Kinh Đời

Người Việt Gốc Me - Hòang Ngọc Trâm

Sau tháng tư năm 1975, gia đình tôi trải qua những thay đổi lớn. Ba tôi là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng ông là một công chức của Việt Nam Cộng Hòa,

Hòang Ngọc Trâm


Sau tháng tư năm 1975, gia đình tôi trải qua những thay đổi lớn. Ba tôi là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng ông là một công chức của Việt Nam Cộng Hòa, nên tất nhiên ông không thể làm việc dưới chế độ Cộng Sản. Từ đó, gia đình tôi bắt đầu những năm tháng đầy khốn khó.

Gần nhà tôi có một người hàng xóm gọi là "chú Hường" hành nghề chích thuốc dạo, nhưng chú ấy bí mật hoạt động nằm vùng cho Cộng Sản; trước 30/4/1975 chú Hường thường được gọi đến nhà chúng tôi để chích thuốc mỗi khi có người bệnh, và chú rất thích ba tôi vì ba tôi đã đối xử rất tử tế và rộng rãi với chú. Sau 30/4/1975, chú Hường đến nhà và nói thật với ba tôi rằng chú là Cộng Sản và đang làm việc với chính quyền địa phương, nhưng vì chú quý trọng ba tôi, nên chú sẽ giúp cho ba tôi thoát khỏi đợt "tập trung cải tạo", bằng cách chú sẽ không ghi tên ba tôi vào danh sách "ngụy quân - ngụy quyền", mà thay vào đó, chú đưa ba tôi vào danh sách "tình nguyện" đi khai khẩn vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn; và chú dặn ba tôi hãy khai trong lý lịch là hành nghề giáo viên trước 30/4.

Vì vậy, ba tôi cùng với hai anh lớn trong gia đình phải "cắt hộ khẩu" để đến sống tại vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn. Ba tôi vẫn là chủ của căn nhà mà má tôi, tôi và các em tôi đang sống, nhưng vì đã "cắt hộ khẩu", nên mỗi lần ba tôi và các anh tôi về thăm nhà, thì má tôi phải đi trình báo cho tổ trưởng dân phố biết, nếu không thì trong đêm đó, ba tôi và các anh tôi sẽ bị bắt đến đồn công an vì "tạm trú bất hợp pháp"! Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu gì nhiều về chính trị và pháp luật, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạ lùng và thường hay tự hỏi "Nhà này của ba và các anh tôi, họ đã sống tại đây với chúng tôi suốt bao nhiêu năm, vậy mà giờ đây mỗi lần về thăm nhà thì họ phải đi báo cáo cho tổ trưởng dân phố biết để làm gì nhỉ? Bây giờ ba và các anh của tôi không còn quyền gì trong căn nhà này nữa sao?"  Thắc mắc như vậy nhưng tôi cũng chẳng hỏi ai vì lúc nào tôi cũng thấy má tôi tất bật, còn ba và các anh thì thỉnh thoảng mới về nhà, ai cũng bận bịu, lo lắng về một điều gì đó.

Sau một năm sống tại kinh tế mới Phú Nhơn, ba và các anh tôi đã bỏ hết sức để cày cuốc trồng trọt, nhưng đất ở đó chỉ toàn là sỏi đá, tốn tiền mua hạt giống để trồng bắp và các loại đậu nhưng không thu hoạch được gì. Trồng khoai mì, khoai lang, nhưng cũng chẳng đủ để ăn, ba và các anh tôi phải đi vào rừng đốn củi, đốt than, rồi phải xuống Vạn Giã làm thợ chài lưới trên các ghe kéo giã để kiếm tiền. Tiền thu được chỉ đủ sống qua ngày và trả tiền xe về thăm nhà, lâu lâu mới đem về nhà được vài ký gạo. Không thể chịu nổi cuộc sống quá khổ cực, mất tự do, mà không thấy một tương lai nào sáng sủa cho bản thân và các con, ba tôi quyết định vượt biển, dù biết rằng vượt biển là phải đối diện với tù tội hoặc đối diện với cái chết vì những trận bão tố khủng khiếp bất ngời ngoài biển khơi. Tuy nhiên, ông thà chết chứ không thể cam chịu một cuộc sống như trong địa ngục trần gian.

