Tham Khảo
Nhân Đèn cù, Bên thắng cuộc và etc: Huyền thoại "sự thật Bắc Việt"
huyền thoại căn bản cần thiết cho sự vận hành của tuyên truyền (thật ra tôi thích gọi bằng cái tên ngày xưa hơn, "chiêu hồi"), huyền thoại về "sự thật Bắc Việt" lúc nào cũng đứng ở hàng tót vời.
Chuyện đã từ lâu lắm rồi. Năm xưa, Xuân Vũ vào Nam (đi B) rồi bỏ chạy sang phía bên kia. Rồi cuốn sách Đường đi không đến được giải thưởng văn chương của Việt Nam Cộng Hòa. Xuân Vũ với Đường đi không đến, Xương trắng Trường Sơn, rồi Kim Nhật và etc etc.
"Sự thật Bắc Việt" trở thành một món hàng nóng, rất ăn khách. Nó trở thành một huyền thoại, một nhu cầu khôn nguôi. Chưa nói đến gì khác (và tất nhiên ở chiều ngược lại, "sự thật về cuộc sống đồi trụy ở Sài Gòn" cũng ghê gớm chẳng kém), hẵng cứ nhìn nhận đơn giản như vậy đã.
Bản chất của huyền thoại ấy là gì?
Là dính dáng đến cả một khao khát tuyên truyền, một bộ máy tuyên truyền hoạt động tích cực trong thời chiến, nhưng khi chiến tranh kết thúc nó vẫn tiếp tục vận hành ở các cách thức khác. Muốn vận hành, nó phải nuôi một số huyền thoại sao cho thật sống động. Trong số những huyền thoại căn bản cần thiết cho sự vận hành của tuyên truyền (thật ra tôi thích gọi bằng cái tên ngày xưa hơn, "chiêu hồi"), huyền thoại về "sự thật Bắc Việt" lúc nào cũng đứng ở hàng tót vời.
Người ở "bên ngoài" muốn giữ vững vị thế "bên ngoài" của mình thì phải có một số điều kiện, trong đó có điều kiện về khoảng cách, và từ đó dẫn đến "mối quan tâm", dù là quan tâm thật hay quan tâm vờ. Người ta cực kỳ quan tâm (quan tâm đến mức thái quá, theo tôi) đến chuyện Xuân Diệu gay, Nguyễn Tuân làm gì, hèn hay ngạo, Trường Chinh viết bút chiến và Nguyễn Đình Thi lấy áo lau máu xxx.
Huyền thoại chủ chốt ấy làm nảy sinh những huyền thoại đi kèm, ví dụ huyền thoại về "người chạy thoát khỏi Bắc Việt", "tiếng nói cất lên miêu tả sự thật từ bên trong". Đã là huyền thoại thì dĩ nhiên có hiện tượng nhiều điều khác bị che khuất, hoặc bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Ví dụ: Bùi Tín, Huy Đức, Trần Đĩnh từng đóng góp đến mức độ nào cho cái chế độ ấy, hay nói đơn giản hơn là đóng góp thế nào để tạo ra cái "sự thật Bắc Việt" ấy? Cũng như các nhân vật "tiếng nói từ bên trong" đó từng hưởng lợi ích như thế nào từ những thứ họ chống lại. Rồi chuyện "lên tiếng" có thể quan niệm là một sự "gỡ tội" được hay không? "Gỡ" thì gỡ đến mức nào?
Dĩ nhiên, đã là huyền thoại thì có hào quang: ở đây hào quang được miêu tả bằng "lòng can đảm nói lên sự thật" vân vân và vân vân.
Tôi còn nhớ Hà Nội những năm 90: người ta chuyền tay nhau đọc bản photo rất nhiều thứ tài liệu, tụ tập rôm rả bàn tán về cuộc đời Hồ Chí Minh, hồi ký Trần Quỳnh hay sách của Tạ Tỵ.
