Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
Người phế binh QL.VNCH* - Việt Nhân
(HNPĐ)
Người Thương Phế Binh*. Tấm ảnh người phế binh mù hai mắt, cụt hai tay,
từ một người bạn đang sống tại quê nhà gửi cho, đúng vào ngày Chủ Nhật
đầu tiên của Mùa Vọng 2018, bên quê nhà anh nói trời chưa vào Đông, vẫn
còn thoảng những cơn gió heo may cùng cái nắng hanh vàng. Bên đó anh
buồn vì cái hắt hiu tàn Thu, còn bên đây xứ người, tôi đã nghe gió Đông
mang hơi lạnh về, cũng bởi cái lạnh mà tôi sợ mùa Đông, sợ nhất trong
bốn mùa, cái sợ này có lẽ không chỉ mỗi riêng tôi, mà hầu như là cho tất
cả những ai đã một thời là lính, trên thân còn lưu lại những vết tích
của lửa đạn, cái lạnh gây buốt từng vết thương cũ.
Người
phế binh mù, phía sau lưng anh là một vị tôi tớ Chúa với tấm áo chùng
đen, đã gợi nỗi đau của năm tháng xưa! Thật lòng mà nói, trong cái cay
mắt về người lính cũ VNCH tàn phế, cũng còn được nỗi vui, khi thấy có
những tấm lòng, vẫn còn nghĩ đến những người trai của năm mươi năm
trước, đổ máu xương cho một miền Nam tự do. Là một người lính cũ, đã có
dăm lần đổ máu trên chiến trường, có cả lần chiếc trực thăng đưa tôi đi,
trong lúc tiếng súng từ hai phía vẫn đan lấy nhau… Còn thường là giữa
cảnh hoang tàn sau trận chiến, bên những xác đồng đội, để nghe điếu
thuốc đắng nghét trên môi!
Trong
lửa đạn cái sống cái chết không là do mình chọn, và cái phải bỏ lại một
phần xương thịt nơi bãi chiến, lại càng không một ai muốn, tất cả là
định mệnh, đến đúng vào thời khắc của nó như thể phần số nghiệt ngã an
bài. Số phận đeo lấy mỗi người một cách riêng, người lính cũng không
khác, lại có phần tàn khốc hơn, trong lằn ranh của sống chết, họ mặc
nhiên như ngầm phó thác vào tay Thượng Đế, chỉ cầu mong ơn phước quan
phòng trong lúc xung trận.
Tự
nguyện mang lấy sứ mạng thiêng liêng cao cả, người lính chân chính xả
thân giữ lấy quê hương một khi đã là phế binh, lúc phải bước vào lối rẽ
đời mình, tất cả đều chấp nhận không chút oán than, hay buông lời cay
đắng. Thường tình là vậy, riêng người lính QL.VNCH có lẽ trên thế giới
này, duy nhất họ gánh đủ cả vinh lẫn nhục, sau ngày đất nước đổi chủ,
ngoài nỗi đau của thể xác đã mang, lại phải gánh lấy tủi nhục từ kẻ
thắng tiểu nhân đày đọa trả thù.
Thế
hệ tôi còn sót lại, có những người lính tàn phế như thế, những người đó
hôm nay họ tụ về khuôn sân nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ngồi bên nhau hàn
huyên những câu chuyện một thời lính cũ. Trong cái vui gặp lại đồng đội
xưa, trên mặt họ như đã thoáng quên những khắc khổ đọa đầy, mà loài quỷ
đỏ trong vai thắng cuộc xéo xắt không buông.