Thế là ba tôi hợp tác với một nhóm bạn thân, người góp của, kẻ góp công để tổ chức vượt biển. Những người bạn thân của ba tôi thì lo việc mua ghe và mọi phí tổn khác. Ba tôi và hai người anh lớn của tôi thì lo việc tìm bãi, chôn dầu, cất giấu nước và lương thực... Và cuộc vượt biển đã được thực hiện vào mùa thu năm 1977. Ba tôi cùng người anh kế của tôi và các bạn của ông đi thoát được, nhưng vì một phần kế hoạch bị thất bại bất ngờ vào phút chót, nên anh cả của tôi đã bị rớt lại cùng một số người.

Vì ba tôi và các anh tôi không có hộ khẩu chung với má tôi, nên chính quyền điạ phương không phát hiện ngay được sự vắng mặt của ba tôi và anh tôi. Sau đó, khi họ bắt đầu nghi ngờ rằng ba và anh tôi đã vượt biển, thì họ cũng không có lý do gì để làm khó dễ má tôi, vì khi họ gọi má tôi lên phường để gặn hỏi chuyện vượt biển của ba và anh tôi, thì má tôi đã trả lời: "Tôi không biết gì về chồng con tôi cả. Họ đã cắt hộ khẩu đi kinh tế mới hai năm rồi. Khi nào họ về thăm nhà thì tôi gặp được họ, còn thường ngày thì tôi nghĩ là họ đang sống tại kinh tế mới Phú Nhơn. Nếu các ông có biết tin gì về chồng con tôi thì cho tôi hay với."

Thế nhưng, cũng vì không có cùng hộ khẩu với má tôi, mà anh cả của tôi phải trở thành "người Việt gốc me".
Bị rớt lại sau chuyến vượt biển ấy, anh cả của tôi không còn chỗ ở. Về lại căn nhà lá ở kinh tế mới ư? Công an ở địa phương đó sẽ bắt anh ngay. Về nhà với má và các em ư?  Lại càng bất khả, vì công an khu vực ở đây đã từng bắt nhốt anh cả của tôi nhiều lần với lý do "anh không có hộ khẩu tại nhà này, anh không được sống tại đây". Nay lại thêm tình nghi rằng anh đã tham gia vượt biển, thì chắc chắn họ sẽ bắt anh ngay lập tức, nếu họ thấy anh lảng vảng về nhà má tôi.

Thế rồi từ đó, trừ những ngày, những tháng và những năm bị nhốt trong các trại giam và nhà tù, thì anh cả của tôi phải lang thang ngủ nhờ ở nhà người quen này một đêm, nhà bạn bè khác một đêm, còn những hôm anh lén về nhà để thăm má, thì anh phải leo lên ngủ trên mái nhà, vì nếu ban đêm công an có ập đến soát nhà, thì anh hy vọng rằng họ có thể không thấy anh, hoặc anh có thể dễ tẩu thoát hơn.

Có một đêm anh cả tôi ngủ trên mái nhà, bị nhiễm lạnh, trẹo cả bắp thịt sau cổ. Sáng sớm, anh nằm trên mái nhà mà quằn quại vì đau đớn. Má tôi phải nhờ hàng xóm giúp khiêng anh xuống đất...
Mỗi lần lén về nhà, anh cả tôi thường đi ban đêm. Vậy mà có lần anh cũng bị công an bắt ngay nơi góc đường gần nhà. Lần đó anh bị nhốt 12 ngày tại đồn công an phường để họ điều tra về "các hành vi phản động" của anh. Má tôi phải nhờ cậy người quen giúp cho "chạy chọt" thì họ mới thả anh ra và đe doạ rằng: "Không bao giờ được lảng vảng về khu vực này một lần nào nữa."

Khi không còn chỗ để ngủ nhờ một đêm, và cũng không dám lẻn về nhà má nữa, thì anh cả tôi phải đi ngủ ở thềm nhà ga, ở bến xe đò, ở trong các sạp chợ... Có rất nhiều đêm, anh tôi cùng một người bạn thân đã thuê chiếu ngủ tại ga Nha Trang, dưới những hàng cây me. Má tôi có dẫn tôi đến đó thăm anh, và tôi thấy có rất nhiều gia đình cũng đang sống lây lất màn trời chiếu đất quanh sân ga và trong cái công viên tồi tàn dơ dáy trước ga.

