Truyện Ngắn & Phóng Sự
Những chuyện không ngờ
Bài Hoài Mỹ
Không ngờ tức là những chuyện ấy không thường xẩy ra hoặc là các chuyện mà người đời ít dám nghĩ tới. Đôi ba câu chuyện dưới đây được hầu hết dư luận khắp nơi trên 5 châu, 4 bể “đánh giá” là vừa bất thường, vừa bất ngờ:
Người chết rơi ra khỏi quan tài...
Tiếng Việt có
nhiều từ để gọi cái hòm đựng xác người chết, nào áo quan, quan tài, nào
linh cữu, nào xăng (Ca dao: “Bán hàng như bán hàng xăng; ai mua thì bán
chẳng rằng mời ai” - Tục ngữ: “Muốn ăn thì lăn vào bếp. Muốn chết thì
lết vào xăng”). Và đồng bào mình nói chung vốn rất nặng tình, nặng nghĩa
với người quá cố nên thường vẫn sắm thứ quan tài gỗ tốt, kiên cố, được
chạm rồng trổ phượng và sơn son thiết vàng chung quanh, xem như đây là
món quà “sinh ly tử biệt” cuối cùng của người sống hảo tâm. Thành thử dù
người chết có nặng cỡ nào, béo tốt ra sao cũng miễn có chuyện gặp tai
biến sau khi đã được đặt vào quan tài, trái lại, được bình an còn hơn
nằm trong vòng tay mẹ hiền...
Thế nhưng đối với một số dân tộc khác
thì ngược hẳn, điển hình như các nước Hồi Giáo. Theo giáo luật đạo Hồi,
người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì phải được tống táng cho xong.
Cũng vì phải nhanh chân lẹ tay lo công việc chôn cất nên người Hồi Giáo
không đặt nặng chuyện quan tài; gia đình có của thì 4 tấm ván ghép lại
kể như sang trọng rồi; không thì chỉ cần quấn tấm vải bao quanh xác chết
càng “tiện và lợi”; vải có thiếu trước, hụt sau đến nỗi xác chết lòi
chân, lộ đầu cũng vẫn không thành vấn đề.
Tại một thôn quê ở
Indonesia (Nam Dương) một gia đình thuộc cỡ “thường thường bậc trung” tổ
chức đám tang cho một người ruột thịt. Một nhóm gồm cả thảy 8 đấng mày
râu khiêng quan tài mà bên trên phủ bằng một tấm vải màu xanh lá cây; 4
người khiêng ở hai bên cộng với 4 người khiêng ở phía đầu và phía chân.
Theo sau quan tài là một phụ nữ vừa đi như chạy giặc vừa khóc dữ dội
lắm. Bởi trùm kín mít đầu và mặt mũi, lại không mặc áo tang như người
Việt nên “khán giả” đứng ở hai bên đường xem đám ma, không thể xác quyết
phụ nữ đang khóc này liên hệ thế nào với người chết, cùng lắm chỉ có
thể suy đoán hoặc là mẹ hay là vợ nên mới để rơi nhiều nước mắt như thế,
chứ người dưng nước lã, chẳng ai rỗi hơi. Thế nhưng không hiểu vì
nguyên nhân nào mà những người khiêng quan tài lại đi nhanh như thế. Một
là bởi người chết quá nhẹ ký, trong khi những 8 người khiêng. Hai là vì
những người khiêng quan tài này đi càng nhanh càng tốt để còn về sớm
sủa mà đánh chén thịt dê.
