Di Sản Hồ Chí Minh
Người Việt phản ứng vụ Camp Pendleton không cho chào cờ VNCH
Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Một
ngày sau khi nhật báo Người Việt đăng bản tin liên quan đến vụ hủy bỏ
chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen, có tên “Hành Trình Đến Tự Do và
Vươn Tới” (Journey to Freedom and Beyond), vì ban tổ chức không được
chào cờ và hát quốc ca VNCH, một số người có phản ứng lẫn lộn và vô cùng
xúc động, về chuyện này.
Khoảng 1,100 cái lều được các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở
Camp Pendleton dựng lên hồi năm 1975 để đón người tị nạn Việt Nam. (Hình: ehistory.osu.edu)
Có ý kiến cho rằng nhập gia phải tùy tục, ở đâu có luật ở đó.
“Họ (Camp Pendleton) không cho chào cờ và hát quốc ca VNCH là họ làm đúng, vì trại lính thuộc luật liên bang. Mỹ và CSVN bang giao thì về phương diện ngoại giao, làm sao họ làm khác được? Tuy vậy, mình vẫn có quyền cầm cờ vàng ba sọc đỏ,” ông Đỗ Hữu Danh, 72 tuổi, cư dân Hacienda Heights, một cựu sĩ quan Hải Quân VNCH, nói.
Vợ ông Danh, ngồi trước đền thờ Đức Thánh Trần trên đường Bolsa, Westminster, xen vào, “Mình không trách ai được, nhưng cuộc sống ngắn ngủi, phải sống sao cho còn ngẩng mặt lên được với con cháu.”
Ông Thanh Lê, 59 tuổi, cư dân Westminster, cựu quân nhân Không Quân VNCH, tình nguyện giúp ban bầu cử cộng đồng, góp ý, “Mình tuân theo luật pháp, nhưng được theo ý mình thì tổ chức, không cho thì thôi!”
“Có thể tụi Việt cộng nó than phiền. Nhưng chúng ta có thể nói lá cờ vàng là lá cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, chứ đâu phải là của nước Việt Nam. Tại sao lại đem luật ngoại giao của hai nước ra mà áp dụng?” ông Trung Lê, 70 tuổi, cư dân Garden Grove, cựu quân nhân Biệt Động Quân, sang Mỹ năm 1982, thắc mắc.
Một số người từng lưu trú tại Camp Pendleton những ngày cuối Tháng Tư, 1975 tỏ ra xúc động mãnh liệt.
“Lần này, tôi thấy thành phần ban tổ chức không rõ ràng, không có tinh thần quốc gia. Không ai biết nhiều về người tị nạn ở Camp Pendleton. Bất cứ ai hưởng ơn mưa móc của lá cờ vàng ba sọc đỏ, phải nhớ, phải tranh đấu. Tổ chức nào không chào cờ (VNCH), tôi không chấp nhận,” ông Ngô Văn Quy, 70 tuổi, cư dân Garden Grove, lên tiếng phản đối.
Ông Quy nhắc lại, “Tôi từng mặc áo lính VNCH những ngày đầu bước tới Camp Pendleton. Tôi nhớ 10 năm trước, dịp 30 Tháng Tư, tôi vào thăm lại trại số 8 và khu đón người tị nạn (Post Arrival), nơi tôi từng làm việc. Tôi cũng mặc bộ đồ lính khi ra khỏi trại.”
Ông cho biết chuyến về Camp Pendleton 10 năm trước, ông “không rõ ban tổ chức là ai, cũng luộm thuộm, không có dựng lại lều chi hết” và “chỉ nói muốn vào thăm lại chốn xưa là lính Mỹ cho vào.”
“Chúng tôi phát những chiếc jacket nhà binh cho đồng bào vì khi ấy lạnh lắm, trại nằm giữa thung lũng, về đêm gió lạnh. Tôi nhớ Nam Lộc, Phước Sữa và 21 gia đình đến sau cùng vào Tháng Mười Một,” ông chia sẻ thêm.
Ông Sĩ Nguyên, cư dân Santa Ana, vừa mừng sinh nhật 65 tuổi, chia sẻ, “Tôi làm thông dịch viên và chứng kiến Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Ngô Quang Trưởng, ông Đỗ Ngọc Yến và gia đình cũng từng ở trại này.”
“Về mặt ngoại giao, cấm treo quốc kỳ và cấm hát quốc ca VNCH là đúng luật, nhưng về tình thì làm như thế, còn gì là ý nghĩa của việc trở về thăm lại chốn xưa của người Việt tị nạn,” ông Sĩ nói.
Có những người trẻ hơn, từng sống ở Camp Pendleton, chia sẻ cảm tưởng hoàn toàn khác.
Kỹ sư John Đỗ, 54 tuổi, cư dân Westminster, nhận xét, “Người Mỹ làm thế là đúng, vì Mỹ và CSVN có bang giao. Tuy nhiên, mình chống Cộng mà hại đến quyền lợi kinh tế, thương mại của Mỹ, thì chính CSVN nó sẽ có cớ đánh mình. Mình phải suy nghĩ tìm phương thức thực tế hơn, hay hơn.”
