Truyện Ngắn & Phóng Sự
Người Góa Phụ Tuổi Dậu
Bà Dâu Ly sanh vào giữa tháng Ba đói năm Ất Dậu 1945. Mẹ bà thường kể, ngày bà chào đời vào giữa lúc biến cố quan trọng nhất của đất nước, trong dòng lịch sử cận đại.
Bà Dâu Ly sanh vào giữa tháng Ba đói năm Ất Dậu 1945. Mẹ bà thường kể, ngày bà chào đời vào giữa lúc biến cố quan trọng nhất của đất nước, trong dòng lịch sử cận đại. Thực Dân Pháp yếu thế, đã phải nhường bước để Quân Phiệt Nhật tràn vào Đông Dương, gây nên thảm kịch hơn hai triệu người Việt Nam chết vì đói, từ Quảng Trị ra tới miền Bắc.
Vậy mà đã bảy mươi hai năm. Năm nay là năm Đinh Dậu, gà lại về, Tính theo tuổi ta thì bà Dau Ly bảy mươi ba, tuổi Ất Dậu, mạng tuyền trung thủy, xướng ngọ chi kê (gà gáy trưa) người có tài trí, nhân hậu, nhẫn nại, nhưng số phải tha hương lưu lạc… Đọc hết trang tử vi trọn năm bà Dau Ly gấp cuốn giai phẩm xuân, thở dài thầm nghĩ: “mỗi người một số mệnh”.
Bà như con gà chăm con lúc nào cũng đào, xới, bới, nhặt, kiếm mồi cho con. Ngày xưa cha mẹ bà chân chất, đặt tên con thì cứ theo mười hai con giáp. Đứa nào sanh trúng năm con gì thì chịu tên con đó. Bà là con gà, tên đầy đủ là Lý Ngân Dậu. Ngày còn đi học, mỗi khi nghe điểm danh, bà lại mặc cảm với cái tên nửa vịt nửa gà của mình. Khi qua Mỹ tên bà thành Dau Ly, nghe thanh tao hơn. Bà có hai người em, một cậu tuổi heo, tên Hợi. Cô tuổi cọp cao số, tên Dần, tội nghiệp chả giấu tuổi vào đâu được. Gần ba mươi mới kén được tấm chồng hạp tuổi.
Ngược dòng thời gian, hơn bốn thập niên sau cuộc chiến, với bà Dâu Ly là những năm tháng khó quên. Toàn cõi miền Nam Việt Nam bị cộng quân tiến chiếm, vào cuối tháng 4/1975. Hơn một tháng sau, theo thông báo của Ủy Ban Quân Quản Thành Phố, phát trên loa Phường Hai, Quận Tân Bình, kêu gọi tất cả các Quân, Cán, Chính đến trình diện, tập trung ở địa điểm chỉ định, mang theo đồ dùng cho mười ngày hoặc một tháng.
Sau khi lùa mọi người vào rọ rồi, đêm về họ âm thầm chuyển đi trong các xe Molotova bịt bùng. Người ở lại nhà, mong người trở về một ngày một mất hút. Cuối cùng ai nấy đều té ngửa, khi biết sự thật là đi “bóc lịch” không thời hạn.
Từ ngày chồng khăn gói đi “tu huyền”. Một nách bốn đứa con, bà Dau Ly vừa phải chăm sóc các con, vừa nuôi chồng, đang lao động khổ sai nơi rừng sâu núi thẳm, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, mà Cách Mạng dùng xảo ngôn là “học tập cải tạo”. Thật ra là để cô lập và đày đọa những người nòng cốt, hòng dễ bề thao túng xã hội miền Nam lúc bấy giờ.
Bà Dau Ly qua Mỹ vậy mà đã hơn hai mươi năm rồi, nhanh như một cái chớp mắt. Mới ngày nào gia đình bà bồng bế dắt díu nhau, bước thấp bước cao, xuống máy bay, vào phi trường LAX. Không biết bấm thang máy, đi cầu thang cuốn, ngã lăn long lóc văng cả dép. Lúc đó bà ở vào tuổi “bốn chín chưa qua năm ba đã tới”, cái tuổi mà ông bà xưa coi là nhiều biến cố nhất trong cuộc đời.
Nhớ lại, sau gần mười năm tù “cải tạo” ông cũng được thả về xum họp cùng gia đình, với tấm thân gầy còm, suy nhược. Bị Cộng Sản “tẩy não” trong các trường “độc hại”, nhưng ông chồng bà Dâu Ly chẳng học được nghề ngỗng gì, đầu óc cũng chẳng nhồi nhét được “chủ nghĩa mã tấu nào”, chỉ rỗng tếch như cái bao tử bị bỏ đói, mà còn mang theo bệnh sốt rét rừng, hai con mắt và da mặt vàng khè, người ngợm xám xịt. vì ngoài việc cuốc đất trồng cây, các cai tù bắt ông cùng bạn bè làm những việc tốn sức mà vô bổ, phải đập thẳng những tấm tôle cũ dợn sóng, để gò thành gầu múc nước. Phải ngồi tháo mắt kẽm gai cứng ngắc ra bằng tay không, để làm dây phơi quần áo cho các quản giáo, thay vì phơi bằng dây rừng, hay sào tre. Đó là những việc làm của “đỉnh cao trí tuệ”. Họ không xử chết ngay những người tù, mà đày đọa cho chết dần chết mòn. Điển hình là ông chồng bà Bà Dau Ly, khi qua đến Mỹ, nhờ có Medical, ông đi khám tổng quát, Bác Sĩ cho biết kết qủa, ông bị ung thư gan, khi chưa quá nửa đời người.
Tội nghiệp ông! Vừa đưa được vợ con đến bến bờ tự do, niềm vui chưa trọn vẹn đã phải sống những ngày cuối đời trong tuyệt vọng! Kéo dài cuộc sống được vài năm nhờ nền y khoa tân tiến, cùng các Bác Sĩ tài giỏi chữa trị. Những lần mổ để cắt bỏ tế bào ung thư, rồi dùng hóa học trị liệu (chemotheraphy) cũng không cứu được ông.
Không chịu bó tay bà Dâu Ly nói: “còn nước còn tát” bà quay qua hốt thuốc Bắc, chạy thuốc Nam, nghe đâu hay là bà đến, bà nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương”. Nhưng cuối cùng mọi hy vọng tàn lụi.
Ông ra đi bỏ lại người vợ chung thủy và tận tụy! Vĩnh biệt những đứa con thương yêu! Thế là hết một đời oanh liệt, là người lính tác chiến, ông đả từng gào lên những tiếng “xung phong” để lao mình về phía trước xông pha giữa lằn tên mũi đạn, Đã từng bị đày ải trong ngục tù Cộng Sản mà không chết. Giờ đây, đành đầu hàng số phận vì cơn bệnh quái ác.
Bà Dau Ly nghiệm ra một điều, khi chào đời con người cất tiếng khóc, bằng chính giọt nước mắt của mình, và khi kết thúc cuộc đời, con người lại được người thân khóc tiễn đưa. Trước sau gì cũng toàn là nước mắt! Qúa đau lòng, mỗi khi bà nhớ tới người chồng vắn số. Ba năm trời vướng bệnh, dường như lúc nào ông cũng sẵn sàng chờ lão tử thần đến đón. Ông tự thu vào Video, hình ảnh và lời trăn trối của mình để lại cho con: “Các con thân yêu, khi bố không còn trên cõi đời, các con hãy yêu thương hòa thuận với nhau. Phải chăm chỉ học hành, sống sao cho xứng đáng làm người chân chính…”. Cuối cùng ông dặn dò: “Các con phải vâng lời mẹ. Thay bố thương yêu và chăm sóc mẹ lúc tuổi già”. Nhưng sau khi ông mất, mẹ con chỉ mới xem được vài lần, rồi cất kỹ, vì chẳng ai muốn nghe và nhìn mãi những thước phim đau buồn ấy. Tuy nhiên, những lời dặn dò cuối cùng của người cha đau khổ, đã là những lời quý báu nhất, để các con bà làm hành trang mang theo suốt cuộc đời.
Bà Dau Ly bị đẩy vào thế đơn độc, thiếu người chia sẻ giữa bầy con đang lớn. Bà như đi trong đêm đen dầy đặc, chèo chống con thuyền gia đình trong cơn bão tố đầy thử thách. Phần thì nhớ thương ông, phần lo con “không cha như nhà không nóc” bà khóc sưng cả mắt, những tưởng nước mắt sẽ cuốn trôi muộn phiền. Nhưng phiền muộn thì cứ đeo theo bà như hình với bóng.
Bà Dau Ly thành goá phụ ở tuổi ngoài năm mươi, người ta gọi là giai đoạn xuân muộn. Nhưng cuộc đời bà, dù xuân sớm hay xuân muộn, cũng đều thiếu cánh én, bởi chồng bà như cánh chim bạt gió. Khi trẻ, bà cũng từng một thời “nhan sắc” không nhất thì nhì, ở một tỉnh lẻ. Bây giờ tuy xuống tới cấp ba, cũng còn phảng phất lại vài nét xa xưa. Nên thỉnh thoảng vào dịp đầu xuân họp mặt Liên Trường, gặp lại bạn bè cùng trang lứa, thoáng có những cặp mắt tinh nghịch nhìn bà, ví von: “hạt gạo tám xoan, gan gà giò, đàn bà mãn tang”. Đoán bà sung mãn, thèm tình cảm sau khi tiết chế đoạn tang chồng.
Nhưng những kỷ niệm vui buồn, hạnh phúc ngắn ngủi bên chồng, luôn ấp ủ trong đáy sâu tâm hồn. Bà không thể dãi bày cùng ai, đêm đêm bà thường mơ về ông. tỉnh dậy nằm suy nghĩ miên man lẫn trong tiếng thở dài não nuột! Ngày đến, bà phải tất bật chạy theo nhịp sinh nhai, đầu tắt mặt tối từ sáng tới chiều, với chân đứng bán hàng trong tiệm “cơm chỉ” giữa phố Bolsa tấp nập người qua lại, đã giúp bà nguôi ngoai nỗi buồn.
Bà Dau Ly sinh ra và lớn lên vào thời đất nước loạn ly, nên nhìn quanh, từ Việt Nam qua tới Mỹ, bà con, bạn bè. đầy rẫy những “Goá phụ ngây thơ” hay những người ở hoàn cảnh như bà, sau khi chồng chết đã thủ tiết thờ chồng nuôi con không phải là ít. Nếu Vua Bảo Đại có sống dậy mà ban chiếu chỉ “Tiết Hạnh Khả Phong” tuyên dương cho những tiết phụ thời này, chắc phải vài trăm tấm hoành phi để treo trước cửa. Nhưng bà nhận ra rằng có một cái qúy giá hơn Tờ Sắc của Vua ban, đó là những tấm bằng Ph.D degree mà các con bà đã đạt được sau những ngày chăm chỉ học hành. Niềm an ủi nữa là chúng được sống trong một đất nước tự do dân chủ, nơi cơ hội cho những người có ý chí tiến thân, tương lai cháu chắt bà có cuộc sống đầy đủ. Với bản năng của người mẹ, bà tự nhủ: “Mình phải đứng lên thật vững, để làm điểm tựa cho các con” Thế rối vừa làm cha vừa làm mẹ. Bà cố gắng học lái xe để đi làm và tiết kiệm thời giờ, dù bà rất nhát nên lúc nào bửng sau xe cũng móp méo, bà chết hụt nhiều lấn, vì bao cú accident từ sau húc tới.
“Thiên bất phụ hảo nhân tâm” Trời không phụ người tốt, bây giờ bốn đứa con côi cút hai trai, hai gái, đều đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định. Bà thầm cám ơn đất nước Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái, đã giang tay đón nhận gia đình bà. Nếu còn ở Việt Nam mẹ con bà sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được.
Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ” mới đây mà bà Dau Ly đã nghỉ hưu năm sáu năm rồi. Trước đó bà cũng phác hoạ ra nhiều chương trình trong đầu. làm thế nào dành những ngày tháng cuối đời để sống cho mình. Nhưng người ta thường nói, trong mười hai con giáp, con trâu và con gà là vất vả nhất. Con trâu kéo cày cũng có giờ. Còn con gà phải kiếm ăn từ sáng, cho đến chiều tối hết thấy đường mới vào chuồng, gọi “quáng gà” là vậy. Trời thương, bà Dau Ly chỉ hắt hơi xổ mũi khi đổi mùa, nhức xương mỏi gối lúc trở trời, bà không nằm lăn ra mà rên, lướt qua được là bà ra vườn trồng rau tưới hoa. Trông coi cháu, bây giờ các cháu lớn, đến trường học, giờ rảnh thì đọc sách, viết văn, làm thơ. Thỉnh thoảng các con đi du lịch Hawaii, hay Las vegas cho bà đi ké vào chân giữ cháu, bà cũng vui vẻ mà thưởng ngoạn thứ tiêu khiển vương giả này.
“Tuổi hưu chưa muốn dừng chân
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa
Hết hưu về với ông bà
Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
(Sưu tầm)
Có điều bà Dau Ly hy vọng, và thương nhất đứa con trai đầu, vừa hiền lành lại hiếu thảo, nhưng phải sống xa mẹ. vì nó trót thương và cưới cô bạn đồng nghiệp gốc Nhật, không cùng ngôn ngữ với bà, mà vốn liếng tiếng Anh của bà có khi phải dùng cả hai tay để nói chuyện. Cô cũng không chịu được mùi cá kho tiêu, nên hai người không hạp nhau.
Hiện giờ bà Dau Ly sống chung với gia đình con trai thứ, tại thành phố Garden Grove cổ kính, đông đúc đồng hương. Cô con dâu này rất thương bà, khổ nỗi lại khác tôn giáo. Theo luật mới, đạo ai người nấy giữ, nên con trai bà cũng không ép vợ. Bà Dau Ly là Bắc kỳ đạo gốc, sáng nào cũng đi lễ, tối về lâm râm đọc kinh, mà cô con dâu “dáng đứng bến tre” tánh tình bộc trực như hàng dừa đứng thẳng, cô lập bàn thờ Phật ba tầng chiếm hết một góc phòng khách. Đức Mẹ Sầu Bi của bà khiêm nhường ra hang đá góc vườn. Đúng là con ở nhà cha mẹ là lẽ đương nhiên, cha mẹ ở nhà con là mất tự nhiên. Nhưng thỉnh thoảng bà qua thăm con gái theo chồng làm dâu xứ lạnh, mà bà chịu lạnh yếu lắm. Thế là cô con dâu xứ dừa đến tận nơi đón bà về coi nhà và giữ cháu. Hẳn là vì “một mẹ già bằng ba hàng giậu”. Bà Dau Ly thương con dâu cũng như con gái, cháu nội cũng bằng cháu ngoại. Điều an ủi là những đứa con bà sinh ra tại Việt Nam, một đất nước nghèo khó, và lớn lên trong chiến tranh, chúng cảm nhận được nỗi thiệt thòi và bất hạnh của cha mẹ. Nên dù hoàn cảnh phải ở xa bà, thỉnh thoảng chúng vẫn điện thoại, hoặc về thăm nom. Bà luôn an phận tự nghĩ, đòi hỏi nơi con cái nhiều quá là tự làm khổ mình. Bà còn nhớ thời trung học, có ông thầy tên là Vinh dạy âm nhạc, rất vui tính. Trong giờ văn nghệ, nhân lúc nghỉ xả hơi, ông có lý luận như vầy: “Phận làm con phải nhớ công ơn cha mẹ đã sanh thành ra ta. Nhưng ngược lại, cha mẹ cũng phải cám ơn Đấng Tạo Hóa đã ban cho những đứa con thông minh ngoan ngoãn. Như một đặc ân ngài ban cách riêng, vì nếu cha mẹ không có con cái, thì tuổi già sẽ buồn tẻ và vô vị biết bao”. Bà cho là rất đúng.
Cuối tuấn, bà Dau Ly theo các bạn trong hội thiện nguyện, làm việc bác ái, đến thăm viện dưỡng lão. Nhìn những cặp mắt đờ đẫn, buồn bã trông ngóng người thân, bà tự nhủ, có thể một ngày nào đó mình cũng sẽ như họ. Cách nay mấy năm, vào một dịp Tết bà đến thăm người bác họ đang nằm trong một viện dưỡng lão tại Quận Cam. Thật tội nghiệp, khi nói về hoàn cảnh của bà bác, trước 1975 nhà bà ở Quận nhất. Khi Sàigòn trong cơn hấp hối, bà hớt hải chạy đến Bến Bạch Đằng, như đã hẹn trước với người em là Hải Quân. Bà liều mạng ra đi tìm con, vì bà bác chỉ còn lại một người con trai duy nhất. Đứa con gái lớn đã bị bệnh chết, sau khi chồng bà tử trận từ lúc bà còn rất trẻ, nên con trai bà được vào học trong trường Quốc Gia Nghĩa Tử, là học sinh xuất sắc, nên năm 1973 được học bổng đi du học ở Mỹ. Cuối cùng bà bác cũng gặp được con trai. Trong nhiều năm bà thật hạnh phúc khi được nuôi nấng những đứa cháu nội kháu khỉnh, từ lúc lọt lòng, để mẹ chúng được rảnh rang đi làm. Nay chúng đã học hành thành tài, có vợ có con thì bà nội chúng đã ngoài tám mươi, bà bị bệnh mất chất nhờn hai đầu gối, nên đi lại khó khăn, đau đớn, thân xác to béo nặng nề, chỉ ngồi bệt một chỗ, không tự làm vệ sinh được. Con cháu bận đi làm không thường xuyên chăm sóc, nên sau nhiều ngày bàn cãi, gia đình đã quyết định đưa bà vào nhà dưỡng lão.
Chỉ một năm sau, đúng ngày Tết, khi trời Nam Cali trở lạnh, đổ xuống những cơn mưa nặng hạt, các con đi làm như thường lệ. Bà Dau Ly lái xe ghé thăm, nhìn bà bác sút hẳn, người bé quắt lại ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn, tưởng như phải mười năm mới gặp lại. Hai tay bà bác run rẩy không còn khả năng tự ăn uống được. Gặp người thân quen bà cứ khóc, khiến không ai cầm được nước mắt. Âu cũng là vì con đã bỏ quên mẹ!
Bà bác ở chung phòng với một bà cũng người Việt Nam, vì cả hai cùng nghễnh ngãng, lại chẳng còn hơi mà nói chuyện, nên không gian yên lặng nặng nề. Mùi mồ hôi, mùi thuốc tây, thuốc sát trùng, quyện thành một mùi rất khó ngửi. Đến giờ ăn, cô y tá để bà ngồi vào xe lăn, rồi đeo yếm vào cổ, cô đút cho bà từng thìa như một em bé, nhưng bà há miệng không kịp, thức ăn vương vãi xuống cằm, rồi tèm lem xuống cổ. Thức ăn giống như cà rốt xay nhuyễn màu cam, chứ không phải là cơm canh Việt Nam. Bà bác nuốt chậm chạp như mắc nghẹn, cô y tá có vẻ nôn nóng, vì mất thì giờ quá nhiều. Bà Dau Ly nhìn cảnh ăn uống khổ sở đó, vừa thương hại vừa ngậm ngùi xót xa.