Nhưng kìa, xác người chết bỗng lọt từ đáy
quan tài, rơi bịch xuống mặt đường trải nhựa. Trong khi đó các bố khiêng
quan tài không hề hay biết gì, vẫn nhịp bước đều và vẫn thoải mái tiến
nhanh. Hiện tượng quá lạ lùng! Không một ai cảm thấy gánh nặng bỗng đã
nhẹ đi. Xác chết được bọc trong một tấm vải trắng đục, màu ngà ngà như
đã cũ lắm rồi, nằm như một ụ muối biển bên đường. Trong khi đó nhóm
khiêng quan tài vẫn tiếp tục “vô tư” tiến bước, như thể các lực sĩ chạy
việt dã ở đoạn nước rút, gần đến mục tiêu. Người phụ nữ theo sau quan
tài phát hiện “sự cố” khi chính bà mém vấp phải xác chết giữa đường. Bà
la lối, gào khóc còn hơn vỡ chợ. Lúc đó, đám khiêng quan tài mới giật
mình, quay đầu lại và hiểu ngay “vấn đề”. Rồi không ai cần bảo ai, cả 8
người đều đồng loạt chạy trở lui. Xác chết lại được nhanh chóng đưa vào
quan tài. Đấy, ai dám bảo không có chuyện “người chết hai lần”. Thì ra
vật dụng được gọi là “quan tài” thật sự chỉ là những mảnh ván ép mỏng
ghép lại rồi được cột lại bằng dây vải chứ không đóng đinh. Được hỏi lý
do thì một người theo Hồi Giáo giải thích: “quan tài” nếu được đóng chắc
chắn, ngộ nhỡ có biến cố gì thì làm sao người chết... thoát nhanh ra
được, tỉ như phải trình diện đấng Allah hay được tiên tri Mahommed gọi
đến để trao cho một công tác mới trong Thánh Chiến? Đó là chưa nói đến
hiện tượng mà người “ngoại giáo” gọi là ma, nhưng Hồi Giáo tin thật sự
chính là việc người chết về thăm thân nhân còn sống để nhắn gửi điều gì
tối ư cần thiết.
Lối chôn như vừa lược tả ở trên, sự tích gọi là “cảo
táng” nghĩa là bọc cỏ mà chôn; hay “thiên thổ nhất đôi”, nghĩa là một
đống đất nông. Cả hai lối mai táng này đều có nghĩa là chôn vội.
Độc
giả thân mến nếu có dịp du lịch các xứ đạo Hồi mà chợt thấy cảnh tượng
xác người chết lọt khỏi quan tài rơi xuống đất, xin cứ... tỉnh bơ để
mạng sống của mình được “an toàn xa lộ”, chớ la hoảng “My God! My God!”
như dân Mỹ thứ thiệt, e sẽ không tránh khỏi thân phận... mất đầu thời
IS!
Đám tang lại tiếp diễn. Coi như chẳng có gì đã xẩy ra vậy! Nếu
quí độc giả nào không tin hay đang buồn mà muốn có gì giải trí, xin vào
trang mạng LiveLeak để xem toàn bộ “video clip” về đám tang có một không
hai này trên cõi đời ô trọc của loài người chúng ta.
Để râu: Tù 6 năm vì dám giỡn mặt chính quyền!
Không
hiểu vì nhằm mục đích phân biệt giữa đàn ông và đàn bà hay vì muốn nâng
cao vẻ độc đáo của phái nam, phái nữ mà cổ nhân Việt Nam xưa kia đã
nhấn mạnh về đặc điểm của mỗi bên: “Trai tu, gái nhũ”, nghĩa là nam giới
thì phải có râu; nữ phải có vú.
Vì “tu” là râu nên mới có cụm từ “tu
mi nam tử”. Bọn con giai chúng tôi, ngay từ “thuở ban đầu lưu luyến
ấy”, nghĩa là mới khởi sự bước vào “tuổi mới lớn”, đứa nào cũng... hãnh
diện sờ bờ môi trên tìm ria, trong khi ở các “vùng sâu vùng xa” trên cơ
thể, “cỏ lùng” cũng đã... tun lún phún. Tên nào mà mép, cằm nhẵn nhụi
đều bị chê là “bóng” hay “lại cái”. Ngược lại, con gái mà thân thể “mặt
bằng” chiếm ưu thế, bọn con giai chúng tôi chê ngay, cho điểm rất “xấu”.
Thành thử các nàng dường như cũng tìm các cách để khoe “núi của” dù mới
chỉ là “quả cau nho nhỏ; cái vỏ vân vân”...
