Truyện Ngắn & Phóng Sự
Nguyễn Xuân Nghĩa: Hồi ký từng phần – Cuộc thuyệt thực của Hải Điếu Cày
Nguyễn Xuân Nghĩa
22-01-2015
Buổi chiều ngày 22 tháng 6, toàn tù nhân đội A (Đội an ninh quốc gia), gồm 10 người: Tôi (Nguyễn Xuân Nghĩa), Nguyễn Kim Nhàn, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Hải (ĐC); hai tù người VN làm gián điệp cho cục tình báo Hoa Nam – Trung quốc và 4 tù nhân người dân tộc Tây Nguyên được lệnh tập trung tại lán lao động (Lán được xây dựng ngay trong khu giam giữ). Nhóm cán bộ quản lý tù gồm 12 người, trong đó có viên trưởng phân trại 1 (phân trại đang giam giữ chúng tôi) mang hàm thượng tá tên là Thái văn Thụy và viên trung tá quản giáo đội A (An ninh quốc gia) tên là Nguyễn Văn Khánh. Các viên còn lại thuộc lực lượng công an vũ trang, vài ba người mang súng ngắn, súng AK, dùi cui điện và cồng số 8.
Một không khí trấn áp hiện rõ trong từng bước đi, từng cái nhìn của họ hướng về phía chúng tôi. Viên cán bộ trưởng phân trại bước lên phía trước và dõng dạc đọc quyết định do Đại tá giám thị trưởng trại giam số 6 – Bộ công an, Nguyễn Văn Hoàn, đã ký, nội dung: kỷ luật “phạm nhân Nguyễn Văn Hải, tức Hải Điếu Cày. Lý do: không tuân lệnh cán bộ, lôi kéo, mua chuộc phạm nhân khác, nói xấu đảng, nhà nước. Hình thức kỷ luật: Giam riêng ba tháng (biệt giam), tước bỏ mọi quyền lợi gọi điện, thăm gặp, nhận quà gia đình trong thời hạn kỷ luật…
Lập tức nhóm cán bộ có vũ trang gồm 6 người xô đến vây quanh, kẹp anh Hải vào giữa. Anh Hải bình tĩnh nói to “Tôi phản đối”. Tiếng anh bị chìm hẳn trong tiếng của viên trưởng phân trại “Các đồng chí thực hiện nhiệm vụ!”
Nhóm cán bộ có vũ trang, kẻ đẩy, người kéo anh Hải ra sân lán, rồi vào buồng biệt giam. Bởi vì xà lim dùng giam giữ tù nhân biệt giam nằm ngay trong khu giam ANQG, chỉ cách lán lao động chục bước chân nên anh Hải không bị còng tay, (khác trường hợp tôi, anh Vũ Hùng, anh Phạm Văn Trội ở trại giam Ba Sao – Nam Hà trước kia. Đọc quyết định xong, họ còng tay và dẫn giải ra khu biệt giam ngay tắp lự). Một tù nhân người Tây Nguyên được lệnh vào buồng giam cũ của anh Hải lấy cho anh một ít đồ dùng cá nhân: cái bát nhựa ăn cơm, cái chiếu, cái màn, vài bộ quần áo lót và bộ đồ tù sọc trắng đen-Juventus. Tiếng cửa sắt xà lim biệt giam đóng sầm như một lệnh nhắc nhở những người còn lại.
Sự việc diễn ra từ lúc chúng tôi được lệnh tập trung, nghe lệnh kỷ luật anh Hải, đến lúc anh Hải bị đẩy vào xà lim biệt giam dài không đầy 10 phút. Rồi chúng tôi được lệnh giải tán.
Thấy sự việc trở nên trầm trọng hơn suy đoán, bốn anh em Tây nguyên lặng lẽ bỏ vào buồng. Tôi, anh Kim, anh Nhàn đứng nguyên vị trí cũ đưa mắt nhìn nhau. Trong 3 người còn lại, chỉ có tôi biết thế nào là “giam riêng”. Tôi đã trải qua 2 lần, tổng cộng cả hai là 6 tháng 7 ngày. Và cũng chỉ tôi hiểu sâu hơn cái nguyên nhân bên trong dẫn đến người ta biệt giam anh Hải. Các lý do như: “lôi kéo, dụ dỗ tù nhân khác, nói xấu đảng, nhà nước cũng là lý do đã từng đưa tôi và anh Trội vào xà lim biệt giam ở Nam Hà. Tôi biết kẻ nào đã tố cáo anh…
Buổi chiều, trước khi được lệnh vào buồng giam, nhìn hai khuôn mặt hả hê của bọn tù gián điệp cho TQ, khi nhìn trộm nhóm anh em dân chủ chúng tôi, tôi đã bảo với ông Kim nhận xét của mình…
* *
*
Vào những năm cuối 90, khu du lịch biển Đồ Sơn-HP được chính quyền TP đầu tư cải tạo từ tiền thuế của người dân, nhăm nhe cho ngành công nghiệp không khói Hải Phòng “đi tắt, đón đầu”, Các phương tiện thông tin hùn vốn bằng quảng cáo rùm beng. Nhiều người dân háo hức ra chơi. Khi về, bạn bè hỏi, một vị ứng tác hai câu thơ như sau:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn “Đồ nhà”
Cái từ “Đồ nhà” được diễn giải theo nhiều ý, phụ thuộc vào lĩnh vực quan tâm của người bình. Thế nhưng ý đại trà vẫn là: Chán, chẳng ra gì!
Tôi cũng có một sự chán nản như khách du lịch đi nghỉ dưỡng Đồ Sơn-HP. Thời điểm tôi cảm thấy cảnh tù đày là bi thảm nhất xảy ra vào những tháng đầu năm 2013, lúc tôi đã ở tù được gần 5 năm. Tất cả những thất vọng của tôi về một vài đồng đội bị dồn nén từ khi còn ở trại giam Ba Sao – Nam Hà lên cao điểm vào những tháng này, tại trại giam Số 6 – Nghệ An.
Chắc chắn giống như số đông, tôi suy nghĩ trong thời đại văn minh này, để làm một nhà chính trị, thậm chí chỉ là một nhân vật bất đồng chính kiến, đầu tiên phải có tư chất một công dân tốt (tất nhiên theo tiêu chuẩn phổ quát của cộng đồng nhân loại văn minh – không phải theo các tiêu chuẩn công dân của nhà nước cộng sản), mà trong đó phải kể đến tính bao dung, trung thực và văn hóa.
Thế nhưng chúng ta rất dễ có suy nghĩ và sinh hoạt trái ngược khi đã ở trong tù. Đời sống trong tù kham khổ làm tăng đáng kể thói bủn xỉn “thà thối đổ đi…” mà một số người có sẵn từ ngoài xã hội: Sinh hoạt trong một không gian quá hẹp khiến chúng ta dễ coi những va chạm nhỏ nhặt do vô tình, thành chuyện lớn, chuyện phải cảnh giác để không trở thành người bị hại, kẻ bị lép vế. Bị đè nén, bị nguy cơ khủng bố thường xuyên và thường trực lòng căm ghét lũ cai tù nên dễ sinh ra những hành vi và ngôn ngữ bất nhã không đúng chỗ, đúng người. Tôi xin một vài chuyện ví dụ. Nước dùng cho sinh hoạt của tù nhân bao giờ cũng thiếu, nhưng cũng có lúc dư dả khi đang được bơm vào buồng mà buồng đó ở đầu nguồn. Một người dùng quá lãng phí nước. Được nhắc nhở, anh ta nói: “của cộng sản, cứ phá”. Anh ta không hiểu rằng CS không làm ra nước. Nước là tài nguyên của quốc gia, đang tạm thời do cộng sản quản lý. Chúng có thể phá hoại tài sản quốc gia qua các hành vi tham nhũng, các dự án đầu tư… Còn người công dân lương thiện không thể. Trong cảnh khan hiếm, cách sử dụng của anh đã làm tổn hại các tù nhân ở buồng cuối. Một người khạc nhổ xuống ngay xuống nền đất, nơi số đông đang sinh hoạt, hoặc nói những câu tục tĩu, anh ta bào chữa: “ôi dào, tù ấy mà, có ăn đời ở kiếp nơi này đâu”. Tại sao người đó đánh đồng anh ta với tù trộm cắp cho được… Và điều đáng buồn hơn: trong chúng tôi có người đã đánh nhau…
Trong khi tôi đang tâm đắc câu “thà kính nhi viễn chi còn hơn đồng sàng” thì anh Hải ĐC từ trại giam Xuyên Mộc – Vũng Tàu nhập trại.
Theo luật thi hành án hình sự của cộng sản, thực hiện từ năm 2012, tù nhân được gọi điện thoại về thân nhân 1 lần/tháng, thời gian gọi không quá 5 phút, được gặp thân nhân tháng 1 lần, không quá 60 phút. Năm phút thì nói được mấy câu? Một giờ gặp thân nhân có cảm giác như mới nhìn rõ mặt vợ, mặt con. Thế nhưng căn cứ vào thuật ngữ “không quá”, chúng tôi nhiều lần bị cắt gọi điện thoại, thăm gặp… nửa chừng vì cái ngẫu hứng, cái bẳn tính đột ngột của các viên cán bộ giám sát. Họ luôn đúng khi tù phản ứng: “Không quá 60 phút, nghĩa là từ 1 phút đến 60 phút. Vậy cho gặp 10 phút, 20 phút đều “đúng luật”.
