Cà Kê Dê Ngỗng
Người Việt Trước "Làn Sóng Hàn” - by Bs. Trần Văn Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
*
Hàn quốc chỉ mất 15 năm để được giới trẻ Việt Nam gào thét, hôn ghế, dẫm đạp lên nhau vì thần tượng sao K-Pop; và chỉ mất 25 năm để các tòa nhà cao tầng, khu thương mại do Hàn quốc đầu tư xây dựng, rạp chiếu phim, quán Cà phê, LocknLock, siêu thị kiểu Samsung, Lotte CJ mọc lên như nấm. Chỉ cần nằm trong nhà ngắm đồ vật, hay ra đường nhìn đầu tóc và cách ăn mặc… đều thấy toàn Hàn quốc?
Điều gì đã làm cho VN thay đổi nhanh đến vậy?
Câu trả lời đơn giản là, do phong trào “Hàn lưu (한류 - 韓流).” Thuật ngữ này bắt nguồn từ các nhà báo Trung Quốc, dịch nghĩa ra tiếng Việt là “Làn sóng Hàn Quốc.”
Hàn lưu là gì?
Hàn lưu được hiểu là “Văn hoá đại chúng Hàn Quốc,” lấy phụ nữ để làm mềm lòng đàn ông, tìm ra những người đàn ông nữ tính để quảng bá tinh thần “Nương hoa (娘化).” Nó bắt nguồn từ Nhật Bản bởi ông trùm J-Pop là Johnny Kitagawa khởi xướng.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tác động lớn đến Hàn Quốc, nền kinh tế bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, dự trữ ngoại hối chỉ còn 3,77 tỉ đô la. Năm 1998, Kim Dea Jong được bầu làm Tổng thống đã thực hiện chính sách “Quốc gia văn hoá.” Ngành công nghiệp văn hoá đã trở thành vũ khí sắc bén kích thích tăng trưởng kinh tế và định hình lại vị trí đất nước, ngay lập tức nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi thần kỳ sau một năm khủng hoảng. Kể từ đó, Hàn lưu trở thành một danh xưng lớn về văn hoá của Hàn Quốc, bao gồm phim ảnh XX và truyền hình XX, K-Pop XX, chương trình tạp kỹ XX, ngôi sao XX, du lịch XX, dịch vụ làm đẹp XX, dịch vụ ăn uống XX, hay tất cả những gì XX liên quan đến văn hoá Hàn Quốc XX.
Hàn lưu = …XX
Hoàn toàn vắng mặt XY, nên các sao Hàn dù là đàn ông cũng được phẫu thuật thẩm mỹ và thay đổi cư xử để trở nên “nữ tính.” Họ rất mềm mại chứ không như “trai Hàn” thật, điển hình là những người đàn ông sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” ngoài đời thực.
Và ngành công nghiệp văn hoá XX đã hạ gục thế giới.
Chỉ một quốc gia duy nhất không bị Hàn lưu XX càn quét, đó là Nhật Bản. Văn hoá Nhật chưa bao giờ chấp nhận công nghiệp giải trí của Hàn Quốc.
Phần còn lại của thế giới, như Trung Quốc với 1,4 tỉ dân, nhưng có thời điểm 80% khái niệm giải trí đến từ Hàn Quốc. Phải cở cho đến khi chủ nghĩa dân tộc Tàu (?) trỗi dậy thì “Hàn lưu” mới bị suy thoái ở Trung Quốc. Nhưng các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines… không thể miễn nhiễm. Đến ngay như Bắc Triều Tiên, người dân cũng lén lút xem phim Hàn và nghe K-Pop, thử hỏi quốc gia nào ở châu Á ngoài Nhật không bị Hàn lưu tấn công.
Mỹ cũng không thoát khỏi Hàn lưu!
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul xuất hiện tại Quốc hội Mỹ với một chiếc cà vạt màu tím nhạt, trên ngực áo bên trái của ông cũng đeo một chiếc túi vuông cùng màu tím nhạt rất điệu đà. Seok-ryul đã có bài phát biểu dài 43 phút bằng tiếng Anh và nhận được 56 tràng vỗ tay từ hơn 500 dân biểu. Tổng thống Hàn Quốc hài hước:
"Mặc dù BTS đến Nhà Trắng trước tôi một bước, nhưng may mắn thay, tôi đã đến Quốc hội Mỹ trước BTS. Ngay cả khi quý vị không biết tôi là ai, nhưng quý vị cũng đã nghe nói về BTS, nghe nói đến BlackPink."
