Văn Học & Nghệ Thuật
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Trời sinh ra tôi cái số nghèo
Năm 1957, chính Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Theo ông: “Nếu đánh giá người nhạc sĩ chỉ bằng lập trường chính trị
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết. “Mời thì tôi mới viết. Bài “Người đi xây hồ kẻ gỗ”, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm” - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể.
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn. Tôi đến nhà ông trong căn hẻm nhỏ gần chợ Trương Định, thấy một khán giả mang cam tới bảo: “Cụ lại gọi điện bảo tới kẻo cụ buồn”.
Nhân chứng của thời kỳ tân nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý quê gốc ở ngoài Bắc nhưng do bố vào Nghệ An làm ở nhà máy xe lửa Trường Thi sinh ông ra ở gần sông Lam nên tuổi thơ và sự nghiệp của ông khởi nguồn từ thành phố Vinh.
Ông nói: “Gia đình tôi công nhân cũng nghèo, nhờ học giỏi tôi thi đậu vào trường tốt, được học nhạc với các thầy giỏi”. Ông thọ giáo ba thầy Việt Pháp Hoa, nhưng: “Tôi học được nhiều nhất là từ bố tôi”. Bố ông trùm nhạc dân tộc, giỏi nhiều nhạc cụ, thông thạo nhiều làn điệu dân ca
các xứ.
Vào cái thời hỗn mang, “nửa ông nửa thằng”, Pháp đô hộ, xã hội nghèo khó, ông bắt đầu con đường âm nhạc của mình nơi tỉnh lẻ với một niềm đam mê khôn tả: “Cả thành phố Vinh lúc ấy chỉ vỏn vẹn một phòng trà ca nhạc mà ông chủ là người Hoa”.
Thường qua lại tham gia vào đời sống ca nhạc với vốn kiến thức học được từ nhiều người thầy, từ trước năm 1945 ông đã gặp và trò chuyện với Phạm Duy và nuôi mộng thành nhạc sĩ.
“Với tôi, Phạm Duy là một tấm gương cho tôi học tập”. Trong đám tang Phạm Duy cách đây hơn một năm tôi thấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đi xe lăn tới dự lễ, nước mắt lưng tròng. Ông kể gặp lại Phạm Duy và gặp nhiều người khác nữa sau năm 1945, khi anh em vào Khu IV để xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Kỷ niệm với nhau nhiều, rồi khi Phạm Duy về nước cũng thường thăm hỏi nhau.
Ông nói: “Thế hệ chúng tôi là những người đầu tiên lập nên nền móng của nền tân nhạc Việt Nam, khi ấy toàn âm nhạc nước ngoài, ngoại lai”.
Đến giờ ông cũng vẫn còn ý trách Hội nhạc sĩ không tới viếng Phạm Duy. Năm 1957, chính Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Theo ông: “Nếu đánh giá người nhạc sĩ chỉ bằng lập trường chính trị thì sẽ bỏ sót nhiều người tài”.
Nhạc sĩ của người nghèo
Nhiều tài liệu nói khác nhau về bài hát đầu tay của Nguyễn Văn Tý, nhưng chính ông nói với tôi: “Bài Dư Âm là bài tôi viết đầu tiên, còn những bài sau đó thì viết tới mấy bài không nhớ rõ”. Tôi băn khoăn không hiểu ở một đô thị chỉ một phòng trà heo hắt, ai hát tác phẩm của ông?
“Tôi nhờ một đứa cháu người Huế, bà con với vợ tôi, cầm bản nhạc ra Hà Nội. Người ta thu thanh, phát và trả nhuận bút. Tôi mừng nên tập trung vào sáng tác. Bài Dư Âm tôi viết về một người con gái tôi yêu nhưng không lấy được”.
Cuộc đời của Nguyễn Văn Tý gặp không ít yếu nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng sở trường của ông vẫn là viết về nhân dân.
Ông nói: “Tuy không viết riêng bài nào về Bác Hồ, nhưng trong tác phẩm của tôi nhiều câu viết về Bác”. Một lần các nghệ sĩ đang họp, Bác Hồ đến dự bất ngờ, Nguyễn Văn Tý ngồi hàng đầu liền nhờ bảo vệ lấy ra một cái ghế nhỏ để mình ngồi và nhường ghế hàng đầu cho Bác thì Bác Hồ bảo nhạc sĩ cứ ngồi thế, còn Bác ngồi cạnh nghe phát biểu. Chẳng hiểu các vị chủ tịch đoàn phát biểu thế nào, Bác nghe xong, không nói gì, lặng lẽ đi ra. “Bác Hồ là một người vĩ đại”- nhạc sĩ nói.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết.
“Mời thì tôi mới viết. Bài Người đi xây hồ kẻ gỗ, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm”.
Trong bài hát của mình, ông phác họa lên công trình hồ nước với hàng vạn người lao động, rất điển hình cho những đại công trình của thời kỳ ấy, nơi đó những người công nhân và dân công lam lũ lao động đêm ngày, mà khi được hỏi ước mơ thì họ thành thực trả lời rằng chỉ mong được đặt chân vào cổng trường đại học.
Tấm áo rách và chiếc đàn tỳ bà
Hôm 2/9 vừa rồi, tôi đi xem chương trình ca nhạc ở sân khấu Trống Đồng (Sài Gòn) ca sĩ Quang Linh hát bài Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, khán giả miền Nam vỗ tay không ngớt.
