Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nguyễn Mạnh Khải – TBone : Những Đóm Mắt Hỏa Châu
Hai chiếc càng trực thăng vừa chấm đất, đá bụi còn tung bay mịt mù dưới cánh quạt vùn vụt vũ bảo của con tàu, tôi đã vội phóng mình ra, hai tay giữ chặc chiếc nón sắt trên đầu, chạy thật nhanh về hướng hầm Quân Y, theo sau và chậm hơn là hai đồng đội quân y tá, với hai ba lô đầy thuốc
Đây là chuyến nhảy trực thăng tiếp tế và tản thương đầu tiên của tôi từ khi nhận đơn vị. Thật ra tôi không thuộc cấp số của Tiểu đoàn Bộ binh, và sự có mặt của tôi trên quả đồi này vài tiếng đồng hồ cũng chẳng thay đổi được cái gì. Tôi vẫn biết thế nhưng cũng cứ nhảy vào đây, trước hết là vì tò mò muốn xem đồng đội mình ăn ở chiến đấu ra làm sao, và sau nửa là để cho người anh cả của Trung đoàn biết rằng tôi đây cũng là lính hiện dịch như anh (Đai Tá Nguyễn BQ, xuất thân khóa 10 Võ Bị Đà Lạt, đã bỏ mình vào những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, tuần đầu của tháng tư đen, trên bãi biển Phan Thiết, khi đang nằm cạnh tôi dưới những tràn đạn oan nghiệt, Anh bật người dậy phóng đi).
Tôi vẫn muốn hòa mình vào cuộc sống cực kỳ gian nan của các chiến sĩ trong mọi binh chủng, hy sinh là chuyện bình thường sẽ đến, sống còn sau mỗi trận chiến đều là chuyện hoàn toàn may rủi, chiến đấu để tự vệ và để bảo vệ người bạn của mình bên cạnh, đó là lý do thật sự mà chúng tôi kéo nhau ra đây trên ngọn đồi này, để rồi nay mai nếu còn sống sót, chúng tôi sẽ kéo nhau về nơi nào đó ở phố thị, hay gác ba lô bên những quán
“Mầy thằng biệt kích không quân số.
Tao thằng lính bộ có khác gì,
Có khác gì nhau trên chiến địa,
Có khác gì nhau lúc dẫm mìn…
Ngày mai ra trận đường xa lắc ,
Mầy tao hai đứa biết ai về,
Ghé lại quán nầy thăm cô chủ,
Cứ uống dùm nhau chén rượu cay ”
(Khao quân, thơ Túy Hà)
Chiếc trực thăng trở lại, bỏ tôi xuống sân cờ bộ chỉ huy Trung đoàn, mang chiếc
Tôi trở về hầm, nằm nghỉ mệt trên ghế bố. Chiều xuống dần quanh đỉnh đồi TBone. Không gian yên lắng, tỉnh mịch, chiều cuối Hạ mây trời trong xanh cao vút, ẩn hiện vài vì sao nở sớm ở cuối chân trời. Ngọn gió Hạ Lào vẫn còn hơi nóng hừng hực thổi sang từ dãy Trường Sơn vời vợi ở hướng Tây, tạo nên một bầu không khí ẩm nóng trong căn phòng. Chiếc quạt gió chạy bằng pin quân đội đưa tôi vào giấc ngủ muộn của một buổi chiều mệt mỏi, giữa mùa cuộc chiến mà hai bên đã thấm mệt, chẳng biết đến ngày nào mới kêt thúc.
Trong những cơn ngủ ngắn chập chùng đầy mộng mị như thế, tôi bổng thấy mình trở về sống lại những buổi chiều tối Sài Gòn, bên cạnh những thằng bạn lính đủ màu binh chủng, khuất trong một góc nào đó ấm nồng mùi thuốc lá, và tình bằng hữu, dập dìu âm điệu Boston:
“Về thành đô yêu dấu, bước chân vào tìm hình bóng em,
Bao tháng ngày qua đời linh xa nhà, thường thiếu mộng mơ,
Ngồi lặng nghe em hát, những u hoài chìm trong đáy ly,
Thôi uống cạn đi vì đã lâu rồi mình xa cách nhau “
(Tiếng Hát Nửa Đêm, Y Vũ)
Tôi có nhiều những thằng bạn như thế ở khắp moị nơi, trong và ngoài binh chủng, vì thế đi đâu, lúc nào tôi cũng thấy ấm áp tình bằng hữu đồng đội chung quanh. Nhiều lúc chỉ cần ly cà phê nóng và gói thuốc là là chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ hứng thú đầy kỷ niệm.