Trong bài phát biểu của mình, Yoon Seok-ryul liên tục trích dẫn "Minari" và "Ký sinh trùng,” trích dẫn các tác phẩm văn hoá Hàn Quốc khác đang phổ biến ở Hoa Kỳ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Yoon Seok-ryul hát bài “American Pie” tại nhà Trắng, Biden đã tặng Tổng thống Hàn Quốc cây đàn guitar. Một năm trước đó cũng tại Nhà trắng Biden tiếp BTS rất trịnh trọng.
Thực ra, nói Hàn lưu tấn công Mỹ, đó chỉ là cách nói phóng đại. Văn hoá đại chúng Mỹ vượt xa Hàn Quốc. Hollywood giết chết điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc chỉ trong vài giây. Chính người Hàn quốc cũng phải công nhận là chỉ nghệ sĩ của B-list Mỹ cũng dễ dàng đè bẹp K-Pop trong vài nốt nhạc. Văn hoá Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hoá Mỹ. Kitagawa mang trong mình giấc mơ Mỹ, ông truyền bá ngược “Văn hoá nữ tính XX” vào Nhật Bản, bằng cách trở về Nhật thành lập “Johnny’s Office.” Khởi đầu Hàn Quốc đã copy lại nguyên văn. Vì thế, SM Entertainment không chỉ sao chép “Johnny’s Office” đơn thuần, mà còn mang dáng dấp của văn hoá Mỹ. Văn hoá đó đề cao lối sống trực giác của giới trẻ, nghiêng nhiều về hướng vật chất, thiên về hưởng thụ, công khai chống lại nền giáo dục tư tưởng truyền thống, tạo hứng thú và cơ hội tự do tình dục.
Đó là những thứ giới trẻ rất thích. Hàn lưu cũng vì thế nhanh chóng phát triển, nó được chính phủ Hàn Quốc ủng hộ vì mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, mà với người Mỹ thì lợi nhuận là trên hết. Người Hàn cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Hàn Quốc trở thành bậc thầy trong quan hệ công chúng, đầu tiên là tấn công vào trái tim các thiếu nữ trên toàn thế giới, sau đó là “nữ hoá” đàn ông để rồi hạ gục họ.
Văn hoá thần tượng là “bí quyết.”
Đàn ông Hàn Quốc có đẹp trai không? Phụ nữ Hàn Quốc có xinh gái không? Câu trả lời rõ ràng là “Không!” Tổ tiên của họ có phụ nữ với mặt to bẹt. Tổ tiên của họ có đàn ông mặt vỡ như đá. Tổ tiên của họ má lớn. Tổ tiên của họ xương hàm bạnh. Tổ tiên của họ cằm lẹm cao. Tổ tiên của họ mắt nhỏ một mí. Tổ tiên của họ mũi tẹt, chân ngắn. Nói tóm lại, tổ tiên người Hàn ngoại hình không đẹp, cho đến tận hôm nay người Hàn cũng vẫn không có những nét đẹp.
Nhưng văn hoá của Hàn Quốc đã tạo ra thần tượng, rồi họ xuất khẩu các sản phẩm văn hoá đó, để tạo ra ảo tưởng (nhờ đủ loại phẫu thuật thẩm mỹ? – Chỉ riêng thành phố Seoul có trên 2000 bác sĩ thẩm mỹ!), rằng đàn ông Hàn Quốc rất đẹp trai (?) và phụ nữ Hàn Quốc thì rất xinh gái (?) Trong phim Hàn quốc, không hề thấy có người nghèo; cũng không thấy có người xấu xí. Ngay cả những người bình thường trong phim ảnh cũng phải đẹp lung linh, toàn là mỹ nam mỹ nữ, khí tiết phẩm hạnh sáng ngời ngời (C’mon!).
