Kinh Đời
Nhận diện 8 căn bệnh thời đại của người Việt ( cộng )
Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho
Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn
nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức
nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó
phát triển thì sẽ bùng nổ" trở thành bệnh hoạn.
Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết
sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có
mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người
ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng
thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ
với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát
triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi:
biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.
Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh,
xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái
sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con
người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.
Trong thời đại ngày nay - thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con
người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao
động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt
tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang
vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền
thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng
ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.
Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của
giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng
tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế
và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.
1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa
Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả
nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên
tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích
cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để
tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền
để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân
công công tác phân phối các quyền lợi vật chất - tinh thần. Họ hay gần
gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc
tầm thường hằng ngày.
Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo;
ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương
chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng
đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.
Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát
triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ
thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các
cấp có nhiều tham vọng.
2. Bệnh bảo thủ
Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại
là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt
những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các
ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những
người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu
điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới;
ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp
nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý
nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa
vời và sửa ngấm ngầm.
Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay
cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định.
Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử
người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi
đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v...) họ đều theo những chuẩn
mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất
đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý
và nền văn minh thời đại.
3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa
Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến
những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn
diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư
tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương
tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện
cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ... đều có căn nguyên từ căn
bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.
Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng
nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ
hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư
tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực
dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở
phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ...
4. Bệnh hám danh, hám địa vị
Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng
trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng
thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt,
dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.
Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh,
nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận
lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân
trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng.
Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi
được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,
5. Bệnh nói dối
Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo
lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ
thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó
khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về
thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ
cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh
đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng
lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối
trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.
6. Bệnh đố kỵ, cố chấp
Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể
hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người
có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.
Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được
thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi
tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.
7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay
Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm
trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ "chui vào
vỏ ốc", sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần
tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng;
nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im
ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là
không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.
Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe
người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán
ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.
8. Bệnh ham làm giàu bất chấp ruộng tâm, đạo lý, pháp luật
Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có
thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một
động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi
người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu
mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý
và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của
người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu
bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị
sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối,
không kiềm chế.
Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường
được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó,
giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ
có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó
là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát
triển.
Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề
cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng
lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả
để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ" trở thành bệnh hoạn.
Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên
trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới,
nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự
đời của thế cuộc.
(Tầm Nhìn)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nhận diện 8 căn bệnh thời đại của người Việt ( cộng )
Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho
Những bệnh này đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề cần nhìn
nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng lại ở mức
nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả để cho nó
phát triển thì sẽ bùng nổ" trở thành bệnh hoạn.
Con người là sinh vật tiến hoá nhất, có khả năng tư duy, diễn đạt biết
sáng tạo và sử dụng công cụ lao động, biết cảm thụ cái hay cái đẹp và có
mối quan hệ trong cộng đồng ngày càng phong phú và phức tạp. Con người
ngay từ buổi sơ khai, sống rất hồn nhiên, trong lành, lương thiện đồng
thời cũng đã bộc lộ những mặt xấu, thậm chí rất xấu trong mối quan hệ
với đồng loại. Trong quá trình tiến lên cùng với sự hình thành và phát
triển xã hội, những mặt tốt và xấu của con người cũng có những biến đổi:
biến đổi tích cực và cả những biến đổi tiêu cực.
Những phẩm chất tính cách đó được nảy sinh, lớn dần, được điều chỉnh,
xoá bỏ, bổ sung trong bản thể con người đồng thời nó cũng phản ảnh cái
sinh hoạt đầy biến động của thế giới bên ngoài. Do đó tính cách con
người trong mỗi thời đại đều có những đặc điểm tương ứng.
Trong thời đại ngày nay - thời đại trí tuệ, nhiều phẩm chất tốt của con
người xuất hiện và phát triển, nhất là tinh thần đổi mới, ý thức lao
động sáng tạo, đã làm thay đổi hẳn bộ mặt đất nước song mặt xấu, mặt
tiêu cực cũng nảy sinh, phát triển và cản trở cái thực tiễn xã hội đang
vận động của chúng ta. Mặt tốt, mặt anh hùng là chủ yếu, hệ thống truyền
thông đại chúng đã nói nhiều, riêng về mặt xấu, những tật xấu thì chúng
ta chưa có dịp bàn kỹ, nhất là ở dạng khái quát, tổng kết.
Ở đây, tôi xin phác thảo chân dung những căn bệnh thời đại, mặt trái của
giai đoạn lịch sử hiện nay với mong muốn được đông đảo bạn đọc cùng
tham gia hoàn thiện với ước mơ được mọi người nỗ lực giúp nhau hạn chế
và tiến tới xoá bỏ những gì mà chúng ta đã nhìn thấy.