Còn điều này đáng nói hơn, việc đưa tù nhân (đặc biệt là tù nhân lương tâm) đến thụ án tại một nhà tù quá xa gia đình là một hành vi hạn chế, thậm chí tước bỏ quyền được gặp người nhà của tù nhân và quyền của thân nhân gặp người nhà bị tù của họ. Trong tình trạng kinh tế, phương tiện giao thông tệ hại tại Việt Nam hiện nay, đi xa hàng ngàn cây số là một vấn đề lớn với đa số thân nhân của tù nhân. Thay vì đi thăm nuôi tháng/lần, bây giờ phải hai, ba tháng lần. Có người cả năm không có thăm nuôi.
Có lẽ anh Hải ĐC, chị Tạ Phong Tần là nạn nhân đầu tiên của xu hướng cách ly gia đình càng xa, càng tốt để họ bị hạn chế nhận thông tin về nhau, mà chính quyền cộng sản chủ trương thực hiện. Từ Sài Gòn ra trại 6 Nghệ An có thể lên tới 3.000 km. Đó là quãng đường chị Nguyễn Thị Tân và cháu Dũng (vợ và con anh Hải) phải đi để thăm nuôi chồng, bố. Tôi nên nhường cho họ kể lại những khó khăn, tốn kém này.
Hôm đó, ngày 26 tháng 4 năm 2013, vào khoảng 16h, tôi đang chơi bóng bàn cùng anh Y- zon, một tù nhân người Đắc-Lắc-Tây Nguyên, bất chợt nghe tiếng động của cánh cửa sắt được mở; đưa mắt ra lối đi không đủ rộng cho hai người tù ra – vào đồng thời, của khu giam, tôi thấy viên quản giáo đội A (an ninh quốc gia) hàm trung tá Nguyễn Văn Khánh đi vào, theo sau là hình bóng một người vận đồ sọc đen trắng-Juve . Người đó gầy, cao lêu nghêu, tay xách nhẹ tênh một chiếc túi nhỏ. Sau nữa là anh tù hình sự phạm tội mua bán chất ma túy (được bố trí tù chung với chúng tôi), xách hộ một bao đồ to hơn, phía trên có chiếc chiếu cũ trải dài, võng cong lồng qua hai quai xách. Đó là một anh tù nghèo, có thể là một người tù tôn giáo, gián điệp, hoặc giám thị trại bố trí thêm một tù hình sự ở chung với chúng tôi làm “dích”.*
Tôi chưa gặp Điếu Cày. Tôi ở Hải Phòng, thành phố gần cực Đông – Bắc đất nước; Điếu Cày ở Sài Gòn, thành phố lớn gần cực nam, cách nhau ngần ấy dặm. Chỉ một lần duy nhất anh ấy gọi điện thoại đến tôi để thực hiện một bài phỏng vấn cho blog của anh. Nhưng vì có phương tiện, nhiều bạn hữu và biết cách làm báo, hình ảnh biểu tình chống Trung quốc xâm lược và bản thân bị công an cộng sản đàn áp của anh, tôi nhìn thấy khá nhiều trên các trang mạng. Nhưng đã 5, 6 năm tôi cách xa, vả lại lúc ấy làm sao tôi có thể tượng tượng ra chuyện người ta chuyển anh đến một trại giam xa đến hàng ngàn cây số?
Tôi đang ham chơi bóng bàn. Tôi cũng có sẵn dị ứng… Tôi không quan tâm đến người tù mới này. Người tù mới kia được đưa vào buồng số 1 (tôi buồng 2). Ông Trần Anh Kim theo vào. Khi ông Kim trở ra và nói: “Hải Điếu Cày đấy”. Tôi kêu lên “Thế à” sau một cái giật mình.
Bữa cơm chiều đầu tiên không có Điếu Cày…
Những tháng đầu nhập trại 6, bốn anh em TNLT người Kinh chúng tôi cùng ăn chung mâm (cái gọi là mâm). Tôi, anh Phạm Văn Trội, ông Trần Anh Kim và Anh Nguyễn Bá Đăng. Nói chung, tù nhân sống được để trở về với vợ con, xã hội là nhờ được gia đình thăm nuôi. Tù nhân lương tâm chúng tôi còn được anh em bạn hữu, bà con trong – ngoài giúp đỡ ít nhiều. Cơm trại đâu có gì ngoài hai chén và vài cọng rau già. Rau, hầu như chẳng bao giờ được đổi loại. Chúng tôi, ngoài đồ ăn tươi như thịt heo, cá kho, thi thoảng có cả thịt gà, bún-chả nem-rau, nước chấm đã pha sẵn không kém ngoài đời, gia đình thăm nuôi, vợ con chúng tôi còn gửi thêm cả đồ ăn để dành như vừng, lạc, cá khô, mắm tép…. Hết đồ ăn của gia đình, chúng tôi mua đồ ăn từ căng tin trại. Căng tin trại nấu, bán cho tù cũng có thịt gà, cá rán, diêu cá và vài món ăn đặc sản địa phương, như măng rừng Thanh Chương nấu cá Nghệ (một loại canh cá nấu với măng cho nhiều nghệ), hay khi tôi ở trại An Điềm – Quảng Nam, có lần được ăn đặc sản mỳ Quảng, dù đã bị hạ cấp “mô-ly-fê” theo cách người địa phương Đại Lộc và cách nấu cho tù, nhưng dầu thế ăn vẫn cứ ngon. Đồ uống, căng tin trại nào cũng bán coca-cola, bò húc, cà phê việt, Trung nguyên… Tất nhiên để được ăn và uống các đồ từ căng tin trại bạn đừng nghĩ đến tiền. Một vị cán bộ nữ ở trại giam Ba Sao được giám thị cho chuyển ra làm căng tin trại, chỉ hai năm đã xây được nhà 4 lầu, mua được cho chồng xe ô tô con. Căn cứ vào dữ liệu này các bạn biết chúng tôi nói gì.
Lúc anh Hải ĐC nhập trại thì, anh Phạm Văn Trội, rồi anh Nguyễn Bá Đăng đã lần lượt hết án. Anh Nguyễn Kim Nhàn thế chân họ chỉ trước anh Hải ĐC vài tháng. Khu ANQG có trở lại 4 người tù nhân người Kinh như cũ. Tôi, anh Kim, anh Hải ăn chung, anh Nhàn ăn một mình.
Tổ chức trong trại tù hao hao giống trại lính. Chúng tôi phải học xếp hàng, “nghiêm! Nghỉ! Nhìn trước! Nhìn sau! Thẳng! Giải tán! Xếp hàng trở lại, đi đều, bước! Bên phải… quay! Bên trái … quay! Ông Kim rất thạo những động tác này. Một cán bộ dạy sai, bị ông chê, phải thanh minh, dạy lại. Ở trại Ba sao chúng tôi còn phải tập trung cùng anh em tù hình sự chào cờ đỏ sao vàng vào sáng thứ hai (thường chúng tôi cáo ốm, không thực hiện). Ở trại 6, do chúng tôi bị giam theo chế độ giam riêng của thông tư 37 – Bộ Công an, việc chào cờ phải bỏ.
Mỗi tù nhân chúng tôi được cấp phát và tự bảo quản một ghế nhựa. Mỗi nhóm ăn được cấp một cái bàn ăn gỗ fit. Trước đây, các đồ này được dùng chung trong buồng. Khi tù hình sự vất bỏ bừa bãi, mất mát rồi lấy nhầm, lấy trộm của nhau, dẫn đến những vụ đánh lộn to nhỏ, ban giám thị trại thực hiện việc cấp phát cho cụ thể từng người. Và họ cũng làm như vậy khi có tù nhân lương tâm. Tuy nhiên, chẳng ai trong chúng tôi quan tâm đến việc sở hữu riêng một chiếc ghế nhựa.
Bữa ăn đầu tiên vắng anh ĐC, tuy chỉ còn 2 người, tôi và ông Kim, nhưng quanh bàn ăn vẫn hiện diện đủ 3 chiếc ghế. Một anh bạn tù Tây Nguyên (bị tâm thần nhẹ) nhanh nhẩu giúp chúng tôi bê ghế, vẫn theo nếp quen sắp đặt ra 3 cái như những ngày có Hải ĐC. Nhìn chiếc ghế trống và khoảng bàn trống do anh Điếu Cày để lại, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện dùng làm bài học tiếng Anh. Chuyện rằng, có một góa phụ. Mỗi bữa ăn bà đều đặt ra đó chiếc ghế mà chồng vẫn thường ngồi – chiếc ghế đáng lẽ đã phải cất vào kho vì chồng đã chết, và bà còn rót, đặt vào phần bàn trống do chồng để lại một tách trà…
Tôi thích câu chuyện đó, và như bị thôi miên, tôi luôn nhìn về hướng chiếc ghế và khoảng bàn trống do anh Điếu Cày để lại.
Tôi hối hận về tình cảm thờ ở của tôi khi nhìn thấy một người tù mới nhập trại ngày nào, đặc biệt khi người tù đó là anh Điếu Cày. Tôi đã hai lần được đi ra ngoài xã hội (chữa bệnh ở Vinh) chứng kiến những đôi mắt của người tự do nhìn vào mình – một công dân bị còng tay, đang mất tự do. Tôi nhận thấy trong những cái nhìn kia có sự cảm thông, chia sẻ, dù trong đầu những người đã trao cho tôi cái nhìn cảm thông, tôi là một gã trộm cắp, tham nhũng hay lừa đảo. Tôi đã không có cái nhìn ấy vào buổi chiều ngày 26 tháng 4.