Râu ria là từ nói chung
về râu, tuy nhiên trong thực tế, “râu” là đám lông mọc ở cằm, trong khi
“ria” ở trên mép. Vào bất cứ thời nào, giới đực rựa cũng “sáng tạo” được
nhiều mẫu để râu khác nhau, chẳng hạn các kiểu vốn nổi tiếng vượt thời
gian như: Râu quai nón, râu xồm, râu dê, râu ghi-đông, râu quặp, râu cá
chốt, râu sạc-lô, râu hít-le... Phái nữ đối với râu ria của đàn ông, thì
cũng tùy người thích, người không, chẳng hạn có bà chê ông râu xồm là:
“Râu rậm tày chổi, đầu to như giành” (Tục-ngữ); có bà lại khoái tỉ:
“Chẳng tham ruộng cả, ao sâu. Tham vì một nỗi tốt râu mà lành”
(Tục-ngữ); có bà thì “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, nói lấp lửng
nước đôi: “Thôi tôi chẳng lấy ông đâu; ông đừng cạo mặt, cạo râu tốn
tiền” (Ca-dao). Con gái thời nay gọi huỵch toẹt ria mép của gã kép là:
“Trung tâm gây mê”!
Ngoài ra, cổ nhân Việt Nam còn dùng “tu”, dùng
“nhũ” vào việc bói toán và giáo huấn. Chẳng thế mà ca dao cũng đã có
câu: “Đàn ông không râu, bất nghì; đàn bà không vú, lấy gì nuôi con”.
Nghì hay nghĩa, nói về tình nghĩa chung thủy với nhau: “Ăn ở có nhân, có
nghì”.
Tôi xin chỉ mạn phép lai rai chuyện râu đàn ông mà thôi.
Vâng, theo nhận xét của người xưa, đàn ông mà không có râu ắt tâm địa
xấu xa, chẳng biết gì là “tình sâu mang trả nghĩa dày” (Kiều). Phải
chăng vì thế mà Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay
Truyện Kiều, đã mô tả Sở Khanh là “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”,
do đó sau khi lừa dối được Thúy Kiều để rồi “con ong đã tỏ đường đi,
lối về” thì ba chân bốn cẳng cuốn gói chuồn mất. Ngược lại, Từ Hải vốn
là đấng anh hùng “chọc trời, khuấy nước... Dọc ngang, nào biết trên đầu
có ai” thì “râu hùm, hàm én, mày ngài”... thành thử dù có bị lừa mà “khí
thiêng khi đã về thần” thì cũng vẫn “nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa
vòng”!
Mạn phép nói rõ thêm kẻo gây ngộ nhận khi coi tướng số: Mặt
mũi của một đấng đực rựa “nhẵn nhụi” có thể vì người này đã đã dùng dao
thật sắc, thật bén (gọi là “manh-sờ lam”, điển hình của hiệu Gillette)
để thiến tận gốc mọi sợi râu cứng, mềm - cũng có thể da thịt của người
này, nhẵn thín không thể sản sinh nổi được râu ria nào.
Cũng nhằm đề
cao vai trò và vẻ đẹp của râu ria, hàng năm vẫn có các cuộc Thi Râu quốc
tế (Moustache Champiomships). Câu Lạc Bộ của Người Để Râu (Moustache
Club) mọc lên ở nhiều quốc gia. Một trong những khẩu hiệu của họ là: “Si
t'as pas de moustache, t'es pas un homme” - “Nếu bạn không có râu, bạn
cóc phải là một thằng đàn ông”!
Về khía cạnh tôn giáo, đàn ông Hồi
Giáo không được cạo râu, cắt tóc. Ngược lại, các tu sĩ Phật Giáo, đầu
thì phải “trọc long lóc” mà râu ắt cũng phải “nhẵn nhụi”.
Thưa độc
giả thân mến, sở dĩ tôi phải dài dòng về râu ria như trên cũng nhằm để
quí vị thấy là câu chuyện về một người đàn ông chỉ vì để râu mà phải vào
“bóc lịch” giữa bốn bức tường kín mít trong 6 năm, thử hỏi có phải
không tưởng tượng nổi và vô lý không? Vậy mà chuyện có thật mới lạ chứ!
Nạn
nhân này là một người đàn ông tên là “Hansan”, 38 tuổi - cái tuổi đang
sung sức để “râu ria ra rậm rạp” - định cư ở thành phố Kashgar thuộc khu
tự trị Tân Cương, Trung Cộng. Chính nhật báo China Youth Daily đã đăng
tải tin trên trong số phát hành ngày 29-03-2015.
