Kinh Đời
Những biến động và bất ngờ
Nhìn lại những sự kiện quan trọng xảy ra trong năm 2016, có thể nói đây là một năm với đầy những diễn biến bất ngờ kéo dài cho tới những ngày cuối cùng trước khi được khép lại.
Vụ bắn chết Ðại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm Thứ Hai 19/12 nhanh chóng đưa tới sự so sánh vụ ám sát Hoàng tử nước Áo Francis Ferdinand năm 1914 châm ngòi cho Thế chiến I, nhưng nhiều nhà quan sát kết luận cho rằng nó không đủ yếu tố để đưa tới một vụ xung đột lớn. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, chiếc xe tải do một tên khủng bố gốc Tunisia đánh cướp đã lao vào một khu chợ phiên bán những mặt hàng Giáng sinh tại Berlin giết chết 12 người và làm nhiều chục người khác bị thương có thể làm cho mồi lửa sẵn có bùng cháy to hơn đưa tới những chấn động chính trị trong tương lai tại Âu châu tạo thêm cơ hội cho một số đảng cực hữu lên nắm quyền, hay ít ra chiếm thêm ghế trong chính phủ, trong những cuộc bầu cử tại Pháp và Ðức trong năm 2017.
Nếu năm 1989 – là năm bức tường Berlin sụp đổ – được xem như cột mốc chuyển hướng của thế giới đưa tới những thắng lợi trong tiến trình toàn cầu hoá, dân chủ hoá theo quan điểm của một số nhà lãnh đạo phương Tây về một thế giới hiện đại, thì năm 2016 có thể được coi là năm mà bánh xe lịch sử thế giới bị đi trật đường ray.
Sự so sánh này có thể hơi cường điệu. Tuy nhiên, nếu nhìn lại hai sự kiện quan trọng và gây nhiều bất ngờ nhất – vụ Brexit tại Vương quốc Anh và vụ Donald Trump đắc cử Tổng thống tại Hoa Kỳ – thì không ai có thể phủ nhận hai vụ việc này sẽ còn ảnh hưởng tới tương lai của thế giới trong nhiều năm tới. Một điều đáng ghi nhận là cả hai sự kiện trên đều là kết quả từ quyết định bằng lá phiếu của người dân mà ngay chính những chuyên gia am tường thời sự nhất cũng đã không tiên đoán được.
Tháng 6 vừa qua, sau một thời gian tranh luận gay gắt và sôi nổi, cử tri của Vương quốc Anh, trong một cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử, đã quyết định cho vương quốc này rời khỏi khối Liên Âu (Brexit), hậu quả là một ông thủ tướng bị mất ghế và mở ra một thế giới với tương lai đầy những bất định.
Sau khi kiểm phiếu, phe vận động rời Liên Âu đã toàn thắng, chiếm nhiều hơn một triệu phiếu, hay 52 phần trăm so với 48 phần trăm của phe vận động chọn ở lại.
Kết quả cuộc bỏ phiếu – gây ngạc nhiên ngay cả những nhân vật ủng hộ Brexit – được tiên đoán là sẽ tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, và Vương quốc Anh có thể sẽ phải vẽ lại đường biên giới. Vương quốc Anh hiện nay là kết hợp gồm bốn quốc gia – Anh Quốc, Tô Cách Lan, xứ Wales và Bắc Ái Nhĩ Lan.
Một số chính trị gia thiên về chủ nghĩa quốc gia tại Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan, nơi mà đa số cử tri bỏ phiếu chọn ở lại, đã nhanh chóng lặp lại lời kêu gọi tách ra khỏi Vương quốc Anh như đã từng xảy ra vài lần trước đây.
Kết quả của vụ Brexit có thể châm ngòi cho những cuộc trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên Âu tại một số quốc gia thành viên khác, làm cho tương lai của khối liên hiệp này không biết rồi đây sẽ đi về đâu.
Hậu quả tức thời sau khi bỏ phiếu là tình hình chao đảo của thị trường tài chánh thế giới với giá cổ phiếu rơi rớt thảm hại ở khắp nơi. Giá cổ phiếu tại Tokyo mất hơn 7 phần trăm và của Nam Hàn là khoảng 4 phần trăm. Trong khi cổ phiếu tại London rớt 8 phần trăm, và riêng cổ phiếu của các ngân hàng Anh Quốc mất gần một phần ba giá trị.
