Di Sản Hồ Chí Minh
Những “cháu ngoan Bác Hồ” trong Quốc Hội Bù Nhìn
Nguyễn Tường Thụy (VNTB) Ngày 5/6/2017, tranh luận tại Quốc hội về thực phẩm bẩn, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Hà Nội đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để “chiến đấu” với thực phẩm bẩn:
Nguyễn Tường Thụy (VNTB) Ngày 5/6/2017, tranh luận tại Quốc hội về thực phẩm bẩn, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Hà Nội đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để “chiến đấu” với thực phẩm bẩn: “Cả dân tộc quyết tâm như một thời chúng ta đánh Mỹ để cứu dân tộc chúng ta tránh khỏi thực phẩm bẩn”
Lời
phát biểu của ông gây nên rất nhiều lời đàm tiếu trong cư dân mạng. Có
lẽ ông Hiểu muốn nói đến tinh thần quyết tâm, hăng hái, đoàn kết, hy
sinh của thời kỳ chống Mỹ. Nhưng tinh thần chống Mỹ cũng có nhiều vấn đề
phải bàn. Tinh thần ấy đã đem lại cái được duy nhất là đất nước không
còn chia cắt, còn bản chất cuộc chiến tranh và hệ lụy của nó, 42 năm qua
đã tốn khá nhiều bút mực của các học giả. Có thể tóm gọn rằng, tinh
thần chống Mỹ đã làm hao người tốn của một cách khủng khiếp; một nửa
nước giàu có thành nghèo đói, lạc hậu như nhau, xã hội hỗn loạn, lòng
người ly tán và giờ đây tụt hậu so với thế giới hàng năm chục đến một
vài trăm năm. Tinh thần ấy đã đuổi đi thêm một nền văn minh nhân loại.
Không
thể không đặt câu hỏi tại sao, trong 4 quốc gia bị chia cắt có cộng sản
cùng thống trị thì chỉ có Việt Nam dùng bạo lực để thống nhất đất nước
còn 4 nước kia thì không. Trung Quốc chỉ hô hào trên miệng chứ không tấn
công Đài Loan mặc dù họ cổ động hàng xóm làm chuyện đó. Trong thời kỳ
quan hệ giữa hai đảng rạn nứt, mặc những bức điện mừng kỷ niệm thành lập
đảng hay mừng quốc khánh TQ của VN kích đểu rằng chúng tôi luôn ủng hộ
các đồng chí giải phóng Đài Loan, thu hồi lãnh thổ về một mối nhưng TQ
vẫn để nguyên trạng cho đến tận bây giờ. Sau chiến tranh Triều Tiên
1950-1953, Bắc Triều Tiên cũng chỉ hung hăng đe dọa chứ không phát động
chiến tranh thôn tính Hàn Quốc. Đông Đức cũng không phát động tinh thần
chống Phương Tây đánh Tây Đức để đến năm 1989 nước Đức thống nhất một
cách ngoạn mục. Không nước nào dám bắt chước Việt Nam, mặc dù họ vẫn cổ
vũ, tuồn vũ khí, phương tiện chiến tranh cho VN như kiểu suỵt chó vào
bụi rậm. Cho đến bây giờ, nhìn vào Việt Nam, họ thấy cái sự không dám
của mình là đúng đắn.
Trở
lại chuyện ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để
“chiến đấu” với thực phẩm bẩn. Không hiểu tinh thần chống Mỹ có liên
quan gì đến việc chống thực phẩm bẩn? Hẳn là ý ông Hiểu coi tấn công vào
bọn làm hàng giả, hàng độc hại như đánh giặc. Thời buổi này mà ông còn
cho rằng, chỉ cần hăng hái thì việc gì cũng làm được. Hẳn nhiều người đã
biết đến câu “ngu dốt cộng nhiệt tình bằng phá hoại”. Chiến tranh khác
hẳn với xây dựng đất nước, với việc tổ chức quản lý xã hội. Còn cái tinh
thần chống Mỹ đem lại hệ lụy như thế nào thì như người viết vừa sơ
giải.
Không
riêng gì ông Ngọ Duy Hiểu, trước đó nhiều đại biểu quốc hội khác có
những phát ngôn rất ngô nghê, nhảm nhí, nghe nó cứ ngồ ngộ, hay hay thế
nào. Tuy thế, có thể thấy họ có sự toan tính riêng. Những phát ngôn đó
đều không đứng về phía nhân dân mặc dù họ được coi là đại biểu của dân.