Sáng tác của Nguyễn Văn Tý tuyên truyền nhưng ai cũng thích nghe, thời nào cũng nghe được, do nó chạm được vào điều gì đó nhân bản. Ngay giữa Sài Gòn đô hội, đủ nhạc Mỹ nhạc Tàu, nhạc Hàn, mà người ta vẫn hào hứng với bài ca về tấm áo rách.
Nhạc sĩ kể: “Tỉnh Hà Bắc họ mời tôi đi sáng tác. Tôi về đó mới biết có những vùng giặc Mỹ ném bom ác liệt, bộ đội chiến đấu suốt ngày, áo quần rách bươm không có mà mặc. Các mẹ phải tổ chức vá, xong cái nào, mặc cái đó, ra công sự đánh tiếp”.
Khi nghe bài hát người ta không thấy nói nhiều đến hình ảnh người chiến sĩ đầy huân huy chương mà thấy tấm lòng của người chiến sĩ tri ân lo lắng cho những người mẹ già.
Năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào Nam. Để viết ca khúc Dáng đứng Bến Tre ông không chỉ nghiên cứu về dân ca Nam bộ mà còn học tiếng để nói tiếng Nam bộ, sao cho bài hát mình hát ra phong vị Nam Bộ: “Người Nam bộ không nói tóc dài bay trong gió mà họ nói là tóc dài bai trong gió!” - ông tủm tỉm kể.
Cuộc đời ông đã trải mấy chế độ, sinh ở miền Trung, nổi danh hơn khi ra miền Bắc, nửa đời lặng lẽ với miền Nam, đi đâu ông cũng không quên đem theo cây đàn Tỳ Bà nhuốm màu thời gian.
Ông kể: “Lúc thành lập hội nhạc sĩ, chúng tôi mới phát hiện ra đa số các nhạc sĩ ta không biết chơi nhạc cụ dân tộc! Hội bèn mua đủ nhạc cụ một dàn nhạc, giao mỗi người học một thứ, sau đó biểu diễn chung. Tôi được giao học đàn Tỳ Bà, hôm đang biểu diễn thì đàn đứt dây. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ ngồi dưới bảo: Anh Tý chơi đàn Ty hả. Tôi đáp: Đàn Tỳ đang chơi anh Tý. Mọi người cười ồ”.
“Âm nhạc của tôi không bao giờ rời xa ngũ cung của nhạc dân tộc, đó là khung mọi tác phẩm của tôi”. Một dạo chuyên gia Bắc Triều Tiên hướng dẫn viết khí nhạc cho các nhạc sĩ Việt Nam, ông này kêu các nhạc sĩ Việt Nam gần như không biết nhạc nên phải đào tạo âm nhạc phương Tây.
Nguyễn Văn Tý cũng viết một tác phẩm khí nhạc, sau để đâu không nhớ. Ông chỉ thích viết ca khúc. Ông cầu kỳ trong sáng tác, viết nhiều, giữ lại ít. “Viết mà khán giả không nhớ không thích thì tính làm gì. Đời tôi chỉ viết được chưa đầy 100 ca khúc”.
Thế hệ sau mà Nguyễn Văn Tý hi vọng nhiều là Phó Đức Phương: “Ông ấy viết rất cẩn thận, nhiều tìm tòi”. Ông đánh giá cao Phó Đức Phương vì: “Nhạc sĩ Phó Đức Phương thuần khiết hơn nhiều người khác”.
Vào Nam năm 1975, cảm nhận của ông là gặp “một nền âm nhạc lai căng”. Ông khuyến khích học nghiên cứu mọi nền âm nhạc nhưng vẫn giữ quan niệm một tác phẩm lớn phải là tác phẩm nói lên được hồn âm nhạc của một dân tộc.
Ngày tháng lẻ loi
Tôi đến nhà ông vào buổi sáng và thấy hai người đàn bà, một người giúp việc trong bếp và một người pha nước cam. Họ mới tới nhà ông chưa lâu.
Người cắt cam nói: “Tôi đọc báo thấy nói hoàn cảnh ông neo đơn nên đến thăm. Người ta bảo ông sống một mình, bệnh tật, đôi khi cả tuần không được tắm. Cô giúp việc kia, con gái ông mới thuê đấy”. Nhạc sĩ có hai con gái nhưng không ai ở cùng.
Trò chuyện một lúc, con rể của ông qua. Con rể, con gái của ông cũng đều lớn tuổi, nghỉ hưu cả, nhưng vẫn còn làm việc này việc nọ, không phải lúc nào cũng thăm nom được. Người con rể sinh sống ở châu Âu, đang xin giấy tờ gia hạn thời gian lưu lại Việt Nam. Nhạc sĩ nói nhiều ca sĩ, bạn bè và khán giả tới thăm, tặng quà, mới nhất là nhóm Năm Dòng Kẻ.
“Trời sinh ra tôi cái số nghèo, tôi không xin ai. Họ tự tới cho tiền tôi để tôi chữa bệnh”. Ngày 31/8, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, Tùng Dương, Đồng Lan đến trao tặng hơn 70 triệu đồng do đông đảo nghệ sĩ hai miền quyên góp. Sáng 1/9, đại diện tỉnh Bến Tre cũng đã đến thăm hỏi và trao tặng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý số tiền 30 triệu đồng.
Nhạc sĩ than phiền: “Một số người muốn kiểm soát tiền tôi chi tiêu, yêu cầu phải mở sổ tiết kiệm mới tặng. Tôi nghĩ việc chi tiêu là quyền cá nhân tôi, nên tôn trọng tôi chứ!”.
Trần Nguyễn Anh
(Tiền Phong)
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết. “Mời thì tôi mới viết. Bài “Người đi xây hồ kẻ gỗ”, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm” - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể.
