Cà Kê Dê Ngỗng
"Ngọng Níu Nọng No" - by Le Hong Lam - Trần Văn Giang (ghi lại).
Lâu lâu có một bố bộ trưởng, thứ trưởng hay một em hoa hậu á hậu nào đó lỡ xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia hoặc trong một sự kiện trọng đại nào đó mà lỡ nói ngọng (thực ra là ngọng thiệt chứ chẳng phải lỡ) là được một trận cười và dèm pha hội chợ.
Kể cũng đáng cười thật, nặng nhất là mấy quả "l,” "n,” cứ “noạn” hết cả "nên." Kể cũng oan thật, vì nói ngọng nó cũng như đặc sản vùng miền, nó thấm vào tận gan ruột, nó ăn vào tận cơ lưỡi rồi, nó như "basic instinct,” uốn nắn lắm rồi khi mà bản năng nó trỗi dậy là thua; đâu phải muốn mà thoát ngọng. Thiên hạ được thể cười dèm pha, mà đâu biết chính mình cũng ngọng. Cả cái nước Việt này, thử hỏi đố tìm ra vùng nào không ngọng xem nào?
Vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ tính ra là ngọng nhiều nhất. Hải Phòng Nam Định hẹn nhau lên thủ đô nói thế này:
"MAI ĐI HÀ LỘI MUA CÁI LỒI VỀ LẤU CƠM LẾP.”
Cách nhau có vài chục cây số thôi mà sang Hải Dương, Bắc Ninh hình như lại ngọng ngược lại. Hồi tôi lên rừng Trường Sơn chơi với ông cậu đang phụ trách tuyến đường này, ổng kể có ông thủ trưởng đơn vị người Hải Dương chửi anh lính lái xe ẩu một trận tối mặt tối mày thế này:
"NÀM THÌ NƯỜI. NÓI THÌ NÁO. THẤY NỒN NÀ NAO NHƯ TÊN NỬA. ĐI XE THÌ NẠNG NÁCH. NAO NÊN NỀ. NGÃ NUÔN.”
Riêng món "Thấy nồn là nao như tên nửa" thì chắc thuộc hàng kinh điển rồi. Ngọng mà chửi duyên thế thì kém gì anh hề Xuân Hinh (?)
Dân Hà Nội cứ tinh tướng giọng thủ đô là giọng chuẩn, là tiếng quốc gia, chính ra cũng ngọng “níu nưỡi” chớ hơn gì ai. Cứ nghe các cô “Phát thanh viên” phát âm tròn vành rõ chữ "chong chẻo" với cả "dun dẩy,” rồi thì "xung xướng" mới cả "dưng dưng heo may" nghe vừa điệu vừa điêu, chỉ muốn đạp cho phát chớ ở đó mà chuẩn. Đọc nghe âm nhẹ đi thật, nhưng điệu quá có ngày gậy ông đập lưng ông, nghe nói có lần mẹ Lê Khanh làm MC chương trình âm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn. Mẹ này thì nổi tiếng thanh lịch rồi, nhưng điệu lắm, giới thiệu say sưa xong đúng lúc cần giới thiệu nhan đề bài hát thì buột mồm nói thế này:
"Sau đây mời quý vị cùng thưởng thức ca khúc NẶNG NẼ LƠI LÀY.”
Ở Ba Vi thì có con “bo vang,” nói kiểu gì toàn mất dấu, còn vô vùng Nghệ Tĩnh mình thương thì dấu gì cũng thành dấu nặng:
"Mời anh ăn ĐU ĐỤ.”
Giữa ban ngày ban mặt mà cứ đòi "ĐỤ" là thế nào? Em Nguyen Le (?) thì bị ám ảnh dấu sắc, ba dấu sắc mà đứng gần nhau là thảm họa. Hồi đi phỏng vấn các ông nhà văn, sau khi hỏi chuyện đời, chuyện nghề xong thì chị cập nhật thông tin, bèn hỏi:
"Dạo này chú có SẠNG TẠC MỢI nào không?"
Ông Nhà văn nghe không thủng tai, quay sang hỏi lại:
"Có cái gì?”
Chị ta càng quýnh, càng líu lưỡi:
"Dạ. SẠNG TẠC MỢI.”
Nhà văn càng nghe càng hoảng, gì mà “mợi mợi?” Chỉ vì cái lưỡi phản chủ mà khuyết mất phần “update” thông tin sáng tác mới của nhà văn. Hôm sau đọc báo bạn thấy nó kể vach vách nhà văn nọ sắp in cuốn này cuốn kia, chỉ biết căm hận cái lưỡi của mình.
Tôi dân khu Bốn cũ (?), cả một vệt Bình Trị Thiên ấy toàn ngọng hỏi ngã, sợ nhất là có BA DẤU HỎI đứng liền nhau. Ra Hà Nội học, cố uốn lưỡi cho giọng nhẹ đi, mềm lại, nhưng lâu lâu vẫn bị phản chủ. Có lần qua sạp báo ở Hàng Trống, lười gửi xe nên đậu bên ngoài, gọi với vô:
"Lấy cho em tờ TUỖI TRẼ CHŨ NHẬT.”
Chị bán hàng đoán mồm một hồi không ra, hỏi lại:
"Lấy tờ gì?"
“TUỖI TRẼ CHŨ NHẬT.”
Tiên sư nó! Một câu ngắn mà có tới những ba dấu hỏi liền nhau! Chị bán hàng vẫn không hiểu là tờ gì? Mắt trợn tròn làm tôi càng ngượng. Tôi điên tiết nhảy xuống xe, vào cầm tờ báo lên, dí vào mặt mụ:
"Làm gì có tờ báo nào có ba dấu hỏi mà còn không biết.”
Chị chữa ngượng:
"Úi giời, tưởng tờ gì.”
Tôi là mối ruột nên chị ấy dịu dàng chiều khách. Chớ có lần đi hàng sách quốc doanh, hỏi chị bán hàng:
"Có tập truyện ngắn mới của NGUYỄN KHÃI chưa chị?”
Người ta hỏi lịch sự ôn tồn thế mà chị gái mậu dịch ấy nhếch môi lên, trả lời đay nghiến thế này:
"Ở đây không có NGUYỄN TRÃI.”
Rồi còn bồi thêm:
"NGUYỄN TRÃI không viết truyện ngắn.”
Tiên sư chỉ muốn lao vào bóp cổ nó thế chứ lị.
Về Huế tối mùa đông lạnh buốt, sướng nhất là ăn bát bánh canh cá lóc cay xé lưỡi. Mới ra khỏi quán có chị xách cái thùng nhựa đi ngang rao:
"Ai LỒN KHÔNG LỒN KHÔNG.”
Thế là phải xơi thêm hai cái (hột vịt lộn?) cho ấm bụng. Có anh giai Hà Nội vô Huế cắt tóc, em nhân viên cắt tóc hỏi:
"RỨA ANH CẶC NGẮNG HAY CẶC DÀI?”
Giai Hà Nội sợ khiếp vía, tưởng gái Huế dịu dàng e ấp lắm mà mới gặp phát đã hỏi kích cỡ của quý là thế nào?
Cả một vệt Nam Trung Bộ từ Quảng Nam Đà Nẵng vô tới Phú Yên Bình Định thì ngọng kiểu gì mà toàn tưởng... nói lái. Ai đời “CÁI LỐP XE ĐẠP” mà toàn gọi là “CÁI LÁP XE ĐỘP.” Ngọng kiểu nói lái thế mà thích đùa, thích nói chữ lắm cơ. "THÔI RỒI LƯỢM ƠI" mà thế nào lại thành "THAU RẦU LƯỢM ÂU.” Tôi nghe xong lăn ra cười, thế là bị chửi thiệt: "CHƯỞI CHƠ KHÔNG BÀNG PHƠ TIẾNG.” Phải bóp mồm xin lỗi rối rít, xong tối lại rủ, "Đi hát kơ rơ ơ kơ giải sầu không?” chịu không nỗi lại lăn ra cười, thế là bị giận thiệt luôn
Cả một vệt miền Nam Tây Nguyên ngọng kiểu miền Nam Tây Nguyên, không nói được chữ Q. Xuống miền Tây thì cứ bắt “CON CÁ GÔ BỎ VÀO GỔ.” Có em đồng nghiệp người Cà Mau cao lêu hêu, hỏi ăn gì mà cao thế, em trả lời em chơi “BÓNG GỔ” nó mới cao chớ ăn gì. Tôi đi mua hoa Tết chê hoa kém tươi, em bán hàng bảo, anh về chưng vài ngày, chăm tưới nước là tết nó nó “GỰC GỠ” khắp nhà.
Đấy, tôi kể đủ ngọng khắp miền Bắc Trung Nam rồi đấy? Còn ai đủ dũng cảm không nói ngọng giơ tay lên nào?
Tôi
viết thế không phải để bao biện mà tự trào là chính. Biết cười người
được thì cũng biết cười mình được. Sáng nào cũng phải luyện hỏi ngã sái
cả mồm đấy chứ chẳng phải đùa đâu, thế mà lâu lâu lại bị phản chủ. Thôi
đành an ủi, miễn là không bị thiên hạ chửi “NÀM THÌ NƯỜI, NÓI THÌ NÁO, THẤY NỒN NÀ NAO NHƯ TÊN NỬA” là tốt rồi.
Le Hong Lam
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Ngọng Níu Nọng No" - by Le Hong Lam - Trần Văn Giang (ghi lại).
Lâu lâu có một bố bộ trưởng, thứ trưởng hay một em hoa hậu á hậu nào đó lỡ xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia hoặc trong một sự kiện trọng đại nào đó mà lỡ nói ngọng (thực ra là ngọng thiệt chứ chẳng phải lỡ) là được một trận cười và dèm pha hội chợ.
Kể cũng đáng cười thật, nặng nhất là mấy quả "l,” "n,” cứ “noạn” hết cả "nên." Kể cũng oan thật, vì nói ngọng nó cũng như đặc sản vùng miền, nó thấm vào tận gan ruột, nó ăn vào tận cơ lưỡi rồi, nó như "basic instinct,” uốn nắn lắm rồi khi mà bản năng nó trỗi dậy là thua; đâu phải muốn mà thoát ngọng. Thiên hạ được thể cười dèm pha, mà đâu biết chính mình cũng ngọng. Cả cái nước Việt này, thử hỏi đố tìm ra vùng nào không ngọng xem nào?
Vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc bộ tính ra là ngọng nhiều nhất. Hải Phòng Nam Định hẹn nhau lên thủ đô nói thế này:
"MAI ĐI HÀ LỘI MUA CÁI LỒI VỀ LẤU CƠM LẾP.”
Cách nhau có vài chục cây số thôi mà sang Hải Dương, Bắc Ninh hình như lại ngọng ngược lại. Hồi tôi lên rừng Trường Sơn chơi với ông cậu đang phụ trách tuyến đường này, ổng kể có ông thủ trưởng đơn vị người Hải Dương chửi anh lính lái xe ẩu một trận tối mặt tối mày thế này:
"NÀM THÌ NƯỜI. NÓI THÌ NÁO. THẤY NỒN NÀ NAO NHƯ TÊN NỬA. ĐI XE THÌ NẠNG NÁCH. NAO NÊN NỀ. NGÃ NUÔN.”
Riêng món "Thấy nồn là nao như tên nửa" thì chắc thuộc hàng kinh điển rồi. Ngọng mà chửi duyên thế thì kém gì anh hề Xuân Hinh (?)
Dân Hà Nội cứ tinh tướng giọng thủ đô là giọng chuẩn, là tiếng quốc gia, chính ra cũng ngọng “níu nưỡi” chớ hơn gì ai. Cứ nghe các cô “Phát thanh viên” phát âm tròn vành rõ chữ "chong chẻo" với cả "dun dẩy,” rồi thì "xung xướng" mới cả "dưng dưng heo may" nghe vừa điệu vừa điêu, chỉ muốn đạp cho phát chớ ở đó mà chuẩn. Đọc nghe âm nhẹ đi thật, nhưng điệu quá có ngày gậy ông đập lưng ông, nghe nói có lần mẹ Lê Khanh làm MC chương trình âm nhạc tưởng niệm Trịnh Công Sơn. Mẹ này thì nổi tiếng thanh lịch rồi, nhưng điệu lắm, giới thiệu say sưa xong đúng lúc cần giới thiệu nhan đề bài hát thì buột mồm nói thế này:
"Sau đây mời quý vị cùng thưởng thức ca khúc NẶNG NẼ LƠI LÀY.”
Ở Ba Vi thì có con “bo vang,” nói kiểu gì toàn mất dấu, còn vô vùng Nghệ Tĩnh mình thương thì dấu gì cũng thành dấu nặng:
"Mời anh ăn ĐU ĐỤ.”
Giữa ban ngày ban mặt mà cứ đòi "ĐỤ" là thế nào? Em Nguyen Le (?) thì bị ám ảnh dấu sắc, ba dấu sắc mà đứng gần nhau là thảm họa. Hồi đi phỏng vấn các ông nhà văn, sau khi hỏi chuyện đời, chuyện nghề xong thì chị cập nhật thông tin, bèn hỏi:
"Dạo này chú có SẠNG TẠC MỢI nào không?"
Ông Nhà văn nghe không thủng tai, quay sang hỏi lại:
"Có cái gì?”
Chị ta càng quýnh, càng líu lưỡi:
"Dạ. SẠNG TẠC MỢI.”
Nhà văn càng nghe càng hoảng, gì mà “mợi mợi?” Chỉ vì cái lưỡi phản chủ mà khuyết mất phần “update” thông tin sáng tác mới của nhà văn. Hôm sau đọc báo bạn thấy nó kể vach vách nhà văn nọ sắp in cuốn này cuốn kia, chỉ biết căm hận cái lưỡi của mình.
Tôi dân khu Bốn cũ (?), cả một vệt Bình Trị Thiên ấy toàn ngọng hỏi ngã, sợ nhất là có BA DẤU HỎI đứng liền nhau. Ra Hà Nội học, cố uốn lưỡi cho giọng nhẹ đi, mềm lại, nhưng lâu lâu vẫn bị phản chủ. Có lần qua sạp báo ở Hàng Trống, lười gửi xe nên đậu bên ngoài, gọi với vô:
"Lấy cho em tờ TUỖI TRẼ CHŨ NHẬT.”
Chị bán hàng đoán mồm một hồi không ra, hỏi lại:
"Lấy tờ gì?"
“TUỖI TRẼ CHŨ NHẬT.”
Tiên sư nó! Một câu ngắn mà có tới những ba dấu hỏi liền nhau! Chị bán hàng vẫn không hiểu là tờ gì? Mắt trợn tròn làm tôi càng ngượng. Tôi điên tiết nhảy xuống xe, vào cầm tờ báo lên, dí vào mặt mụ:
"Làm gì có tờ báo nào có ba dấu hỏi mà còn không biết.”
Chị chữa ngượng:
"Úi giời, tưởng tờ gì.”
Tôi là mối ruột nên chị ấy dịu dàng chiều khách. Chớ có lần đi hàng sách quốc doanh, hỏi chị bán hàng:
"Có tập truyện ngắn mới của NGUYỄN KHÃI chưa chị?”
Người ta hỏi lịch sự ôn tồn thế mà chị gái mậu dịch ấy nhếch môi lên, trả lời đay nghiến thế này:
"Ở đây không có NGUYỄN TRÃI.”
Rồi còn bồi thêm:
"NGUYỄN TRÃI không viết truyện ngắn.”
Tiên sư chỉ muốn lao vào bóp cổ nó thế chứ lị.
Về Huế tối mùa đông lạnh buốt, sướng nhất là ăn bát bánh canh cá lóc cay xé lưỡi. Mới ra khỏi quán có chị xách cái thùng nhựa đi ngang rao:
"Ai LỒN KHÔNG LỒN KHÔNG.”
Thế là phải xơi thêm hai cái (hột vịt lộn?) cho ấm bụng. Có anh giai Hà Nội vô Huế cắt tóc, em nhân viên cắt tóc hỏi:
"RỨA ANH CẶC NGẮNG HAY CẶC DÀI?”
Giai Hà Nội sợ khiếp vía, tưởng gái Huế dịu dàng e ấp lắm mà mới gặp phát đã hỏi kích cỡ của quý là thế nào?
Cả một vệt Nam Trung Bộ từ Quảng Nam Đà Nẵng vô tới Phú Yên Bình Định thì ngọng kiểu gì mà toàn tưởng... nói lái. Ai đời “CÁI LỐP XE ĐẠP” mà toàn gọi là “CÁI LÁP XE ĐỘP.” Ngọng kiểu nói lái thế mà thích đùa, thích nói chữ lắm cơ. "THÔI RỒI LƯỢM ƠI" mà thế nào lại thành "THAU RẦU LƯỢM ÂU.” Tôi nghe xong lăn ra cười, thế là bị chửi thiệt: "CHƯỞI CHƠ KHÔNG BÀNG PHƠ TIẾNG.” Phải bóp mồm xin lỗi rối rít, xong tối lại rủ, "Đi hát kơ rơ ơ kơ giải sầu không?” chịu không nỗi lại lăn ra cười, thế là bị giận thiệt luôn
Cả một vệt miền Nam Tây Nguyên ngọng kiểu miền Nam Tây Nguyên, không nói được chữ Q. Xuống miền Tây thì cứ bắt “CON CÁ GÔ BỎ VÀO GỔ.” Có em đồng nghiệp người Cà Mau cao lêu hêu, hỏi ăn gì mà cao thế, em trả lời em chơi “BÓNG GỔ” nó mới cao chớ ăn gì. Tôi đi mua hoa Tết chê hoa kém tươi, em bán hàng bảo, anh về chưng vài ngày, chăm tưới nước là tết nó nó “GỰC GỠ” khắp nhà.
Đấy, tôi kể đủ ngọng khắp miền Bắc Trung Nam rồi đấy? Còn ai đủ dũng cảm không nói ngọng giơ tay lên nào?
Tôi
viết thế không phải để bao biện mà tự trào là chính. Biết cười người
được thì cũng biết cười mình được. Sáng nào cũng phải luyện hỏi ngã sái
cả mồm đấy chứ chẳng phải đùa đâu, thế mà lâu lâu lại bị phản chủ. Thôi
đành an ủi, miễn là không bị thiên hạ chửi “NÀM THÌ NƯỜI, NÓI THÌ NÁO, THẤY NỒN NÀ NAO NHƯ TÊN NỬA” là tốt rồi.
Le Hong Lam
Trần Văn Giang (ghi lại)