Mà biết đâu, "sự thật Bắc Việt" nằm chính ở quán nước vỉa hè, phòng khách các căn hộ chung chạ thời bao cấp hay sân nhà 51 Trần Hưng Đạo. Gom góp lại cái đống ấy thì vượt xa nội dung sách của Huy Đức hay Trần Đĩnh.
Nhưng chuyện ấy cũng không quan trọng. Điều quan trọng hình như nằm ở chỗ: đã có cầu ắt có cung, để nuôi dưỡng cái huyền thoại hùng mạnh mang tên "sự thật Bắc Việt", lâu lâu lại có một nhân vật tách khỏi quán nước vỉa hè trở thành tác giả.
Xét cho cùng, đó là một hành động anh hùng: anh hùng trong quyết tâm nuôi dưỡng một huyền thoại. Nếu mấy quyển sách mới xuất hiện gần đây được viết từ cách đây hai mươi năm, dân Hà Nội sẽ chuyền tay nhau rất nhanh chóng và hồ hởi, và mấy tác giả ấy sẽ trở thành huyền thoại phố phường.
Kể cả họ viết có dở đến đâu đi chăng nữa.
http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/09/den-cu-va-ben-thang-cuoc-huyen-thoai-su-that-bac-viet.html
Chuyện đã từ lâu lắm rồi. Năm xưa, Xuân Vũ vào Nam (đi B) rồi bỏ chạy sang phía bên kia. Rồi cuốn sách Đường đi không đến được giải thưởng văn chương của Việt Nam Cộng Hòa. Xuân Vũ với Đường đi không đến, Xương trắng Trường Sơn, rồi Kim Nhật và etc etc.
"Sự thật Bắc Việt" trở thành một món hàng nóng, rất ăn khách. Nó trở thành một huyền thoại, một nhu cầu khôn nguôi. Chưa nói đến gì khác (và tất nhiên ở chiều ngược lại, "sự thật về cuộc sống đồi trụy ở Sài Gòn" cũng ghê gớm chẳng kém), hẵng cứ nhìn nhận đơn giản như vậy đã.
Bản chất của huyền thoại ấy là gì?
Là dính dáng đến cả một khao khát tuyên truyền, một bộ máy tuyên truyền hoạt động tích cực trong thời chiến, nhưng khi chiến tranh kết thúc nó vẫn tiếp tục vận hành ở các cách thức khác. Muốn vận hành, nó phải nuôi một số huyền thoại sao cho thật sống động. Trong số những huyền thoại căn bản cần thiết cho sự vận hành của tuyên truyền (thật ra tôi thích gọi bằng cái tên ngày xưa hơn, "chiêu hồi"), huyền thoại về "sự thật Bắc Việt" lúc nào cũng đứng ở hàng tót vời.
Người ở "bên ngoài" muốn giữ vững vị thế "bên ngoài" của mình thì phải có một số điều kiện, trong đó có điều kiện về khoảng cách, và từ đó dẫn đến "mối quan tâm", dù là quan tâm thật hay quan tâm vờ. Người ta cực kỳ quan tâm (quan tâm đến mức thái quá, theo tôi) đến chuyện Xuân Diệu gay, Nguyễn Tuân làm gì, hèn hay ngạo, Trường Chinh viết bút chiến và Nguyễn Đình Thi lấy áo lau máu xxx.
Huyền thoại chủ chốt ấy làm nảy sinh những huyền thoại đi kèm, ví dụ huyền thoại về "người chạy thoát khỏi Bắc Việt", "tiếng nói cất lên miêu tả sự thật từ bên trong". Đã là huyền thoại thì dĩ nhiên có hiện tượng nhiều điều khác bị che khuất, hoặc bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Ví dụ: Bùi Tín, Huy Đức, Trần Đĩnh từng đóng góp đến mức độ nào cho cái chế độ ấy, hay nói đơn giản hơn là đóng góp thế nào để tạo ra cái "sự thật Bắc Việt" ấy? Cũng như các nhân vật "tiếng nói từ bên trong" đó từng hưởng lợi ích như thế nào từ những thứ họ chống lại. Rồi chuyện "lên tiếng" có thể quan niệm là một sự "gỡ tội" được hay không? "Gỡ" thì gỡ đến mức nào?