Tôi trở mình dậy, trời đã tối thẩm, không gian hình như vừa mới qua một cơn mưa rào, khí trời ấp áp dễ chịu. Đứng lên đi ra phía cửa hầm, tôi tính dõi mắt nhìn về hướng chân trời đen tím, đếm mấy ngọn hỏa châu như những chiều tối rảnh rỗi khác, nhưng tầm mắt của tôi dừng ở tấm lưng dầy sau màu áo trận mà mới nhìn qua tôi cũng biết đó là thằng bạn rất thân của tôi.
Tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên vì đã biết trước là nó sẽ lên thăm tôi trên đỉnh đồi nầy chiều hôm nay, nên tôi đã cố ngủ trong buổi chiều muộn để tối nay thức với nó.
Bạn tôi là Tiểu đoàn phó một đơn vị địa phương quân, đóng quân trong bản doanh và để bảo vệ quận lỵ Phong Điền. Đơn vị nó thường tham dự những cuộc hành quân diện địa, để dành đất cắm cờ trong những thế trận mà sau nầy sẽ dẫn đến một tình trạng ngưng chiến da beo. Địch, ta, đóng quân lẫn lộn từng vùng. Người dân hết nghe bên này lại nghe bên kia, hết cấm cờ này đến cấm cờ nọ, mà trong thâm tâm thì ai cũng muốn yên ổn làm ăn.
Trong những cuộc hành quân đêm như vậy, ánh hỏa châu sáng rõ cả góc trời, cho nên mỗi tối tôi hay ra ngồi ở cửa hầm, hướng về phía quận lỵ đếm hỏa châu, theo dõi bước chân của bạn tôi và cầu mong cho nó được bình yên và hình như điều mong ước của tôi có khi được và cũng có lúc không. Cho nên, người của nó chở đầy những mảnh đạn từ đầu đến chân, và tuy rằng chúng tôi vóc dáng nhỏ bé giống nhau, nó thường cười ngạo nghể cho rằng lúc nào nó cũng nặng hơn tôi vài trăm grams.
Và tôi cũng có những thằng bạn khác, người đầy mảnh đạn pháo, chúng nó cứ càng ngày nặng hơn tôi, có đứa lúc nằm xuống ôm nguyên một mảnh B40, nặng quá không còn đứng dậy được nữa. Bạn tôi ngồi bất động, bên cạnh ly cà phê bốc khói, tay trái kẹp điếu thuốc lá, tay phải vòng ra sau lưng mân mê hai vết sẹo, mặt nó đanh lại như cô gắng dấu nổi đau của hai vết thương còn quá mới.
Tôi quay đi tránh niềm xúc động, chợt cảm nhận đôi mắt mình ươn ướt cay cay.Không biết có phải khói ruby quân tiếp vụ hôm nay cay hơn mọi ngày, những giọt cà phê nóng hổi đen tuyền nhỏ chậm và đều vào đáy ly thủy tinh bốc mùi nồng hỏn mọi bữa, hay chính là tiếng ca nức nở nghẹn ngào của Thái Thanh từ sàn nhảy Queenbee đêm nào vang vọng lại:
“Anh trở về đây kỷ vật viên đạn đồng đen.
Em sang sông cho làm kỷ niệm… (Kỷ vật cho em, thơ Linh Phương, nhạc Pham Duy)
Tôi quay vội vào hầm lấy thêm bao thuốc lá, chợt có ý nghĩ ngộ nghỉnh “thằng này mai mốt về Sài Gòn dám cắt da xẻ thịt lấy mảnh pháo ra đem hù đào của nó lắm.” Với ý nghĩ đó tôi cố tạo cho mình một niềm vui quay trở ra ngồi lại cạnh bạn, đốt một điếu thuốc lá khác và hỏi:
“Chừng nào mầy về Sài gòn?”