Khu Tự Trị Tân Cương
- gọi đầy đủ là Shinjang Uyghur Aptonom Rayoni, nhưng vắn tắt là
Sinkiang - có tới gần 22 triệu dân số, trong số này chủng tộc Uyghur
(Duy Ngô Nhĩ) chiếm 46,42%, đông nhất. Năm ngoái, chính quyền Tân Cương
đã bày đặt ra một chiến dịch vốn “chưa nghe tên đã biết địa chỉ”: Dự án
Đẹp. Thực tế là mượn cớ “làm đẹp”, theo đó phụ nữ không được đeo mạng
che mặt; đàn ông không được để râu, đảng Cộng Sản Trung Hoa nhằm triệt
hạ các dân tộc thiểu số vốn không chấp nhận chủ nghĩa vô thần cộng sản.
Rất
nhiều người đã phản ứng dữ dội vì cho rằng quan điểm của nhà nước là vô
lý, không thể chấp nhận. “Đẹp” đâu chẳng thấy, chỉ toàn những máu me
đầm đìa trên các khuôn mặt của dân chúng, chỉ nhiều xác chết nằm rải rác
bên các vệ đường... sau những cuộc đụng độ giữa các đám đông dân chúng
và các lực lượng an ninh.
Cách riêng vợ chồng “Hansan” hơn ai hết, đã
tỏ ra “chơi đẹp” hơn cả trước mặt nhà nước: Bà vợ đi đâu, tới đâu cũng
vẫn mang mạng “burqa” che mặt theo tín ngưỡng của bà. Chính quyền Trung
Cộng “bèn bắt bà bỏ bót ba bốn bận” rồi tuyên án 2 năm tù. Trong khi đó
người chồng vẫn không ngán: “Hansan” bảo vệ vô cùng cẩn thận bộ râu mà
ông đã khởi sự dày công o bế kể từ năm 2010. Năm ngoái khi phát động
chiến dịch “cấm đàn ông để râu”, chính quyền lấy lý do là “để râu là
hành động gây ra suy nghĩ cực đoan”. Cả thế giới, đặc biệt nam giới,
cách riêng những ông đang có râu được một mẻ cười tưởng như vỡ quả địa
cầu này. Chẳng thế mà Fidel Castro đã chỉ vào chân dung Hồ Chí Minh mà
phán: “Đồng chí để râu dê khiến tớ có ý nghĩ... cực đoan. Đù... ” Rồi cả
Castro lẫn Chí Minh cùng ngắm ảnh chụp Karl Mark, le lưỡi: “Râu rậm tựa
chổi...” - À, vì để râu khiến cho người khác “suy nghĩ cực đoan” như
người Trung Cộng quan niệm mà cổ nhân Việt Nam mới có lý do để nói bóng
gió: “Râu ông nọ cắm “cằm” bà kia!”, và cũng nhờ râu mà “mồm miệng đỡ
chân tay”...
Suốt từ mùa Xuân năm ngoái, Bính Ngọ, cho tới mùa Xuân
năm nay, Ất Mùi, nhà cầm quyền Trung Cộng ở khu tự trị Tân Cương vẫn
tiếp tục “hung hăng con bọ xít” với chiến dịch “Dự Án Đẹp” khiến nhiều
phụ nữ mang mạng che mặt đã bị phạt tù; nhiều ông bị cảnh sát đè ngay
xuống đường phố để xẻo râu. Riêng “Hansan” sau một lần bị xén râu nơi
công cộng, ông ta bèn ẩn náu trong nhà một thời gian với mục đích... để
râu lại. Đến khoảng đầu tháng 3 vừa qua, nhân một ngày đẹp trời,
“Hansan” quyết định “tái xuất giang hồ” với bộ râu mới.
Kết quả, như
ngay trên đầu chuyện này đã viết: “Người đàn ông 38 tuổi này đã bị chính
quyền Trung Cộng ở vùng Tân Cương bỏ tù 6 năm về tội... để râu!”.- (hm)
Những chuyện không ngờ
Không ngờ tức là những chuyện ấy không thường xẩy ra hoặc là các chuyện mà người đời ít dám nghĩ tới. Đôi ba câu chuyện dưới đây được hầu hết dư luận khắp nơi trên 5 châu, 4 bể “đánh giá” là vừa bất thường, vừa bất ngờ:
Người chết rơi ra khỏi quan tài...
Tiếng Việt có
nhiều từ để gọi cái hòm đựng xác người chết, nào áo quan, quan tài, nào
linh cữu, nào xăng (Ca dao: “Bán hàng như bán hàng xăng; ai mua thì bán
chẳng rằng mời ai” - Tục ngữ: “Muốn ăn thì lăn vào bếp. Muốn chết thì
lết vào xăng”). Và đồng bào mình nói chung vốn rất nặng tình, nặng nghĩa
với người quá cố nên thường vẫn sắm thứ quan tài gỗ tốt, kiên cố, được
chạm rồng trổ phượng và sơn son thiết vàng chung quanh, xem như đây là
món quà “sinh ly tử biệt” cuối cùng của người sống hảo tâm. Thành thử dù
người chết có nặng cỡ nào, béo tốt ra sao cũng miễn có chuyện gặp tai
biến sau khi đã được đặt vào quan tài, trái lại, được bình an còn hơn
nằm trong vòng tay mẹ hiền...
Thế nhưng đối với một số dân tộc khác
thì ngược hẳn, điển hình như các nước Hồi Giáo. Theo giáo luật đạo Hồi,
người chết trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì phải được tống táng cho xong.
Cũng vì phải nhanh chân lẹ tay lo công việc chôn cất nên người Hồi Giáo
không đặt nặng chuyện quan tài; gia đình có của thì 4 tấm ván ghép lại
kể như sang trọng rồi; không thì chỉ cần quấn tấm vải bao quanh xác chết
càng “tiện và lợi”; vải có thiếu trước, hụt sau đến nỗi xác chết lòi
chân, lộ đầu cũng vẫn không thành vấn đề.
Tại một thôn quê ở
Indonesia (Nam Dương) một gia đình thuộc cỡ “thường thường bậc trung” tổ
chức đám tang cho một người ruột thịt. Một nhóm gồm cả thảy 8 đấng mày
râu khiêng quan tài mà bên trên phủ bằng một tấm vải màu xanh lá cây; 4
người khiêng ở hai bên cộng với 4 người khiêng ở phía đầu và phía chân.
Theo sau quan tài là một phụ nữ vừa đi như chạy giặc vừa khóc dữ dội
lắm. Bởi trùm kín mít đầu và mặt mũi, lại không mặc áo tang như người
Việt nên “khán giả” đứng ở hai bên đường xem đám ma, không thể xác quyết
phụ nữ đang khóc này liên hệ thế nào với người chết, cùng lắm chỉ có
thể suy đoán hoặc là mẹ hay là vợ nên mới để rơi nhiều nước mắt như thế,
chứ người dưng nước lã, chẳng ai rỗi hơi. Thế nhưng không hiểu vì
nguyên nhân nào mà những người khiêng quan tài lại đi nhanh như thế. Một
là bởi người chết quá nhẹ ký, trong khi những 8 người khiêng. Hai là vì
những người khiêng quan tài này đi càng nhanh càng tốt để còn về sớm
sủa mà đánh chén thịt dê.