Tấm
ảnh người phế binh mù QL.VNCH ngoài mất đôi mắt, còn bị cắt phân nửa
hai cánh tay dưới, mà xương trụ và xương quay mỗi bên chúng chẻ ra hình
chữ V, hình chỉ chụp phần trên và cho thấy ông đang được dìu, nhìn cảnh
đó lòng thầm cầu xin đôi chân ông, còn được đôi chút lành lặn. Ước mong
sự tàn phế đến với ông chỉ nhiêu đó thôi, mất đôi tay, hai mắt, bấy
nhiêu đã là quá sức chịu đựng của một con người, chỉ nghĩ đến chặng
đường năm mươi năm qua, ông sống không ánh sáng, và không cả tự lo được
cho bản thân, mà thương sự cơ cực của ông.
Và
rồi may mắn trong tìm kiếm, tôi đã có được tấm ảnh ông ngồi trên xe
lăn, chiếc xe cùng phần quà là của những tấm lòng, còn thương nhớ đến
anh em phế binh lính cũ miền Nam, qua tay các Cha nhà thờ Kỳ Đồng đại
diện trao tặng. Món quà giá trị vật chất không là nhiều, nhưng ấm lòng
biết bao, cho những người một thời vì nước quên mình, nó mang nặng cái
nghĩa tri ân, và nhất là cho thấy dù kẻ ác cố dập, ánh sáng của chính
nghĩa vẫn luôn tỏa. Riêng tôi lòng như nhẹ hẳn khi thấy được đôi chân
ông trọn vẹn, chắc rằng chúng chỉ yếu nhưng vẫn còn!
Sức
nổ của trái phá và đôi mắt mù, sự việc xảy ra có thể là vậy, đôi chút
kinh nghiệm chiến trận cho tôi gắn liền chúng với nhau, nhất là những
năm 68 hay 69, những tên lính xung kích của cộng sản Nga Hoa theo lệnh
Hồ Duẩn chúng theo đường mòn Trường Sơn vào Nam, và những trái B40 cũng
theo chân chúng đi B. Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân 1968, có lẽ là
lần đầu dân miền Nam thấy qua truyền hình, những tên lính Bắc cộng vác
B.40 chạy trên đường phố.
Cái
phét lác của đảng An Nam cộng gọi đó là chiến thắng vang dội, là nền
tảng để xây dựng đại thắng mùa xuân (1975) của chúng, nhưng hơn ai hết
với người dân và những người lính cũ miền Nam, thì trận Mậu Thân là tội
ác của tên khát máu Lê Duẩn, nướng cả trăm ngàn cộng Nam lẫn cộng Bắc.
Ngỡ đánh bất ngờ, vào những ngày tết cái thắng sẽ cầm chắc, mà các cơ sở
bí mật cộng Nam đã tự lộ để rồi bị diệt, còn Bắc cộng đã phải vét những
đứa trẻ 12 hay 13 chưa kịp lớn, đưa tiếp vào Nam để bù đắp đám lính
sinh Bắc tử Nam bị thương vong.
Thời
đó mặt trận QK.IV, vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là dọc biên giới
Tây Nam, chiến sự diễn ra nặng không thua gì các vùng I, II và III, nơi
đây có ba đường dây phát xuất từ trên đất Miên với tên gọi A, B, C để
xâm nhập vào những trọng điểm Đồng Tháp, Thất Sơn, U Minh. Có thể nói
dọc biên giới Việt Miên không đêm nào là không tiếng súng, cộng Bắc như
những con chuột từng đàn tràn qua biên giới để vào lãnh thổ VNCH, vướng
các chốt chận của quân Nam, mà chúng bị đánh bật về bên kia đất Miên, bỏ
lại xác đồng đội khi tháo chạy.
Quyết
chiếm cho bằng được miền Nam, để trọn vẹn biến nước Việt làm bàn đạp
cho quan thầy Nga Hoa nhuộm đỏ Đông Nam Á, chúng nhận viện trợ dồi dào
từ khối cộng, B.40 loại súng cá nhân chống tank, được chúng đem ra dùng
khá nhiều, cho cả công đồn, cùng phục kích các chiến đĩnh trên sông
rạch.