Theo điều lệ của khối Liên Âu, thời hạn để Vương quốc Anh hoàn toàn rút ra khỏi Liên Âu là tối đa hai năm. Trong khoảng thời gian này, các nhà lãnh đạo của Vương quốc Anh sẽ phải điều đình lại tất cả những thoả thuận thương mại với Liên Âu và tất cả những quốc gia khác hiện đang buôn bán với Liên Âu, trong đó có Hoa Kỳ.
Hầu hết các kinh tế gia đều cho rằng việc rời khỏi Liên Âu sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, đương kim Ngoại trưởng Boris Johnson, một trong những nhân vật ủng hộ Brexit, cho rằng ảnh hưởng về lâu dài sẽ không nhiều và ông chỉ ra một số quốc gia giàu có như Na Uy và Thụy Sĩ vẫn buôn bán bình thường mặc dù không nằm trong khối Liên Âu.
Những biến động quan trọng khác trong năm 2016
– Vụ Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công tin tặc vào hệ thống máy tính của Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ.
– Cuộc nội chiến Syria vẫn chưa kết thúc.
– Dịch Zika lan rộng và Brazil là tâm điểm.
– Khủng bố tấn công khắp thế giới: Burkina Faso (Tây Phi), phi trường Brussels (Bỉ), phi trường Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), xe tải tông vào đám đông tại Nice (Pháp) trong ngày lễ Bastille Day 14/7.
– Vụ xả xúng tại hộp đêm Pulse (Orlando, Florida).
– Nhiều vụ cảnh sát Mỹ bắn chết dân thường được ghi hình video đưa đến những cuộc xuống đường.
– Hai vụ cảnh sát tại Dallas và Baton Rouge bị phục kích chết.
Ðương kim Thủ tướng Theresa May ngay khi vừa lên nắm quyền đã tuyên bố việc rời khỏi Liên Âu sẽ không có gì thay đổi. Nếu bà giữ lời thì năm 2017 tới đây sẽ thực sự bắt đầu cho tiến trình đó. Hiện chưa ai có được bất cứ khái niệm gì về tình hình Âu châu sẽ như thế nào vào thời điểm cuối năm tới. Tuy nhiên, vụ tấn công vào khu chợ phiên tại Berlin chắc hẳn sẽ gây thêm áp lực chính trị đối với Thủ tướng Angela Merkel vì những chính sách di dân tương đối cởi mở của bà, cũng như những vụ tấn công tại Pháp mấy tháng trước đây làm tăng thêm cơ hội chiến thắng cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của nhóm LePen trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong khi đó cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ năm nay được cho là không giống bất kỳ cuộc bầu cử nào từ trước tới nay với đầy những tình tiết bất ngờ. Trong đó những bất ngờ xảy ra trong Tháng 10, tức không đầy một tháng trước ngày tổng tuyển cử, là nổi bật nhất trong tất cả những bản tin có liên quan đến bầu cử. Bất ngờ ở phía Trump là đoạn ghi âm hơn một thập niên trước đó mà trong đó ông mô tả đầy đủ chi tiết những lần sờ mó phụ nữ ra sao. Riêng về phía Hillary Clinton là lá thư của giám đốc FBI, James Comey, gửi cho quốc hội thông báo mở lại vụ điều tra về những điện thư bà Clinton sử dụng qua một máy chủ đặt tại nhà riêng và lần này là một số điện thư FBI vô tình tìm thấy trong một máy tính của cựu dân biểu Anthony Weiner và cũng là chồng cũ của một trong những phụ tá thân cận nhất của Clinton. Cả hai câu chuyện trên phủ lên những đám mây đen lơ lửng trên đầu của mỗi ứng cử viên trong suốt thời gian tranh cử sau đó.
Những cuộc thăm dò ngay trước ngày bầu cử (Thứ Ba 8/11) phần lớn cho biết Clinton dẫn trước ít điểm, mặc dù cuộc chạy đua được tiên đoán là sẽ thật sít sao. Ðến sáng Thứ Tư, kết quả cho thấy Trump thắng 289 phiếu đại cử tri (electoral – cần ít nhất 270 phiếu) so với 218 phiếu của Clinton, trong khi ba tiểu bang Minnesota, Michigan và New Hampshire vẫn còn đang kiểm phiếu.
Bước vào ngày bầu cử, ban tranh cử của Clinton với đầy tự tin là sẽ chiến thắng. Tất cả các dữ liệu thu thập được đều cho thấy là bà sẽ thắng. Và kể cả đến rạng sáng ngày Thứ Tư sau đó, ban tranh cử của bà vẫn chưa tin về kết quả của cuộc bầu cử, họ đã phải coi lại tất cả dữ liệu một lần nữa trong khi cũng xem xét coi có điều gì bất thường có thể xảy ra ở các thùng phiếu.
Chiến thắng của Trump được xem là kết quả ngựa về ngược đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử. Ngay từ đầu được cho là một thứ tay mơ chính trị và là một ứng cử viên ít thèm chú ý tới những dữ liệu thu thập từ những cuộc thăm dò, cuối cùng, Trump đã chiến thắng tại rất nhiều những tiểu bang mang tính quyết định (battleground states), kể cả những tiểu bang mà ngay những người thuộc đảng Dân chủ cũng không ngờ là sẽ bị thua.
Hiện khó có thể tiên đoán chính xác chính sách của Hoa Kỳ trong bốn năm tới ra sao, tuy nhiên những chỉ dấu gần đây cho thấy một chính quyền Trump với những chính sách sẽ rất khác so với tám năm qua. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga có thể có những tiến bộ, và căn cứ trên những lời tuyên bố của Trump sau vụ ám sát Ðại sứ Nga tại Ankara cho thấy có thể sẽ có một sự hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong tương lai, đặc biệt là cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố ISIS. Cuộc chiến tại Syria cũng sẽ được giải quyết, nhất là sau khi thành phố Aleppo rơi lại vào tay chính quyền al-Assad, phần nào cho thấy một tương lai khá u ám đối với những nhóm quân nổi dậy.
Tuy nhiên, một chính quyền Trump có thể sẽ phải đối đầu nhiều hơn nữa với Trung Quốc. Vụ Trung Quốc chiếm giữ một chiếc tàu ngầm không người lái của Mỹ tại Biển Ðông hôm 16/12 mới chỉ là màn đầu. Ðó là chưa kể những trao đổi mậu dịch giữa hai quốc gia sẽ gặp nhiều những khó khăn trong tương lai.
Năm 2016 là năm đầy bất ngờ và phức tạp. Năm 2017 có lẽ cũng sẽ không khác mấy. Vũ Hiến
( Báo Trẻ )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những biến động và bất ngờ
Nhìn lại những sự kiện quan trọng xảy ra trong năm 2016, có thể nói đây là một năm với đầy những diễn biến bất ngờ kéo dài cho tới những ngày cuối cùng trước khi được khép lại.
Vụ bắn chết Ðại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm Thứ Hai 19/12 nhanh chóng đưa tới sự so sánh vụ ám sát Hoàng tử nước Áo Francis Ferdinand năm 1914 châm ngòi cho Thế chiến I, nhưng nhiều nhà quan sát kết luận cho rằng nó không đủ yếu tố để đưa tới một vụ xung đột lớn. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, chiếc xe tải do một tên khủng bố gốc Tunisia đánh cướp đã lao vào một khu chợ phiên bán những mặt hàng Giáng sinh tại Berlin giết chết 12 người và làm nhiều chục người khác bị thương có thể làm cho mồi lửa sẵn có bùng cháy to hơn đưa tới những chấn động chính trị trong tương lai tại Âu châu tạo thêm cơ hội cho một số đảng cực hữu lên nắm quyền, hay ít ra chiếm thêm ghế trong chính phủ, trong những cuộc bầu cử tại Pháp và Ðức trong năm 2017.
Nếu năm 1989 – là năm bức tường Berlin sụp đổ – được xem như cột mốc chuyển hướng của thế giới đưa tới những thắng lợi trong tiến trình toàn cầu hoá, dân chủ hoá theo quan điểm của một số nhà lãnh đạo phương Tây về một thế giới hiện đại, thì năm 2016 có thể được coi là năm mà bánh xe lịch sử thế giới bị đi trật đường ray.
Sự so sánh này có thể hơi cường điệu. Tuy nhiên, nếu nhìn lại hai sự kiện quan trọng và gây nhiều bất ngờ nhất – vụ Brexit tại Vương quốc Anh và vụ Donald Trump đắc cử Tổng thống tại Hoa Kỳ – thì không ai có thể phủ nhận hai vụ việc này sẽ còn ảnh hưởng tới tương lai của thế giới trong nhiều năm tới. Một điều đáng ghi nhận là cả hai sự kiện trên đều là kết quả từ quyết định bằng lá phiếu của người dân mà ngay chính những chuyên gia am tường thời sự nhất cũng đã không tiên đoán được.