“Tôi và các bạn tôi e rằng chỉ một thập niên nữa là thế hệ cha, anh của chúng tôi không còn nữa. Chữ 'tị nạn' hay 'HO' sẽ không còn ý nghĩa nữa, vì cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây chỉ còn lại lớp người trẻ, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, những du học sinh Việt Nam, và những du khách Việt Nam. Chúng ta phải chống cộng thế nào?” người kỹ sư nói.
“Bố tôi là sĩ quan Không Quân QLVNCH. Ông đi tù Cộng Sản 10 năm. Ông già vợ của tôi cũng là nạn nhân của chính sách tù đày của Cộng Sản. Tôi để lá cờ vàng ba sọc đỏ trên bàn thờ và trong trái tim của tôi. Ngày nay, chúng ta phải biết là trang sử đã được lật qua. Nhìn lại xung quanh xem còn bao nhiêu người trung thành với chính quyền miền Nam Việt Nam? Bao nhiêu người về Việt Nam làm ăn với Việt Cộng? Họ có xứng đáng đứng dưới lá cờ vàng?” ông chua chát nói.
Ông John Đỗ cho biết cá nhân ông “đi tù Cộng Sản ở Bình Long, sông Bé, Chí Hòa sáu năm, vì tội vượt biên mang vũ khí năm 17 tuổi.”
“Chúng ta như một người thuê nhà, đừng bắt chủ nhà phải theo ý mình. Tôi ở Mỹ 28 năm, chưa một lần về Việt Nam. Lá cờ VNCH tôi để trong trái tim tôi, qua bao lần kỷ niệm quốc hận,” ông nói thêm.
Theo dự trù, chương trình “Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới” sẽ được tổ chức từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Tư, tại Camp Pendleton, San Diego, chỉ cách Little Saigon chừng nửa giờ lái xe, với các chương trình triển lãm, văn nghệ, nói chuyện...liên quan đến đề tài Tháng Tư Đen.
Đây là nơi hàng ngàn người tị nạn Việt Nam đặt chân đến đầu tiên và sau đó định cư trong nhiều tháng trời, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi năm 1975.
Ban tổ chức “Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới” cho biết địa điểm mới sẽ được thông báo sau.
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Người Việt phản ứng vụ Camp Pendleton không cho chào cờ VNCH
Linh Nguyễn/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) - Một
ngày sau khi nhật báo Người Việt đăng bản tin liên quan đến vụ hủy bỏ
chương trình tưởng niệm Tháng Tư Đen, có tên “Hành Trình Đến Tự Do và
Vươn Tới” (Journey to Freedom and Beyond), vì ban tổ chức không được
chào cờ và hát quốc ca VNCH, một số người có phản ứng lẫn lộn và vô cùng
xúc động, về chuyện này.
Khoảng 1,100 cái lều được các binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở
Camp Pendleton dựng lên hồi năm 1975 để đón người tị nạn Việt Nam. (Hình: ehistory.osu.edu)
Có ý kiến cho rằng nhập gia phải tùy tục, ở đâu có luật ở đó.
“Họ (Camp Pendleton) không cho chào cờ và hát quốc ca VNCH là họ làm đúng, vì trại lính thuộc luật liên bang. Mỹ và CSVN bang giao thì về phương diện ngoại giao, làm sao họ làm khác được? Tuy vậy, mình vẫn có quyền cầm cờ vàng ba sọc đỏ,” ông Đỗ Hữu Danh, 72 tuổi, cư dân Hacienda Heights, một cựu sĩ quan Hải Quân VNCH, nói.
Vợ ông Danh, ngồi trước đền thờ Đức Thánh Trần trên đường Bolsa, Westminster, xen vào, “Mình không trách ai được, nhưng cuộc sống ngắn ngủi, phải sống sao cho còn ngẩng mặt lên được với con cháu.”
Ông Thanh Lê, 59 tuổi, cư dân Westminster, cựu quân nhân Không Quân VNCH, tình nguyện giúp ban bầu cử cộng đồng, góp ý, “Mình tuân theo luật pháp, nhưng được theo ý mình thì tổ chức, không cho thì thôi!”
“Có thể tụi Việt cộng nó than phiền. Nhưng chúng ta có thể nói lá cờ vàng là lá cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, chứ đâu phải là của nước Việt Nam. Tại sao lại đem luật ngoại giao của hai nước ra mà áp dụng?” ông Trung Lê, 70 tuổi, cư dân Garden Grove, cựu quân nhân Biệt Động Quân, sang Mỹ năm 1982, thắc mắc.
Một số người từng lưu trú tại Camp Pendleton những ngày cuối Tháng Tư, 1975 tỏ ra xúc động mãnh liệt.