Nó vẫn ngồi bất động, nhái giọng Bắc, trả lời:
“Ngu rồi con ạ, hỏi như vậy là ngu rồi con ạ”
Nó cố nhấn mạnh hai lần mấy tiếng “ngu rồi con ạ” để cho tôi hiểu ra rằng giờ này mà còn phun ra một câu hỏi ngốc nghếch như vậy quả là ngu lắm.Tôi chưa kịp mở miệng thì nó đã nói tiếp, mắt vẫn nhìn về phía khoảng không gian dưới chân đồi, nơi có từng đóm hỏa châu treo lơ lửng rơi chậm đều vào màng đêm đen kịt:
- “Cậu có ba ngày phép dưỡng thương, cậu ở khách sạn Hương giang hai ngày, ăn cơm Âm phủ, ngủ đò sông Hương, còn lại đêm nay, cậu nhớ, cậu lên đây thăm con, thì giờ đâu mà về Sài Gòn.”
Tôi biết nó không nói dối, nên lặng người đi trong niềm cảm xúc, chỉ mong một ngày nào đó khi tàn cuộc chiến, tất cả chúng tôi đều được yên lành, nguyên vẹn trở về:
“Trả súng đạn này, ôi ! sạch nợ sông núi rồi.
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao…”
(Một mai giã từ vũ khí, Nhật Ngân)
Cùng với người nhạc sĩ tài hoa này, chúng tôi đã mất sạch tuổi thơ vào chiến tranh. Lớn lên trong cảnh bom rơi đạn nổ, nhớn nhác kéo nhau về làng quê tránh giặc, đến tuổi trưởng thành, thì trước mặt sừng sững cổng quân trường. Đời trai trẻ thế hệ chúng tôi phần lớn chỉ có một hướng đi: vào miền lửa đạn.
Trời đã về khuya, sương đêm xuống đầy bờ áo trận, tôi nhấp ngụm cà phê cuối cùng, đứng lên rủ bạn vào Câu lạc bộ Trung đoàn kiếm chút quà khuya và về căn hầm Quân y chia nhau chỗ ngủ. Sáng sớm tôi thức dậy chuẩn bị lên họp hành quân thì mới biết bạn tôi đã rời căn cứ từ lúc khuya.Và tôi cũng đâu có ngờ rằng buổi tối hôm ấy là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau.
Ba tuần sau, tôi đổ đồi thật nhanh trên chiếc xe jeep Hồng thập tự, về Quân y viện Nguyễn Tri Phương để nhìn bạn tôi lần chót. Bạn tôi giờ đây, truy thăng Thiếu tá với anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, nằm bất động như đang mỉm cười, sáu lỗ đạn sắp hàng thẳng chạy từ phía ngực phải qua hông trái, chắc nó ngủ không kịp thấy đau.
Bây giờ thì bạn tôi đã có phép về Sài gòn, và lần này là phép vĩnh viễn. Tôi ở lại với nó qua đêm, sáng hôm sau chỉ kịp nhìn thấy chiếc Dodge chở quan tài phủ màu cờ khuất dần về phía phi trường Phú Bài. Tôi lái thật nhanh trở lên ngọn đồi hành quân, nguyên cả ngày thờ thẩn, đầu óc không nghỉ ngợi được điều gì. Buổi cơm chiều nay nhà bếp có tăng cường thêm một tô canh rau muống nhỏ nấu với hến, dăm con cá bóng thệ kho khô, ngon như thế mà tôi vẫn không tài nào nuốt được như có một cái gì đó chặn ngang cổ. Tôi đi ra phía cửa hầm, ngồi cạnh thùng đạn gỗ pháo binh, bên trên là ba cây hương đang tỏa khói cắm vào nải chuối cau vừa mới chín, một giỏ trầm và hai cây hồng lạp đang le lói mờ ảo trong buổi chiều đứng gió trên đỉnh đồi TBone.