Bởi vì từ khi anh Điếu Cày ngồi vào chiếc ghế đó, chúng tôi có chuyện để nói, để bàn. Anh bao anh em tù toàn đội A cà phê cho bữa sáng và trà sau bữa cơm chiều. Anh giúp bốn anh em Tây-Nguyên mỳ tôm để ăn bữa điểm tâm cả tháng từ ngày anh đến. Ngồi cùng anh, chén cà phê ngon hơn, ai hút thuốc cũng thấy hơi thuốc ngon hơn, chén trà cũng đậm hơn.
Trước khi anh Điếu Cày đến chúng tôi đã nhạt bàn chuyện chính trị. Chúng tôi đã bàn đến đề tài này trong các tháng năm mới vào tù, dẫn đến tôi và anh Trội bị biệt giam 6 tháng 7 ngày. Với anh Điếu Cày, đề tài này là mới. Đợt tù trước anh bị giam chung với tù hình sự bởi anh mang tội danh trốn thuế. Những tù hình sự kia không phải là người nghe của anh. Với án tù lần này anh gặp những người hợp “cạ”. Hết chuyện chính trị đến chuyện kinh tế, đề tài mà trước đó chúng tôi ít bàn đến.
Phải thừa nhận, anh am hiểu nhiều đề tài liên quan đến chính trị, đề tài nào cũng sâu. Chỉ số tiêu dùng giảm. Tại sao lại giảm? Chỉ số tăng trưởng “chúng nó” báo cáo bố láo. Tại sao lại bố láo? Giá vàng, đô sẽ tăng. Tại sao tăng? Anh đưa ra đề tài mới khi vừa nhạt đề tài trước. Đưa ra nhưng câu hỏi để người nghe suy nghĩ và anh tự trả lời, giải thích thật đúng lúc.
Với số đông chúng ta: mới là “mới”; cũ là “cũ”; nhưng nếu chúng ta nghe Điếu Cày, mới là mới mà cũ vẫn là “mới”.
Tôi tin rằng anh đã học được trong trường lớp nào đó nghệ thuật diễn đạt.
Tôi tin rằng anh rộng rãi hào phóng, nếu anh cũng nghèo như mọi người.
Và tôi tin rằng anh căm thù cộng sản, muốn thay đỏi chế độ, dù anh đã từng là bộ đội “cụ hồ, tham gia “giải phóng miền Nam”.
Tuy nhiên tôi vẫn khó hiểu khi đã ở Mỹ, anh chỉ nói đến mục tiêu “tự do ngôn luận”.
Anh luôn luôn có ý định phản kháng trong đầu, sẵn sàng có hành vi phản kháng bên ngoài dành cho lũ cai tù từ thấp đến cao. Anh muốn bằng hành vi phản kháng để trả thù việc anh bị kết án lần hai. Tôi xin kể chuyện này.
Anh nhập trại được khoảng 3 ngày thì đội ANQG được bố trí cho gọi điện thoại về nhà.
Tôi được phiên gọi trước anh.
Tôi biết tư trang của anh tạm đủ, chỉ còn thiếu quần áo lót.
Tôi không muốn để anh phải bận tâm về chuyện này, đồng thời không muốn chị Tân phải mang vài bộ quần áo lót đàn ông từ Sài Gòn lên máy bay, trong khi ở ngoài này tôi lo được cho anh. Tôi muốn dành tình cảm này cho cô Nghiên, một bạn tù cùng chí hướng người miền Bắc, đồng hương của anh, đã mãn hạn tù.
Xin kể qua về thể thức khi gọi điện thoại chúng tôi phải tuân theo, nếu không muốn bị cúp máy nửa chừng.
- Chỉ hỏi, nói, kể về sức khỏe, làm ăn của người trong gia đình, sự phấn đấu cải tạo và nhu cầu ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt trong tù của bản thân.
- Nghiêm cấm nói, nhận xét về cán bộ, giám thị, công việc trong trại giam và người khác.
- Nghiêm cấm thông tin (bằng các hình thức: được hiểu là tiếng lóng, mật mã) để thân nhân gửi đồ cấm vào trại…
(và các quy định khác)
Bao giờ trong phòng gọi điện thoại người ta cũng bố trí hai đến ba cán bộ giám sát. Cũng số lượng như vậy tù nhân. Một cán bộ đặt sẵn ngón tay trên nút stop để stop kịp thời nếu người tù nào vi phạm. Các tù nhân được bố trí sẵn chính là nhân chứng của hành vi vi phạm của tù nhân đang gọi.
Để cuộc gọi được trơn tru, tôi tìm ra một cách nói:
- Nga ơi (tức vợ tôi). Anh được tù chung với một ông tây. Ông ấy cao khoảng 1m8.
- Thế à? Thật không? (Không chỉ vợ tôi ngơ ngác mà mấy ông cai tù cũng ngơ ngác, không hiểu tôi nói cái gì).
- Bảo cháu Nghiên mua tặng ông ấy một bộ quần áo lót, một chiếc gối thật êmn – Em cầm ngay vào cho anh.
Tôi liếc lên phía trước, thấy ngón tay của viên giám sát đặt trên nút stop không có phản ứng. Tôi nói tiếp rất nhanh:
- Đó là anh Hải Điếu cày.
Tôi nín cười. Đến đây có stop cuộc gọi của tôi cũng vô ích. Các thông tin của tôi đã đủ. Qua vợ tôi, chị Tân biết sớm hơn anh Điếu Cày đã vào trại 6, và cô Nghiên biết nhu cầu của anh Điếu Cày, đồng thời ghi nhận từ anh một lời chào.
Tôi đã gặp rắc rối sau đó.
Tôi bị triệu tập lên, bị lệnh làm bản tường trình vì đã không nói trong điện thoại đúng nội dung cho phép. Tôi bào chữa rằng, tại sao có cán bộ giám sát mà không cắt ngay cuộc nói chuyện của tôi. Không cắt nghĩa là cho phép tôi nói. Tôi thấy nét mặt của viên cán bộ giám sát lộ ra vẻ buồn bực, hối hận. Tôi giăng ra cái bẫy để ông ta hướng về phía tò mò. Tôi đã thành công.
Tôi còn gặp rắc rối tiếp theo.
Đầu tiên các cán bộ không cho tôi nhận bộ quần áo lót và chiếc gối cô Nghiên gửi cho anh Hải. Họ biết ai gửi nó vào. Họ thua tôi khi tôi khăng khăng khẳng định đó là đồ của tôi, tôi sẽ dùng nó. Cô Nghiên chưa gửi cho anh Hải những đồ này. Khi vào buồng, được tôi trao lại các thứ đồ cô Nghiên gửi cho, anh Hải tìm ra và khoe với tôi chữ “Phạm Thanh Nghiên”, nắn nót, bay bướm, phía trong giấu một chiếc quần lót. Chúng tôi cười vang. Từ đấy có người trong anh em đùa sẽ mách với chị Tân (vợ anh Hải).
Với tôi thế là thành công. Nhưng khi tôi kể những rắc rối phải gặp, anh Hải tuy khen mà vẫn nói: “Sao lại phải viết tường trình? Sao lại nói với chúng nhã nhặn thế?” Với đối phương, anh muốn tôi cũng như anh, phải thắng trên thế tuyệt đối…
(Còn tiếp)
Nguyễn Xuân Nghĩa
Phần 2
Bữa cơm chiều hôm ấy khá thịnh soạn. Trước đó một ngày, do Hải “đề xuất”, chúng tôi đăng ký căng tin trại nồi riêu cá nấu dưa. Căng tin trại tù thường nấu canh cá trôi cùng dưa cải. Nhóm nào “chơi sang” hơn thì đăng ký cá với măng. Nói chung, căng tin trại tù nào cũng không nên cử người đi thi “vua đầu bếp”. Ở Nghệ An, kể cả món cá biển kho cũng không có gia vị. Đặc biệt món ăn nào cũng cho nghệ, (Có thể do người ở đây gọi tỉnh mình là Nghệ An), nước nghệ vàng quánh,sền sệt, không kể cá hay thịt… Rất khó ăn.
Như mọi lần chúng tôi chia món canh cá ra làm hai bữa: bữa sáng, bữa chiều. Cái đầu và cái đuôi cho bữa sáng, cái khúc giữa, to, ngon cho bữa chiều. Giống như những gia đình ăn dè hà tiện thường làm.
Ở phần trước khi tôi kể trong trại tù, chúng tôi có thể mua được các món ăn, đồ uống giống như ngoài xã hội, một bạn đã reo lên: đi tù sướng quá! Và còn thổ lộ nguyện vọng cũng muốn đi tù dân chủ-nhân quyền, ăn uống giống như vua và còn được “phe ta” tôn vinh. Tôn vinh thì chúng tôi xin nhận một ít, và cám ơn. Còn giống như vua thì chắc chắn chúng tôi trả lại. Thứ nhất, đâu phải ngày nào chúng tôi cũng được ăn như thế. Thứ hai, bạn sẽ tiêu tốn của gia đình kha khá tiền, càng tù lâu càng tốn, trong khi bạn phải làm việc. Ở trong tù bạn cũng phải làm ra tiền, nhưng ức cái là thân nhân vẫn phải nuôi báo cô bạn.Và cái tôi lưu ý là mất… TỰ DO.
Ta quay về bữa cơm chiều hôm ấy của chúng tôi.