Thuở đó, chúng tôi đùa với nhau, gọi anh cả tôi cũng như bạn anh ấy và những người sống lây lất ở ga Nha Trang là những "người Việt gốc me". Má tôi đã khóc hết nước mắt khi nhìn thấy con mình vô tội mà phải sống lang thang ngoài đường như thế.

Rồi sau bao nhiêu lần vượt biên không thành, bao nhiêu lần vào tù ra khám, anh cả của tôi và người bạn thân của anh ấy cũng thành công. Giờ đây đại gia đình chúng tôi sống tại Úc. Ở đất nước tự do này, chúng tôi có thể cư ngụ bất cứ nơi đâu chúng tôi muốn, mà chẳng bao giờ cần báo cáo cho một chính quyền địa phương nào cả. Chúng tôi có một cuộc sống thực sự an lành, tự do và hạnh phúc.

Một lần, cách đây không lâu, vài bạn người Úc của tôi nhìn thấy bức hình những người Việt Nam nằm bên lề đường, gần đó có một tấm bảng viết những dòng chữ gì đó, thì họ tò mò hỏi tôi về ý nghĩa của bức hình ấy. Tôi giải thích cho họ rằng đó là bức hình chụp cảnh những người Việt Nam bị chính quyền tham nhũng chiếm nhà, cướp đất, nên không còn chỗ ở, phải sống lây lất bên lề đường; còn những dòng chữ đó mang ý nghĩa chua chát rằng "trên đất nước độc lập, tự do này thì chúng tôi phải nằm co bên vệ đường để ngủ qua đêm".

Tôi giải thích thêm cho họ biết rằng "độc lập - tự do - hạnh phúc" là cái phương châm luôn luôn gắn liền với tên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Rồi tôi kể cho họ nghe câu chuyện của gia đình tôi. Thật là khó khăn để giải thích các bạn Úc hiểu vấn đề "hộ-khẩu" ở Việt Nam, vì ở Úc chưa bao giờ có khái niệm về "hộ-khẩu".  Sau khi nghe tôi kể chuyện, họ vô cùng ngạc nhiên và nói: “Thực là buồn cười, chính phủ Việt Nam đã hành động hoàn toàn trái ngược với cái phương châm mà họ đưa ra. Nước Úc đâu có cần phải đưa ra một phương châm như vậy, nhưng nước Úc lại thực sự có độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng tôi càng ngày càng hiểu lý do tại sao các bạn đã bỏ nước ra đi..." Rồi họ vui vẻ nói thêm: “Bây giờ, gia đình bạn là người-Úc-gốc-Việt”!

Từ 1975 cho đến nay, bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng ở Việt Nam giờ đây vẫn có rất nhiều người không còn nhà cửa, vì đất đai của họ đã bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" bởi một chính quyền tham nhũng. Nhiều người không được đền bù, và nhiều người chỉ được đền bù bằng một giá rất thấp, không đủ cho họ đi mua một chỗ khác để ở. Trong khi đó, những vùng đất bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" sẽ nhanh chóng biến thành tiền bạc, đất đai, nhà cửa, khách sạn... của tầng lớp cai trị.

Không có nhà để ở, họ đành ở trên lề đường, ngủ tạm ở bất cứ nơi nào họ có thể.  Giờ đây, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, rất nhiều hàng cây cao đã bị đốn sạch. Thỉnh thoảng tôi thầm nghĩ: "Có còn những hàng cây me bên những nhà ga để họ đến trải chiếu ngủ đỡ vào ban đêm như anh cả tôi và bạn của anh ấy ngày xưa không? Hay họ phải ngủ dưới gầm cầu, trong ống cống... trong những đêm lạnh lẽo?"

Xem tấm hình chụp cảnh những người dân oan mất nhà mất đất ở An Giang nằm dọc theo những vệ đường với tấm bảng ghi khẩu hiệu "DÂN AN GIANG - ĐỘC LẬP TỰ DO NẰM CO VỆ ĐƯỜNG VÌ MẤT NHÀ ĐẤT", tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?