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn. Tôi đến nhà ông trong căn hẻm nhỏ gần chợ Trương Định, thấy một khán giả mang cam tới bảo: “Cụ lại gọi điện bảo tới kẻo cụ buồn”.
Nhân chứng của thời kỳ tân nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý quê gốc ở ngoài Bắc nhưng do bố vào Nghệ An làm ở nhà máy xe lửa Trường Thi sinh ông ra ở gần sông Lam nên tuổi thơ và sự nghiệp của ông khởi nguồn từ thành phố Vinh.
Ông nói: “Gia đình tôi công nhân cũng nghèo, nhờ học giỏi tôi thi đậu vào trường tốt, được học nhạc với các thầy giỏi”. Ông thọ giáo ba thầy Việt Pháp Hoa, nhưng: “Tôi học được nhiều nhất là từ bố tôi”. Bố ông trùm nhạc dân tộc, giỏi nhiều nhạc cụ, thông thạo nhiều làn điệu dân ca
các xứ.
Vào cái thời hỗn mang, “nửa ông nửa thằng”, Pháp đô hộ, xã hội nghèo khó, ông bắt đầu con đường âm nhạc của mình nơi tỉnh lẻ với một niềm đam mê khôn tả: “Cả thành phố Vinh lúc ấy chỉ vỏn vẹn một phòng trà ca nhạc mà ông chủ là người Hoa”.
Thường qua lại tham gia vào đời sống ca nhạc với vốn kiến thức học được từ nhiều người thầy, từ trước năm 1945 ông đã gặp và trò chuyện với Phạm Duy và nuôi mộng thành nhạc sĩ.
“Với tôi, Phạm Duy là một tấm gương cho tôi học tập”. Trong đám tang Phạm Duy cách đây hơn một năm tôi thấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đi xe lăn tới dự lễ, nước mắt lưng tròng. Ông kể gặp lại Phạm Duy và gặp nhiều người khác nữa sau năm 1945, khi anh em vào Khu IV để xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Kỷ niệm với nhau nhiều, rồi khi Phạm Duy về nước cũng thường thăm hỏi nhau.
Ông nói: “Thế hệ chúng tôi là những người đầu tiên lập nên nền móng của nền tân nhạc Việt Nam, khi ấy toàn âm nhạc nước ngoài, ngoại lai”.
Đến giờ ông cũng vẫn còn ý trách Hội nhạc sĩ không tới viếng Phạm Duy. Năm 1957, chính Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Theo ông: “Nếu đánh giá người nhạc sĩ chỉ bằng lập trường chính trị thì sẽ bỏ sót nhiều người tài”.
Nhiều tài liệu nói khác nhau về bài hát đầu tay của Nguyễn Văn Tý, nhưng chính ông nói với tôi: “Bài Dư Âm là bài tôi viết đầu tiên, còn những bài sau đó thì viết tới mấy bài không nhớ rõ”. Tôi băn khoăn không hiểu ở một đô thị chỉ một phòng trà heo hắt, ai hát tác phẩm của ông?
“Tôi nhờ một đứa cháu người Huế, bà con với vợ tôi, cầm bản nhạc ra Hà Nội. Người ta thu thanh, phát và trả nhuận bút. Tôi mừng nên tập trung vào sáng tác. Bài Dư Âm tôi viết về một người con gái tôi yêu nhưng không lấy được”.
Cuộc đời của Nguyễn Văn Tý gặp không ít yếu nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng sở trường của ông vẫn là viết về nhân dân.
Ông nói: “Tuy không viết riêng bài nào về Bác Hồ, nhưng trong tác phẩm của tôi nhiều câu viết về Bác”. Một lần các nghệ sĩ đang họp, Bác Hồ đến dự bất ngờ, Nguyễn Văn Tý ngồi hàng đầu liền nhờ bảo vệ lấy ra một cái ghế nhỏ để mình ngồi và nhường ghế hàng đầu cho Bác thì Bác Hồ bảo nhạc sĩ cứ ngồi thế, còn Bác ngồi cạnh nghe phát biểu. Chẳng hiểu các vị chủ tịch đoàn phát biểu thế nào, Bác nghe xong, không nói gì, lặng lẽ đi ra. “Bác Hồ là một người vĩ đại”- nhạc sĩ nói.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết.
“Mời thì tôi mới viết. Bài Người đi xây hồ kẻ gỗ, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm”.
Trong bài hát của mình, ông phác họa lên công trình hồ nước với hàng vạn người lao động, rất điển hình cho những đại công trình của thời kỳ ấy, nơi đó những người công nhân và dân công lam lũ lao động đêm ngày, mà khi được hỏi ước mơ thì họ thành thực trả lời rằng chỉ mong được đặt chân vào cổng trường đại học.
Tấm áo rách và chiếc đàn tỳ bà
Hôm 2/9 vừa rồi, tôi đi xem chương trình ca nhạc ở sân khấu Trống Đồng (Sài Gòn) ca sĩ Quang Linh hát bài Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, khán giả miền Nam vỗ tay không ngớt.
Sáng tác của Nguyễn Văn Tý tuyên truyền nhưng ai cũng thích nghe, thời nào cũng nghe được, do nó chạm được vào điều gì đó nhân bản. Ngay giữa Sài Gòn đô hội, đủ nhạc Mỹ nhạc Tàu, nhạc Hàn, mà người ta vẫn hào hứng với bài ca về tấm áo rách.