Ngược lại với phụ nữ Hàn Quốc, phụ nữ da trắng có đôi mắt to hai mí, mặt nhỏ, gò má cao, má lõm / hóp. Đây là mơ ước của người phụ nữ châu Á. Như vậy, công nghiệp giải trí Hàn Quốc chỉ cần tạo ra những ngôi sao nữ là thần tượng của giới trẻ, có ngoại hình giống phụ nữ da trắng. Điều này vừa tác động mạnh vào sở thích người châu Á, vừa tạo nên sự gần gũi thân thuộc với người phương Tây. Nhưng còn đàn ông? Theo tiêu chuẩn, đàn ông da trắng là khoẻ mạnh, nam tính, cao to vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn. Tất nhiên phụ nữ sẽ thích mẫu người siêu nam tính. Đương nhiên đàn ông Hàn Quốc sẽ chẳng bao giờ có được điều này. Nhưng chuyện đó không quan trọng. Văn hoá núp bòng truyền thông có thể tẩy não rất tốt. Hãy nhìn cách Đức Quốc xã đã tẩy não quần chúng. Hình tượng người đàn ông trong trái tim phụ nữ không nhất thiết phải biểu hiệu qua sức mạnh cơ bắp. Đàn ông Hàn Quốc nổi tiếng là “thô và cục cằn,” vậy những ngôi sao trong mắt phụ nữ cần phải “dịu dàng.” Đó là lý do dàn mỹ nam sao Hàn Quốc có ngoại hình với đầy đủ những nét của phụ nữ phương Tây, thế là phụ nữ châu Á chết mê chết mệt.
Đồng chủng cộng hưởng, Sao Hàn được người châu Á tôn sùng, coi như thần tượng. Điều đó thôi thúc giới trẻ châu Á bắt chước, từ lời nói cho đến thái độ, rồi việc làm, đặc biệt là ngoại hình. Đó là chưa kể yếu tố tâm lý. Ví dụ đàn ông Việt nhìn vào đàn ông da trắng, họ sẽ thấy không thể nào trở nên cao to nam tính như vậy được. Nhưng để giống như là sao Hàn thì hoàn toàn có thể làm được. Đàn ông không thể phân biệt được phụ nữ mắt 1 mí hay 2 mí. Cũng như vậy, phụ nữ làm sao phân biệt được đàn ông bụng có 4 múi, 6 múi hay 8 múi? Nên ngoại hình chỉ cần giống sao Hàn mà lại dịu dàng dễ thương là đủ hấp dẫn phụ nữ rồi. Với tâm lý như vậy, giới trẻ Việt sẽ học dàn mỹ nam sao Hàn cách ăn mặc, kiểu tóc, vóc dáng, cử chỉ và tính cách. Có thể nói rằng, việc thần tượng sao Hàn nói riêng và phong trào Hàn lưu nói chung, vô hình trung khuyến khích đàn ông Việt theo đuổi phong cách “nữ tính,” chuyển sự phân bố chuẩn mực sang tiêu cực, hàng loạt các giá trị đang bị đảo lộn.
Việt Nam hôm nay, theo một nghĩa nào đó, là sân sau của Hàn Quốc.
Kể từ khi chính quyền Hàn Quốc khuyến khích các địa phương thực hiện hôn nhân xuyên quốc gia, nhằm giải quyết tình trạng đàn ông ở nông thôn khó lấy vợ, thì “cô dâu Việt” chiếm tỉ lệ cao nhất với 30,4% theo số liệu thống kê năm 2018. Nhưng phụ nữ Việt hầu hết không hạnh phúc khi lấy chồng Hàn Quốc. Hàng loạt những câu chuyện cô dâu Việt bị chồng đánh đập, hành hạ, thậm chí bị sát hại; đó là minh chứng.
Rõ ràng, đời sống thực của đàn ông Hàn Quốc khác rất xa với sao Hàn đẹp trai và dịu dàng như Onew, Taemin, Jonghyun, Minho hay Key trong bức ảnh minh hoạ của các bài viết lấy từ “Internet.”
“Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này!?”
