Kinh Đời
Ngọc Thu - Người Mỹ nghèo đói ra sao?
Nhân chuyện ông Đại tá, PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng lên án chính phủ Mỹ không lo cho dân, để cho mấy chục triệu dân Mỹ nghèo đói, mình ráng tìm hiểu xem dân Mỹ nghèo đói ra sao.
Cái nghèo của Mỹ thì có lẽ người dân VN có mơ cũng không được nghèo như họ. Trong năm 2014, một hộ gia đình gồm 1 nhân khẩu, nếu có thu nhập hàng năm không quá 11.670 Mỹ kim thì được xếp vào diện nghèo. Hai vợ chồng có 2 đứa con mà thu nhập hàng năm chỉ có 23.850 Mỹ kim thì được xếp vào diện nghèo để được hưởng trợ cấp của chính phủ.
Đó là chuẩn nghèo liên bang, riêng chuẩn nghèo ở những tiểu bang đặc biệt như Alaska thì cao hơn, một gia đình gồm 1 nhân khẩu, nếu có thu nhập hàng năm không quá $14.580 đã được xếp vào diện nghèo để có thể nhận trợ cấp thực phẩm, y tế, nhà ở... Xem thêm: http://aspe.hhs.gov/poverty/14poverty.cfm
Đó là cái nghèo, còn cái đói ra sao? Ở Mỹ có chương trình trợ cấp thực phẩm có tên Supplemental Nutrition Assistance Program (chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung) mà bất kỳ người nghèo nào cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp để nhận được phiếu thực phẩm (food stamp) tương tự như tiền mặt, dùng để đi chợ mua đồ ăn miễn phí, cũng như nhận được nhiều loại thực phẩm khác từ các ngân hàng thực phẩm (Food Bank).
Những người nghèo được cung cấp thức ăn miễn phí có thể nói là ăn không hết. Chương trình trợ cấp thực phẩm miễn phí được biết từ cuối thập niên 1930. Mời xem thêm thông tin về chương trình này (tiếng Việt): http://www.ssa.gov/pubs/VI-05-10101.pdf. Bà con nghèo ở Mỹ có thể vào đây nộp đơn xin trợ cấp thực phẩm: http://www.fns.usda.gov/snap/apply
Thôi thì dân Mỹ hiện tại không có đói, thử tìm hiểu trong lịch sử dân Mỹ bị đói ra sao. Lịch sử nước Mỹ có thể nói trận Đại Khủng Hoảng (Great Depression) vào thập niên 1930 (bắt đầu từ cuối năm 1929) là trận lớn nhất, sau đó là trận khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, được xem là lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ.
Trận thứ 2 thì mới xảy ra, nhiều người đã trải qua nên biết rõ. Có người bị mất nhà do mất việc. Dân Mỹ thiếu chút tiền tiêu xài. Lễ Giáng Sinh những năm 2007-2009 không có nhiều người đi mua sắm quà cáp cho gia đình, nhưng không có ai chết đói. Năm 2008 là năm duy nhất mà công ty ông xã mình làm ăn bị lỗ, cuối năm đó không có thêm khoản tiền bonus, thu nhập gia đình trong năm 2008 ít hơn so với mấy năm trước.
Còn trận Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 có bao nhiêu người Mỹ chết vì đói? Tìm lại các số liệu cũ thì thấy câu phát biểu của Tổng thống Hoover (nhiệm kỳ 1929-1933) hồi năm 1931 nói rằng chẳng có ai thật sự chết vì đói: "Nobody is actually starving. The hoboes are better fed than they have ever been." Nhưng có người bảo năm 1931 có khoảng 20 người bị chết vì đói (mình không thấy người nói cung cấp tài liệu - có thể có mà cũng có thể không). Còn con số 7 triệu người Mỹ chết đói trong trận Đại Khủng hoảng do một nhà nghiên cứu người Nga đưa ra chỉ là con số ma, dùng để tuyên truyền, nên Wikipedia đã xóa bài đó: http://english.pravda.ru/world/americas/19-05-2008/105255-famine-0/
Số người chết vì đói vào những năm đói khổ nhất trong lịch sử nước Mỹ có lẽ không nhiều nên không tìm thấy con số thống kê, nhưng số người tự tử thì nhiều hơn vì bị mất tài sản, do thị trường chứng khoán sụp đổ. Nhiều người không chịu được cú shock khi nhận ra rằng, số tài sản do mình làm lụng vất vả, bỏ hết vào thị trường chứng khoán tự nhiên biến mất và họ đã chọn cái chết.
Khi còn ở VN, mình không biết gì về Đại Khủng Hoảng nước Mỹ, cho tới khi học ĐH ở Mỹ, lớp kinh tế vĩ mô (Macroeconomic) nên mới biết và tìm hiểu thêm về nó. Có lần mình hỏi bố chồng về Đại Khủng Hoảng ở Mỹ đã ảnh hưởng tới gia đình ra sao, bố bảo bình thường, gia đình không ai bị gì vì ông nội vẫn còn giữ được job ở hãng P&G (Procter & Gamble), nơi ông nội làm việc suốt 43 năm từ năm 1925 đến năm 1968 thì về hưu.
Đây là mấy bức ảnh chụp bố và ông nội chồng vào thập niên 1930. Tất cả các ảnh chụp năm 1930, ngoại trừ bức ảnh cuối chụp bố năm 1933. Đó là những năm nghèo khổ nhất ở Mỹ:
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Ngọc Thu - Người Mỹ nghèo đói ra sao?