Năm
2011 ông nghị Hoàng Hữu Phước bỗng dung nổi tiếng về những lời phát
biểu có vẻ văn hoa uốn éo nhưng khuynh tả của mình. Ông căm thù biểu
tình, cho rằng biểu tình là chống lại chính phủ, là làm ô danh đất nước.
Từ sự đột ngột nổi tiếng ấy, người ta tìm hiểu về ông, biết thêm nhiều
chuyện trong đó có chuyện ông bắt chước Tô Tần hiến kế liên hoành cho Saddam
Hussein, xin làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền cho hắn để công du thuyết
phục các nước. Vì thế người ta nghi ngờ ông bị tâm thần.
Cũng năm 2011, cố vẽ một điểm sáng le lói cho bức tranh kinh tế ảm đạm, ông nghị Đỗ Văn Đương bày tỏ: "Tôi
không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực! Theo tôi phải xem lại
chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống
xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục
nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi
xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”.
Câu
nói của ông được đề cử giải hoa Titan Arum (một loại hoa thối nhất thế
giới, còn gọi là hoa xác chết) của một diễn đàn. Giải này dành cho các
phát biểu củ chuối nhất và vớ vẩn nhất năm 2011.
Từ đó người ta gọi ông bằng cái tên thân thuộc và dân dã là “Nghị rau muống".
Nguyễn
Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh thì thể hiện chất nghị nô của mình bằng câu nói con lãnh
đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc: "Nếu con em cán bộ lãnh
đạo mà có sự trưởng thành và được các Đại hội Đảng tín nhiệm hoặc được
tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách quan trọng thì đó là điều hạnh
phúc của dân tộc ta, của Đảng ta. Tôi nghĩ là vậy. Đó là sự kế thừa, giữ
gìn và biết phát huy truyền thống đó để kế tục sự nghiệp của cha ông.
Đó phải là điều hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ?”
Mới
đây, Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc công an tỉnh, đại biểu tỉnh Đắk Lắk
đề nghị xử lý hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo, mặc dù hành vi đó đã
được điều chỉnh bởi điều 122 (tội vu khống) hoặc điều 258 (Tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân). Có lẽ ý thị Xuân là động đến lãnh đạo
cần phải qui định tội danh riêng, nặng hơn.
Khi làn sóng phản đối Nguyễn Thị Xuân chưa lên tới đỉnh thì tiếp theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng luật sư phải tố giác thân chủ: “nếu không tố cáo thân chủ thì luật sư sẽ bị khởi tố về tội “che giấu tội phạm” làm
xôn xao công luận, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của báo chí và đặc biệt
là giới luật sư. Điều mai mỉa là Nguyễn Thị Xuân có hoc vị đến tiến sĩ
về ngành luật.
Mới
ngày hôm qua, 9/6 thôi, Ông Trịnh Ngọc Phương, ủy viên Uỷ ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường Quốc hội, đại biểu Tây Ninh lại hăng hái không
kém khi cho rằng người dân Đồng Tâm… đàn áp công an, chồng thêm độ cao
của làn sóng phản đối những phát ngôn quái đản của đại biểu quốc hội: "Ý
kiến của đại biểu Nhưỡng về việc cảnh sát áp đảo người dân trong vụ
Đồng Tâm là sai sự thật, mà chính người dân Đồng Tâm mới là đàn áp lại
nhóm người thực thi nhiệm vụ".
Bệnh
phát ngôn bừa bãi không loại trừ cả Chủ tịch Quốc hội. Ngay sau khi
nhậm chức Chủ tịch Quốc hội 1 ngày, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng biểu
tình bảo vệ biển đảo của Tổ quốc gây ồn ào, kích động. Bà ta đặt câu
hỏi họ đã làm gì cho đất nước rồi khẳng định “chưa làm gì cả”.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng chỉ là học trò người tiền nhiệm của bà - ông
Nguyễn Sinh Hùng khi ông này chầy cối cho rằng dân bầu ra Quốc hội nên
Quốc hội sai thì dân phải chịu: “Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?
