Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Người Giữ Cửa Thủ Đô - Phan Nhật Nam
Mời mọi người đọc câu chuyện của nhà văn Phan Nhật Nam ... để có thêm 1 cái nhìn về LÍNH ...
...Chúng tôi không hiểu người dân thủ đô quan niệm thế nào về các hoạt động của VC ? Những vụ giật mìn khủng bố phá hoại , tiếng súng ở đầu xa lộ , phía bót quận Tám , tất cả những điều đó đã cho người dân thủ đô có những ý niệm đủ về chiến tranh hay chưa ? Hai tiếng nổ làm xập nhà ở đường Nguyễn Cư Trinh , người chết ở toà đại sứ Mỹ cũng chỉ đủ gây 1 thắc mắc nhỏ : VC làm thế nào để đặt được chất nổ ? Tai ương chiến tranh đặt ngang với 1 phim trinh thám loại OSS . Người dân ở SG có bao giờ biết hoạt động phá hoại là kết quả của 1 công trình nội ngoai tiếp tay phối hợp với nhau thật tỉ mỉ và chính xác .
Người dân ở thủ đô có bao giờ biết mỗi lần biểu tình và xuống đường lựu đạn chất nổ được đưa vào thủ đô nhiều hơn , VC xích gần về phía Nhà Bè , xa lộ ,phi trường TSN thêm 1 chút nữa !?...một vụ tự thiêu , họp báo là du kích đặc công có dịp có mặt tại SG với chất nổ đã được gắn ngòi . Chung quanh thủ đô có trung đoàn 165A gồm những đơn vị đặc công quyết tử , chuyên cận chiến trong thành phố .Tiểu đoàn 6 của trung đoàn này xuất phát từ mật khu Lý Văn Mạnh hoạt động từ Bà Hom Bà Quẹo ( 1 phần lớn của tiểu đoàn này đã bị tiểu đoàn 2 Dù đánh tan đầu năm 1967 tại ấp Vĩnh Hạnh )Tiểu đoàn này đưa 1 đại đội vào sát vùng của chúng tôi để điều nghiên ,thám sát , phối hợp với 3 trung đội du kích ở các xã Bình Trị Đông , Phú Lâm , Phú Thọ Hoà . Du kích ở đâu ? Chính là dân chúng ở những vùng này đã trốn ra bưng học tập trở về sống như những người thường , lớp du kích này cung cấp tin tức và khả năng của các đơn vị giữ cửa thủ đô , dẫn đường cho các lực lượng lớn tấn công vào SG , cầm chân cho các đơn vị này rút đi . Những vụ pháo kích vào phi trường TSN là kết quả phối hợp của du kích và chính quy vùng này . Để đối phó , ta có những đơn vị chủ lực và địa phương quân , những đơn vị tổng trừ bị trấn đóng , lục soát tảo thanh chung quanh ven đô . Nhưng hoạt động chính để bảo vệ thủ đô nằm trên vai của những người lính không đồng phục , không qui chế , không quân số ... Những người lính từ lũy tre , sinh và sống trên đồng ruộng , những người lính Nghĩa quân , kẻ nhận diện được mỗi du kích , biết tên Thảo chỉ huy du kích vùng Vĩnh Lộc con ai ? Lấy ai ? Trốn ở đâu ? Người đối đầu với VC chính là những người lính , ngày gối đầu trên đôi dép nhật ngủ dưới hàng cây bên đường làng , đêm họ tập họp lại thành tiểu đội , trung đội nếu cần , và đấy là nông thôn vùng lên ! dành dựt lấy quyền sống , làm người tự do không cần tuyên ngôn , không hội thảo , xuống đường ...
Anh Ba đi nghĩa quân từ năm 1962 , một khẩu súng , vài trái lựu đạn , thế là anh mang lên mình bản án tử hình của VC - Làm tay sai cho Mỹ giết hại đồng bào - với số lương 1.200 đồng mỗi tháng !
