Kinh Đời

Người thông minh nhất là người nhận thức được thật ra mình chẳng hiểu gì cả

Vì sao Socrates lại phải chịu phán tội tử hình? Đây không chỉ là câu chuyện về một triết gia sống chết vì triết học mà còn là một câu chuyện về trí huệ của con người vốn không như chúng ta vẫn lầm tưởng và tự hào về mình.


Một ngày kia, có người hỏi nhà tiên tri ở đền Delphi rằng trên đời có ai thông thái hơn Socrates hay không? Nhà tiên tri trả lời rằng không ai cả. Socrates vô cùng bối rối, ông nói rằng, đối với con đường của trí huệ thì ông chẳng hay biết chút gì. Vậy thì, Thần muốn truyền đạt điều gì khi phán rằng Socrates là người thông thái nhất?

Sau một thời gian hoang mang về lời tiên tri ấy, cuối cùng Socrates quyết định sẽ tự đi tìm hiểu ý Thần. Ông bắt đầu đi khắp nơi thăm viếng những người nổi tiếng là khôn ngoan, hy vọng sẽ tìm được một người hiểu biết hơn mình…

Nhưng tất cả các cuộc gặp gỡ, cuối cùng, đều dẫn đến kết luận là họ thật ra chẳng hiểu biết chút nào. Và hậu quả là Socrates vô tình chuốc lấy oán thù từ những nhân vật tăm tiếng nhất của thành Athens. Và vì oán hận, họ tìm cách đưa Socrates ra tòa.

Năm 399 TCN, trong phiên tòa dân chủ của thành Athens, Socrates bị tuyên án tử hình. Và trong tâm thái bình thản khi đối diện với cái chết, nhà hiền triết vĩ đại ấy đã uống chén độc dược trước mặt các học trò của mình mà ung dung ra đi.

Vì sao Socrates lại phải chịu phán tội tử hình? Đây không chỉ là câu chuyện về một triết gia sống chết vì triết học mà còn là một câu chuyện về trí huệ của con người vốn không như chúng ta vẫn lầm tưởng và tự hào về mình.

Socrates ung dung uống thuốc độc trước mặt học trò mình để thi hành bản án tử hình. (Ảnh: Quest for Beauty)

Đem trí huệ từ thiên thượng đến nhân gian

Truyền thuyết kể rằng, thời Hy Lạp cổ đại có một con nhân sư Sphinx gác cửa bên ngoài thành Thebes. Bất cứ ai muốn vào thành đều phải trả lời một câu đố, mà nếu sai sẽ bị Sphinx ăn thịt. Câu đố đưa ra là: “Con gì sáng sớm đi bằng 4 chân, giữa trưa đi bằng 2 chân, đến tối lại đi bằng 3 chân?” Rất nhiều người đã phải bỏ mạng, chỉ duy nhất Oedipus giải được câu đố này, khiến nhân sư Sphinx quá xấu hổ đã tự lao mình xuống thềm đá mà chết.

Đáp án của Sphinx là “con người”, bởi con người chính là ẩn đố lớn nhất trên thế gian này. Nhân loại một khi giải được ẩn đố này rồi, họ mới thật sự nhận thức về bản thân, khắc phục sợ hãi của chính mình, cuối cùng khiến nỗi sợ hãi này tiêu biến – cũng giống như khi con người tìm ra lời giải về chính mình thì quái thú Sphinx sẽ tự nhiên biến mất.

Trước Socrates, các triết gia Hy lạp cổ đại chỉ nghiên cứu và bàn luận về nguồn gốc của vũ trụ, nhân tố bản nguyên nhất tạo nên thế giới này, nguyên lý phát sinh hiện hữu. Họ mặc nhiên nhìn nhận sự hiện hữu của vũ trụ này: cái gì có là có, cái không không thể sản sinh ra cái có và cái có không thể giản trừ cái không. Chưa có ai đặt ra câu hỏi rằng đâu mới là con đường giúp loài người nhận thức chính mình?