3/2015

Hoàng Ngọc Trâm

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người Việt Gốc Me - Hòang Ngọc Trâm

Sau tháng tư năm 1975, gia đình tôi trải qua những thay đổi lớn. Ba tôi là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng ông là một công chức của Việt Nam Cộng Hòa,

Hòang Ngọc Trâm


Sau tháng tư năm 1975, gia đình tôi trải qua những thay đổi lớn. Ba tôi là trụ cột kinh tế của gia đình, nhưng ông là một công chức của Việt Nam Cộng Hòa, nên tất nhiên ông không thể làm việc dưới chế độ Cộng Sản. Từ đó, gia đình tôi bắt đầu những năm tháng đầy khốn khó.

Gần nhà tôi có một người hàng xóm gọi là "chú Hường" hành nghề chích thuốc dạo, nhưng chú ấy bí mật hoạt động nằm vùng cho Cộng Sản; trước 30/4/1975 chú Hường thường được gọi đến nhà chúng tôi để chích thuốc mỗi khi có người bệnh, và chú rất thích ba tôi vì ba tôi đã đối xử rất tử tế và rộng rãi với chú. Sau 30/4/1975, chú Hường đến nhà và nói thật với ba tôi rằng chú là Cộng Sản và đang làm việc với chính quyền địa phương, nhưng vì chú quý trọng ba tôi, nên chú sẽ giúp cho ba tôi thoát khỏi đợt "tập trung cải tạo", bằng cách chú sẽ không ghi tên ba tôi vào danh sách "ngụy quân - ngụy quyền", mà thay vào đó, chú đưa ba tôi vào danh sách "tình nguyện" đi khai khẩn vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn; và chú dặn ba tôi hãy khai trong lý lịch là hành nghề giáo viên trước 30/4.

Vì vậy, ba tôi cùng với hai anh lớn trong gia đình phải "cắt hộ khẩu" để đến sống tại vùng "kinh tế mới" Phú Nhơn. Ba tôi vẫn là chủ của căn nhà mà má tôi, tôi và các em tôi đang sống, nhưng vì đã "cắt hộ khẩu", nên mỗi lần ba tôi và các anh tôi về thăm nhà, thì má tôi phải đi trình báo cho tổ trưởng dân phố biết, nếu không thì trong đêm đó, ba tôi và các anh tôi sẽ bị bắt đến đồn công an vì "tạm trú bất hợp pháp"! Hồi đó tôi còn nhỏ, chưa hiểu gì nhiều về chính trị và pháp luật, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạ lùng và thường hay tự hỏi "Nhà này của ba và các anh tôi, họ đã sống tại đây với chúng tôi suốt bao nhiêu năm, vậy mà giờ đây mỗi lần về thăm nhà thì họ phải đi báo cáo cho tổ trưởng dân phố biết để làm gì nhỉ? Bây giờ ba và các anh của tôi không còn quyền gì trong căn nhà này nữa sao?"  Thắc mắc như vậy nhưng tôi cũng chẳng hỏi ai vì lúc nào tôi cũng thấy má tôi tất bật, còn ba và các anh thì thỉnh thoảng mới về nhà, ai cũng bận bịu, lo lắng về một điều gì đó.

Sau một năm sống tại kinh tế mới Phú Nhơn, ba và các anh tôi đã bỏ hết sức để cày cuốc trồng trọt, nhưng đất ở đó chỉ toàn là sỏi đá, tốn tiền mua hạt giống để trồng bắp và các loại đậu nhưng không thu hoạch được gì. Trồng khoai mì, khoai lang, nhưng cũng chẳng đủ để ăn, ba và các anh tôi phải đi vào rừng đốn củi, đốt than, rồi phải xuống Vạn Giã làm thợ chài lưới trên các ghe kéo giã để kiếm tiền. Tiền thu được chỉ đủ sống qua ngày và trả tiền xe về thăm nhà, lâu lâu mới đem về nhà được vài ký gạo. Không thể chịu nổi cuộc sống quá khổ cực, mất tự do, mà không thấy một tương lai nào sáng sủa cho bản thân và các con, ba tôi quyết định vượt biển, dù biết rằng vượt biển là phải đối diện với tù tội hoặc đối diện với cái chết vì những trận bão tố khủng khiếp bất ngời ngoài biển khơi. Tuy nhiên, ông thà chết chứ không thể cam chịu một cuộc sống như trong địa ngục trần gian.