Rồi bẵng đi vài tháng sau, bà Dau Ly cùng những người bạn lại rủ nhau ghé thăm bà bác, đã không còn nhìn thấy cảnh cô y tá ngồi đút từng miếng một nữa. Bà chỉ nằm và được cho ăn rất nhàn hạ. Nhìn kỹ thì thấy người ta đục một lỗ ngang hông, để tuồn thức ăn vào thẳng bao tử bằng một ống cao su nhỏ, dẫn từ hai túi thức ăn, treo lủng lẳng trên một cây nhôm cao, thường để truyền nước biển, một bọc là nước và một bọc bột màu trắng sền sệt, đủ các chất bổ dưỡng được xay nhuyễn. Bà bác sống chẳng khác gì thực vật, vì miệng bà không phải nhai, và chẳng có ai mà nói chuyện, nên hàm của bà cứng lại, nói năng khó khăn hơn. Nhìn vẻ mặt bà tưởng chừng như vô cảm, nhưng thực ra, đầu óc bà còn tỉnh táo, bà vẫn nhớ từng người một. Có ai hỏi thăm đến con cháu của bà, thì bà chỉ tay xuống gầm giường, nói gióng một:
- Chúng nó bị Việt Cộng rượt…, nên trốn hết ở dưới này, tôi phải nằm đây canh chừng…
Bà Dau Ly vội phân trần với những người chung quanh rằng, thật ra thì bà bác tôi tuy lớn tuổi nhưng lục phủ ngũ tạng còn tạm được, không có bệnh nan y nào, nhưng chỉ vì hai chân yếu quá không đi lại được, nếu mà được ở nhà với con cháu, có miếng cơm nóng canh sốt. Hằng ngày có người đẩy xe đi lễ, hoặc đi dạo, để hít thở không khí trong lành, ngắm mây bay, gió thoảng ngoài trời, thì chưa đến nỗi tệ như vầy. Một bà bạn góp ý:
- Đúng vậy, tôi cũng có một mẹ già năm nay cụ đã 90, thể lực yếu ớt, cụ sống nhờ bệnh nào thuốc nấy, một ngày gần chục viên, lại thêm bệnh xuyễn kinh niên, phải thở phụ bằng bình oxy cả mười năm nay, nhưng nhờ sống chung với gia đình, con cháu quây quần trong tình thương yêu ấm cúng, lại được chính phủ giúp đỡ về medicare, và trả tiền cho người chăm sóc từ 1 - 2 tiếng mỗi ngày, trong chương trình In Home Supportive Services (IHSS), nên cụ sống rất an bình và thoải mái.Thật ra đối với các cụ, nếu tinh thần được vui vẻ, thì đó là liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào kê toa được.
Trên đời này, cha mẹ luôn dành tình thương trọn vẹn cho con cái. Dòng “nước mắt chảy xuôi”, nuôi con từ khi còn tấm bé, dành hết thời gian cho con. Còn con cái thì, có đủ thứ lý do nêu ra vì bận rộn, để không có thời giờ nhớ đến cha mẹ đang già yếu, bệnh tật, lú lẫn.
Nói cho cùng chúng ta cũng đừng mong đợi sự báo đáp hoàn toàn nơi con cái mà thêm buồn lòng. Vì trong xã hội này, liên bang không cấp ngân khoản, để ngăn ngừa tình trạng ngược đãi người già, trong khi không biết bao nhiêu đạo luật về bảo vệ con nít và súc vật, tỷ như một đứa trẻ lang thang ngoài đường trong giờ học, hoặc trong đêm khuya, hay bị cha mẹ đánh đập, la mắng hành hạ con, nếu cảnh sát biết được, cha mẹ có thể mất quyền nuôi dưỡng, đôi khi phải ra tòa. Còn về súc vật, có rất nhiều người Mỹ đã bị nộp phạt, hoặc phải vào tù vì tội đánh đập, bỏ đói, hay giết những con vật nuôi trong nhà.
Nhưng ngược lại, nếu các cụ già vô gia cư bên lề đường, hay bị bỏ quên trong nursing home, bị đối xử tệ bạc, sẽ không có ai phải ra tòa, hoặc chẳng có ai chịu trách nhiệm, và cũng chẳng cần tìm hiểu xem cụ có mấy đứa con, xem chúng bây giờ đang ở đâu. Điều đặc biệt là các vị cao niên, và những đứa trẻ, đều yếu đuối như nhau, cùng không có khả năng tự bảo vệ. Mặc dù đã có chính sách An Sinh Xã Hội để giúp đỡ những người nghèo, từ già, trẻ, lớn bé, đều được hưởng trợ cấp như nhau. Nhưng khi các cụ già cô đơn, muộn phiền, cần sự chăm sóc an ủi về tinh thần, thì ngoại trừ gia đình và con cái không ai giúp cho các cụ được.
Suốt cuộc đời vất vả cực khổ, ai cũng mong đến cuối đời, được an dưỡng tuổi già bên con cháu, như câu: “Trẻ trông cha, già cậy con”. Bà Dau Ly nhận thấy hiện tượng lấn cấn cho những người già và giới trẻ Việt Nam tại Hải ngoại gặp phải, là truyền thống gia đình, không có thông lệ gởi ông bà cha mẹ vào nursing home.
Nhưng có những hoàn cảnh ngoài ý muốn, khi con cái không có khả năng chăm sóc cha mẹ tại nhà, mà phải dằn lòng đưa các cụ vào nursing home, vì chẳng may các cụ bị bệnh hiểm nghèo, hay nan y, trước khi bò ra nghĩa địa. Nhưng nếu người già ở nursing home, mà được con cái hay người thân thăm nom thường xuyên, họ sẽ an tâm hơn. Vì mỗi năm có hàng trăm trường hợp khiếu nại tại đây, bởi cách đối xử tệ hại của các nhân viên chăm sóc, như đánh đập, bỏ bê, ức hiếp. Các cụ cũng nên chuẩn bị tâm lý trước, để mà can đảm chấp nhận. Vì chẳng ai “nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng”. Như định luật “Sinh-Lão- Bệnh -Tử” mà ai sinh ra ở đời cũng không thoát khỏi. Hãy thông cảm cho con cháu, các cụ sẽ tìm thấy sự bình an cho tâm hồn.
Đó là những điều, mà một góa phụ như bà Dau Ly luôn ưu tư. Bà lo phải đối đầu với những nghịch cảnh cuối đời. Rồi một ngày nào đó sẽ là gánh nặng cho con cái. Nhìn thấy người ta đủ vợ đủ chồng nương tựa nhau lúc tuổi hạc, bà Dau Ly không khỏi tủi thân. Vì ở đời nỗi mất mát nào cũng đau đớn, xót xa, nhưng không thể so sánh cái bẽ bàng, tủi phận, cho bằng tuổi già cô đơn thiếu tình cảm, trên đất nước xa lạ nơi xứ người.
Năng Khiếu
( Việt Báo )
Bà Dâu Ly sanh vào giữa tháng Ba đói năm Ất Dậu 1945. Mẹ bà thường kể, ngày bà chào đời vào giữa lúc biến cố quan trọng nhất của đất nước, trong dòng lịch sử cận đại. Thực Dân Pháp yếu thế, đã phải nhường bước để Quân Phiệt Nhật tràn vào Đông Dương, gây nên thảm kịch hơn hai triệu người Việt Nam chết vì đói, từ Quảng Trị ra tới miền Bắc.
Vậy mà đã bảy mươi hai năm. Năm nay là năm Đinh Dậu, gà lại về, Tính theo tuổi ta thì bà Dau Ly bảy mươi ba, tuổi Ất Dậu, mạng tuyền trung thủy, xướng ngọ chi kê (gà gáy trưa) người có tài trí, nhân hậu, nhẫn nại, nhưng số phải tha hương lưu lạc… Đọc hết trang tử vi trọn năm bà Dau Ly gấp cuốn giai phẩm xuân, thở dài thầm nghĩ: “mỗi người một số mệnh”.
Bà như con gà chăm con lúc nào cũng đào, xới, bới, nhặt, kiếm mồi cho con. Ngày xưa cha mẹ bà chân chất, đặt tên con thì cứ theo mười hai con giáp. Đứa nào sanh trúng năm con gì thì chịu tên con đó. Bà là con gà, tên đầy đủ là Lý Ngân Dậu. Ngày còn đi học, mỗi khi nghe điểm danh, bà lại mặc cảm với cái tên nửa vịt nửa gà của mình. Khi qua Mỹ tên bà thành Dau Ly, nghe thanh tao hơn. Bà có hai người em, một cậu tuổi heo, tên Hợi. Cô tuổi cọp cao số, tên Dần, tội nghiệp chả giấu tuổi vào đâu được. Gần ba mươi mới kén được tấm chồng hạp tuổi.
Ngược dòng thời gian, hơn bốn thập niên sau cuộc chiến, với bà Dâu Ly là những năm tháng khó quên. Toàn cõi miền Nam Việt Nam bị cộng quân tiến chiếm, vào cuối tháng 4/1975. Hơn một tháng sau, theo thông báo của Ủy Ban Quân Quản Thành Phố, phát trên loa Phường Hai, Quận Tân Bình, kêu gọi tất cả các Quân, Cán, Chính đến trình diện, tập trung ở địa điểm chỉ định, mang theo đồ dùng cho mười ngày hoặc một tháng.
Sau khi lùa mọi người vào rọ rồi, đêm về họ âm thầm chuyển đi trong các xe Molotova bịt bùng. Người ở lại nhà, mong người trở về một ngày một mất hút. Cuối cùng ai nấy đều té ngửa, khi biết sự thật là đi “bóc lịch” không thời hạn.
Từ ngày chồng khăn gói đi “tu huyền”. Một nách bốn đứa con, bà Dau Ly vừa phải chăm sóc các con, vừa nuôi chồng, đang lao động khổ sai nơi rừng sâu núi thẳm, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, mà Cách Mạng dùng xảo ngôn là “học tập cải tạo”. Thật ra là để cô lập và đày đọa những người nòng cốt, hòng dễ bề thao túng xã hội miền Nam lúc bấy giờ.