Socrate là một trong những tư tưởng gia Hy Lạp cổ đại đầu tiên kêu gọi giới học giả và các nhà lãnh đạo quốc gia đương thời nên quan tâm nhiều hơn đến bản chất của con người. Ông xem con người có phần xác và phần hồn là một tổng thể thống nhất, ông tin có thượng đế là thần minh thấu suốt những điều tốt điều xấu và vì thế ông là người đầu tiên đề ra chuẩn mực đạo đức cho triết học về con người. Và đặc biệt ông tin có sự sống đời sau khi ông nói về sự bất tử của linh hồn.

Tượng điêu khắc triết học gia Socrates (Ảnh: Study Breaks Magazine)

Chúng ta thật sự là ai? Điều gì là quan trọng nhất của kiếp sống nhân sinh? Và giá trị đích thực của con người là gì? Trước Socrates thì hết thảy những bộ óc vĩ đại của Hy Lạp đều không hay biết.

Socrates luôn nhấn mạnh về đức hạnh và đạo đức, vì chỉ có đạo đức mới đưa con người đến gần hơn với các vị thần mà họ tôn thờ. Bởi vậy, Cicero, một triết gia La Mã cổ cho rằng, chính Socrate là người “mang triết học từ thiên thượng xuống nhân gian”.

Hiểu biết của con người vốn không là gì cả

Socrates đã dành cả cuộc đời mình để đi tìm lời giải về trí huệ. Ông đã gặp gỡ những người được cho là thông thái, nhưng kết quả là ai cũng tưởng bản thân mình hiểu biết, nhưng thực ra họ chẳng biết chút gì. Từ đó ông nhận ra rằng:

Thật sự chỉ có Thần ở đền Delphi mới thông thái, và Ngài chỉ muốn dạy rằng kiến thức của con người chưa đi đến đâu cả, thậm chí không là gì hết. Và hiển nhiên ở đây đâu phải Ngài nói về cá nhân tôi mà chỉ dùng tên tôi như một thí dụ, như thể đang nói với tất cả mọi người: ‘Hỡi con người, kẻ thông thái nhất trong số các ngươi chính là người tự ý thức rằng kiến thức của mình không là gì cả, giống như Socrates vậy.

Kể từ đó, ông nhận thấy mình cần có trách nhiệm diễn giải lời phán truyền của Thần, nói với thế nhân là: Chỉ những ai nhận thức được rằng bản thân không hay biết gì cả thì họ mới bắt đầu có trí huệ.

Cả cuộc đời Socrates đã tuân theo ý chỉ ấy, giống như lời sấm truyền trên cổng vào thánh điện thờ Thần Apollo: “Hãy nhận thức chính mình” (“Gnothi seauton”). Vì dành trọn vẹn thời gian của bản thân cho lý tưởng ấy, ông đã lựa chọn sống trong cảnh túng quẫn để tận tụy phụng sự Thần.

Lời sấm truyền “Hãy nhận thức chính mình” ở cổng đền thờ Thần Apollo dường như muốn nói rằng, chỉ khi con người hiểu về chính mình, tìm về bản tính ban sơ vốn có của mình, rũ bỏ những thói xấu hình thành qua năm tháng bôn ba giữa dòng đời, thì con người mới có thể trở về, mới không bị vùi lấp trong cõi thế gian hiểm ác này.

Vì muốn thực hiện sứ mệnh mà Thần giao phó, Socrates đã đi khắp thành Athens để thức tỉnh thế nhân, giúp mọi người nhận thức về chính mình. Nhưng đó cũng chính là lý do khiến những kẻ ganh ghét đẩy ông vào bản án tử nghiệt ngã. (Ảnh: Wikipedia)

Là cái chết hiên ngang hay bi kịch của trí huệ? Cuối cùng, chỉ có Thần biết được mà thôi!

Vì muốn thực hiện sứ mệnh mà Thần giao phó, Socrates đã đi khắp thành Athens để thức tỉnh thế nhân, giúp mọi người nhận thức về chính mình. Nhưng đó cũng chính là lý do khiến những kẻ ganh ghét đẩy ông vào bản án tử nghiệt ngã.

Bi kịch của Socrates cũng là câu chuyện chung của rất nhiều nhà tiên tri và những bậc Thánh nhân vĩ đại: Dành cả cuộc đời để thức tỉnh thế nhân, nhưng lại bị chính con người hãm hại. Đó là Thánh Mose, người giải cứu dân tộc Israel thoát khỏi ách nô lệ, đã phải lưu lạc suốt 40 năm, trong thời gian ấy cũng nhiều lần đối mặt với sự nghi kỵ của lòng người. Đó còn là Chúa Giê-su, vì cứu độ chúng sinh mà bị đóng đinh lên cây thập tự giá.

Đã qua hàng ngàn năm lịch sử, cho dù sử sách có cố tình lãng quên, thì thời gian vẫn luôn làm chứng những tấn bi kịch – tấn bi kịch của đức hạnh và niềm tin: Đâu đó ở Tây Tạng xa xôi, vẫn có những bậc cao tăng phải rời bỏ quê hương, lưu lạc khắp bốn phương trời để thoát khỏi những cuộc đàn áp tín ngưỡng. Và đâu đó dưới những căn hầm tối, trong ngục tù hay trong những phòng giam bí mật ở Trung Quốc, vẫn có những người tin vào và thực hành theo Chân – Thiện – Nhẫn, vì kiên quyết không từ bỏ tín ngưỡng, không từ bỏ niềm tin vào chân lý, mà bị giết hại trong lặng lẽ…

Mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại nhà tù Trung Quốc. (Ảnh: Pinterest)

Có những cái chết hiên ngang và bất khuất. Dẫu là “chết” đấy, nhưng lịch sử lại cho họ được bất tử đến ngàn đời. Là cái chết hay là đang sống – đâu mới là vinh quang? Câu trả lời này, có lẽ chỉ Thần mới biết được mà thôi. Giống như lời trăng trối cuối cùng của nhà hiền triết Socrates trước lúc ra đi:

Nhưng đã đến lúc chúng ta chia tay nhau, tôi bước vào nẻo chết, và quý vị trở lại đường sống. Bên nào rồi sẽ nhận lấy phần lợi hơn? Đâu ai biết được, chỉ có Thần biết mà thôi.

Là chết hay là đang sống? Chỉ có Thần biết được mà thôi

Những giờ phút cuối cùng của Socrates (Ảnh: Wikipedia)

“Có lẽ quý vị nghĩ rằng Socrates đã bị kết tội vì không tìm ra lời lẽ, thứ lời lẽ có đủ sức thuyết phục quý vị, nếu như tôi tin rằng bổn phận của mình là phải làm hết mọi cách, kể lể đủ mọi chuyện hòng thoát chết?

Không phải thế đâu! Tôi không thiếu lời lẽ mà chỉ thiếu trâng tráo: tôi bị kết tội vì không chịu nói những điều tai quý vị đã quen nghe, vì không muốn than khóc và hạ mình làm những chuyện hèn hạ mắt quý vị đã quen thấy.

Đối với tôi, nguy nan phải đương đầu không thể là lý do để làm điều bất xứng đối với một con người tự do, và ngay cả đến lúc này, tôi không hề hối tiếc đã tự bênh vực như vừa rồi. Thà chết mà tự vệ như tôi đã làm còn hơn sống sót nhờ một bài tự biện hèn hạ.”

“Ai cũng biết rằng muốn cứu thân mình nơi trận địa chẳng có chi là khó, chỉ cần vứt bỏ vũ khí và van xin kẻ đuổi theo tha mạng. Cũng thế, trước mọi hiểm nguy, một khi đã nhất quyết nói và làm bất cứ chuyện gì, người ta có thể tìm ra nghìn cách xoay xở hòng tránh cái chết.

Có điều, thưa quý công dân Athens, tránh cái chết không phải là điều khó nhất, tránh cái ác còn khó hơn bội phần, bởi vì tội ác chạy nhanh hơn cả tử thần”.

“Thưa quý thẩm phán, cả quý bạn nữa cũng nên giữ hy vọng trước cái chết, và lấy chân lý này làm điều tâm niệm: Không ác quả nào có thể xảy đến với người thiện, dù trong đời này hay sau khi chết, vì Thần thánh không bao giờ bỏ rơi họ”.

“Nhưng đã đến lúc chúng ta chia tay nhau, tôi bước vào nẻo chết, và quý vị trở lại đường sống. Bên nào rồi sẽ nhận lấy số phần lợi hơn? Đâu ai biết được, chỉ có Thần biết mà thôi”.

