Di Sản Hồ Chí Minh
Ngăn cản hay khuyến khích tham nhũng? - Cao Huy Huân
Mới đây, với trên 84% phiếu nhất trí, Quốc hội thông qua Bộ Luật hình sự (sửa đổi), trong đó có quy định không thi hành án tử hình với người chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô
Mới đây, với trên 84% phiếu nhất trí, Quốc hội thông qua Bộ Luật hình sự (sửa đổi), trong đó có quy định không thi hành án tử hình với người chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô. Quy định này vừa nghe qua sẽ thấy có lợi, vì hi vọng quan tham sẽ “gửi trả” của bất chính. Nhưng nếu nghĩ kĩ, sẽ có mặt trái.
Công lý trần gian
Ngay sau khi có nội dung “không tử hình quan tham trả ¾ tài sản tham ô”, báo Tuổi Trẻ có một câu chuyện châm biếm rất độc đáo “ma quỷ ngẩn tò te”. Chuyện kể rằng hễ nghe trần gian có đại án là Diêm Vương sai quỷ sứ lượn lờ, bắt hồn về làm việc trước khi tù nhân ở trần gian bị tử hình. Bữa nọ quỷ sứ dẫn về một ông đầu hói bụng bự. Ngó thấy, Diêm Vương hỏi: “Ở trển mắc tội gì?”.
Ông bụng bự nhỏ nhẹ: “Dạ tham nhũng, vài tỉ đồng gì đó...”. Diêm vương giật nẩy: “Giỡn hả? tiền tỉ mà nói nhẹ như lông hồng vậy cha nội?”. “Bụng bự” cười phớ lớ: “Dạ, bởi nó chẳng ăn thua gì so với con số cả ngàn tỉ em làm ăn thua lỗ, làm thất thoát...”. Diêm vương mỉm cười “thu hoạch”: “Chết chắc, chết chắc!”
Nào ngờ ông bụng bự cười khùng khục: “Chết là chết thế nào, em còn lâu mới ghé lại thăm bác. Ở xứ em vừa có quy định có vơ vét cỡ nào nhưng khi bị lộ thì chỉ nộp lại 3/4 số tiền đục khoét thì hồn vẫn còn yên trong xác. Bác lo quy hoạch bọn khác đi!” Diêm vương mắt chữ I mồm chữ O, suýt nữa lên cơn co giật rồi cho thả hồn về.
Đoạn kêu tụi quỷ sứ vào, nói: “Từ rày tụi bay lên trển nhớ kiếm mấy đứa ốm đói, bịnh tật đem về đây cho chắc ăn. Riêng mấy ông nội có vơ vét đục khoét cỡ nào cũng đừng đụng vô mất công”. Bọn quỷ sứ ngẩn tò te. Diêm vương giảng giải: “Đó là công lý ở trển, hiểu chưa?”
Giảm nỗi sợ có thể tăng tiêu cực
Rõ ràng, quy định mới lần này được đánh giá là sẽ giúp Nhà nước có thể thu hồi lại được nhiều hơn số tiền thất thoát vì tham nhũng. Hồi tháng 10-2015, Thanh tra Chính phủ cho biết, các vụ tham nhũng trong năm 2015 đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 950 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới thu hồi được 505 tỷ. Việc nỗ lực thu hồi tài sản là điều đáng làm, thậm chí là phải làm, bằng mọi cách, với thái độ kiên trì và thông minh. Đó là nhiệm vụ của cơ quan chức năng khi để xảy ra tham nhũng khó xử lý.
Tuy nhiên, việc đưa ra quy định mới này trong bối cảnh tham nhũng tại Việt Nam chưa có những dấu hiện suy giảm, với số lượng đại án trong nước lẫn quốc tế vẫn còn đáng lưu tâm, thì chưa thật sự hợp lý. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng trước Quốc hội sáng nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, ông Huỳnh Phong Tranh, cho biết rằng tình hình tham nhũng năm 2015 vẫn diễn ra phức tạp. Đáng lưu ý đã xuất hiện tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vậy quy định mới ra đời, tức giảm án tử cho tham quan trả ¾ tài sản, khác nào bật đèn xanh cho kẻ thực hiện các vụ đại án thoát án tử?