*
Bà Dau Ly qua Mỹ vậy mà đã hơn hai mươi năm rồi, nhanh như một cái chớp mắt. Mới ngày nào gia đình bà bồng bế dắt díu nhau, bước thấp bước cao, xuống máy bay, vào phi trường LAX. Không biết bấm thang máy, đi cầu thang cuốn, ngã lăn long lóc văng cả dép. Lúc đó bà ở vào tuổi “bốn chín chưa qua năm ba đã tới”, cái tuổi mà ông bà xưa coi là nhiều biến cố nhất trong cuộc đời.
Nhớ lại, sau gần mười năm tù “cải tạo” ông cũng được thả về xum họp cùng gia đình, với tấm thân gầy còm, suy nhược. Bị Cộng Sản “tẩy não” trong các trường “độc hại”, nhưng ông chồng bà Dâu Ly chẳng học được nghề ngỗng gì, đầu óc cũng chẳng nhồi nhét được “chủ nghĩa mã tấu nào”, chỉ rỗng tếch như cái bao tử bị bỏ đói, mà còn mang theo bệnh sốt rét rừng, hai con mắt và da mặt vàng khè, người ngợm xám xịt. vì ngoài việc cuốc đất trồng cây, các cai tù bắt ông cùng bạn bè làm những việc tốn sức mà vô bổ, phải đập thẳng những tấm tôle cũ dợn sóng, để gò thành gầu múc nước. Phải ngồi tháo mắt kẽm gai cứng ngắc ra bằng tay không, để làm dây phơi quần áo cho các quản giáo, thay vì phơi bằng dây rừng, hay sào tre. Đó là những việc làm của “đỉnh cao trí tuệ”. Họ không xử chết ngay những người tù, mà đày đọa cho chết dần chết mòn. Điển hình là ông chồng bà Bà Dau Ly, khi qua đến Mỹ, nhờ có Medical, ông đi khám tổng quát, Bác Sĩ cho biết kết qủa, ông bị ung thư gan, khi chưa quá nửa đời người.
Tội nghiệp ông! Vừa đưa được vợ con đến bến bờ tự do, niềm vui chưa trọn vẹn đã phải sống những ngày cuối đời trong tuyệt vọng! Kéo dài cuộc sống được vài năm nhờ nền y khoa tân tiến, cùng các Bác Sĩ tài giỏi chữa trị. Những lần mổ để cắt bỏ tế bào ung thư, rồi dùng hóa học trị liệu (chemotheraphy) cũng không cứu được ông.
Không chịu bó tay bà Dâu Ly nói: “còn nước còn tát” bà quay qua hốt thuốc Bắc, chạy thuốc Nam, nghe đâu hay là bà đến, bà nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương”. Nhưng cuối cùng mọi hy vọng tàn lụi.
Ông ra đi bỏ lại người vợ chung thủy và tận tụy! Vĩnh biệt những đứa con thương yêu! Thế là hết một đời oanh liệt, là người lính tác chiến, ông đả từng gào lên những tiếng “xung phong” để lao mình về phía trước xông pha giữa lằn tên mũi đạn, Đã từng bị đày ải trong ngục tù Cộng Sản mà không chết. Giờ đây, đành đầu hàng số phận vì cơn bệnh quái ác.
Bà Dau Ly nghiệm ra một điều, khi chào đời con người cất tiếng khóc, bằng chính giọt nước mắt của mình, và khi kết thúc cuộc đời, con người lại được người thân khóc tiễn đưa. Trước sau gì cũng toàn là nước mắt! Qúa đau lòng, mỗi khi bà nhớ tới người chồng vắn số. Ba năm trời vướng bệnh, dường như lúc nào ông cũng sẵn sàng chờ lão tử thần đến đón. Ông tự thu vào Video, hình ảnh và lời trăn trối của mình để lại cho con: “Các con thân yêu, khi bố không còn trên cõi đời, các con hãy yêu thương hòa thuận với nhau. Phải chăm chỉ học hành, sống sao cho xứng đáng làm người chân chính…”. Cuối cùng ông dặn dò: “Các con phải vâng lời mẹ. Thay bố thương yêu và chăm sóc mẹ lúc tuổi già”. Nhưng sau khi ông mất, mẹ con chỉ mới xem được vài lần, rồi cất kỹ, vì chẳng ai muốn nghe và nhìn mãi những thước phim đau buồn ấy. Tuy nhiên, những lời dặn dò cuối cùng của người cha đau khổ, đã là những lời quý báu nhất, để các con bà làm hành trang mang theo suốt cuộc đời.
Bà Dau Ly bị đẩy vào thế đơn độc, thiếu người chia sẻ giữa bầy con đang lớn. Bà như đi trong đêm đen dầy đặc, chèo chống con thuyền gia đình trong cơn bão tố đầy thử thách. Phần thì nhớ thương ông, phần lo con “không cha như nhà không nóc” bà khóc sưng cả mắt, những tưởng nước mắt sẽ cuốn trôi muộn phiền. Nhưng phiền muộn thì cứ đeo theo bà như hình với bóng.
Bà Dau Ly thành goá phụ ở tuổi ngoài năm mươi, người ta gọi là giai đoạn xuân muộn. Nhưng cuộc đời bà, dù xuân sớm hay xuân muộn, cũng đều thiếu cánh én, bởi chồng bà như cánh chim bạt gió. Khi trẻ, bà cũng từng một thời “nhan sắc” không nhất thì nhì, ở một tỉnh lẻ. Bây giờ tuy xuống tới cấp ba, cũng còn phảng phất lại vài nét xa xưa. Nên thỉnh thoảng vào dịp đầu xuân họp mặt Liên Trường, gặp lại bạn bè cùng trang lứa, thoáng có những cặp mắt tinh nghịch nhìn bà, ví von: “hạt gạo tám xoan, gan gà giò, đàn bà mãn tang”. Đoán bà sung mãn, thèm tình cảm sau khi tiết chế đoạn tang chồng.
Nhưng những kỷ niệm vui buồn, hạnh phúc ngắn ngủi bên chồng, luôn ấp ủ trong đáy sâu tâm hồn. Bà không thể dãi bày cùng ai, đêm đêm bà thường mơ về ông. tỉnh dậy nằm suy nghĩ miên man lẫn trong tiếng thở dài não nuột! Ngày đến, bà phải tất bật chạy theo nhịp sinh nhai, đầu tắt mặt tối từ sáng tới chiều, với chân đứng bán hàng trong tiệm “cơm chỉ” giữa phố Bolsa tấp nập người qua lại, đã giúp bà nguôi ngoai nỗi buồn.
Bà Dau Ly sinh ra và lớn lên vào thời đất nước loạn ly, nên nhìn quanh, từ Việt Nam qua tới Mỹ, bà con, bạn bè. đầy rẫy những “Goá phụ ngây thơ” hay những người ở hoàn cảnh như bà, sau khi chồng chết đã thủ tiết thờ chồng nuôi con không phải là ít. Nếu Vua Bảo Đại có sống dậy mà ban chiếu chỉ “Tiết Hạnh Khả Phong” tuyên dương cho những tiết phụ thời này, chắc phải vài trăm tấm hoành phi để treo trước cửa. Nhưng bà nhận ra rằng có một cái qúy giá hơn Tờ Sắc của Vua ban, đó là những tấm bằng Ph.D degree mà các con bà đã đạt được sau những ngày chăm chỉ học hành. Niềm an ủi nữa là chúng được sống trong một đất nước tự do dân chủ, nơi cơ hội cho những người có ý chí tiến thân, tương lai cháu chắt bà có cuộc sống đầy đủ. Với bản năng của người mẹ, bà tự nhủ: “Mình phải đứng lên thật vững, để làm điểm tựa cho các con” Thế rối vừa làm cha vừa làm mẹ. Bà cố gắng học lái xe để đi làm và tiết kiệm thời giờ, dù bà rất nhát nên lúc nào bửng sau xe cũng móp méo, bà chết hụt nhiều lấn, vì bao cú accident từ sau húc tới.
“Thiên bất phụ hảo nhân tâm” Trời không phụ người tốt, bây giờ bốn đứa con côi cút hai trai, hai gái, đều đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định. Bà thầm cám ơn đất nước Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái, đã giang tay đón nhận gia đình bà. Nếu còn ở Việt Nam mẹ con bà sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được.
*
Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ” mới đây mà bà Dau Ly đã nghỉ hưu năm sáu năm rồi. Trước đó bà cũng phác hoạ ra nhiều chương trình trong đầu. làm thế nào dành những ngày tháng cuối đời để sống cho mình. Nhưng người ta thường nói, trong mười hai con giáp, con trâu và con gà là vất vả nhất. Con trâu kéo cày cũng có giờ. Còn con gà phải kiếm ăn từ sáng, cho đến chiều tối hết thấy đường mới vào chuồng, gọi “quáng gà” là vậy. Trời thương, bà Dau Ly chỉ hắt hơi xổ mũi khi đổi mùa, nhức xương mỏi gối lúc trở trời, bà không nằm lăn ra mà rên, lướt qua được là bà ra vườn trồng rau tưới hoa. Trông coi cháu, bây giờ các cháu lớn, đến trường học, giờ rảnh thì đọc sách, viết văn, làm thơ. Thỉnh thoảng các con đi du lịch Hawaii, hay Las vegas cho bà đi ké vào chân giữ cháu, bà cũng vui vẻ mà thưởng ngoạn thứ tiêu khiển vương giả này.
“Tuổi hưu chưa muốn dừng chân
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa
Hết hưu về với ông bà
Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
(Sưu tầm)
Có điều bà Dau Ly hy vọng, và thương nhất đứa con trai đầu, vừa hiền lành lại hiếu thảo, nhưng phải sống xa mẹ. vì nó trót thương và cưới cô bạn đồng nghiệp gốc Nhật, không cùng ngôn ngữ với bà, mà vốn liếng tiếng Anh của bà có khi phải dùng cả hai tay để nói chuyện. Cô cũng không chịu được mùi cá kho tiêu, nên hai người không hạp nhau.
