Di Sản Hồ Chí Minh
Nền giáo dục Việt Nam: Vẫn lạc đường sau 35 năm
Nền giáo dục Việt Nam: Vẫn lạc đường sau 35 năm
Chỉ vài ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ ‘tôn sư trọng đạo’ được ra đời từ ngày 28 tháng 9 năm 1982 sau khi có quyết định của chính phủ lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nhân sự kiện này, hãy cùng nhìn lại nền giáo dục Việt Nam sau 35 năm.
Nền giáo dục đi lạc đường
Trong chuyến xe hành trình của một người, giáo dục là vết khắc đầu tiên và kéo dài không bao giờ chấm dứt cho đến khi người ấy đặt chân đến ga cuối cùng.
Còn đối với một quốc gia, hơn năm trăm năm trước, dưới thời Lê Thánh Tông, đã có câu nói nổi tiếng được khắc trên tấm bia ở Văn Miếu “... Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn vinh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm. Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”.
Chỉ bấy nhiêu đã đủ để thấy uy lực và tầm quan trọng của giáo dục ảnh hưởng lên sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia như thế nào? Có lẽ thế mà những người quan tâm đến vận mệnh của giáo dục, cũng là vận mệnh của đất nước, thời nào cũng có.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, là người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà từ rất lâu. Từ năm 1976, 1977, ông đã quay về Việt Nam làm giảng viên thỉnh giảng cho các trường đại học ở Hà Nội. Hơn 20 năm ông gọi là thời gian “can qua những trở ngại, nghịch cảnh để đóng góp tiếng nói vào sứ mệnh phát triển giáo dục”, giờ đây, khi nói về nền giáo dục Việt Nam, lời nói đầu tiên của ông là quá chậm trễ cho sự thay đổi.
“Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu.”
Chậm trễ đến đâu? Vì sao không thể sửa? Câu trả lời của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là “vì đó không phải là sai lầm”
“Nếu chúng ta sai lầm, chúng ta có thể sửa đổi được. Nhưng vấn đề của chúng ta hiện nay là chúng ta đi lạc đường. Nền giáo dục của Việt Nam là nền giáo dục lạc đường. Mình chủ quan mình cho mình là con đường tốt hơn hết, rực rỡ hơn hết, nhưng mình đâu dè đây là ngõ cụt.”
Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu. - GS Nguyễn Đăng Hưng
Triết lý giáo dục sai lầm
Ở nơi gọi là ngõ cụt ấy, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đang tồn tại rất nhiều những thành viên xã hội không thể gánh vác những yêu cầu của một nền kinh tế ngày càng hoà nhập với thế giới. Nền giáo dục Việt Nam không thể khoác lên chiếc áo vừa vặn với tốc độ phát triển của thế giới. Điều này ông gọi là ‘sự đi lạc đường’ ngay từ trong tư duy và triết lý giáo dục.
“ Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do. Tự do thì mới có sáng tạo, mà sáng tạo thì mới làm khoa học kỹ thuật, làm công nghiệp. ngay cả làm quản trị kinh doanh, phải có những con người có đầu óc độc lập. Cách đào tạo của mình đi lạc đường mình tạo ra những con vẹt, những lò xo, tạo những con người làm việc máy móc thì không thể thích ứng cho nền kinh tế phát triển.”
Ông nhấn mạnh điều này khởi nguồn từ tư duy của những các nhà giáo dục, của chương trình giáo dục, của những giáo sư đang dạy cho các sinh viên bị đóng khung trong đường hướng sai lạc từ mấy chục năm qua.
Với mong muốn nghe thêm nhận định về nền giáo dục Việt Nam, chúng tôi liên lạc với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, vì qua các tài liệu ghi nhận được từ báo trong nước, chúng tôi được biết ông từng đưa ra ý kiến rằng “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”.
Tuy nhiên, với lý do đây là vấn đề đang được ông nghiên cứu nên không thể đưa ra câu trả lời ngay lúc này. Thế nhưng, liên quan đến những tiến bộ nếu có của giáo dục Việt Nam, ông có nhận định thoáng hơn. Ông nói rằng “có sự thay đổi”.
“Trong thời gian vừa qua có rất nhiều cố gắng để thay đổi. Có thay đổi, nhưng tốt lên hay không thì là chuyện khác. Tôi nghĩ thay đổi theo hướng tốt lên thì nó hơi chậm.”
Không chú trọng đào tạo đạo đức
Một đánh giá khác nghiêng về góc độ nhân văn được chia sẻ từ Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.
“Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp.”
Một minh chứng thực tế được Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp dẫn dụ, đó là chương trình giáo dục Việt Nam vô tình đã dạy cho một đứa trẻ nói dối.
“Ví dụ bắt tả 1 con chó ở nhà em, đứa bé đó nói nhà em không có nuôi chó nên không tả được. Nhưng cũng phải tả, phải làm cho được.
Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá.”
...Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá. - Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp
Đó là giáo dục phổ thông. Cao hơn nữa là cấp bậc đại học. Với Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, đào tạo cấp bậc đại học, tiến sĩ hiện nay chẳng khác nào tạo nên những cây kiểng đắt tiền với mục đích làm đẹp.
“Ví dụ như trường tôi người ta đến người ta đề nghị trong 4 năm đào tạo mấy trăm tiến sĩ. Vị hiệu trưởng trường tôi thành thật nói rằng 20 năm rồi trường tôi không thể đào tạo được số đó thì làm sao trong 4 năm được?”
Nói một cách khác, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, giáo dục chính là sinh hoạt của con người, mà mọi chuyện trên thế gian này, xấu tốt, độc, ác đều phát xuất từ con người mà ra. Chính vì vậy, ông cho rằng những gì con người làm ra mà không đúng thì có thể làm theo cách khác.
“Vấn đề là căn bệnh đã quá lây lan, đã vào cốt tuỷ rồi. Cho nên không thể nào chữa trị ngoài da, không thể bằng cách uống thuốc, phải cắt đi tế bào hư hao để thay đổi bản chất, cắt đi những tệ hại, những ung nhọt thì mình mới có thể thay đổi được. Nếu cần phải khai thông con đường mới vì không cắt được. Cắt là chết.”
Ai sẽ là người khai thông con đường mới ấy? Ai sẽ là kiến trúc sư trưởng như cách gọi của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng để kiến thiết lại con đường mang tên giáo dục ở Việt Nam? Mặc dù Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng điều này phải bắt đầu từ những người lãnh đạo can đảm và tin tưởng vào sự thay đổi, nhưng ông vẫn nói rằng rất khó để ông tìm thấy sự lạc quan khi nhìn về tương lai.
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nền giáo dục Việt Nam: Vẫn lạc đường sau 35 năm
Nền giáo dục Việt Nam: Vẫn lạc đường sau 35 năm
Chỉ vài ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ ‘tôn sư trọng đạo’ được ra đời từ ngày 28 tháng 9 năm 1982 sau khi có quyết định của chính phủ lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Nhân sự kiện này, hãy cùng nhìn lại nền giáo dục Việt Nam sau 35 năm.
Nền giáo dục đi lạc đường
Trong chuyến xe hành trình của một người, giáo dục là vết khắc đầu tiên và kéo dài không bao giờ chấm dứt cho đến khi người ấy đặt chân đến ga cuối cùng.
Còn đối với một quốc gia, hơn năm trăm năm trước, dưới thời Lê Thánh Tông, đã có câu nói nổi tiếng được khắc trên tấm bia ở Văn Miếu “... Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn vinh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm. Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước”.
Chỉ bấy nhiêu đã đủ để thấy uy lực và tầm quan trọng của giáo dục ảnh hưởng lên sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia như thế nào? Có lẽ thế mà những người quan tâm đến vận mệnh của giáo dục, cũng là vận mệnh của đất nước, thời nào cũng có.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, là người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà từ rất lâu. Từ năm 1976, 1977, ông đã quay về Việt Nam làm giảng viên thỉnh giảng cho các trường đại học ở Hà Nội. Hơn 20 năm ông gọi là thời gian “can qua những trở ngại, nghịch cảnh để đóng góp tiếng nói vào sứ mệnh phát triển giáo dục”, giờ đây, khi nói về nền giáo dục Việt Nam, lời nói đầu tiên của ông là quá chậm trễ cho sự thay đổi.
“Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu.”
Chậm trễ đến đâu? Vì sao không thể sửa? Câu trả lời của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là “vì đó không phải là sai lầm”
“Nếu chúng ta sai lầm, chúng ta có thể sửa đổi được. Nhưng vấn đề của chúng ta hiện nay là chúng ta đi lạc đường. Nền giáo dục của Việt Nam là nền giáo dục lạc đường. Mình chủ quan mình cho mình là con đường tốt hơn hết, rực rỡ hơn hết, nhưng mình đâu dè đây là ngõ cụt.”
Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu. - GS Nguyễn Đăng Hưng
Triết lý giáo dục sai lầm
Ở nơi gọi là ngõ cụt ấy, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đang tồn tại rất nhiều những thành viên xã hội không thể gánh vác những yêu cầu của một nền kinh tế ngày càng hoà nhập với thế giới. Nền giáo dục Việt Nam không thể khoác lên chiếc áo vừa vặn với tốc độ phát triển của thế giới. Điều này ông gọi là ‘sự đi lạc đường’ ngay từ trong tư duy và triết lý giáo dục.
“ Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do. Tự do thì mới có sáng tạo, mà sáng tạo thì mới làm khoa học kỹ thuật, làm công nghiệp. ngay cả làm quản trị kinh doanh, phải có những con người có đầu óc độc lập. Cách đào tạo của mình đi lạc đường mình tạo ra những con vẹt, những lò xo, tạo những con người làm việc máy móc thì không thể thích ứng cho nền kinh tế phát triển.”
Ông nhấn mạnh điều này khởi nguồn từ tư duy của những các nhà giáo dục, của chương trình giáo dục, của những giáo sư đang dạy cho các sinh viên bị đóng khung trong đường hướng sai lạc từ mấy chục năm qua.
Với mong muốn nghe thêm nhận định về nền giáo dục Việt Nam, chúng tôi liên lạc với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, vì qua các tài liệu ghi nhận được từ báo trong nước, chúng tôi được biết ông từng đưa ra ý kiến rằng “Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm”.
Tuy nhiên, với lý do đây là vấn đề đang được ông nghiên cứu nên không thể đưa ra câu trả lời ngay lúc này. Thế nhưng, liên quan đến những tiến bộ nếu có của giáo dục Việt Nam, ông có nhận định thoáng hơn. Ông nói rằng “có sự thay đổi”.
“Trong thời gian vừa qua có rất nhiều cố gắng để thay đổi. Có thay đổi, nhưng tốt lên hay không thì là chuyện khác. Tôi nghĩ thay đổi theo hướng tốt lên thì nó hơi chậm.”
Không chú trọng đào tạo đạo đức
Một đánh giá khác nghiêng về góc độ nhân văn được chia sẻ từ Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.
“Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp.”
Một minh chứng thực tế được Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp dẫn dụ, đó là chương trình giáo dục Việt Nam vô tình đã dạy cho một đứa trẻ nói dối.
“Ví dụ bắt tả 1 con chó ở nhà em, đứa bé đó nói nhà em không có nuôi chó nên không tả được. Nhưng cũng phải tả, phải làm cho được.
Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá.”
...Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá. - Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp
Đó là giáo dục phổ thông. Cao hơn nữa là cấp bậc đại học. Với Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, đào tạo cấp bậc đại học, tiến sĩ hiện nay chẳng khác nào tạo nên những cây kiểng đắt tiền với mục đích làm đẹp.
“Ví dụ như trường tôi người ta đến người ta đề nghị trong 4 năm đào tạo mấy trăm tiến sĩ. Vị hiệu trưởng trường tôi thành thật nói rằng 20 năm rồi trường tôi không thể đào tạo được số đó thì làm sao trong 4 năm được?”
Nói một cách khác, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, giáo dục chính là sinh hoạt của con người, mà mọi chuyện trên thế gian này, xấu tốt, độc, ác đều phát xuất từ con người mà ra. Chính vì vậy, ông cho rằng những gì con người làm ra mà không đúng thì có thể làm theo cách khác.
“Vấn đề là căn bệnh đã quá lây lan, đã vào cốt tuỷ rồi. Cho nên không thể nào chữa trị ngoài da, không thể bằng cách uống thuốc, phải cắt đi tế bào hư hao để thay đổi bản chất, cắt đi những tệ hại, những ung nhọt thì mình mới có thể thay đổi được. Nếu cần phải khai thông con đường mới vì không cắt được. Cắt là chết.”
Ai sẽ là người khai thông con đường mới ấy? Ai sẽ là kiến trúc sư trưởng như cách gọi của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng để kiến thiết lại con đường mang tên giáo dục ở Việt Nam? Mặc dù Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng điều này phải bắt đầu từ những người lãnh đạo can đảm và tin tưởng vào sự thay đổi, nhưng ông vẫn nói rằng rất khó để ông tìm thấy sự lạc quan khi nhìn về tương lai.