Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Những đôi giày bên bờ sông Danube – Đài tưởng niệm thảm sát xúc động nhất ngày nay
Một trong những nạn nhân là Miklós Voglhut, một diễn viên, ca sĩ nhạc jazz người Hungary. Ông đã kết hôn với một phụ nữ Công Giáo là Kati Szőke, và đổi tên nhưng nó vẫn không cứu ông thoát khỏi cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành – Holocaust.
Ngày 19/12/1944, Miklós và một nhóm người Do Thái bị buộc phải cởi trần, cởi giày để lại và đứng dọc theo bờ sông Danube. Đội xử bắn, gồm các thành viên Đảng Mũi tên Chữ thập, đã bắn các tù nhân ở cự ly gần rồi để xác họ rơi xuống sông và bị cuốn đi.
Ý tưởng về đài tưởng niệm Những đôi giày bên bờ sông Danube được đưa ra bởi điêu khắc gia tên “Gyula Pauer” cùng người bạn của mình Can Togay – một dạo diễn phim người Hungary. Nhà điêu khắc đã tạo ra 60 đôi giày bằng sắt kiểu thời đó và gắn chặt vào nền đá bên bờ sông.
Tại 3 điểm trên đài tưởng niệm có bản in đúc bằng tiếng Hungary, tiếng Anh và tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) với cùng nội dung: “Tưởng nhớ các nạn nhân bị bắn bên bờ sông Danube bởi quân Mũi tên Chữ thập vào 1944-45“.
Những đôi giày bên bờ sông Danube là một trong những đài tưởng niệm thảm sát ở Budapest gây xúc động nhất ngày nay. Những người ghé thăm nơi đây đôi khi thắp nến hoặc để lại hoa và đặt chúng vào trong một chiếc giày đặc biệt.
Dài tưởng niệm này khiến chúng ta phải nhìn vào hình ảnh lớn hơn và suy nghĩ về các vụ thảm sát ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Iris, theo Vintage News( Tinh Hoa )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Những đôi giày bên bờ sông Danube – Đài tưởng niệm thảm sát xúc động nhất ngày nay
Một trong những nạn nhân là Miklós Voglhut, một diễn viên, ca sĩ nhạc jazz người Hungary. Ông đã kết hôn với một phụ nữ Công Giáo là Kati Szőke, và đổi tên nhưng nó vẫn không cứu ông thoát khỏi cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành – Holocaust.
Ngày 19/12/1944, Miklós và một nhóm người Do Thái bị buộc phải cởi trần, cởi giày để lại và đứng dọc theo bờ sông Danube. Đội xử bắn, gồm các thành viên Đảng Mũi tên Chữ thập, đã bắn các tù nhân ở cự ly gần rồi để xác họ rơi xuống sông và bị cuốn đi.
Ý tưởng về đài tưởng niệm Những đôi giày bên bờ sông Danube được đưa ra bởi điêu khắc gia tên “Gyula Pauer” cùng người bạn của mình Can Togay – một dạo diễn phim người Hungary. Nhà điêu khắc đã tạo ra 60 đôi giày bằng sắt kiểu thời đó và gắn chặt vào nền đá bên bờ sông.
Tại 3 điểm trên đài tưởng niệm có bản in đúc bằng tiếng Hungary, tiếng Anh và tiếng Hebrew (tiếng Do Thái) với cùng nội dung: “Tưởng nhớ các nạn nhân bị bắn bên bờ sông Danube bởi quân Mũi tên Chữ thập vào 1944-45“.
Những đôi giày bên bờ sông Danube là một trong những đài tưởng niệm thảm sát ở Budapest gây xúc động nhất ngày nay. Những người ghé thăm nơi đây đôi khi thắp nến hoặc để lại hoa và đặt chúng vào trong một chiếc giày đặc biệt.
Dài tưởng niệm này khiến chúng ta phải nhìn vào hình ảnh lớn hơn và suy nghĩ về các vụ thảm sát ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Iris, theo Vintage News( Tinh Hoa )