Cà Kê Dê Ngỗng
"Nhật Bản và Việt Nam… " - by Thái Hạo / Trần Văn Giang (ghi lại)
“… có lẽ 200 năm nữa, may ra nước Việt mình mới…”
T.H.
*
Cách đây mấy ngày, thấy có tờ báo đăng tin hai thanh niên Nhật Bản bị bắt vì tội… dùng đũa cá nhân để gắp gừng trong chiếc lọ đựng gia vị trên bàn ăn của một nhà hàng, rồi quay “clip” và “post” lên mạng xã hội. Chủ quán báo cảnh sát, vì hành động “mất vệ sinh” này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ! Thôi, chắc không cần bình luận nữa về sự nghiêm ngặt của luật pháp xứ ấy.
Tình cờ là cũng hôm trước, tôi có mấy người bạn ghé chơi, trong đó có 2 người mới từ Nhật về nước. Một ông nói, đi Nhật 7 năm, về Việt Nam hai tháng rồi nhưng vẫn bị “sốc nhiệt (?)” Tôi hỏi:
- “Tại sao ở bên đó đang làm ăn ngon lành thế mà lại về làm gì?”
Anh ta trả lời:
- “Bị đuổi về. Vi phạm pháp luật.”
Anh ta kể rằng anh ta làm nghề buôn xe ô-tô. Chẳng may mua phải một chiếc xe ăn cắp, anh bị bắt và giam 15 ngày. Cảnh sát Nhật sau khi điều tra, kết luận đúng là mua nhầm chứ không phải tự mình ăn cắp, thì anh ta được thả nhưng bị trục xuất về Việt Nam luôn.
Cái lạ là, dù anh ta bị bắt tạm giam, nhưng việc đầu tiên là cảnh sát hỏi về thực đơn và thói quen ăn uống của mình, thích ăn những món gì, khẩu vị ra sao… có nhu cầu gì thay đổi về đồ ăn thì cứ “yêu cầu,” họ phải đáp ứng hết. Bị giam nhưng nhiều lúc quên mất là mình đang phạm tội, vì nào là kêu bật điều hòa, tăng nhiệt độ, giảm nhiệt độ, rồi nói đi mua thứ này, đi lấy thứ kia…, cảnh sát chỉ việc “ngoan ngoãn” làm theo yêu cầu. Không bao giờ có chuyện to tiếng hay tỏ thái độ bất lịch sự với mình, chỉ một lòng “phục vụ (!)”
Anh ta kể tiếp:
- “Hết 15 ngày sau khi đã có kết luận thì tôi được thả, về Đại sứ quán Việt Nam đang chuẩn bị cho tôi lên đường hồi hương theo lệnh của chính quyền Nhật thì có người của sở cảnh sát tới, mang theo một chiếc áo. Chiếc áo này tôi bỏ quên ở chỗ giam giữ. Mà thực ra cũng chẳng phải là tôi bỏ quên. Áo thuộc loại rẻ tiền, lại cũ rồi, vứt đi chứ lấy lại làm gì. Nhưng họ phái 3 cảnh sát mang tới tận nơi, hỏi có phải áo của tôi không, rồi giao lại đường hoàng rồi mới đi.”
Ở Nhật, nếu vì lý do nào đó mà anh “ngủ bờ ngủ bụi” thì sẽ có cảnh sát đứng canh cho ngủ, không để ai làm phiền. Đến khi nào anh tỉnh dậy họ có làm gì mới làm, chứ tuyệt đối không quấy rầy giấc ngủ của anh. Họ chỉ tận tụy đứng đó, giữ đồ và “canh giấc ngủ” cho anh!
Ông bạn này còn kể, có một ông già độc thân, cứ thi thoảng lại ăn trộm ít trái cây trong vườn nhà hàng xóm, để được… đi tù! Thế là cứ ra tù là lại liền ăn trộm, vì ở trong tù sướng hơn ở ngoài nhiều. Trong đó, được chăm sóc tận tình và đối xử tử tế. Ở Nhật, cảnh sát và người nhà nước đúng nghĩa là “đầy tớ dân” luôn. Thử vi phạm giao thông mà xem. Chỉ việc ngồi trong xe bật máy điều hòa mát chờ. Họ tới gần ăn nói lễ phép, chỉ thiếu điều khúm núm xin được kiểm tra giấy tờ của mình nữa thôi. Không bao giờ có chuyện hách dịch kiểu như ở Việt Nam, chứ đừng nói tới chuyện vòi tiền hối lộ…
Anh ta nói, ở Nhật đúng là có vẻ hơi “phát xít” thật, vì quy tắc rất nghiêm, cái gì cũng phải nhất nhất tuân thủ; nhưng quyền con người cao lắm, không ai được nhân danh nhà nước để xúc phạm hay đối xử thô bạo với anh, dù anh có phạm tội gì đi chăng nữa.