Bữa sáng nào chúng tôi cũng có cà phê, sau bữa chiều nào cũng có trà. Mọi bữa chiều, hai nhóm ăn gồm 4 anh em Tây Nguyên và 3 chúng tôi đều cố gắng làm sao để hai mâm kết thúc cùng lúc cho kịp “tiệc trà”. Thường thường anh Rơlant Thik, người Gia rai ở nhóm anh em Tây nguyên kết thúc bữa ăn sớm nhất. Anh vào “kho” lấy ấm, chén pha trà, rửa sạch sẽ, đặt lên mặt bàn của nhóm anh rồi pha trà, để đấy chờ. Cũng vừa lúc mâm tôi rửa chén đĩa xong, lau sạch bàn, khiêng nó ghép vào bàn bên kia. Thế là thành tịêc trà. Tiệc trà kiểu này chỉ được đều đặn từ khi anh Hải đến. Trước kia chúng tôi “tổ chức” khi trong hòm quà gia đình thăm nuôi có trà. Nhưng chỉ được dăm bảy ngày. Hết thôi, giải tán, chờ đến lần thăm nuôi sau. Anh em tạm tìm thứ uống riêng cho mình. Tiệc trà chiều ngày nào cũng có từ khi anh Hải đến. Trà nhà hết?
- Mua căng tin! Và thường là anh dành mua vào sổ lưu ký của anh, dù chè Thái Nguyên trong trại bán đắt một gấp hai so với giá bên ngoài.
Tôi nhớ bữa chiều hôm đầu tiên vắng anh Hải, ăn xong, anh Rolank vẫn ngồi im, mắt hướng về phía chúng tôi. Trong mắt anh ta có câu hỏi: “Có pha trà không Bác Kim, bác Nghĩa? Anh em Tây Nguyên rất ý tứ. Không bao giờ anh em xin đồ ăn, đồ uống của ai. Nhận của người cho thì sẵn sàng. Nhận: là đồ ăn Chúa sai người ta cho mang đến cho mình. Còn xin là thứ đồ ăn không phải của Chúa ban cho. Do vậy, mỗi lần nhà gửi trà vào chúng tôi đều không giữ riêng, giao cho anh Rơlank Thích bảo quản và bảo anh cứ chủ động pha uống, dù không có chúng tôi. Nhưng chiều ấy anh phải đưa mắt hỏi chúng tôi. Không pha thì lỡ… không “hoàn thành nhiệm vụ”. Pha ra…trà này là của anh Hải. Từ chiều nay không có anh nữa…
Ông Kim, đứng lên, nhìn lại, hiểu ý khoát tay: “Chuyện nhỏ như con thỏ”. Pha trà đi chú Rơlank Thik ơi.” Tôi bê mấy đồ chén đĩa ra bể nước cộng cộng. Nhìn vào bể, cũng không còn cảm thấy bực như trước dù nó cạn sát đáy.
Tôi nhớ lại mẩu đối thoại đầu tiên giữa tôi với anh Hải tại bể nước, ngay chiều đầu tiên anh ấy nhập trại, ra tắm.
Anh rất cao và gầy. Anh cúi xuống bể nước, cánh tay cầm chiếc gáo nhựa tự chế từ một chiếc can nhựa hỏng hạ xuống rồi nâng gáo nước lên đổ vào vai làm cho các dẻ xương sườn hằn rõ những đoạn dài trong một làn thịt mỏng tang và làn da nhăn nheo, cũng mỏng tang. Tôi nhớ lại cái dáng cao gầy của anh trong các tấm hình tham dự mấy cuộc biểu tình tự phát chống tàu cộng ở Sài Gòn. Biết anh có gầy gò, nhưng không nghĩ anh gầy đến nỗi này. Tôi hỏi:
- Anh Hải cao bao nhiêu?
- Em cao một mét tám hai, tám ba gì đó. Lâu rồi không đo.. Anh cười trả lời.
Tôi thừa nhận anh cao. Anh cười:
- Mấy lần đi biểu tình, bọn công an bắt ấn em vào xe mà mãi không được.
Tôi biết điều đó. Anh cao đến thế. Xe con thì thấp và còn bị anh kháng cự làm sao không khó!
- Anh cân được bao nhiêu Kg?
- Bên ngoài, em nặng 67, 68 kg. Bây giờ chỉ nặng khoảng 60, 61 cân chứ bao nhiêu. Em chưa lại sức sau cuộc tuyệt thực.
Anh bước về góc xa, chỗ giao nhau của hai bức tường cao vút, trên có dây kẽm gai và ba đường điện trần, nơi làm “buồng” thay đồ lót. Tôi đứng nguyên tại bể nước chờ anh mặc quần áo Juve mới, giặt qua quýt cái quần đùi. Ở một góc lán, anh Kim và các anh em tù người Tây nguyên đang chờ chúng tôi tham dự “tiệc” trà và bánh kẹo chào mừng “lính mới”. Cũng như những lần sau này, chúng tôi đều nhường, để nghe anh nói, rồi sau, có chuyện nhớ chuyện quên. Nhưng vì chiều hôm đó là lần đầu tiên được trò chuyện cùng anh mà tôi nhớ như ghi câu chuyện của anh:
- Em gầy thế này vì em tuyệt thực đó anh Nghĩa. Em tuyệt thực ở trại B 34 – Bộ công an khi chúng bắt em lần 2. Em nhịn ăn đúng hai 28 ngày. Chúng phải đưa em đi bệnh viện cấp cứu.
Anh kể về cuộc tuyệt thực của anh cách đây hơn một năm. Ngày thứ 2, thứ 3… chao ơi đói, ngày thứ 10 trở đi thấy từ đói chuyển sang mệt, rồi chuyển sang rất mệt. Từ ngày thứ 15, 16 của cuộc thuyệt thực, anh bắt đầu vừa mệt vừa buồn ói; luôn muốn ói mửa mà không còn cái gì từ bao tử trôi ra cho đỡ mệt. Suốt những ngày đó anh hạn chế cử động. Cử động sẽ mất năng lượng không kéo dài thuyệt thực được lâu. Nhưng đến ngày thứ 18, 20 anh lại sợ nằm im. Nằm im làm bọn cán bộ nghĩ anh đã kiệt sức, có thể chúng sẽ đưa anh đi bệnh viện. Bệnh viện không thể để anh chết. Và lúc ấy anh sợ cuộc tuyệt thực sẽ kết thúc mà không phân thắng bại. Anh cố gắng ngồi lên ngồi xuống vài lần ngày cho đến ngày thứ 23…
Không ai chen vào câu chuyện của anh. Chúng tôi nghe anh mô tả cảm giác của người nhịn đói lâu ngày. Chủ động nhịn. Thử nghiệm xem nhịn được bao lâu. Có nhiều đồ ăn mà bình thản không ăn, khác với cái nhịn bị động, hoảng loạn vì không có cái gì ăn.
Từ ngày 25 trở đi anh không ngồi dậy được nữa. Anh nằm bất động, chỉ còn đôi mắt biểu thị ra ngoài cơ thể còn sự sống. Anh thiếp đi, mê mệt cả vào ban ngày, khi ánh sáng mặt trời bên ngoài gay gắt. Hình như dạ dày đã không làm việc và cơ thể không còn nhu cầu bài tiết.
Rồi anh có cảm giác anh không còn trí nhớ, mất cảm xúc. Những hình ảnh biểu tình, tấm biểu ngữ có 5 cái còng số 8 lồng vào nhau, biểu tượng cho tinh thần phản đối Olympic Bắc Kinh trên nền vải màu đen rất ấn tượng cũng không còn. Mỗi lần tiềm thức của anh tỉnh lại, nó chạy qua mắt anh một ý nghĩ mơ hồ rằng anh đã chết.
Anh tỉnh dậy, thấy đang nằm trong phòng bệnh viện, một tay đang được truyền nước đạm, tay kia gắn vào máy đo nhịp tim, huyết áp. Anh nghe người bác sỹ nói, vài phút trước, chỉ số đường huyết của anh bằng 0.
- Em nhớ câu nói của ông bác sỹ với bọn cán bộ chở em đến: “Các anh vô nhân đạo. Sao bây giờ mới mang anh ấy đến!”
Anh kết thúc kể và bình:
- Mãi khi em có án (tức là hơn một năm thêm, được gặp thân nhân) bên ngoài mới biết chính xác em tuyệt thực.
Câu nói của anh gián tiếp thừa nhận cuộc tuyệt thực của anh không được truyền tin ra ngoài kịp thời, không gây được cảm xúc cho ai vì đã qua đi những một năm, hết “hot” rồi. Tuy nhiên, anh tự hào vì tinh thần bền bỉ và thời gian anh đã tuyệt thực.
Chúng tôi cảm phục tinh thần và sự dẻo dai của cơ thể anh. Nhiều anh em tù nhân chúng tôi chưa bao giờ có ý định tuyệt thực. Ở Ba Sao – Nam Hà, tôi, anh Trội đã thử làm nhưng chỉ được 3 ngày. Tôi cũng có thể không ăn, với thời gian lâu như thế trong hoàn cảnh bị cưỡng bức. Còn tự nguyện nhịn ăn… Tôi không biết thế nào?