Tháng 6 vừa qua, sau một thời gian tranh luận gay gắt và sôi nổi, cử tri của Vương quốc Anh, trong một cuộc trưng cầu dân ý mang tính lịch sử, đã quyết định cho vương quốc này rời khỏi khối Liên Âu (Brexit), hậu quả là một ông thủ tướng bị mất ghế và mở ra một thế giới với tương lai đầy những bất định.
Sau khi kiểm phiếu, phe vận động rời Liên Âu đã toàn thắng, chiếm nhiều hơn một triệu phiếu, hay 52 phần trăm so với 48 phần trăm của phe vận động chọn ở lại.
Kết quả cuộc bỏ phiếu – gây ngạc nhiên ngay cả những nhân vật ủng hộ Brexit – được tiên đoán là sẽ tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, và Vương quốc Anh có thể sẽ phải vẽ lại đường biên giới. Vương quốc Anh hiện nay là kết hợp gồm bốn quốc gia – Anh Quốc, Tô Cách Lan, xứ Wales và Bắc Ái Nhĩ Lan.
Một số chính trị gia thiên về chủ nghĩa quốc gia tại Tô Cách Lan và Bắc Ái Nhĩ Lan, nơi mà đa số cử tri bỏ phiếu chọn ở lại, đã nhanh chóng lặp lại lời kêu gọi tách ra khỏi Vương quốc Anh như đã từng xảy ra vài lần trước đây.
Kết quả của vụ Brexit có thể châm ngòi cho những cuộc trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên Âu tại một số quốc gia thành viên khác, làm cho tương lai của khối liên hiệp này không biết rồi đây sẽ đi về đâu.
Hậu quả tức thời sau khi bỏ phiếu là tình hình chao đảo của thị trường tài chánh thế giới với giá cổ phiếu rơi rớt thảm hại ở khắp nơi. Giá cổ phiếu tại Tokyo mất hơn 7 phần trăm và của Nam Hàn là khoảng 4 phần trăm. Trong khi cổ phiếu tại London rớt 8 phần trăm, và riêng cổ phiếu của các ngân hàng Anh Quốc mất gần một phần ba giá trị.
Theo điều lệ của khối Liên Âu, thời hạn để Vương quốc Anh hoàn toàn rút ra khỏi Liên Âu là tối đa hai năm. Trong khoảng thời gian này, các nhà lãnh đạo của Vương quốc Anh sẽ phải điều đình lại tất cả những thoả thuận thương mại với Liên Âu và tất cả những quốc gia khác hiện đang buôn bán với Liên Âu, trong đó có Hoa Kỳ.
Hầu hết các kinh tế gia đều cho rằng việc rời khỏi Liên Âu sẽ gây bất lợi cho nền kinh tế của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, đương kim Ngoại trưởng Boris Johnson, một trong những nhân vật ủng hộ Brexit, cho rằng ảnh hưởng về lâu dài sẽ không nhiều và ông chỉ ra một số quốc gia giàu có như Na Uy và Thụy Sĩ vẫn buôn bán bình thường mặc dù không nằm trong khối Liên Âu.
Những biến động quan trọng khác trong năm 2016
– Vụ Hoa Kỳ cáo buộc Nga tấn công tin tặc vào hệ thống máy tính của Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ.
– Cuộc nội chiến Syria vẫn chưa kết thúc.
– Dịch Zika lan rộng và Brazil là tâm điểm.
– Khủng bố tấn công khắp thế giới: Burkina Faso (Tây Phi), phi trường Brussels (Bỉ), phi trường Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), xe tải tông vào đám đông tại Nice (Pháp) trong ngày lễ Bastille Day 14/7.
– Vụ xả xúng tại hộp đêm Pulse (Orlando, Florida).
– Nhiều vụ cảnh sát Mỹ bắn chết dân thường được ghi hình video đưa đến những cuộc xuống đường.
– Hai vụ cảnh sát tại Dallas và Baton Rouge bị phục kích chết.
Ðương kim Thủ tướng Theresa May ngay khi vừa lên nắm quyền đã tuyên bố việc rời khỏi Liên Âu sẽ không có gì thay đổi. Nếu bà giữ lời thì năm 2017 tới đây sẽ thực sự bắt đầu cho tiến trình đó. Hiện chưa ai có được bất cứ khái niệm gì về tình hình Âu châu sẽ như thế nào vào thời điểm cuối năm tới. Tuy nhiên, vụ tấn công vào khu chợ phiên tại Berlin chắc hẳn sẽ gây thêm áp lực chính trị đối với Thủ tướng Angela Merkel vì những chính sách di dân tương đối cởi mở của bà, cũng như những vụ tấn công tại Pháp mấy tháng trước đây làm tăng thêm cơ hội chiến thắng cho đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia của nhóm LePen trong cuộc bầu cử sắp tới.