Hiện giờ bà Dau Ly sống chung với gia đình con trai thứ, tại thành phố Garden Grove cổ kính, đông đúc đồng hương. Cô con dâu này rất thương bà, khổ nỗi lại khác tôn giáo. Theo luật mới, đạo ai người nấy giữ, nên con trai bà cũng không ép vợ. Bà Dau Ly là Bắc kỳ đạo gốc, sáng nào cũng đi lễ, tối về lâm râm đọc kinh, mà cô con dâu “dáng đứng bến tre” tánh tình bộc trực như hàng dừa đứng thẳng, cô lập bàn thờ Phật ba tầng chiếm hết một góc phòng khách. Đức Mẹ Sầu Bi của bà khiêm nhường ra hang đá góc vườn. Đúng là con ở nhà cha mẹ là lẽ đương nhiên, cha mẹ ở nhà con là mất tự nhiên. Nhưng thỉnh thoảng bà qua thăm con gái theo chồng làm dâu xứ lạnh, mà bà chịu lạnh yếu lắm. Thế là cô con dâu xứ dừa đến tận nơi đón bà về coi nhà và giữ cháu. Hẳn là vì “một mẹ già bằng ba hàng giậu”. Bà Dau Ly thương con dâu cũng như con gái, cháu nội cũng bằng cháu ngoại. Điều an ủi là những đứa con bà sinh ra tại Việt Nam, một đất nước nghèo khó, và lớn lên trong chiến tranh, chúng cảm nhận được nỗi thiệt thòi và bất hạnh của cha mẹ. Nên dù hoàn cảnh phải ở xa bà, thỉnh thoảng chúng vẫn điện thoại, hoặc về thăm nom. Bà luôn an phận tự nghĩ, đòi hỏi nơi con cái nhiều quá là tự làm khổ mình. Bà còn nhớ thời trung học, có ông thầy tên là Vinh dạy âm nhạc, rất vui tính. Trong giờ văn nghệ, nhân lúc nghỉ xả hơi, ông có lý luận như vầy: “Phận làm con phải nhớ công ơn cha mẹ đã sanh thành ra ta. Nhưng ngược lại, cha mẹ cũng phải cám ơn Đấng Tạo Hóa đã ban cho những đứa con thông minh ngoan ngoãn. Như một đặc ân ngài ban cách riêng, vì nếu cha mẹ không có con cái, thì tuổi già sẽ buồn tẻ và vô vị biết bao”. Bà cho là rất đúng.
*
Cuối tuấn, bà Dau Ly theo các bạn trong hội thiện nguyện, làm việc bác ái, đến thăm viện dưỡng lão. Nhìn những cặp mắt đờ đẫn, buồn bã trông ngóng người thân, bà tự nhủ, có thể một ngày nào đó mình cũng sẽ như họ. Cách nay mấy năm, vào một dịp Tết bà đến thăm người bác họ đang nằm trong một viện dưỡng lão tại Quận Cam. Thật tội nghiệp, khi nói về hoàn cảnh của bà bác, trước 1975 nhà bà ở Quận nhất. Khi Sàigòn trong cơn hấp hối, bà hớt hải chạy đến Bến Bạch Đằng, như đã hẹn trước với người em là Hải Quân. Bà liều mạng ra đi tìm con, vì bà bác chỉ còn lại một người con trai duy nhất. Đứa con gái lớn đã bị bệnh chết, sau khi chồng bà tử trận từ lúc bà còn rất trẻ, nên con trai bà được vào học trong trường Quốc Gia Nghĩa Tử, là học sinh xuất sắc, nên năm 1973 được học bổng đi du học ở Mỹ. Cuối cùng bà bác cũng gặp được con trai. Trong nhiều năm bà thật hạnh phúc khi được nuôi nấng những đứa cháu nội kháu khỉnh, từ lúc lọt lòng, để mẹ chúng được rảnh rang đi làm. Nay chúng đã học hành thành tài, có vợ có con thì bà nội chúng đã ngoài tám mươi, bà bị bệnh mất chất nhờn hai đầu gối, nên đi lại khó khăn, đau đớn, thân xác to béo nặng nề, chỉ ngồi bệt một chỗ, không tự làm vệ sinh được. Con cháu bận đi làm không thường xuyên chăm sóc, nên sau nhiều ngày bàn cãi, gia đình đã quyết định đưa bà vào nhà dưỡng lão.
Chỉ một năm sau, đúng ngày Tết, khi trời Nam Cali trở lạnh, đổ xuống những cơn mưa nặng hạt, các con đi làm như thường lệ. Bà Dau Ly lái xe ghé thăm, nhìn bà bác sút hẳn, người bé quắt lại ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn, tưởng như phải mười năm mới gặp lại. Hai tay bà bác run rẩy không còn khả năng tự ăn uống được. Gặp người thân quen bà cứ khóc, khiến không ai cầm được nước mắt. Âu cũng là vì con đã bỏ quên mẹ!
Bà bác ở chung phòng với một bà cũng người Việt Nam, vì cả hai cùng nghễnh ngãng, lại chẳng còn hơi mà nói chuyện, nên không gian yên lặng nặng nề. Mùi mồ hôi, mùi thuốc tây, thuốc sát trùng, quyện thành một mùi rất khó ngửi. Đến giờ ăn, cô y tá để bà ngồi vào xe lăn, rồi đeo yếm vào cổ, cô đút cho bà từng thìa như một em bé, nhưng bà há miệng không kịp, thức ăn vương vãi xuống cằm, rồi tèm lem xuống cổ. Thức ăn giống như cà rốt xay nhuyễn màu cam, chứ không phải là cơm canh Việt Nam. Bà bác nuốt chậm chạp như mắc nghẹn, cô y tá có vẻ nôn nóng, vì mất thì giờ quá nhiều. Bà Dau Ly nhìn cảnh ăn uống khổ sở đó, vừa thương hại vừa ngậm ngùi xót xa.
Rồi bẵng đi vài tháng sau, bà Dau Ly cùng những người bạn lại rủ nhau ghé thăm bà bác, đã không còn nhìn thấy cảnh cô y tá ngồi đút từng miếng một nữa. Bà chỉ nằm và được cho ăn rất nhàn hạ. Nhìn kỹ thì thấy người ta đục một lỗ ngang hông, để tuồn thức ăn vào thẳng bao tử bằng một ống cao su nhỏ, dẫn từ hai túi thức ăn, treo lủng lẳng trên một cây nhôm cao, thường để truyền nước biển, một bọc là nước và một bọc bột màu trắng sền sệt, đủ các chất bổ dưỡng được xay nhuyễn. Bà bác sống chẳng khác gì thực vật, vì miệng bà không phải nhai, và chẳng có ai mà nói chuyện, nên hàm của bà cứng lại, nói năng khó khăn hơn. Nhìn vẻ mặt bà tưởng chừng như vô cảm, nhưng thực ra, đầu óc bà còn tỉnh táo, bà vẫn nhớ từng người một. Có ai hỏi thăm đến con cháu của bà, thì bà chỉ tay xuống gầm giường, nói gióng một:
- Chúng nó bị Việt Cộng rượt…, nên trốn hết ở dưới này, tôi phải nằm đây canh chừng…
Bà Dau Ly vội phân trần với những người chung quanh rằng, thật ra thì bà bác tôi tuy lớn tuổi nhưng lục phủ ngũ tạng còn tạm được, không có bệnh nan y nào, nhưng chỉ vì hai chân yếu quá không đi lại được, nếu mà được ở nhà với con cháu, có miếng cơm nóng canh sốt. Hằng ngày có người đẩy xe đi lễ, hoặc đi dạo, để hít thở không khí trong lành, ngắm mây bay, gió thoảng ngoài trời, thì chưa đến nỗi tệ như vầy. Một bà bạn góp ý:
- Đúng vậy, tôi cũng có một mẹ già năm nay cụ đã 90, thể lực yếu ớt, cụ sống nhờ bệnh nào thuốc nấy, một ngày gần chục viên, lại thêm bệnh xuyễn kinh niên, phải thở phụ bằng bình oxy cả mười năm nay, nhưng nhờ sống chung với gia đình, con cháu quây quần trong tình thương yêu ấm cúng, lại được chính phủ giúp đỡ về medicare, và trả tiền cho người chăm sóc từ 1 - 2 tiếng mỗi ngày, trong chương trình In Home Supportive Services (IHSS), nên cụ sống rất an bình và thoải mái.Thật ra đối với các cụ, nếu tinh thần được vui vẻ, thì đó là liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào kê toa được.
Trên đời này, cha mẹ luôn dành tình thương trọn vẹn cho con cái. Dòng “nước mắt chảy xuôi”, nuôi con từ khi còn tấm bé, dành hết thời gian cho con. Còn con cái thì, có đủ thứ lý do nêu ra vì bận rộn, để không có thời giờ nhớ đến cha mẹ đang già yếu, bệnh tật, lú lẫn.
Nói cho cùng chúng ta cũng đừng mong đợi sự báo đáp hoàn toàn nơi con cái mà thêm buồn lòng. Vì trong xã hội này, liên bang không cấp ngân khoản, để ngăn ngừa tình trạng ngược đãi người già, trong khi không biết bao nhiêu đạo luật về bảo vệ con nít và súc vật, tỷ như một đứa trẻ lang thang ngoài đường trong giờ học, hoặc trong đêm khuya, hay bị cha mẹ đánh đập, la mắng hành hạ con, nếu cảnh sát biết được, cha mẹ có thể mất quyền nuôi dưỡng, đôi khi phải ra tòa. Còn về súc vật, có rất nhiều người Mỹ đã bị nộp phạt, hoặc phải vào tù vì tội đánh đập, bỏ đói, hay giết những con vật nuôi trong nhà.