“Lần này, tôi thấy thành phần ban tổ chức không rõ ràng, không có tinh thần quốc gia. Không ai biết nhiều về người tị nạn ở Camp Pendleton. Bất cứ ai hưởng ơn mưa móc của lá cờ vàng ba sọc đỏ, phải nhớ, phải tranh đấu. Tổ chức nào không chào cờ (VNCH), tôi không chấp nhận,” ông Ngô Văn Quy, 70 tuổi, cư dân Garden Grove, lên tiếng phản đối.
Ông Quy nhắc lại, “Tôi từng mặc áo lính VNCH những ngày đầu bước tới Camp Pendleton. Tôi nhớ 10 năm trước, dịp 30 Tháng Tư, tôi vào thăm lại trại số 8 và khu đón người tị nạn (Post Arrival), nơi tôi từng làm việc. Tôi cũng mặc bộ đồ lính khi ra khỏi trại.”
Ông cho biết chuyến về Camp Pendleton 10 năm trước, ông “không rõ ban tổ chức là ai, cũng luộm thuộm, không có dựng lại lều chi hết” và “chỉ nói muốn vào thăm lại chốn xưa là lính Mỹ cho vào.”
“Chúng tôi phát những chiếc jacket nhà binh cho đồng bào vì khi ấy lạnh lắm, trại nằm giữa thung lũng, về đêm gió lạnh. Tôi nhớ Nam Lộc, Phước Sữa và 21 gia đình đến sau cùng vào Tháng Mười Một,” ông chia sẻ thêm.
Ông Sĩ Nguyên, cư dân Santa Ana, vừa mừng sinh nhật 65 tuổi, chia sẻ, “Tôi làm thông dịch viên và chứng kiến Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Ngô Quang Trưởng, ông Đỗ Ngọc Yến và gia đình cũng từng ở trại này.”
“Về mặt ngoại giao, cấm treo quốc kỳ và cấm hát quốc ca VNCH là đúng luật, nhưng về tình thì làm như thế, còn gì là ý nghĩa của việc trở về thăm lại chốn xưa của người Việt tị nạn,” ông Sĩ nói.
Có những người trẻ hơn, từng sống ở Camp Pendleton, chia sẻ cảm tưởng hoàn toàn khác.
Kỹ sư John Đỗ, 54 tuổi, cư dân Westminster, nhận xét, “Người Mỹ làm thế là đúng, vì Mỹ và CSVN có bang giao. Tuy nhiên, mình chống Cộng mà hại đến quyền lợi kinh tế, thương mại của Mỹ, thì chính CSVN nó sẽ có cớ đánh mình. Mình phải suy nghĩ tìm phương thức thực tế hơn, hay hơn.”
“Tôi và các bạn tôi e rằng chỉ một thập niên nữa là thế hệ cha, anh của chúng tôi không còn nữa. Chữ 'tị nạn' hay 'HO' sẽ không còn ý nghĩa nữa, vì cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại đây chỉ còn lại lớp người trẻ, sinh ra và lớn lên ở Mỹ, những du học sinh Việt Nam, và những du khách Việt Nam. Chúng ta phải chống cộng thế nào?” người kỹ sư nói.
“Bố tôi là sĩ quan Không Quân QLVNCH. Ông đi tù Cộng Sản 10 năm. Ông già vợ của tôi cũng là nạn nhân của chính sách tù đày của Cộng Sản. Tôi để lá cờ vàng ba sọc đỏ trên bàn thờ và trong trái tim của tôi. Ngày nay, chúng ta phải biết là trang sử đã được lật qua. Nhìn lại xung quanh xem còn bao nhiêu người trung thành với chính quyền miền Nam Việt Nam? Bao nhiêu người về Việt Nam làm ăn với Việt Cộng? Họ có xứng đáng đứng dưới lá cờ vàng?” ông chua chát nói.
Ông John Đỗ cho biết cá nhân ông “đi tù Cộng Sản ở Bình Long, sông Bé, Chí Hòa sáu năm, vì tội vượt biên mang vũ khí năm 17 tuổi.”
“Chúng ta như một người thuê nhà, đừng bắt chủ nhà phải theo ý mình. Tôi ở Mỹ 28 năm, chưa một lần về Việt Nam. Lá cờ VNCH tôi để trong trái tim tôi, qua bao lần kỷ niệm quốc hận,” ông nói thêm.
Theo dự trù, chương trình “Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới” sẽ được tổ chức từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều Thứ Bảy, 25 Tháng Tư, tại Camp Pendleton, San Diego, chỉ cách Little Saigon chừng nửa giờ lái xe, với các chương trình triển lãm, văn nghệ, nói chuyện...liên quan đến đề tài Tháng Tư Đen.
Đây là nơi hàng ngàn người tị nạn Việt Nam đặt chân đến đầu tiên và sau đó định cư trong nhiều tháng trời, khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc hồi năm 1975.
Ban tổ chức “Hành Trình Đến Tự Do và Vươn Tới” cho biết địa điểm mới sẽ được thông báo sau.
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com