1. Bệnh cơ hội chủ nghĩa
Đây là căn bệnh của những người không có chính kiến rõ ràng, hay ngả
nghiêng, gió chiều nào theo chiều đó, ai mạnh thì theo, thường xuyên
tranh thủ lãnh đạo, hành động nhằm mưu cầu lợi ích trước mắt, lợi ích
cục bộ, bất chấp đúng hay sai. Họ luôn có ý thức tận dụng mọi cơ hội để
tạo uy tín cá nhân gây cảm tình với những người, những cấp có thẩm quyền
để dễ dàng được thoả mãn tham vọng cá nhân về chức vụ, lương bổng, phân
công công tác phân phối các quyền lợi vật chất - tinh thần. Họ hay gần
gũi những người có thần thế, xum xoe, giúp đỡ, kể cả giúp đỡ những việc
tầm thường hằng ngày.
Những người mắc bệnh này thường bụng nghĩ một đằng, miệng nói một nẻo;
ngồi trong hội nghị nói khác, ra ngoài hành lang nói khác; khi đương
chức thì ép mình vào khuôn phép một cách máy móc, thậm chí giả tạo nhưng
đến khi về hứa thì buông thả, nói bạt mạng, hành động bạt mạng.
Bệnh cơ hội càng trở nên trầm trọng khi xã hội đang có những bước phát
triển nhanh, có nhiều biến động về tổ chức, nhân sự, về cơ chế và hệ
thống việc làm. Bệnh này thường xâm nhập vào cán bộ công, nhân viên các
cấp có nhiều tham vọng.
2. Bệnh bảo thủ
Bệnh này đang giảm dần nhưng những gì còn lại ở một số người nào đó lại
là lực cản lớn lao cho sự phát triển cho công cuộc đổi mới. Đặc biệt
những người bảo thủ mà đang nắm giữ những trọng trách ở các cấp, các
ngành, các đoàn thể thì sức cản trở của họ tăng lên cấp số nhân. Những
người bảo thủ là những người luôn có ý thức duy trì cái cũ không chịu
điều chỉnh, thay đổi, bổ sung. Họ thường dị ứng trước những cái mới;
ngay cả những cái đã được thử nghiệm thành công, họ cũng rất dè dặt tiếp
nhận, ứng dụng. Có những cái sai đã rành rành ra đấy, quần chúng góp ý
nhiều nhưng họ vẫn không chịu sửa hoặc đến khi phải sửa thì chỉ sửa nửa
vời và sửa ngấm ngầm.
Họ sợ mở rộng dân chủ, tổ chức diễn đàn; ít nghe ngóng, học tập cái hay
cái đẹp kể cả những sáng kiến kinh nghiệm đã được đúc kết khẳng định.
Việc thẩm định đánh giá con người sự việc (như bầu người lãnh đạo, đề cử
người vào những chức danh quản lý, bầu lao động tiên tiến, chiến sĩ thi
đua, nhận xét cán bộ, nghiệm thu đề tài v.v...) họ đều theo những chuẩn
mực cũ. Không ít người có tư tường phục hồi nguyên vẹn những cái đã mất
đi trong quá khứ, kể cả những tập tục hủ lậu trái với lương tâm đạo lý
và nền văn minh thời đại.
3. Bệnh thực dụng chủ nghĩa
Những người mắc bệnh này thường sống không có lý tưởng, chỉ quan tâm đến
những gì mang lại lợi ích thiết thực trước mắt mà ít quan tâm đến toàn
diện, lâu dài, nhất là những hoạt động tinh thần, những lợi ích về tư
tưởng chính trị. Một số không ít coi tiền là trên hết, là tất cả; lương
tâm và đạo lý bao giờ họ cũng đặt xuống dưới. Nhiều vụ xung đột kiện
cáo, xâu xé nhau trong gia đình, dòng họ... đều có căn nguyên từ căn
bệnh này. Những người này nhìn vấn đề gì cũng méo mó, tầm thường.
Họ ít quan tâm đến quá khứ, đến những giá trị lịch sử; họ cũng chẳng
nghĩ mấy đến tương lai. Tầm nghĩ suy của họ ngắn, đơn giản; ít có ước mơ
hoài bão, xin đừng nhầm lẫn với những người có đầu óc thực tế, chống tư
tưởng hão huyền, càng không nên lẫn lộn với những nhà tư tưởng thực
dụng trong trào lưu triết học hiện đại (với không ít yếu tố tích cực) ở
phương Tây mà tiêu biểu là Piếc xơ, Jêm, Silơ...
4. Bệnh hám danh, hám địa vị
Kể ra thì ai cũng muốn mình có tiếng tăm tốt, có địa vị trí xứng đáng
trong xã hội; thấy những người đã thành danh, có địa vị cao thì ai cũng
thèm. Điều đó là lẽ thường tình. Nhưng đến mức mong muốn cuồng nhiệt,
dùng thủ đoạn để biến mong muốn thành hiện thực là đã bệnh hoạn rồi.
Trong giai đoạn lịch sử mà nền kinh tế văn hoá xã hội phát triển mạnh,
nhiều chức danh hấp dẫn xuất hiện cùng với bao nhiêu quyền lợi và thuận
lợi đi kèm, gây sự chú ý đối với mọi người, đặc biệt trong hoàn cảnh dân
trí được nâng cao nhất là đối với những người có trình độ, có tài năng.