Đôi mắt tôi tự nhiên mờ nhạt lưng tròng, quyện trong khói trầm hương nghi ngút hình như tôi nghe tiếng thầm thì của bạn tôi như từ một cỏi xa xăm nào vọng lại:
“Ngủ đi, tao sẽ thổi ánh hỏa châu dẫn đường cho mầy…”
Phía cuối chân trời xa thẳm tối mờ mịt, những đóm hỏa châu lờ lửng trên không bỗng chiếu rạng ngời tỏa ra ánh sáng như ban ngày, những ngọn nến lung linh như đưa đường dẫn bước cho tôi qua những chặng đường hành quân nhiều năm tháng về sau này, để rồi cuối cùng cũng đành thúc thủ đưa tay cho địch trói cùng với bấy, tám đồng đội khác trong cái đêm kinh hoàng đầu tháng tư đen trên bờ biển Phan Thiết.
Chiến tranh đã chấm dứt từ lâu, sao quê hương tôi vẫn còn điêu linh, dân tộc tôi vẫn còn nghèo khốn.
Bây giờ lại phải đối diện với âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, hủy diệt Văn hóa từ phương Bắc.
Không biết tôi còn có được dịp nào cùng với người bạn đường trở về thăm lại chốn xưa:
” Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm ,
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn,
Bạn anh đó đang yên ngủ say
Xin cám ơn, xin cám ơn người nằm xuống,
Để có một ngày, có một ngày cho chúng mình,
Ta lại gặp ta, còn vòng tay mở rộng thương mến bao la….”
(Một mai giã từ vũ khí, Nhật Ngân)
Bạn hiền ơi! Ngủ sâu…
Nguyễn Mạnh Khải
Sinh Tồn chuyển
Nguyễn Mạnh Khải – TBone : Những Đóm Mắt Hỏa Châu
Hai chiếc càng trực thăng vừa chấm đất, đá bụi còn tung bay mịt mù dưới cánh quạt vùn vụt vũ bảo của con tàu, tôi đã vội phóng mình ra, hai tay giữ chặc chiếc nón sắt trên đầu, chạy thật nhanh về hướng hầm Quân Y, theo sau và chậm hơn là hai đồng đội quân y tá, với hai ba lô đầy thuốc
Đây là chuyến nhảy trực thăng tiếp tế và tản thương đầu tiên của tôi từ khi nhận đơn vị. Thật ra tôi không thuộc cấp số của Tiểu đoàn Bộ binh, và sự có mặt của tôi trên quả đồi này vài tiếng đồng hồ cũng chẳng thay đổi được cái gì. Tôi vẫn biết thế nhưng cũng cứ nhảy vào đây, trước hết là vì tò mò muốn xem đồng đội mình ăn ở chiến đấu ra làm sao, và sau nửa là để cho người anh cả của Trung đoàn biết rằng tôi đây cũng là lính hiện dịch như anh (Đai Tá Nguyễn BQ, xuất thân khóa 10 Võ Bị Đà Lạt, đã bỏ mình vào những giờ phút cuối cùng của cuộc chiến, tuần đầu của tháng tư đen, trên bãi biển Phan Thiết, khi đang nằm cạnh tôi dưới những tràn đạn oan nghiệt, Anh bật người dậy phóng đi).
Tôi vẫn muốn hòa mình vào cuộc sống cực kỳ gian nan của các chiến sĩ trong mọi binh chủng, hy sinh là chuyện bình thường sẽ đến, sống còn sau mỗi trận chiến đều là chuyện hoàn toàn may rủi, chiến đấu để tự vệ và để bảo vệ người bạn của mình bên cạnh, đó là lý do thật sự mà chúng tôi kéo nhau ra đây trên ngọn đồi này, để rồi nay mai nếu còn sống sót, chúng tôi sẽ kéo nhau về nơi nào đó ở phố thị, hay gác ba lô bên những quán
“Mầy thằng biệt kích không quân số.