Là
một người lính chiến binh thời đó, những trận đánh dọc biên giới Tây
Nam, trên con sông Giang Thành (Hà Tiên), hay những con kinh Vĩnh Tế
(Châu Đốc), An Long (Đồng Tháp), là những vết khắc khá sâu của đời lính
nên không thể nào quên… Những bọng lửa của ống phóng, những trái B.40
bay trong đêm, những chiến đĩnh không còn lành lặn, và nhất là cạnh
những đồng đội vĩnh viễn nằm xuống, còn có những thương binh đã đem một
phần máu xương mình hiến cho quê hương. Người chết đã yên phần trong
tiếc thương, chỉ những người lính thương tật, sau trận chiến, tấm thân
lẫn cuộc đời bước vào khúc rẽ.
Trong
những đồng đội của tôi, một anh tuổi vừa hai mươi, trái nổ đã làm anh
mù cả đôi mắt! Người cha đến đón con nơi quân y viện, và cũng đưa con
ghé đơn vị gặp đồng đội một lần cuối, nước mắt tôi đã không cầm được,
trước hình ảnh anh nắm vạt áo cha bước từng bước, cảnh đó không khác
tuổi thơ ngày nào, đứa trẻ theo cha sợ lạc mà níu áo. Từ một người lính
để rồi là phế binh khi tuổi anh còn rất trẻ, cả một đoạn đường đời còn
rất dài phía trước, từ đó tương lai với anh, không chỉ là tăm tối mà còn
là những tháng ngày khổ nhục.
Hai
chữ tăm tối và khổ nhục dùng đây, nó thực sự mang lấy cái nghĩa đen
hoàn toàn, vì phận người phế binh QL.VNCH, không như thương phế binh các
quân đội khác trên thế giới. Trong cuộc chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ, không
có sự phân biệt đối xử, mãi mãi luôn là tri ân sự hy sinh cho đất nước
chung, bất luận là Nam hay Bắc, tất cả đều là phụng sự cho đất nước Hoa
Kỳ.
Người phế binh QL.VNCH* - Việt Nhân
(HNPĐ)
Người Thương Phế Binh*. Tấm ảnh người phế binh mù hai mắt, cụt hai tay,
từ một người bạn đang sống tại quê nhà gửi cho, đúng vào ngày Chủ Nhật
đầu tiên của Mùa Vọng 2018, bên quê nhà anh nói trời chưa vào Đông, vẫn
còn thoảng những cơn gió heo may cùng cái nắng hanh vàng. Bên đó anh
buồn vì cái hắt hiu tàn Thu, còn bên đây xứ người, tôi đã nghe gió Đông
mang hơi lạnh về, cũng bởi cái lạnh mà tôi sợ mùa Đông, sợ nhất trong
bốn mùa, cái sợ này có lẽ không chỉ mỗi riêng tôi, mà hầu như là cho tất
cả những ai đã một thời là lính, trên thân còn lưu lại những vết tích
của lửa đạn, cái lạnh gây buốt từng vết thương cũ.
Người
phế binh mù, phía sau lưng anh là một vị tôi tớ Chúa với tấm áo chùng
đen, đã gợi nỗi đau của năm tháng xưa! Thật lòng mà nói, trong cái cay
mắt về người lính cũ VNCH tàn phế, cũng còn được nỗi vui, khi thấy có
những tấm lòng, vẫn còn nghĩ đến những người trai của năm mươi năm
trước, đổ máu xương cho một miền Nam tự do. Là một người lính cũ, đã có
dăm lần đổ máu trên chiến trường, có cả lần chiếc trực thăng đưa tôi đi,
trong lúc tiếng súng từ hai phía vẫn đan lấy nhau… Còn thường là giữa
cảnh hoang tàn sau trận chiến, bên những xác đồng đội, để nghe điếu
thuốc đắng nghét trên môi!