Nhưng kìa, xác người chết bỗng lọt từ đáy
quan tài, rơi bịch xuống mặt đường trải nhựa. Trong khi đó các bố khiêng
quan tài không hề hay biết gì, vẫn nhịp bước đều và vẫn thoải mái tiến
nhanh. Hiện tượng quá lạ lùng! Không một ai cảm thấy gánh nặng bỗng đã
nhẹ đi. Xác chết được bọc trong một tấm vải trắng đục, màu ngà ngà như
đã cũ lắm rồi, nằm như một ụ muối biển bên đường. Trong khi đó nhóm
khiêng quan tài vẫn tiếp tục “vô tư” tiến bước, như thể các lực sĩ chạy
việt dã ở đoạn nước rút, gần đến mục tiêu. Người phụ nữ theo sau quan
tài phát hiện “sự cố” khi chính bà mém vấp phải xác chết giữa đường. Bà
la lối, gào khóc còn hơn vỡ chợ. Lúc đó, đám khiêng quan tài mới giật
mình, quay đầu lại và hiểu ngay “vấn đề”. Rồi không ai cần bảo ai, cả 8
người đều đồng loạt chạy trở lui. Xác chết lại được nhanh chóng đưa vào
quan tài. Đấy, ai dám bảo không có chuyện “người chết hai lần”. Thì ra
vật dụng được gọi là “quan tài” thật sự chỉ là những mảnh ván ép mỏng
ghép lại rồi được cột lại bằng dây vải chứ không đóng đinh. Được hỏi lý
do thì một người theo Hồi Giáo giải thích: “quan tài” nếu được đóng chắc
chắn, ngộ nhỡ có biến cố gì thì làm sao người chết... thoát nhanh ra
được, tỉ như phải trình diện đấng Allah hay được tiên tri Mahommed gọi
đến để trao cho một công tác mới trong Thánh Chiến? Đó là chưa nói đến
hiện tượng mà người “ngoại giáo” gọi là ma, nhưng Hồi Giáo tin thật sự
chính là việc người chết về thăm thân nhân còn sống để nhắn gửi điều gì
tối ư cần thiết.
Lối chôn như vừa lược tả ở trên, sự tích gọi là “cảo
táng” nghĩa là bọc cỏ mà chôn; hay “thiên thổ nhất đôi”, nghĩa là một
đống đất nông. Cả hai lối mai táng này đều có nghĩa là chôn vội.
Độc
giả thân mến nếu có dịp du lịch các xứ đạo Hồi mà chợt thấy cảnh tượng
xác người chết lọt khỏi quan tài rơi xuống đất, xin cứ... tỉnh bơ để
mạng sống của mình được “an toàn xa lộ”, chớ la hoảng “My God! My God!”
như dân Mỹ thứ thiệt, e sẽ không tránh khỏi thân phận... mất đầu thời
IS!
Đám tang lại tiếp diễn. Coi như chẳng có gì đã xẩy ra vậy! Nếu
quí độc giả nào không tin hay đang buồn mà muốn có gì giải trí, xin vào
trang mạng LiveLeak để xem toàn bộ “video clip” về đám tang có một không
hai này trên cõi đời ô trọc của loài người chúng ta.
Để râu: Tù 6 năm vì dám giỡn mặt chính quyền!
Không
hiểu vì nhằm mục đích phân biệt giữa đàn ông và đàn bà hay vì muốn nâng
cao vẻ độc đáo của phái nam, phái nữ mà cổ nhân Việt Nam xưa kia đã
nhấn mạnh về đặc điểm của mỗi bên: “Trai tu, gái nhũ”, nghĩa là nam giới
thì phải có râu; nữ phải có vú.
Vì “tu” là râu nên mới có cụm từ “tu
mi nam tử”. Bọn con giai chúng tôi, ngay từ “thuở ban đầu lưu luyến
ấy”, nghĩa là mới khởi sự bước vào “tuổi mới lớn”, đứa nào cũng... hãnh
diện sờ bờ môi trên tìm ria, trong khi ở các “vùng sâu vùng xa” trên cơ
thể, “cỏ lùng” cũng đã... tun lún phún. Tên nào mà mép, cằm nhẵn nhụi
đều bị chê là “bóng” hay “lại cái”. Ngược lại, con gái mà thân thể “mặt
bằng” chiếm ưu thế, bọn con giai chúng tôi chê ngay, cho điểm rất “xấu”.
Thành thử các nàng dường như cũng tìm các cách để khoe “núi của” dù mới
chỉ là “quả cau nho nhỏ; cái vỏ vân vân”...
Râu ria là từ nói chung
về râu, tuy nhiên trong thực tế, “râu” là đám lông mọc ở cằm, trong khi
“ria” ở trên mép. Vào bất cứ thời nào, giới đực rựa cũng “sáng tạo” được
nhiều mẫu để râu khác nhau, chẳng hạn các kiểu vốn nổi tiếng vượt thời
gian như: Râu quai nón, râu xồm, râu dê, râu ghi-đông, râu quặp, râu cá
chốt, râu sạc-lô, râu hít-le... Phái nữ đối với râu ria của đàn ông, thì
cũng tùy người thích, người không, chẳng hạn có bà chê ông râu xồm là:
“Râu rậm tày chổi, đầu to như giành” (Tục-ngữ); có bà lại khoái tỉ:
“Chẳng tham ruộng cả, ao sâu. Tham vì một nỗi tốt râu mà lành”
(Tục-ngữ); có bà thì “tình trong như đã, mặt ngoài còn e”, nói lấp lửng
nước đôi: “Thôi tôi chẳng lấy ông đâu; ông đừng cạo mặt, cạo râu tốn
tiền” (Ca-dao). Con gái thời nay gọi huỵch toẹt ria mép của gã kép là:
“Trung tâm gây mê”!
Ngoài ra, cổ nhân Việt Nam còn dùng “tu”, dùng
“nhũ” vào việc bói toán và giáo huấn. Chẳng thế mà ca dao cũng đã có
câu: “Đàn ông không râu, bất nghì; đàn bà không vú, lấy gì nuôi con”.
Nghì hay nghĩa, nói về tình nghĩa chung thủy với nhau: “Ăn ở có nhân, có
nghì”.
Tôi xin chỉ mạn phép lai rai chuyện râu đàn ông mà thôi.
Vâng, theo nhận xét của người xưa, đàn ông mà không có râu ắt tâm địa
xấu xa, chẳng biết gì là “tình sâu mang trả nghĩa dày” (Kiều). Phải
chăng vì thế mà Nguyễn Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay
Truyện Kiều, đã mô tả Sở Khanh là “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao”,
do đó sau khi lừa dối được Thúy Kiều để rồi “con ong đã tỏ đường đi,
lối về” thì ba chân bốn cẳng cuốn gói chuồn mất. Ngược lại, Từ Hải vốn
là đấng anh hùng “chọc trời, khuấy nước... Dọc ngang, nào biết trên đầu
có ai” thì “râu hùm, hàm én, mày ngài”... thành thử dù có bị lừa mà “khí
thiêng khi đã về thần” thì cũng vẫn “nhơn nhơn còn đứng chôn chân giữa
vòng”!
Mạn phép nói rõ thêm kẻo gây ngộ nhận khi coi tướng số: Mặt
mũi của một đấng đực rựa “nhẵn nhụi” có thể vì người này đã đã dùng dao
thật sắc, thật bén (gọi là “manh-sờ lam”, điển hình của hiệu Gillette)
để thiến tận gốc mọi sợi râu cứng, mềm - cũng có thể da thịt của người
này, nhẵn thín không thể sản sinh nổi được râu ria nào.
Cũng nhằm đề
cao vai trò và vẻ đẹp của râu ria, hàng năm vẫn có các cuộc Thi Râu quốc
tế (Moustache Champiomships). Câu Lạc Bộ của Người Để Râu (Moustache
Club) mọc lên ở nhiều quốc gia. Một trong những khẩu hiệu của họ là: “Si
t'as pas de moustache, t'es pas un homme” - “Nếu bạn không có râu, bạn
cóc phải là một thằng đàn ông”!
Về khía cạnh tôn giáo, đàn ông Hồi
Giáo không được cạo râu, cắt tóc. Ngược lại, các tu sĩ Phật Giáo, đầu
thì phải “trọc long lóc” mà râu ắt cũng phải “nhẵn nhụi”.
Thưa độc
giả thân mến, sở dĩ tôi phải dài dòng về râu ria như trên cũng nhằm để
quí vị thấy là câu chuyện về một người đàn ông chỉ vì để râu mà phải vào
“bóc lịch” giữa bốn bức tường kín mít trong 6 năm, thử hỏi có phải
không tưởng tượng nổi và vô lý không? Vậy mà chuyện có thật mới lạ chứ!
Nạn
nhân này là một người đàn ông tên là “Hansan”, 38 tuổi - cái tuổi đang
sung sức để “râu ria ra rậm rạp” - định cư ở thành phố Kashgar thuộc khu
tự trị Tân Cương, Trung Cộng. Chính nhật báo China Youth Daily đã đăng
tải tin trên trong số phát hành ngày 29-03-2015.