Thiện Sinh

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Người thông minh nhất là người nhận thức được thật ra mình chẳng hiểu gì cả

Vì sao Socrates lại phải chịu phán tội tử hình? Đây không chỉ là câu chuyện về một triết gia sống chết vì triết học mà còn là một câu chuyện về trí huệ của con người vốn không như chúng ta vẫn lầm tưởng và tự hào về mình.


Một ngày kia, có người hỏi nhà tiên tri ở đền Delphi rằng trên đời có ai thông thái hơn Socrates hay không? Nhà tiên tri trả lời rằng không ai cả. Socrates vô cùng bối rối, ông nói rằng, đối với con đường của trí huệ thì ông chẳng hay biết chút gì. Vậy thì, Thần muốn truyền đạt điều gì khi phán rằng Socrates là người thông thái nhất?

Sau một thời gian hoang mang về lời tiên tri ấy, cuối cùng Socrates quyết định sẽ tự đi tìm hiểu ý Thần. Ông bắt đầu đi khắp nơi thăm viếng những người nổi tiếng là khôn ngoan, hy vọng sẽ tìm được một người hiểu biết hơn mình…

Nhưng tất cả các cuộc gặp gỡ, cuối cùng, đều dẫn đến kết luận là họ thật ra chẳng hiểu biết chút nào. Và hậu quả là Socrates vô tình chuốc lấy oán thù từ những nhân vật tăm tiếng nhất của thành Athens. Và vì oán hận, họ tìm cách đưa Socrates ra tòa.

Năm 399 TCN, trong phiên tòa dân chủ của thành Athens, Socrates bị tuyên án tử hình. Và trong tâm thái bình thản khi đối diện với cái chết, nhà hiền triết vĩ đại ấy đã uống chén độc dược trước mặt các học trò của mình mà ung dung ra đi.

Vì sao Socrates lại phải chịu phán tội tử hình? Đây không chỉ là câu chuyện về một triết gia sống chết vì triết học mà còn là một câu chuyện về trí huệ của con người vốn không như chúng ta vẫn lầm tưởng và tự hào về mình.

Socrates ung dung uống thuốc độc trước mặt học trò mình để thi hành bản án tử hình. (Ảnh: Quest for Beauty)

Đem trí huệ từ thiên thượng đến nhân gian

Truyền thuyết kể rằng, thời Hy Lạp cổ đại có một con nhân sư Sphinx gác cửa bên ngoài thành Thebes. Bất cứ ai muốn vào thành đều phải trả lời một câu đố, mà nếu sai sẽ bị Sphinx ăn thịt. Câu đố đưa ra là: “Con gì sáng sớm đi bằng 4 chân, giữa trưa đi bằng 2 chân, đến tối lại đi bằng 3 chân?” Rất nhiều người đã phải bỏ mạng, chỉ duy nhất Oedipus giải được câu đố này, khiến nhân sư Sphinx quá xấu hổ đã tự lao mình xuống thềm đá mà chết.

Đáp án của Sphinx là “con người”, bởi con người chính là ẩn đố lớn nhất trên thế gian này. Nhân loại một khi giải được ẩn đố này rồi, họ mới thật sự nhận thức về bản thân, khắc phục sợ hãi của chính mình, cuối cùng khiến nỗi sợ hãi này tiêu biến – cũng giống như khi con người tìm ra lời giải về chính mình thì quái thú Sphinx sẽ tự nhiên biến mất.

Trước Socrates, các triết gia Hy lạp cổ đại chỉ nghiên cứu và bàn luận về nguồn gốc của vũ trụ, nhân tố bản nguyên nhất tạo nên thế giới này, nguyên lý phát sinh hiện hữu. Họ mặc nhiên nhìn nhận sự hiện hữu của vũ trụ này: cái gì có là có, cái không không thể sản sinh ra cái có và cái có không thể giản trừ cái không. Chưa có ai đặt ra câu hỏi rằng đâu mới là con đường giúp loài người nhận thức chính mình?