Nếu bỏ hẳn án tử với tội tham ô, tham nhũng như một số quốc gia (thay vào đó quy ra năm tù, có kẻ phải ở vài trăm năm tù), thì mọi chuyện sẽ khác. Đằng này rõ ràng có khung hình phạt cao nhất là án tử, tại sao lại nhượng bộ với kẻ quan tham? Cốt lõi để định tội cần dựa vào tính chất gây tội (nghiêm trọng hay không); số tiền tham ô (lớn hay nhỏ); hình thức gây tội (thông thường hay tinh vi); thiệt hại (mức độ tới đâu);…
Giả sử một ông quan nào đó tham nhũng trong một dự án cầu đường vài nghìn tỷ đồng, dẫn đến hệ lụy có tai nạn xảy ra, có người chết hàng loạt. Rồi vị quan chức này trả lại ¾ số tiền tham ô (còn lại đã bị tẩu tán), không lẽ giảm án tử? Xử lý thế nào với trường hợp quan chức tăng tốc tham nhũng số tiền thật lớn, rồi tìm cách tẩu tán ¼ số tiền tham ô (có giá trị hàng ngàn tỷ đồng), trả lại ¾ số tiền tham ô để được sống đến hết đời mà không bị án tử.
Bằng một logic rất “con người” rằng với những kẻ làm liều, cái chết với họ đôi khi còn vô nghĩa, huống chi là án chung thân. Tuy nhiên giữa án tử và án chung thân có khoảng cách rất xa. Các nghiên cứu cho thấy nhiều tù nhân cứng rắn nhất trước lúc tử hình cũng đều sợ hãi, thậm chí hối hận trước những gì họ đã làm. Trong khi án chung thân hay án tù thường khó có khả năng răn đe họ. Càng làm giảm nỗi sợ trong bối cảnh tham nhũng phức tạp thì các trường hợp đại án như Dương Chí Dũng, Huyền Như… càng cao.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Việc càng khó thì phải càng quyết tâm, vậy nên nếu vì thu hồi tài sản tham nhũng khó khăn mà ra quy định “trả ¾ tài sản tham ô giảm án tử” thì khác nào giảm gánh nặng trách nhiệm đối với cơ quan xử lý thu hồi tài sản tham nhũng. Việc thu hồi tài sản tham nhũng quyết phải được thực hiện quyết liệt, kiên trì chứ không nên có thái độ dung hòa trước tội phạm tham nhũng.
Mặt khác, cần phải nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa trong công tác ngăn chặn tham nhũng. Như Thanh tra Chính phủ nhận định hồi tháng 10/2015 rằng các đại án tham nhũng thường rất khó truy hồi tài sản. Thế nên cần tăng cường “phòng hơn chữa” bằng việc áp dụng các cơ chế tuyển công chức, viên chức một cách minh bạch, rõ ràng và công bằng nhằm làm trong sạch bộ máy quan chức ngay từ khi mới vào làm việc. Đây chính là vấn đề quan trọng mà hiện nay Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với rất nhiều nước trên thế giới. Điển hình như hiện trạng bằng giả, mua chức bán quyền, bổ nhiệm vô tội vạ… không phải không có tại nước mình.
Mặt khác, nhất thiết phải áp dụng các cơ chế kiểm soát lẫn nhau, tuyệt nhiên không để bất kỳ ai có thể nắm quyền quyết định trong mọi trường hợp nhưng không bị ai kiểm soát. Hệ thống làm việc cũng cần được điện tử hóa nhằm tránh các giao dịch bất hợp pháp bị dấu kín.
