Mỗi Ngày Một Chuyện
Ngôn ngữ đất đai - Hoàng Hải Vân
Bạn CÓ một mảnh đất, đó là nói xuôi, còn nói ngược thì mảnh đất đó là CỦA bạn. Bạn BÁN mảnh đất đó cho tôi, đó là nói xuôi, còn nói ngược thì tôi MUA mảnh đất đó của bạn. Tôi giao tiền cho bạn và bạn giao đất cho tôi, gọi là mua-bán đất.
Chuyện đơn giản như thế bất kỳ người trưởng thành nào, dù biết chữ hay không, đều hiểu. Hầu hết trẻ em học lớp 1 trở lên, cũng hiểu. Nhưng Nhà nước thì không chấp nhận sự hiểu sơ đẳng này. Đó là điều kỳ lạ ở nước ta.
Đối với Nhà nước ta, nói như trên là phạm luật. Thay vì nói bạn CÓ mảnh đất đó, nhà nước nói bạn SỬ DỤNG mảnh đất đó. Thay vì nói bạn BÁN mảnh đất đó, nhà nước nói bạn CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG mảnh đất đó. Thay vì nói tôi MUA mảnh đất đó, nhà nước noi tôi NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG mảnh đất đó.
Luật pháp vốn xuất phát từ lẽ công bằng phổ quát được người dân thừa nhận lâu đời mà hình thành. Trong trường hợp này, luật pháp đã không tuân thủ lẽ công bằng phổ quát đó mà áp đặt cho đời sống một khái niệm xa lạ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ khiên cưỡng không thể dùng từ thuần Việt để diễn đạt. Thứ ngôn ngữ đó dân chỉ dùng khi làm giấy tờ về đất chứ không ai dùng trong đời sống.
Ấy là do quy định đất đai là sở hữu toàn dân được ghi trong Hiến pháp. Do quy định như vậy chẳng khác gì cha chung không ai khóc, nên luật pháp đã liên tục chòi đạp tìm cha cho đất, cuối cùng tìm được một “cha nuôi”, là 5 quyền của người sử dụng đất. Thực hiện 5 quyền ấy gần như là đã “có đất” rồi. 5 quyền của người dân đối với đất chính là quyền tài sản được Hiến pháp bảo vệ. Nhưng vì cái ông cha tự phong “sở hữu toàn dân” kia vẫn hiện hữu trong Hiến pháp, nên các nhóm lợi ích vẫn dựa vào để xâm phạm quyền tài sản là đất đai của người dân. Cái này gọi là dựa vào Hiến pháp để vi hiến.
Trên thế giới có một nước quy định sở hữu toàn dân, đó là Israel áp dụng sở hữu toàn dân đối với nước. Là do nước rất khan hiếm tại đất nước này từ trước khi lập quốc. Nhà nước Israel quản lý nước nghiêm ngặt đến mức một quan chức nước này từng tuyên bố: “Bạn đặt cái chậu trên mái nhà để hứng nước, thì cái chậu là của bạn còn nước trong chậu là của nhà nước”.
Quy định cứng rắn trên ở Israel giúp cho chính phủ ngăn chặn có hiệu quả việc sử dụng lãng phí nước, thực hiện chiến lược tạo nguồn nước và hệ thống đường dẫn để phân bố nguồn nước ra rộng khắp tại quốc gia này, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại để biến nước thải thành nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp, áp dụng phương pháp tưới tiêu hiệu quả nhất thế giới. Nhờ vậy mà từ một quốc gia khan hiếm nước, Israel trở thành một quốc gia xuất khẩu nước và công nghệ tưới tiêu ra nhiều nước trên thế giới. Và trên hết, cái “sở hữu toàn dân” về nước ở Israel đã giúp cho người dân thực sự được quyền CÓ nước để dùng.
Như rứa là “sở hữu toàn dân” đối với nước ở Israel được áp dụng theo một cung cách rất khác với “sở hữu toàn dân” đối với đất đai ở nước ta.
Khi chưa giành chính quyền, những người cách mạng nước ta đã giương khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, tức là hứa với người nông dân một tương lai CÓ đất. Căn cứ vào luật pháp ngày nay thì khẩu hiệu trên phạm luật. Nó phải được sửa thành “Người cày sử dụng ruộng”. Nhưng nếu ngày đó mà giương khẩu hiệu như rứa thì không ai theo, vì “Người cày sử dụng ruộng” chẳng khác chi thân phận của một tá điền.
Về lời ăn tiếng nói đối với đất đai tạm thế đã, lúc nào rảnh viết tiếp.