Trong
lửa đạn cái sống cái chết không là do mình chọn, và cái phải bỏ lại một
phần xương thịt nơi bãi chiến, lại càng không một ai muốn, tất cả là
định mệnh, đến đúng vào thời khắc của nó như thể phần số nghiệt ngã an
bài. Số phận đeo lấy mỗi người một cách riêng, người lính cũng không
khác, lại có phần tàn khốc hơn, trong lằn ranh của sống chết, họ mặc
nhiên như ngầm phó thác vào tay Thượng Đế, chỉ cầu mong ơn phước quan
phòng trong lúc xung trận.
Tự
nguyện mang lấy sứ mạng thiêng liêng cao cả, người lính chân chính xả
thân giữ lấy quê hương một khi đã là phế binh, lúc phải bước vào lối rẽ
đời mình, tất cả đều chấp nhận không chút oán than, hay buông lời cay
đắng. Thường tình là vậy, riêng người lính QL.VNCH có lẽ trên thế giới
này, duy nhất họ gánh đủ cả vinh lẫn nhục, sau ngày đất nước đổi chủ,
ngoài nỗi đau của thể xác đã mang, lại phải gánh lấy tủi nhục từ kẻ
thắng tiểu nhân đày đọa trả thù.
Thế
hệ tôi còn sót lại, có những người lính tàn phế như thế, những người đó
hôm nay họ tụ về khuôn sân nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, ngồi bên nhau hàn
huyên những câu chuyện một thời lính cũ. Trong cái vui gặp lại đồng đội
xưa, trên mặt họ như đã thoáng quên những khắc khổ đọa đầy, mà loài quỷ
đỏ trong vai thắng cuộc xéo xắt không buông.
Tấm
ảnh người phế binh mù QL.VNCH ngoài mất đôi mắt, còn bị cắt phân nửa
hai cánh tay dưới, mà xương trụ và xương quay mỗi bên chúng chẻ ra hình
chữ V, hình chỉ chụp phần trên và cho thấy ông đang được dìu, nhìn cảnh
đó lòng thầm cầu xin đôi chân ông, còn được đôi chút lành lặn. Ước mong
sự tàn phế đến với ông chỉ nhiêu đó thôi, mất đôi tay, hai mắt, bấy
nhiêu đã là quá sức chịu đựng của một con người, chỉ nghĩ đến chặng
đường năm mươi năm qua, ông sống không ánh sáng, và không cả tự lo được
cho bản thân, mà thương sự cơ cực của ông.
Và
rồi may mắn trong tìm kiếm, tôi đã có được tấm ảnh ông ngồi trên xe
lăn, chiếc xe cùng phần quà là của những tấm lòng, còn thương nhớ đến
anh em phế binh lính cũ miền Nam, qua tay các Cha nhà thờ Kỳ Đồng đại
diện trao tặng. Món quà giá trị vật chất không là nhiều, nhưng ấm lòng
biết bao, cho những người một thời vì nước quên mình, nó mang nặng cái
nghĩa tri ân, và nhất là cho thấy dù kẻ ác cố dập, ánh sáng của chính
nghĩa vẫn luôn tỏa. Riêng tôi lòng như nhẹ hẳn khi thấy được đôi chân
ông trọn vẹn, chắc rằng chúng chỉ yếu nhưng vẫn còn!
Sức
nổ của trái phá và đôi mắt mù, sự việc xảy ra có thể là vậy, đôi chút
kinh nghiệm chiến trận cho tôi gắn liền chúng với nhau, nhất là những
năm 68 hay 69, những tên lính xung kích của cộng sản Nga Hoa theo lệnh
Hồ Duẩn chúng theo đường mòn Trường Sơn vào Nam, và những trái B40 cũng
theo chân chúng đi B. Cuộc tổng công kích tết Mậu Thân 1968, có lẽ là
lần đầu dân miền Nam thấy qua truyền hình, những tên lính Bắc cộng vác
B.40 chạy trên đường phố.