Nhưng ngược lại, nếu các cụ già vô gia cư bên lề đường, hay bị bỏ quên trong nursing home, bị đối xử tệ bạc, sẽ không có ai phải ra tòa, hoặc chẳng có ai chịu trách nhiệm, và cũng chẳng cần tìm hiểu xem cụ có mấy đứa con, xem chúng bây giờ đang ở đâu. Điều đặc biệt là các vị cao niên, và những đứa trẻ, đều yếu đuối như nhau, cùng không có khả năng tự bảo vệ. Mặc dù đã có chính sách An Sinh Xã Hội để giúp đỡ những người nghèo, từ già, trẻ, lớn bé, đều được hưởng trợ cấp như nhau. Nhưng khi các cụ già cô đơn, muộn phiền, cần sự chăm sóc an ủi về tinh thần, thì ngoại trừ gia đình và con cái không ai giúp cho các cụ được.
Suốt cuộc đời vất vả cực khổ, ai cũng mong đến cuối đời, được an dưỡng tuổi già bên con cháu, như câu: “Trẻ trông cha, già cậy con”. Bà Dau Ly nhận thấy hiện tượng lấn cấn cho những người già và giới trẻ Việt Nam tại Hải ngoại gặp phải, là truyền thống gia đình, không có thông lệ gởi ông bà cha mẹ vào nursing home.
Nhưng có những hoàn cảnh ngoài ý muốn, khi con cái không có khả năng chăm sóc cha mẹ tại nhà, mà phải dằn lòng đưa các cụ vào nursing home, vì chẳng may các cụ bị bệnh hiểm nghèo, hay nan y, trước khi bò ra nghĩa địa. Nhưng nếu người già ở nursing home, mà được con cái hay người thân thăm nom thường xuyên, họ sẽ an tâm hơn. Vì mỗi năm có hàng trăm trường hợp khiếu nại tại đây, bởi cách đối xử tệ hại của các nhân viên chăm sóc, như đánh đập, bỏ bê, ức hiếp. Các cụ cũng nên chuẩn bị tâm lý trước, để mà can đảm chấp nhận. Vì chẳng ai “nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng”. Như định luật “Sinh-Lão- Bệnh -Tử” mà ai sinh ra ở đời cũng không thoát khỏi. Hãy thông cảm cho con cháu, các cụ sẽ tìm thấy sự bình an cho tâm hồn.
Đó là những điều, mà một góa phụ như bà Dau Ly luôn ưu tư. Bà lo phải đối đầu với những nghịch cảnh cuối đời. Rồi một ngày nào đó sẽ là gánh nặng cho con cái. Nhìn thấy người ta đủ vợ đủ chồng nương tựa nhau lúc tuổi hạc, bà Dau Ly không khỏi tủi thân. Vì ở đời nỗi mất mát nào cũng đau đớn, xót xa, nhưng không thể so sánh cái bẽ bàng, tủi phận, cho bằng tuổi già cô đơn thiếu tình cảm, trên đất nước xa lạ nơi xứ người.
Năng Khiếu
( Việt Báo )
Người Góa Phụ Tuổi Dậu
Bà Dâu Ly sanh vào giữa tháng Ba đói năm Ất Dậu 1945. Mẹ bà thường kể, ngày bà chào đời vào giữa lúc biến cố quan trọng nhất của đất nước, trong dòng lịch sử cận đại.
Bà Dâu Ly sanh vào giữa tháng Ba đói năm Ất Dậu 1945. Mẹ bà thường kể, ngày bà chào đời vào giữa lúc biến cố quan trọng nhất của đất nước, trong dòng lịch sử cận đại. Thực Dân Pháp yếu thế, đã phải nhường bước để Quân Phiệt Nhật tràn vào Đông Dương, gây nên thảm kịch hơn hai triệu người Việt Nam chết vì đói, từ Quảng Trị ra tới miền Bắc.
Vậy mà đã bảy mươi hai năm. Năm nay là năm Đinh Dậu, gà lại về, Tính theo tuổi ta thì bà Dau Ly bảy mươi ba, tuổi Ất Dậu, mạng tuyền trung thủy, xướng ngọ chi kê (gà gáy trưa) người có tài trí, nhân hậu, nhẫn nại, nhưng số phải tha hương lưu lạc… Đọc hết trang tử vi trọn năm bà Dau Ly gấp cuốn giai phẩm xuân, thở dài thầm nghĩ: “mỗi người một số mệnh”.
Bà như con gà chăm con lúc nào cũng đào, xới, bới, nhặt, kiếm mồi cho con. Ngày xưa cha mẹ bà chân chất, đặt tên con thì cứ theo mười hai con giáp. Đứa nào sanh trúng năm con gì thì chịu tên con đó. Bà là con gà, tên đầy đủ là Lý Ngân Dậu. Ngày còn đi học, mỗi khi nghe điểm danh, bà lại mặc cảm với cái tên nửa vịt nửa gà của mình. Khi qua Mỹ tên bà thành Dau Ly, nghe thanh tao hơn. Bà có hai người em, một cậu tuổi heo, tên Hợi. Cô tuổi cọp cao số, tên Dần, tội nghiệp chả giấu tuổi vào đâu được. Gần ba mươi mới kén được tấm chồng hạp tuổi.
Ngược dòng thời gian, hơn bốn thập niên sau cuộc chiến, với bà Dâu Ly là những năm tháng khó quên. Toàn cõi miền Nam Việt Nam bị cộng quân tiến chiếm, vào cuối tháng 4/1975. Hơn một tháng sau, theo thông báo của Ủy Ban Quân Quản Thành Phố, phát trên loa Phường Hai, Quận Tân Bình, kêu gọi tất cả các Quân, Cán, Chính đến trình diện, tập trung ở địa điểm chỉ định, mang theo đồ dùng cho mười ngày hoặc một tháng.
Sau khi lùa mọi người vào rọ rồi, đêm về họ âm thầm chuyển đi trong các xe Molotova bịt bùng. Người ở lại nhà, mong người trở về một ngày một mất hút. Cuối cùng ai nấy đều té ngửa, khi biết sự thật là đi “bóc lịch” không thời hạn.
Từ ngày chồng khăn gói đi “tu huyền”. Một nách bốn đứa con, bà Dau Ly vừa phải chăm sóc các con, vừa nuôi chồng, đang lao động khổ sai nơi rừng sâu núi thẳm, bị hành hạ cả thể xác lẫn tinh thần, mà Cách Mạng dùng xảo ngôn là “học tập cải tạo”. Thật ra là để cô lập và đày đọa những người nòng cốt, hòng dễ bề thao túng xã hội miền Nam lúc bấy giờ.
*
Bà Dau Ly qua Mỹ vậy mà đã hơn hai mươi năm rồi, nhanh như một cái chớp mắt. Mới ngày nào gia đình bà bồng bế dắt díu nhau, bước thấp bước cao, xuống máy bay, vào phi trường LAX. Không biết bấm thang máy, đi cầu thang cuốn, ngã lăn long lóc văng cả dép. Lúc đó bà ở vào tuổi “bốn chín chưa qua năm ba đã tới”, cái tuổi mà ông bà xưa coi là nhiều biến cố nhất trong cuộc đời.
Nhớ lại, sau gần mười năm tù “cải tạo” ông cũng được thả về xum họp cùng gia đình, với tấm thân gầy còm, suy nhược. Bị Cộng Sản “tẩy não” trong các trường “độc hại”, nhưng ông chồng bà Dâu Ly chẳng học được nghề ngỗng gì, đầu óc cũng chẳng nhồi nhét được “chủ nghĩa mã tấu nào”, chỉ rỗng tếch như cái bao tử bị bỏ đói, mà còn mang theo bệnh sốt rét rừng, hai con mắt và da mặt vàng khè, người ngợm xám xịt. vì ngoài việc cuốc đất trồng cây, các cai tù bắt ông cùng bạn bè làm những việc tốn sức mà vô bổ, phải đập thẳng những tấm tôle cũ dợn sóng, để gò thành gầu múc nước. Phải ngồi tháo mắt kẽm gai cứng ngắc ra bằng tay không, để làm dây phơi quần áo cho các quản giáo, thay vì phơi bằng dây rừng, hay sào tre. Đó là những việc làm của “đỉnh cao trí tuệ”. Họ không xử chết ngay những người tù, mà đày đọa cho chết dần chết mòn. Điển hình là ông chồng bà Bà Dau Ly, khi qua đến Mỹ, nhờ có Medical, ông đi khám tổng quát, Bác Sĩ cho biết kết qủa, ông bị ung thư gan, khi chưa quá nửa đời người.
Tội nghiệp ông! Vừa đưa được vợ con đến bến bờ tự do, niềm vui chưa trọn vẹn đã phải sống những ngày cuối đời trong tuyệt vọng! Kéo dài cuộc sống được vài năm nhờ nền y khoa tân tiến, cùng các Bác Sĩ tài giỏi chữa trị. Những lần mổ để cắt bỏ tế bào ung thư, rồi dùng hóa học trị liệu (chemotheraphy) cũng không cứu được ông.
Không chịu bó tay bà Dâu Ly nói: “còn nước còn tát” bà quay qua hốt thuốc Bắc, chạy thuốc Nam, nghe đâu hay là bà đến, bà nghĩ “có bệnh thì vái tứ phương”. Nhưng cuối cùng mọi hy vọng tàn lụi.
Ông ra đi bỏ lại người vợ chung thủy và tận tụy! Vĩnh biệt những đứa con thương yêu! Thế là hết một đời oanh liệt, là người lính tác chiến, ông đả từng gào lên những tiếng “xung phong” để lao mình về phía trước xông pha giữa lằn tên mũi đạn, Đã từng bị đày ải trong ngục tù Cộng Sản mà không chết. Giờ đây, đành đầu hàng số phận vì cơn bệnh quái ác.