Tao thằng lính bộ có khác gì,
Có khác gì nhau trên chiến địa,
Có khác gì nhau lúc dẫm mìn…
Ngày mai ra trận đường xa lắc ,
Mầy tao hai đứa biết ai về,
Ghé lại quán nầy thăm cô chủ,
Cứ uống dùm nhau chén rượu cay ”
(Khao quân, thơ Túy Hà)
Chiếc trực thăng trở lại, bỏ tôi xuống sân cờ bộ chỉ huy Trung đoàn, mang chiếc
Tôi trở về hầm, nằm nghỉ mệt trên ghế bố. Chiều xuống dần quanh đỉnh đồi TBone. Không gian yên lắng, tỉnh mịch, chiều cuối Hạ mây trời trong xanh cao vút, ẩn hiện vài vì sao nở sớm ở cuối chân trời. Ngọn gió Hạ Lào vẫn còn hơi nóng hừng hực thổi sang từ dãy Trường Sơn vời vợi ở hướng Tây, tạo nên một bầu không khí ẩm nóng trong căn phòng. Chiếc quạt gió chạy bằng pin quân đội đưa tôi vào giấc ngủ muộn của một buổi chiều mệt mỏi, giữa mùa cuộc chiến mà hai bên đã thấm mệt, chẳng biết đến ngày nào mới kêt thúc.
Trong những cơn ngủ ngắn chập chùng đầy mộng mị như thế, tôi bổng thấy mình trở về sống lại những buổi chiều tối Sài Gòn, bên cạnh những thằng bạn lính đủ màu binh chủng, khuất trong một góc nào đó ấm nồng mùi thuốc lá, và tình bằng hữu, dập dìu âm điệu Boston:
“Về thành đô yêu dấu, bước chân vào tìm hình bóng em,
Bao tháng ngày qua đời linh xa nhà, thường thiếu mộng mơ,
Ngồi lặng nghe em hát, những u hoài chìm trong đáy ly,
Thôi uống cạn đi vì đã lâu rồi mình xa cách nhau “
(Tiếng Hát Nửa Đêm, Y Vũ)
Tôi có nhiều những thằng bạn như thế ở khắp moị nơi, trong và ngoài binh chủng, vì thế đi đâu, lúc nào tôi cũng thấy ấm áp tình bằng hữu đồng đội chung quanh. Nhiều lúc chỉ cần ly cà phê nóng và gói thuốc là là chúng tôi đã có một cuộc gặp gỡ hứng thú đầy kỷ niệm.
Tôi trở mình dậy, trời đã tối thẩm, không gian hình như vừa mới qua một cơn mưa rào, khí trời ấp áp dễ chịu. Đứng lên đi ra phía cửa hầm, tôi tính dõi mắt nhìn về hướng chân trời đen tím, đếm mấy ngọn hỏa châu như những chiều tối rảnh rỗi khác, nhưng tầm mắt của tôi dừng ở tấm lưng dầy sau màu áo trận mà mới nhìn qua tôi cũng biết đó là thằng bạn rất thân của tôi.
Tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên vì đã biết trước là nó sẽ lên thăm tôi trên đỉnh đồi nầy chiều hôm nay, nên tôi đã cố ngủ trong buổi chiều muộn để tối nay thức với nó.
Bạn tôi là Tiểu đoàn phó một đơn vị địa phương quân, đóng quân trong bản doanh và để bảo vệ quận lỵ Phong Điền. Đơn vị nó thường tham dự những cuộc hành quân diện địa, để dành đất cắm cờ trong những thế trận mà sau nầy sẽ dẫn đến một tình trạng ngưng chiến da beo. Địch, ta, đóng quân lẫn lộn từng vùng. Người dân hết nghe bên này lại nghe bên kia, hết cấm cờ này đến cấm cờ nọ, mà trong thâm tâm thì ai cũng muốn yên ổn làm ăn.
Trong những cuộc hành quân đêm như vậy, ánh hỏa châu sáng rõ cả góc trời, cho nên mỗi tối tôi hay ra ngồi ở cửa hầm, hướng về phía quận lỵ đếm hỏa châu, theo dõi bước chân của bạn tôi và cầu mong cho nó được bình yên và hình như điều mong ước của tôi có khi được và cũng có lúc không. Cho nên, người của nó chở đầy những mảnh đạn từ đầu đến chân, và tuy rằng chúng tôi vóc dáng nhỏ bé giống nhau, nó thường cười ngạo nghể cho rằng lúc nào nó cũng nặng hơn tôi vài trăm grams.
Và tôi cũng có những thằng bạn khác, người đầy mảnh đạn pháo, chúng nó cứ càng ngày nặng hơn tôi, có đứa lúc nằm xuống ôm nguyên một mảnh B40, nặng quá không còn đứng dậy được nữa. Bạn tôi ngồi bất động, bên cạnh ly cà phê bốc khói, tay trái kẹp điếu thuốc lá, tay phải vòng ra sau lưng mân mê hai vết sẹo, mặt nó đanh lại như cô gắng dấu nổi đau của hai vết thương còn quá mới.
Tôi quay đi tránh niềm xúc động, chợt cảm nhận đôi mắt mình ươn ướt cay cay.Không biết có phải khói ruby quân tiếp vụ hôm nay cay hơn mọi ngày, những giọt cà phê nóng hổi đen tuyền nhỏ chậm và đều vào đáy ly thủy tinh bốc mùi nồng hỏn mọi bữa, hay chính là tiếng ca nức nở nghẹn ngào của Thái Thanh từ sàn nhảy Queenbee đêm nào vang vọng lại:
“Anh trở về đây kỷ vật viên đạn đồng đen.
Em sang sông cho làm kỷ niệm… (Kỷ vật cho em, thơ Linh Phương, nhạc Pham Duy)
Tôi quay vội vào hầm lấy thêm bao thuốc lá, chợt có ý nghĩ ngộ nghỉnh “thằng này mai mốt về Sài Gòn dám cắt da xẻ thịt lấy mảnh pháo ra đem hù đào của nó lắm.” Với ý nghĩ đó tôi cố tạo cho mình một niềm vui quay trở ra ngồi lại cạnh bạn, đốt một điếu thuốc lá khác và hỏi:
“Chừng nào mầy về Sài gòn?”
Nó vẫn ngồi bất động, nhái giọng Bắc, trả lời:
“Ngu rồi con ạ, hỏi như vậy là ngu rồi con ạ”
Nó cố nhấn mạnh hai lần mấy tiếng “ngu rồi con ạ” để cho tôi hiểu ra rằng giờ này mà còn phun ra một câu hỏi ngốc nghếch như vậy quả là ngu lắm.Tôi chưa kịp mở miệng thì nó đã nói tiếp, mắt vẫn nhìn về phía khoảng không gian dưới chân đồi, nơi có từng đóm hỏa châu treo lơ lửng rơi chậm đều vào màng đêm đen kịt:
- “Cậu có ba ngày phép dưỡng thương, cậu ở khách sạn Hương giang hai ngày, ăn cơm Âm phủ, ngủ đò sông Hương, còn lại đêm nay, cậu nhớ, cậu lên đây thăm con, thì giờ đâu mà về Sài Gòn.”
Tôi biết nó không nói dối, nên lặng người đi trong niềm cảm xúc, chỉ mong một ngày nào đó khi tàn cuộc chiến, tất cả chúng tôi đều được yên lành, nguyên vẹn trở về:
“Trả súng đạn này, ôi ! sạch nợ sông núi rồi.
Anh trở về quê, trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao…”
(Một mai giã từ vũ khí, Nhật Ngân)
Cùng với người nhạc sĩ tài hoa này, chúng tôi đã mất sạch tuổi thơ vào chiến tranh. Lớn lên trong cảnh bom rơi đạn nổ, nhớn nhác kéo nhau về làng quê tránh giặc, đến tuổi trưởng thành, thì trước mặt sừng sững cổng quân trường. Đời trai trẻ thế hệ chúng tôi phần lớn chỉ có một hướng đi: vào miền lửa đạn.