Cao Huy Huân
(Blog VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Ngăn cản hay khuyến khích tham nhũng? - Cao Huy Huân
Mới đây, với trên 84% phiếu nhất trí, Quốc hội thông qua Bộ Luật hình sự (sửa đổi), trong đó có quy định không thi hành án tử hình với người chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô
Mới đây, với trên 84% phiếu nhất trí, Quốc hội thông qua Bộ Luật hình sự (sửa đổi), trong đó có quy định không thi hành án tử hình với người chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản tham ô. Quy định này vừa nghe qua sẽ thấy có lợi, vì hi vọng quan tham sẽ “gửi trả” của bất chính. Nhưng nếu nghĩ kĩ, sẽ có mặt trái.
Công lý trần gian
Ngay sau khi có nội dung “không tử hình quan tham trả ¾ tài sản tham ô”, báo Tuổi Trẻ có một câu chuyện châm biếm rất độc đáo “ma quỷ ngẩn tò te”. Chuyện kể rằng hễ nghe trần gian có đại án là Diêm Vương sai quỷ sứ lượn lờ, bắt hồn về làm việc trước khi tù nhân ở trần gian bị tử hình. Bữa nọ quỷ sứ dẫn về một ông đầu hói bụng bự. Ngó thấy, Diêm Vương hỏi: “Ở trển mắc tội gì?”.
Ông bụng bự nhỏ nhẹ: “Dạ tham nhũng, vài tỉ đồng gì đó...”. Diêm vương giật nẩy: “Giỡn hả? tiền tỉ mà nói nhẹ như lông hồng vậy cha nội?”. “Bụng bự” cười phớ lớ: “Dạ, bởi nó chẳng ăn thua gì so với con số cả ngàn tỉ em làm ăn thua lỗ, làm thất thoát...”. Diêm vương mỉm cười “thu hoạch”: “Chết chắc, chết chắc!”
Nào ngờ ông bụng bự cười khùng khục: “Chết là chết thế nào, em còn lâu mới ghé lại thăm bác. Ở xứ em vừa có quy định có vơ vét cỡ nào nhưng khi bị lộ thì chỉ nộp lại 3/4 số tiền đục khoét thì hồn vẫn còn yên trong xác. Bác lo quy hoạch bọn khác đi!” Diêm vương mắt chữ I mồm chữ O, suýt nữa lên cơn co giật rồi cho thả hồn về.
Đoạn kêu tụi quỷ sứ vào, nói: “Từ rày tụi bay lên trển nhớ kiếm mấy đứa ốm đói, bịnh tật đem về đây cho chắc ăn. Riêng mấy ông nội có vơ vét đục khoét cỡ nào cũng đừng đụng vô mất công”. Bọn quỷ sứ ngẩn tò te. Diêm vương giảng giải: “Đó là công lý ở trển, hiểu chưa?”
Giảm nỗi sợ có thể tăng tiêu cực
Rõ ràng, quy định mới lần này được đánh giá là sẽ giúp Nhà nước có thể thu hồi lại được nhiều hơn số tiền thất thoát vì tham nhũng. Hồi tháng 10-2015, Thanh tra Chính phủ cho biết, các vụ tham nhũng trong năm 2015 đã gây thiệt hại cho Nhà nước trên 950 tỷ đồng, tuy nhiên đến nay mới thu hồi được 505 tỷ. Việc nỗ lực thu hồi tài sản là điều đáng làm, thậm chí là phải làm, bằng mọi cách, với thái độ kiên trì và thông minh. Đó là nhiệm vụ của cơ quan chức năng khi để xảy ra tham nhũng khó xử lý.
Tuy nhiên, việc đưa ra quy định mới này trong bối cảnh tham nhũng tại Việt Nam chưa có những dấu hiện suy giảm, với số lượng đại án trong nước lẫn quốc tế vẫn còn đáng lưu tâm, thì chưa thật sự hợp lý. Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng trước Quốc hội sáng nay, Tổng Thanh tra Chính phủ Việt Nam, ông Huỳnh Phong Tranh, cho biết rằng tình hình tham nhũng năm 2015 vẫn diễn ra phức tạp. Đáng lưu ý đã xuất hiện tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực với thủ đoạn ngày càng tinh vi. Vậy quy định mới ra đời, tức giảm án tử cho tham quan trả ¾ tài sản, khác nào bật đèn xanh cho kẻ thực hiện các vụ đại án thoát án tử?