Còn một chuyện lạ đời này nữa: Ví dụ, người dân trồng vài cây trái trong vườn nhưng chủ yếu để cho đẹp chứ rất ít khi ăn. Họ thường để trái rụng đầy gốc, rồi ra siêu thị mua về dùng. Lý do là cây trái tự mình trồng thật đấy, nhưng vẫn không “chắc ăn.” Cứ ra cửa hàng hay siêu thị mua về ăn; nếu lỡ có vấn đề gì thì có chỗ mà bắt đền. Thực phẩm trên thị trường Nhật gần như tuyệt đối an toàn, và nếu có nơi nào bán đồ mà ăn vào “có vấn đề gì” thì chỗ đó chỉ có điêu đứng. Oái oăm thay, ở ta mà muốn bán được hàng thì phải kèm theo câu “nhà làm lấy…”
Những
chuyện lan man không đầu không đuôi như thế nhưng cứ làm hiện dần lên
hình ảnh của hai đất nước, như thuộc về hai cõi khác nhau. Đến bao giờ
chúng ta mới có được một xã hội vừa nghiêm khắc nhưng lại cũng rất tự do
và nhân văn, không còn coi “Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay” (*) mà vụ án cô giáo Trần Thị Lam vừa minh họa một cách hùng hồn?
Có lẽ 200 năm nữa, may ra nước Việt mình mới…
_________
Ghi chú:
(*) Lời thơ cô giáo Trần Thị Lam:
“Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…”
Thái Hạo
19-6-2023
Trần Văn Giang (ghi lại)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Nhật Bản và Việt Nam… " - by Thái Hạo / Trần Văn Giang (ghi lại)
“… có lẽ 200 năm nữa, may ra nước Việt mình mới…”
T.H.
*
Cách đây mấy ngày, thấy có tờ báo đăng tin hai thanh niên Nhật Bản bị bắt vì tội… dùng đũa cá nhân để gắp gừng trong chiếc lọ đựng gia vị trên bàn ăn của một nhà hàng, rồi quay “clip” và “post” lên mạng xã hội. Chủ quán báo cảnh sát, vì hành động “mất vệ sinh” này làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ! Thôi, chắc không cần bình luận nữa về sự nghiêm ngặt của luật pháp xứ ấy.
Tình cờ là cũng hôm trước, tôi có mấy người bạn ghé chơi, trong đó có 2 người mới từ Nhật về nước. Một ông nói, đi Nhật 7 năm, về Việt Nam hai tháng rồi nhưng vẫn bị “sốc nhiệt (?)” Tôi hỏi:
- “Tại sao ở bên đó đang làm ăn ngon lành thế mà lại về làm gì?”
Anh ta trả lời:
- “Bị đuổi về. Vi phạm pháp luật.”
Anh ta kể rằng anh ta làm nghề buôn xe ô-tô. Chẳng may mua phải một chiếc xe ăn cắp, anh bị bắt và giam 15 ngày. Cảnh sát Nhật sau khi điều tra, kết luận đúng là mua nhầm chứ không phải tự mình ăn cắp, thì anh ta được thả nhưng bị trục xuất về Việt Nam luôn.
Cái lạ là, dù anh ta bị bắt tạm giam, nhưng việc đầu tiên là cảnh sát hỏi về thực đơn và thói quen ăn uống của mình, thích ăn những món gì, khẩu vị ra sao… có nhu cầu gì thay đổi về đồ ăn thì cứ “yêu cầu,” họ phải đáp ứng hết. Bị giam nhưng nhiều lúc quên mất là mình đang phạm tội, vì nào là kêu bật điều hòa, tăng nhiệt độ, giảm nhiệt độ, rồi nói đi mua thứ này, đi lấy thứ kia…, cảnh sát chỉ việc “ngoan ngoãn” làm theo yêu cầu. Không bao giờ có chuyện to tiếng hay tỏ thái độ bất lịch sự với mình, chỉ một lòng “phục vụ (!)”