Nhạc sĩ kể: “Tỉnh Hà Bắc họ mời tôi đi sáng tác. Tôi về đó mới biết có những vùng giặc Mỹ ném bom ác liệt, bộ đội chiến đấu suốt ngày, áo quần rách bươm không có mà mặc. Các mẹ phải tổ chức vá, xong cái nào, mặc cái đó, ra công sự đánh tiếp”.
Khi nghe bài hát người ta không thấy nói nhiều đến hình ảnh người chiến sĩ đầy huân huy chương mà thấy tấm lòng của người chiến sĩ tri ân lo lắng cho những người mẹ già.
Năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào Nam. Để viết ca khúc Dáng đứng Bến Tre ông không chỉ nghiên cứu về dân ca Nam bộ mà còn học tiếng để nói tiếng Nam bộ, sao cho bài hát mình hát ra phong vị Nam Bộ: “Người Nam bộ không nói tóc dài bay trong gió mà họ nói là tóc dài bai trong gió!” - ông tủm tỉm kể.
Cuộc đời ông đã trải mấy chế độ, sinh ở miền Trung, nổi danh hơn khi ra miền Bắc, nửa đời lặng lẽ với miền Nam, đi đâu ông cũng không quên đem theo cây đàn Tỳ Bà nhuốm màu thời gian.
Ông kể: “Lúc thành lập hội nhạc sĩ, chúng tôi mới phát hiện ra đa số các nhạc sĩ ta không biết chơi nhạc cụ dân tộc! Hội bèn mua đủ nhạc cụ một dàn nhạc, giao mỗi người học một thứ, sau đó biểu diễn chung. Tôi được giao học đàn Tỳ Bà, hôm đang biểu diễn thì đàn đứt dây. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ ngồi dưới bảo: Anh Tý chơi đàn Ty hả. Tôi đáp: Đàn Tỳ đang chơi anh Tý. Mọi người cười ồ”.
“Âm nhạc của tôi không bao giờ rời xa ngũ cung của nhạc dân tộc, đó là khung mọi tác phẩm của tôi”. Một dạo chuyên gia Bắc Triều Tiên hướng dẫn viết khí nhạc cho các nhạc sĩ Việt Nam, ông này kêu các nhạc sĩ Việt Nam gần như không biết nhạc nên phải đào tạo âm nhạc phương Tây.
Nguyễn Văn Tý cũng viết một tác phẩm khí nhạc, sau để đâu không nhớ. Ông chỉ thích viết ca khúc. Ông cầu kỳ trong sáng tác, viết nhiều, giữ lại ít. “Viết mà khán giả không nhớ không thích thì tính làm gì. Đời tôi chỉ viết được chưa đầy 100 ca khúc”.
Thế hệ sau mà Nguyễn Văn Tý hi vọng nhiều là Phó Đức Phương: “Ông ấy viết rất cẩn thận, nhiều tìm tòi”. Ông đánh giá cao Phó Đức Phương vì: “Nhạc sĩ Phó Đức Phương thuần khiết hơn nhiều người khác”.
Vào Nam năm 1975, cảm nhận của ông là gặp “một nền âm nhạc lai căng”. Ông khuyến khích học nghiên cứu mọi nền âm nhạc nhưng vẫn giữ quan niệm một tác phẩm lớn phải là tác phẩm nói lên được hồn âm nhạc của một dân tộc.
Ngày tháng lẻ loi
Tôi đến nhà ông vào buổi sáng và thấy hai người đàn bà, một người giúp việc trong bếp và một người pha nước cam. Họ mới tới nhà ông chưa lâu.
Người cắt cam nói: “Tôi đọc báo thấy nói hoàn cảnh ông neo đơn nên đến thăm. Người ta bảo ông sống một mình, bệnh tật, đôi khi cả tuần không được tắm. Cô giúp việc kia, con gái ông mới thuê đấy”. Nhạc sĩ có hai con gái nhưng không ai ở cùng.
Trò chuyện một lúc, con rể của ông qua. Con rể, con gái của ông cũng đều lớn tuổi, nghỉ hưu cả, nhưng vẫn còn làm việc này việc nọ, không phải lúc nào cũng thăm nom được. Người con rể sinh sống ở châu Âu, đang xin giấy tờ gia hạn thời gian lưu lại Việt Nam. Nhạc sĩ nói nhiều ca sĩ, bạn bè và khán giả tới thăm, tặng quà, mới nhất là nhóm Năm Dòng Kẻ.
“Trời sinh ra tôi cái số nghèo, tôi không xin ai. Họ tự tới cho tiền tôi để tôi chữa bệnh”. Ngày 31/8, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, Tùng Dương, Đồng Lan đến trao tặng hơn 70 triệu đồng do đông đảo nghệ sĩ hai miền quyên góp. Sáng 1/9, đại diện tỉnh Bến Tre cũng đã đến thăm hỏi và trao tặng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý số tiền 30 triệu đồng.
Nhạc sĩ than phiền: “Một số người muốn kiểm soát tiền tôi chi tiêu, yêu cầu phải mở sổ tiết kiệm mới tặng. Tôi nghĩ việc chi tiêu là quyền cá nhân tôi, nên tôn trọng tôi chứ!”.
Trần Nguyễn Anh
(Tiền Phong)
Bàn ra tán vào (0)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý: Trời sinh ra tôi cái số nghèo
Năm 1957, chính Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Theo ông: “Nếu đánh giá người nhạc sĩ chỉ bằng lập trường chính trị
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết. “Mời thì tôi mới viết. Bài “Người đi xây hồ kẻ gỗ”, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm” - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể.
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn. Tôi đến nhà ông trong căn hẻm nhỏ gần chợ Trương Định, thấy một khán giả mang cam tới bảo: “Cụ lại gọi điện bảo tới kẻo cụ buồn”.
Nhân chứng của thời kỳ tân nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý quê gốc ở ngoài Bắc nhưng do bố vào Nghệ An làm ở nhà máy xe lửa Trường Thi sinh ông ra ở gần sông Lam nên tuổi thơ và sự nghiệp của ông khởi nguồn từ thành phố Vinh.
Ông nói: “Gia đình tôi công nhân cũng nghèo, nhờ học giỏi tôi thi đậu vào trường tốt, được học nhạc với các thầy giỏi”. Ông thọ giáo ba thầy Việt Pháp Hoa, nhưng: “Tôi học được nhiều nhất là từ bố tôi”. Bố ông trùm nhạc dân tộc, giỏi nhiều nhạc cụ, thông thạo nhiều làn điệu dân ca
các xứ.
Vào cái thời hỗn mang, “nửa ông nửa thằng”, Pháp đô hộ, xã hội nghèo khó, ông bắt đầu con đường âm nhạc của mình nơi tỉnh lẻ với một niềm đam mê khôn tả: “Cả thành phố Vinh lúc ấy chỉ vỏn vẹn một phòng trà ca nhạc mà ông chủ là người Hoa”.
Thường qua lại tham gia vào đời sống ca nhạc với vốn kiến thức học được từ nhiều người thầy, từ trước năm 1945 ông đã gặp và trò chuyện với Phạm Duy và nuôi mộng thành nhạc sĩ.
“Với tôi, Phạm Duy là một tấm gương cho tôi học tập”. Trong đám tang Phạm Duy cách đây hơn một năm tôi thấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đi xe lăn tới dự lễ, nước mắt lưng tròng. Ông kể gặp lại Phạm Duy và gặp nhiều người khác nữa sau năm 1945, khi anh em vào Khu IV để xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Kỷ niệm với nhau nhiều, rồi khi Phạm Duy về nước cũng thường thăm hỏi nhau.
Ông nói: “Thế hệ chúng tôi là những người đầu tiên lập nên nền móng của nền tân nhạc Việt Nam, khi ấy toàn âm nhạc nước ngoài, ngoại lai”.
Đến giờ ông cũng vẫn còn ý trách Hội nhạc sĩ không tới viếng Phạm Duy. Năm 1957, chính Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Theo ông: “Nếu đánh giá người nhạc sĩ chỉ bằng lập trường chính trị thì sẽ bỏ sót nhiều người tài”.
Nhạc sĩ của người nghèo
Nhiều tài liệu nói khác nhau về bài hát đầu tay của Nguyễn Văn Tý, nhưng chính ông nói với tôi: “Bài Dư Âm là bài tôi viết đầu tiên, còn những bài sau đó thì viết tới mấy bài không nhớ rõ”. Tôi băn khoăn không hiểu ở một đô thị chỉ một phòng trà heo hắt, ai hát tác phẩm của ông?
“Tôi nhờ một đứa cháu người Huế, bà con với vợ tôi, cầm bản nhạc ra Hà Nội. Người ta thu thanh, phát và trả nhuận bút. Tôi mừng nên tập trung vào sáng tác. Bài Dư Âm tôi viết về một người con gái tôi yêu nhưng không lấy được”.
Cuộc đời của Nguyễn Văn Tý gặp không ít yếu nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng sở trường của ông vẫn là viết về nhân dân.
Ông nói: “Tuy không viết riêng bài nào về Bác Hồ, nhưng trong tác phẩm của tôi nhiều câu viết về Bác”. Một lần các nghệ sĩ đang họp, Bác Hồ đến dự bất ngờ, Nguyễn Văn Tý ngồi hàng đầu liền nhờ bảo vệ lấy ra một cái ghế nhỏ để mình ngồi và nhường ghế hàng đầu cho Bác thì Bác Hồ bảo nhạc sĩ cứ ngồi thế, còn Bác ngồi cạnh nghe phát biểu. Chẳng hiểu các vị chủ tịch đoàn phát biểu thế nào, Bác nghe xong, không nói gì, lặng lẽ đi ra. “Bác Hồ là một người vĩ đại”- nhạc sĩ nói.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết.
“Mời thì tôi mới viết. Bài Người đi xây hồ kẻ gỗ, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm”.
Trong bài hát của mình, ông phác họa lên công trình hồ nước với hàng vạn người lao động, rất điển hình cho những đại công trình của thời kỳ ấy, nơi đó những người công nhân và dân công lam lũ lao động đêm ngày, mà khi được hỏi ước mơ thì họ thành thực trả lời rằng chỉ mong được đặt chân vào cổng trường đại học.
Tấm áo rách và chiếc đàn tỳ bà
Hôm 2/9 vừa rồi, tôi đi xem chương trình ca nhạc ở sân khấu Trống Đồng (Sài Gòn) ca sĩ Quang Linh hát bài Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, khán giả miền Nam vỗ tay không ngớt.
Sáng tác của Nguyễn Văn Tý tuyên truyền nhưng ai cũng thích nghe, thời nào cũng nghe được, do nó chạm được vào điều gì đó nhân bản. Ngay giữa Sài Gòn đô hội, đủ nhạc Mỹ nhạc Tàu, nhạc Hàn, mà người ta vẫn hào hứng với bài ca về tấm áo rách.