Nếu bỏ hẳn án tử với tội tham ô, tham nhũng như một số quốc gia (thay vào đó quy ra năm tù, có kẻ phải ở vài trăm năm tù), thì mọi chuyện sẽ khác. Đằng này rõ ràng có khung hình phạt cao nhất là án tử, tại sao lại nhượng bộ với kẻ quan tham? Cốt lõi để định tội cần dựa vào tính chất gây tội (nghiêm trọng hay không); số tiền tham ô (lớn hay nhỏ); hình thức gây tội (thông thường hay tinh vi); thiệt hại (mức độ tới đâu);…
Giả sử một ông quan nào đó tham nhũng trong một dự án cầu đường vài nghìn tỷ đồng, dẫn đến hệ lụy có tai nạn xảy ra, có người chết hàng loạt. Rồi vị quan chức này trả lại ¾ số tiền tham ô (còn lại đã bị tẩu tán), không lẽ giảm án tử? Xử lý thế nào với trường hợp quan chức tăng tốc tham nhũng số tiền thật lớn, rồi tìm cách tẩu tán ¼ số tiền tham ô (có giá trị hàng ngàn tỷ đồng), trả lại ¾ số tiền tham ô để được sống đến hết đời mà không bị án tử.
Bằng một logic rất “con người” rằng với những kẻ làm liều, cái chết với họ đôi khi còn vô nghĩa, huống chi là án chung thân. Tuy nhiên giữa án tử và án chung thân có khoảng cách rất xa. Các nghiên cứu cho thấy nhiều tù nhân cứng rắn nhất trước lúc tử hình cũng đều sợ hãi, thậm chí hối hận trước những gì họ đã làm. Trong khi án chung thân hay án tù thường khó có khả năng răn đe họ. Càng làm giảm nỗi sợ trong bối cảnh tham nhũng phức tạp thì các trường hợp đại án như Dương Chí Dũng, Huyền Như… càng cao.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Việc càng khó thì phải càng quyết tâm, vậy nên nếu vì thu hồi tài sản tham nhũng khó khăn mà ra quy định “trả ¾ tài sản tham ô giảm án tử” thì khác nào giảm gánh nặng trách nhiệm đối với cơ quan xử lý thu hồi tài sản tham nhũng. Việc thu hồi tài sản tham nhũng quyết phải được thực hiện quyết liệt, kiên trì chứ không nên có thái độ dung hòa trước tội phạm tham nhũng.
Mặt khác, cần phải nhấn mạnh yếu tố phòng ngừa trong công tác ngăn chặn tham nhũng. Như Thanh tra Chính phủ nhận định hồi tháng 10/2015 rằng các đại án tham nhũng thường rất khó truy hồi tài sản. Thế nên cần tăng cường “phòng hơn chữa” bằng việc áp dụng các cơ chế tuyển công chức, viên chức một cách minh bạch, rõ ràng và công bằng nhằm làm trong sạch bộ máy quan chức ngay từ khi mới vào làm việc. Đây chính là vấn đề quan trọng mà hiện nay Việt Nam vẫn còn lạc hậu so với rất nhiều nước trên thế giới. Điển hình như hiện trạng bằng giả, mua chức bán quyền, bổ nhiệm vô tội vạ… không phải không có tại nước mình.
Mặt khác, nhất thiết phải áp dụng các cơ chế kiểm soát lẫn nhau, tuyệt nhiên không để bất kỳ ai có thể nắm quyền quyết định trong mọi trường hợp nhưng không bị ai kiểm soát. Hệ thống làm việc cũng cần được điện tử hóa nhằm tránh các giao dịch bất hợp pháp bị dấu kín.
Cao Huy Huân
(Blog VOA)