Hoàng Hải Vân
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Ngôn ngữ đất đai - Hoàng Hải Vân
Bạn CÓ một mảnh đất, đó là nói xuôi, còn nói ngược thì mảnh đất đó là CỦA bạn. Bạn BÁN mảnh đất đó cho tôi, đó là nói xuôi, còn nói ngược thì tôi MUA mảnh đất đó của bạn. Tôi giao tiền cho bạn và bạn giao đất cho tôi, gọi là mua-bán đất.
Chuyện đơn giản như thế bất kỳ người trưởng thành nào, dù biết chữ hay không, đều hiểu. Hầu hết trẻ em học lớp 1 trở lên, cũng hiểu. Nhưng Nhà nước thì không chấp nhận sự hiểu sơ đẳng này. Đó là điều kỳ lạ ở nước ta.
Đối với Nhà nước ta, nói như trên là phạm luật. Thay vì nói bạn CÓ mảnh đất đó, nhà nước nói bạn SỬ DỤNG mảnh đất đó. Thay vì nói bạn BÁN mảnh đất đó, nhà nước nói bạn CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG mảnh đất đó. Thay vì nói tôi MUA mảnh đất đó, nhà nước noi tôi NHẬN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG mảnh đất đó.
Luật pháp vốn xuất phát từ lẽ công bằng phổ quát được người dân thừa nhận lâu đời mà hình thành. Trong trường hợp này, luật pháp đã không tuân thủ lẽ công bằng phổ quát đó mà áp đặt cho đời sống một khái niệm xa lạ được thể hiện bằng thứ ngôn ngữ khiên cưỡng không thể dùng từ thuần Việt để diễn đạt. Thứ ngôn ngữ đó dân chỉ dùng khi làm giấy tờ về đất chứ không ai dùng trong đời sống.
Ấy là do quy định đất đai là sở hữu toàn dân được ghi trong Hiến pháp. Do quy định như vậy chẳng khác gì cha chung không ai khóc, nên luật pháp đã liên tục chòi đạp tìm cha cho đất, cuối cùng tìm được một “cha nuôi”, là 5 quyền của người sử dụng đất. Thực hiện 5 quyền ấy gần như là đã “có đất” rồi. 5 quyền của người dân đối với đất chính là quyền tài sản được Hiến pháp bảo vệ. Nhưng vì cái ông cha tự phong “sở hữu toàn dân” kia vẫn hiện hữu trong Hiến pháp, nên các nhóm lợi ích vẫn dựa vào để xâm phạm quyền tài sản là đất đai của người dân. Cái này gọi là dựa vào Hiến pháp để vi hiến.
Trên thế giới có một nước quy định sở hữu toàn dân, đó là Israel áp dụng sở hữu toàn dân đối với nước. Là do nước rất khan hiếm tại đất nước này từ trước khi lập quốc. Nhà nước Israel quản lý nước nghiêm ngặt đến mức một quan chức nước này từng tuyên bố: “Bạn đặt cái chậu trên mái nhà để hứng nước, thì cái chậu là của bạn còn nước trong chậu là của nhà nước”.
Quy định cứng rắn trên ở Israel giúp cho chính phủ ngăn chặn có hiệu quả việc sử dụng lãng phí nước, thực hiện chiến lược tạo nguồn nước và hệ thống đường dẫn để phân bố nguồn nước ra rộng khắp tại quốc gia này, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại để biến nước thải thành nước sinh hoạt và phục vụ nông nghiệp, áp dụng phương pháp tưới tiêu hiệu quả nhất thế giới. Nhờ vậy mà từ một quốc gia khan hiếm nước, Israel trở thành một quốc gia xuất khẩu nước và công nghệ tưới tiêu ra nhiều nước trên thế giới. Và trên hết, cái “sở hữu toàn dân” về nước ở Israel đã giúp cho người dân thực sự được quyền CÓ nước để dùng.
Như rứa là “sở hữu toàn dân” đối với nước ở Israel được áp dụng theo một cung cách rất khác với “sở hữu toàn dân” đối với đất đai ở nước ta.
Khi chưa giành chính quyền, những người cách mạng nước ta đã giương khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, tức là hứa với người nông dân một tương lai CÓ đất. Căn cứ vào luật pháp ngày nay thì khẩu hiệu trên phạm luật. Nó phải được sửa thành “Người cày sử dụng ruộng”. Nhưng nếu ngày đó mà giương khẩu hiệu như rứa thì không ai theo, vì “Người cày sử dụng ruộng” chẳng khác chi thân phận của một tá điền.
Về lời ăn tiếng nói đối với đất đai tạm thế đã, lúc nào rảnh viết tiếp.
Hoàng Hải Vân