Nhạc sĩ kể: “Tỉnh Hà Bắc họ mời tôi đi sáng tác. Tôi về đó mới biết có những vùng giặc Mỹ ném bom ác liệt, bộ đội chiến đấu suốt ngày, áo quần rách bươm không có mà mặc. Các mẹ phải tổ chức vá, xong cái nào, mặc cái đó, ra công sự đánh tiếp”.
Khi nghe bài hát người ta không thấy nói nhiều đến hình ảnh người chiến sĩ đầy huân huy chương mà thấy tấm lòng của người chiến sĩ tri ân lo lắng cho những người mẹ già.
Năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào Nam. Để viết ca khúc Dáng đứng Bến Tre ông không chỉ nghiên cứu về dân ca Nam bộ mà còn học tiếng để nói tiếng Nam bộ, sao cho bài hát mình hát ra phong vị Nam Bộ: “Người Nam bộ không nói tóc dài bay trong gió mà họ nói là tóc dài bai trong gió!” - ông tủm tỉm kể.
Cuộc đời ông đã trải mấy chế độ, sinh ở miền Trung, nổi danh hơn khi ra miền Bắc, nửa đời lặng lẽ với miền Nam, đi đâu ông cũng không quên đem theo cây đàn Tỳ Bà nhuốm màu thời gian.
Ông kể: “Lúc thành lập hội nhạc sĩ, chúng tôi mới phát hiện ra đa số các nhạc sĩ ta không biết chơi nhạc cụ dân tộc! Hội bèn mua đủ nhạc cụ một dàn nhạc, giao mỗi người học một thứ, sau đó biểu diễn chung. Tôi được giao học đàn Tỳ Bà, hôm đang biểu diễn thì đàn đứt dây. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ ngồi dưới bảo: Anh Tý chơi đàn Ty hả. Tôi đáp: Đàn Tỳ đang chơi anh Tý. Mọi người cười ồ”.
“Âm nhạc của tôi không bao giờ rời xa ngũ cung của nhạc dân tộc, đó là khung mọi tác phẩm của tôi”. Một dạo chuyên gia Bắc Triều Tiên hướng dẫn viết khí nhạc cho các nhạc sĩ Việt Nam, ông này kêu các nhạc sĩ Việt Nam gần như không biết nhạc nên phải đào tạo âm nhạc phương Tây.
Nguyễn Văn Tý cũng viết một tác phẩm khí nhạc, sau để đâu không nhớ. Ông chỉ thích viết ca khúc. Ông cầu kỳ trong sáng tác, viết nhiều, giữ lại ít. “Viết mà khán giả không nhớ không thích thì tính làm gì. Đời tôi chỉ viết được chưa đầy 100 ca khúc”.
Thế hệ sau mà Nguyễn Văn Tý hi vọng nhiều là Phó Đức Phương: “Ông ấy viết rất cẩn thận, nhiều tìm tòi”. Ông đánh giá cao Phó Đức Phương vì: “Nhạc sĩ Phó Đức Phương thuần khiết hơn nhiều người khác”.
Vào Nam năm 1975, cảm nhận của ông là gặp “một nền âm nhạc lai căng”. Ông khuyến khích học nghiên cứu mọi nền âm nhạc nhưng vẫn giữ quan niệm một tác phẩm lớn phải là tác phẩm nói lên được hồn âm nhạc của một dân tộc.
Ngày tháng lẻ loi
Tôi đến nhà ông vào buổi sáng và thấy hai người đàn bà, một người giúp việc trong bếp và một người pha nước cam. Họ mới tới nhà ông chưa lâu.
Người cắt cam nói: “Tôi đọc báo thấy nói hoàn cảnh ông neo đơn nên đến thăm. Người ta bảo ông sống một mình, bệnh tật, đôi khi cả tuần không được tắm. Cô giúp việc kia, con gái ông mới thuê đấy”. Nhạc sĩ có hai con gái nhưng không ai ở cùng.
Trò chuyện một lúc, con rể của ông qua. Con rể, con gái của ông cũng đều lớn tuổi, nghỉ hưu cả, nhưng vẫn còn làm việc này việc nọ, không phải lúc nào cũng thăm nom được. Người con rể sinh sống ở châu Âu, đang xin giấy tờ gia hạn thời gian lưu lại Việt Nam. Nhạc sĩ nói nhiều ca sĩ, bạn bè và khán giả tới thăm, tặng quà, mới nhất là nhóm Năm Dòng Kẻ.
“Trời sinh ra tôi cái số nghèo, tôi không xin ai. Họ tự tới cho tiền tôi để tôi chữa bệnh”. Ngày 31/8, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, Tùng Dương, Đồng Lan đến trao tặng hơn 70 triệu đồng do đông đảo nghệ sĩ hai miền quyên góp. Sáng 1/9, đại diện tỉnh Bến Tre cũng đã đến thăm hỏi và trao tặng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý số tiền 30 triệu đồng.
Nhạc sĩ than phiền: “Một số người muốn kiểm soát tiền tôi chi tiêu, yêu cầu phải mở sổ tiết kiệm mới tặng. Tôi nghĩ việc chi tiêu là quyền cá nhân tôi, nên tôn trọng tôi chứ!”.
Trần Nguyễn Anh
(Tiền Phong)
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết. “Mời thì tôi mới viết. Bài “Người đi xây hồ kẻ gỗ”, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm” - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý kể.
Nhân chứng một thời đại âm nhạc nhiều biến động, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đang sống trong những tháng ngày bệnh tật và khá cô đơn. Tôi đến nhà ông trong căn hẻm nhỏ gần chợ Trương Định, thấy một khán giả mang cam tới bảo: “Cụ lại gọi điện bảo tới kẻo cụ buồn”.