Bà Dau Ly nghiệm ra một điều, khi chào đời con người cất tiếng khóc, bằng chính giọt nước mắt của mình, và khi kết thúc cuộc đời, con người lại được người thân khóc tiễn đưa. Trước sau gì cũng toàn là nước mắt! Qúa đau lòng, mỗi khi bà nhớ tới người chồng vắn số. Ba năm trời vướng bệnh, dường như lúc nào ông cũng sẵn sàng chờ lão tử thần đến đón. Ông tự thu vào Video, hình ảnh và lời trăn trối của mình để lại cho con: “Các con thân yêu, khi bố không còn trên cõi đời, các con hãy yêu thương hòa thuận với nhau. Phải chăm chỉ học hành, sống sao cho xứng đáng làm người chân chính…”. Cuối cùng ông dặn dò: “Các con phải vâng lời mẹ. Thay bố thương yêu và chăm sóc mẹ lúc tuổi già”. Nhưng sau khi ông mất, mẹ con chỉ mới xem được vài lần, rồi cất kỹ, vì chẳng ai muốn nghe và nhìn mãi những thước phim đau buồn ấy. Tuy nhiên, những lời dặn dò cuối cùng của người cha đau khổ, đã là những lời quý báu nhất, để các con bà làm hành trang mang theo suốt cuộc đời.
Bà Dau Ly bị đẩy vào thế đơn độc, thiếu người chia sẻ giữa bầy con đang lớn. Bà như đi trong đêm đen dầy đặc, chèo chống con thuyền gia đình trong cơn bão tố đầy thử thách. Phần thì nhớ thương ông, phần lo con “không cha như nhà không nóc” bà khóc sưng cả mắt, những tưởng nước mắt sẽ cuốn trôi muộn phiền. Nhưng phiền muộn thì cứ đeo theo bà như hình với bóng.
Bà Dau Ly thành goá phụ ở tuổi ngoài năm mươi, người ta gọi là giai đoạn xuân muộn. Nhưng cuộc đời bà, dù xuân sớm hay xuân muộn, cũng đều thiếu cánh én, bởi chồng bà như cánh chim bạt gió. Khi trẻ, bà cũng từng một thời “nhan sắc” không nhất thì nhì, ở một tỉnh lẻ. Bây giờ tuy xuống tới cấp ba, cũng còn phảng phất lại vài nét xa xưa. Nên thỉnh thoảng vào dịp đầu xuân họp mặt Liên Trường, gặp lại bạn bè cùng trang lứa, thoáng có những cặp mắt tinh nghịch nhìn bà, ví von: “hạt gạo tám xoan, gan gà giò, đàn bà mãn tang”. Đoán bà sung mãn, thèm tình cảm sau khi tiết chế đoạn tang chồng.
Nhưng những kỷ niệm vui buồn, hạnh phúc ngắn ngủi bên chồng, luôn ấp ủ trong đáy sâu tâm hồn. Bà không thể dãi bày cùng ai, đêm đêm bà thường mơ về ông. tỉnh dậy nằm suy nghĩ miên man lẫn trong tiếng thở dài não nuột! Ngày đến, bà phải tất bật chạy theo nhịp sinh nhai, đầu tắt mặt tối từ sáng tới chiều, với chân đứng bán hàng trong tiệm “cơm chỉ” giữa phố Bolsa tấp nập người qua lại, đã giúp bà nguôi ngoai nỗi buồn.
Bà Dau Ly sinh ra và lớn lên vào thời đất nước loạn ly, nên nhìn quanh, từ Việt Nam qua tới Mỹ, bà con, bạn bè. đầy rẫy những “Goá phụ ngây thơ” hay những người ở hoàn cảnh như bà, sau khi chồng chết đã thủ tiết thờ chồng nuôi con không phải là ít. Nếu Vua Bảo Đại có sống dậy mà ban chiếu chỉ “Tiết Hạnh Khả Phong” tuyên dương cho những tiết phụ thời này, chắc phải vài trăm tấm hoành phi để treo trước cửa. Nhưng bà nhận ra rằng có một cái qúy giá hơn Tờ Sắc của Vua ban, đó là những tấm bằng Ph.D degree mà các con bà đã đạt được sau những ngày chăm chỉ học hành. Niềm an ủi nữa là chúng được sống trong một đất nước tự do dân chủ, nơi cơ hội cho những người có ý chí tiến thân, tương lai cháu chắt bà có cuộc sống đầy đủ. Với bản năng của người mẹ, bà tự nhủ: “Mình phải đứng lên thật vững, để làm điểm tựa cho các con” Thế rối vừa làm cha vừa làm mẹ. Bà cố gắng học lái xe để đi làm và tiết kiệm thời giờ, dù bà rất nhát nên lúc nào bửng sau xe cũng móp méo, bà chết hụt nhiều lấn, vì bao cú accident từ sau húc tới.
“Thiên bất phụ hảo nhân tâm” Trời không phụ người tốt, bây giờ bốn đứa con côi cút hai trai, hai gái, đều đã lập gia đình, có cuộc sống ổn định. Bà thầm cám ơn đất nước Hoa Kỳ đầy lòng nhân ái, đã giang tay đón nhận gia đình bà. Nếu còn ở Việt Nam mẹ con bà sẽ chẳng bao giờ ngóc đầu lên được.
*
Thời gian như “bóng câu qua cửa sổ” mới đây mà bà Dau Ly đã nghỉ hưu năm sáu năm rồi. Trước đó bà cũng phác hoạ ra nhiều chương trình trong đầu. làm thế nào dành những ngày tháng cuối đời để sống cho mình. Nhưng người ta thường nói, trong mười hai con giáp, con trâu và con gà là vất vả nhất. Con trâu kéo cày cũng có giờ. Còn con gà phải kiếm ăn từ sáng, cho đến chiều tối hết thấy đường mới vào chuồng, gọi “quáng gà” là vậy. Trời thương, bà Dau Ly chỉ hắt hơi xổ mũi khi đổi mùa, nhức xương mỏi gối lúc trở trời, bà không nằm lăn ra mà rên, lướt qua được là bà ra vườn trồng rau tưới hoa. Trông coi cháu, bây giờ các cháu lớn, đến trường học, giờ rảnh thì đọc sách, viết văn, làm thơ. Thỉnh thoảng các con đi du lịch Hawaii, hay Las vegas cho bà đi ké vào chân giữ cháu, bà cũng vui vẻ mà thưởng ngoạn thứ tiêu khiển vương giả này.
“Tuổi hưu chưa muốn dừng chân
Vẫn ham tranh luận chuyện gần chuyện xa
Hết hưu về với ông bà
Ngồi sau nải chuối ngắm gà khỏa thân”.
(Sưu tầm)
Có điều bà Dau Ly hy vọng, và thương nhất đứa con trai đầu, vừa hiền lành lại hiếu thảo, nhưng phải sống xa mẹ. vì nó trót thương và cưới cô bạn đồng nghiệp gốc Nhật, không cùng ngôn ngữ với bà, mà vốn liếng tiếng Anh của bà có khi phải dùng cả hai tay để nói chuyện. Cô cũng không chịu được mùi cá kho tiêu, nên hai người không hạp nhau.
Hiện giờ bà Dau Ly sống chung với gia đình con trai thứ, tại thành phố Garden Grove cổ kính, đông đúc đồng hương. Cô con dâu này rất thương bà, khổ nỗi lại khác tôn giáo. Theo luật mới, đạo ai người nấy giữ, nên con trai bà cũng không ép vợ. Bà Dau Ly là Bắc kỳ đạo gốc, sáng nào cũng đi lễ, tối về lâm râm đọc kinh, mà cô con dâu “dáng đứng bến tre” tánh tình bộc trực như hàng dừa đứng thẳng, cô lập bàn thờ Phật ba tầng chiếm hết một góc phòng khách. Đức Mẹ Sầu Bi của bà khiêm nhường ra hang đá góc vườn. Đúng là con ở nhà cha mẹ là lẽ đương nhiên, cha mẹ ở nhà con là mất tự nhiên. Nhưng thỉnh thoảng bà qua thăm con gái theo chồng làm dâu xứ lạnh, mà bà chịu lạnh yếu lắm. Thế là cô con dâu xứ dừa đến tận nơi đón bà về coi nhà và giữ cháu. Hẳn là vì “một mẹ già bằng ba hàng giậu”. Bà Dau Ly thương con dâu cũng như con gái, cháu nội cũng bằng cháu ngoại. Điều an ủi là những đứa con bà sinh ra tại Việt Nam, một đất nước nghèo khó, và lớn lên trong chiến tranh, chúng cảm nhận được nỗi thiệt thòi và bất hạnh của cha mẹ. Nên dù hoàn cảnh phải ở xa bà, thỉnh thoảng chúng vẫn điện thoại, hoặc về thăm nom. Bà luôn an phận tự nghĩ, đòi hỏi nơi con cái nhiều quá là tự làm khổ mình. Bà còn nhớ thời trung học, có ông thầy tên là Vinh dạy âm nhạc, rất vui tính. Trong giờ văn nghệ, nhân lúc nghỉ xả hơi, ông có lý luận như vầy: “Phận làm con phải nhớ công ơn cha mẹ đã sanh thành ra ta. Nhưng ngược lại, cha mẹ cũng phải cám ơn Đấng Tạo Hóa đã ban cho những đứa con thông minh ngoan ngoãn. Như một đặc ân ngài ban cách riêng, vì nếu cha mẹ không có con cái, thì tuổi già sẽ buồn tẻ và vô vị biết bao”. Bà cho là rất đúng.
*
Cuối tuấn, bà Dau Ly theo các bạn trong hội thiện nguyện, làm việc bác ái, đến thăm viện dưỡng lão. Nhìn những cặp mắt đờ đẫn, buồn bã trông ngóng người thân, bà tự nhủ, có thể một ngày nào đó mình cũng sẽ như họ. Cách nay mấy năm, vào một dịp Tết bà đến thăm người bác họ đang nằm trong một viện dưỡng lão tại Quận Cam. Thật tội nghiệp, khi nói về hoàn cảnh của bà bác, trước 1975 nhà bà ở Quận nhất. Khi Sàigòn trong cơn hấp hối, bà hớt hải chạy đến Bến Bạch Đằng, như đã hẹn trước với người em là Hải Quân. Bà liều mạng ra đi tìm con, vì bà bác chỉ còn lại một người con trai duy nhất. Đứa con gái lớn đã bị bệnh chết, sau khi chồng bà tử trận từ lúc bà còn rất trẻ, nên con trai bà được vào học trong trường Quốc Gia Nghĩa Tử, là học sinh xuất sắc, nên năm 1973 được học bổng đi du học ở Mỹ. Cuối cùng bà bác cũng gặp được con trai. Trong nhiều năm bà thật hạnh phúc khi được nuôi nấng những đứa cháu nội kháu khỉnh, từ lúc lọt lòng, để mẹ chúng được rảnh rang đi làm. Nay chúng đã học hành thành tài, có vợ có con thì bà nội chúng đã ngoài tám mươi, bà bị bệnh mất chất nhờn hai đầu gối, nên đi lại khó khăn, đau đớn, thân xác to béo nặng nề, chỉ ngồi bệt một chỗ, không tự làm vệ sinh được. Con cháu bận đi làm không thường xuyên chăm sóc, nên sau nhiều ngày bàn cãi, gia đình đã quyết định đưa bà vào nhà dưỡng lão.
Chỉ một năm sau, đúng ngày Tết, khi trời Nam Cali trở lạnh, đổ xuống những cơn mưa nặng hạt, các con đi làm như thường lệ. Bà Dau Ly lái xe ghé thăm, nhìn bà bác sút hẳn, người bé quắt lại ngồi lọt thỏm trong chiếc xe lăn, tưởng như phải mười năm mới gặp lại. Hai tay bà bác run rẩy không còn khả năng tự ăn uống được. Gặp người thân quen bà cứ khóc, khiến không ai cầm được nước mắt. Âu cũng là vì con đã bỏ quên mẹ!
Bà bác ở chung phòng với một bà cũng người Việt Nam, vì cả hai cùng nghễnh ngãng, lại chẳng còn hơi mà nói chuyện, nên không gian yên lặng nặng nề. Mùi mồ hôi, mùi thuốc tây, thuốc sát trùng, quyện thành một mùi rất khó ngửi. Đến giờ ăn, cô y tá để bà ngồi vào xe lăn, rồi đeo yếm vào cổ, cô đút cho bà từng thìa như một em bé, nhưng bà há miệng không kịp, thức ăn vương vãi xuống cằm, rồi tèm lem xuống cổ. Thức ăn giống như cà rốt xay nhuyễn màu cam, chứ không phải là cơm canh Việt Nam. Bà bác nuốt chậm chạp như mắc nghẹn, cô y tá có vẻ nôn nóng, vì mất thì giờ quá nhiều. Bà Dau Ly nhìn cảnh ăn uống khổ sở đó, vừa thương hại vừa ngậm ngùi xót xa.
Rồi bẵng đi vài tháng sau, bà Dau Ly cùng những người bạn lại rủ nhau ghé thăm bà bác, đã không còn nhìn thấy cảnh cô y tá ngồi đút từng miếng một nữa. Bà chỉ nằm và được cho ăn rất nhàn hạ. Nhìn kỹ thì thấy người ta đục một lỗ ngang hông, để tuồn thức ăn vào thẳng bao tử bằng một ống cao su nhỏ, dẫn từ hai túi thức ăn, treo lủng lẳng trên một cây nhôm cao, thường để truyền nước biển, một bọc là nước và một bọc bột màu trắng sền sệt, đủ các chất bổ dưỡng được xay nhuyễn. Bà bác sống chẳng khác gì thực vật, vì miệng bà không phải nhai, và chẳng có ai mà nói chuyện, nên hàm của bà cứng lại, nói năng khó khăn hơn. Nhìn vẻ mặt bà tưởng chừng như vô cảm, nhưng thực ra, đầu óc bà còn tỉnh táo, bà vẫn nhớ từng người một. Có ai hỏi thăm đến con cháu của bà, thì bà chỉ tay xuống gầm giường, nói gióng một:
- Chúng nó bị Việt Cộng rượt…, nên trốn hết ở dưới này, tôi phải nằm đây canh chừng…
Bà Dau Ly vội phân trần với những người chung quanh rằng, thật ra thì bà bác tôi tuy lớn tuổi nhưng lục phủ ngũ tạng còn tạm được, không có bệnh nan y nào, nhưng chỉ vì hai chân yếu quá không đi lại được, nếu mà được ở nhà với con cháu, có miếng cơm nóng canh sốt. Hằng ngày có người đẩy xe đi lễ, hoặc đi dạo, để hít thở không khí trong lành, ngắm mây bay, gió thoảng ngoài trời, thì chưa đến nỗi tệ như vầy. Một bà bạn góp ý:
- Đúng vậy, tôi cũng có một mẹ già năm nay cụ đã 90, thể lực yếu ớt, cụ sống nhờ bệnh nào thuốc nấy, một ngày gần chục viên, lại thêm bệnh xuyễn kinh niên, phải thở phụ bằng bình oxy cả mười năm nay, nhưng nhờ sống chung với gia đình, con cháu quây quần trong tình thương yêu ấm cúng, lại được chính phủ giúp đỡ về medicare, và trả tiền cho người chăm sóc từ 1 - 2 tiếng mỗi ngày, trong chương trình In Home Supportive Services (IHSS), nên cụ sống rất an bình và thoải mái.Thật ra đối với các cụ, nếu tinh thần được vui vẻ, thì đó là liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào kê toa được.
Trên đời này, cha mẹ luôn dành tình thương trọn vẹn cho con cái. Dòng “nước mắt chảy xuôi”, nuôi con từ khi còn tấm bé, dành hết thời gian cho con. Còn con cái thì, có đủ thứ lý do nêu ra vì bận rộn, để không có thời giờ nhớ đến cha mẹ đang già yếu, bệnh tật, lú lẫn.
Nói cho cùng chúng ta cũng đừng mong đợi sự báo đáp hoàn toàn nơi con cái mà thêm buồn lòng. Vì trong xã hội này, liên bang không cấp ngân khoản, để ngăn ngừa tình trạng ngược đãi người già, trong khi không biết bao nhiêu đạo luật về bảo vệ con nít và súc vật, tỷ như một đứa trẻ lang thang ngoài đường trong giờ học, hoặc trong đêm khuya, hay bị cha mẹ đánh đập, la mắng hành hạ con, nếu cảnh sát biết được, cha mẹ có thể mất quyền nuôi dưỡng, đôi khi phải ra tòa. Còn về súc vật, có rất nhiều người Mỹ đã bị nộp phạt, hoặc phải vào tù vì tội đánh đập, bỏ đói, hay giết những con vật nuôi trong nhà.
Nhưng ngược lại, nếu các cụ già vô gia cư bên lề đường, hay bị bỏ quên trong nursing home, bị đối xử tệ bạc, sẽ không có ai phải ra tòa, hoặc chẳng có ai chịu trách nhiệm, và cũng chẳng cần tìm hiểu xem cụ có mấy đứa con, xem chúng bây giờ đang ở đâu. Điều đặc biệt là các vị cao niên, và những đứa trẻ, đều yếu đuối như nhau, cùng không có khả năng tự bảo vệ. Mặc dù đã có chính sách An Sinh Xã Hội để giúp đỡ những người nghèo, từ già, trẻ, lớn bé, đều được hưởng trợ cấp như nhau. Nhưng khi các cụ già cô đơn, muộn phiền, cần sự chăm sóc an ủi về tinh thần, thì ngoại trừ gia đình và con cái không ai giúp cho các cụ được.
Suốt cuộc đời vất vả cực khổ, ai cũng mong đến cuối đời, được an dưỡng tuổi già bên con cháu, như câu: “Trẻ trông cha, già cậy con”. Bà Dau Ly nhận thấy hiện tượng lấn cấn cho những người già và giới trẻ Việt Nam tại Hải ngoại gặp phải, là truyền thống gia đình, không có thông lệ gởi ông bà cha mẹ vào nursing home.
Nhưng có những hoàn cảnh ngoài ý muốn, khi con cái không có khả năng chăm sóc cha mẹ tại nhà, mà phải dằn lòng đưa các cụ vào nursing home, vì chẳng may các cụ bị bệnh hiểm nghèo, hay nan y, trước khi bò ra nghĩa địa. Nhưng nếu người già ở nursing home, mà được con cái hay người thân thăm nom thường xuyên, họ sẽ an tâm hơn. Vì mỗi năm có hàng trăm trường hợp khiếu nại tại đây, bởi cách đối xử tệ hại của các nhân viên chăm sóc, như đánh đập, bỏ bê, ức hiếp. Các cụ cũng nên chuẩn bị tâm lý trước, để mà can đảm chấp nhận. Vì chẳng ai “nắm tay đến tối, gối đầu đến sáng”. Như định luật “Sinh-Lão- Bệnh -Tử” mà ai sinh ra ở đời cũng không thoát khỏi. Hãy thông cảm cho con cháu, các cụ sẽ tìm thấy sự bình an cho tâm hồn.
Đó là những điều, mà một góa phụ như bà Dau Ly luôn ưu tư. Bà lo phải đối đầu với những nghịch cảnh cuối đời. Rồi một ngày nào đó sẽ là gánh nặng cho con cái. Nhìn thấy người ta đủ vợ đủ chồng nương tựa nhau lúc tuổi hạc, bà Dau Ly không khỏi tủi thân. Vì ở đời nỗi mất mát nào cũng đau đớn, xót xa, nhưng không thể so sánh cái bẽ bàng, tủi phận, cho bằng tuổi già cô đơn thiếu tình cảm, trên đất nước xa lạ nơi xứ người.
Năng Khiếu
( Việt Báo )