Thế là ba tôi hợp tác với một nhóm bạn thân, người góp của, kẻ góp công để tổ chức vượt biển. Những người bạn thân của ba tôi thì lo việc mua ghe và mọi phí tổn khác. Ba tôi và hai người anh lớn của tôi thì lo việc tìm bãi, chôn dầu, cất giấu nước và lương thực... Và cuộc vượt biển đã được thực hiện vào mùa thu năm 1977. Ba tôi cùng người anh kế của tôi và các bạn của ông đi thoát được, nhưng vì một phần kế hoạch bị thất bại bất ngờ vào phút chót, nên anh cả của tôi đã bị rớt lại cùng một số người.

Vì ba tôi và các anh tôi không có hộ khẩu chung với má tôi, nên chính quyền điạ phương không phát hiện ngay được sự vắng mặt của ba tôi và anh tôi. Sau đó, khi họ bắt đầu nghi ngờ rằng ba và anh tôi đã vượt biển, thì họ cũng không có lý do gì để làm khó dễ má tôi, vì khi họ gọi má tôi lên phường để gặn hỏi chuyện vượt biển của ba và anh tôi, thì má tôi đã trả lời: "Tôi không biết gì về chồng con tôi cả. Họ đã cắt hộ khẩu đi kinh tế mới hai năm rồi. Khi nào họ về thăm nhà thì tôi gặp được họ, còn thường ngày thì tôi nghĩ là họ đang sống tại kinh tế mới Phú Nhơn. Nếu các ông có biết tin gì về chồng con tôi thì cho tôi hay với."

Thế nhưng, cũng vì không có cùng hộ khẩu với má tôi, mà anh cả của tôi phải trở thành "người Việt gốc me".
Bị rớt lại sau chuyến vượt biển ấy, anh cả của tôi không còn chỗ ở. Về lại căn nhà lá ở kinh tế mới ư? Công an ở địa phương đó sẽ bắt anh ngay. Về nhà với má và các em ư?  Lại càng bất khả, vì công an khu vực ở đây đã từng bắt nhốt anh cả của tôi nhiều lần với lý do "anh không có hộ khẩu tại nhà này, anh không được sống tại đây". Nay lại thêm tình nghi rằng anh đã tham gia vượt biển, thì chắc chắn họ sẽ bắt anh ngay lập tức, nếu họ thấy anh lảng vảng về nhà má tôi.

Thế rồi từ đó, trừ những ngày, những tháng và những năm bị nhốt trong các trại giam và nhà tù, thì anh cả của tôi phải lang thang ngủ nhờ ở nhà người quen này một đêm, nhà bạn bè khác một đêm, còn những hôm anh lén về nhà để thăm má, thì anh phải leo lên ngủ trên mái nhà, vì nếu ban đêm công an có ập đến soát nhà, thì anh hy vọng rằng họ có thể không thấy anh, hoặc anh có thể dễ tẩu thoát hơn.

Có một đêm anh cả tôi ngủ trên mái nhà, bị nhiễm lạnh, trẹo cả bắp thịt sau cổ. Sáng sớm, anh nằm trên mái nhà mà quằn quại vì đau đớn. Má tôi phải nhờ hàng xóm giúp khiêng anh xuống đất...
Mỗi lần lén về nhà, anh cả tôi thường đi ban đêm. Vậy mà có lần anh cũng bị công an bắt ngay nơi góc đường gần nhà. Lần đó anh bị nhốt 12 ngày tại đồn công an phường để họ điều tra về "các hành vi phản động" của anh. Má tôi phải nhờ cậy người quen giúp cho "chạy chọt" thì họ mới thả anh ra và đe doạ rằng: "Không bao giờ được lảng vảng về khu vực này một lần nào nữa."

Khi không còn chỗ để ngủ nhờ một đêm, và cũng không dám lẻn về nhà má nữa, thì anh cả tôi phải đi ngủ ở thềm nhà ga, ở bến xe đò, ở trong các sạp chợ... Có rất nhiều đêm, anh tôi cùng một người bạn thân đã thuê chiếu ngủ tại ga Nha Trang, dưới những hàng cây me. Má tôi có dẫn tôi đến đó thăm anh, và tôi thấy có rất nhiều gia đình cũng đang sống lây lất màn trời chiếu đất quanh sân ga và trong cái công viên tồi tàn dơ dáy trước ga.

Thuở đó, chúng tôi đùa với nhau, gọi anh cả tôi cũng như bạn anh ấy và những người sống lây lất ở ga Nha Trang là những "người Việt gốc me". Má tôi đã khóc hết nước mắt khi nhìn thấy con mình vô tội mà phải sống lang thang ngoài đường như thế.

Rồi sau bao nhiêu lần vượt biên không thành, bao nhiêu lần vào tù ra khám, anh cả của tôi và người bạn thân của anh ấy cũng thành công. Giờ đây đại gia đình chúng tôi sống tại Úc. Ở đất nước tự do này, chúng tôi có thể cư ngụ bất cứ nơi đâu chúng tôi muốn, mà chẳng bao giờ cần báo cáo cho một chính quyền địa phương nào cả. Chúng tôi có một cuộc sống thực sự an lành, tự do và hạnh phúc.

Một lần, cách đây không lâu, vài bạn người Úc của tôi nhìn thấy bức hình những người Việt Nam nằm bên lề đường, gần đó có một tấm bảng viết những dòng chữ gì đó, thì họ tò mò hỏi tôi về ý nghĩa của bức hình ấy. Tôi giải thích cho họ rằng đó là bức hình chụp cảnh những người Việt Nam bị chính quyền tham nhũng chiếm nhà, cướp đất, nên không còn chỗ ở, phải sống lây lất bên lề đường; còn những dòng chữ đó mang ý nghĩa chua chát rằng "trên đất nước độc lập, tự do này thì chúng tôi phải nằm co bên vệ đường để ngủ qua đêm".

Tôi giải thích thêm cho họ biết rằng "độc lập - tự do - hạnh phúc" là cái phương châm luôn luôn gắn liền với tên của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Rồi tôi kể cho họ nghe câu chuyện của gia đình tôi. Thật là khó khăn để giải thích các bạn Úc hiểu vấn đề "hộ-khẩu" ở Việt Nam, vì ở Úc chưa bao giờ có khái niệm về "hộ-khẩu".  Sau khi nghe tôi kể chuyện, họ vô cùng ngạc nhiên và nói: “Thực là buồn cười, chính phủ Việt Nam đã hành động hoàn toàn trái ngược với cái phương châm mà họ đưa ra. Nước Úc đâu có cần phải đưa ra một phương châm như vậy, nhưng nước Úc lại thực sự có độc lập, tự do và hạnh phúc. Chúng tôi càng ngày càng hiểu lý do tại sao các bạn đã bỏ nước ra đi..." Rồi họ vui vẻ nói thêm: “Bây giờ, gia đình bạn là người-Úc-gốc-Việt”!

Từ 1975 cho đến nay, bốn mươi năm đã trôi qua, nhưng ở Việt Nam giờ đây vẫn có rất nhiều người không còn nhà cửa, vì đất đai của họ đã bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" bởi một chính quyền tham nhũng. Nhiều người không được đền bù, và nhiều người chỉ được đền bù bằng một giá rất thấp, không đủ cho họ đi mua một chỗ khác để ở. Trong khi đó, những vùng đất bị "quy hoạch" hay "cưỡng chế" sẽ nhanh chóng biến thành tiền bạc, đất đai, nhà cửa, khách sạn... của tầng lớp cai trị.

Không có nhà để ở, họ đành ở trên lề đường, ngủ tạm ở bất cứ nơi nào họ có thể.  Giờ đây, khắp nơi trên đất nước Việt Nam, rất nhiều hàng cây cao đã bị đốn sạch. Thỉnh thoảng tôi thầm nghĩ: "Có còn những hàng cây me bên những nhà ga để họ đến trải chiếu ngủ đỡ vào ban đêm như anh cả tôi và bạn của anh ấy ngày xưa không? Hay họ phải ngủ dưới gầm cầu, trong ống cống... trong những đêm lạnh lẽo?"

Xem tấm hình chụp cảnh những người dân oan mất nhà mất đất ở An Giang nằm dọc theo những vệ đường với tấm bảng ghi khẩu hiệu "DÂN AN GIANG - ĐỘC LẬP TỰ DO NẰM CO VỆ ĐƯỜNG VÌ MẤT NHÀ ĐẤT", tôi buồn và xót xa làm sao. Bây giờ chúng ta gọi họ là "người Việt gốc …" gì nhỉ?

3/2015

Hoàng Ngọc Trâm

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm