xây bít lại hoặc hạn chế đi lại để chẳng ai muốn phải đi qua con phố có tên những kẻ chỉ vì quyền lợi của gia tộc, triều đại mình mà sẵng sàng thỏa hiệp, đi đêm với ngoại bang làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia thậm chí đe dọa đến sự tồn vong của dân tộc mình.
Vài suy nghĩ mạo muội tuy có vẻ khó nghe đối với thành phần phò Đảng nhưng đứng ở vị trí của một con dân nước Việt thuần túy, tôi hi vọng rằng các bạn cùng chia sẻ với tôi một quan điểm chung trong việc quyết tâm, quyết tử để bảo vệ tổ quốc.
Tổ quốc trên hết! Đảng phái chỉ là nhất thời, Dân tộc mới vạn đại!
http://donghailongvuong.wordpress.com/2014/05/22/co-nen-di-doi-tuong-dai-le-nin-va-dai-su-quan-tau-di-cho-khac/