Cái
phét lác của đảng An Nam cộng gọi đó là chiến thắng vang dội, là nền
tảng để xây dựng đại thắng mùa xuân (1975) của chúng, nhưng hơn ai hết
với người dân và những người lính cũ miền Nam, thì trận Mậu Thân là tội
ác của tên khát máu Lê Duẩn, nướng cả trăm ngàn cộng Nam lẫn cộng Bắc.
Ngỡ đánh bất ngờ, vào những ngày tết cái thắng sẽ cầm chắc, mà các cơ sở
bí mật cộng Nam đã tự lộ để rồi bị diệt, còn Bắc cộng đã phải vét những
đứa trẻ 12 hay 13 chưa kịp lớn, đưa tiếp vào Nam để bù đắp đám lính
sinh Bắc tử Nam bị thương vong.
Thời
đó mặt trận QK.IV, vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhất là dọc biên giới
Tây Nam, chiến sự diễn ra nặng không thua gì các vùng I, II và III, nơi
đây có ba đường dây phát xuất từ trên đất Miên với tên gọi A, B, C để
xâm nhập vào những trọng điểm Đồng Tháp, Thất Sơn, U Minh. Có thể nói
dọc biên giới Việt Miên không đêm nào là không tiếng súng, cộng Bắc như
những con chuột từng đàn tràn qua biên giới để vào lãnh thổ VNCH, vướng
các chốt chận của quân Nam, mà chúng bị đánh bật về bên kia đất Miên, bỏ
lại xác đồng đội khi tháo chạy.
Quyết
chiếm cho bằng được miền Nam, để trọn vẹn biến nước Việt làm bàn đạp
cho quan thầy Nga Hoa nhuộm đỏ Đông Nam Á, chúng nhận viện trợ dồi dào
từ khối cộng, B.40 loại súng cá nhân chống tank, được chúng đem ra dùng
khá nhiều, cho cả công đồn, cùng phục kích các chiến đĩnh trên sông
rạch.
Là
một người lính chiến binh thời đó, những trận đánh dọc biên giới Tây
Nam, trên con sông Giang Thành (Hà Tiên), hay những con kinh Vĩnh Tế
(Châu Đốc), An Long (Đồng Tháp), là những vết khắc khá sâu của đời lính
nên không thể nào quên… Những bọng lửa của ống phóng, những trái B.40
bay trong đêm, những chiến đĩnh không còn lành lặn, và nhất là cạnh
những đồng đội vĩnh viễn nằm xuống, còn có những thương binh đã đem một
phần máu xương mình hiến cho quê hương. Người chết đã yên phần trong
tiếc thương, chỉ những người lính thương tật, sau trận chiến, tấm thân
lẫn cuộc đời bước vào khúc rẽ.
Trong
những đồng đội của tôi, một anh tuổi vừa hai mươi, trái nổ đã làm anh
mù cả đôi mắt! Người cha đến đón con nơi quân y viện, và cũng đưa con
ghé đơn vị gặp đồng đội một lần cuối, nước mắt tôi đã không cầm được,
trước hình ảnh anh nắm vạt áo cha bước từng bước, cảnh đó không khác
tuổi thơ ngày nào, đứa trẻ theo cha sợ lạc mà níu áo. Từ một người lính
để rồi là phế binh khi tuổi anh còn rất trẻ, cả một đoạn đường đời còn
rất dài phía trước, từ đó tương lai với anh, không chỉ là tăm tối mà còn
là những tháng ngày khổ nhục.
Hai
chữ tăm tối và khổ nhục dùng đây, nó thực sự mang lấy cái nghĩa đen
hoàn toàn, vì phận người phế binh QL.VNCH, không như thương phế binh các
quân đội khác trên thế giới. Trong cuộc chiến Nam Bắc của Hoa Kỳ, không
có sự phân biệt đối xử, mãi mãi luôn là tri ân sự hy sinh cho đất nước
chung, bất luận là Nam hay Bắc, tất cả đều là phụng sự cho đất nước Hoa
Kỳ.