Trời đã về khuya, sương đêm xuống đầy bờ áo trận, tôi nhấp ngụm cà phê cuối cùng, đứng lên rủ bạn vào Câu lạc bộ Trung đoàn kiếm chút quà khuya và về căn hầm Quân y chia nhau chỗ ngủ. Sáng sớm tôi thức dậy chuẩn bị lên họp hành quân thì mới biết bạn tôi đã rời căn cứ từ lúc khuya.Và tôi cũng đâu có ngờ rằng buổi tối hôm ấy là lần cuối cùng chúng tôi gặp nhau.
Ba tuần sau, tôi đổ đồi thật nhanh trên chiếc xe jeep Hồng thập tự, về Quân y viện Nguyễn Tri Phương để nhìn bạn tôi lần chót. Bạn tôi giờ đây, truy thăng Thiếu tá với anh dũng bội tinh với nhành dương liễu, nằm bất động như đang mỉm cười, sáu lỗ đạn sắp hàng thẳng chạy từ phía ngực phải qua hông trái, chắc nó ngủ không kịp thấy đau.
Bây giờ thì bạn tôi đã có phép về Sài gòn, và lần này là phép vĩnh viễn. Tôi ở lại với nó qua đêm, sáng hôm sau chỉ kịp nhìn thấy chiếc Dodge chở quan tài phủ màu cờ khuất dần về phía phi trường Phú Bài. Tôi lái thật nhanh trở lên ngọn đồi hành quân, nguyên cả ngày thờ thẩn, đầu óc không nghỉ ngợi được điều gì. Buổi cơm chiều nay nhà bếp có tăng cường thêm một tô canh rau muống nhỏ nấu với hến, dăm con cá bóng thệ kho khô, ngon như thế mà tôi vẫn không tài nào nuốt được như có một cái gì đó chặn ngang cổ. Tôi đi ra phía cửa hầm, ngồi cạnh thùng đạn gỗ pháo binh, bên trên là ba cây hương đang tỏa khói cắm vào nải chuối cau vừa mới chín, một giỏ trầm và hai cây hồng lạp đang le lói mờ ảo trong buổi chiều đứng gió trên đỉnh đồi TBone.
Đôi mắt tôi tự nhiên mờ nhạt lưng tròng, quyện trong khói trầm hương nghi ngút hình như tôi nghe tiếng thầm thì của bạn tôi như từ một cỏi xa xăm nào vọng lại:
“Ngủ đi, tao sẽ thổi ánh hỏa châu dẫn đường cho mầy…”
Phía cuối chân trời xa thẳm tối mờ mịt, những đóm hỏa châu lờ lửng trên không bỗng chiếu rạng ngời tỏa ra ánh sáng như ban ngày, những ngọn nến lung linh như đưa đường dẫn bước cho tôi qua những chặng đường hành quân nhiều năm tháng về sau này, để rồi cuối cùng cũng đành thúc thủ đưa tay cho địch trói cùng với bấy, tám đồng đội khác trong cái đêm kinh hoàng đầu tháng tư đen trên bờ biển Phan Thiết.
Chiến tranh đã chấm dứt từ lâu, sao quê hương tôi vẫn còn điêu linh, dân tộc tôi vẫn còn nghèo khốn.
Bây giờ lại phải đối diện với âm mưu xâm chiếm lãnh thổ, hủy diệt Văn hóa từ phương Bắc.
Không biết tôi còn có được dịp nào cùng với người bạn đường trở về thăm lại chốn xưa:
” Rồi anh sẽ dìu em tìm thăm ,
Mộ bia kín trong nghĩa địa buồn,
Bạn anh đó đang yên ngủ say
Xin cám ơn, xin cám ơn người nằm xuống,
Để có một ngày, có một ngày cho chúng mình,
Ta lại gặp ta, còn vòng tay mở rộng thương mến bao la….”
(Một mai giã từ vũ khí, Nhật Ngân)
Bạn hiền ơi! Ngủ sâu…
Nguyễn Mạnh Khải
Sinh Tồn chuyển