Nhân chứng của thời kỳ tân nhạc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý quê gốc ở ngoài Bắc nhưng do bố vào Nghệ An làm ở nhà máy xe lửa Trường Thi sinh ông ra ở gần sông Lam nên tuổi thơ và sự nghiệp của ông khởi nguồn từ thành phố Vinh.
Ông nói: “Gia đình tôi công nhân cũng nghèo, nhờ học giỏi tôi thi đậu vào trường tốt, được học nhạc với các thầy giỏi”. Ông thọ giáo ba thầy Việt Pháp Hoa, nhưng: “Tôi học được nhiều nhất là từ bố tôi”. Bố ông trùm nhạc dân tộc, giỏi nhiều nhạc cụ, thông thạo nhiều làn điệu dân ca
các xứ.
Vào cái thời hỗn mang, “nửa ông nửa thằng”, Pháp đô hộ, xã hội nghèo khó, ông bắt đầu con đường âm nhạc của mình nơi tỉnh lẻ với một niềm đam mê khôn tả: “Cả thành phố Vinh lúc ấy chỉ vỏn vẹn một phòng trà ca nhạc mà ông chủ là người Hoa”.
Thường qua lại tham gia vào đời sống ca nhạc với vốn kiến thức học được từ nhiều người thầy, từ trước năm 1945 ông đã gặp và trò chuyện với Phạm Duy và nuôi mộng thành nhạc sĩ.
“Với tôi, Phạm Duy là một tấm gương cho tôi học tập”. Trong đám tang Phạm Duy cách đây hơn một năm tôi thấy nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đi xe lăn tới dự lễ, nước mắt lưng tròng. Ông kể gặp lại Phạm Duy và gặp nhiều người khác nữa sau năm 1945, khi anh em vào Khu IV để xây dựng nền văn nghệ cách mạng. Kỷ niệm với nhau nhiều, rồi khi Phạm Duy về nước cũng thường thăm hỏi nhau.
Ông nói: “Thế hệ chúng tôi là những người đầu tiên lập nên nền móng của nền tân nhạc Việt Nam, khi ấy toàn âm nhạc nước ngoài, ngoại lai”.
Đến giờ ông cũng vẫn còn ý trách Hội nhạc sĩ không tới viếng Phạm Duy. Năm 1957, chính Nguyễn Văn Tý, Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Theo ông: “Nếu đánh giá người nhạc sĩ chỉ bằng lập trường chính trị thì sẽ bỏ sót nhiều người tài”.
Nhiều tài liệu nói khác nhau về bài hát đầu tay của Nguyễn Văn Tý, nhưng chính ông nói với tôi: “Bài Dư Âm là bài tôi viết đầu tiên, còn những bài sau đó thì viết tới mấy bài không nhớ rõ”. Tôi băn khoăn không hiểu ở một đô thị chỉ một phòng trà heo hắt, ai hát tác phẩm của ông?
“Tôi nhờ một đứa cháu người Huế, bà con với vợ tôi, cầm bản nhạc ra Hà Nội. Người ta thu thanh, phát và trả nhuận bút. Tôi mừng nên tập trung vào sáng tác. Bài Dư Âm tôi viết về một người con gái tôi yêu nhưng không lấy được”.
Cuộc đời của Nguyễn Văn Tý gặp không ít yếu nhân như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp nhưng sở trường của ông vẫn là viết về nhân dân.
Ông nói: “Tuy không viết riêng bài nào về Bác Hồ, nhưng trong tác phẩm của tôi nhiều câu viết về Bác”. Một lần các nghệ sĩ đang họp, Bác Hồ đến dự bất ngờ, Nguyễn Văn Tý ngồi hàng đầu liền nhờ bảo vệ lấy ra một cái ghế nhỏ để mình ngồi và nhường ghế hàng đầu cho Bác thì Bác Hồ bảo nhạc sĩ cứ ngồi thế, còn Bác ngồi cạnh nghe phát biểu. Chẳng hiểu các vị chủ tịch đoàn phát biểu thế nào, Bác nghe xong, không nói gì, lặng lẽ đi ra. “Bác Hồ là một người vĩ đại”- nhạc sĩ nói.
Thế hệ nhạc sĩ tiền bối là những người giàu lòng tự trọng, viết nhạc tuyên truyền nhưng không phải cái gì cũng viết.
“Mời thì tôi mới viết. Bài Người đi xây hồ kẻ gỗ, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đích thân đến tận nhà đón, tôi mới đi viết. Vào đến nơi, họ bố trí tôi ở khách sạn, tôi dứt khoát từ chối xin đến ở với anh em đoàn văn công. Tới đoàn, mọi người lót bao tải mấy lớp làm nệm cho tôi nằm”.
Trong bài hát của mình, ông phác họa lên công trình hồ nước với hàng vạn người lao động, rất điển hình cho những đại công trình của thời kỳ ấy, nơi đó những người công nhân và dân công lam lũ lao động đêm ngày, mà khi được hỏi ước mơ thì họ thành thực trả lời rằng chỉ mong được đặt chân vào cổng trường đại học.
Tấm áo rách và chiếc đàn tỳ bà
Hôm 2/9 vừa rồi, tôi đi xem chương trình ca nhạc ở sân khấu Trống Đồng (Sài Gòn) ca sĩ Quang Linh hát bài Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa, khán giả miền Nam vỗ tay không ngớt.
Sáng tác của Nguyễn Văn Tý tuyên truyền nhưng ai cũng thích nghe, thời nào cũng nghe được, do nó chạm được vào điều gì đó nhân bản. Ngay giữa Sài Gòn đô hội, đủ nhạc Mỹ nhạc Tàu, nhạc Hàn, mà người ta vẫn hào hứng với bài ca về tấm áo rách.
Nhạc sĩ kể: “Tỉnh Hà Bắc họ mời tôi đi sáng tác. Tôi về đó mới biết có những vùng giặc Mỹ ném bom ác liệt, bộ đội chiến đấu suốt ngày, áo quần rách bươm không có mà mặc. Các mẹ phải tổ chức vá, xong cái nào, mặc cái đó, ra công sự đánh tiếp”.
Khi nghe bài hát người ta không thấy nói nhiều đến hình ảnh người chiến sĩ đầy huân huy chương mà thấy tấm lòng của người chiến sĩ tri ân lo lắng cho những người mẹ già.
Năm 1975, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vào Nam. Để viết ca khúc Dáng đứng Bến Tre ông không chỉ nghiên cứu về dân ca Nam bộ mà còn học tiếng để nói tiếng Nam bộ, sao cho bài hát mình hát ra phong vị Nam Bộ: “Người Nam bộ không nói tóc dài bay trong gió mà họ nói là tóc dài bai trong gió!” - ông tủm tỉm kể.
Cuộc đời ông đã trải mấy chế độ, sinh ở miền Trung, nổi danh hơn khi ra miền Bắc, nửa đời lặng lẽ với miền Nam, đi đâu ông cũng không quên đem theo cây đàn Tỳ Bà nhuốm màu thời gian.
Ông kể: “Lúc thành lập hội nhạc sĩ, chúng tôi mới phát hiện ra đa số các nhạc sĩ ta không biết chơi nhạc cụ dân tộc! Hội bèn mua đủ nhạc cụ một dàn nhạc, giao mỗi người học một thứ, sau đó biểu diễn chung. Tôi được giao học đàn Tỳ Bà, hôm đang biểu diễn thì đàn đứt dây. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ ngồi dưới bảo: Anh Tý chơi đàn Ty hả. Tôi đáp: Đàn Tỳ đang chơi anh Tý. Mọi người cười ồ”.
“Âm nhạc của tôi không bao giờ rời xa ngũ cung của nhạc dân tộc, đó là khung mọi tác phẩm của tôi”. Một dạo chuyên gia Bắc Triều Tiên hướng dẫn viết khí nhạc cho các nhạc sĩ Việt Nam, ông này kêu các nhạc sĩ Việt Nam gần như không biết nhạc nên phải đào tạo âm nhạc phương Tây.
Nguyễn Văn Tý cũng viết một tác phẩm khí nhạc, sau để đâu không nhớ. Ông chỉ thích viết ca khúc. Ông cầu kỳ trong sáng tác, viết nhiều, giữ lại ít. “Viết mà khán giả không nhớ không thích thì tính làm gì. Đời tôi chỉ viết được chưa đầy 100 ca khúc”.
Thế hệ sau mà Nguyễn Văn Tý hi vọng nhiều là Phó Đức Phương: “Ông ấy viết rất cẩn thận, nhiều tìm tòi”. Ông đánh giá cao Phó Đức Phương vì: “Nhạc sĩ Phó Đức Phương thuần khiết hơn nhiều người khác”.
Vào Nam năm 1975, cảm nhận của ông là gặp “một nền âm nhạc lai căng”. Ông khuyến khích học nghiên cứu mọi nền âm nhạc nhưng vẫn giữ quan niệm một tác phẩm lớn phải là tác phẩm nói lên được hồn âm nhạc của một dân tộc.
Ngày tháng lẻ loi
Tôi đến nhà ông vào buổi sáng và thấy hai người đàn bà, một người giúp việc trong bếp và một người pha nước cam. Họ mới tới nhà ông chưa lâu.
Người cắt cam nói: “Tôi đọc báo thấy nói hoàn cảnh ông neo đơn nên đến thăm. Người ta bảo ông sống một mình, bệnh tật, đôi khi cả tuần không được tắm. Cô giúp việc kia, con gái ông mới thuê đấy”. Nhạc sĩ có hai con gái nhưng không ai ở cùng.
Trò chuyện một lúc, con rể của ông qua. Con rể, con gái của ông cũng đều lớn tuổi, nghỉ hưu cả, nhưng vẫn còn làm việc này việc nọ, không phải lúc nào cũng thăm nom được. Người con rể sinh sống ở châu Âu, đang xin giấy tờ gia hạn thời gian lưu lại Việt Nam. Nhạc sĩ nói nhiều ca sĩ, bạn bè và khán giả tới thăm, tặng quà, mới nhất là nhóm Năm Dòng Kẻ.
“Trời sinh ra tôi cái số nghèo, tôi không xin ai. Họ tự tới cho tiền tôi để tôi chữa bệnh”. Ngày 31/8, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, Tùng Dương, Đồng Lan đến trao tặng hơn 70 triệu đồng do đông đảo nghệ sĩ hai miền quyên góp. Sáng 1/9, đại diện tỉnh Bến Tre cũng đã đến thăm hỏi và trao tặng nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý số tiền 30 triệu đồng.
Nhạc sĩ than phiền: “Một số người muốn kiểm soát tiền tôi chi tiêu, yêu cầu phải mở sổ tiết kiệm mới tặng. Tôi nghĩ việc chi tiêu là quyền cá nhân tôi, nên tôn trọng tôi chứ!”.
Trần Nguyễn Anh
(Tiền Phong)