Socrate là một trong những tư tưởng gia Hy Lạp cổ đại đầu tiên kêu gọi giới học giả và các nhà lãnh đạo quốc gia đương thời nên quan tâm nhiều hơn đến bản chất của con người. Ông xem con người có phần xác và phần hồn là một tổng thể thống nhất, ông tin có thượng đế là thần minh thấu suốt những điều tốt điều xấu và vì thế ông là người đầu tiên đề ra chuẩn mực đạo đức cho triết học về con người. Và đặc biệt ông tin có sự sống đời sau khi ông nói về sự bất tử của linh hồn.

Tượng điêu khắc triết học gia Socrates (Ảnh: Study Breaks Magazine)

Chúng ta thật sự là ai? Điều gì là quan trọng nhất của kiếp sống nhân sinh? Và giá trị đích thực của con người là gì? Trước Socrates thì hết thảy những bộ óc vĩ đại của Hy Lạp đều không hay biết.

Socrates luôn nhấn mạnh về đức hạnh và đạo đức, vì chỉ có đạo đức mới đưa con người đến gần hơn với các vị thần mà họ tôn thờ. Bởi vậy, Cicero, một triết gia La Mã cổ cho rằng, chính Socrate là người “mang triết học từ thiên thượng xuống nhân gian”.

Hiểu biết của con người vốn không là gì cả

Socrates đã dành cả cuộc đời mình để đi tìm lời giải về trí huệ. Ông đã gặp gỡ những người được cho là thông thái, nhưng kết quả là ai cũng tưởng bản thân mình hiểu biết, nhưng thực ra họ chẳng biết chút gì. Từ đó ông nhận ra rằng:

Thật sự chỉ có Thần ở đền Delphi mới thông thái, và Ngài chỉ muốn dạy rằng kiến thức của con người chưa đi đến đâu cả, thậm chí không là gì hết. Và hiển nhiên ở đây đâu phải Ngài nói về cá nhân tôi mà chỉ dùng tên tôi như một thí dụ, như thể đang nói với tất cả mọi người: ‘Hỡi con người, kẻ thông thái nhất trong số các ngươi chính là người tự ý thức rằng kiến thức của mình không là gì cả, giống như Socrates vậy.

Kể từ đó, ông nhận thấy mình cần có trách nhiệm diễn giải lời phán truyền của Thần, nói với thế nhân là: Chỉ những ai nhận thức được rằng bản thân không hay biết gì cả thì họ mới bắt đầu có trí huệ.

Cả cuộc đời Socrates đã tuân theo ý chỉ ấy, giống như lời sấm truyền trên cổng vào thánh điện thờ Thần Apollo: “Hãy nhận thức chính mình” (“Gnothi seauton”). Vì dành trọn vẹn thời gian của bản thân cho lý tưởng ấy, ông đã lựa chọn sống trong cảnh túng quẫn để tận tụy phụng sự Thần.

Lời sấm truyền “Hãy nhận thức chính mình” ở cổng đền thờ Thần Apollo dường như muốn nói rằng, chỉ khi con người hiểu về chính mình, tìm về bản tính ban sơ vốn có của mình, rũ bỏ những thói xấu hình thành qua năm tháng bôn ba giữa dòng đời, thì con người mới có thể trở về, mới không bị vùi lấp trong cõi thế gian hiểm ác này.

Vì muốn thực hiện sứ mệnh mà Thần giao phó, Socrates đã đi khắp thành Athens để thức tỉnh thế nhân, giúp mọi người nhận thức về chính mình. Nhưng đó cũng chính là lý do khiến những kẻ ganh ghét đẩy ông vào bản án tử nghiệt ngã. (Ảnh: Wikipedia)

Là cái chết hiên ngang hay bi kịch của trí huệ? Cuối cùng, chỉ có Thần biết được mà thôi!

Vì muốn thực hiện sứ mệnh mà Thần giao phó, Socrates đã đi khắp thành Athens để thức tỉnh thế nhân, giúp mọi người nhận thức về chính mình. Nhưng đó cũng chính là lý do khiến những kẻ ganh ghét đẩy ông vào bản án tử nghiệt ngã.

Bi kịch của Socrates cũng là câu chuyện chung của rất nhiều nhà tiên tri và những bậc Thánh nhân vĩ đại: Dành cả cuộc đời để thức tỉnh thế nhân, nhưng lại bị chính con người hãm hại. Đó là Thánh Mose, người giải cứu dân tộc Israel thoát khỏi ách nô lệ, đã phải lưu lạc suốt 40 năm, trong thời gian ấy cũng nhiều lần đối mặt với sự nghi kỵ của lòng người. Đó còn là Chúa Giê-su, vì cứu độ chúng sinh mà bị đóng đinh lên cây thập tự giá.

