Tham Khảo
Nhà nước cần làm gì trước thiên tai vùng ĐBSCL?
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện lâm vào tình trạng ngập mặn, hạn hán nghiêm trọng nhất từ nhiều chục năm qua. Chính quyền địa phương đang cần gì từ trung ương và liệu chính phủ sẽ hỗ trợ họ như thế nào để giảm bớt gánh nặng cho người dân hiện nay? Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang để hiểu thêm quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông tình trạng của hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ hiện đang gặp nhiều khó khăn do hạn hán và ngập mặn rất nghiêm trọng, theo sự quan sát của ông thì người dân đang cần điều gì nhất để cứu cây lúa và tìm hướng canh tác, hoặc chăn nuôi mới để thoát qua lúc này?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Cái người dân cần nhất trong lĩnh vực “trồng cây gì nuôi con gì” thì phải có hướng dẫn cụ thể. Hướng dẫn cụ thể về vấn đề kỹ thuật chỉ một phần thôi nhưng tổ chức sản xuất và thị trường phải gắn với nhau để bảo đảm cho sản phẩm của người dân được tiêu thụ tốt chứ không có tình trạng “được mùa rớt giá” rồi nó xà đùa với nhau, xúm với nhau trồng rồi xúm nhau chặt!
Mặc Lâm: Cũng có nhiều chuyên gia góp ý trước vấn đề ngập mặn thì nhà nước nên hỗ trợ cho người dân nuôi tôm hay một loại vật nuôi thích hợp với nước lợ nào đó, theo ông thì thực tế có phù hợp với những đề nghị này hay không?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Nói chung hổm rày tôi có đọc báo qua báo Tuổi Trẻ là chủ yếu thì thấy ngày hôm kia có một trang mà nhiều người nói về vấn đề ngập mặn và sản xuất trong tình hình này thì ý kiến nào cũng hay hết trơn, nhưng mỗi cái thì hay một cách khác như cái áo vá riêng nhiều mảnh cho nên gấp lại thì phải có sự hòa màu nó mới được, chứ còn nói không như vậy cũng không làm gì được đâu.
Thí dụ bây giờ nói nuôi tôm thì nuôi ở đâu, nuôi bằng cách nào? Chứ nói để mặn mà nuôi tôi thì tôm chết hết trơn chớ không sống nổi đâu. Ngoài dịch bệnh ra thì độ mặn cỡ nào thì tôm chịu nổi? Cái tuổi con tôm theo thời gian nó cần độ mặn cỡ nào chớ đâu phải nói mặn chung chung được, đó là nói về cái mặn.
Cái thứ hai nữa là mặn và phèn nó chen lẫn với nhau rồi khi mưa xuống thì nước lại ngọt. Có vùng như vậy do đó phát biểu của ông giám đốc sở Cà Mau tôi thấy hay. Cái đó địa phương phải sát cánh và cùng với người dân thống nhất quy hoạch rồi sau đó mới có kế hoạch rồi tổ chức giữa con người với nhau sản xuất như thế nào. . . Đó là chuyện công phu chứ không phải chuyện nói khơi khơi, nói trên báo mà ra được vấn đề.
Mặc Lâm: Ông từng giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang theo kinh nghiệm của ông mỗi lần tỉnh đề xuất những kế hoạch hay dự án thì có nhận được phản hồi mau chóng từ Trung ương hay không?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Trung ương họ xa quá họ không kịp xuống hết đâu cho nên ở dưới này cũng chỉ đưa lên những cái bình thường thôi. Ví dụ như tại An Giang thì nó cũng không có gì phức tạp, nó chỉ có chủ yếu là trồng lúa và nuôi cá chứ không có những thứ khác. Những thứ khác là thị trường của làng, xã của huyện thôi chứ không lớn. Chỉ có con cá và lúa thì nó lớn và cái này thì trung ương giao quyền cho tỉnh cho nên lúc bấy giờ khi chúng tôi làm thì cũng gặp thuận lợi.
Mặc Lâm: Trong trường hợp hạn hán và ngập mặn khẩn cấp và rộng lớn như hiện nay thì theo ông Trung ương nên chú trọng việc gì trước tiên?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tỉnh tôi thì không có mặn, nó chỉ tới ranh thôi chứ chưa vô tới nội đồng trong nội tỉnh. Hiện nay 3 tỉnh mà mặn không vô tới nội tỉnh là An Giang, Đồng Tháp với Cần Thơ cho nên tôi không nói chung tình hình đó được nhưng theo tôi thấy thì trong việc điều hành chánh phủ phải sâu sát hơn qua vai trò của Bộ trưởng, chứ còn người nào cũng nói có trách nhiệm hết trơn thì cũng khó.