Dĩ nhiên, đã là huyền thoại thì có hào quang: ở đây hào quang được miêu tả bằng "lòng can đảm nói lên sự thật" vân vân và vân vân.
Tôi còn nhớ Hà Nội những năm 90: người ta chuyền tay nhau đọc bản photo rất nhiều thứ tài liệu, tụ tập rôm rả bàn tán về cuộc đời Hồ Chí Minh, hồi ký Trần Quỳnh hay sách của Tạ Tỵ.
Mà biết đâu, "sự thật Bắc Việt" nằm chính ở quán nước vỉa hè, phòng khách các căn hộ chung chạ thời bao cấp hay sân nhà 51 Trần Hưng Đạo. Gom góp lại cái đống ấy thì vượt xa nội dung sách của Huy Đức hay Trần Đĩnh.
Nhưng chuyện ấy cũng không quan trọng. Điều quan trọng hình như nằm ở chỗ: đã có cầu ắt có cung, để nuôi dưỡng cái huyền thoại hùng mạnh mang tên "sự thật Bắc Việt", lâu lâu lại có một nhân vật tách khỏi quán nước vỉa hè trở thành tác giả.
Xét cho cùng, đó là một hành động anh hùng: anh hùng trong quyết tâm nuôi dưỡng một huyền thoại. Nếu mấy quyển sách mới xuất hiện gần đây được viết từ cách đây hai mươi năm, dân Hà Nội sẽ chuyền tay nhau rất nhanh chóng và hồ hởi, và mấy tác giả ấy sẽ trở thành huyền thoại phố phường.
Kể cả họ viết có dở đến đâu đi chăng nữa.
http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/09/den-cu-va-ben-thang-cuoc-huyen-thoai-su-that-bac-viet.html
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nhân Đèn cù, Bên thắng cuộc và etc: Huyền thoại "sự thật Bắc Việt"
huyền thoại căn bản cần thiết cho sự vận hành của tuyên truyền (thật ra tôi thích gọi bằng cái tên ngày xưa hơn, "chiêu hồi"), huyền thoại về "sự thật Bắc Việt" lúc nào cũng đứng ở hàng tót vời.
Chuyện đã từ lâu lắm rồi. Năm xưa, Xuân Vũ vào Nam (đi B) rồi bỏ chạy sang phía bên kia. Rồi cuốn sách Đường đi không đến được giải thưởng văn chương của Việt Nam Cộng Hòa. Xuân Vũ với Đường đi không đến, Xương trắng Trường Sơn, rồi Kim Nhật và etc etc.
"Sự thật Bắc Việt" trở thành một món hàng nóng, rất ăn khách. Nó trở thành một huyền thoại, một nhu cầu khôn nguôi. Chưa nói đến gì khác (và tất nhiên ở chiều ngược lại, "sự thật về cuộc sống đồi trụy ở Sài Gòn" cũng ghê gớm chẳng kém), hẵng cứ nhìn nhận đơn giản như vậy đã.
Bản chất của huyền thoại ấy là gì?
Là dính dáng đến cả một khao khát tuyên truyền, một bộ máy tuyên truyền hoạt động tích cực trong thời chiến, nhưng khi chiến tranh kết thúc nó vẫn tiếp tục vận hành ở các cách thức khác. Muốn vận hành, nó phải nuôi một số huyền thoại sao cho thật sống động. Trong số những huyền thoại căn bản cần thiết cho sự vận hành của tuyên truyền (thật ra tôi thích gọi bằng cái tên ngày xưa hơn, "chiêu hồi"), huyền thoại về "sự thật Bắc Việt" lúc nào cũng đứng ở hàng tót vời.