Tôi biết anh từ năm 1964 , lúc SG hỗn loạn hơn bao giờ hết giữa 2 phe tôn giáo . VC ngưng hẳn hoạt động lớn , dồn lực định đánh về thủ đô , phi trường TSN bị pháo kích thường xuyên . Áp lực địch đè nặng trên vùng này , anh theo chúng tôi để chỉ dẫn từng địa thế , nhận diện những người tình nghi .
- Đằng sau cái nhà vuông có con đường , tụi nó hay gài mìn , thiếu uý coi chừng !
-Trong bản đồ tôi không thấy gì cả ?
- Đường xe bò đi , bản đồ đâu có ghi! Nhà bà già sát bên quán nước trong ấp Vĩnh Hạnh có đứa con thoát ly !
- Nó đi lâu chưa ?
-Đâu khoảng tháng tư năm ngoái , nó tên Long , có con chị thoát ly về rồi , về hôm tháng sáu .
Đại khái như thế anh cho tôi biết từng chi tiết quí giá mà không 1 cơ quan tình báo nào có thể cung cấp . Năm 64 , 65 , 66 ...đơn vị tôi thay đổi từng vùng chiến thuật , bị thương , bị chết , mất tích .Những người lính dưới quyền tôi thay đổi hết , nhiều lính mới về , những khuôn mặt quá trẻ so với vẻ già nua và tàn ác của chiến tranh . Đơn vị tôi gặp đại nạn , dưỡng thương , làm việc nhẹ , nay tiếp tục đo chân trên chiều dài quê hương . Bây giờ tôi ở đơn vị mới trở lại vùng này gặp lại anh Ba , anh nhận ra tôi trước .
- Thiếu uý ... A ! Trung uý có nhớ tôi không ? Tôi tưởng trung uý chết ở trận Đồng Xoài rồi chứ ?
- không chết , chỉ bị thương thội
- Mấy người lúc trước đi theo trung úy đâu ? Cái anh tây lai người nho nhỏ ấy ?
" Anh tây lai nhỏ " Tôi kêu 1 tiếng trong lòng , Thái , thằng nhỏ theo tôi trong suốt thời gian dài , ích kỷ , nông nối và trẻ con , thằng bé thường thủ thỉ với tôi những câu chuyện vu vơ sau những tối đã đóng quân xong ... Bỏ quê hương miền Bắc vào Nam đi lính , thích đội nón đỏ mặc đồ saut , khi chết xác không được xác định .
-Mấy người theo tôi chết hết cả rồi , bây giờ tôi đang ở tiếu đòan mới . Còn anh bây giờ có gì khác không ?
-Cám ơn trung úy , bây giờ tôi được lên trung đội trưởng .
Anh Ba bao giờ cũng vậy , sự cực khổ đến 1 lúc nào đấy không thể ảnh hưởng thêm được trên con người anh , mặt anh kjhông thể đen hơn , người không thể gầy hơn .
-Anh Heo bây giờ như thế nào ? ( Heo là người nghĩa quân từng hạ hàng chục VC bằng súng cá nhân , gã lì lợm có thể uống đến 10 xị đế ) .
-Heo nó bị thương 1 lần , trung uý không biết đâu , khoảng tháng 8 năm ngoái , cũng chiều chiều như thế này , tụi thằng Heo vừa đến ấp Vĩnh Tín thì bị đụng . Ông quận đem quân lên thì bị đánh dội ra ... Tụi thằng Heo có bảy thằng chết ba , bốn thằng bị thương cầm cự cho đến 4 giờ sáng !
-Anh có bị lần nào như thế không ?
-Có lai rai 1 lần ở Vĩnh Phước ... Anh bình thản nhắc lại đoạn thời gian và trận đánh . Vẫn là muôn ngàn trận đánh điển hình giữa nông dân và du kích , giữ từng tấc đất , từng bờ ruộng , không phi pháo yểm trợ ...Chỉ có lòng yêu thôn xóm , một ý thức về bổn phận kèm thêm can đảm của con người .Đã bao lâu VC tối tăm hoá , hèn hạ hoá , ngu ngốc khêu gợi những bản năng căm thù , mặc cảm giai cấp và giòng giống để kéo dài chiến tranh ... Nhưng người VN ở bên này vẫn không bị nung đỏ bởi hận thù , họ vẫn tiếp tục chiến đấu để làm sáng mắt người huynh đệ mù tối . Tôi chưa thấy trong lời nói của anh có dấu vết thù hận ... chỉ có kiên nhẫn và chịu đựng !
Tôi bắt tay anh hẹn ngày mai gặp lại , anh ngồi lại vệ đường nhìn ra vùng ruộng . Có mơ ước gì không ? Người trung đội trưởng nghĩa quân , một tháng một ngàn bốn trăm đồng bạc , một bao gạo hai thùng dầu ăn ... Anh có cái gì để đãi ngộ xứng đáng ? Trên đầu chiếc phản lực bay vút đi như cánh chim , anh có so sánh và tị hiềm, nào không ?
Tôi chắc anh không biết thế nào là chủ nghĩa CS , nhưng anh biết chắc được 1 điều , ngày nào vẫn còn lọai người về ấp phát loa : " đồng chí chủ tịch MTĐ , đồng chí chủ tịch HCM ... đã nói : chúng ta phải quét Mỹ xâm lược ra khỏi thôn ấp ..." ...Anh vẫn còn phải chiến đấu vì anh biết thằng Thảo , đội trưởng du kích đang ở vùng Xuân Thới Thượng đã cắt cổ 3 ông trưởng ấp - Anh chiến đấu vì điều này làm anh phẫn nộ !
Thủ đô nhảy múa , hò hét , chuyến động ồn ào sau lưng anh , họ nhân danh người lính , họ nhân danh tổ quốc . Mặc kệ ! anh sống xây lưng về nó - Sài Gòn , thủ đô bạo động và dối trá - Thành phố đè lên vai anh .
Phan Nhật Nam - tháng 4 , 1966 - Bà Điểm
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Người Giữ Cửa Thủ Đô - Phan Nhật Nam
Mời mọi người đọc câu chuyện của nhà văn Phan Nhật Nam ... để có thêm 1 cái nhìn về LÍNH ...
...Chúng tôi không hiểu người dân thủ đô quan niệm thế nào về các hoạt động của VC ? Những vụ giật mìn khủng bố phá hoại , tiếng súng ở đầu xa lộ , phía bót quận Tám , tất cả những điều đó đã cho người dân thủ đô có những ý niệm đủ về chiến tranh hay chưa ? Hai tiếng nổ làm xập nhà ở đường Nguyễn Cư Trinh , người chết ở toà đại sứ Mỹ cũng chỉ đủ gây 1 thắc mắc nhỏ : VC làm thế nào để đặt được chất nổ ? Tai ương chiến tranh đặt ngang với 1 phim trinh thám loại OSS . Người dân ở SG có bao giờ biết hoạt động phá hoại là kết quả của 1 công trình nội ngoai tiếp tay phối hợp với nhau thật tỉ mỉ và chính xác .