Không ai nghĩ rằng anh Hải tuyệt thực một lần nữa, dài hơn, gây ra nhiều sóng gió hơn cho cả “địch”, “ta’ bắt đầu từ ngày thứ ba bị biệt giam.
https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/22/3316-nguyen-xuan-nghia-hoi-ky-tung-phan-cuoc-thuyet-thuc-cua-hai-dieu-cay/
Nguyễn Xuân Nghĩa: Hồi ký từng phần – Cuộc thuyệt thực của Hải Điếu Cày
Nguyễn Xuân Nghĩa
22-01-2015
Buổi chiều ngày 22 tháng 6, toàn tù nhân đội A (Đội an ninh quốc gia), gồm 10 người: Tôi (Nguyễn Xuân Nghĩa), Nguyễn Kim Nhàn, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Hải (ĐC); hai tù người VN làm gián điệp cho cục tình báo Hoa Nam – Trung quốc và 4 tù nhân người dân tộc Tây Nguyên được lệnh tập trung tại lán lao động (Lán được xây dựng ngay trong khu giam giữ). Nhóm cán bộ quản lý tù gồm 12 người, trong đó có viên trưởng phân trại 1 (phân trại đang giam giữ chúng tôi) mang hàm thượng tá tên là Thái văn Thụy và viên trung tá quản giáo đội A (An ninh quốc gia) tên là Nguyễn Văn Khánh. Các viên còn lại thuộc lực lượng công an vũ trang, vài ba người mang súng ngắn, súng AK, dùi cui điện và cồng số 8.
Một không khí trấn áp hiện rõ trong từng bước đi, từng cái nhìn của họ hướng về phía chúng tôi. Viên cán bộ trưởng phân trại bước lên phía trước và dõng dạc đọc quyết định do Đại tá giám thị trưởng trại giam số 6 – Bộ công an, Nguyễn Văn Hoàn, đã ký, nội dung: kỷ luật “phạm nhân Nguyễn Văn Hải, tức Hải Điếu Cày. Lý do: không tuân lệnh cán bộ, lôi kéo, mua chuộc phạm nhân khác, nói xấu đảng, nhà nước. Hình thức kỷ luật: Giam riêng ba tháng (biệt giam), tước bỏ mọi quyền lợi gọi điện, thăm gặp, nhận quà gia đình trong thời hạn kỷ luật…
Lập tức nhóm cán bộ có vũ trang gồm 6 người xô đến vây quanh, kẹp anh Hải vào giữa. Anh Hải bình tĩnh nói to “Tôi phản đối”. Tiếng anh bị chìm hẳn trong tiếng của viên trưởng phân trại “Các đồng chí thực hiện nhiệm vụ!”
Nhóm cán bộ có vũ trang, kẻ đẩy, người kéo anh Hải ra sân lán, rồi vào buồng biệt giam. Bởi vì xà lim dùng giam giữ tù nhân biệt giam nằm ngay trong khu giam ANQG, chỉ cách lán lao động chục bước chân nên anh Hải không bị còng tay, (khác trường hợp tôi, anh Vũ Hùng, anh Phạm Văn Trội ở trại giam Ba Sao – Nam Hà trước kia. Đọc quyết định xong, họ còng tay và dẫn giải ra khu biệt giam ngay tắp lự). Một tù nhân người Tây Nguyên được lệnh vào buồng giam cũ của anh Hải lấy cho anh một ít đồ dùng cá nhân: cái bát nhựa ăn cơm, cái chiếu, cái màn, vài bộ quần áo lót và bộ đồ tù sọc trắng đen-Juventus. Tiếng cửa sắt xà lim biệt giam đóng sầm như một lệnh nhắc nhở những người còn lại.
Sự việc diễn ra từ lúc chúng tôi được lệnh tập trung, nghe lệnh kỷ luật anh Hải, đến lúc anh Hải bị đẩy vào xà lim biệt giam dài không đầy 10 phút. Rồi chúng tôi được lệnh giải tán.
Thấy sự việc trở nên trầm trọng hơn suy đoán, bốn anh em Tây nguyên lặng lẽ bỏ vào buồng. Tôi, anh Kim, anh Nhàn đứng nguyên vị trí cũ đưa mắt nhìn nhau. Trong 3 người còn lại, chỉ có tôi biết thế nào là “giam riêng”. Tôi đã trải qua 2 lần, tổng cộng cả hai là 6 tháng 7 ngày. Và cũng chỉ tôi hiểu sâu hơn cái nguyên nhân bên trong dẫn đến người ta biệt giam anh Hải. Các lý do như: “lôi kéo, dụ dỗ tù nhân khác, nói xấu đảng, nhà nước cũng là lý do đã từng đưa tôi và anh Trội vào xà lim biệt giam ở Nam Hà. Tôi biết kẻ nào đã tố cáo anh…
Buổi chiều, trước khi được lệnh vào buồng giam, nhìn hai khuôn mặt hả hê của bọn tù gián điệp cho TQ, khi nhìn trộm nhóm anh em dân chủ chúng tôi, tôi đã bảo với ông Kim nhận xét của mình…
* *
*
Vào những năm cuối 90, khu du lịch biển Đồ Sơn-HP được chính quyền TP đầu tư cải tạo từ tiền thuế của người dân, nhăm nhe cho ngành công nghiệp không khói Hải Phòng “đi tắt, đón đầu”, Các phương tiện thông tin hùn vốn bằng quảng cáo rùm beng. Nhiều người dân háo hức ra chơi. Khi về, bạn bè hỏi, một vị ứng tác hai câu thơ như sau:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn “Đồ nhà”
Cái từ “Đồ nhà” được diễn giải theo nhiều ý, phụ thuộc vào lĩnh vực quan tâm của người bình. Thế nhưng ý đại trà vẫn là: Chán, chẳng ra gì!
Tôi cũng có một sự chán nản như khách du lịch đi nghỉ dưỡng Đồ Sơn-HP. Thời điểm tôi cảm thấy cảnh tù đày là bi thảm nhất xảy ra vào những tháng đầu năm 2013, lúc tôi đã ở tù được gần 5 năm. Tất cả những thất vọng của tôi về một vài đồng đội bị dồn nén từ khi còn ở trại giam Ba Sao – Nam Hà lên cao điểm vào những tháng này, tại trại giam Số 6 – Nghệ An.
Chắc chắn giống như số đông, tôi suy nghĩ trong thời đại văn minh này, để làm một nhà chính trị, thậm chí chỉ là một nhân vật bất đồng chính kiến, đầu tiên phải có tư chất một công dân tốt (tất nhiên theo tiêu chuẩn phổ quát của cộng đồng nhân loại văn minh – không phải theo các tiêu chuẩn công dân của nhà nước cộng sản), mà trong đó phải kể đến tính bao dung, trung thực và văn hóa.
Thế nhưng chúng ta rất dễ có suy nghĩ và sinh hoạt trái ngược khi đã ở trong tù. Đời sống trong tù kham khổ làm tăng đáng kể thói bủn xỉn “thà thối đổ đi…” mà một số người có sẵn từ ngoài xã hội: Sinh hoạt trong một không gian quá hẹp khiến chúng ta dễ coi những va chạm nhỏ nhặt do vô tình, thành chuyện lớn, chuyện phải cảnh giác để không trở thành người bị hại, kẻ bị lép vế. Bị đè nén, bị nguy cơ khủng bố thường xuyên và thường trực lòng căm ghét lũ cai tù nên dễ sinh ra những hành vi và ngôn ngữ bất nhã không đúng chỗ, đúng người. Tôi xin một vài chuyện ví dụ. Nước dùng cho sinh hoạt của tù nhân bao giờ cũng thiếu, nhưng cũng có lúc dư dả khi đang được bơm vào buồng mà buồng đó ở đầu nguồn. Một người dùng quá lãng phí nước. Được nhắc nhở, anh ta nói: “của cộng sản, cứ phá”. Anh ta không hiểu rằng CS không làm ra nước. Nước là tài nguyên của quốc gia, đang tạm thời do cộng sản quản lý. Chúng có thể phá hoại tài sản quốc gia qua các hành vi tham nhũng, các dự án đầu tư… Còn người công dân lương thiện không thể. Trong cảnh khan hiếm, cách sử dụng của anh đã làm tổn hại các tù nhân ở buồng cuối. Một người khạc nhổ xuống ngay xuống nền đất, nơi số đông đang sinh hoạt, hoặc nói những câu tục tĩu, anh ta bào chữa: “ôi dào, tù ấy mà, có ăn đời ở kiếp nơi này đâu”. Tại sao người đó đánh đồng anh ta với tù trộm cắp cho được… Và điều đáng buồn hơn: trong chúng tôi có người đã đánh nhau…
Trong khi tôi đang tâm đắc câu “thà kính nhi viễn chi còn hơn đồng sàng” thì anh Hải ĐC từ trại giam Xuyên Mộc – Vũng Tàu nhập trại.
Theo luật thi hành án hình sự của cộng sản, thực hiện từ năm 2012, tù nhân được gọi điện thoại về thân nhân 1 lần/tháng, thời gian gọi không quá 5 phút, được gặp thân nhân tháng 1 lần, không quá 60 phút. Năm phút thì nói được mấy câu? Một giờ gặp thân nhân có cảm giác như mới nhìn rõ mặt vợ, mặt con. Thế nhưng căn cứ vào thuật ngữ “không quá”, chúng tôi nhiều lần bị cắt gọi điện thoại, thăm gặp… nửa chừng vì cái ngẫu hứng, cái bẳn tính đột ngột của các viên cán bộ giám sát. Họ luôn đúng khi tù phản ứng: “Không quá 60 phút, nghĩa là từ 1 phút đến 60 phút. Vậy cho gặp 10 phút, 20 phút đều “đúng luật”.
Còn điều này đáng nói hơn, việc đưa tù nhân (đặc biệt là tù nhân lương tâm) đến thụ án tại một nhà tù quá xa gia đình là một hành vi hạn chế, thậm chí tước bỏ quyền được gặp người nhà của tù nhân và quyền của thân nhân gặp người nhà bị tù của họ. Trong tình trạng kinh tế, phương tiện giao thông tệ hại tại Việt Nam hiện nay, đi xa hàng ngàn cây số là một vấn đề lớn với đa số thân nhân của tù nhân. Thay vì đi thăm nuôi tháng/lần, bây giờ phải hai, ba tháng lần. Có người cả năm không có thăm nuôi.
Có lẽ anh Hải ĐC, chị Tạ Phong Tần là nạn nhân đầu tiên của xu hướng cách ly gia đình càng xa, càng tốt để họ bị hạn chế nhận thông tin về nhau, mà chính quyền cộng sản chủ trương thực hiện. Từ Sài Gòn ra trại 6 Nghệ An có thể lên tới 3.000 km. Đó là quãng đường chị Nguyễn Thị Tân và cháu Dũng (vợ và con anh Hải) phải đi để thăm nuôi chồng, bố. Tôi nên nhường cho họ kể lại những khó khăn, tốn kém này.
Hôm đó, ngày 26 tháng 4 năm 2013, vào khoảng 16h, tôi đang chơi bóng bàn cùng anh Y- zon, một tù nhân người Đắc-Lắc-Tây Nguyên, bất chợt nghe tiếng động của cánh cửa sắt được mở; đưa mắt ra lối đi không đủ rộng cho hai người tù ra – vào đồng thời, của khu giam, tôi thấy viên quản giáo đội A (an ninh quốc gia) hàm trung tá Nguyễn Văn Khánh đi vào, theo sau là hình bóng một người vận đồ sọc đen trắng-Juve . Người đó gầy, cao lêu nghêu, tay xách nhẹ tênh một chiếc túi nhỏ. Sau nữa là anh tù hình sự phạm tội mua bán chất ma túy (được bố trí tù chung với chúng tôi), xách hộ một bao đồ to hơn, phía trên có chiếc chiếu cũ trải dài, võng cong lồng qua hai quai xách. Đó là một anh tù nghèo, có thể là một người tù tôn giáo, gián điệp, hoặc giám thị trại bố trí thêm một tù hình sự ở chung với chúng tôi làm “dích”.*
Tôi chưa gặp Điếu Cày. Tôi ở Hải Phòng, thành phố gần cực Đông – Bắc đất nước; Điếu Cày ở Sài Gòn, thành phố lớn gần cực nam, cách nhau ngần ấy dặm. Chỉ một lần duy nhất anh ấy gọi điện thoại đến tôi để thực hiện một bài phỏng vấn cho blog của anh. Nhưng vì có phương tiện, nhiều bạn hữu và biết cách làm báo, hình ảnh biểu tình chống Trung quốc xâm lược và bản thân bị công an cộng sản đàn áp của anh, tôi nhìn thấy khá nhiều trên các trang mạng. Nhưng đã 5, 6 năm tôi cách xa, vả lại lúc ấy làm sao tôi có thể tượng tượng ra chuyện người ta chuyển anh đến một trại giam xa đến hàng ngàn cây số?
Tôi đang ham chơi bóng bàn. Tôi cũng có sẵn dị ứng… Tôi không quan tâm đến người tù mới này. Người tù mới kia được đưa vào buồng số 1 (tôi buồng 2). Ông Trần Anh Kim theo vào. Khi ông Kim trở ra và nói: “Hải Điếu Cày đấy”. Tôi kêu lên “Thế à” sau một cái giật mình.
Bữa cơm chiều đầu tiên không có Điếu Cày…
Những tháng đầu nhập trại 6, bốn anh em TNLT người Kinh chúng tôi cùng ăn chung mâm (cái gọi là mâm). Tôi, anh Phạm Văn Trội, ông Trần Anh Kim và Anh Nguyễn Bá Đăng. Nói chung, tù nhân sống được để trở về với vợ con, xã hội là nhờ được gia đình thăm nuôi. Tù nhân lương tâm chúng tôi còn được anh em bạn hữu, bà con trong – ngoài giúp đỡ ít nhiều. Cơm trại đâu có gì ngoài hai chén và vài cọng rau già. Rau, hầu như chẳng bao giờ được đổi loại. Chúng tôi, ngoài đồ ăn tươi như thịt heo, cá kho, thi thoảng có cả thịt gà, bún-chả nem-rau, nước chấm đã pha sẵn không kém ngoài đời, gia đình thăm nuôi, vợ con chúng tôi còn gửi thêm cả đồ ăn để dành như vừng, lạc, cá khô, mắm tép…. Hết đồ ăn của gia đình, chúng tôi mua đồ ăn từ căng tin trại. Căng tin trại nấu, bán cho tù cũng có thịt gà, cá rán, diêu cá và vài món ăn đặc sản địa phương, như măng rừng Thanh Chương nấu cá Nghệ (một loại canh cá nấu với măng cho nhiều nghệ), hay khi tôi ở trại An Điềm – Quảng Nam, có lần được ăn đặc sản mỳ Quảng, dù đã bị hạ cấp “mô-ly-fê” theo cách người địa phương Đại Lộc và cách nấu cho tù, nhưng dầu thế ăn vẫn cứ ngon. Đồ uống, căng tin trại nào cũng bán coca-cola, bò húc, cà phê việt, Trung nguyên… Tất nhiên để được ăn và uống các đồ từ căng tin trại bạn đừng nghĩ đến tiền. Một vị cán bộ nữ ở trại giam Ba Sao được giám thị cho chuyển ra làm căng tin trại, chỉ hai năm đã xây được nhà 4 lầu, mua được cho chồng xe ô tô con. Căn cứ vào dữ liệu này các bạn biết chúng tôi nói gì.
Lúc anh Hải ĐC nhập trại thì, anh Phạm Văn Trội, rồi anh Nguyễn Bá Đăng đã lần lượt hết án. Anh Nguyễn Kim Nhàn thế chân họ chỉ trước anh Hải ĐC vài tháng. Khu ANQG có trở lại 4 người tù nhân người Kinh như cũ. Tôi, anh Kim, anh Hải ăn chung, anh Nhàn ăn một mình.
Tổ chức trong trại tù hao hao giống trại lính. Chúng tôi phải học xếp hàng, “nghiêm! Nghỉ! Nhìn trước! Nhìn sau! Thẳng! Giải tán! Xếp hàng trở lại, đi đều, bước! Bên phải… quay! Bên trái … quay! Ông Kim rất thạo những động tác này. Một cán bộ dạy sai, bị ông chê, phải thanh minh, dạy lại. Ở trại Ba sao chúng tôi còn phải tập trung cùng anh em tù hình sự chào cờ đỏ sao vàng vào sáng thứ hai (thường chúng tôi cáo ốm, không thực hiện). Ở trại 6, do chúng tôi bị giam theo chế độ giam riêng của thông tư 37 – Bộ Công an, việc chào cờ phải bỏ.
Mỗi tù nhân chúng tôi được cấp phát và tự bảo quản một ghế nhựa. Mỗi nhóm ăn được cấp một cái bàn ăn gỗ fit. Trước đây, các đồ này được dùng chung trong buồng. Khi tù hình sự vất bỏ bừa bãi, mất mát rồi lấy nhầm, lấy trộm của nhau, dẫn đến những vụ đánh lộn to nhỏ, ban giám thị trại thực hiện việc cấp phát cho cụ thể từng người. Và họ cũng làm như vậy khi có tù nhân lương tâm. Tuy nhiên, chẳng ai trong chúng tôi quan tâm đến việc sở hữu riêng một chiếc ghế nhựa.
Bữa ăn đầu tiên vắng anh ĐC, tuy chỉ còn 2 người, tôi và ông Kim, nhưng quanh bàn ăn vẫn hiện diện đủ 3 chiếc ghế. Một anh bạn tù Tây Nguyên (bị tâm thần nhẹ) nhanh nhẩu giúp chúng tôi bê ghế, vẫn theo nếp quen sắp đặt ra 3 cái như những ngày có Hải ĐC. Nhìn chiếc ghế trống và khoảng bàn trống do anh Điếu Cày để lại, tôi bỗng nhớ đến câu chuyện dùng làm bài học tiếng Anh. Chuyện rằng, có một góa phụ. Mỗi bữa ăn bà đều đặt ra đó chiếc ghế mà chồng vẫn thường ngồi – chiếc ghế đáng lẽ đã phải cất vào kho vì chồng đã chết, và bà còn rót, đặt vào phần bàn trống do chồng để lại một tách trà…
Tôi thích câu chuyện đó, và như bị thôi miên, tôi luôn nhìn về hướng chiếc ghế và khoảng bàn trống do anh Điếu Cày để lại.
Tôi hối hận về tình cảm thờ ở của tôi khi nhìn thấy một người tù mới nhập trại ngày nào, đặc biệt khi người tù đó là anh Điếu Cày. Tôi đã hai lần được đi ra ngoài xã hội (chữa bệnh ở Vinh) chứng kiến những đôi mắt của người tự do nhìn vào mình – một công dân bị còng tay, đang mất tự do. Tôi nhận thấy trong những cái nhìn kia có sự cảm thông, chia sẻ, dù trong đầu những người đã trao cho tôi cái nhìn cảm thông, tôi là một gã trộm cắp, tham nhũng hay lừa đảo. Tôi đã không có cái nhìn ấy vào buổi chiều ngày 26 tháng 4.
Bởi vì từ khi anh Điếu Cày ngồi vào chiếc ghế đó, chúng tôi có chuyện để nói, để bàn. Anh bao anh em tù toàn đội A cà phê cho bữa sáng và trà sau bữa cơm chiều. Anh giúp bốn anh em Tây-Nguyên mỳ tôm để ăn bữa điểm tâm cả tháng từ ngày anh đến. Ngồi cùng anh, chén cà phê ngon hơn, ai hút thuốc cũng thấy hơi thuốc ngon hơn, chén trà cũng đậm hơn.
Trước khi anh Điếu Cày đến chúng tôi đã nhạt bàn chuyện chính trị. Chúng tôi đã bàn đến đề tài này trong các tháng năm mới vào tù, dẫn đến tôi và anh Trội bị biệt giam 6 tháng 7 ngày. Với anh Điếu Cày, đề tài này là mới. Đợt tù trước anh bị giam chung với tù hình sự bởi anh mang tội danh trốn thuế. Những tù hình sự kia không phải là người nghe của anh. Với án tù lần này anh gặp những người hợp “cạ”. Hết chuyện chính trị đến chuyện kinh tế, đề tài mà trước đó chúng tôi ít bàn đến.
Phải thừa nhận, anh am hiểu nhiều đề tài liên quan đến chính trị, đề tài nào cũng sâu. Chỉ số tiêu dùng giảm. Tại sao lại giảm? Chỉ số tăng trưởng “chúng nó” báo cáo bố láo. Tại sao lại bố láo? Giá vàng, đô sẽ tăng. Tại sao tăng? Anh đưa ra đề tài mới khi vừa nhạt đề tài trước. Đưa ra nhưng câu hỏi để người nghe suy nghĩ và anh tự trả lời, giải thích thật đúng lúc.
Với số đông chúng ta: mới là “mới”; cũ là “cũ”; nhưng nếu chúng ta nghe Điếu Cày, mới là mới mà cũ vẫn là “mới”.
Tôi tin rằng anh đã học được trong trường lớp nào đó nghệ thuật diễn đạt.
Tôi tin rằng anh rộng rãi hào phóng, nếu anh cũng nghèo như mọi người.
Và tôi tin rằng anh căm thù cộng sản, muốn thay đỏi chế độ, dù anh đã từng là bộ đội “cụ hồ, tham gia “giải phóng miền Nam”.
Tuy nhiên tôi vẫn khó hiểu khi đã ở Mỹ, anh chỉ nói đến mục tiêu “tự do ngôn luận”.
Anh luôn luôn có ý định phản kháng trong đầu, sẵn sàng có hành vi phản kháng bên ngoài dành cho lũ cai tù từ thấp đến cao. Anh muốn bằng hành vi phản kháng để trả thù việc anh bị kết án lần hai. Tôi xin kể chuyện này.
Anh nhập trại được khoảng 3 ngày thì đội ANQG được bố trí cho gọi điện thoại về nhà.
Tôi được phiên gọi trước anh.
Tôi biết tư trang của anh tạm đủ, chỉ còn thiếu quần áo lót.
Tôi không muốn để anh phải bận tâm về chuyện này, đồng thời không muốn chị Tân phải mang vài bộ quần áo lót đàn ông từ Sài Gòn lên máy bay, trong khi ở ngoài này tôi lo được cho anh. Tôi muốn dành tình cảm này cho cô Nghiên, một bạn tù cùng chí hướng người miền Bắc, đồng hương của anh, đã mãn hạn tù.
Xin kể qua về thể thức khi gọi điện thoại chúng tôi phải tuân theo, nếu không muốn bị cúp máy nửa chừng.
- Chỉ hỏi, nói, kể về sức khỏe, làm ăn của người trong gia đình, sự phấn đấu cải tạo và nhu cầu ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt trong tù của bản thân.
- Nghiêm cấm nói, nhận xét về cán bộ, giám thị, công việc trong trại giam và người khác.
- Nghiêm cấm thông tin (bằng các hình thức: được hiểu là tiếng lóng, mật mã) để thân nhân gửi đồ cấm vào trại…
(và các quy định khác)
Bao giờ trong phòng gọi điện thoại người ta cũng bố trí hai đến ba cán bộ giám sát. Cũng số lượng như vậy tù nhân. Một cán bộ đặt sẵn ngón tay trên nút stop để stop kịp thời nếu người tù nào vi phạm. Các tù nhân được bố trí sẵn chính là nhân chứng của hành vi vi phạm của tù nhân đang gọi.
Để cuộc gọi được trơn tru, tôi tìm ra một cách nói:
- Nga ơi (tức vợ tôi). Anh được tù chung với một ông tây. Ông ấy cao khoảng 1m8.
- Thế à? Thật không? (Không chỉ vợ tôi ngơ ngác mà mấy ông cai tù cũng ngơ ngác, không hiểu tôi nói cái gì).
- Bảo cháu Nghiên mua tặng ông ấy một bộ quần áo lót, một chiếc gối thật êmn – Em cầm ngay vào cho anh.
Tôi liếc lên phía trước, thấy ngón tay của viên giám sát đặt trên nút stop không có phản ứng. Tôi nói tiếp rất nhanh:
- Đó là anh Hải Điếu cày.
Tôi nín cười. Đến đây có stop cuộc gọi của tôi cũng vô ích. Các thông tin của tôi đã đủ. Qua vợ tôi, chị Tân biết sớm hơn anh Điếu Cày đã vào trại 6, và cô Nghiên biết nhu cầu của anh Điếu Cày, đồng thời ghi nhận từ anh một lời chào.
Tôi đã gặp rắc rối sau đó.
Tôi bị triệu tập lên, bị lệnh làm bản tường trình vì đã không nói trong điện thoại đúng nội dung cho phép. Tôi bào chữa rằng, tại sao có cán bộ giám sát mà không cắt ngay cuộc nói chuyện của tôi. Không cắt nghĩa là cho phép tôi nói. Tôi thấy nét mặt của viên cán bộ giám sát lộ ra vẻ buồn bực, hối hận. Tôi giăng ra cái bẫy để ông ta hướng về phía tò mò. Tôi đã thành công.
Tôi còn gặp rắc rối tiếp theo.
Đầu tiên các cán bộ không cho tôi nhận bộ quần áo lót và chiếc gối cô Nghiên gửi cho anh Hải. Họ biết ai gửi nó vào. Họ thua tôi khi tôi khăng khăng khẳng định đó là đồ của tôi, tôi sẽ dùng nó. Cô Nghiên chưa gửi cho anh Hải những đồ này. Khi vào buồng, được tôi trao lại các thứ đồ cô Nghiên gửi cho, anh Hải tìm ra và khoe với tôi chữ “Phạm Thanh Nghiên”, nắn nót, bay bướm, phía trong giấu một chiếc quần lót. Chúng tôi cười vang. Từ đấy có người trong anh em đùa sẽ mách với chị Tân (vợ anh Hải).
Với tôi thế là thành công. Nhưng khi tôi kể những rắc rối phải gặp, anh Hải tuy khen mà vẫn nói: “Sao lại phải viết tường trình? Sao lại nói với chúng nhã nhặn thế?” Với đối phương, anh muốn tôi cũng như anh, phải thắng trên thế tuyệt đối…
(Còn tiếp)
Nguyễn Xuân Nghĩa
Phần 2
Bữa cơm chiều hôm ấy khá thịnh soạn. Trước đó một ngày, do Hải “đề xuất”, chúng tôi đăng ký căng tin trại nồi riêu cá nấu dưa. Căng tin trại tù thường nấu canh cá trôi cùng dưa cải. Nhóm nào “chơi sang” hơn thì đăng ký cá với măng. Nói chung, căng tin trại tù nào cũng không nên cử người đi thi “vua đầu bếp”. Ở Nghệ An, kể cả món cá biển kho cũng không có gia vị. Đặc biệt món ăn nào cũng cho nghệ, (Có thể do người ở đây gọi tỉnh mình là Nghệ An), nước nghệ vàng quánh,sền sệt, không kể cá hay thịt… Rất khó ăn.
Như mọi lần chúng tôi chia món canh cá ra làm hai bữa: bữa sáng, bữa chiều. Cái đầu và cái đuôi cho bữa sáng, cái khúc giữa, to, ngon cho bữa chiều. Giống như những gia đình ăn dè hà tiện thường làm.
Ở phần trước khi tôi kể trong trại tù, chúng tôi có thể mua được các món ăn, đồ uống giống như ngoài xã hội, một bạn đã reo lên: đi tù sướng quá! Và còn thổ lộ nguyện vọng cũng muốn đi tù dân chủ-nhân quyền, ăn uống giống như vua và còn được “phe ta” tôn vinh. Tôn vinh thì chúng tôi xin nhận một ít, và cám ơn. Còn giống như vua thì chắc chắn chúng tôi trả lại. Thứ nhất, đâu phải ngày nào chúng tôi cũng được ăn như thế. Thứ hai, bạn sẽ tiêu tốn của gia đình kha khá tiền, càng tù lâu càng tốn, trong khi bạn phải làm việc. Ở trong tù bạn cũng phải làm ra tiền, nhưng ức cái là thân nhân vẫn phải nuôi báo cô bạn.Và cái tôi lưu ý là mất… TỰ DO.
Ta quay về bữa cơm chiều hôm ấy của chúng tôi.
Bữa sáng nào chúng tôi cũng có cà phê, sau bữa chiều nào cũng có trà. Mọi bữa chiều, hai nhóm ăn gồm 4 anh em Tây Nguyên và 3 chúng tôi đều cố gắng làm sao để hai mâm kết thúc cùng lúc cho kịp “tiệc trà”. Thường thường anh Rơlant Thik, người Gia rai ở nhóm anh em Tây nguyên kết thúc bữa ăn sớm nhất. Anh vào “kho” lấy ấm, chén pha trà, rửa sạch sẽ, đặt lên mặt bàn của nhóm anh rồi pha trà, để đấy chờ. Cũng vừa lúc mâm tôi rửa chén đĩa xong, lau sạch bàn, khiêng nó ghép vào bàn bên kia. Thế là thành tịêc trà. Tiệc trà kiểu này chỉ được đều đặn từ khi anh Hải đến. Trước kia chúng tôi “tổ chức” khi trong hòm quà gia đình thăm nuôi có trà. Nhưng chỉ được dăm bảy ngày. Hết thôi, giải tán, chờ đến lần thăm nuôi sau. Anh em tạm tìm thứ uống riêng cho mình. Tiệc trà chiều ngày nào cũng có từ khi anh Hải đến. Trà nhà hết?
- Mua căng tin! Và thường là anh dành mua vào sổ lưu ký của anh, dù chè Thái Nguyên trong trại bán đắt một gấp hai so với giá bên ngoài.
Tôi nhớ bữa chiều hôm đầu tiên vắng anh Hải, ăn xong, anh Rolank vẫn ngồi im, mắt hướng về phía chúng tôi. Trong mắt anh ta có câu hỏi: “Có pha trà không Bác Kim, bác Nghĩa? Anh em Tây Nguyên rất ý tứ. Không bao giờ anh em xin đồ ăn, đồ uống của ai. Nhận của người cho thì sẵn sàng. Nhận: là đồ ăn Chúa sai người ta cho mang đến cho mình. Còn xin là thứ đồ ăn không phải của Chúa ban cho. Do vậy, mỗi lần nhà gửi trà vào chúng tôi đều không giữ riêng, giao cho anh Rơlank Thích bảo quản và bảo anh cứ chủ động pha uống, dù không có chúng tôi. Nhưng chiều ấy anh phải đưa mắt hỏi chúng tôi. Không pha thì lỡ… không “hoàn thành nhiệm vụ”. Pha ra…trà này là của anh Hải. Từ chiều nay không có anh nữa…
Ông Kim, đứng lên, nhìn lại, hiểu ý khoát tay: “Chuyện nhỏ như con thỏ”. Pha trà đi chú Rơlank Thik ơi.” Tôi bê mấy đồ chén đĩa ra bể nước cộng cộng. Nhìn vào bể, cũng không còn cảm thấy bực như trước dù nó cạn sát đáy.
Tôi nhớ lại mẩu đối thoại đầu tiên giữa tôi với anh Hải tại bể nước, ngay chiều đầu tiên anh ấy nhập trại, ra tắm.
Anh rất cao và gầy. Anh cúi xuống bể nước, cánh tay cầm chiếc gáo nhựa tự chế từ một chiếc can nhựa hỏng hạ xuống rồi nâng gáo nước lên đổ vào vai làm cho các dẻ xương sườn hằn rõ những đoạn dài trong một làn thịt mỏng tang và làn da nhăn nheo, cũng mỏng tang. Tôi nhớ lại cái dáng cao gầy của anh trong các tấm hình tham dự mấy cuộc biểu tình tự phát chống tàu cộng ở Sài Gòn. Biết anh có gầy gò, nhưng không nghĩ anh gầy đến nỗi này. Tôi hỏi:
- Anh Hải cao bao nhiêu?
- Em cao một mét tám hai, tám ba gì đó. Lâu rồi không đo.. Anh cười trả lời.
Tôi thừa nhận anh cao. Anh cười:
- Mấy lần đi biểu tình, bọn công an bắt ấn em vào xe mà mãi không được.
Tôi biết điều đó. Anh cao đến thế. Xe con thì thấp và còn bị anh kháng cự làm sao không khó!
- Anh cân được bao nhiêu Kg?
- Bên ngoài, em nặng 67, 68 kg. Bây giờ chỉ nặng khoảng 60, 61 cân chứ bao nhiêu. Em chưa lại sức sau cuộc tuyệt thực.
Anh bước về góc xa, chỗ giao nhau của hai bức tường cao vút, trên có dây kẽm gai và ba đường điện trần, nơi làm “buồng” thay đồ lót. Tôi đứng nguyên tại bể nước chờ anh mặc quần áo Juve mới, giặt qua quýt cái quần đùi. Ở một góc lán, anh Kim và các anh em tù người Tây nguyên đang chờ chúng tôi tham dự “tiệc” trà và bánh kẹo chào mừng “lính mới”. Cũng như những lần sau này, chúng tôi đều nhường, để nghe anh nói, rồi sau, có chuyện nhớ chuyện quên. Nhưng vì chiều hôm đó là lần đầu tiên được trò chuyện cùng anh mà tôi nhớ như ghi câu chuyện của anh:
- Em gầy thế này vì em tuyệt thực đó anh Nghĩa. Em tuyệt thực ở trại B 34 – Bộ công an khi chúng bắt em lần 2. Em nhịn ăn đúng hai 28 ngày. Chúng phải đưa em đi bệnh viện cấp cứu.
Anh kể về cuộc tuyệt thực của anh cách đây hơn một năm. Ngày thứ 2, thứ 3… chao ơi đói, ngày thứ 10 trở đi thấy từ đói chuyển sang mệt, rồi chuyển sang rất mệt. Từ ngày thứ 15, 16 của cuộc thuyệt thực, anh bắt đầu vừa mệt vừa buồn ói; luôn muốn ói mửa mà không còn cái gì từ bao tử trôi ra cho đỡ mệt. Suốt những ngày đó anh hạn chế cử động. Cử động sẽ mất năng lượng không kéo dài thuyệt thực được lâu. Nhưng đến ngày thứ 18, 20 anh lại sợ nằm im. Nằm im làm bọn cán bộ nghĩ anh đã kiệt sức, có thể chúng sẽ đưa anh đi bệnh viện. Bệnh viện không thể để anh chết. Và lúc ấy anh sợ cuộc tuyệt thực sẽ kết thúc mà không phân thắng bại. Anh cố gắng ngồi lên ngồi xuống vài lần ngày cho đến ngày thứ 23…
Không ai chen vào câu chuyện của anh. Chúng tôi nghe anh mô tả cảm giác của người nhịn đói lâu ngày. Chủ động nhịn. Thử nghiệm xem nhịn được bao lâu. Có nhiều đồ ăn mà bình thản không ăn, khác với cái nhịn bị động, hoảng loạn vì không có cái gì ăn.
Từ ngày 25 trở đi anh không ngồi dậy được nữa. Anh nằm bất động, chỉ còn đôi mắt biểu thị ra ngoài cơ thể còn sự sống. Anh thiếp đi, mê mệt cả vào ban ngày, khi ánh sáng mặt trời bên ngoài gay gắt. Hình như dạ dày đã không làm việc và cơ thể không còn nhu cầu bài tiết.
Rồi anh có cảm giác anh không còn trí nhớ, mất cảm xúc. Những hình ảnh biểu tình, tấm biểu ngữ có 5 cái còng số 8 lồng vào nhau, biểu tượng cho tinh thần phản đối Olympic Bắc Kinh trên nền vải màu đen rất ấn tượng cũng không còn. Mỗi lần tiềm thức của anh tỉnh lại, nó chạy qua mắt anh một ý nghĩ mơ hồ rằng anh đã chết.
Anh tỉnh dậy, thấy đang nằm trong phòng bệnh viện, một tay đang được truyền nước đạm, tay kia gắn vào máy đo nhịp tim, huyết áp. Anh nghe người bác sỹ nói, vài phút trước, chỉ số đường huyết của anh bằng 0.
- Em nhớ câu nói của ông bác sỹ với bọn cán bộ chở em đến: “Các anh vô nhân đạo. Sao bây giờ mới mang anh ấy đến!”
Anh kết thúc kể và bình:
- Mãi khi em có án (tức là hơn một năm thêm, được gặp thân nhân) bên ngoài mới biết chính xác em tuyệt thực.
Câu nói của anh gián tiếp thừa nhận cuộc tuyệt thực của anh không được truyền tin ra ngoài kịp thời, không gây được cảm xúc cho ai vì đã qua đi những một năm, hết “hot” rồi. Tuy nhiên, anh tự hào vì tinh thần bền bỉ và thời gian anh đã tuyệt thực.
Chúng tôi cảm phục tinh thần và sự dẻo dai của cơ thể anh. Nhiều anh em tù nhân chúng tôi chưa bao giờ có ý định tuyệt thực. Ở Ba Sao – Nam Hà, tôi, anh Trội đã thử làm nhưng chỉ được 3 ngày. Tôi cũng có thể không ăn, với thời gian lâu như thế trong hoàn cảnh bị cưỡng bức. Còn tự nguyện nhịn ăn… Tôi không biết thế nào?
Không ai nghĩ rằng anh Hải tuyệt thực một lần nữa, dài hơn, gây ra nhiều sóng gió hơn cho cả “địch”, “ta’ bắt đầu từ ngày thứ ba bị biệt giam.
https://anhbasam.wordpress.com/2015/01/22/3316-nguyen-xuan-nghia-hoi-ky-tung-phan-cuoc-thuyet-thuc-cua-hai-dieu-cay/