Những
phát biểu ngô nghê, ấu trĩ, khuynh tả của các đại biểu quốc hội không
chỉ có bấy nhiêu. Điều cần đặc biệt lưu ý là, về danh nghĩa, họ là đại
biểu cho lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, những phát biểu ấy đã đi ngược
lại lợi ích của nhân dân, tấn công vào nhân dân. Việc làm của họ không
xuất phát tự lợi ích của nhân dân mà chỉ muốn nắm chặt bàn tay sắt, nhăm
nhe bảo vệ đảng của họ (tỉ lệ đảng viên chiếm 95-96% Quốc hội).
Sự
hăng hái thái quá của những đại biểu này có thể ví như những cháu ngoan
Bác Hồ lớn tuổi. Nó khác một điều là những cháu ngoan Bác Hồ chưa hiểu
biết gì về chính trị xã hội, người lớn bảo sao nghe vậy còn họ đã từng
trải, có bằng cấp, bằng cao là đằng khác. Phát ngôn của họ có nguyên
nhân từ sự ấu trĩ về chính trị về pháp luật hay vì tham vọng thăng tiến,
muốn ghi điểm, muốn làm hài lòng lãnh đạo? Sự hăng hái ấy là sự hăng
hái của kiểu “Hàng đầu rồi tiến đi đâu/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ
đi”. Nhưng rồi mà xem, ở xã hội này, những người như thế, ghế sẽ vững
hơn, dễ thăng tiến hơn. Chả trách đất nước cứ lẹt đẹt mãi.
Bàn ra tán vào (1)
Việt
Chống thực phẩm bẩn cũng giống như chống Mỹ . Nghĩa là mồm cứ chống ,đô la cứ mê,hàng Mỹ cứ ham , nhờ Mỹ dạy con và rủ nhau sang Mỹ để " hạ cánh an toàn".Với thực phẩm bẩn thì cũng vậy : Mồm cứ chống và răng cứ nhai NHỔ RA RỒI LIẾM , ĐÁI ỈA RA RỒI ĐỚP....đó là ĐẢNG TÍNH , SÔNG CÓ THỂ CẠN,NÚI CÓ THỂ MÒN,NHƯNG ĐẢNG TÍNH ĐÓ KHÔNG THAY ĐỔI
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Những “cháu ngoan Bác Hồ” trong Quốc Hội Bù Nhìn
Nguyễn Tường Thụy (VNTB) Ngày 5/6/2017, tranh luận tại Quốc hội về thực phẩm bẩn, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Hà Nội đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để “chiến đấu” với thực phẩm bẩn:
Nguyễn Tường Thụy (VNTB) Ngày 5/6/2017, tranh luận tại Quốc hội về thực phẩm bẩn, ông Ngọ Duy Hiểu, đại biểu Hà Nội đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để “chiến đấu” với thực phẩm bẩn: “Cả dân tộc quyết tâm như một thời chúng ta đánh Mỹ để cứu dân tộc chúng ta tránh khỏi thực phẩm bẩn”
Lời
phát biểu của ông gây nên rất nhiều lời đàm tiếu trong cư dân mạng. Có
lẽ ông Hiểu muốn nói đến tinh thần quyết tâm, hăng hái, đoàn kết, hy
sinh của thời kỳ chống Mỹ. Nhưng tinh thần chống Mỹ cũng có nhiều vấn đề
phải bàn. Tinh thần ấy đã đem lại cái được duy nhất là đất nước không
còn chia cắt, còn bản chất cuộc chiến tranh và hệ lụy của nó, 42 năm qua
đã tốn khá nhiều bút mực của các học giả. Có thể tóm gọn rằng, tinh
thần chống Mỹ đã làm hao người tốn của một cách khủng khiếp; một nửa
nước giàu có thành nghèo đói, lạc hậu như nhau, xã hội hỗn loạn, lòng
người ly tán và giờ đây tụt hậu so với thế giới hàng năm chục đến một
vài trăm năm. Tinh thần ấy đã đuổi đi thêm một nền văn minh nhân loại.
Không
thể không đặt câu hỏi tại sao, trong 4 quốc gia bị chia cắt có cộng sản
cùng thống trị thì chỉ có Việt Nam dùng bạo lực để thống nhất đất nước
còn 4 nước kia thì không. Trung Quốc chỉ hô hào trên miệng chứ không tấn
công Đài Loan mặc dù họ cổ động hàng xóm làm chuyện đó. Trong thời kỳ
quan hệ giữa hai đảng rạn nứt, mặc những bức điện mừng kỷ niệm thành lập
đảng hay mừng quốc khánh TQ của VN kích đểu rằng chúng tôi luôn ủng hộ
các đồng chí giải phóng Đài Loan, thu hồi lãnh thổ về một mối nhưng TQ
vẫn để nguyên trạng cho đến tận bây giờ. Sau chiến tranh Triều Tiên
1950-1953, Bắc Triều Tiên cũng chỉ hung hăng đe dọa chứ không phát động
chiến tranh thôn tính Hàn Quốc. Đông Đức cũng không phát động tinh thần
chống Phương Tây đánh Tây Đức để đến năm 1989 nước Đức thống nhất một
cách ngoạn mục. Không nước nào dám bắt chước Việt Nam, mặc dù họ vẫn cổ
vũ, tuồn vũ khí, phương tiện chiến tranh cho VN như kiểu suỵt chó vào
bụi rậm. Cho đến bây giờ, nhìn vào Việt Nam, họ thấy cái sự không dám
của mình là đúng đắn.
Trở
lại chuyện ông Ngọ Duy Hiểu đề nghị phải lấy tinh thần chống Mỹ để
“chiến đấu” với thực phẩm bẩn. Không hiểu tinh thần chống Mỹ có liên
quan gì đến việc chống thực phẩm bẩn? Hẳn là ý ông Hiểu coi tấn công vào
bọn làm hàng giả, hàng độc hại như đánh giặc. Thời buổi này mà ông còn
cho rằng, chỉ cần hăng hái thì việc gì cũng làm được. Hẳn nhiều người đã
biết đến câu “ngu dốt cộng nhiệt tình bằng phá hoại”. Chiến tranh khác
hẳn với xây dựng đất nước, với việc tổ chức quản lý xã hội. Còn cái tinh
thần chống Mỹ đem lại hệ lụy như thế nào thì như người viết vừa sơ
giải.
Không
riêng gì ông Ngọ Duy Hiểu, trước đó nhiều đại biểu quốc hội khác có
những phát ngôn rất ngô nghê, nhảm nhí, nghe nó cứ ngồ ngộ, hay hay thế
nào. Tuy thế, có thể thấy họ có sự toan tính riêng. Những phát ngôn đó
đều không đứng về phía nhân dân mặc dù họ được coi là đại biểu của dân.
Năm
2011 ông nghị Hoàng Hữu Phước bỗng dung nổi tiếng về những lời phát
biểu có vẻ văn hoa uốn éo nhưng khuynh tả của mình. Ông căm thù biểu
tình, cho rằng biểu tình là chống lại chính phủ, là làm ô danh đất nước.
Từ sự đột ngột nổi tiếng ấy, người ta tìm hiểu về ông, biết thêm nhiều
chuyện trong đó có chuyện ông bắt chước Tô Tần hiến kế liên hoành cho Saddam
Hussein, xin làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền cho hắn để công du thuyết
phục các nước. Vì thế người ta nghi ngờ ông bị tâm thần.
Cũng năm 2011, cố vẽ một điểm sáng le lói cho bức tranh kinh tế ảm đạm, ông nghị Đỗ Văn Đương bày tỏ: "Tôi
không nghĩ lạm phát ở nước ta cao nhất khu vực! Theo tôi phải xem lại
chỗ này. Tôi đi các nước thấy giá tiêu dùng đắt đỏ, một đĩa rau muống
xào ở Thượng Hải tới 200 nghìn đồng, nhưng ở Việt Nam chỉ mấy chục
nghìn. Trong nước tôi đi chợ rau muống ở đô thị có thể 5.000 đồng/mớ, đi
xuống vùng nông thôn chỉ 2.000, xuống nữa có khi rẻ hơn”.
Câu
nói của ông được đề cử giải hoa Titan Arum (một loại hoa thối nhất thế
giới, còn gọi là hoa xác chết) của một diễn đàn. Giải này dành cho các
phát biểu củ chuối nhất và vớ vẩn nhất năm 2011.
Từ đó người ta gọi ông bằng cái tên thân thuộc và dân dã là “Nghị rau muống".
Nguyễn
Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy; Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh thì thể hiện chất nghị nô của mình bằng câu nói con lãnh
đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc: "Nếu con em cán bộ lãnh
đạo mà có sự trưởng thành và được các Đại hội Đảng tín nhiệm hoặc được
tổ chức tín nhiệm giao những trọng trách quan trọng thì đó là điều hạnh
phúc của dân tộc ta, của Đảng ta. Tôi nghĩ là vậy. Đó là sự kế thừa, giữ
gìn và biết phát huy truyền thống đó để kế tục sự nghiệp của cha ông.