Người dân ở thủ đô có bao giờ biết mỗi lần biểu tình và xuống đường lựu đạn chất nổ được đưa vào thủ đô nhiều hơn , VC xích gần về phía Nhà Bè , xa lộ ,phi trường TSN thêm 1 chút nữa !?...một vụ tự thiêu , họp báo là du kích đặc công có dịp có mặt tại SG với chất nổ đã được gắn ngòi . Chung quanh thủ đô có trung đoàn 165A gồm những đơn vị đặc công quyết tử , chuyên cận chiến trong thành phố .Tiểu đoàn 6 của trung đoàn này xuất phát từ mật khu Lý Văn Mạnh hoạt động từ Bà Hom Bà Quẹo ( 1 phần lớn của tiểu đoàn này đã bị tiểu đoàn 2 Dù đánh tan đầu năm 1967 tại ấp Vĩnh Hạnh )Tiểu đoàn này đưa 1 đại đội vào sát vùng của chúng tôi để điều nghiên ,thám sát , phối hợp với 3 trung đội du kích ở các xã Bình Trị Đông , Phú Lâm , Phú Thọ Hoà . Du kích ở đâu ? Chính là dân chúng ở những vùng này đã trốn ra bưng học tập trở về sống như những người thường , lớp du kích này cung cấp tin tức và khả năng của các đơn vị giữ cửa thủ đô , dẫn đường cho các lực lượng lớn tấn công vào SG , cầm chân cho các đơn vị này rút đi . Những vụ pháo kích vào phi trường TSN là kết quả phối hợp của du kích và chính quy vùng này . Để đối phó , ta có những đơn vị chủ lực và địa phương quân , những đơn vị tổng trừ bị trấn đóng , lục soát tảo thanh chung quanh ven đô . Nhưng hoạt động chính để bảo vệ thủ đô nằm trên vai của những người lính không đồng phục , không qui chế , không quân số ... Những người lính từ lũy tre , sinh và sống trên đồng ruộng , những người lính Nghĩa quân , kẻ nhận diện được mỗi du kích , biết tên Thảo chỉ huy du kích vùng Vĩnh Lộc con ai ? Lấy ai ? Trốn ở đâu ? Người đối đầu với VC chính là những người lính , ngày gối đầu trên đôi dép nhật ngủ dưới hàng cây bên đường làng , đêm họ tập họp lại thành tiểu đội , trung đội nếu cần , và đấy là nông thôn vùng lên ! dành dựt lấy quyền sống , làm người tự do không cần tuyên ngôn , không hội thảo , xuống đường ...
Anh Ba đi nghĩa quân từ năm 1962 , một khẩu súng , vài trái lựu đạn , thế là anh mang lên mình bản án tử hình của VC - Làm tay sai cho Mỹ giết hại đồng bào - với số lương 1.200 đồng mỗi tháng !
Tôi biết anh từ năm 1964 , lúc SG hỗn loạn hơn bao giờ hết giữa 2 phe tôn giáo . VC ngưng hẳn hoạt động lớn , dồn lực định đánh về thủ đô , phi trường TSN bị pháo kích thường xuyên . Áp lực địch đè nặng trên vùng này , anh theo chúng tôi để chỉ dẫn từng địa thế , nhận diện những người tình nghi .
- Đằng sau cái nhà vuông có con đường , tụi nó hay gài mìn , thiếu uý coi chừng !
-Trong bản đồ tôi không thấy gì cả ?
- Đường xe bò đi , bản đồ đâu có ghi! Nhà bà già sát bên quán nước trong ấp Vĩnh Hạnh có đứa con thoát ly !
- Nó đi lâu chưa ?
-Đâu khoảng tháng tư năm ngoái , nó tên Long , có con chị thoát ly về rồi , về hôm tháng sáu .
Đại khái như thế anh cho tôi biết từng chi tiết quí giá mà không 1 cơ quan tình báo nào có thể cung cấp . Năm 64 , 65 , 66 ...đơn vị tôi thay đổi từng vùng chiến thuật , bị thương , bị chết , mất tích .Những người lính dưới quyền tôi thay đổi hết , nhiều lính mới về , những khuôn mặt quá trẻ so với vẻ già nua và tàn ác của chiến tranh . Đơn vị tôi gặp đại nạn , dưỡng thương , làm việc nhẹ , nay tiếp tục đo chân trên chiều dài quê hương . Bây giờ tôi ở đơn vị mới trở lại vùng này gặp lại anh Ba , anh nhận ra tôi trước .
- Thiếu uý ... A ! Trung uý có nhớ tôi không ? Tôi tưởng trung uý chết ở trận Đồng Xoài rồi chứ ?
- không chết , chỉ bị thương thội
- Mấy người lúc trước đi theo trung úy đâu ? Cái anh tây lai người nho nhỏ ấy ?