Nhân chuyện ông Đại tá, PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng lên án chính phủ Mỹ không lo cho dân, để cho mấy chục triệu dân Mỹ nghèo đói, mình ráng tìm hiểu xem dân Mỹ nghèo đói ra sao.
Cái nghèo của Mỹ thì có lẽ người dân VN có mơ cũng không được nghèo như họ. Trong năm 2014, một hộ gia đình gồm 1 nhân khẩu, nếu có thu nhập hàng năm không quá 11.670 Mỹ kim thì được xếp vào diện nghèo. Hai vợ chồng có 2 đứa con mà thu nhập hàng năm chỉ có 23.850 Mỹ kim thì được xếp vào diện nghèo để được hưởng trợ cấp của chính phủ.
Đó là chuẩn nghèo liên bang, riêng chuẩn nghèo ở những tiểu bang đặc biệt như Alaska thì cao hơn, một gia đình gồm 1 nhân khẩu, nếu có thu nhập hàng năm không quá $14.580 đã được xếp vào diện nghèo để có thể nhận trợ cấp thực phẩm, y tế, nhà ở... Xem thêm: http://aspe.hhs.gov/poverty/14poverty.cfm
Đó là cái nghèo, còn cái đói ra sao? Ở Mỹ có chương trình trợ cấp thực phẩm có tên Supplemental Nutrition Assistance Program (chương trình hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung) mà bất kỳ người nghèo nào cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp để nhận được phiếu thực phẩm (food stamp) tương tự như tiền mặt, dùng để đi chợ mua đồ ăn miễn phí, cũng như nhận được nhiều loại thực phẩm khác từ các ngân hàng thực phẩm (Food Bank).
Những người nghèo được cung cấp thức ăn miễn phí có thể nói là ăn không hết. Chương trình trợ cấp thực phẩm miễn phí được biết từ cuối thập niên 1930. Mời xem thêm thông tin về chương trình này (tiếng Việt): http://www.ssa.gov/pubs/VI-05-10101.pdf. Bà con nghèo ở Mỹ có thể vào đây nộp đơn xin trợ cấp thực phẩm: http://www.fns.usda.gov/snap/apply
Thôi thì dân Mỹ hiện tại không có đói, thử tìm hiểu trong lịch sử dân Mỹ bị đói ra sao. Lịch sử nước Mỹ có thể nói trận Đại Khủng Hoảng (Great Depression) vào thập niên 1930 (bắt đầu từ cuối năm 1929) là trận lớn nhất, sau đó là trận khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, được xem là lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ.
Trận thứ 2 thì mới xảy ra, nhiều người đã trải qua nên biết rõ. Có người bị mất nhà do mất việc. Dân Mỹ thiếu chút tiền tiêu xài. Lễ Giáng Sinh những năm 2007-2009 không có nhiều người đi mua sắm quà cáp cho gia đình, nhưng không có ai chết đói. Năm 2008 là năm duy nhất mà công ty ông xã mình làm ăn bị lỗ, cuối năm đó không có thêm khoản tiền bonus, thu nhập gia đình trong năm 2008 ít hơn so với mấy năm trước.
Còn trận Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 có bao nhiêu người Mỹ chết vì đói? Tìm lại các số liệu cũ thì thấy câu phát biểu của Tổng thống Hoover (nhiệm kỳ 1929-1933) hồi năm 1931 nói rằng chẳng có ai thật sự chết vì đói: "Nobody is actually starving. The hoboes are better fed than they have ever been." Nhưng có người bảo năm 1931 có khoảng 20 người bị chết vì đói (mình không thấy người nói cung cấp tài liệu - có thể có mà cũng có thể không). Còn con số 7 triệu người Mỹ chết đói trong trận Đại Khủng hoảng do một nhà nghiên cứu người Nga đưa ra chỉ là con số ma, dùng để tuyên truyền, nên Wikipedia đã xóa bài đó: http://english.pravda.ru/world/americas/19-05-2008/105255-famine-0/
Số người chết vì đói vào những năm đói khổ nhất trong lịch sử nước Mỹ có lẽ không nhiều nên không tìm thấy con số thống kê, nhưng số người tự tử thì nhiều hơn vì bị mất tài sản, do thị trường chứng khoán sụp đổ. Nhiều người không chịu được cú shock khi nhận ra rằng, số tài sản do mình làm lụng vất vả, bỏ hết vào thị trường chứng khoán tự nhiên biến mất và họ đã chọn cái chết.
Khi còn ở VN, mình không biết gì về Đại Khủng Hoảng nước Mỹ, cho tới khi học ĐH ở Mỹ, lớp kinh tế vĩ mô (Macroeconomic) nên mới biết và tìm hiểu thêm về nó. Có lần mình hỏi bố chồng về Đại Khủng Hoảng ở Mỹ đã ảnh hưởng tới gia đình ra sao, bố bảo bình thường, gia đình không ai bị gì vì ông nội vẫn còn giữ được job ở hãng P&G (Procter & Gamble), nơi ông nội làm việc suốt 43 năm từ năm 1925 đến năm 1968 thì về hưu.
Đây là mấy bức ảnh chụp bố và ông nội chồng vào thập niên 1930. Tất cả các ảnh chụp năm 1930, ngoại trừ bức ảnh cuối chụp bố năm 1933. Đó là những năm nghèo khổ nhất ở Mỹ: