Văn Học & Nghệ Thuật
Ngựa và xe ngựa trong Truyện Kiều
Đọc toàn bộ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta dễ dàng nhận thấy có tới 22 lần ông “thi hóa” ngựa và xe ngựa.
Trong khi chưa tìm ra lời giải đáp về thân phận người nằm dưới mồ, bỗng xuất hiện “Nhạc vàng đâu đã thấy nghe gần gần” của chàng văn nhân thi sĩ họ Kim tên Trọng thong dong trên lưng bạch mã “tuyết in sắc ngựa”. Văn nhân chủ động “xuống ngựa tới nơi tự tình” với chị em Kiều. Thời gian như cơn gió thoảng qua, không đủ để Kim Trọng và Kiều giao thoa. Nguyễn Du lại tiếp tục sử dụng hình ảnh đối lập “lên ngựa” -“xuống ngựa” để nói hai trạng thái tâm lý của Kiều “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”. Như trận bão bất ngờ ập xuống gia đình Kiều, tàn phá cái “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” Kim – Kiều.
Là chị cả trong gia đình Kiều coi chữ hiếu lớn hơn chữ tình, nàng quyết định bán mình chuộc cha. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du lại sử dụng “ngựa” để nói về lòng hiếu thảo của Kiều với đấng sinh thành: “Làm thân trâu ngựa cho loài khổ sai”, cứu cha khỏi vòng lao lý. Với giá “ba trăm lạng” Kiều đau đớn chia ly gia quyến dấn thân vào đời trong lúc nàng dằn vặt, khát khao mối tình đầu đầy lãng mạn với chàng Kim. Giờ đến lượt Kiều lên yên ngựa, nhưng tâm trạng hoàn toàn khác yên ngựa du xuân của chàng Kim:
Dưới ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, tai ương kia đã khiến bước chân chú ngựa chở Kiều đi bán mình hoàn toàn đối lập với nhạc vàng nơi lưng ngựa chàng Kim trong tuyết thanh minh bữa nào. Đến độ vó ngựa cũng khấp khểnh, bánh xe cũng gập ghềnh” giữa cảnh:
Kể từ đây, ngựa và xe ngựa theo Kiều lúc bi ai, khi thấp hèn phù hợp với bản chất nhân vật ông lột tả. Ấy là lúc Sở Khanh khoe mẽ với Kiều về phương tiện di chuyển sang trọng và oai linh của chàng: “Rằng ta có ngựa truy phong”. Thoắt cái, tên lừa tình này cao chạy xa bay sau khi thỏa mãn dục vọng thấp kém với Kiều. Thi hào Nguyễn Du hạ một câu chí lý: “Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào”...
Ngựa và xe ngựa được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều như một loại hình ngôn ngữ không chỉ biểu thị tâm lý mà còn mô tả hành động của từng nhân vật. Phương tiện ngôn ngữ ấy vừa nói lên đời sống vật chất và văn hóa ở một thời kỳ ngựa và xe ngựa trở thành phương tiện ưu thế trong giao thông bộ, vừa ẩn chứa tính cách nhân vật. Đây chính là tài năng tuyệt thế của Nguyễn Du.
Ngựa và xe ngựa trong Truyện Kiều
Khuynh Diệp
Đọc toàn bộ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta dễ dàng nhận thấy có tới 22 lần ông “thi hóa” ngựa và xe ngựa. Mỗi lần ngựa và xe ngựa xuất hiện trong tác phẩm đều có bối cảnh và tâm trạng không giống nhau.
Hãy hình dung ông vẽ cảnh chị em nàng Kiều du xuân trong tiết thanh minh “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Giữa không khí nhộn nhịp ấy, Kiều bắt gặp “ngôi mồ vô chủ” hiu hắt nằm bên vệ đường. Trong lúc đang phân vân, nàng được em trai Vương Quan kể về cuộc tình bi lụy của người nằm dưới mồ là Đạm Tiên với mặc khách phương xa. Với Đạm Tiên, người tình ấy chỉ còn là chiếc bóng trong tâm tưởng, trong hoài niệm: “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”. Hai hình ảnh so sánh ở cùng một vật thể “ngựa xe” và “xe ngựa” báo hiệu điềm không lành sẽ đến với Kiều.
Trong khi chưa tìm ra lời giải đáp về thân phận người nằm dưới mồ, bỗng xuất hiện “Nhạc vàng đâu đã thấy nghe gần gần” của chàng văn nhân thi sĩ họ Kim tên Trọng thong dong trên lưng bạch mã “tuyết in sắc ngựa”. Văn nhân chủ động “xuống ngựa tới nơi tự tình” với chị em Kiều. Thời gian như cơn gió thoảng qua, không đủ để Kim Trọng và Kiều giao thoa. Nguyễn Du lại tiếp tục sử dụng hình ảnh đối lập “lên ngựa” -“xuống ngựa” để nói hai trạng thái tâm lý của Kiều “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”. Như trận bão bất ngờ ập xuống gia đình Kiều, tàn phá cái “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” Kim – Kiều.
Là chị cả trong gia đình Kiều coi chữ hiếu lớn hơn chữ tình, nàng quyết định bán mình chuộc cha. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du lại sử dụng “ngựa” để nói về lòng hiếu thảo của Kiều với đấng sinh thành: “Làm thân trâu ngựa cho loài khổ sai”, cứu cha khỏi vòng lao lý. Với giá “ba trăm lạng” Kiều đau đớn chia ly gia quyến dấn thân vào đời trong lúc nàng dằn vặt, khát khao mối tình đầu đầy lãng mạn với chàng Kim. Giờ đến lượt Kiều lên yên ngựa, nhưng tâm trạng hoàn toàn khác yên ngựa du xuân của chàng Kim:
Trên yên sẵn có con dao
Dấu cầm nàng đã buộc vào chéo khăn.
Dấu cầm nàng đã buộc vào chéo khăn.
Dưới ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, tai ương kia đã khiến bước chân chú ngựa chở Kiều đi bán mình hoàn toàn đối lập với nhạc vàng nơi lưng ngựa chàng Kim trong tuyết thanh minh bữa nào. Đến độ vó ngựa cũng khấp khểnh, bánh xe cũng gập ghềnh” giữa cảnh:
Đùng đùng gió giật, mây vần.
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Kể từ đây, ngựa và xe ngựa theo Kiều lúc bi ai, khi thấp hèn phù hợp với bản chất nhân vật ông lột tả. Ấy là lúc Sở Khanh khoe mẽ với Kiều về phương tiện di chuyển sang trọng và oai linh của chàng: “Rằng ta có ngựa truy phong”. Thoắt cái, tên lừa tình này cao chạy xa bay sau khi thỏa mãn dục vọng thấp kém với Kiều. Thi hào Nguyễn Du hạ một câu chí lý: “Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào”...
Ngựa và xe ngựa được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều như một loại hình ngôn ngữ không chỉ biểu thị tâm lý mà còn mô tả hành động của từng nhân vật. Phương tiện ngôn ngữ ấy vừa nói lên đời sống vật chất và văn hóa ở một thời kỳ ngựa và xe ngựa trở thành phương tiện ưu thế trong giao thông bộ, vừa ẩn chứa tính cách nhân vật. Đây chính là tài năng tuyệt thế của Nguyễn Du.
Khuynh Diệp
Bàn ra tán vào (0)
Ngựa và xe ngựa trong Truyện Kiều
Đọc toàn bộ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta dễ dàng nhận thấy có tới 22 lần ông “thi hóa” ngựa và xe ngựa.
Ngựa và xe ngựa trong Truyện Kiều
Khuynh Diệp
Đọc toàn bộ Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, ta dễ dàng nhận thấy có tới 22 lần ông “thi hóa” ngựa và xe ngựa. Mỗi lần ngựa và xe ngựa xuất hiện trong tác phẩm đều có bối cảnh và tâm trạng không giống nhau.
Hãy hình dung ông vẽ cảnh chị em nàng Kiều du xuân trong tiết thanh minh “Ngựa xe như nước, áo quần như nêm”. Giữa không khí nhộn nhịp ấy, Kiều bắt gặp “ngôi mồ vô chủ” hiu hắt nằm bên vệ đường. Trong lúc đang phân vân, nàng được em trai Vương Quan kể về cuộc tình bi lụy của người nằm dưới mồ là Đạm Tiên với mặc khách phương xa. Với Đạm Tiên, người tình ấy chỉ còn là chiếc bóng trong tâm tưởng, trong hoài niệm: “Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh”. Hai hình ảnh so sánh ở cùng một vật thể “ngựa xe” và “xe ngựa” báo hiệu điềm không lành sẽ đến với Kiều.
Trong khi chưa tìm ra lời giải đáp về thân phận người nằm dưới mồ, bỗng xuất hiện “Nhạc vàng đâu đã thấy nghe gần gần” của chàng văn nhân thi sĩ họ Kim tên Trọng thong dong trên lưng bạch mã “tuyết in sắc ngựa”. Văn nhân chủ động “xuống ngựa tới nơi tự tình” với chị em Kiều. Thời gian như cơn gió thoảng qua, không đủ để Kim Trọng và Kiều giao thoa. Nguyễn Du lại tiếp tục sử dụng hình ảnh đối lập “lên ngựa” -“xuống ngựa” để nói hai trạng thái tâm lý của Kiều “Khách đà lên ngựa người còn ghé theo”. Như trận bão bất ngờ ập xuống gia đình Kiều, tàn phá cái “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” Kim – Kiều.
Là chị cả trong gia đình Kiều coi chữ hiếu lớn hơn chữ tình, nàng quyết định bán mình chuộc cha. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du lại sử dụng “ngựa” để nói về lòng hiếu thảo của Kiều với đấng sinh thành: “Làm thân trâu ngựa cho loài khổ sai”, cứu cha khỏi vòng lao lý. Với giá “ba trăm lạng” Kiều đau đớn chia ly gia quyến dấn thân vào đời trong lúc nàng dằn vặt, khát khao mối tình đầu đầy lãng mạn với chàng Kim. Giờ đến lượt Kiều lên yên ngựa, nhưng tâm trạng hoàn toàn khác yên ngựa du xuân của chàng Kim:
Trên yên sẵn có con dao
Dấu cầm nàng đã buộc vào chéo khăn.
Dấu cầm nàng đã buộc vào chéo khăn.
Dưới ngòi bút thiên tài của Nguyễn Du, tai ương kia đã khiến bước chân chú ngựa chở Kiều đi bán mình hoàn toàn đối lập với nhạc vàng nơi lưng ngựa chàng Kim trong tuyết thanh minh bữa nào. Đến độ vó ngựa cũng khấp khểnh, bánh xe cũng gập ghềnh” giữa cảnh:
Đùng đùng gió giật, mây vần.
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Một xe trong cõi hồng trần như bay.
Kể từ đây, ngựa và xe ngựa theo Kiều lúc bi ai, khi thấp hèn phù hợp với bản chất nhân vật ông lột tả. Ấy là lúc Sở Khanh khoe mẽ với Kiều về phương tiện di chuyển sang trọng và oai linh của chàng: “Rằng ta có ngựa truy phong”. Thoắt cái, tên lừa tình này cao chạy xa bay sau khi thỏa mãn dục vọng thấp kém với Kiều. Thi hào Nguyễn Du hạ một câu chí lý: “Sở Khanh đã rẽ dây cương lối nào”...
Ngựa và xe ngựa được đại thi hào Nguyễn Du sử dụng trong Truyện Kiều như một loại hình ngôn ngữ không chỉ biểu thị tâm lý mà còn mô tả hành động của từng nhân vật. Phương tiện ngôn ngữ ấy vừa nói lên đời sống vật chất và văn hóa ở một thời kỳ ngựa và xe ngựa trở thành phương tiện ưu thế trong giao thông bộ, vừa ẩn chứa tính cách nhân vật. Đây chính là tài năng tuyệt thế của Nguyễn Du.
Khuynh Diệp