(NCT)
Bs. Trần Văn Phúc
Trần Văn Giang (ghi lại)Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Người Việt Trước "Làn Sóng Hàn” - by Bs. Trần Văn Phúc / Trần Văn Giang (ghi lại)
*
Hàn quốc chỉ mất 15 năm để được giới trẻ Việt Nam gào thét, hôn ghế, dẫm đạp lên nhau vì thần tượng sao K-Pop; và chỉ mất 25 năm để các tòa nhà cao tầng, khu thương mại do Hàn quốc đầu tư xây dựng, rạp chiếu phim, quán Cà phê, LocknLock, siêu thị kiểu Samsung, Lotte CJ mọc lên như nấm. Chỉ cần nằm trong nhà ngắm đồ vật, hay ra đường nhìn đầu tóc và cách ăn mặc… đều thấy toàn Hàn quốc?
Điều gì đã làm cho VN thay đổi nhanh đến vậy?
Câu trả lời đơn giản là, do phong trào “Hàn lưu (한류 - 韓流).” Thuật ngữ này bắt nguồn từ các nhà báo Trung Quốc, dịch nghĩa ra tiếng Việt là “Làn sóng Hàn Quốc.”
Hàn lưu là gì?
Hàn lưu được hiểu là “Văn hoá đại chúng Hàn Quốc,” lấy phụ nữ để làm mềm lòng đàn ông, tìm ra những người đàn ông nữ tính để quảng bá tinh thần “Nương hoa (娘化).” Nó bắt nguồn từ Nhật Bản bởi ông trùm J-Pop là Johnny Kitagawa khởi xướng.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã tác động lớn đến Hàn Quốc, nền kinh tế bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, dự trữ ngoại hối chỉ còn 3,77 tỉ đô la. Năm 1998, Kim Dea Jong được bầu làm Tổng thống đã thực hiện chính sách “Quốc gia văn hoá.” Ngành công nghiệp văn hoá đã trở thành vũ khí sắc bén kích thích tăng trưởng kinh tế và định hình lại vị trí đất nước, ngay lập tức nền kinh tế Hàn Quốc đã phục hồi thần kỳ sau một năm khủng hoảng. Kể từ đó, Hàn lưu trở thành một danh xưng lớn về văn hoá của Hàn Quốc, bao gồm phim ảnh XX và truyền hình XX, K-Pop XX, chương trình tạp kỹ XX, ngôi sao XX, du lịch XX, dịch vụ làm đẹp XX, dịch vụ ăn uống XX, hay tất cả những gì XX liên quan đến văn hoá Hàn Quốc XX.
Hàn lưu = …XX
Hoàn toàn vắng mặt XY, nên các sao Hàn dù là đàn ông cũng được phẫu thuật thẩm mỹ và thay đổi cư xử để trở nên “nữ tính.” Họ rất mềm mại chứ không như “trai Hàn” thật, điển hình là những người đàn ông sẵn sàng “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” ngoài đời thực.
Và ngành công nghiệp văn hoá XX đã hạ gục thế giới.
Chỉ một quốc gia duy nhất không bị Hàn lưu XX càn quét, đó là Nhật Bản. Văn hoá Nhật chưa bao giờ chấp nhận công nghiệp giải trí của Hàn Quốc.
Phần còn lại của thế giới, như Trung Quốc với 1,4 tỉ dân, nhưng có thời điểm 80% khái niệm giải trí đến từ Hàn Quốc. Phải cở cho đến khi chủ nghĩa dân tộc Tàu (?) trỗi dậy thì “Hàn lưu” mới bị suy thoái ở Trung Quốc. Nhưng các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines… không thể miễn nhiễm. Đến ngay như Bắc Triều Tiên, người dân cũng lén lút xem phim Hàn và nghe K-Pop, thử hỏi quốc gia nào ở châu Á ngoài Nhật không bị Hàn lưu tấn công.
Mỹ cũng không thoát khỏi Hàn lưu!
Vào ngày 27 tháng 4 năm 2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-ryul xuất hiện tại Quốc hội Mỹ với một chiếc cà vạt màu tím nhạt, trên ngực áo bên trái của ông cũng đeo một chiếc túi vuông cùng màu tím nhạt rất điệu đà. Seok-ryul đã có bài phát biểu dài 43 phút bằng tiếng Anh và nhận được 56 tràng vỗ tay từ hơn 500 dân biểu. Tổng thống Hàn Quốc hài hước:
"Mặc dù BTS đến Nhà Trắng trước tôi một bước, nhưng may mắn thay, tôi đã đến Quốc hội Mỹ trước BTS. Ngay cả khi quý vị không biết tôi là ai, nhưng quý vị cũng đã nghe nói về BTS, nghe nói đến BlackPink."