Khu Tự Trị Tân Cương
- gọi đầy đủ là Shinjang Uyghur Aptonom Rayoni, nhưng vắn tắt là
Sinkiang - có tới gần 22 triệu dân số, trong số này chủng tộc Uyghur
(Duy Ngô Nhĩ) chiếm 46,42%, đông nhất. Năm ngoái, chính quyền Tân Cương
đã bày đặt ra một chiến dịch vốn “chưa nghe tên đã biết địa chỉ”: Dự án
Đẹp. Thực tế là mượn cớ “làm đẹp”, theo đó phụ nữ không được đeo mạng
che mặt; đàn ông không được để râu, đảng Cộng Sản Trung Hoa nhằm triệt
hạ các dân tộc thiểu số vốn không chấp nhận chủ nghĩa vô thần cộng sản.
Rất
nhiều người đã phản ứng dữ dội vì cho rằng quan điểm của nhà nước là vô
lý, không thể chấp nhận. “Đẹp” đâu chẳng thấy, chỉ toàn những máu me
đầm đìa trên các khuôn mặt của dân chúng, chỉ nhiều xác chết nằm rải rác
bên các vệ đường... sau những cuộc đụng độ giữa các đám đông dân chúng
và các lực lượng an ninh.
Cách riêng vợ chồng “Hansan” hơn ai hết, đã
tỏ ra “chơi đẹp” hơn cả trước mặt nhà nước: Bà vợ đi đâu, tới đâu cũng
vẫn mang mạng “burqa” che mặt theo tín ngưỡng của bà. Chính quyền Trung
Cộng “bèn bắt bà bỏ bót ba bốn bận” rồi tuyên án 2 năm tù. Trong khi đó
người chồng vẫn không ngán: “Hansan” bảo vệ vô cùng cẩn thận bộ râu mà
ông đã khởi sự dày công o bế kể từ năm 2010. Năm ngoái khi phát động
chiến dịch “cấm đàn ông để râu”, chính quyền lấy lý do là “để râu là
hành động gây ra suy nghĩ cực đoan”. Cả thế giới, đặc biệt nam giới,
cách riêng những ông đang có râu được một mẻ cười tưởng như vỡ quả địa
cầu này. Chẳng thế mà Fidel Castro đã chỉ vào chân dung Hồ Chí Minh mà
phán: “Đồng chí để râu dê khiến tớ có ý nghĩ... cực đoan. Đù... ” Rồi cả
Castro lẫn Chí Minh cùng ngắm ảnh chụp Karl Mark, le lưỡi: “Râu rậm tựa
chổi...” - À, vì để râu khiến cho người khác “suy nghĩ cực đoan” như
người Trung Cộng quan niệm mà cổ nhân Việt Nam mới có lý do để nói bóng
gió: “Râu ông nọ cắm “cằm” bà kia!”, và cũng nhờ râu mà “mồm miệng đỡ
chân tay”...
Suốt từ mùa Xuân năm ngoái, Bính Ngọ, cho tới mùa Xuân
năm nay, Ất Mùi, nhà cầm quyền Trung Cộng ở khu tự trị Tân Cương vẫn
tiếp tục “hung hăng con bọ xít” với chiến dịch “Dự Án Đẹp” khiến nhiều
phụ nữ mang mạng che mặt đã bị phạt tù; nhiều ông bị cảnh sát đè ngay
xuống đường phố để xẻo râu. Riêng “Hansan” sau một lần bị xén râu nơi
công cộng, ông ta bèn ẩn náu trong nhà một thời gian với mục đích... để
râu lại. Đến khoảng đầu tháng 3 vừa qua, nhân một ngày đẹp trời,
“Hansan” quyết định “tái xuất giang hồ” với bộ râu mới.
Kết quả, như
ngay trên đầu chuyện này đã viết: “Người đàn ông 38 tuổi này đã bị chính
quyền Trung Cộng ở vùng Tân Cương bỏ tù 6 năm về tội... để râu!”.- (hm)