Đó phải là điều hạnh phúc đối với dân tộc mình chứ?”
Mới
đây, Nguyễn Thị Xuân, Phó Giám đốc công an tỉnh, đại biểu tỉnh Đắk Lắk
đề nghị xử lý hình sự hành vi bôi nhọ lãnh đạo, mặc dù hành vi đó đã
được điều chỉnh bởi điều 122 (tội vu khống) hoặc điều 258 (Tội lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, công dân). Có lẽ ý thị Xuân là động đến lãnh đạo
cần phải qui định tội danh riêng, nặng hơn.
Khi làn sóng phản đối Nguyễn Thị Xuân chưa lên tới đỉnh thì tiếp theo đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) cho rằng luật sư phải tố giác thân chủ: “nếu không tố cáo thân chủ thì luật sư sẽ bị khởi tố về tội “che giấu tội phạm” làm
xôn xao công luận, vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của báo chí và đặc biệt
là giới luật sư. Điều mai mỉa là Nguyễn Thị Xuân có hoc vị đến tiến sĩ
về ngành luật.
Mới
ngày hôm qua, 9/6 thôi, Ông Trịnh Ngọc Phương, ủy viên Uỷ ban Khoa học,
Công nghệ và Môi trường Quốc hội, đại biểu Tây Ninh lại hăng hái không
kém khi cho rằng người dân Đồng Tâm… đàn áp công an, chồng thêm độ cao
của làn sóng phản đối những phát ngôn quái đản của đại biểu quốc hội: "Ý
kiến của đại biểu Nhưỡng về việc cảnh sát áp đảo người dân trong vụ
Đồng Tâm là sai sự thật, mà chính người dân Đồng Tâm mới là đàn áp lại
nhóm người thực thi nhiệm vụ".
Bệnh
phát ngôn bừa bãi không loại trừ cả Chủ tịch Quốc hội. Ngay sau khi
nhậm chức Chủ tịch Quốc hội 1 ngày, bà Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng biểu
tình bảo vệ biển đảo của Tổ quốc gây ồn ào, kích động. Bà ta đặt câu
hỏi họ đã làm gì cho đất nước rồi khẳng định “chưa làm gì cả”.
Tuy nhiên, bà Ngân cũng chỉ là học trò người tiền nhiệm của bà - ông
Nguyễn Sinh Hùng khi ông này chầy cối cho rằng dân bầu ra Quốc hội nên
Quốc hội sai thì dân phải chịu: “Quốc hội là dân, dân quyết sai dân chịu chứ kỷ luật ai?
Những
phát biểu ngô nghê, ấu trĩ, khuynh tả của các đại biểu quốc hội không
chỉ có bấy nhiêu. Điều cần đặc biệt lưu ý là, về danh nghĩa, họ là đại
biểu cho lợi ích của nhân dân. Tuy nhiên, những phát biểu ấy đã đi ngược
lại lợi ích của nhân dân, tấn công vào nhân dân. Việc làm của họ không
xuất phát tự lợi ích của nhân dân mà chỉ muốn nắm chặt bàn tay sắt, nhăm
nhe bảo vệ đảng của họ (tỉ lệ đảng viên chiếm 95-96% Quốc hội).
Sự
hăng hái thái quá của những đại biểu này có thể ví như những cháu ngoan
Bác Hồ lớn tuổi. Nó khác một điều là những cháu ngoan Bác Hồ chưa hiểu
biết gì về chính trị xã hội, người lớn bảo sao nghe vậy còn họ đã từng
trải, có bằng cấp, bằng cao là đằng khác. Phát ngôn của họ có nguyên
nhân từ sự ấu trĩ về chính trị về pháp luật hay vì tham vọng thăng tiến,
muốn ghi điểm, muốn làm hài lòng lãnh đạo? Sự hăng hái ấy là sự hăng
hái của kiểu “Hàng đầu rồi tiến đi đâu/ Đi đâu không biết hàng đầu cứ
đi”. Nhưng rồi mà xem, ở xã hội này, những người như thế, ghế sẽ vững
hơn, dễ thăng tiến hơn. Chả trách đất nước cứ lẹt đẹt mãi.