Người ở "bên ngoài" muốn giữ vững vị thế "bên ngoài" của mình thì phải có một số điều kiện, trong đó có điều kiện về khoảng cách, và từ đó dẫn đến "mối quan tâm", dù là quan tâm thật hay quan tâm vờ. Người ta cực kỳ quan tâm (quan tâm đến mức thái quá, theo tôi) đến chuyện Xuân Diệu gay, Nguyễn Tuân làm gì, hèn hay ngạo, Trường Chinh viết bút chiến và Nguyễn Đình Thi lấy áo lau máu xxx.
Huyền thoại chủ chốt ấy làm nảy sinh những huyền thoại đi kèm, ví dụ huyền thoại về "người chạy thoát khỏi Bắc Việt", "tiếng nói cất lên miêu tả sự thật từ bên trong". Đã là huyền thoại thì dĩ nhiên có hiện tượng nhiều điều khác bị che khuất, hoặc bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Ví dụ: Bùi Tín, Huy Đức, Trần Đĩnh từng đóng góp đến mức độ nào cho cái chế độ ấy, hay nói đơn giản hơn là đóng góp thế nào để tạo ra cái "sự thật Bắc Việt" ấy? Cũng như các nhân vật "tiếng nói từ bên trong" đó từng hưởng lợi ích như thế nào từ những thứ họ chống lại. Rồi chuyện "lên tiếng" có thể quan niệm là một sự "gỡ tội" được hay không? "Gỡ" thì gỡ đến mức nào?
Dĩ nhiên, đã là huyền thoại thì có hào quang: ở đây hào quang được miêu tả bằng "lòng can đảm nói lên sự thật" vân vân và vân vân.
Tôi còn nhớ Hà Nội những năm 90: người ta chuyền tay nhau đọc bản photo rất nhiều thứ tài liệu, tụ tập rôm rả bàn tán về cuộc đời Hồ Chí Minh, hồi ký Trần Quỳnh hay sách của Tạ Tỵ.
Mà biết đâu, "sự thật Bắc Việt" nằm chính ở quán nước vỉa hè, phòng khách các căn hộ chung chạ thời bao cấp hay sân nhà 51 Trần Hưng Đạo. Gom góp lại cái đống ấy thì vượt xa nội dung sách của Huy Đức hay Trần Đĩnh.
Nhưng chuyện ấy cũng không quan trọng. Điều quan trọng hình như nằm ở chỗ: đã có cầu ắt có cung, để nuôi dưỡng cái huyền thoại hùng mạnh mang tên "sự thật Bắc Việt", lâu lâu lại có một nhân vật tách khỏi quán nước vỉa hè trở thành tác giả.
Xét cho cùng, đó là một hành động anh hùng: anh hùng trong quyết tâm nuôi dưỡng một huyền thoại. Nếu mấy quyển sách mới xuất hiện gần đây được viết từ cách đây hai mươi năm, dân Hà Nội sẽ chuyền tay nhau rất nhanh chóng và hồ hởi, và mấy tác giả ấy sẽ trở thành huyền thoại phố phường.
Kể cả họ viết có dở đến đâu đi chăng nữa.
http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/09/den-cu-va-ben-thang-cuoc-huyen-thoai-su-that-bac-viet.html
"Sự thật Bắc Việt" trở thành một món hàng nóng, rất ăn khách. Nó trở thành một huyền thoại, một nhu cầu khôn nguôi. Chưa nói đến gì khác (và tất nhiên ở chiều ngược lại, "sự thật về cuộc sống đồi trụy ở Sài Gòn" cũng ghê gớm chẳng kém), hẵng cứ nhìn nhận đơn giản như vậy đã.
Bản chất của huyền thoại ấy là gì?
