Cà Kê Dê Ngỗng
"Ngớ Ngẩn Buồn Cười" - by Đỗ Duy Ngọc ( Trần Văn Giang ghi lại )
Trong một buổi trả lời chất vấn mới đây tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước cho biết Singapore trả lương cho công chức cao hơn khối tư nhân để "giữ tinh hoa" cho khu vực nhà nước và đề nghị Việt Nam nên học theo.
Với tư cách công dân hạng hai, đang thất nghiệp, không lương hưu, tuổi đã già. Tui có suy nghĩ thế này:
Trước hết, cần phải xem lại công chức khu vực nhà nước có phải là "tinh hoa" không rồi nghĩ đến chuyện trả lương cao để "giữ tinh hoa"? Lãnh đạo, quan chức nhà nước giờ đa phần là từ phong trào Đoàn Thanh niên được cơ cấu lên. Một phần nữa là con của các quan tiếp nối truyền thống làm quan. Phần còn lại rất ít là những người có khả năng nhưng chỉ làm những phần việc chuyên môn, không có quyền quyết định mọi việc. Nhìn chung đa số đều có học hàm, học vị, bằng cấp cao nhất nhưng có phải là "tinh hoa" không? "Tinh hoa" gì mà cứ phát biểu là dân cười, dân châm biếm vì toàn nói linh tinh, chẳng giống ai. Quản lý thì dân chê, điều hành thì dân bất mãn. Thế thì có nên tăng lương cho họ để "giữ tinh hoa" như phát biểu của ông Bộ trưởng?
Có thể trong hàng ngũ trùng điệp công chức hiện nay cũng có "tinh hoa" đấy nhưng họ bị cái cơ chế, cái quy trình, cái tư tưởng cũ kỹ đè nặng khó thoát ra được để phát triển cái "tinh hoa.” Không thể phát triển kiến thức, khả năng khi bị trói bởi những giáo điều, những thứ vô bổ luôn phải đối phó thường trực. Lớp lãnh đạo bằng cấp đầy mình nhưng không kiến thức sẽ đè bẹp những "tinh hoa" để dấu cái dốt của mình, "tinh hoa" khó mà thể hiện khả năng. Chưa kể nằm trong guồng máy, máy vận hành phải chấp nhận không phản kháng vì nếu có thái độ sẽ bị loại trừ.
Quan trọng nhất đó là hiện nay tầng lớp công chức, nhất là những người có chức vụ, có ai sống bằng lương đâu? Chỉ một chữ ký, một cái gật đầu đồng ý họ được trả hàng tỷ, hàng trăm tỷ. Những vụ phanh phui gần đây cho thấy điều đó. Thế bây giờ tăng lương cho họ bao nhiêu, mỗi tháng một tỷ cũng chẳng thấm vào đâu so với số tiền họ nhận được nhờ quyền lực, ghế ngồi mà có. Thu thập bao la như thế thì tiền lương tăng bao nhiêu cho gọi là đủ và ngân sách đâu mà chịu nổi?
Như vậy, tăng lương cũng vô ích và cũng chẳng khiến cho tầng lớp "tinh hoa" đấy "giữ được tinh hoa." Vấn đề là phải có biện pháp, phải có chiến lược để những người công chức không phạm pháp, không tham nhũng, hối lộ. Một người công chức bị bắt vì nghi có dính líu tội lỗi nhưng tài sản vẫn còn đó, sau mấy năm điều tra, nghiên cứu, ra toà mới phát án thu hồi tài sản. Lúc đấy người ta đã tẩu tán hết rồi, còn chi. Án kêu vài năm tù, vài lần xét tha, ra tù, tài sản còn đó, ăn ba đời chưa hết. Cái án đấy không đủ răn đe. Nếu dính thì hi sinh đời bố củng cố đời con, vài ba năm tù chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Vào tù cũng là tù sang, tù quan nên ở tù cũng sướng hơn lắm người. Nếu có học Singapore thì học cái cách họ trị công chức tham nhũng, hối lộ. Họ làm được sao ta không làm được. Một thể chế đã từng tự hào "đỉnh cao muôn trượng" mà sao không làm được chuyện nhỏ ấy nhỉ?
Kiểm tra tài sản công chức mà phải sử dụng biện pháp bốc thăm kiểu hên xui may rủi, chưa kể những người bị kiểm tra toàn là kẻ trên răng dưới dế, chẳng có quyền hành, chức tước gì. Kiểu đấy chỉ làm cho có, chẳng mang lại kết quả chi cả, Sao không kiểm tra từ chức cao cho đến thấp, mà cũng chẳng cần kiểm tra những tầng lớp khó kiếm xơ múi gì nữa. Nắm thằng có tóc ai nắm kẻ trọc đầu. Có quyền lực mới hối lộ, tham nhũng được chứ. Tài sản, nhà cửa, xe cộ, con cái đi học nước ngoài, chồng ăn chơi, vợ shopping toàn cửa hàng sang chảnh, nhìn là biết ngay, cần gì kiểm tra cho mất công nhỉ. Chuyện ai cũng biết chỉ ban kiểm tra, thanh tra không biết hay giả vờ không biết.
Nói tóm lại, chuyện tăng lương cho tầng lớp "tinh hoa" để "giữ tinh hoa" như ông Bộ trưởng Bộ Tài chính là chuyện nói cho vui, nghe qua rồi bỏ. Bởi nghe buồn cười bỏ mẹ.
Đỗ Duy Ngọc
15.11.2022
Bàn ra tán vào (0)
"Ngớ Ngẩn Buồn Cười" - by Đỗ Duy Ngọc ( Trần Văn Giang ghi lại )
Trong một buổi trả lời chất vấn mới đây tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phước cho biết Singapore trả lương cho công chức cao hơn khối tư nhân để "giữ tinh hoa" cho khu vực nhà nước và đề nghị Việt Nam nên học theo.
Với tư cách công dân hạng hai, đang thất nghiệp, không lương hưu, tuổi đã già. Tui có suy nghĩ thế này:
Trước hết, cần phải xem lại công chức khu vực nhà nước có phải là "tinh hoa" không rồi nghĩ đến chuyện trả lương cao để "giữ tinh hoa"? Lãnh đạo, quan chức nhà nước giờ đa phần là từ phong trào Đoàn Thanh niên được cơ cấu lên. Một phần nữa là con của các quan tiếp nối truyền thống làm quan. Phần còn lại rất ít là những người có khả năng nhưng chỉ làm những phần việc chuyên môn, không có quyền quyết định mọi việc. Nhìn chung đa số đều có học hàm, học vị, bằng cấp cao nhất nhưng có phải là "tinh hoa" không? "Tinh hoa" gì mà cứ phát biểu là dân cười, dân châm biếm vì toàn nói linh tinh, chẳng giống ai. Quản lý thì dân chê, điều hành thì dân bất mãn. Thế thì có nên tăng lương cho họ để "giữ tinh hoa" như phát biểu của ông Bộ trưởng?
Có thể trong hàng ngũ trùng điệp công chức hiện nay cũng có "tinh hoa" đấy nhưng họ bị cái cơ chế, cái quy trình, cái tư tưởng cũ kỹ đè nặng khó thoát ra được để phát triển cái "tinh hoa.” Không thể phát triển kiến thức, khả năng khi bị trói bởi những giáo điều, những thứ vô bổ luôn phải đối phó thường trực. Lớp lãnh đạo bằng cấp đầy mình nhưng không kiến thức sẽ đè bẹp những "tinh hoa" để dấu cái dốt của mình, "tinh hoa" khó mà thể hiện khả năng. Chưa kể nằm trong guồng máy, máy vận hành phải chấp nhận không phản kháng vì nếu có thái độ sẽ bị loại trừ.
Quan trọng nhất đó là hiện nay tầng lớp công chức, nhất là những người có chức vụ, có ai sống bằng lương đâu? Chỉ một chữ ký, một cái gật đầu đồng ý họ được trả hàng tỷ, hàng trăm tỷ. Những vụ phanh phui gần đây cho thấy điều đó. Thế bây giờ tăng lương cho họ bao nhiêu, mỗi tháng một tỷ cũng chẳng thấm vào đâu so với số tiền họ nhận được nhờ quyền lực, ghế ngồi mà có. Thu thập bao la như thế thì tiền lương tăng bao nhiêu cho gọi là đủ và ngân sách đâu mà chịu nổi?
Như vậy, tăng lương cũng vô ích và cũng chẳng khiến cho tầng lớp "tinh hoa" đấy "giữ được tinh hoa." Vấn đề là phải có biện pháp, phải có chiến lược để những người công chức không phạm pháp, không tham nhũng, hối lộ. Một người công chức bị bắt vì nghi có dính líu tội lỗi nhưng tài sản vẫn còn đó, sau mấy năm điều tra, nghiên cứu, ra toà mới phát án thu hồi tài sản. Lúc đấy người ta đã tẩu tán hết rồi, còn chi. Án kêu vài năm tù, vài lần xét tha, ra tù, tài sản còn đó, ăn ba đời chưa hết. Cái án đấy không đủ răn đe. Nếu dính thì hi sinh đời bố củng cố đời con, vài ba năm tù chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Vào tù cũng là tù sang, tù quan nên ở tù cũng sướng hơn lắm người. Nếu có học Singapore thì học cái cách họ trị công chức tham nhũng, hối lộ. Họ làm được sao ta không làm được. Một thể chế đã từng tự hào "đỉnh cao muôn trượng" mà sao không làm được chuyện nhỏ ấy nhỉ?
Kiểm tra tài sản công chức mà phải sử dụng biện pháp bốc thăm kiểu hên xui may rủi, chưa kể những người bị kiểm tra toàn là kẻ trên răng dưới dế, chẳng có quyền hành, chức tước gì. Kiểu đấy chỉ làm cho có, chẳng mang lại kết quả chi cả, Sao không kiểm tra từ chức cao cho đến thấp, mà cũng chẳng cần kiểm tra những tầng lớp khó kiếm xơ múi gì nữa. Nắm thằng có tóc ai nắm kẻ trọc đầu. Có quyền lực mới hối lộ, tham nhũng được chứ. Tài sản, nhà cửa, xe cộ, con cái đi học nước ngoài, chồng ăn chơi, vợ shopping toàn cửa hàng sang chảnh, nhìn là biết ngay, cần gì kiểm tra cho mất công nhỉ. Chuyện ai cũng biết chỉ ban kiểm tra, thanh tra không biết hay giả vờ không biết.
Nói tóm lại, chuyện tăng lương cho tầng lớp "tinh hoa" để "giữ tinh hoa" như ông Bộ trưởng Bộ Tài chính là chuyện nói cho vui, nghe qua rồi bỏ. Bởi nghe buồn cười bỏ mẹ.
Đỗ Duy Ngọc
15.11.2022