Mặc Lâm: Riêng về dòng sông Mekong trong những tháng gần đây đã gần như sắp cạn và không còn lũ bồi đắp phù sa như lúc trước. Ông có cho rằng việc này là ảnh hưởng từ các con đập đầu nguồn và nhà nước nên có biện pháp gì đối phó?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Vấn đề này qua báo chí tôi thấy cũng nhiều nhà khoa học và báo chí cũng nói nhiều cái khác nhau lắm. Người thì nói có ảnh hưởng người nói không, theo tôi thấy nói “không” thì không đúng mà là có ảnh hưởng. Gần đây tôi biết từ khi Trung Quốc xây đập càng ngày càng nhiều thì con nước tuốt dưới này ở hạ lưu càng ngày càng thấp đi và thậm chí có năm không có nước lũ hay lụt gì hết trơn, đó là cái ảnh hưởng đó chớ. Khi đã có ảnh hưởng thì mình phải chủ động mình tính. Vấn đề là trong việc đối ngoại, hiệp thương bàn bạc với các quốc gia trong vùng tất nhiên phải làm và làm phải tích cực. Nhưng trước hết thì mình phải tự lo cho thân mình chứ còn không trông cậy ai được.
Mặc Lâm: Quay lại với người nông dân hiện nay với sự khó khăn của họ thì theo ông thấy điều gì họ cần chính phủ trợ giúp nhất trong lúc này? Nước ngọt, giống lúa chịu mặn, hay các khoản vay ngắn hạn để tạm vượt qua khó khăn?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tất nhiên tại mỗi địa phương phải có cách ứng phó khác nhau và cái này thì địa phương thành thạo hơn, chỉ cần trung ương có chủ trương chung để hỗ trợ cho địa phương để lo cho dân. Thí dụ như bây giờ nói về nước thì có chỗ thiếu nước sản xuất còn có chỗ thì thiếu nước uống phải chở đến tận nhà. Cái đó cũng ít thôi chớ không phải nhiều, hay là chỗ không có nước để sản xuất thì địa phương họ nắm được, họ sẽ vận dụng để làm tốt.
Chỉ cần chính phủ có chủ trương là bây giờ chính phủ phải hỗ trợ chớ địa phương lo không nổi, còn nơi nào tự lực được thì chính phủ khỏi phải lo, nhưng cũng có hỗ trợ chung vậy thôi còn đáng kể là phải ở dưới này. Còn đồng tiền nó ra mà có mờ ám, có tiêu cực thì lại là chuyện khác. Tôi nghĩ trong tình hình này ai mà muốn ăn bậy bạ thì cũng sợ lắm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Nguồn RFA
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhà nước cần làm gì trước thiên tai vùng ĐBSCL?
Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hiện lâm vào tình trạng ngập mặn, hạn hán nghiêm trọng nhất từ nhiều chục năm qua. Chính quyền địa phương đang cần gì từ trung ương và liệu chính phủ sẽ hỗ trợ họ như thế nào để giảm bớt gánh nặng cho người dân hiện nay? Mặc Lâm phỏng vấn ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh An Giang để hiểu thêm quan điểm của ông về vấn đề này.
Mặc Lâm: Thưa ông tình trạng của hầu hết các tỉnh miền Tây Nam bộ hiện đang gặp nhiều khó khăn do hạn hán và ngập mặn rất nghiêm trọng, theo sự quan sát của ông thì người dân đang cần điều gì nhất để cứu cây lúa và tìm hướng canh tác, hoặc chăn nuôi mới để thoát qua lúc này?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Cái người dân cần nhất trong lĩnh vực “trồng cây gì nuôi con gì” thì phải có hướng dẫn cụ thể. Hướng dẫn cụ thể về vấn đề kỹ thuật chỉ một phần thôi nhưng tổ chức sản xuất và thị trường phải gắn với nhau để bảo đảm cho sản phẩm của người dân được tiêu thụ tốt chứ không có tình trạng “được mùa rớt giá” rồi nó xà đùa với nhau, xúm với nhau trồng rồi xúm nhau chặt!
Mặc Lâm: Cũng có nhiều chuyên gia góp ý trước vấn đề ngập mặn thì nhà nước nên hỗ trợ cho người dân nuôi tôm hay một loại vật nuôi thích hợp với nước lợ nào đó, theo ông thì thực tế có phù hợp với những đề nghị này hay không?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Nói chung hổm rày tôi có đọc báo qua báo Tuổi Trẻ là chủ yếu thì thấy ngày hôm kia có một trang mà nhiều người nói về vấn đề ngập mặn và sản xuất trong tình hình này thì ý kiến nào cũng hay hết trơn, nhưng mỗi cái thì hay một cách khác như cái áo vá riêng nhiều mảnh cho nên gấp lại thì phải có sự hòa màu nó mới được, chứ còn nói không như vậy cũng không làm gì được đâu.
Thí dụ bây giờ nói nuôi tôm thì nuôi ở đâu, nuôi bằng cách nào? Chứ nói để mặn mà nuôi tôi thì tôm chết hết trơn chớ không sống nổi đâu. Ngoài dịch bệnh ra thì độ mặn cỡ nào thì tôm chịu nổi? Cái tuổi con tôm theo thời gian nó cần độ mặn cỡ nào chớ đâu phải nói mặn chung chung được, đó là nói về cái mặn.
Cái thứ hai nữa là mặn và phèn nó chen lẫn với nhau rồi khi mưa xuống thì nước lại ngọt. Có vùng như vậy do đó phát biểu của ông giám đốc sở Cà Mau tôi thấy hay. Cái đó địa phương phải sát cánh và cùng với người dân thống nhất quy hoạch rồi sau đó mới có kế hoạch rồi tổ chức giữa con người với nhau sản xuất như thế nào. . . Đó là chuyện công phu chứ không phải chuyện nói khơi khơi, nói trên báo mà ra được vấn đề.
Mặc Lâm: Ông từng giữ chức Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân tỉnh An Giang theo kinh nghiệm của ông mỗi lần tỉnh đề xuất những kế hoạch hay dự án thì có nhận được phản hồi mau chóng từ Trung ương hay không?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Trung ương họ xa quá họ không kịp xuống hết đâu cho nên ở dưới này cũng chỉ đưa lên những cái bình thường thôi. Ví dụ như tại An Giang thì nó cũng không có gì phức tạp, nó chỉ có chủ yếu là trồng lúa và nuôi cá chứ không có những thứ khác. Những thứ khác là thị trường của làng, xã của huyện thôi chứ không lớn. Chỉ có con cá và lúa thì nó lớn và cái này thì trung ương giao quyền cho tỉnh cho nên lúc bấy giờ khi chúng tôi làm thì cũng gặp thuận lợi.
Mặc Lâm: Trong trường hợp hạn hán và ngập mặn khẩn cấp và rộng lớn như hiện nay thì theo ông Trung ương nên chú trọng việc gì trước tiên?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tỉnh tôi thì không có mặn, nó chỉ tới ranh thôi chứ chưa vô tới nội đồng trong nội tỉnh. Hiện nay 3 tỉnh mà mặn không vô tới nội tỉnh là An Giang, Đồng Tháp với Cần Thơ cho nên tôi không nói chung tình hình đó được nhưng theo tôi thấy thì trong việc điều hành chánh phủ phải sâu sát hơn qua vai trò của Bộ trưởng, chứ còn người nào cũng nói có trách nhiệm hết trơn thì cũng khó.
Mặc Lâm: Riêng về dòng sông Mekong trong những tháng gần đây đã gần như sắp cạn và không còn lũ bồi đắp phù sa như lúc trước. Ông có cho rằng việc này là ảnh hưởng từ các con đập đầu nguồn và nhà nước nên có biện pháp gì đối phó?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Vấn đề này qua báo chí tôi thấy cũng nhiều nhà khoa học và báo chí cũng nói nhiều cái khác nhau lắm. Người thì nói có ảnh hưởng người nói không, theo tôi thấy nói “không” thì không đúng mà là có ảnh hưởng. Gần đây tôi biết từ khi Trung Quốc xây đập càng ngày càng nhiều thì con nước tuốt dưới này ở hạ lưu càng ngày càng thấp đi và thậm chí có năm không có nước lũ hay lụt gì hết trơn, đó là cái ảnh hưởng đó chớ. Khi đã có ảnh hưởng thì mình phải chủ động mình tính. Vấn đề là trong việc đối ngoại, hiệp thương bàn bạc với các quốc gia trong vùng tất nhiên phải làm và làm phải tích cực. Nhưng trước hết thì mình phải tự lo cho thân mình chứ còn không trông cậy ai được.
Mặc Lâm: Quay lại với người nông dân hiện nay với sự khó khăn của họ thì theo ông thấy điều gì họ cần chính phủ trợ giúp nhất trong lúc này? Nước ngọt, giống lúa chịu mặn, hay các khoản vay ngắn hạn để tạm vượt qua khó khăn?
Ông Nguyễn Minh Nhị: Tất nhiên tại mỗi địa phương phải có cách ứng phó khác nhau và cái này thì địa phương thành thạo hơn, chỉ cần trung ương có chủ trương chung để hỗ trợ cho địa phương để lo cho dân. Thí dụ như bây giờ nói về nước thì có chỗ thiếu nước sản xuất còn có chỗ thì thiếu nước uống phải chở đến tận nhà. Cái đó cũng ít thôi chớ không phải nhiều, hay là chỗ không có nước để sản xuất thì địa phương họ nắm được, họ sẽ vận dụng để làm tốt.
Chỉ cần chính phủ có chủ trương là bây giờ chính phủ phải hỗ trợ chớ địa phương lo không nổi, còn nơi nào tự lực được thì chính phủ khỏi phải lo, nhưng cũng có hỗ trợ chung vậy thôi còn đáng kể là phải ở dưới này. Còn đồng tiền nó ra mà có mờ ám, có tiêu cực thì lại là chuyện khác. Tôi nghĩ trong tình hình này ai mà muốn ăn bậy bạ thì cũng sợ lắm.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Nguồn RFA