Trong bài phát biểu của mình, Yoon Seok-ryul liên tục trích dẫn "Minari" và "Ký sinh trùng,” trích dẫn các tác phẩm văn hoá Hàn Quốc khác đang phổ biến ở Hoa Kỳ. Chẳng có gì ngạc nhiên khi Yoon Seok-ryul hát bài “American Pie” tại nhà Trắng, Biden đã tặng Tổng thống Hàn Quốc cây đàn guitar. Một năm trước đó cũng tại Nhà trắng Biden tiếp BTS rất trịnh trọng.
Thực ra, nói Hàn lưu tấn công Mỹ, đó chỉ là cách nói phóng đại. Văn hoá đại chúng Mỹ vượt xa Hàn Quốc. Hollywood giết chết điện ảnh và truyền hình Hàn Quốc chỉ trong vài giây. Chính người Hàn quốc cũng phải công nhận là chỉ nghệ sĩ của B-list Mỹ cũng dễ dàng đè bẹp K-Pop trong vài nốt nhạc. Văn hoá Hàn Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc từ văn hoá Mỹ. Kitagawa mang trong mình giấc mơ Mỹ, ông truyền bá ngược “Văn hoá nữ tính XX” vào Nhật Bản, bằng cách trở về Nhật thành lập “Johnny’s Office.” Khởi đầu Hàn Quốc đã copy lại nguyên văn. Vì thế, SM Entertainment không chỉ sao chép “Johnny’s Office” đơn thuần, mà còn mang dáng dấp của văn hoá Mỹ. Văn hoá đó đề cao lối sống trực giác của giới trẻ, nghiêng nhiều về hướng vật chất, thiên về hưởng thụ, công khai chống lại nền giáo dục tư tưởng truyền thống, tạo hứng thú và cơ hội tự do tình dục.
Đó là những thứ giới trẻ rất thích. Hàn lưu cũng vì thế nhanh chóng phát triển, nó được chính phủ Hàn Quốc ủng hộ vì mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ, mà với người Mỹ thì lợi nhuận là trên hết. Người Hàn cũng bị ảnh hưởng bởi điều này. Hàn Quốc trở thành bậc thầy trong quan hệ công chúng, đầu tiên là tấn công vào trái tim các thiếu nữ trên toàn thế giới, sau đó là “nữ hoá” đàn ông để rồi hạ gục họ.
Văn hoá thần tượng là “bí quyết.”
Đàn ông Hàn Quốc có đẹp trai không? Phụ nữ Hàn Quốc có xinh gái không? Câu trả lời rõ ràng là “Không!” Tổ tiên của họ có phụ nữ với mặt to bẹt. Tổ tiên của họ có đàn ông mặt vỡ như đá. Tổ tiên của họ má lớn. Tổ tiên của họ xương hàm bạnh. Tổ tiên của họ cằm lẹm cao. Tổ tiên của họ mắt nhỏ một mí. Tổ tiên của họ mũi tẹt, chân ngắn. Nói tóm lại, tổ tiên người Hàn ngoại hình không đẹp, cho đến tận hôm nay người Hàn cũng vẫn không có những nét đẹp.
Nhưng văn hoá của Hàn Quốc đã tạo ra thần tượng, rồi họ xuất khẩu các sản phẩm văn hoá đó, để tạo ra ảo tưởng (nhờ đủ loại phẫu thuật thẩm mỹ? – Chỉ riêng thành phố Seoul có trên 2000 bác sĩ thẩm mỹ!), rằng đàn ông Hàn Quốc rất đẹp trai (?) và phụ nữ Hàn Quốc thì rất xinh gái (?) Trong phim Hàn quốc, không hề thấy có người nghèo; cũng không thấy có người xấu xí. Ngay cả những người bình thường trong phim ảnh cũng phải đẹp lung linh, toàn là mỹ nam mỹ nữ, khí tiết phẩm hạnh sáng ngời ngời (C’mon!).