Trong khi đó cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ năm nay được cho là không giống bất kỳ cuộc bầu cử nào từ trước tới nay với đầy những tình tiết bất ngờ. Trong đó những bất ngờ xảy ra trong Tháng 10, tức không đầy một tháng trước ngày tổng tuyển cử, là nổi bật nhất trong tất cả những bản tin có liên quan đến bầu cử. Bất ngờ ở phía Trump là đoạn ghi âm hơn một thập niên trước đó mà trong đó ông mô tả đầy đủ chi tiết những lần sờ mó phụ nữ ra sao. Riêng về phía Hillary Clinton là lá thư của giám đốc FBI, James Comey, gửi cho quốc hội thông báo mở lại vụ điều tra về những điện thư bà Clinton sử dụng qua một máy chủ đặt tại nhà riêng và lần này là một số điện thư FBI vô tình tìm thấy trong một máy tính của cựu dân biểu Anthony Weiner và cũng là chồng cũ của một trong những phụ tá thân cận nhất của Clinton. Cả hai câu chuyện trên phủ lên những đám mây đen lơ lửng trên đầu của mỗi ứng cử viên trong suốt thời gian tranh cử sau đó.
Những cuộc thăm dò ngay trước ngày bầu cử (Thứ Ba 8/11) phần lớn cho biết Clinton dẫn trước ít điểm, mặc dù cuộc chạy đua được tiên đoán là sẽ thật sít sao. Ðến sáng Thứ Tư, kết quả cho thấy Trump thắng 289 phiếu đại cử tri (electoral – cần ít nhất 270 phiếu) so với 218 phiếu của Clinton, trong khi ba tiểu bang Minnesota, Michigan và New Hampshire vẫn còn đang kiểm phiếu.
Bước vào ngày bầu cử, ban tranh cử của Clinton với đầy tự tin là sẽ chiến thắng. Tất cả các dữ liệu thu thập được đều cho thấy là bà sẽ thắng. Và kể cả đến rạng sáng ngày Thứ Tư sau đó, ban tranh cử của bà vẫn chưa tin về kết quả của cuộc bầu cử, họ đã phải coi lại tất cả dữ liệu một lần nữa trong khi cũng xem xét coi có điều gì bất thường có thể xảy ra ở các thùng phiếu.
Chiến thắng của Trump được xem là kết quả ngựa về ngược đầy bất ngờ trong cuộc bầu cử. Ngay từ đầu được cho là một thứ tay mơ chính trị và là một ứng cử viên ít thèm chú ý tới những dữ liệu thu thập từ những cuộc thăm dò, cuối cùng, Trump đã chiến thắng tại rất nhiều những tiểu bang mang tính quyết định (battleground states), kể cả những tiểu bang mà ngay những người thuộc đảng Dân chủ cũng không ngờ là sẽ bị thua.
Hiện khó có thể tiên đoán chính xác chính sách của Hoa Kỳ trong bốn năm tới ra sao, tuy nhiên những chỉ dấu gần đây cho thấy một chính quyền Trump với những chính sách sẽ rất khác so với tám năm qua. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nga có thể có những tiến bộ, và căn cứ trên những lời tuyên bố của Trump sau vụ ám sát Ðại sứ Nga tại Ankara cho thấy có thể sẽ có một sự hợp tác chặt chẽ hơn với Nga trong tương lai, đặc biệt là cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố ISIS. Cuộc chiến tại Syria cũng sẽ được giải quyết, nhất là sau khi thành phố Aleppo rơi lại vào tay chính quyền al-Assad, phần nào cho thấy một tương lai khá u ám đối với những nhóm quân nổi dậy.
Tuy nhiên, một chính quyền Trump có thể sẽ phải đối đầu nhiều hơn nữa với Trung Quốc. Vụ Trung Quốc chiếm giữ một chiếc tàu ngầm không người lái của Mỹ tại Biển Ðông hôm 16/12 mới chỉ là màn đầu. Ðó là chưa kể những trao đổi mậu dịch giữa hai quốc gia sẽ gặp nhiều những khó khăn trong tương lai.
Năm 2016 là năm đầy bất ngờ và phức tạp. Năm 2017 có lẽ cũng sẽ không khác mấy. Vũ Hiến
( Báo Trẻ )