Anh ta kể tiếp:
- “Hết 15 ngày sau khi đã có kết luận thì tôi được thả, về Đại sứ quán Việt Nam đang chuẩn bị cho tôi lên đường hồi hương theo lệnh của chính quyền Nhật thì có người của sở cảnh sát tới, mang theo một chiếc áo. Chiếc áo này tôi bỏ quên ở chỗ giam giữ. Mà thực ra cũng chẳng phải là tôi bỏ quên. Áo thuộc loại rẻ tiền, lại cũ rồi, vứt đi chứ lấy lại làm gì. Nhưng họ phái 3 cảnh sát mang tới tận nơi, hỏi có phải áo của tôi không, rồi giao lại đường hoàng rồi mới đi.”
Ở Nhật, nếu vì lý do nào đó mà anh “ngủ bờ ngủ bụi” thì sẽ có cảnh sát đứng canh cho ngủ, không để ai làm phiền. Đến khi nào anh tỉnh dậy họ có làm gì mới làm, chứ tuyệt đối không quấy rầy giấc ngủ của anh. Họ chỉ tận tụy đứng đó, giữ đồ và “canh giấc ngủ” cho anh!
Ông bạn này còn kể, có một ông già độc thân, cứ thi thoảng lại ăn trộm ít trái cây trong vườn nhà hàng xóm, để được… đi tù! Thế là cứ ra tù là lại liền ăn trộm, vì ở trong tù sướng hơn ở ngoài nhiều. Trong đó, được chăm sóc tận tình và đối xử tử tế. Ở Nhật, cảnh sát và người nhà nước đúng nghĩa là “đầy tớ dân” luôn. Thử vi phạm giao thông mà xem. Chỉ việc ngồi trong xe bật máy điều hòa mát chờ. Họ tới gần ăn nói lễ phép, chỉ thiếu điều khúm núm xin được kiểm tra giấy tờ của mình nữa thôi. Không bao giờ có chuyện hách dịch kiểu như ở Việt Nam, chứ đừng nói tới chuyện vòi tiền hối lộ…
Anh ta nói, ở Nhật đúng là có vẻ hơi “phát xít” thật, vì quy tắc rất nghiêm, cái gì cũng phải nhất nhất tuân thủ; nhưng quyền con người cao lắm, không ai được nhân danh nhà nước để xúc phạm hay đối xử thô bạo với anh, dù anh có phạm tội gì đi chăng nữa.
Còn một chuyện lạ đời này nữa: Ví dụ, người dân trồng vài cây trái trong vườn nhưng chủ yếu để cho đẹp chứ rất ít khi ăn. Họ thường để trái rụng đầy gốc, rồi ra siêu thị mua về dùng. Lý do là cây trái tự mình trồng thật đấy, nhưng vẫn không “chắc ăn.” Cứ ra cửa hàng hay siêu thị mua về ăn; nếu lỡ có vấn đề gì thì có chỗ mà bắt đền. Thực phẩm trên thị trường Nhật gần như tuyệt đối an toàn, và nếu có nơi nào bán đồ mà ăn vào “có vấn đề gì” thì chỗ đó chỉ có điêu đứng. Oái oăm thay, ở ta mà muốn bán được hàng thì phải kèm theo câu “nhà làm lấy…”
Những
chuyện lan man không đầu không đuôi như thế nhưng cứ làm hiện dần lên
hình ảnh của hai đất nước, như thuộc về hai cõi khác nhau. Đến bao giờ
chúng ta mới có được một xã hội vừa nghiêm khắc nhưng lại cũng rất tự do
và nhân văn, không còn coi “Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay” (*) mà vụ án cô giáo Trần Thị Lam vừa minh họa một cách hùng hồn?
Có lẽ 200 năm nữa, may ra nước Việt mình mới…
_________
Ghi chú:
(*) Lời thơ cô giáo Trần Thị Lam:
“Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay…”
Thái Hạo
19-6-2023
Trần Văn Giang (ghi lại)