Tham Khảo
Nga bàng hoàng khi biết âm mưu của TQ ngay tại "sân sau"
Đó là âm mưu thiết lập Liên minh chính trị mới dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, bao gồm Afghanistan, Pakistan và Tajikistan, hòng thay thế Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) là một liên minh quân sự được Nga lập ra năm 2002 với tham vọng giữ các nước thuộc Liên bang Xô Viết trước đây (SNG) nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.
Đây cũng là một trong những chủ đề chính, trong cuộc hội đàm giữa đặc phái viên tổng thống Nga về vấn đề Afghanistan Zamir Kabulov với đặc phái viên BNG Trung Quốc về Afghanistan Deng Lijun tại Moskva hôm 15/3.
Như ông Kabulov thừa nhận với báo "Izvestya", nội dung cuộc hội đàm có đề cập đến chuyến thăm Afghanistan mới đây của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Fang Fenghui và làn sóng đầu tư ồ ạt của nước này vào Afghanistan.
Thăm Kabul đầu tháng 3 vừa qua, tướng Fang Fenghui hứa hẹn sẽ viện trợ cho quốc gia Trung Á này 300 triệu nhân dân tệ để "hỗ trợ quân sự và an ninh".
Trước khi đến Afghanistan, tướng Fang Fenghui đã có cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng các nước Pakistan và Tajikistan tại thủ đô Dushanbe (Tajikistan).
Nội dung các cuộc trao đổi của ông Fang với các đồng cấp, là hình thành cơ sở pháp lý giữa Bắc Kinh, Islamabad và Dushanbe và Kabul nhằm "đảm bảo an ninh trong khu vực".
Ông Andrey Serenko, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Afghanistan bình luận: đối với Nga, đó là chuyện chẳng "hay ho" gì, khi nước này đang bị cho ra rìa.
"Trong Liên minh an ninh mới này, Trung Quốc lôi kéo cả Tajikistan, nước mà Nga gần đây vẫn cho là đang nằm trong vòng ảnh hưởng của Moskva. Đây chính là điều đầu tiên, thể hiện "sự không hiểu biết lẫn nhau" giữa Bắc Kinh và Moskva.
Trong khi quan tâm đến tình hình Ukraine và Trung Đông, thì Nga dần mất đi vị thế ở Trung Á. Và, kết quả là, khi thành lập một "NATO Trung Á" như vậy dưới cái ô của Trung Quốc, thì Nga trở thành người ngoài cuộc".
Chuyên gia Andrey Serenko bình luận với tờ "Izvestya": "Nhóm các quốc gia Afghanistan, Tajikistan, Trung Quốc và Pakistan, về cơ bản, là một cấu trúc khu vực mới, sẽ lôi kéo thêm các quốc gia Trung Á khác, có thể là Uzbekistan và Turmenistan.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh đang âm mưu thay thế Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể bằng một hệ thống an ninh mới trong khu vực, mà không có sự tham dự của Nga".
Trung Á chưa bao giờ bớt đi tầm quan trọng trong bàn cờ địa – chính trị của Moskva, nhưng dường như, càng ngày, vị thế và ảnh hưởng của Nga tại khu vực này đang ngày càng đi xuống, trong khi Trung Quốc xuất hiện và có những tính toán, bước đi cực kỳ ma mãnh.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nga bàng hoàng khi biết âm mưu của TQ ngay tại "sân sau"
Đó là âm mưu thiết lập Liên minh chính trị mới dưới sự bảo trợ của Trung Quốc, bao gồm Afghanistan, Pakistan và Tajikistan, hòng thay thế Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO).
Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) là một liên minh quân sự được Nga lập ra năm 2002 với tham vọng giữ các nước thuộc Liên bang Xô Viết trước đây (SNG) nằm trong tầm ảnh hưởng của mình.
Đây cũng là một trong những chủ đề chính, trong cuộc hội đàm giữa đặc phái viên tổng thống Nga về vấn đề Afghanistan Zamir Kabulov với đặc phái viên BNG Trung Quốc về Afghanistan Deng Lijun tại Moskva hôm 15/3.
Như ông Kabulov thừa nhận với báo "Izvestya", nội dung cuộc hội đàm có đề cập đến chuyến thăm Afghanistan mới đây của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Fang Fenghui và làn sóng đầu tư ồ ạt của nước này vào Afghanistan.
Thăm Kabul đầu tháng 3 vừa qua, tướng Fang Fenghui hứa hẹn sẽ viện trợ cho quốc gia Trung Á này 300 triệu nhân dân tệ để "hỗ trợ quân sự và an ninh".
Trước khi đến Afghanistan, tướng Fang Fenghui đã có cuộc họp với Tổng tham mưu trưởng các nước Pakistan và Tajikistan tại thủ đô Dushanbe (Tajikistan).
Nội dung các cuộc trao đổi của ông Fang với các đồng cấp, là hình thành cơ sở pháp lý giữa Bắc Kinh, Islamabad và Dushanbe và Kabul nhằm "đảm bảo an ninh trong khu vực".
Ông Andrey Serenko, chuyên gia Trung tâm nghiên cứu Afghanistan bình luận: đối với Nga, đó là chuyện chẳng "hay ho" gì, khi nước này đang bị cho ra rìa.
"Trong Liên minh an ninh mới này, Trung Quốc lôi kéo cả Tajikistan, nước mà Nga gần đây vẫn cho là đang nằm trong vòng ảnh hưởng của Moskva. Đây chính là điều đầu tiên, thể hiện "sự không hiểu biết lẫn nhau" giữa Bắc Kinh và Moskva.
Trong khi quan tâm đến tình hình Ukraine và Trung Đông, thì Nga dần mất đi vị thế ở Trung Á. Và, kết quả là, khi thành lập một "NATO Trung Á" như vậy dưới cái ô của Trung Quốc, thì Nga trở thành người ngoài cuộc".
Chuyên gia Andrey Serenko bình luận với tờ "Izvestya": "Nhóm các quốc gia Afghanistan, Tajikistan, Trung Quốc và Pakistan, về cơ bản, là một cấu trúc khu vực mới, sẽ lôi kéo thêm các quốc gia Trung Á khác, có thể là Uzbekistan và Turmenistan.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh đang âm mưu thay thế Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể bằng một hệ thống an ninh mới trong khu vực, mà không có sự tham dự của Nga".
Trung Á chưa bao giờ bớt đi tầm quan trọng trong bàn cờ địa – chính trị của Moskva, nhưng dường như, càng ngày, vị thế và ảnh hưởng của Nga tại khu vực này đang ngày càng đi xuống, trong khi Trung Quốc xuất hiện và có những tính toán, bước đi cực kỳ ma mãnh.