Ngay đối với những người bình thường, hiểu biết còn hạn chế nhưng khi
được đề bạt vào chức vụ cao cũng không từ chối và băn khoăn gì,
5. Bệnh nói dối
Đây là bệnh khá phổ biến. Cấp xã báo cáo lên cấp huyện, huyện báo cáo
lên tỉnh, tỉnh báo cáo lên Trung ương chẳng mấy khi trung thực. Bao giờ
thành tích cũng nhiều lên, thiếu sót ít đi. Khi cần xin kinh phí thì khó
khăn bày ra chồng chất; cái gì cũng thiếu, cũng hụt. Khi cấp trên về
thì cái tốt phô ra, cái xấu che lại. Nhân viên đi công tác về bao giờ
cũng báo cáo theo hướng mình đã làm nhiều, làm có hiệu quả. Về phía lãnh
đạo cũng có người thấy được sự thiếu trung thực của cấp dưới nhưng cũng
lờ đi, cũng động viên khích lệ để cùng vui vẻ. Dần dần, việc nói dối
trở thành quen, không ai thấy xấu hổ, ngượng nghịu nữa.
6. Bệnh đố kỵ, cố chấp
Đây là bệnh của những người hay khó chịu, ghen ghét với những ai có thể
hơn mình. Để bụng lâu, có thiên kiến, định kiến lâu đối với những người
có sai sót với mình; thiếu hẳn lòng vị tha, sự bao dung độ lượng.
Những người này thường có những biểu hiện nhỏ nhen, sống không được
thoáng đãng, hay để ý hay thắc mắc những điều nhỏ nhặt, xử lý trong mọi
tình huống, thiếu cao thượng, đẹp đẽ.
7. Bệnh mũ ni che tai, ném đá giấu tay
Những người mắc bệnh này thường có thái độ lảng tránh mọi vấn đề nổi cộm
trong cơ quan, đơn vị, địa phương cũng như ngoài xã hội. Họ "chui vào
vỏ ốc", sống vuông vắn, tròn trĩnh. Gặp những cuộc họp có vấn đề cần
tranh luận gay gắt, cần đấu tranh phê bình mạnh mẽ thì cáo ốm, xin vắng;
nếu bất đắc dĩ phải đi thì chọn một chỗ cuối, kín đáo. ngồi thu lu, im
ắng từ đầu đến cuối. Ai trực tiếp hỏi ý kiến thì lắc đầu trả lời là
không hay biết chuyện gì hoặc không có suy nghĩ gì.
Khi ở cái thế phải nói thì tiên phát biểu như phản ánh dư luận, nghe
người này, người khác. rồi nói lại. Khi trong lòng bức bối muốn phê phán
ai thì mượn miệng người này người khác nói giúp.
8. Bệnh ham làm giàu bất chấp ruộng tâm, đạo lý, pháp luật
Thời đại trí tuệ và nền kinh tế thị trường đang mở ra nhiều con đường có
thể làm giàu. Mong muốn làm giàu là một khát vọng chính đáng là một
động lực mạnh mẽ của sự phát triển. Đảng và Nhà nước ta khuyến khích mọi
người làm giàu bằng con đường đúng đắn. Song cái căn bệnh ham làm giàu
mà ta nói ở đây là làm giàu bằng mọi giá, bất chấp cả lương tâm, đạo lý
và pháp luật. Có kẻ đã làm giàu trên mồ hôi nước mắt và cả xương máu của
người khác, từ bỏ cả anh em ruột thịt, thất hiếu với cha mẹ; làm giàu
bằng con đường lừa gạt, buôn gian bán lậu. Đặc biệt một số người đã bị
sa lưới pháp luật hoặc bị lên án nặng nề nhưng họ vẫn không sám hối,
không kiềm chế.
Ngày trước, giàu nhiều khi là cái họa, là xấu; nhưng bây giờ giàu thường
được trọng vọng và giải quyết được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Do đó,
giàu đang là một hình ảnh có sức quyến rũ mạnh. Song trên thực tế, chỉ
có một số ít người là có khả năng làm giàu bằng con đường chân chính. Đó
là cơ sở cho bệnh ham làm giàu bằng con đường bất chính nẩy nở và phát
triển.
Thực ra những bệnh kể trên đều có ít nhiều trong mỗi chúng ta. Vấn đề
cần nhìn nhận cho đúng là nếu biết rèn luyện kềm chế, giữ cho nó dừng
lại ở mức nhẹ nhàng thì đó là lẽ tự nhiên thường tình nhưng cứ buông thả
để cho nó phát triển thì sẽ bùng nổ" trở thành bệnh hoạn.
Chúng ta cần tích cực quyết tâm hạn chế nó, xoá bỏ nó nhưng phải kiên
trì vì nó là bệnh đời, có gốc rễ từ nhiều đời, nay có môi trường mới,
nhanh chóng lớn lên và vẫn đang gắn bó với từng cuộc đời, đang là cái sự
đời của thế cuộc.
(Tầm Nhìn)