Là dính dáng đến cả một khao khát tuyên truyền, một bộ máy tuyên truyền hoạt động tích cực trong thời chiến, nhưng khi chiến tranh kết thúc nó vẫn tiếp tục vận hành ở các cách thức khác. Muốn vận hành, nó phải nuôi một số huyền thoại sao cho thật sống động. Trong số những huyền thoại căn bản cần thiết cho sự vận hành của tuyên truyền (thật ra tôi thích gọi bằng cái tên ngày xưa hơn, "chiêu hồi"), huyền thoại về "sự thật Bắc Việt" lúc nào cũng đứng ở hàng tót vời.
Người ở "bên ngoài" muốn giữ vững vị thế "bên ngoài" của mình thì phải có một số điều kiện, trong đó có điều kiện về khoảng cách, và từ đó dẫn đến "mối quan tâm", dù là quan tâm thật hay quan tâm vờ. Người ta cực kỳ quan tâm (quan tâm đến mức thái quá, theo tôi) đến chuyện Xuân Diệu gay, Nguyễn Tuân làm gì, hèn hay ngạo, Trường Chinh viết bút chiến và Nguyễn Đình Thi lấy áo lau máu xxx.
Huyền thoại chủ chốt ấy làm nảy sinh những huyền thoại đi kèm, ví dụ huyền thoại về "người chạy thoát khỏi Bắc Việt", "tiếng nói cất lên miêu tả sự thật từ bên trong". Đã là huyền thoại thì dĩ nhiên có hiện tượng nhiều điều khác bị che khuất, hoặc bị đẩy xuống vị trí thứ yếu. Ví dụ: Bùi Tín, Huy Đức, Trần Đĩnh từng đóng góp đến mức độ nào cho cái chế độ ấy, hay nói đơn giản hơn là đóng góp thế nào để tạo ra cái "sự thật Bắc Việt" ấy? Cũng như các nhân vật "tiếng nói từ bên trong" đó từng hưởng lợi ích như thế nào từ những thứ họ chống lại. Rồi chuyện "lên tiếng" có thể quan niệm là một sự "gỡ tội" được hay không? "Gỡ" thì gỡ đến mức nào?
Dĩ nhiên, đã là huyền thoại thì có hào quang: ở đây hào quang được miêu tả bằng "lòng can đảm nói lên sự thật" vân vân và vân vân.
Tôi còn nhớ Hà Nội những năm 90: người ta chuyền tay nhau đọc bản photo rất nhiều thứ tài liệu, tụ tập rôm rả bàn tán về cuộc đời Hồ Chí Minh, hồi ký Trần Quỳnh hay sách của Tạ Tỵ.
Mà biết đâu, "sự thật Bắc Việt" nằm chính ở quán nước vỉa hè, phòng khách các căn hộ chung chạ thời bao cấp hay sân nhà 51 Trần Hưng Đạo. Gom góp lại cái đống ấy thì vượt xa nội dung sách của Huy Đức hay Trần Đĩnh.
Nhưng chuyện ấy cũng không quan trọng. Điều quan trọng hình như nằm ở chỗ: đã có cầu ắt có cung, để nuôi dưỡng cái huyền thoại hùng mạnh mang tên "sự thật Bắc Việt", lâu lâu lại có một nhân vật tách khỏi quán nước vỉa hè trở thành tác giả.
Xét cho cùng, đó là một hành động anh hùng: anh hùng trong quyết tâm nuôi dưỡng một huyền thoại. Nếu mấy quyển sách mới xuất hiện gần đây được viết từ cách đây hai mươi năm, dân Hà Nội sẽ chuyền tay nhau rất nhanh chóng và hồ hởi, và mấy tác giả ấy sẽ trở thành huyền thoại phố phường.
Kể cả họ viết có dở đến đâu đi chăng nữa.
http://nhilinhblog.blogspot.com/2014/09/den-cu-va-ben-thang-cuoc-huyen-thoai-su-that-bac-viet.html