Ngược lại với phụ nữ Hàn Quốc, phụ nữ da trắng có đôi mắt to hai mí, mặt nhỏ, gò má cao, má lõm / hóp. Đây là mơ ước của người phụ nữ châu Á. Như vậy, công nghiệp giải trí Hàn Quốc chỉ cần tạo ra những ngôi sao nữ là thần tượng của giới trẻ, có ngoại hình giống phụ nữ da trắng. Điều này vừa tác động mạnh vào sở thích người châu Á, vừa tạo nên sự gần gũi thân thuộc với người phương Tây. Nhưng còn đàn ông? Theo tiêu chuẩn, đàn ông da trắng là khoẻ mạnh, nam tính, cao to vạm vỡ, cơ bắp cuồn cuộn. Tất nhiên phụ nữ sẽ thích mẫu người siêu nam tính. Đương nhiên đàn ông Hàn Quốc sẽ chẳng bao giờ có được điều này. Nhưng chuyện đó không quan trọng. Văn hoá núp bòng truyền thông có thể tẩy não rất tốt. Hãy nhìn cách Đức Quốc xã đã tẩy não quần chúng. Hình tượng người đàn ông trong trái tim phụ nữ không nhất thiết phải biểu hiệu qua sức mạnh cơ bắp. Đàn ông Hàn Quốc nổi tiếng là “thô và cục cằn,” vậy những ngôi sao trong mắt phụ nữ cần phải “dịu dàng.” Đó là lý do dàn mỹ nam sao Hàn Quốc có ngoại hình với đầy đủ những nét của phụ nữ phương Tây, thế là phụ nữ châu Á chết mê chết mệt.
Đồng chủng cộng hưởng, Sao Hàn được người châu Á tôn sùng, coi như thần tượng. Điều đó thôi thúc giới trẻ châu Á bắt chước, từ lời nói cho đến thái độ, rồi việc làm, đặc biệt là ngoại hình. Đó là chưa kể yếu tố tâm lý. Ví dụ đàn ông Việt nhìn vào đàn ông da trắng, họ sẽ thấy không thể nào trở nên cao to nam tính như vậy được. Nhưng để giống như là sao Hàn thì hoàn toàn có thể làm được. Đàn ông không thể phân biệt được phụ nữ mắt 1 mí hay 2 mí. Cũng như vậy, phụ nữ làm sao phân biệt được đàn ông bụng có 4 múi, 6 múi hay 8 múi? Nên ngoại hình chỉ cần giống sao Hàn mà lại dịu dàng dễ thương là đủ hấp dẫn phụ nữ rồi. Với tâm lý như vậy, giới trẻ Việt sẽ học dàn mỹ nam sao Hàn cách ăn mặc, kiểu tóc, vóc dáng, cử chỉ và tính cách. Có thể nói rằng, việc thần tượng sao Hàn nói riêng và phong trào Hàn lưu nói chung, vô hình trung khuyến khích đàn ông Việt theo đuổi phong cách “nữ tính,” chuyển sự phân bố chuẩn mực sang tiêu cực, hàng loạt các giá trị đang bị đảo lộn.
Việt Nam hôm nay, theo một nghĩa nào đó, là sân sau của Hàn Quốc.
Kể từ khi chính quyền Hàn Quốc khuyến khích các địa phương thực hiện hôn nhân xuyên quốc gia, nhằm giải quyết tình trạng đàn ông ở nông thôn khó lấy vợ, thì “cô dâu Việt” chiếm tỉ lệ cao nhất với 30,4% theo số liệu thống kê năm 2018. Nhưng phụ nữ Việt hầu hết không hạnh phúc khi lấy chồng Hàn Quốc. Hàng loạt những câu chuyện cô dâu Việt bị chồng đánh đập, hành hạ, thậm chí bị sát hại; đó là minh chứng.
Rõ ràng, đời sống thực của đàn ông Hàn Quốc khác rất xa với sao Hàn đẹp trai và dịu dàng như Onew, Taemin, Jonghyun, Minho hay Key trong bức ảnh minh hoạ của các bài viết lấy từ “Internet.”
“Còn trời còn đất còn non nước
Có lẽ ta đâu mãi thế này!?”
(NCT)
Bs. Trần Văn Phúc
Trần Văn Giang (ghi lại)