" Anh tây lai nhỏ " Tôi kêu 1 tiếng trong lòng , Thái , thằng nhỏ theo tôi trong suốt thời gian dài , ích kỷ , nông nối và trẻ con , thằng bé thường thủ thỉ với tôi những câu chuyện vu vơ sau những tối đã đóng quân xong ... Bỏ quê hương miền Bắc vào Nam đi lính , thích đội nón đỏ mặc đồ saut , khi chết xác không được xác định .
-Mấy người theo tôi chết hết cả rồi , bây giờ tôi đang ở tiếu đòan mới . Còn anh bây giờ có gì khác không ?
-Cám ơn trung úy , bây giờ tôi được lên trung đội trưởng .
Anh Ba bao giờ cũng vậy , sự cực khổ đến 1 lúc nào đấy không thể ảnh hưởng thêm được trên con người anh , mặt anh kjhông thể đen hơn , người không thể gầy hơn .
-Anh Heo bây giờ như thế nào ? ( Heo là người nghĩa quân từng hạ hàng chục VC bằng súng cá nhân , gã lì lợm có thể uống đến 10 xị đế ) .
-Heo nó bị thương 1 lần , trung uý không biết đâu , khoảng tháng 8 năm ngoái , cũng chiều chiều như thế này , tụi thằng Heo vừa đến ấp Vĩnh Tín thì bị đụng . Ông quận đem quân lên thì bị đánh dội ra ... Tụi thằng Heo có bảy thằng chết ba , bốn thằng bị thương cầm cự cho đến 4 giờ sáng !
-Anh có bị lần nào như thế không ?
-Có lai rai 1 lần ở Vĩnh Phước ... Anh bình thản nhắc lại đoạn thời gian và trận đánh . Vẫn là muôn ngàn trận đánh điển hình giữa nông dân và du kích , giữ từng tấc đất , từng bờ ruộng , không phi pháo yểm trợ ...Chỉ có lòng yêu thôn xóm , một ý thức về bổn phận kèm thêm can đảm của con người .Đã bao lâu VC tối tăm hoá , hèn hạ hoá , ngu ngốc khêu gợi những bản năng căm thù , mặc cảm giai cấp và giòng giống để kéo dài chiến tranh ... Nhưng người VN ở bên này vẫn không bị nung đỏ bởi hận thù , họ vẫn tiếp tục chiến đấu để làm sáng mắt người huynh đệ mù tối . Tôi chưa thấy trong lời nói của anh có dấu vết thù hận ... chỉ có kiên nhẫn và chịu đựng !
Tôi bắt tay anh hẹn ngày mai gặp lại , anh ngồi lại vệ đường nhìn ra vùng ruộng . Có mơ ước gì không ? Người trung đội trưởng nghĩa quân , một tháng một ngàn bốn trăm đồng bạc , một bao gạo hai thùng dầu ăn ... Anh có cái gì để đãi ngộ xứng đáng ? Trên đầu chiếc phản lực bay vút đi như cánh chim , anh có so sánh và tị hiềm, nào không ?
Tôi chắc anh không biết thế nào là chủ nghĩa CS , nhưng anh biết chắc được 1 điều , ngày nào vẫn còn lọai người về ấp phát loa : " đồng chí chủ tịch MTĐ , đồng chí chủ tịch HCM ... đã nói : chúng ta phải quét Mỹ xâm lược ra khỏi thôn ấp ..." ...Anh vẫn còn phải chiến đấu vì anh biết thằng Thảo , đội trưởng du kích đang ở vùng Xuân Thới Thượng đã cắt cổ 3 ông trưởng ấp - Anh chiến đấu vì điều này làm anh phẫn nộ !
Thủ đô nhảy múa , hò hét , chuyến động ồn ào sau lưng anh , họ nhân danh người lính , họ nhân danh tổ quốc . Mặc kệ ! anh sống xây lưng về nó - Sài Gòn , thủ đô bạo động và dối trá - Thành phố đè lên vai anh .
Phan Nhật Nam - tháng 4 , 1966 - Bà Điểm
Sinh Tồn chuyển