Đã qua hàng ngàn năm lịch sử, cho dù sử sách có cố tình lãng quên, thì thời gian vẫn luôn làm chứng những tấn bi kịch – tấn bi kịch của đức hạnh và niềm tin: Đâu đó ở Tây Tạng xa xôi, vẫn có những bậc cao tăng phải rời bỏ quê hương, lưu lạc khắp bốn phương trời để thoát khỏi những cuộc đàn áp tín ngưỡng. Và đâu đó dưới những căn hầm tối, trong ngục tù hay trong những phòng giam bí mật ở Trung Quốc, vẫn có những người tin vào và thực hành theo Chân – Thiện – Nhẫn, vì kiên quyết không từ bỏ tín ngưỡng, không từ bỏ niềm tin vào chân lý, mà bị giết hại trong lặng lẽ…

Mổ cướp nội tạng các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại nhà tù Trung Quốc. (Ảnh: Pinterest)

Có những cái chết hiên ngang và bất khuất. Dẫu là “chết” đấy, nhưng lịch sử lại cho họ được bất tử đến ngàn đời. Là cái chết hay là đang sống – đâu mới là vinh quang? Câu trả lời này, có lẽ chỉ Thần mới biết được mà thôi. Giống như lời trăng trối cuối cùng của nhà hiền triết Socrates trước lúc ra đi:

Nhưng đã đến lúc chúng ta chia tay nhau, tôi bước vào nẻo chết, và quý vị trở lại đường sống. Bên nào rồi sẽ nhận lấy phần lợi hơn? Đâu ai biết được, chỉ có Thần biết mà thôi.

Là chết hay là đang sống? Chỉ có Thần biết được mà thôi

Những giờ phút cuối cùng của Socrates (Ảnh: Wikipedia)

“Có lẽ quý vị nghĩ rằng Socrates đã bị kết tội vì không tìm ra lời lẽ, thứ lời lẽ có đủ sức thuyết phục quý vị, nếu như tôi tin rằng bổn phận của mình là phải làm hết mọi cách, kể lể đủ mọi chuyện hòng thoát chết?

Không phải thế đâu! Tôi không thiếu lời lẽ mà chỉ thiếu trâng tráo: tôi bị kết tội vì không chịu nói những điều tai quý vị đã quen nghe, vì không muốn than khóc và hạ mình làm những chuyện hèn hạ mắt quý vị đã quen thấy.

Đối với tôi, nguy nan phải đương đầu không thể là lý do để làm điều bất xứng đối với một con người tự do, và ngay cả đến lúc này, tôi không hề hối tiếc đã tự bênh vực như vừa rồi. Thà chết mà tự vệ như tôi đã làm còn hơn sống sót nhờ một bài tự biện hèn hạ.”

“Ai cũng biết rằng muốn cứu thân mình nơi trận địa chẳng có chi là khó, chỉ cần vứt bỏ vũ khí và van xin kẻ đuổi theo tha mạng. Cũng thế, trước mọi hiểm nguy, một khi đã nhất quyết nói và làm bất cứ chuyện gì, người ta có thể tìm ra nghìn cách xoay xở hòng tránh cái chết.

Có điều, thưa quý công dân Athens, tránh cái chết không phải là điều khó nhất, tránh cái ác còn khó hơn bội phần, bởi vì tội ác chạy nhanh hơn cả tử thần”.

“Thưa quý thẩm phán, cả quý bạn nữa cũng nên giữ hy vọng trước cái chết, và lấy chân lý này làm điều tâm niệm: Không ác quả nào có thể xảy đến với người thiện, dù trong đời này hay sau khi chết, vì Thần thánh không bao giờ bỏ rơi họ”.

“Nhưng đã đến lúc chúng ta chia tay nhau, tôi bước vào nẻo chết, và quý vị trở lại đường sống. Bên nào rồi sẽ nhận lấy số phần lợi hơn? Đâu ai biết được, chỉ có Thần biết mà thôi”.

Thiện Sinh

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm