Kinh Đời

Nhà sàn Tây Nguyên - RFA

Theo bà Hoa, nhà sàn của người Ê Đê đang mất dần theo thời gian, sự mất đi không phải là mất hẳn dấu vết nhưng nó sẽ bị mất đi linh hồn của nó. Nghĩa là hiện tại, các đại gia người Kinh đã mua rất nhiều

Với những đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhà sàn mái nhọn, có cầu thang bằng thân cây đục cấp và những linh vật treo chắn gió độc vốn dĩ là linh hồn, là nơi con người có thể vừa trú ngụ, vừa giao lưu cộng đồng lại vừa có thể hiệp thông với ông bà, tổ tiên trong những ngày lễ hội. Hiện trạng nhà sàn Tây Nguyên đang ngày càng mất dấu và rơi vào thị trường nhà cổ đang là mối bận tâm lớn đối với những người có lương tri trong cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây.

Nhà sàn đang thưa dần

Buôn Cô Thôn là buôn đầu nguồn, nhà sàn vẫn còn vài chục mái, nhà sàn ở các buôn người Ê Đê. Nơi nào có người Ê Đê là nơi đó có nhà sàn, trước đây nhà sàn làm bằng gỗ tốt, còn bây giờ người ta làm tranh tre mái lá hoặc gỗ dỏm. 
-Một vị trưởng lão

Một vị trưởng lão ở Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc, buồn rầu chia sẻ: “Buôn Cô Thôn là buôn đầu nguồn, nhà sàn vẫn còn vài chục mái, nhà sàn ở các buôn người Ê Đê. Nơi nào có người Ê Đê là nơi đó có nhà sàn, trước đây nhà sàn làm bằng gỗ tốt, còn bây giờ người ta làm tranh tre mái lá hoặc gỗ dỏm, tạm bợ vậy thôi, các buôn làng còn rất nhỏ…”.

Theo vị trưởng lão tên Bội này, nhà sàn Tây Nguyên có nguy cơ mất dấu hoàn toàn bởi sự xâm thực của qui hoạch đất đai cũng như phong trào buôn nhà cổ. Nếu như qui hoạch đất đai đã khiến cho những khu vườn rộng của người đồng bào thiểu số trong thành phố trở thành món tiền hời sau khi chia lô hoặc nhận tiền đền bù để mua một mảnh đất khác xây nhà theo kiểu hiện đại với diện tích ít ỏi thì phong trào chơi nhà sàn cũng làm cho loại nhà này bị mất đi rất nhiều.

Giải thích thêm về vấn đề qui hoạch đền bù, ông Bội cho rằng muốn có một ngôi nhà sàn theo đúng nghĩa, trước nhất phải có một khu vườn tương đối rộng, chí ít cũng trên 500 mét vuông, bởi kiến trúc nhà sàn đòi hỏi phải có khung cảnh rộng thoáng trong một cấu trúc hài hoà từ bờ rào, khuôn viên vườn cây đến mái nhà, cầu thang. Tất cả những yếu tố trên tạo thành một khối kiến trúc rất riêng chỉ có ở nhà sàn Tây Nguyên.

nha-san-400.jpg 
Nhà thờ Gỗ - Tòa Tổng Giám Mục Tây Nguyên. RFA PHOTO.

Nhưng rất tiếc, hiện tại, do điều kiện đất đai không còn thoải mái, hơn nữa do ảnh hưởng quá nhiều nhịp sống của người đồng bằng, dường như văn hoá gốc của người đông bào thiểu số bị mai một rất nhiều. Chính vì sự mai một về văn hoá, giới trẻ đồng bào thiểu số Tây Nguyên hầu như quên hết mọi lễ nghi, sinh hoạt văn hoá cũng như nét kiến trúc của cha ông để lại, họ mãi mê chạy theo những hào nhoáng bề ngoài, đua xe, uống rượu, tìm cảm giác lạ và xây nhà hộp, bán đất vườn để có tiền xây nhà hộp, xây nhà đổ gác, đổ lầu… Và đương nhiên, có cả yếu tố giá thành bởi xây dựng một căn nhà hiện đại tốn kém rất ít, làm một ngôi nhà sàn cổ truyền sẽ tốn kém tiền tỉ.

Sở dĩ nhà sàn Tây Nguyên trở nên khan hiếm bởi rừng đã bị quản lý, người dân thiểu số phải bỏ tiền ra mua gỗ về làm nhà thay vì trước đây họ chỉ vào rừng khai thác về làm. Đây là vấn đề hết sức bất cập bởi lâm tặc vẫn hoành hành như chốn không người để bán gỗ về miền xuôi trong khi đồng bào thiểu số muốn làm một căn nhà truyền thống phải tìm mua gỗ dưới miền xuôi về làm nhà với số tiền quá lớn so với khả năng của họ.

Bên cạnh đó, trào lưu chơi nhà cổ đã nhúng chân quá sâu vào những buôn làng, nhà sàn trở thành món hời trong các bộ sưu tập nhà cổ, đặc  biệt là những ngôi nhà sàn có tuổi và có lượng gỗ quí bên trong. Có nhiều trường hợp người ta mua một ngôi nhà sàn với giá vài trăm triệu nhưng khi tháo đi, người ta chỉ lấy đúng hai cây cột, mọi thứ khác nhà buôn gởi lại từ tháng này qua năm nọ. Chủ nhà tìm hiểu mới biết hai cây cột bằng gỗ huỳnh đàn có giá tiền hàng chục tỉ đồng mới là mục tiêu nhà buôn nhắm tới và khi lấy được hai cây cột gỗ này, xem như không cần gì thêm nữa!

Ngôi làng cổ lẻ loi

Buôn Cô Thôn thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, một ngôi làng cổ với những mái nhà sàn nằm lẻ loi giữa thành phố đang ngày càng nhiều nhà hộp, nhà lầu và các phương tiện hiện đại. Bà Hoa, cư dân thành phố Buôn Ma Thuột, người từng bán một ngôi nhà sàn để xây dựng nhà hiện đại, chia sẻ: “Nhà sàn bây giờ hiếm rồi, chỉ có mấy cán bộ, quan chức mới chơi nổi, dân mình thì bán nhà sàn để mua đất xây nhà hộp thôi. Bây giờ gỗ rừng cũng không có để mà làm, muốn làm nhà sàn phải về đồng bằng mua gỗ…”.

nha-san-400B.jpg 
Nhà sàn hậu hiện đại. RFA PHOTO.

Theo bà Hoa, nhà sàn của người Ê Đê đang mất dần theo thời gian, sự mất đi không phải là mất hẳn dấu vết nhưng nó sẽ bị mất đi linh hồn của nó. Nghĩa là hiện tại, các đại gia người Kinh đã mua rất nhiều nhà sàn của người Ê Đê để phục vụ thú sưu tập nhà cổ của họ. Đương nhiên là khi nhà sàn rơi vào tình trạng đánh mất hồn vía bởi mọi thiết kế nội thất theo kiểu mới để phục vụ du lịch hoặc phục vụ nghỉ ngơi cuối tuần. Chính sự đánh mất hồn vía của nhà sàn Tây Nguyên vì động cơ đồng tiền sẽ dẫn đến rất nhiều sự mất mát sau này.

Bà Hoa nói thêm về kiến trúc của một căn nhà sàn Ê Đê, thường thì nhà sàn có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền đang rẽ sóng giữa mênh mông biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai.

Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 mét tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà sàn Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là chiếc cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt.

Đặc biệt là ở hai phần đầu hồi, nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài, gọi là Kpan dài khoản 20 mét và chiêng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp.

Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.

Và hiện tại, vấn đề có một sân rộng cho nhà sàn hoặc có một khoản đất rộng để làm nhà sàn đang trở thành câu hỏi nhức nhối cho những ai còn quan tâm đến văn hoá truyền thống của đồng bào Ê Đê!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Nhà sàn Tây Nguyên - RFA

Theo bà Hoa, nhà sàn của người Ê Đê đang mất dần theo thời gian, sự mất đi không phải là mất hẳn dấu vết nhưng nó sẽ bị mất đi linh hồn của nó. Nghĩa là hiện tại, các đại gia người Kinh đã mua rất nhiều

Với những đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, nhà sàn mái nhọn, có cầu thang bằng thân cây đục cấp và những linh vật treo chắn gió độc vốn dĩ là linh hồn, là nơi con người có thể vừa trú ngụ, vừa giao lưu cộng đồng lại vừa có thể hiệp thông với ông bà, tổ tiên trong những ngày lễ hội. Hiện trạng nhà sàn Tây Nguyên đang ngày càng mất dấu và rơi vào thị trường nhà cổ đang là mối bận tâm lớn đối với những người có lương tri trong cộng đồng dân tộc thiểu số nơi đây.

Nhà sàn đang thưa dần

Buôn Cô Thôn là buôn đầu nguồn, nhà sàn vẫn còn vài chục mái, nhà sàn ở các buôn người Ê Đê. Nơi nào có người Ê Đê là nơi đó có nhà sàn, trước đây nhà sàn làm bằng gỗ tốt, còn bây giờ người ta làm tranh tre mái lá hoặc gỗ dỏm. 
-Một vị trưởng lão

Một vị trưởng lão ở Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc, buồn rầu chia sẻ: “Buôn Cô Thôn là buôn đầu nguồn, nhà sàn vẫn còn vài chục mái, nhà sàn ở các buôn người Ê Đê. Nơi nào có người Ê Đê là nơi đó có nhà sàn, trước đây nhà sàn làm bằng gỗ tốt, còn bây giờ người ta làm tranh tre mái lá hoặc gỗ dỏm, tạm bợ vậy thôi, các buôn làng còn rất nhỏ…”.

Theo vị trưởng lão tên Bội này, nhà sàn Tây Nguyên có nguy cơ mất dấu hoàn toàn bởi sự xâm thực của qui hoạch đất đai cũng như phong trào buôn nhà cổ. Nếu như qui hoạch đất đai đã khiến cho những khu vườn rộng của người đồng bào thiểu số trong thành phố trở thành món tiền hời sau khi chia lô hoặc nhận tiền đền bù để mua một mảnh đất khác xây nhà theo kiểu hiện đại với diện tích ít ỏi thì phong trào chơi nhà sàn cũng làm cho loại nhà này bị mất đi rất nhiều.

Giải thích thêm về vấn đề qui hoạch đền bù, ông Bội cho rằng muốn có một ngôi nhà sàn theo đúng nghĩa, trước nhất phải có một khu vườn tương đối rộng, chí ít cũng trên 500 mét vuông, bởi kiến trúc nhà sàn đòi hỏi phải có khung cảnh rộng thoáng trong một cấu trúc hài hoà từ bờ rào, khuôn viên vườn cây đến mái nhà, cầu thang. Tất cả những yếu tố trên tạo thành một khối kiến trúc rất riêng chỉ có ở nhà sàn Tây Nguyên.

nha-san-400.jpg 
Nhà thờ Gỗ - Tòa Tổng Giám Mục Tây Nguyên. RFA PHOTO.

Nhưng rất tiếc, hiện tại, do điều kiện đất đai không còn thoải mái, hơn nữa do ảnh hưởng quá nhiều nhịp sống của người đồng bằng, dường như văn hoá gốc của người đông bào thiểu số bị mai một rất nhiều. Chính vì sự mai một về văn hoá, giới trẻ đồng bào thiểu số Tây Nguyên hầu như quên hết mọi lễ nghi, sinh hoạt văn hoá cũng như nét kiến trúc của cha ông để lại, họ mãi mê chạy theo những hào nhoáng bề ngoài, đua xe, uống rượu, tìm cảm giác lạ và xây nhà hộp, bán đất vườn để có tiền xây nhà hộp, xây nhà đổ gác, đổ lầu… Và đương nhiên, có cả yếu tố giá thành bởi xây dựng một căn nhà hiện đại tốn kém rất ít, làm một ngôi nhà sàn cổ truyền sẽ tốn kém tiền tỉ.

Sở dĩ nhà sàn Tây Nguyên trở nên khan hiếm bởi rừng đã bị quản lý, người dân thiểu số phải bỏ tiền ra mua gỗ về làm nhà thay vì trước đây họ chỉ vào rừng khai thác về làm. Đây là vấn đề hết sức bất cập bởi lâm tặc vẫn hoành hành như chốn không người để bán gỗ về miền xuôi trong khi đồng bào thiểu số muốn làm một căn nhà truyền thống phải tìm mua gỗ dưới miền xuôi về làm nhà với số tiền quá lớn so với khả năng của họ.

Bên cạnh đó, trào lưu chơi nhà cổ đã nhúng chân quá sâu vào những buôn làng, nhà sàn trở thành món hời trong các bộ sưu tập nhà cổ, đặc  biệt là những ngôi nhà sàn có tuổi và có lượng gỗ quí bên trong. Có nhiều trường hợp người ta mua một ngôi nhà sàn với giá vài trăm triệu nhưng khi tháo đi, người ta chỉ lấy đúng hai cây cột, mọi thứ khác nhà buôn gởi lại từ tháng này qua năm nọ. Chủ nhà tìm hiểu mới biết hai cây cột bằng gỗ huỳnh đàn có giá tiền hàng chục tỉ đồng mới là mục tiêu nhà buôn nhắm tới và khi lấy được hai cây cột gỗ này, xem như không cần gì thêm nữa!

Ngôi làng cổ lẻ loi

Buôn Cô Thôn thuộc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, một ngôi làng cổ với những mái nhà sàn nằm lẻ loi giữa thành phố đang ngày càng nhiều nhà hộp, nhà lầu và các phương tiện hiện đại. Bà Hoa, cư dân thành phố Buôn Ma Thuột, người từng bán một ngôi nhà sàn để xây dựng nhà hiện đại, chia sẻ: “Nhà sàn bây giờ hiếm rồi, chỉ có mấy cán bộ, quan chức mới chơi nổi, dân mình thì bán nhà sàn để mua đất xây nhà hộp thôi. Bây giờ gỗ rừng cũng không có để mà làm, muốn làm nhà sàn phải về đồng bằng mua gỗ…”.

nha-san-400B.jpg 
Nhà sàn hậu hiện đại. RFA PHOTO.

Theo bà Hoa, nhà sàn của người Ê Đê đang mất dần theo thời gian, sự mất đi không phải là mất hẳn dấu vết nhưng nó sẽ bị mất đi linh hồn của nó. Nghĩa là hiện tại, các đại gia người Kinh đã mua rất nhiều nhà sàn của người Ê Đê để phục vụ thú sưu tập nhà cổ của họ. Đương nhiên là khi nhà sàn rơi vào tình trạng đánh mất hồn vía bởi mọi thiết kế nội thất theo kiểu mới để phục vụ du lịch hoặc phục vụ nghỉ ngơi cuối tuần. Chính sự đánh mất hồn vía của nhà sàn Tây Nguyên vì động cơ đồng tiền sẽ dẫn đến rất nhiều sự mất mát sau này.

Bà Hoa nói thêm về kiến trúc của một căn nhà sàn Ê Đê, thường thì nhà sàn có hình con thuyền dài, cửa chính mở phía trái nhà, cửa sổ mở ra phía hông. Bên trong nhà có trần gỗ hình vòm giống mui thuyền. Có nhiều buôn Ê Đê trù phú với hàng trăm ngôi nhà dài trông như một hạm đội thuyền đang rẽ sóng giữa mênh mông biển đảo, đây là nét đặc trưng có hầu hết ở các tộc người nói tiếng Mã Lai.

Nhà người Ê Đê thuộc loại hình nhà dài sàn thấp, thường dài từ 15 đến hơn 100 mét tùy theo gia đình nhiều người hay ít người. Nhà sàn Ê Đê có những đặc trưng riêng không giống nhà của các cư dân khác ở Tây Nguyên. Là nhà của gia đình lớn theo chế độ mẫu hệ. Bộ khung kết cấu đơn giản. Cái được coi là đặt trưng của nhà Ê Đê là chiếc cầu thang, cột sàn và cách bố trí trên mặt bằng sinh hoạt.

Đặc biệt là ở hai phần đầu hồi, nửa đằng cửa chính gọi là Gah là nơi tiếp khách, sinh hoạt chung của cả nhà dài, bếp chủ, ghế khách, ghế chủ, ghế dài, gọi là Kpan dài khoản 20 mét và chiêng ché,... nửa còn lại gọi là Ôk là bếp đặt chỗ nấu ăn chung và là chỗ ở của các đôi vợ chồng, chia đôi theo chiều dọc, phần về bên trái được coi là "trên" chia thành nhiều gian nhỏ. Phần về bên phải là hành lang để đi lại, về phía cuối là nơi đặt bếp.

Mỗi đầu nhà có một sân sàn. Sân sàn ở phía cửa chính được gọi là sân khách. Muốn vào nhà phải qua sân sàn. Nhà càng khá giả thì sân khách càng rộng, khang trang.

Và hiện tại, vấn đề có một sân rộng cho nhà sàn hoặc có một khoản đất rộng để làm nhà sàn đang trở thành câu hỏi nhức nhối cho những ai còn quan tâm đến văn hoá truyền thống của đồng bào Ê Đê!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm