Truyện Ngắn & Phóng Sự
Những người đàn bà tuổi Thìn ( Áo Vàng )
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này....
Những người đàn bà tuổi Thìn
Áo Vàng
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này....
oOo
Sau khi đưa mẹ chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi trở về nhà quàn để thu dọn những đồ đạc còn lại. Chỉ mới cách mấy tiếng đồng hồ mà quang cảnh căn phòng để quan tài của mợ tôi đã khác hẳn. Tôi bước vào phòng, tâm trạng không còn giống như hồi trưa... Tiếng chuông mõ đã dứt; hương khói cũng tan loãng hết trong không gian, không còn nghe tiếng sụt sùi chung quanh, chỉ có tôi và chồng im lặng dọn dẹp các thứ lỉnh kỉnh còn sót lại mà nhà quàn đã tốt bụng xếp vào một góc.
Lễ đóng nắp quan tài được cử hành lúc 1 giờ trưa. Sau khi vị sư đã làm xong đủ lễ, thầy quay lại nhắc nhở thân nhân bỏ vào áo quan cho đầy đủ những vật dụng mà lúc còn sống, mẹ chồng tôi thường nhựt vẫn dùng. Di vật cuối cùng tôi đặt dưới tay bà cụ là cuốn nhật ký, cụ đã trải tâm tình trên từng trang giấy, trong suốt 20 năm trường ……
Trời chưa vào thu mà nắng chiều đã tắt sớm. Cảnh vật ảm đạm làm sao với lá hoa rụng đầy trên đất và ướt nhẹp qua nhiều ngày mưa rỉ rả. Ra xe về cùng hai đứa con đang đứng chơi trước nhà quàn, tôi nhắc Thuận ghé chợ để mua ít thức ăn bán sẵn, về nhà dùng tối nay. Sau ba ngày đám đình, tôi không còn sức lực nào làm việc nhà nữa. Tôi khấn thầm, "tối nay mợ về ăn với chúng con luôn nhé".
oOo
Gia đình của Thuận ít anh em. Ba mợ chia tay nhau từ khi Thuận mới mười ba, hai đứa em song sanh, một gái một trai, còn chưa học hết tiểu học. Mẹ chồng tôi ở vậy nuôi con cho đến ngày vựơt biên và được chồng tôi bảo lãnh, vì chàng đã đi du học từ năm 1970.
Chúng tôi quen nhau ở đại học, lúc Thuận còn năm cuối chương trình cao học, tôi thì tị nạn qua đây, phải học lại từ đầu. Tánh chàng tuy ít nói, nhưng không rụt rè, và tư cách rất chững chạc. Thế giới người việt tị nạn thuở đó ở Montreal không lớn lắm, phần đông là gia đình của những sinh viên du học được bảo lãnh ưu tiên, nên hầu như ai cũng quen mặt biết tên nhau... Khi Thuận đến với tôi, gia đình tôi vui mừng vì nghĩ rằng với chàng, tôi sẽ có một cuộc sống tương lai tươi đẹp và vững chắc. Tôi chỉ biết gia đình Thuận qua vài lá thư liên lạc qua về lúc chúng tôi quyết định làm đám cưới. Trên nguyên tắc, Thuận viết thơ về nhà báo tin cho mẹ chàng, và bên nhà gửi thơ cho ba mẹ tôi để làm quen với sui gia tương lai. Vài năm sau khi tôi sanh con đầu lòng, nhận được tin mẹ chồng tôi vượt biên, chúng tôi xúc tiến thủ tục bảo lãnh qua Canada.
Những năm đầu tiên, quan hệ giữa tôi và gia đình chồng có thể gọi là đầy đủ. Nói rõ hơn, tôi làm tròn bổn phận dâu con, theo nghĩa thời nay, tức là, cuối tuần thì họp mặt bên nhà chồng; lúc mẹ chồng đau ốm, vợ chồng tôi lui tới chăm sóc. Những ngày lễ lạc lớn, không quên quà cáp cho gia đình. Chúng tôi cũng phụ giúp về tài chánh vì Thuận còn hai đứa em đang sửa soạn vào đại học.
Tôi quên nói, mẹ chồng tôi là một phụ nữ rất độc lập. Lúc còn bên quê nhà, bà hành nghề Dược sĩ. Sang đây, muốn đi làm, phải thi lấy bằng tương đương. Tuổi bà đã gần 50, chồng tôi không muốn mẹ vất vả nữa nên khuyên mẹ hãy thong thả, chàng vẽ vời đề nghị: "Có mợ qua đây, vợ chồng con sẽ sanh thêm ít nhất ba đứa nữa, lo chi mợ không có job babysitting". Vậy mà qua chưa được bao tuần, mẹ chồng tôi đã bắt liên lạc với những bạn bè đồng nghiệp cũ để hỏi cách thức thi lại bằng hành nghề.
Nhờ đó, hai năm đầu bà cũng rất bận rộn. Nhưng thực tế không dễ dàng như bà nghĩ; bởi thế lòng hăng hái cũng giảm dần. Lúc sức khỏe bắt đầu có vấn đề, bà tự động chấm dứt ý định trở lại nghề cũ. Phải công nhận bà là một người rất can đảm và năng động. Một khi đã quyết định thay đổi hướng đi, bà lại xoay qua đi kiếm việc làm. Từ đi may áo quần trong công xưởng đến cuốn chả giò ở những nhà hàng VN, bà làm rất hăng say. Lúc đầu, chồng tôi xót xa. Chàng rất thương mẹ nên không đành lòng để mẹ bôn ba, nhưng dần dà chàng cũng yên tâm nhờ thái độ lạc quan của bà....
Từ khi bà đi làm, tôi và bà có nhiều đề tài để chuyện trò với nhau hơn. Tôi nhận thấy bà cởi mở hơn so với lúc mới qua. Và, cũng có thể chúng tôi bắt đầu tìm thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng. Mẹ Thuận lớn hơn tôi ba con giáp. Cùng là tuổi thìn, bà vẫn thường nói với tôi:
- Mợ thấy tánh con nhiều khi cũng cứng rắn như mợ, nhưng coi bộ cuộc đời của con bằng phẳng hơn đời mợ, mừng cho con. Luôn luôn nhớ ăn ở phúc đức để mà hưởng phước lâu dài đó con…
Lần sanh cháu thứ nhì, tôi bệnh nặng phải nằm nhà thương. Gia đình bên ngoại bấy giờ không còn ai ở gần. Chồng tôi lại lu bù công việc sở nên mẹ chồng một tay săn sóc cho tôi. Bà túc trực bên tôi từ sáng đến chiều. Những khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, và điều tôi cảm động nhất là trong những tháng ngày ở bệnh viện, mỗi lần tôi thức giấc đều gặp khuôn mặt mẹ chồng tôi với nụ cười hiền hòa trên môi.
Khoảng cách giữa chúng tôi, từ đó cũng dần dần thu ngắn lại. Tôi nghĩ, mình thật có phước, bởi lẽ thường, mẹ chồng nàng dâu ít khi gần gũi, giữa hai bên không có vấn đề là đã khá rồi. Chiều hôm đó, bà đem vào nhà thương cho tôi một bịch xí muội thật lớn (nào ô mai cam thảo, ô mai chanh, cà na cánh chỉ đủ thứ), bà vui vẻ nói:
- Mợ biết con đang lạt miệng đấy, sức khỏe con đã khá hơn trước, chắc con thèm ăn mấy thứ này phải không?
Tôi reo lớn:
- Trời ơi... trời ơi, cám ơn mợ. Sao mợ biết con thích mấy thứ vặt này mà mợ mua vậy?
Mẹ chồng tôi nheo mắt cười:
- Mợ biết chứ, trong bóp con lúc nào mà chẳng có xí muội. Mợ lúc trẻ cũng vậy. Mà nếu "chàng" mua tặng mình thì ăn còn thấy ngon hơn nữa!
Tôi phì cười:
- Chu choa, mợ cũng mơ mộng dữ! Anh Thuận chẳng bao giờ thèm để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu mợ... Con thích thì con mua lấy mà ăn thôi.
- Chậc! Mợ hiểu! Thuận nó không biết "điệu" lắm. Mà, không có nghĩa là mợ không dạy nó đâu nghe. Tại nó phè thôi, bởi vậy, hôm nay mợ mua thế cho nó đây.
Quay qua dọn dẹp đồ đạc bày đầy trên bàn, mẹ chồng tôi hỏi:
- Thuận đã phone cho con hôm nay chưa? Bác sĩ nói có thể con sắp được về nhà.
- Dạ hồi tối anh Thuận đã nói với con rồi. Họ còn chờ thêm hai test nữa mới yên tâm cho con xuất viện.
Kể từ hôm mẹ chồng tôi mua cho tôi xí muội, trong cách đối xử với bà, tôi thấy thoải mái và thân thương hơn. Đôi khi, tôi dám bông đùa với bà, và có một hôm, không cầm được sự tò mò, tôi đánh bạo hỏi:
- Mợ à, tại sao hồi đó ba mợ ly dị vậy? Tuy tụi con cưới nhau gần chục năm rồi mà anh Thuận chỉ đề cập đến vấn đề đó vài lần thôi. Con thấy ảnh ít muốn nhắc đến Ba nên con cũng không gợi hỏi nữa.
Bà thoáng bối rối, tròn mắt nhìn tôi, rồi sau một khoảng không gian im lặng, mà tôi cảm thấy dài đăng đẳng và thấp thỏm, vì sợ bà nổi giận, mợ tôi mỉm cười. Duỗi thẳng đôi chân, bà thong thả khoanh tay trước ngực, chậm rãi trả lời:
- Đã lâu lắm rồi, mợ không còn nghĩ đến chuyện xưa nữa. Hôm nay mà con không nhắc đến chắc mợ cũng không nhớ về ông ấy.Thực sự mợ đã hết giận ổng rồi. Từ cái năm 75 lận.Thấy ổng bị đi học tập, rồi bà vợ sau này của ổng bỏ theo cán bộ, mợ cũng đã hả giận... Nhưng sau một thời gian, mợ suy nghĩ, trên cõi đời này, nghiệp duyên trùng trùng, vay trả trả vay liền liền, mình mà bị giới hạn trong cái vòng "tham, sân, si" thì chỉ khổ cho thân mình mà thôi, nên mợ tập dần "buông bỏ", nói theo nghĩa nhà Phật ấy mà. À quên, con hỏi tại sao mợ ly dị phải không? Lúc đó mợ biết ổng ngoại tình, mợ không chấp nhận nên mợ muốn ổng dọn ra khỏi nhà. Ra đi mấy tuần, ổng quay về xin lỗi mợ, và năn nỉ để mợ cho trở về. Ổng nói là ổng thương vợ con lắm, chỉ vì một lúc yếu lòng nên ổng dây dưa với người đàn bà đó. Bây giờ ăn năn, ổng đã dứt khoát chia tay. Mợ suy nghĩ suốt mấy đêm, cuối cùng mợ xiêu lòng, tha thứ. Mợ yêu ổng lắm… Mấy tuần ổng ở ngoài, mợ rất buồn, khóc sướt mướt. Lúc giận, lúc thù hận, lúc nhớ nhung… Thêm vào đó, hai đứa nhỏ cứ hỏi ba đi đâu. Nói dối là ba phải đi xa vài tuần cho công việc sở. Mợ cũng rối rắm trong lòng lắm vì không biết phải dối con đến bao giờ.
- Thế anh Thuận lúc đó đã lớn, ảnh không thắc mắc gì sao mợ?
- Thuận thì mợ nghĩ là nó biết lúc đó ba mợ có vấn đề. Vì một đôi khi nó bắt gặp ba mợ cãi nhau, nó có vẻ rất thất vọng. Là con trai, nó cũng không gần mẹ lắm. Không khí trong nhà bớt vui vẻ thì nó lui về phòng riêng, đóng cửa học hành hay nghe nhạc. Mợ cũng có để ý nó ít nói hơn. Nhưng con biết đó, ở Việt Nam, cha mẹ đâu phải săn sóc cho con từng ly từng tí như ở đây, tụi bay cuối tuần nào cũng đầu tắt mặt tối như trong tuần, hết chở con đi học đàn, rồi lại đến học bơi… Hồi đó giúp việc trong nhà thì có hai ba người, vú em cũng có. Ba mợ mỗi người một nghề riêng, đang lúc làm ăn thịnh vượng, mợ đâu có ở nhà thường. Cũng được cái thằng Thuận nó ngoan, chỉ biết lo học chứ không theo bạn theo bè. Mộng của nó là xong toàn phần thì xin đi du học, nên nó quyết chí học hành lắm.
- Rồi sao nữa? Bộ ba không dứt khoát hay mợ không thực sự tha thứ được nên ba mợ chia tay luôn?
Tiếng chuông điện thoại reo vang làm hai mẹ con giựt mình.Tôi chạy ra phòng khách bắt điện thoại. Tiếng Thuận bên kia đầu giây: Cưng đó hả, nhớ chiều nay phải đi họp phụ huynh cho con Thảo không?
- Nhớ chứ, anh đi làm về rồi đi thẳng luôn đến trường hả?
- Không, anh phone cưng vì vào cuối ngày anh bận chút chuyện, chắc sẽ về trể. Cưng đi thế anh được không?
- Trời đất! Sao giờ này mới kêu em? Mợ đang ở chơi với em đây nè. Định làm cơm mời mợ ở lại ăn mà bây giờ phải chạy rồi. (Tôi nhỏ giọng thầm thì) Em với mợ chuyện trò đang đến hồi gay cấn, tối về em kể cho nghe. OK, em sẽ lo chuyện trường con Thảo. Nếu anh về nhà trước, nhớ chờ cơm em với nha.
- Chắc chắn rồi. Bye cưng.
Lúc tôi trở vào nhà bếp, mẹ chồng tôi đã sắp lại mấy chiếc ghế ngay ngắn vào bàn ăn, bà sẵn sàng như muốn ra về. Thế là buổi chuyện trò hôm nay tạm ngưng.
- Con muốn mời mợ ở lại ăn cơm với tụi con nhưng anh Thuận mới gọi, bảo sẽ về trễ. Con phải lên trường con Thảo thế ảnh, bộ mợ muốn về ngay hả? Chờ con thay áo lái xe chở mợ về luôn.
Bà nhìn ra cửa sổ:
- Thôi con, cứ từ từ mà đi. Mợ ra đón bus về nhà được rồi. Giờ này mà con chở mợ về thì kẹt xe lắm, không khéo lại trể công việc của con.
- Vâng, thế cũng được.Thôi mợ về.
Tiễn bà ra cửa, tôi vớt vát:
- Bậy quá, chuyện tình của mợ hấp dẫn quá mà con không được nghe tiếp. Mai mốt hỏi thêm, chắc chi mợ có hứng thú kể nữa ha mợ.
Bà quay lại nhìn tôi:
- Có dịp, mợ sẽ nói tiếp cho con nghe. Biết đâu con sẽ suy nghĩ về cuộc đời của mợ rồi rút ra những kinh nghiệm để tạo dựng cho gia đình con được hạnh phúc là mợ cũng đã làm được một chuyện ích lợi rồi. Thôi, mợ về nghe.
Nhìn dáng bà băng qua đường, tôi thấy bà còn khỏe mạnh lắm. Năm nay mẹ chồng tôi chắc cũng đã xấp xỉ bảy mươi…
Mỗi chiều thứ ba là ngày tôi đến chơi với mẹ chồng tôi, ở bệnh viện. Chiều nay tôi vào thăm mợ sớm hơn thường lệ, vì đến 4 giờ, tôi có hẹn bác sĩ để khám tổng quát sức khỏe hằng năm. Nếu trời tốt, tôi sẽ đẩy xe đưa cụ qua thương xá trước mặt ăn quà, dạo phố.
Dạo này mợ tôi không khỏe cho lắm. Nhiều hôm trước khi đến, tôi điện thoại hỏi mợ có thèm ăn món gì không tôi sẽ mua đem vào. Thế mà háo hức nhắc hết món này rồi món nọ, lúc mang vào thì cụ chẳng gắp đến miếng thứ hai. Những lần đầu tôi hơi thất vọng vì có nhiều khi phải đi thật xa để mua, mình cũng muốn thấy mợ ăn cho ngon miệng lắm chứ, vậy mà dỗ mãi vẫn không chịu ăn thêm miếng nào. Nhưng sau nhiều lần quan sát, tôi dần hiểu tâm tình của mợ. Mợ tôi sợ không còn sống bao lâu nữa, nên thích gì thì muốn thực hiện ngay, nhớ gì thì kể liền cho con cháu nghe, muốn ăn gì cứ phải là có ngay kẻo sợ không đủ thời gian…
Mấy tháng trước, chúng tôi còn đang ngon giấc sau một đêm tiệc cưới tưng bừng của Hoa, em gái Thuận, thì bị đánh thức bởi tiếng điện thoại reo. Tiếng mẹ chồng tôi bên kia đầu giây, có vẻ hốt hỏang và gấp rút:
- Má con Thảo đó hả, con thức chưa?
Tôi tỉnh ngủ trả lời nhanh nhẩu:
- Dạ dạ,con dậy rồi. Có chuyện gì không mợ?
- Mợ té mà không đứng dậy được, con qua nhanh nhé.
- Dạ dạ, con đi liền. Mợ cứ giữ phone nghe.
Quay qua đánh thức chồng, tôi đưa điện thoại để chàng hỏi thăm mẹ trong lúc tôi đi thay áo quần, đằng nào Thuận cũng phải ở nhà với con.
Lái xe đến chỗ bà ở mất mười phút. Tôi dùng chìa khóa riêng mở cửa vào, thấy bà nằm sòng soãi dưới đất, người còn rất tỉnh táo, nên tôi bớt lo. Mặt bà mừng rỡ lên khi thấy tôi đến.
- Mợ đã phone xe cứu thương ngay sau khi gọi cho con. Chắc mợ bị gãy xương, vì chân mợ đau quá, không nhúc nhích được. Không biết mợ có ngất đi một chút xíu hay không. Lúc nửa đêm, thức giấc, dậy đi tiểu, mợ không bật đèn, mà chắc đang ngái ngủ nên mợ vấp phải đôi dép, mợ trượt chân té nằm dài; cảm tưởng đau như trời giáng. Một hồi lâu mợ mới hoàn hồn, bắt đầu nhúc nhích nhưng thấy đau nguyên một bên chân là biết không ổn rồi. Mợ ráng lết đến điện thoại để gọi vợ chồng con.
Rồi thì mợ tôi bị nằm nhà thương mất mấy tuần. Vì chứng bệnh xương xốp mà bà cụ không bao giờ lo nghĩ đến, lúc về già đã làm cho cụ gãy xương một cách dễ dàng khi bị va chạm mạnh.
Có một điều vợ chồng tôi giấu bà cụ là Bác sĩ nói có thể cụ quá lao tâm lúc còn trẻ nên phổi bị yếu, bây giờ đã vào thời kỳ cuối của ung thư phổi. Tuổi đã lớn, chắc không nên giải phẫu. Tốt hơn hết là nếu tình trạng sức khỏe ổn định hơn, họ sẽ sắp xếp cho cụ vào một viện dưỡng lão.
Ban đầu, Thuận thật sự giao động khi nghe bệnh tình của mẹ, bây giờ thêm ý tưởng để mẹ vào nhà dưỡng lão, chàng có vẻ hụt hẫng. Tôi nhận thấy dạo này chàng quá mong manh và mệt mỏi nên nhiều khi hay gắt gỏng vô cớ.
Nhưng rồi sau vài tuần vô ra thăm nuôi bà cụ ở bệnh viện, chúng tôi dần dần chấp nhận ý kiến đưa cụ vào viện dưỡng lão. Tưởng đâu mẹ chồng tôi buồn lắm khi được báo tin sẽ không trở về căn nhà cũ nữa, nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy cụ bình tĩnh chấp nhận sự sắp xếp của nhà thương. Cụ không nói nhiều, nhưng cũng hỏi đầy đủ tỉ mỉ những chi tiết ở viện dưỡng lão.
Như vậy thời khóa biểu của tôi từ nay có thêm phận sự vào thăm cụ một buổi chiều mỗi tuần.
oOo
Các luống cúc vàng hai bên đường vào bệnh viện đã nở rộ. Những ngày cuối hè trời còn đẹp lắm. Nắng trải vàng con lộ như một giải lụa.Tôi tung tăng bước lên thềm lầu nhất nơi mẹ chồng tôi hay tự đẩy xe lăn ra ngồi đón nắng ở hàng hiên. Không thấy cụ, tôi nghĩ chắc hôm nay bà cụ lại ngủ trưa nhiều hơn một chút. Đẩy cửa bước vào phòng, thì ra cụ đang bận xếp dọn áo quần ngổn ngang trên giường.
Ngẩng lên nhìn thấy tôi, cụ cười tươi:
- Con vào đó à? Hôm nay mợ khỏe nên nhờ bà Jane y tá lấy hết đồ đạc ra để mợ dọn bớt gởi con đem về. Không dè mỗi tuần các con đem vào một ít, mà bây giờ thấy phòng đã chật, gần hết chỗ cất. Ở nhà thương thì có đi đâu ra đường đâu mà cần nhiều quần áo.
Tôi ngồi xuống mép giường, nhìn bà cụ tiếp tục xếp từng chiếc áo, chồng lên nhau ngay ngắn.
Thật tội nghiệp, mới hai tháng mà mẹ chồng tôi mất gần 10 kg. Thấy cụ gầy xọp hẳn xuống. Tôi nghĩ thầm, áo quần cũ bây giờ chắc cụ mặc không vừa vặn nữa. Rồi đây khi phố xá sắp tổ chức bán đại hạ gía mỗi cuối mùa, tôi sẽ đi mua một ít áo quần mới cho cụ.
- Dung à, con mở tủ giùm mợ, trong hộc thứ nhì có một gói bọc vải gấm. Lấy ra đây cho mợ.
Tôi đứng lên đi về phía tủ, kéo hộc tìm tòi. Cái gói vuông vức như hộp chocolat, mẹ chồng tôi dùng một áo gối bằng gấm tơ Thượng hải bao lại, được cất giấu tận đáy hộc, dưới những áo quần lót và vớ tất...
Mang lại cho cụ, tôi tò mò chờ đợi.
Mẹ chồng tôi chậm rãi mở bao, lôi ra một hộp bánh bằng kim loại.
- Ngồi xuống đây đi con, hôm nay mợ khỏe khoắn, đang nghĩ đến con thì con vào tới. Con không bận đi đâu gấp chứ? Ờ, ra đóng cửa phòng lại đi con.
- Dạ, có gì quan trọng không mợ? Đến 4 giờ con mới phải đi bác sĩ rồi đón bé Thảo. Con có thể ở đây chơi với mợ vài giờ mà. Để con lấy xoài cắt mợ ăn nghe.
Bày trái cây ra, tôi đi pha hai ly nước lọc, đem đến bàn, rồi kéo ghế ngồi bên bà cụ.
- Sao? Chuyện gì đó mợ? Con nghe đây.
- Ờ, lâu rồi mợ không ra ngoài nữa, mấy cái đồ trang sức của mợ, để một chỗ cũng phí đi, mợ muốn cho con một ít, để mai mốt con cái nó lớn, dựng vợ gả chồng, con lấy ra cho tụi nó, đỡ phải tốn tiền sắm sửa thêm.
Tôi thót ruột, chợt nghĩ đến, ôi, sao mẹ chồng tôi hôm nay nói chuyện như là đang trăn trối thế này. Thường nghe người ta nói, mấy người gìa lúc sắp về cõi trên, hay nói năng lẩm cẩm như vậy. Nghĩ thế, nhưng cũng bình tĩnh, gượng cười trả lời bà cụ:
- Mợ ơi, lâu nay mợ cho vợ chồng con đã nhiều rồi, mợ cất lại đi, để dành cho hai em.
- Của tụi nó mợ đã để sẵn phần cho mỗi đứa rồi. Con đừng ngại. Đây là lòng của mợ. Mợ muốn chia cho các cháu nội một phần.
Cụ mở hộp, chọn một gói gấm màu đỏ giữa mấy bao gấm sắp ngay ngắn bên trong.
- Mợ biểu con Hoa lấy nữ trang trong nhà băng về hôm thứ sáu... Đưa mấy thứ, cho nó chọn trước rồi, bây giờ đến lựơt con. Mợ cất riêng cho con một cái vòng ngọc, còn mấy cái hột rời, con chọn cho hai đứa nhỏ mỗi đứa một hột.
Cụ vừa nói vừa lấy ra một viên bông gòn lớn như cục thuốc tể của mấy ông thầy tàu, trải ra trên lớp giấy dầu, bên trong có mấy hột kim cương sáng chóa, lấp lánh ngũ sắc.
- Của con Thảo thì coi như là hồi môn nội cho, còn thằng Hòa thì để lớn lên nó đi cưới vợ.
Tôi phì cười:
- Mợ làm con nhớ đến mẹ con quá. Hồi con còn nhỏ, mấy chị em con cũng vậy, cứ bu quanh mẹ mỗi lần bà mở túi nữ trang ra để chùi rửa, thì tụi con xúm lại, mân mê, chỉ chỏ, để dành phần của mình về sau. Vui quá! Thưa mợ, - tôi sửa giọng lại cho nghiêm trang hơn - con rất cám ơn mợ đã nghĩ xa mà để dành cho con cháu (trong trí tôi đang chọn lời để phát biểu mà không làm mẹ chồng tôi phật ý). Tụi trẻ bây giờ nó không coi của cải hồi môn là quan trọng, giống như kim cương hột xoàn, tụi nó cũng không thấy quí. Ít nhất phải 15 năm nữa tụi nó mới lấy vợ lấy chồng, đến lúc đó thế nào chúng con cũng sắm chút ít cho các cháu. Con xin mợ cứ cất đó, lỡ đến lúc hữu sự thì bán ra mà có tiền xử dụng.
- Con à, mợ muốn sắp xếp như vậy. Con chớ thay đổi. Bảo hiểm nhân thọ mợ đã có rồi. Đến khi mợ trăm tuổi, tiền cũng đủ để trang trải đám đình.
Mẹ chồng tôi lại lấy một gói khác, mở ra, trong đó có một cái thước đo và gương soi hột xoàn. Bà cụ dùng chiếc nhíp nhổ lông mày bốc lên một hột và nheo một mắt nhìn qua kiếng phóng đại. Cử chỉ và hành động của cụ rất chính xác và gọn gàng. Tôi quan sát, chợt khám phá ra một khía cạnh khác của mẹ chồng tôi. Thầm nghĩ, chắc lúc còn trẻ, mợ làm ăn và thích mua sắm đồ trang sức lắm.
Khuôn mặt cụ tươi vui, chỉ hạt này, chọn hạt nọ, trao cho tôi xem, dạy tôi cách soi kim cương. Cuối cùng, cụ lựa ra cho tôi hai hạt, cẩn thận xé một miếng bông gòn, gói kỹ và để trong một bao nylon có khóa kéo nhỏ xíu. Cụ còn nhất định bắt tôi mang chiếc lắc ngọc vào tay.
Cụ tiếp tục dọn dẹp sạch đồ trên giường, và bỗng nhiên hỏi tôi:
- Con Oanh bạn con vẫn đến nhà chơi đều không?
Tôi thoáng ngạc nhiên nhưng cũng trả lời:
- Dạ, cũng có, nhưng không thường lắm. Có gì không mợ?
- Lúc mợ mới vào bệnh viện, nó có đến thăm mợ một lần. Khi nào con gặp lại, nhớ cám ơn nó.
- Dạ, từ khi chồng nó dọn ra riêng, chắc nó cũng nhiều vấn đề, tụi con ít gặp nhau. Nhưng lâu lâu đi picnic, con cũng có gọi hai mẹ con Oanh đi cùng... để con Thảo có bạn chơi mà Oanh cũng đỡ buồn.
- Ờ, mợ thì muốn nhắc nhở con lâu rồi, bạn bè cũng có lắm phức tạp. Mợ thấy con Oanh nó có vẻ lẳng lơ, con nhớ cẩn thận kẻo lại mất chồng mà mất luôn cả bạn đấy.
- Dạ, mợ biết đó, con ghen có tiếng, đi đâu mà không kẹp cứng lấy chồng. Anh Thuận thì khó tánh và gàn thấy mồ, ai mà dám rớ vào mợ. Chỉ có con là bị dụ từ hồi mới lớn mà thôi.
- Mợ cũng hy vọng thằng Thuận nó biết quý cái gì nó có, đừng như ông gìa nó thì cuối đời sẽ khổ mà thôi. Nhưng mợ không lo đâu, thấy hai vợ chồng bây rất hạnh phúc, mợ vui lắm. Lúc nào con cũng phải nhớ, thương yêu và nhường nhịn nhau là châm ngôn giữ vững hạnh phúc gia đình đó con.
- Dạ, con nghĩ anh Thuận chóng mặt vì lo cho mấy đứa nhỏ, chắc không còn sức đâu mà lộn xộn nữa mợ ơi.
Tôi rất muốn hỏi tiếp mẹ chồng tôi về cuộc đời của cụ, vì những thắc mắc của lần nói chuyện hôm trước ở nhà tôi vẫn chưa được giải đáp, nhưng đến giờ đi Bác sĩ, tôi đành phải chạy...
oOo
Không ngờ lần viếng thăm vừa rồi của tôi là lần cuối cùng tôi gặp cụ...
Những ngày trong tuần, tôi và Thuận chia nhau đi thăm riêng để mẹ chồng tôi được gặp con cái nhiều lần. Mới đến với mợ ngày thứ ba, tối thứ năm thường Thuận đi làm về, ghé thẳng vào bệnh viện luôn. Cũng tiện cho tôi là tối thứ năm, con Thảo học dương cầm và thằng Hòa thì lớp Tae kwan do.
Đến chiều chủ nhật, cả nhà lại vào thăm bà nội. Nhiều khi thuyết phục được mợ ra ngoài ăn tiệm thì chúng tôi chở cụ đi chơi loanh quanh gần nhà thương.
Buổi tối hôm trước, Thuận ở bệnh viện về, còn cười, kể lại cho tôi rằng:
- Cưng biết không, hôm nay mợ vui vẻ lắm, mợ nói nhiều chuyện quá trời, lung tung từ chuyện cũ đến chuyện nay.
Chàng ký đầu tôi, tiếp:
- Mợ còn dặn anh, đến tuổi này, đàn ông, công danh, sự nghiệp, hạnh phúc gì cũng có đủ cả, nên không biết mình còn muốn gì hơn nữa, bèn giở chứng "ễnh ương", anh liệu mà ăn ở với vợ cho vẹn toàn để tích đức cho con cái về sau. Nè, bữa trước em có lầu bầu gì về anh với mợ không đó?
- Đâu có gì đâu. Nói chuyện hồi môn, gia tài, với mấy cái hột xoàn là hết giờ, em đã kể hết cho anh rồi đó. Ừa há! Quên mất không mách mợ ngày kỷ niệm đám cưới năm nay mà anh dám quên. Tội lớn lắm đấy. Uổng quá. Để lần sau, em sẽ không quên đâu!
Trời chưa sáng, nhà thương đã gọi đến báo tin mẹ chồng tôi qua đời, có lẽ lúc giữa đêm. Cụ đã đi vào giấc ngủ êm đềm, giấc ngủ lần này đưa cụ sang cảnh giới mới, nhẹ nhàng và thanh thản. Cám ơn trời phật đã cho mợ tôi những giờ cuối cùng ở cõi đời này thật an bình.
Hai vợ chồng tôi đưa các cháu đi học sớm và chạy vội vào bệnh viện. Vừa kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối và rồi nhà quàn bắt đầu lo thủ tục để đem về sửa sọan tẩm liệm. Thuận để tôi ở lại nhà thương dọn dẹp tư trang của mợ, còn chàng đi liên lạc giấy tờ. Người y công đưa cho tôi mấy bao rác lớn, nhắc nhở tôi nếu muốn cho từ thiện các áo quần của người quá cố thì cứ bỏ vào đây, họ sẽ chuyển giúp cho. Hẳn chừng, ở đây, sự việc này xảy ra hằng ngày nên họ hành xử một cách máy móc. Riêng phần tôi thì quá đau đớn bởi sự mất mát nên rất bất mãn. Tôi vẫn nói lời cám ơn và để còn hỏi ý kiến nhà tôi trước đã.
Lấy ra từng xấp áo quần trong tủ, cho vào bao, tôi rơm rớm nước mắt. Mợ ơi, mới nói con đem bớt áo quần về, chưa kịp làm, mợ đã đi rồi.
Còn cái áo len màu cafe sữa này nữa, mua cho mợ từ hôm Tết, sao mợ chưa chịu mặc. Nhãn giá còn chưa gỡ ra nữa.
Mở hộc tủ, tôi chợt nhớ đến cái bao gấm nữ trang của mợ. Ấy chết, giả dụ như ai lấy mất rồi thì sao. Lùa tay vào tận đáy, tôi lôi ra cái gói bọc vải gấm, vẫn còn dấu cột y nguyên. Dưới bao gấm tôi còn thấy một cuốn vở, bìa cứng, giống như những cuốn nhật ký.
Tò mò, tôi cầm lên, mở trang đầu tiên. Đúng là nhật ký của mẹ chồng tôi. Một hàng chữ nhỏ viết dưới góc của trang đầu,
" Thanh Mai, hôm qua và ngày nay. Một chín bảy chín."
Tôi lật tiếp từng trang một. Có những trang ghi đủ ngày và tháng, năm, nhưng cũng có những đoản văn không đề ngày.
Tiếng bước chân ai khua trước cửa phòng, tôi gấp vội cuốn nhật ký bỏ vào sắc tay. Người y công đã trở lại. Tôi góp nhặt hết đồ đạc và hỏi mượn một xe kéo để mang xuống thang máy. Vỏn vẹn chỉ ba bao rác, nhưng cũng nặng nề quá. Nhờ người tài xế taxi bỏ vào xe và tôi mang hết về nhà.
Căn nhà vắng lặng quá làm tôi không dám ở lại một mình.Tôi đi vội đến bàn thờ Phật, thắp nhang, khấn vái cầu xin cho mợ tôi được tiêu diêu miền cực lạc. Rồi khóa cửa, đi bộ ra thư viện thành phố, ở đầu đường nhà tôi.
Tôi hối hả đọc từng dòng chữ trong cuốn nhật ký. Lúc mắt rời khỏi trang cuối cùng, tôi mới bừng tỉnh, giật mình nhìn lại đồng hồ tay. Chết rồi, quá bốn giờ chiều, vậy là tôi đã ngồi đây, không ăn trưa. Thời giờ qua nhanh mà tôi không hay biết. Có phải tôi vừa trải qua một giấc mơ, hay tôi vừa từ một thế giới khác trở về mà ở đó có tôi, chàng, và khuôn mặt một người thứ ba cùng tham dự vào đời sống chúng tôi?
“Ngày... tháng... năm...,
Thằng Thuận từ giã, tôi không yên lòng. Linh tính báo trước một sự gì không ổn; tôi quơ tay với lấy chiếc gậy, đứng lên khỏi giường và di chuyển đến cửa sổ. Kéo chiếc ghế lại gần, tôi ngồi xuống. Ở đây, tôi có thể nhìn ra khuôn viên của bệnh viện, Thuận phải xuống đường này để ra bãi đậu xe. Tôi chờ để được nhìn thấy con thêm một chút nữa. Thằng Thuận không đi ra một mình. Đúng như tôi vừa thoáng nghĩ, đi bên cạnh nó là con Kiều Oanh. Nó còn dám choàng tay qua eo con nhỏ. Bỗng dưng tôi muốn chóng mặt. Làm gì bây giờ đây? Con Dung có hay biết không?
Sau vài phút, bình tĩnh trở lại và bắt đầu ráp nối những chi tiết từ khi con Kiều Oanh bước vào phòng tôi trưa nay.
…Gặp nó ở nhà vợ chồng Thuận vài lần, theo tình nghĩa bạn bè, nó cũng có thể đi thăm tôi khi nghe tin tôi vào nằm bệnh viện. Nhưng tại sao nó không đi cùng với con Dung mà lại vào trước thằng Thuận có 15 phút? Chúng nó có đi chung xe với nhau để đến đây không? Tôi không biết. Tại sao lúc nó chào tôi đi về, thằng Thuận ngồi lại một lát rồi cũng kiếm cớ từ gĩa? Tụi nó có hẹn hò nhau trước không? Tôi không biết. Nhưng bằng chứng hiển nhiên là tôi vừa chứng kiến hai đứa thân mật thì chắc chắn giữa chúng nó phải có gì với nhau rồi. Thằng Thuận đã ngoại tình từ bao giờ? Tôi không biết. Tự nhiên tôi phát giận cả tôi nữa! Nhức đầu quá. Đã từ lâu lắm rồi, tôi không bị giao động như hôm nay. Lờ mờ hình ảnh chồng tôi trở về từ quá khứ, làm tôi muốn nghẹn ngào. Lắc vội đầu, tôi xua đuổi những ý nghĩ đen tối vừa ập tới. Hẹn ngày mai, an tịnh hơn, sẽ viết tiếp...”
Xếp cuốn tập lại, tôi thẫn thờ rời thư viện. Thay vì về nhà, tôi leo lên một chiếc xe bus vừa dừng lại đầu đường; chẳng biết phải đi về đâu. Thây kệ, cứ ngồi trong xe, đưa đến đâu cũng mặc.
Nhìn ra cửa sổ, xe cộ chạy như mắc cửi, chung quanh tôi, mọi thứ đều xê dịch, nhưng tôi thì cứng như đóng băng. Tôi nhìn, nhưng không thấy gì cả. Có tiếng ồn ào nhưng tôi cũng không nghe. Tôi cúi đầu thấp xuống như một tội phạm, cảm giác xấu hổ cứ như là tất cả mọi người ở đây đều biết chồng tôi đang phụ bạc tôi.
Quái lạ! Lâu nay tôi vẫn tự hào là người được chồng yếu quí nhất trên đời… tôi vẫn luôn hãnh diện mình là cánh tay phải của chồng trong sự nghiệp để cùng tát biển đông… tôi vẫn luôn sung sướng vì hạnh phúc gia đình đầy ắp trong cuộc sống… tôi biết mình không đẹp hơn ai nhưng cũng rất dễ nhìn…Vậy thì tại sao? Tại sao nhỉ?
Xe chạy lâu lắm rồi cũng đến trạm cuối. Mọi người ùa xuống, tôi thẫn thờ ra theo họ. Nhìn bảng tên đường mới biết là tôi rời nhà quá xa. Thôi thì leo lên chiếc khác để quay về đường cũ vậy.
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này...
oOo
Sự kiện sáng nay xảy ra dồn dập quá. Tôi chợt nhớ ra mình chưa có thì giờ để khóc! Mà bây giờ tôi đang muốn khóc đây. Lạ chưa, mắt tôi sao ráo hoảnh. Có lẽ trí óc tôi đã bắt đầu làm việc rồi nên tôi không còn thì giờ cho nước mắt.
Giờ này có lẽ Thuận đã đón con về nhà, và chắc chắn chàng đang chờ tôi về với một bộ mặt không vui… OK, tôi đã sẵn sàng… Quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh để giải quyết từng vấn đề một. Dung ơi, nhất định đừng nổi nóng nghe chưa!
oOo
“Ngày... tháng... năm...
Mấy hôm nay tôi muốn tránh không gặp Thuận. Nhưng đến ngày thăm tôi, mà nó vào trễ thì tôi nóng ruột vô cùng. Trời hỡi, tưởng đâu gần đất xa trời, tôi sẽ sống thoải mái những ngày cuối cùng, ai dè, cũng lắm nhiêu khê! Tôi phải làm sao để sáng suốt mà nhận định vấn đề, nhất quyết không thiên vị thằng con trai của tôi, cũng chẳng bênh vực con dâu.... Nhưng thời buổi bây giờ đàn bà độc lập, liệu con Dung có đủ tỉnh táo để tiếp nhận tin tức động trời đó chăng? Hay là nó đánh cho thằng chồng một trận rồi tới đâu thì tới. Thiệt là lo bể cái đầu. Hồi chiều nay, phone về nhà vợ chồng nó, tôi thăm hỏi loanh quanh; hai mẹ con nói chuyện rất nhiều. Con Dung vẫn nhanh nhẩu và liến láu kể đủ thứ chuyện cho tôi nghe. Chắc không biết gì đâu. Lạy trời cho nó đừng bao giờ biết....”
“Ngàỵ... tháng... năm...
Lâu lắm rồi tôi không nói chuyện nhiều với con. Hôm nay nó chịu mở miệng, cũng là một điều tốt. Trước ngày du học, tính tình nó đã khép kín. Có lẽ vì hạnh phúc cha mẹ đổ vỡ, là một điều nó không ưng ý trong đời. May mắn cho tôi, lúc qua đây, liên hệ mẹ chồng con dâu tốt đẹp nên mẹ con xích lại gần nhau hơn.Thằng Thuận không ăn nói mướt man như cha nó, nhưng cá tánh biết săn sóc và làm vừa lòng người khác thì cha con thật giống nhau. Cho đến bây giờ tôi đã thấu hiểu vì sao cuộc hôn nhân của tôi thất bại. Tôi đã ngủ quên trên chiến thắng, nhận hưởng những gì chồng tôi ban cho, một cách tự nhiên, và coi như đương nhiên phải có. Với người đàn ông thì khác. Cuộc đời mật ngọt đối với họ thôi không đủ, họ cần một chút vị cay, đắng để thêm mắm muối cho đời sống, bởi vậy mới có lén lút, dối gian, ngoại tình... Họ hành động mà không cảm thấy tội lỗi. Nhưng phần tôi, tôi chẳng thấy mình có lỗi. Chỉ tiếc là, ở khoảng thời gian đó, hai con tim không đập cùng một nhịp, vậy thôi. Mà đó là chuyện của tôi, bây giờ nhìn thằng Thuận và con Dung, tôi không muốn thấy chúng nó đổ vỡ. Tôi phải làm sao để đề cập với nó về chuyện bí mật tôi đã biết được đây? Có nên để nó qua đi như cơn gió thoảng hay phải can thiệp ngay để chận đứng một tai nạn có thể sẽ xảy đến? Quan sát đứa con trai, đã gần bước qua tuổi của nửa đời người, ngồi đó… Nó phản ảnh một người chồng, người cha gương mẫu... Tôi không biết có nên mở lời khuyên nhủ nó không đây? Thôi, hãy suy nghĩ tiếp. Ngày mai hẳn tính...”
oOo
Vậy đó, “khi đang yêu đời, ta không muốn thấy sự chết, hay ít ra ta không xem sự chết là một cái gì nằm trong phạm vi của đời ta. Chắc chắn một điều, sự chết có thể đến với ta bất cứ lúc nào, ngẫu nhiên, tình cờ trong đời sống hàng ngày. Nhưng, sự sống hiện hữu ở đó được viết bằng chữ hoa, giống như một món quà ta mở mỗi ngày. C est grand la mort, c est plein de vie dedans... Lời của một bài hát bản xứ nói lên cái tối nghĩa trong sự hiện diện của ta trên cõi đời này, cuộc đời của chính ta, đối diện với nhân gian...
Mặc dầu đang sống trong hăng hái, đầu óc đầy ắp các dự án với ước vọng thực hiện lâu dài, sự chết đi liền bên ta như một đồng lõa.
Nó nói với ta rằng: Hãy sống cho thật trong hiện tại, hãy thương yêu và tin tưởng nhau, hãy đưa tay ra cho cuộc đời, khi cái chết đến với một người thân trong chúng ta ..."
Mấy lời điếu văn người bạn học cũ của mẹ chồng tôi, nay đang làm linh mục ở giáo phận, vẫn còn vang vang trong đầu.
Trên đường về, tôi bấm nút mở cửa sổ xe để hít đầy lồng phổi làn không khí lành lạnh của buổi tối sắp sang thu. Quay qua chồng, tôi đặt tay lên đùi chàng, dịu dàng hỏi: "Anh có lạnh không? Em lên kiếng xe nhé!"
Lễ đóng nắp quan tài được cử hành lúc 1 giờ trưa. Sau khi vị sư đã làm xong đủ lễ, thầy quay lại nhắc nhở thân nhân bỏ vào áo quan cho đầy đủ những vật dụng mà lúc còn sống, mẹ chồng tôi thường nhựt vẫn dùng. Di vật cuối cùng tôi đặt dưới tay bà cụ là cuốn nhật ký, cụ đã trải tâm tình trên từng trang giấy, trong suốt 20 năm trường ……
Trời chưa vào thu mà nắng chiều đã tắt sớm. Cảnh vật ảm đạm làm sao với lá hoa rụng đầy trên đất và ướt nhẹp qua nhiều ngày mưa rỉ rả. Ra xe về cùng hai đứa con đang đứng chơi trước nhà quàn, tôi nhắc Thuận ghé chợ để mua ít thức ăn bán sẵn, về nhà dùng tối nay. Sau ba ngày đám đình, tôi không còn sức lực nào làm việc nhà nữa. Tôi khấn thầm, "tối nay mợ về ăn với chúng con luôn nhé".
oOo
Gia đình của Thuận ít anh em. Ba mợ chia tay nhau từ khi Thuận mới mười ba, hai đứa em song sanh, một gái một trai, còn chưa học hết tiểu học. Mẹ chồng tôi ở vậy nuôi con cho đến ngày vựơt biên và được chồng tôi bảo lãnh, vì chàng đã đi du học từ năm 1970.
Chúng tôi quen nhau ở đại học, lúc Thuận còn năm cuối chương trình cao học, tôi thì tị nạn qua đây, phải học lại từ đầu. Tánh chàng tuy ít nói, nhưng không rụt rè, và tư cách rất chững chạc. Thế giới người việt tị nạn thuở đó ở Montreal không lớn lắm, phần đông là gia đình của những sinh viên du học được bảo lãnh ưu tiên, nên hầu như ai cũng quen mặt biết tên nhau... Khi Thuận đến với tôi, gia đình tôi vui mừng vì nghĩ rằng với chàng, tôi sẽ có một cuộc sống tương lai tươi đẹp và vững chắc. Tôi chỉ biết gia đình Thuận qua vài lá thư liên lạc qua về lúc chúng tôi quyết định làm đám cưới. Trên nguyên tắc, Thuận viết thơ về nhà báo tin cho mẹ chàng, và bên nhà gửi thơ cho ba mẹ tôi để làm quen với sui gia tương lai. Vài năm sau khi tôi sanh con đầu lòng, nhận được tin mẹ chồng tôi vượt biên, chúng tôi xúc tiến thủ tục bảo lãnh qua Canada.
Những năm đầu tiên, quan hệ giữa tôi và gia đình chồng có thể gọi là đầy đủ. Nói rõ hơn, tôi làm tròn bổn phận dâu con, theo nghĩa thời nay, tức là, cuối tuần thì họp mặt bên nhà chồng; lúc mẹ chồng đau ốm, vợ chồng tôi lui tới chăm sóc. Những ngày lễ lạc lớn, không quên quà cáp cho gia đình. Chúng tôi cũng phụ giúp về tài chánh vì Thuận còn hai đứa em đang sửa soạn vào đại học.
Tôi quên nói, mẹ chồng tôi là một phụ nữ rất độc lập. Lúc còn bên quê nhà, bà hành nghề Dược sĩ. Sang đây, muốn đi làm, phải thi lấy bằng tương đương. Tuổi bà đã gần 50, chồng tôi không muốn mẹ vất vả nữa nên khuyên mẹ hãy thong thả, chàng vẽ vời đề nghị: "Có mợ qua đây, vợ chồng con sẽ sanh thêm ít nhất ba đứa nữa, lo chi mợ không có job babysitting". Vậy mà qua chưa được bao tuần, mẹ chồng tôi đã bắt liên lạc với những bạn bè đồng nghiệp cũ để hỏi cách thức thi lại bằng hành nghề.
Nhờ đó, hai năm đầu bà cũng rất bận rộn. Nhưng thực tế không dễ dàng như bà nghĩ; bởi thế lòng hăng hái cũng giảm dần. Lúc sức khỏe bắt đầu có vấn đề, bà tự động chấm dứt ý định trở lại nghề cũ. Phải công nhận bà là một người rất can đảm và năng động. Một khi đã quyết định thay đổi hướng đi, bà lại xoay qua đi kiếm việc làm. Từ đi may áo quần trong công xưởng đến cuốn chả giò ở những nhà hàng VN, bà làm rất hăng say. Lúc đầu, chồng tôi xót xa. Chàng rất thương mẹ nên không đành lòng để mẹ bôn ba, nhưng dần dà chàng cũng yên tâm nhờ thái độ lạc quan của bà....
Từ khi bà đi làm, tôi và bà có nhiều đề tài để chuyện trò với nhau hơn. Tôi nhận thấy bà cởi mở hơn so với lúc mới qua. Và, cũng có thể chúng tôi bắt đầu tìm thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng. Mẹ Thuận lớn hơn tôi ba con giáp. Cùng là tuổi thìn, bà vẫn thường nói với tôi:
- Mợ thấy tánh con nhiều khi cũng cứng rắn như mợ, nhưng coi bộ cuộc đời của con bằng phẳng hơn đời mợ, mừng cho con. Luôn luôn nhớ ăn ở phúc đức để mà hưởng phước lâu dài đó con…
Lần sanh cháu thứ nhì, tôi bệnh nặng phải nằm nhà thương. Gia đình bên ngoại bấy giờ không còn ai ở gần. Chồng tôi lại lu bù công việc sở nên mẹ chồng một tay săn sóc cho tôi. Bà túc trực bên tôi từ sáng đến chiều. Những khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, và điều tôi cảm động nhất là trong những tháng ngày ở bệnh viện, mỗi lần tôi thức giấc đều gặp khuôn mặt mẹ chồng tôi với nụ cười hiền hòa trên môi.
Khoảng cách giữa chúng tôi, từ đó cũng dần dần thu ngắn lại. Tôi nghĩ, mình thật có phước, bởi lẽ thường, mẹ chồng nàng dâu ít khi gần gũi, giữa hai bên không có vấn đề là đã khá rồi. Chiều hôm đó, bà đem vào nhà thương cho tôi một bịch xí muội thật lớn (nào ô mai cam thảo, ô mai chanh, cà na cánh chỉ đủ thứ), bà vui vẻ nói:
- Mợ biết con đang lạt miệng đấy, sức khỏe con đã khá hơn trước, chắc con thèm ăn mấy thứ này phải không?
Tôi reo lớn:
- Trời ơi... trời ơi, cám ơn mợ. Sao mợ biết con thích mấy thứ vặt này mà mợ mua vậy?
Mẹ chồng tôi nheo mắt cười:
- Mợ biết chứ, trong bóp con lúc nào mà chẳng có xí muội. Mợ lúc trẻ cũng vậy. Mà nếu "chàng" mua tặng mình thì ăn còn thấy ngon hơn nữa!
Tôi phì cười:
- Chu choa, mợ cũng mơ mộng dữ! Anh Thuận chẳng bao giờ thèm để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu mợ... Con thích thì con mua lấy mà ăn thôi.
- Chậc! Mợ hiểu! Thuận nó không biết "điệu" lắm. Mà, không có nghĩa là mợ không dạy nó đâu nghe. Tại nó phè thôi, bởi vậy, hôm nay mợ mua thế cho nó đây.
Quay qua dọn dẹp đồ đạc bày đầy trên bàn, mẹ chồng tôi hỏi:
- Thuận đã phone cho con hôm nay chưa? Bác sĩ nói có thể con sắp được về nhà.
- Dạ hồi tối anh Thuận đã nói với con rồi. Họ còn chờ thêm hai test nữa mới yên tâm cho con xuất viện.
Kể từ hôm mẹ chồng tôi mua cho tôi xí muội, trong cách đối xử với bà, tôi thấy thoải mái và thân thương hơn. Đôi khi, tôi dám bông đùa với bà, và có một hôm, không cầm được sự tò mò, tôi đánh bạo hỏi:
- Mợ à, tại sao hồi đó ba mợ ly dị vậy? Tuy tụi con cưới nhau gần chục năm rồi mà anh Thuận chỉ đề cập đến vấn đề đó vài lần thôi. Con thấy ảnh ít muốn nhắc đến Ba nên con cũng không gợi hỏi nữa.
Bà thoáng bối rối, tròn mắt nhìn tôi, rồi sau một khoảng không gian im lặng, mà tôi cảm thấy dài đăng đẳng và thấp thỏm, vì sợ bà nổi giận, mợ tôi mỉm cười. Duỗi thẳng đôi chân, bà thong thả khoanh tay trước ngực, chậm rãi trả lời:
- Đã lâu lắm rồi, mợ không còn nghĩ đến chuyện xưa nữa. Hôm nay mà con không nhắc đến chắc mợ cũng không nhớ về ông ấy.Thực sự mợ đã hết giận ổng rồi. Từ cái năm 75 lận.Thấy ổng bị đi học tập, rồi bà vợ sau này của ổng bỏ theo cán bộ, mợ cũng đã hả giận... Nhưng sau một thời gian, mợ suy nghĩ, trên cõi đời này, nghiệp duyên trùng trùng, vay trả trả vay liền liền, mình mà bị giới hạn trong cái vòng "tham, sân, si" thì chỉ khổ cho thân mình mà thôi, nên mợ tập dần "buông bỏ", nói theo nghĩa nhà Phật ấy mà. À quên, con hỏi tại sao mợ ly dị phải không? Lúc đó mợ biết ổng ngoại tình, mợ không chấp nhận nên mợ muốn ổng dọn ra khỏi nhà. Ra đi mấy tuần, ổng quay về xin lỗi mợ, và năn nỉ để mợ cho trở về. Ổng nói là ổng thương vợ con lắm, chỉ vì một lúc yếu lòng nên ổng dây dưa với người đàn bà đó. Bây giờ ăn năn, ổng đã dứt khoát chia tay. Mợ suy nghĩ suốt mấy đêm, cuối cùng mợ xiêu lòng, tha thứ. Mợ yêu ổng lắm… Mấy tuần ổng ở ngoài, mợ rất buồn, khóc sướt mướt. Lúc giận, lúc thù hận, lúc nhớ nhung… Thêm vào đó, hai đứa nhỏ cứ hỏi ba đi đâu. Nói dối là ba phải đi xa vài tuần cho công việc sở. Mợ cũng rối rắm trong lòng lắm vì không biết phải dối con đến bao giờ.
- Thế anh Thuận lúc đó đã lớn, ảnh không thắc mắc gì sao mợ?
- Thuận thì mợ nghĩ là nó biết lúc đó ba mợ có vấn đề. Vì một đôi khi nó bắt gặp ba mợ cãi nhau, nó có vẻ rất thất vọng. Là con trai, nó cũng không gần mẹ lắm. Không khí trong nhà bớt vui vẻ thì nó lui về phòng riêng, đóng cửa học hành hay nghe nhạc. Mợ cũng có để ý nó ít nói hơn. Nhưng con biết đó, ở Việt Nam, cha mẹ đâu phải săn sóc cho con từng ly từng tí như ở đây, tụi bay cuối tuần nào cũng đầu tắt mặt tối như trong tuần, hết chở con đi học đàn, rồi lại đến học bơi… Hồi đó giúp việc trong nhà thì có hai ba người, vú em cũng có. Ba mợ mỗi người một nghề riêng, đang lúc làm ăn thịnh vượng, mợ đâu có ở nhà thường. Cũng được cái thằng Thuận nó ngoan, chỉ biết lo học chứ không theo bạn theo bè. Mộng của nó là xong toàn phần thì xin đi du học, nên nó quyết chí học hành lắm.
- Rồi sao nữa? Bộ ba không dứt khoát hay mợ không thực sự tha thứ được nên ba mợ chia tay luôn?
Tiếng chuông điện thoại reo vang làm hai mẹ con giựt mình.Tôi chạy ra phòng khách bắt điện thoại. Tiếng Thuận bên kia đầu giây: Cưng đó hả, nhớ chiều nay phải đi họp phụ huynh cho con Thảo không?
- Nhớ chứ, anh đi làm về rồi đi thẳng luôn đến trường hả?
- Không, anh phone cưng vì vào cuối ngày anh bận chút chuyện, chắc sẽ về trể. Cưng đi thế anh được không?
- Trời đất! Sao giờ này mới kêu em? Mợ đang ở chơi với em đây nè. Định làm cơm mời mợ ở lại ăn mà bây giờ phải chạy rồi. (Tôi nhỏ giọng thầm thì) Em với mợ chuyện trò đang đến hồi gay cấn, tối về em kể cho nghe. OK, em sẽ lo chuyện trường con Thảo. Nếu anh về nhà trước, nhớ chờ cơm em với nha.
- Chắc chắn rồi. Bye cưng.
Lúc tôi trở vào nhà bếp, mẹ chồng tôi đã sắp lại mấy chiếc ghế ngay ngắn vào bàn ăn, bà sẵn sàng như muốn ra về. Thế là buổi chuyện trò hôm nay tạm ngưng.
- Con muốn mời mợ ở lại ăn cơm với tụi con nhưng anh Thuận mới gọi, bảo sẽ về trễ. Con phải lên trường con Thảo thế ảnh, bộ mợ muốn về ngay hả? Chờ con thay áo lái xe chở mợ về luôn.
Bà nhìn ra cửa sổ:
- Thôi con, cứ từ từ mà đi. Mợ ra đón bus về nhà được rồi. Giờ này mà con chở mợ về thì kẹt xe lắm, không khéo lại trể công việc của con.
- Vâng, thế cũng được.Thôi mợ về.
Tiễn bà ra cửa, tôi vớt vát:
- Bậy quá, chuyện tình của mợ hấp dẫn quá mà con không được nghe tiếp. Mai mốt hỏi thêm, chắc chi mợ có hứng thú kể nữa ha mợ.
Bà quay lại nhìn tôi:
- Có dịp, mợ sẽ nói tiếp cho con nghe. Biết đâu con sẽ suy nghĩ về cuộc đời của mợ rồi rút ra những kinh nghiệm để tạo dựng cho gia đình con được hạnh phúc là mợ cũng đã làm được một chuyện ích lợi rồi. Thôi, mợ về nghe.
Nhìn dáng bà băng qua đường, tôi thấy bà còn khỏe mạnh lắm. Năm nay mẹ chồng tôi chắc cũng đã xấp xỉ bảy mươi…
Mỗi chiều thứ ba là ngày tôi đến chơi với mẹ chồng tôi, ở bệnh viện. Chiều nay tôi vào thăm mợ sớm hơn thường lệ, vì đến 4 giờ, tôi có hẹn bác sĩ để khám tổng quát sức khỏe hằng năm. Nếu trời tốt, tôi sẽ đẩy xe đưa cụ qua thương xá trước mặt ăn quà, dạo phố.
Dạo này mợ tôi không khỏe cho lắm. Nhiều hôm trước khi đến, tôi điện thoại hỏi mợ có thèm ăn món gì không tôi sẽ mua đem vào. Thế mà háo hức nhắc hết món này rồi món nọ, lúc mang vào thì cụ chẳng gắp đến miếng thứ hai. Những lần đầu tôi hơi thất vọng vì có nhiều khi phải đi thật xa để mua, mình cũng muốn thấy mợ ăn cho ngon miệng lắm chứ, vậy mà dỗ mãi vẫn không chịu ăn thêm miếng nào. Nhưng sau nhiều lần quan sát, tôi dần hiểu tâm tình của mợ. Mợ tôi sợ không còn sống bao lâu nữa, nên thích gì thì muốn thực hiện ngay, nhớ gì thì kể liền cho con cháu nghe, muốn ăn gì cứ phải là có ngay kẻo sợ không đủ thời gian…
Mấy tháng trước, chúng tôi còn đang ngon giấc sau một đêm tiệc cưới tưng bừng của Hoa, em gái Thuận, thì bị đánh thức bởi tiếng điện thoại reo. Tiếng mẹ chồng tôi bên kia đầu giây, có vẻ hốt hỏang và gấp rút:
- Má con Thảo đó hả, con thức chưa?
Tôi tỉnh ngủ trả lời nhanh nhẩu:
- Dạ dạ,con dậy rồi. Có chuyện gì không mợ?
- Mợ té mà không đứng dậy được, con qua nhanh nhé.
- Dạ dạ, con đi liền. Mợ cứ giữ phone nghe.
Quay qua đánh thức chồng, tôi đưa điện thoại để chàng hỏi thăm mẹ trong lúc tôi đi thay áo quần, đằng nào Thuận cũng phải ở nhà với con.
Lái xe đến chỗ bà ở mất mười phút. Tôi dùng chìa khóa riêng mở cửa vào, thấy bà nằm sòng soãi dưới đất, người còn rất tỉnh táo, nên tôi bớt lo. Mặt bà mừng rỡ lên khi thấy tôi đến.
- Mợ đã phone xe cứu thương ngay sau khi gọi cho con. Chắc mợ bị gãy xương, vì chân mợ đau quá, không nhúc nhích được. Không biết mợ có ngất đi một chút xíu hay không. Lúc nửa đêm, thức giấc, dậy đi tiểu, mợ không bật đèn, mà chắc đang ngái ngủ nên mợ vấp phải đôi dép, mợ trượt chân té nằm dài; cảm tưởng đau như trời giáng. Một hồi lâu mợ mới hoàn hồn, bắt đầu nhúc nhích nhưng thấy đau nguyên một bên chân là biết không ổn rồi. Mợ ráng lết đến điện thoại để gọi vợ chồng con.
Rồi thì mợ tôi bị nằm nhà thương mất mấy tuần. Vì chứng bệnh xương xốp mà bà cụ không bao giờ lo nghĩ đến, lúc về già đã làm cho cụ gãy xương một cách dễ dàng khi bị va chạm mạnh.
Có một điều vợ chồng tôi giấu bà cụ là Bác sĩ nói có thể cụ quá lao tâm lúc còn trẻ nên phổi bị yếu, bây giờ đã vào thời kỳ cuối của ung thư phổi. Tuổi đã lớn, chắc không nên giải phẫu. Tốt hơn hết là nếu tình trạng sức khỏe ổn định hơn, họ sẽ sắp xếp cho cụ vào một viện dưỡng lão.
Ban đầu, Thuận thật sự giao động khi nghe bệnh tình của mẹ, bây giờ thêm ý tưởng để mẹ vào nhà dưỡng lão, chàng có vẻ hụt hẫng. Tôi nhận thấy dạo này chàng quá mong manh và mệt mỏi nên nhiều khi hay gắt gỏng vô cớ.
Nhưng rồi sau vài tuần vô ra thăm nuôi bà cụ ở bệnh viện, chúng tôi dần dần chấp nhận ý kiến đưa cụ vào viện dưỡng lão. Tưởng đâu mẹ chồng tôi buồn lắm khi được báo tin sẽ không trở về căn nhà cũ nữa, nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy cụ bình tĩnh chấp nhận sự sắp xếp của nhà thương. Cụ không nói nhiều, nhưng cũng hỏi đầy đủ tỉ mỉ những chi tiết ở viện dưỡng lão.
Như vậy thời khóa biểu của tôi từ nay có thêm phận sự vào thăm cụ một buổi chiều mỗi tuần.
oOo
Các luống cúc vàng hai bên đường vào bệnh viện đã nở rộ. Những ngày cuối hè trời còn đẹp lắm. Nắng trải vàng con lộ như một giải lụa.Tôi tung tăng bước lên thềm lầu nhất nơi mẹ chồng tôi hay tự đẩy xe lăn ra ngồi đón nắng ở hàng hiên. Không thấy cụ, tôi nghĩ chắc hôm nay bà cụ lại ngủ trưa nhiều hơn một chút. Đẩy cửa bước vào phòng, thì ra cụ đang bận xếp dọn áo quần ngổn ngang trên giường.
Ngẩng lên nhìn thấy tôi, cụ cười tươi:
- Con vào đó à? Hôm nay mợ khỏe nên nhờ bà Jane y tá lấy hết đồ đạc ra để mợ dọn bớt gởi con đem về. Không dè mỗi tuần các con đem vào một ít, mà bây giờ thấy phòng đã chật, gần hết chỗ cất. Ở nhà thương thì có đi đâu ra đường đâu mà cần nhiều quần áo.
Tôi ngồi xuống mép giường, nhìn bà cụ tiếp tục xếp từng chiếc áo, chồng lên nhau ngay ngắn.
Thật tội nghiệp, mới hai tháng mà mẹ chồng tôi mất gần 10 kg. Thấy cụ gầy xọp hẳn xuống. Tôi nghĩ thầm, áo quần cũ bây giờ chắc cụ mặc không vừa vặn nữa. Rồi đây khi phố xá sắp tổ chức bán đại hạ gía mỗi cuối mùa, tôi sẽ đi mua một ít áo quần mới cho cụ.
- Dung à, con mở tủ giùm mợ, trong hộc thứ nhì có một gói bọc vải gấm. Lấy ra đây cho mợ.
Tôi đứng lên đi về phía tủ, kéo hộc tìm tòi. Cái gói vuông vức như hộp chocolat, mẹ chồng tôi dùng một áo gối bằng gấm tơ Thượng hải bao lại, được cất giấu tận đáy hộc, dưới những áo quần lót và vớ tất...
Mang lại cho cụ, tôi tò mò chờ đợi.
Mẹ chồng tôi chậm rãi mở bao, lôi ra một hộp bánh bằng kim loại.
- Ngồi xuống đây đi con, hôm nay mợ khỏe khoắn, đang nghĩ đến con thì con vào tới. Con không bận đi đâu gấp chứ? Ờ, ra đóng cửa phòng lại đi con.
- Dạ, có gì quan trọng không mợ? Đến 4 giờ con mới phải đi bác sĩ rồi đón bé Thảo. Con có thể ở đây chơi với mợ vài giờ mà. Để con lấy xoài cắt mợ ăn nghe.
Bày trái cây ra, tôi đi pha hai ly nước lọc, đem đến bàn, rồi kéo ghế ngồi bên bà cụ.
- Sao? Chuyện gì đó mợ? Con nghe đây.
- Ờ, lâu rồi mợ không ra ngoài nữa, mấy cái đồ trang sức của mợ, để một chỗ cũng phí đi, mợ muốn cho con một ít, để mai mốt con cái nó lớn, dựng vợ gả chồng, con lấy ra cho tụi nó, đỡ phải tốn tiền sắm sửa thêm.
Tôi thót ruột, chợt nghĩ đến, ôi, sao mẹ chồng tôi hôm nay nói chuyện như là đang trăn trối thế này. Thường nghe người ta nói, mấy người gìa lúc sắp về cõi trên, hay nói năng lẩm cẩm như vậy. Nghĩ thế, nhưng cũng bình tĩnh, gượng cười trả lời bà cụ:
- Mợ ơi, lâu nay mợ cho vợ chồng con đã nhiều rồi, mợ cất lại đi, để dành cho hai em.
- Của tụi nó mợ đã để sẵn phần cho mỗi đứa rồi. Con đừng ngại. Đây là lòng của mợ. Mợ muốn chia cho các cháu nội một phần.
Cụ mở hộp, chọn một gói gấm màu đỏ giữa mấy bao gấm sắp ngay ngắn bên trong.
- Mợ biểu con Hoa lấy nữ trang trong nhà băng về hôm thứ sáu... Đưa mấy thứ, cho nó chọn trước rồi, bây giờ đến lựơt con. Mợ cất riêng cho con một cái vòng ngọc, còn mấy cái hột rời, con chọn cho hai đứa nhỏ mỗi đứa một hột.
Cụ vừa nói vừa lấy ra một viên bông gòn lớn như cục thuốc tể của mấy ông thầy tàu, trải ra trên lớp giấy dầu, bên trong có mấy hột kim cương sáng chóa, lấp lánh ngũ sắc.
- Của con Thảo thì coi như là hồi môn nội cho, còn thằng Hòa thì để lớn lên nó đi cưới vợ.
Tôi phì cười:
- Mợ làm con nhớ đến mẹ con quá. Hồi con còn nhỏ, mấy chị em con cũng vậy, cứ bu quanh mẹ mỗi lần bà mở túi nữ trang ra để chùi rửa, thì tụi con xúm lại, mân mê, chỉ chỏ, để dành phần của mình về sau. Vui quá! Thưa mợ, - tôi sửa giọng lại cho nghiêm trang hơn - con rất cám ơn mợ đã nghĩ xa mà để dành cho con cháu (trong trí tôi đang chọn lời để phát biểu mà không làm mẹ chồng tôi phật ý). Tụi trẻ bây giờ nó không coi của cải hồi môn là quan trọng, giống như kim cương hột xoàn, tụi nó cũng không thấy quí. Ít nhất phải 15 năm nữa tụi nó mới lấy vợ lấy chồng, đến lúc đó thế nào chúng con cũng sắm chút ít cho các cháu. Con xin mợ cứ cất đó, lỡ đến lúc hữu sự thì bán ra mà có tiền xử dụng.
- Con à, mợ muốn sắp xếp như vậy. Con chớ thay đổi. Bảo hiểm nhân thọ mợ đã có rồi. Đến khi mợ trăm tuổi, tiền cũng đủ để trang trải đám đình.
Mẹ chồng tôi lại lấy một gói khác, mở ra, trong đó có một cái thước đo và gương soi hột xoàn. Bà cụ dùng chiếc nhíp nhổ lông mày bốc lên một hột và nheo một mắt nhìn qua kiếng phóng đại. Cử chỉ và hành động của cụ rất chính xác và gọn gàng. Tôi quan sát, chợt khám phá ra một khía cạnh khác của mẹ chồng tôi. Thầm nghĩ, chắc lúc còn trẻ, mợ làm ăn và thích mua sắm đồ trang sức lắm.
Khuôn mặt cụ tươi vui, chỉ hạt này, chọn hạt nọ, trao cho tôi xem, dạy tôi cách soi kim cương. Cuối cùng, cụ lựa ra cho tôi hai hạt, cẩn thận xé một miếng bông gòn, gói kỹ và để trong một bao nylon có khóa kéo nhỏ xíu. Cụ còn nhất định bắt tôi mang chiếc lắc ngọc vào tay.
Cụ tiếp tục dọn dẹp sạch đồ trên giường, và bỗng nhiên hỏi tôi:
- Con Oanh bạn con vẫn đến nhà chơi đều không?
Tôi thoáng ngạc nhiên nhưng cũng trả lời:
- Dạ, cũng có, nhưng không thường lắm. Có gì không mợ?
- Lúc mợ mới vào bệnh viện, nó có đến thăm mợ một lần. Khi nào con gặp lại, nhớ cám ơn nó.
- Dạ, từ khi chồng nó dọn ra riêng, chắc nó cũng nhiều vấn đề, tụi con ít gặp nhau. Nhưng lâu lâu đi picnic, con cũng có gọi hai mẹ con Oanh đi cùng... để con Thảo có bạn chơi mà Oanh cũng đỡ buồn.
- Ờ, mợ thì muốn nhắc nhở con lâu rồi, bạn bè cũng có lắm phức tạp. Mợ thấy con Oanh nó có vẻ lẳng lơ, con nhớ cẩn thận kẻo lại mất chồng mà mất luôn cả bạn đấy.
- Dạ, mợ biết đó, con ghen có tiếng, đi đâu mà không kẹp cứng lấy chồng. Anh Thuận thì khó tánh và gàn thấy mồ, ai mà dám rớ vào mợ. Chỉ có con là bị dụ từ hồi mới lớn mà thôi.
- Mợ cũng hy vọng thằng Thuận nó biết quý cái gì nó có, đừng như ông gìa nó thì cuối đời sẽ khổ mà thôi. Nhưng mợ không lo đâu, thấy hai vợ chồng bây rất hạnh phúc, mợ vui lắm. Lúc nào con cũng phải nhớ, thương yêu và nhường nhịn nhau là châm ngôn giữ vững hạnh phúc gia đình đó con.
- Dạ, con nghĩ anh Thuận chóng mặt vì lo cho mấy đứa nhỏ, chắc không còn sức đâu mà lộn xộn nữa mợ ơi.
Tôi rất muốn hỏi tiếp mẹ chồng tôi về cuộc đời của cụ, vì những thắc mắc của lần nói chuyện hôm trước ở nhà tôi vẫn chưa được giải đáp, nhưng đến giờ đi Bác sĩ, tôi đành phải chạy...
oOo
Không ngờ lần viếng thăm vừa rồi của tôi là lần cuối cùng tôi gặp cụ...
Những ngày trong tuần, tôi và Thuận chia nhau đi thăm riêng để mẹ chồng tôi được gặp con cái nhiều lần. Mới đến với mợ ngày thứ ba, tối thứ năm thường Thuận đi làm về, ghé thẳng vào bệnh viện luôn. Cũng tiện cho tôi là tối thứ năm, con Thảo học dương cầm và thằng Hòa thì lớp Tae kwan do.
Đến chiều chủ nhật, cả nhà lại vào thăm bà nội. Nhiều khi thuyết phục được mợ ra ngoài ăn tiệm thì chúng tôi chở cụ đi chơi loanh quanh gần nhà thương.
Buổi tối hôm trước, Thuận ở bệnh viện về, còn cười, kể lại cho tôi rằng:
- Cưng biết không, hôm nay mợ vui vẻ lắm, mợ nói nhiều chuyện quá trời, lung tung từ chuyện cũ đến chuyện nay.
Chàng ký đầu tôi, tiếp:
- Mợ còn dặn anh, đến tuổi này, đàn ông, công danh, sự nghiệp, hạnh phúc gì cũng có đủ cả, nên không biết mình còn muốn gì hơn nữa, bèn giở chứng "ễnh ương", anh liệu mà ăn ở với vợ cho vẹn toàn để tích đức cho con cái về sau. Nè, bữa trước em có lầu bầu gì về anh với mợ không đó?
- Đâu có gì đâu. Nói chuyện hồi môn, gia tài, với mấy cái hột xoàn là hết giờ, em đã kể hết cho anh rồi đó. Ừa há! Quên mất không mách mợ ngày kỷ niệm đám cưới năm nay mà anh dám quên. Tội lớn lắm đấy. Uổng quá. Để lần sau, em sẽ không quên đâu!
Trời chưa sáng, nhà thương đã gọi đến báo tin mẹ chồng tôi qua đời, có lẽ lúc giữa đêm. Cụ đã đi vào giấc ngủ êm đềm, giấc ngủ lần này đưa cụ sang cảnh giới mới, nhẹ nhàng và thanh thản. Cám ơn trời phật đã cho mợ tôi những giờ cuối cùng ở cõi đời này thật an bình.
Hai vợ chồng tôi đưa các cháu đi học sớm và chạy vội vào bệnh viện. Vừa kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối và rồi nhà quàn bắt đầu lo thủ tục để đem về sửa sọan tẩm liệm. Thuận để tôi ở lại nhà thương dọn dẹp tư trang của mợ, còn chàng đi liên lạc giấy tờ. Người y công đưa cho tôi mấy bao rác lớn, nhắc nhở tôi nếu muốn cho từ thiện các áo quần của người quá cố thì cứ bỏ vào đây, họ sẽ chuyển giúp cho. Hẳn chừng, ở đây, sự việc này xảy ra hằng ngày nên họ hành xử một cách máy móc. Riêng phần tôi thì quá đau đớn bởi sự mất mát nên rất bất mãn. Tôi vẫn nói lời cám ơn và để còn hỏi ý kiến nhà tôi trước đã.
Lấy ra từng xấp áo quần trong tủ, cho vào bao, tôi rơm rớm nước mắt. Mợ ơi, mới nói con đem bớt áo quần về, chưa kịp làm, mợ đã đi rồi.
Còn cái áo len màu cafe sữa này nữa, mua cho mợ từ hôm Tết, sao mợ chưa chịu mặc. Nhãn giá còn chưa gỡ ra nữa.
Mở hộc tủ, tôi chợt nhớ đến cái bao gấm nữ trang của mợ. Ấy chết, giả dụ như ai lấy mất rồi thì sao. Lùa tay vào tận đáy, tôi lôi ra cái gói bọc vải gấm, vẫn còn dấu cột y nguyên. Dưới bao gấm tôi còn thấy một cuốn vở, bìa cứng, giống như những cuốn nhật ký.
Tò mò, tôi cầm lên, mở trang đầu tiên. Đúng là nhật ký của mẹ chồng tôi. Một hàng chữ nhỏ viết dưới góc của trang đầu,
" Thanh Mai, hôm qua và ngày nay. Một chín bảy chín."
Tôi lật tiếp từng trang một. Có những trang ghi đủ ngày và tháng, năm, nhưng cũng có những đoản văn không đề ngày.
Tiếng bước chân ai khua trước cửa phòng, tôi gấp vội cuốn nhật ký bỏ vào sắc tay. Người y công đã trở lại. Tôi góp nhặt hết đồ đạc và hỏi mượn một xe kéo để mang xuống thang máy. Vỏn vẹn chỉ ba bao rác, nhưng cũng nặng nề quá. Nhờ người tài xế taxi bỏ vào xe và tôi mang hết về nhà.
Căn nhà vắng lặng quá làm tôi không dám ở lại một mình.Tôi đi vội đến bàn thờ Phật, thắp nhang, khấn vái cầu xin cho mợ tôi được tiêu diêu miền cực lạc. Rồi khóa cửa, đi bộ ra thư viện thành phố, ở đầu đường nhà tôi.
Tôi hối hả đọc từng dòng chữ trong cuốn nhật ký. Lúc mắt rời khỏi trang cuối cùng, tôi mới bừng tỉnh, giật mình nhìn lại đồng hồ tay. Chết rồi, quá bốn giờ chiều, vậy là tôi đã ngồi đây, không ăn trưa. Thời giờ qua nhanh mà tôi không hay biết. Có phải tôi vừa trải qua một giấc mơ, hay tôi vừa từ một thế giới khác trở về mà ở đó có tôi, chàng, và khuôn mặt một người thứ ba cùng tham dự vào đời sống chúng tôi?
“Ngày... tháng... năm...,
Thằng Thuận từ giã, tôi không yên lòng. Linh tính báo trước một sự gì không ổn; tôi quơ tay với lấy chiếc gậy, đứng lên khỏi giường và di chuyển đến cửa sổ. Kéo chiếc ghế lại gần, tôi ngồi xuống. Ở đây, tôi có thể nhìn ra khuôn viên của bệnh viện, Thuận phải xuống đường này để ra bãi đậu xe. Tôi chờ để được nhìn thấy con thêm một chút nữa. Thằng Thuận không đi ra một mình. Đúng như tôi vừa thoáng nghĩ, đi bên cạnh nó là con Kiều Oanh. Nó còn dám choàng tay qua eo con nhỏ. Bỗng dưng tôi muốn chóng mặt. Làm gì bây giờ đây? Con Dung có hay biết không?
Sau vài phút, bình tĩnh trở lại và bắt đầu ráp nối những chi tiết từ khi con Kiều Oanh bước vào phòng tôi trưa nay.
…Gặp nó ở nhà vợ chồng Thuận vài lần, theo tình nghĩa bạn bè, nó cũng có thể đi thăm tôi khi nghe tin tôi vào nằm bệnh viện. Nhưng tại sao nó không đi cùng với con Dung mà lại vào trước thằng Thuận có 15 phút? Chúng nó có đi chung xe với nhau để đến đây không? Tôi không biết. Tại sao lúc nó chào tôi đi về, thằng Thuận ngồi lại một lát rồi cũng kiếm cớ từ gĩa? Tụi nó có hẹn hò nhau trước không? Tôi không biết. Nhưng bằng chứng hiển nhiên là tôi vừa chứng kiến hai đứa thân mật thì chắc chắn giữa chúng nó phải có gì với nhau rồi. Thằng Thuận đã ngoại tình từ bao giờ? Tôi không biết. Tự nhiên tôi phát giận cả tôi nữa! Nhức đầu quá. Đã từ lâu lắm rồi, tôi không bị giao động như hôm nay. Lờ mờ hình ảnh chồng tôi trở về từ quá khứ, làm tôi muốn nghẹn ngào. Lắc vội đầu, tôi xua đuổi những ý nghĩ đen tối vừa ập tới. Hẹn ngày mai, an tịnh hơn, sẽ viết tiếp...”
Xếp cuốn tập lại, tôi thẫn thờ rời thư viện. Thay vì về nhà, tôi leo lên một chiếc xe bus vừa dừng lại đầu đường; chẳng biết phải đi về đâu. Thây kệ, cứ ngồi trong xe, đưa đến đâu cũng mặc.
Nhìn ra cửa sổ, xe cộ chạy như mắc cửi, chung quanh tôi, mọi thứ đều xê dịch, nhưng tôi thì cứng như đóng băng. Tôi nhìn, nhưng không thấy gì cả. Có tiếng ồn ào nhưng tôi cũng không nghe. Tôi cúi đầu thấp xuống như một tội phạm, cảm giác xấu hổ cứ như là tất cả mọi người ở đây đều biết chồng tôi đang phụ bạc tôi.
Quái lạ! Lâu nay tôi vẫn tự hào là người được chồng yếu quí nhất trên đời… tôi vẫn luôn hãnh diện mình là cánh tay phải của chồng trong sự nghiệp để cùng tát biển đông… tôi vẫn luôn sung sướng vì hạnh phúc gia đình đầy ắp trong cuộc sống… tôi biết mình không đẹp hơn ai nhưng cũng rất dễ nhìn…Vậy thì tại sao? Tại sao nhỉ?
Xe chạy lâu lắm rồi cũng đến trạm cuối. Mọi người ùa xuống, tôi thẫn thờ ra theo họ. Nhìn bảng tên đường mới biết là tôi rời nhà quá xa. Thôi thì leo lên chiếc khác để quay về đường cũ vậy.
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này...
oOo
Sự kiện sáng nay xảy ra dồn dập quá. Tôi chợt nhớ ra mình chưa có thì giờ để khóc! Mà bây giờ tôi đang muốn khóc đây. Lạ chưa, mắt tôi sao ráo hoảnh. Có lẽ trí óc tôi đã bắt đầu làm việc rồi nên tôi không còn thì giờ cho nước mắt.
Giờ này có lẽ Thuận đã đón con về nhà, và chắc chắn chàng đang chờ tôi về với một bộ mặt không vui… OK, tôi đã sẵn sàng… Quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh để giải quyết từng vấn đề một. Dung ơi, nhất định đừng nổi nóng nghe chưa!
oOo
“Ngày... tháng... năm...
Mấy hôm nay tôi muốn tránh không gặp Thuận. Nhưng đến ngày thăm tôi, mà nó vào trễ thì tôi nóng ruột vô cùng. Trời hỡi, tưởng đâu gần đất xa trời, tôi sẽ sống thoải mái những ngày cuối cùng, ai dè, cũng lắm nhiêu khê! Tôi phải làm sao để sáng suốt mà nhận định vấn đề, nhất quyết không thiên vị thằng con trai của tôi, cũng chẳng bênh vực con dâu.... Nhưng thời buổi bây giờ đàn bà độc lập, liệu con Dung có đủ tỉnh táo để tiếp nhận tin tức động trời đó chăng? Hay là nó đánh cho thằng chồng một trận rồi tới đâu thì tới. Thiệt là lo bể cái đầu. Hồi chiều nay, phone về nhà vợ chồng nó, tôi thăm hỏi loanh quanh; hai mẹ con nói chuyện rất nhiều. Con Dung vẫn nhanh nhẩu và liến láu kể đủ thứ chuyện cho tôi nghe. Chắc không biết gì đâu. Lạy trời cho nó đừng bao giờ biết....”
“Ngàỵ... tháng... năm...
Lâu lắm rồi tôi không nói chuyện nhiều với con. Hôm nay nó chịu mở miệng, cũng là một điều tốt. Trước ngày du học, tính tình nó đã khép kín. Có lẽ vì hạnh phúc cha mẹ đổ vỡ, là một điều nó không ưng ý trong đời. May mắn cho tôi, lúc qua đây, liên hệ mẹ chồng con dâu tốt đẹp nên mẹ con xích lại gần nhau hơn.Thằng Thuận không ăn nói mướt man như cha nó, nhưng cá tánh biết săn sóc và làm vừa lòng người khác thì cha con thật giống nhau. Cho đến bây giờ tôi đã thấu hiểu vì sao cuộc hôn nhân của tôi thất bại. Tôi đã ngủ quên trên chiến thắng, nhận hưởng những gì chồng tôi ban cho, một cách tự nhiên, và coi như đương nhiên phải có. Với người đàn ông thì khác. Cuộc đời mật ngọt đối với họ thôi không đủ, họ cần một chút vị cay, đắng để thêm mắm muối cho đời sống, bởi vậy mới có lén lút, dối gian, ngoại tình... Họ hành động mà không cảm thấy tội lỗi. Nhưng phần tôi, tôi chẳng thấy mình có lỗi. Chỉ tiếc là, ở khoảng thời gian đó, hai con tim không đập cùng một nhịp, vậy thôi. Mà đó là chuyện của tôi, bây giờ nhìn thằng Thuận và con Dung, tôi không muốn thấy chúng nó đổ vỡ. Tôi phải làm sao để đề cập với nó về chuyện bí mật tôi đã biết được đây? Có nên để nó qua đi như cơn gió thoảng hay phải can thiệp ngay để chận đứng một tai nạn có thể sẽ xảy đến? Quan sát đứa con trai, đã gần bước qua tuổi của nửa đời người, ngồi đó… Nó phản ảnh một người chồng, người cha gương mẫu... Tôi không biết có nên mở lời khuyên nhủ nó không đây? Thôi, hãy suy nghĩ tiếp. Ngày mai hẳn tính...”
oOo
Vậy đó, “khi đang yêu đời, ta không muốn thấy sự chết, hay ít ra ta không xem sự chết là một cái gì nằm trong phạm vi của đời ta. Chắc chắn một điều, sự chết có thể đến với ta bất cứ lúc nào, ngẫu nhiên, tình cờ trong đời sống hàng ngày. Nhưng, sự sống hiện hữu ở đó được viết bằng chữ hoa, giống như một món quà ta mở mỗi ngày. C est grand la mort, c est plein de vie dedans... Lời của một bài hát bản xứ nói lên cái tối nghĩa trong sự hiện diện của ta trên cõi đời này, cuộc đời của chính ta, đối diện với nhân gian...
Mặc dầu đang sống trong hăng hái, đầu óc đầy ắp các dự án với ước vọng thực hiện lâu dài, sự chết đi liền bên ta như một đồng lõa.
Nó nói với ta rằng: Hãy sống cho thật trong hiện tại, hãy thương yêu và tin tưởng nhau, hãy đưa tay ra cho cuộc đời, khi cái chết đến với một người thân trong chúng ta ..."
Mấy lời điếu văn người bạn học cũ của mẹ chồng tôi, nay đang làm linh mục ở giáo phận, vẫn còn vang vang trong đầu.
Trên đường về, tôi bấm nút mở cửa sổ xe để hít đầy lồng phổi làn không khí lành lạnh của buổi tối sắp sang thu. Quay qua chồng, tôi đặt tay lên đùi chàng, dịu dàng hỏi: "Anh có lạnh không? Em lên kiếng xe nhé!"
Những người đàn bà tuổi Thìn ( Áo Vàng )
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này....
Những người đàn bà tuổi Thìn
Áo Vàng
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này....
oOo
Sau khi đưa mẹ chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng, chúng tôi trở về nhà quàn để thu dọn những đồ đạc còn lại. Chỉ mới cách mấy tiếng đồng hồ mà quang cảnh căn phòng để quan tài của mợ tôi đã khác hẳn. Tôi bước vào phòng, tâm trạng không còn giống như hồi trưa... Tiếng chuông mõ đã dứt; hương khói cũng tan loãng hết trong không gian, không còn nghe tiếng sụt sùi chung quanh, chỉ có tôi và chồng im lặng dọn dẹp các thứ lỉnh kỉnh còn sót lại mà nhà quàn đã tốt bụng xếp vào một góc.
Lễ đóng nắp quan tài được cử hành lúc 1 giờ trưa. Sau khi vị sư đã làm xong đủ lễ, thầy quay lại nhắc nhở thân nhân bỏ vào áo quan cho đầy đủ những vật dụng mà lúc còn sống, mẹ chồng tôi thường nhựt vẫn dùng. Di vật cuối cùng tôi đặt dưới tay bà cụ là cuốn nhật ký, cụ đã trải tâm tình trên từng trang giấy, trong suốt 20 năm trường ……
Trời chưa vào thu mà nắng chiều đã tắt sớm. Cảnh vật ảm đạm làm sao với lá hoa rụng đầy trên đất và ướt nhẹp qua nhiều ngày mưa rỉ rả. Ra xe về cùng hai đứa con đang đứng chơi trước nhà quàn, tôi nhắc Thuận ghé chợ để mua ít thức ăn bán sẵn, về nhà dùng tối nay. Sau ba ngày đám đình, tôi không còn sức lực nào làm việc nhà nữa. Tôi khấn thầm, "tối nay mợ về ăn với chúng con luôn nhé".
oOo
Gia đình của Thuận ít anh em. Ba mợ chia tay nhau từ khi Thuận mới mười ba, hai đứa em song sanh, một gái một trai, còn chưa học hết tiểu học. Mẹ chồng tôi ở vậy nuôi con cho đến ngày vựơt biên và được chồng tôi bảo lãnh, vì chàng đã đi du học từ năm 1970.
Chúng tôi quen nhau ở đại học, lúc Thuận còn năm cuối chương trình cao học, tôi thì tị nạn qua đây, phải học lại từ đầu. Tánh chàng tuy ít nói, nhưng không rụt rè, và tư cách rất chững chạc. Thế giới người việt tị nạn thuở đó ở Montreal không lớn lắm, phần đông là gia đình của những sinh viên du học được bảo lãnh ưu tiên, nên hầu như ai cũng quen mặt biết tên nhau... Khi Thuận đến với tôi, gia đình tôi vui mừng vì nghĩ rằng với chàng, tôi sẽ có một cuộc sống tương lai tươi đẹp và vững chắc. Tôi chỉ biết gia đình Thuận qua vài lá thư liên lạc qua về lúc chúng tôi quyết định làm đám cưới. Trên nguyên tắc, Thuận viết thơ về nhà báo tin cho mẹ chàng, và bên nhà gửi thơ cho ba mẹ tôi để làm quen với sui gia tương lai. Vài năm sau khi tôi sanh con đầu lòng, nhận được tin mẹ chồng tôi vượt biên, chúng tôi xúc tiến thủ tục bảo lãnh qua Canada.
Những năm đầu tiên, quan hệ giữa tôi và gia đình chồng có thể gọi là đầy đủ. Nói rõ hơn, tôi làm tròn bổn phận dâu con, theo nghĩa thời nay, tức là, cuối tuần thì họp mặt bên nhà chồng; lúc mẹ chồng đau ốm, vợ chồng tôi lui tới chăm sóc. Những ngày lễ lạc lớn, không quên quà cáp cho gia đình. Chúng tôi cũng phụ giúp về tài chánh vì Thuận còn hai đứa em đang sửa soạn vào đại học.
Tôi quên nói, mẹ chồng tôi là một phụ nữ rất độc lập. Lúc còn bên quê nhà, bà hành nghề Dược sĩ. Sang đây, muốn đi làm, phải thi lấy bằng tương đương. Tuổi bà đã gần 50, chồng tôi không muốn mẹ vất vả nữa nên khuyên mẹ hãy thong thả, chàng vẽ vời đề nghị: "Có mợ qua đây, vợ chồng con sẽ sanh thêm ít nhất ba đứa nữa, lo chi mợ không có job babysitting". Vậy mà qua chưa được bao tuần, mẹ chồng tôi đã bắt liên lạc với những bạn bè đồng nghiệp cũ để hỏi cách thức thi lại bằng hành nghề.
Nhờ đó, hai năm đầu bà cũng rất bận rộn. Nhưng thực tế không dễ dàng như bà nghĩ; bởi thế lòng hăng hái cũng giảm dần. Lúc sức khỏe bắt đầu có vấn đề, bà tự động chấm dứt ý định trở lại nghề cũ. Phải công nhận bà là một người rất can đảm và năng động. Một khi đã quyết định thay đổi hướng đi, bà lại xoay qua đi kiếm việc làm. Từ đi may áo quần trong công xưởng đến cuốn chả giò ở những nhà hàng VN, bà làm rất hăng say. Lúc đầu, chồng tôi xót xa. Chàng rất thương mẹ nên không đành lòng để mẹ bôn ba, nhưng dần dà chàng cũng yên tâm nhờ thái độ lạc quan của bà....
Từ khi bà đi làm, tôi và bà có nhiều đề tài để chuyện trò với nhau hơn. Tôi nhận thấy bà cởi mở hơn so với lúc mới qua. Và, cũng có thể chúng tôi bắt đầu tìm thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng. Mẹ Thuận lớn hơn tôi ba con giáp. Cùng là tuổi thìn, bà vẫn thường nói với tôi:
- Mợ thấy tánh con nhiều khi cũng cứng rắn như mợ, nhưng coi bộ cuộc đời của con bằng phẳng hơn đời mợ, mừng cho con. Luôn luôn nhớ ăn ở phúc đức để mà hưởng phước lâu dài đó con…
Lần sanh cháu thứ nhì, tôi bệnh nặng phải nằm nhà thương. Gia đình bên ngoại bấy giờ không còn ai ở gần. Chồng tôi lại lu bù công việc sở nên mẹ chồng một tay săn sóc cho tôi. Bà túc trực bên tôi từ sáng đến chiều. Những khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, và điều tôi cảm động nhất là trong những tháng ngày ở bệnh viện, mỗi lần tôi thức giấc đều gặp khuôn mặt mẹ chồng tôi với nụ cười hiền hòa trên môi.
Khoảng cách giữa chúng tôi, từ đó cũng dần dần thu ngắn lại. Tôi nghĩ, mình thật có phước, bởi lẽ thường, mẹ chồng nàng dâu ít khi gần gũi, giữa hai bên không có vấn đề là đã khá rồi. Chiều hôm đó, bà đem vào nhà thương cho tôi một bịch xí muội thật lớn (nào ô mai cam thảo, ô mai chanh, cà na cánh chỉ đủ thứ), bà vui vẻ nói:
- Mợ biết con đang lạt miệng đấy, sức khỏe con đã khá hơn trước, chắc con thèm ăn mấy thứ này phải không?
Tôi reo lớn:
- Trời ơi... trời ơi, cám ơn mợ. Sao mợ biết con thích mấy thứ vặt này mà mợ mua vậy?
Mẹ chồng tôi nheo mắt cười:
- Mợ biết chứ, trong bóp con lúc nào mà chẳng có xí muội. Mợ lúc trẻ cũng vậy. Mà nếu "chàng" mua tặng mình thì ăn còn thấy ngon hơn nữa!
Tôi phì cười:
- Chu choa, mợ cũng mơ mộng dữ! Anh Thuận chẳng bao giờ thèm để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu mợ... Con thích thì con mua lấy mà ăn thôi.
- Chậc! Mợ hiểu! Thuận nó không biết "điệu" lắm. Mà, không có nghĩa là mợ không dạy nó đâu nghe. Tại nó phè thôi, bởi vậy, hôm nay mợ mua thế cho nó đây.
Quay qua dọn dẹp đồ đạc bày đầy trên bàn, mẹ chồng tôi hỏi:
- Thuận đã phone cho con hôm nay chưa? Bác sĩ nói có thể con sắp được về nhà.
- Dạ hồi tối anh Thuận đã nói với con rồi. Họ còn chờ thêm hai test nữa mới yên tâm cho con xuất viện.
Kể từ hôm mẹ chồng tôi mua cho tôi xí muội, trong cách đối xử với bà, tôi thấy thoải mái và thân thương hơn. Đôi khi, tôi dám bông đùa với bà, và có một hôm, không cầm được sự tò mò, tôi đánh bạo hỏi:
- Mợ à, tại sao hồi đó ba mợ ly dị vậy? Tuy tụi con cưới nhau gần chục năm rồi mà anh Thuận chỉ đề cập đến vấn đề đó vài lần thôi. Con thấy ảnh ít muốn nhắc đến Ba nên con cũng không gợi hỏi nữa.
Bà thoáng bối rối, tròn mắt nhìn tôi, rồi sau một khoảng không gian im lặng, mà tôi cảm thấy dài đăng đẳng và thấp thỏm, vì sợ bà nổi giận, mợ tôi mỉm cười. Duỗi thẳng đôi chân, bà thong thả khoanh tay trước ngực, chậm rãi trả lời:
- Đã lâu lắm rồi, mợ không còn nghĩ đến chuyện xưa nữa. Hôm nay mà con không nhắc đến chắc mợ cũng không nhớ về ông ấy.Thực sự mợ đã hết giận ổng rồi. Từ cái năm 75 lận.Thấy ổng bị đi học tập, rồi bà vợ sau này của ổng bỏ theo cán bộ, mợ cũng đã hả giận... Nhưng sau một thời gian, mợ suy nghĩ, trên cõi đời này, nghiệp duyên trùng trùng, vay trả trả vay liền liền, mình mà bị giới hạn trong cái vòng "tham, sân, si" thì chỉ khổ cho thân mình mà thôi, nên mợ tập dần "buông bỏ", nói theo nghĩa nhà Phật ấy mà. À quên, con hỏi tại sao mợ ly dị phải không? Lúc đó mợ biết ổng ngoại tình, mợ không chấp nhận nên mợ muốn ổng dọn ra khỏi nhà. Ra đi mấy tuần, ổng quay về xin lỗi mợ, và năn nỉ để mợ cho trở về. Ổng nói là ổng thương vợ con lắm, chỉ vì một lúc yếu lòng nên ổng dây dưa với người đàn bà đó. Bây giờ ăn năn, ổng đã dứt khoát chia tay. Mợ suy nghĩ suốt mấy đêm, cuối cùng mợ xiêu lòng, tha thứ. Mợ yêu ổng lắm… Mấy tuần ổng ở ngoài, mợ rất buồn, khóc sướt mướt. Lúc giận, lúc thù hận, lúc nhớ nhung… Thêm vào đó, hai đứa nhỏ cứ hỏi ba đi đâu. Nói dối là ba phải đi xa vài tuần cho công việc sở. Mợ cũng rối rắm trong lòng lắm vì không biết phải dối con đến bao giờ.
- Thế anh Thuận lúc đó đã lớn, ảnh không thắc mắc gì sao mợ?
- Thuận thì mợ nghĩ là nó biết lúc đó ba mợ có vấn đề. Vì một đôi khi nó bắt gặp ba mợ cãi nhau, nó có vẻ rất thất vọng. Là con trai, nó cũng không gần mẹ lắm. Không khí trong nhà bớt vui vẻ thì nó lui về phòng riêng, đóng cửa học hành hay nghe nhạc. Mợ cũng có để ý nó ít nói hơn. Nhưng con biết đó, ở Việt Nam, cha mẹ đâu phải săn sóc cho con từng ly từng tí như ở đây, tụi bay cuối tuần nào cũng đầu tắt mặt tối như trong tuần, hết chở con đi học đàn, rồi lại đến học bơi… Hồi đó giúp việc trong nhà thì có hai ba người, vú em cũng có. Ba mợ mỗi người một nghề riêng, đang lúc làm ăn thịnh vượng, mợ đâu có ở nhà thường. Cũng được cái thằng Thuận nó ngoan, chỉ biết lo học chứ không theo bạn theo bè. Mộng của nó là xong toàn phần thì xin đi du học, nên nó quyết chí học hành lắm.
- Rồi sao nữa? Bộ ba không dứt khoát hay mợ không thực sự tha thứ được nên ba mợ chia tay luôn?
Tiếng chuông điện thoại reo vang làm hai mẹ con giựt mình.Tôi chạy ra phòng khách bắt điện thoại. Tiếng Thuận bên kia đầu giây: Cưng đó hả, nhớ chiều nay phải đi họp phụ huynh cho con Thảo không?
- Nhớ chứ, anh đi làm về rồi đi thẳng luôn đến trường hả?
- Không, anh phone cưng vì vào cuối ngày anh bận chút chuyện, chắc sẽ về trể. Cưng đi thế anh được không?
- Trời đất! Sao giờ này mới kêu em? Mợ đang ở chơi với em đây nè. Định làm cơm mời mợ ở lại ăn mà bây giờ phải chạy rồi. (Tôi nhỏ giọng thầm thì) Em với mợ chuyện trò đang đến hồi gay cấn, tối về em kể cho nghe. OK, em sẽ lo chuyện trường con Thảo. Nếu anh về nhà trước, nhớ chờ cơm em với nha.
- Chắc chắn rồi. Bye cưng.
Lúc tôi trở vào nhà bếp, mẹ chồng tôi đã sắp lại mấy chiếc ghế ngay ngắn vào bàn ăn, bà sẵn sàng như muốn ra về. Thế là buổi chuyện trò hôm nay tạm ngưng.
- Con muốn mời mợ ở lại ăn cơm với tụi con nhưng anh Thuận mới gọi, bảo sẽ về trễ. Con phải lên trường con Thảo thế ảnh, bộ mợ muốn về ngay hả? Chờ con thay áo lái xe chở mợ về luôn.
Bà nhìn ra cửa sổ:
- Thôi con, cứ từ từ mà đi. Mợ ra đón bus về nhà được rồi. Giờ này mà con chở mợ về thì kẹt xe lắm, không khéo lại trể công việc của con.
- Vâng, thế cũng được.Thôi mợ về.
Tiễn bà ra cửa, tôi vớt vát:
- Bậy quá, chuyện tình của mợ hấp dẫn quá mà con không được nghe tiếp. Mai mốt hỏi thêm, chắc chi mợ có hứng thú kể nữa ha mợ.
Bà quay lại nhìn tôi:
- Có dịp, mợ sẽ nói tiếp cho con nghe. Biết đâu con sẽ suy nghĩ về cuộc đời của mợ rồi rút ra những kinh nghiệm để tạo dựng cho gia đình con được hạnh phúc là mợ cũng đã làm được một chuyện ích lợi rồi. Thôi, mợ về nghe.
Nhìn dáng bà băng qua đường, tôi thấy bà còn khỏe mạnh lắm. Năm nay mẹ chồng tôi chắc cũng đã xấp xỉ bảy mươi…
Mỗi chiều thứ ba là ngày tôi đến chơi với mẹ chồng tôi, ở bệnh viện. Chiều nay tôi vào thăm mợ sớm hơn thường lệ, vì đến 4 giờ, tôi có hẹn bác sĩ để khám tổng quát sức khỏe hằng năm. Nếu trời tốt, tôi sẽ đẩy xe đưa cụ qua thương xá trước mặt ăn quà, dạo phố.
Dạo này mợ tôi không khỏe cho lắm. Nhiều hôm trước khi đến, tôi điện thoại hỏi mợ có thèm ăn món gì không tôi sẽ mua đem vào. Thế mà háo hức nhắc hết món này rồi món nọ, lúc mang vào thì cụ chẳng gắp đến miếng thứ hai. Những lần đầu tôi hơi thất vọng vì có nhiều khi phải đi thật xa để mua, mình cũng muốn thấy mợ ăn cho ngon miệng lắm chứ, vậy mà dỗ mãi vẫn không chịu ăn thêm miếng nào. Nhưng sau nhiều lần quan sát, tôi dần hiểu tâm tình của mợ. Mợ tôi sợ không còn sống bao lâu nữa, nên thích gì thì muốn thực hiện ngay, nhớ gì thì kể liền cho con cháu nghe, muốn ăn gì cứ phải là có ngay kẻo sợ không đủ thời gian…
Mấy tháng trước, chúng tôi còn đang ngon giấc sau một đêm tiệc cưới tưng bừng của Hoa, em gái Thuận, thì bị đánh thức bởi tiếng điện thoại reo. Tiếng mẹ chồng tôi bên kia đầu giây, có vẻ hốt hỏang và gấp rút:
- Má con Thảo đó hả, con thức chưa?
Tôi tỉnh ngủ trả lời nhanh nhẩu:
- Dạ dạ,con dậy rồi. Có chuyện gì không mợ?
- Mợ té mà không đứng dậy được, con qua nhanh nhé.
- Dạ dạ, con đi liền. Mợ cứ giữ phone nghe.
Quay qua đánh thức chồng, tôi đưa điện thoại để chàng hỏi thăm mẹ trong lúc tôi đi thay áo quần, đằng nào Thuận cũng phải ở nhà với con.
Lái xe đến chỗ bà ở mất mười phút. Tôi dùng chìa khóa riêng mở cửa vào, thấy bà nằm sòng soãi dưới đất, người còn rất tỉnh táo, nên tôi bớt lo. Mặt bà mừng rỡ lên khi thấy tôi đến.
- Mợ đã phone xe cứu thương ngay sau khi gọi cho con. Chắc mợ bị gãy xương, vì chân mợ đau quá, không nhúc nhích được. Không biết mợ có ngất đi một chút xíu hay không. Lúc nửa đêm, thức giấc, dậy đi tiểu, mợ không bật đèn, mà chắc đang ngái ngủ nên mợ vấp phải đôi dép, mợ trượt chân té nằm dài; cảm tưởng đau như trời giáng. Một hồi lâu mợ mới hoàn hồn, bắt đầu nhúc nhích nhưng thấy đau nguyên một bên chân là biết không ổn rồi. Mợ ráng lết đến điện thoại để gọi vợ chồng con.
Rồi thì mợ tôi bị nằm nhà thương mất mấy tuần. Vì chứng bệnh xương xốp mà bà cụ không bao giờ lo nghĩ đến, lúc về già đã làm cho cụ gãy xương một cách dễ dàng khi bị va chạm mạnh.
Có một điều vợ chồng tôi giấu bà cụ là Bác sĩ nói có thể cụ quá lao tâm lúc còn trẻ nên phổi bị yếu, bây giờ đã vào thời kỳ cuối của ung thư phổi. Tuổi đã lớn, chắc không nên giải phẫu. Tốt hơn hết là nếu tình trạng sức khỏe ổn định hơn, họ sẽ sắp xếp cho cụ vào một viện dưỡng lão.
Ban đầu, Thuận thật sự giao động khi nghe bệnh tình của mẹ, bây giờ thêm ý tưởng để mẹ vào nhà dưỡng lão, chàng có vẻ hụt hẫng. Tôi nhận thấy dạo này chàng quá mong manh và mệt mỏi nên nhiều khi hay gắt gỏng vô cớ.
Nhưng rồi sau vài tuần vô ra thăm nuôi bà cụ ở bệnh viện, chúng tôi dần dần chấp nhận ý kiến đưa cụ vào viện dưỡng lão. Tưởng đâu mẹ chồng tôi buồn lắm khi được báo tin sẽ không trở về căn nhà cũ nữa, nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy cụ bình tĩnh chấp nhận sự sắp xếp của nhà thương. Cụ không nói nhiều, nhưng cũng hỏi đầy đủ tỉ mỉ những chi tiết ở viện dưỡng lão.
Như vậy thời khóa biểu của tôi từ nay có thêm phận sự vào thăm cụ một buổi chiều mỗi tuần.
oOo
Các luống cúc vàng hai bên đường vào bệnh viện đã nở rộ. Những ngày cuối hè trời còn đẹp lắm. Nắng trải vàng con lộ như một giải lụa.Tôi tung tăng bước lên thềm lầu nhất nơi mẹ chồng tôi hay tự đẩy xe lăn ra ngồi đón nắng ở hàng hiên. Không thấy cụ, tôi nghĩ chắc hôm nay bà cụ lại ngủ trưa nhiều hơn một chút. Đẩy cửa bước vào phòng, thì ra cụ đang bận xếp dọn áo quần ngổn ngang trên giường.
Ngẩng lên nhìn thấy tôi, cụ cười tươi:
- Con vào đó à? Hôm nay mợ khỏe nên nhờ bà Jane y tá lấy hết đồ đạc ra để mợ dọn bớt gởi con đem về. Không dè mỗi tuần các con đem vào một ít, mà bây giờ thấy phòng đã chật, gần hết chỗ cất. Ở nhà thương thì có đi đâu ra đường đâu mà cần nhiều quần áo.
Tôi ngồi xuống mép giường, nhìn bà cụ tiếp tục xếp từng chiếc áo, chồng lên nhau ngay ngắn.
Thật tội nghiệp, mới hai tháng mà mẹ chồng tôi mất gần 10 kg. Thấy cụ gầy xọp hẳn xuống. Tôi nghĩ thầm, áo quần cũ bây giờ chắc cụ mặc không vừa vặn nữa. Rồi đây khi phố xá sắp tổ chức bán đại hạ gía mỗi cuối mùa, tôi sẽ đi mua một ít áo quần mới cho cụ.
- Dung à, con mở tủ giùm mợ, trong hộc thứ nhì có một gói bọc vải gấm. Lấy ra đây cho mợ.
Tôi đứng lên đi về phía tủ, kéo hộc tìm tòi. Cái gói vuông vức như hộp chocolat, mẹ chồng tôi dùng một áo gối bằng gấm tơ Thượng hải bao lại, được cất giấu tận đáy hộc, dưới những áo quần lót và vớ tất...
Mang lại cho cụ, tôi tò mò chờ đợi.
Mẹ chồng tôi chậm rãi mở bao, lôi ra một hộp bánh bằng kim loại.
- Ngồi xuống đây đi con, hôm nay mợ khỏe khoắn, đang nghĩ đến con thì con vào tới. Con không bận đi đâu gấp chứ? Ờ, ra đóng cửa phòng lại đi con.
- Dạ, có gì quan trọng không mợ? Đến 4 giờ con mới phải đi bác sĩ rồi đón bé Thảo. Con có thể ở đây chơi với mợ vài giờ mà. Để con lấy xoài cắt mợ ăn nghe.
Bày trái cây ra, tôi đi pha hai ly nước lọc, đem đến bàn, rồi kéo ghế ngồi bên bà cụ.
- Sao? Chuyện gì đó mợ? Con nghe đây.
- Ờ, lâu rồi mợ không ra ngoài nữa, mấy cái đồ trang sức của mợ, để một chỗ cũng phí đi, mợ muốn cho con một ít, để mai mốt con cái nó lớn, dựng vợ gả chồng, con lấy ra cho tụi nó, đỡ phải tốn tiền sắm sửa thêm.
Tôi thót ruột, chợt nghĩ đến, ôi, sao mẹ chồng tôi hôm nay nói chuyện như là đang trăn trối thế này. Thường nghe người ta nói, mấy người gìa lúc sắp về cõi trên, hay nói năng lẩm cẩm như vậy. Nghĩ thế, nhưng cũng bình tĩnh, gượng cười trả lời bà cụ:
- Mợ ơi, lâu nay mợ cho vợ chồng con đã nhiều rồi, mợ cất lại đi, để dành cho hai em.
- Của tụi nó mợ đã để sẵn phần cho mỗi đứa rồi. Con đừng ngại. Đây là lòng của mợ. Mợ muốn chia cho các cháu nội một phần.
Cụ mở hộp, chọn một gói gấm màu đỏ giữa mấy bao gấm sắp ngay ngắn bên trong.
- Mợ biểu con Hoa lấy nữ trang trong nhà băng về hôm thứ sáu... Đưa mấy thứ, cho nó chọn trước rồi, bây giờ đến lựơt con. Mợ cất riêng cho con một cái vòng ngọc, còn mấy cái hột rời, con chọn cho hai đứa nhỏ mỗi đứa một hột.
Cụ vừa nói vừa lấy ra một viên bông gòn lớn như cục thuốc tể của mấy ông thầy tàu, trải ra trên lớp giấy dầu, bên trong có mấy hột kim cương sáng chóa, lấp lánh ngũ sắc.
- Của con Thảo thì coi như là hồi môn nội cho, còn thằng Hòa thì để lớn lên nó đi cưới vợ.
Tôi phì cười:
- Mợ làm con nhớ đến mẹ con quá. Hồi con còn nhỏ, mấy chị em con cũng vậy, cứ bu quanh mẹ mỗi lần bà mở túi nữ trang ra để chùi rửa, thì tụi con xúm lại, mân mê, chỉ chỏ, để dành phần của mình về sau. Vui quá! Thưa mợ, - tôi sửa giọng lại cho nghiêm trang hơn - con rất cám ơn mợ đã nghĩ xa mà để dành cho con cháu (trong trí tôi đang chọn lời để phát biểu mà không làm mẹ chồng tôi phật ý). Tụi trẻ bây giờ nó không coi của cải hồi môn là quan trọng, giống như kim cương hột xoàn, tụi nó cũng không thấy quí. Ít nhất phải 15 năm nữa tụi nó mới lấy vợ lấy chồng, đến lúc đó thế nào chúng con cũng sắm chút ít cho các cháu. Con xin mợ cứ cất đó, lỡ đến lúc hữu sự thì bán ra mà có tiền xử dụng.
- Con à, mợ muốn sắp xếp như vậy. Con chớ thay đổi. Bảo hiểm nhân thọ mợ đã có rồi. Đến khi mợ trăm tuổi, tiền cũng đủ để trang trải đám đình.
Mẹ chồng tôi lại lấy một gói khác, mở ra, trong đó có một cái thước đo và gương soi hột xoàn. Bà cụ dùng chiếc nhíp nhổ lông mày bốc lên một hột và nheo một mắt nhìn qua kiếng phóng đại. Cử chỉ và hành động của cụ rất chính xác và gọn gàng. Tôi quan sát, chợt khám phá ra một khía cạnh khác của mẹ chồng tôi. Thầm nghĩ, chắc lúc còn trẻ, mợ làm ăn và thích mua sắm đồ trang sức lắm.
Khuôn mặt cụ tươi vui, chỉ hạt này, chọn hạt nọ, trao cho tôi xem, dạy tôi cách soi kim cương. Cuối cùng, cụ lựa ra cho tôi hai hạt, cẩn thận xé một miếng bông gòn, gói kỹ và để trong một bao nylon có khóa kéo nhỏ xíu. Cụ còn nhất định bắt tôi mang chiếc lắc ngọc vào tay.
Cụ tiếp tục dọn dẹp sạch đồ trên giường, và bỗng nhiên hỏi tôi:
- Con Oanh bạn con vẫn đến nhà chơi đều không?
Tôi thoáng ngạc nhiên nhưng cũng trả lời:
- Dạ, cũng có, nhưng không thường lắm. Có gì không mợ?
- Lúc mợ mới vào bệnh viện, nó có đến thăm mợ một lần. Khi nào con gặp lại, nhớ cám ơn nó.
- Dạ, từ khi chồng nó dọn ra riêng, chắc nó cũng nhiều vấn đề, tụi con ít gặp nhau. Nhưng lâu lâu đi picnic, con cũng có gọi hai mẹ con Oanh đi cùng... để con Thảo có bạn chơi mà Oanh cũng đỡ buồn.
- Ờ, mợ thì muốn nhắc nhở con lâu rồi, bạn bè cũng có lắm phức tạp. Mợ thấy con Oanh nó có vẻ lẳng lơ, con nhớ cẩn thận kẻo lại mất chồng mà mất luôn cả bạn đấy.
- Dạ, mợ biết đó, con ghen có tiếng, đi đâu mà không kẹp cứng lấy chồng. Anh Thuận thì khó tánh và gàn thấy mồ, ai mà dám rớ vào mợ. Chỉ có con là bị dụ từ hồi mới lớn mà thôi.
- Mợ cũng hy vọng thằng Thuận nó biết quý cái gì nó có, đừng như ông gìa nó thì cuối đời sẽ khổ mà thôi. Nhưng mợ không lo đâu, thấy hai vợ chồng bây rất hạnh phúc, mợ vui lắm. Lúc nào con cũng phải nhớ, thương yêu và nhường nhịn nhau là châm ngôn giữ vững hạnh phúc gia đình đó con.
- Dạ, con nghĩ anh Thuận chóng mặt vì lo cho mấy đứa nhỏ, chắc không còn sức đâu mà lộn xộn nữa mợ ơi.
Tôi rất muốn hỏi tiếp mẹ chồng tôi về cuộc đời của cụ, vì những thắc mắc của lần nói chuyện hôm trước ở nhà tôi vẫn chưa được giải đáp, nhưng đến giờ đi Bác sĩ, tôi đành phải chạy...
oOo
Không ngờ lần viếng thăm vừa rồi của tôi là lần cuối cùng tôi gặp cụ...
Những ngày trong tuần, tôi và Thuận chia nhau đi thăm riêng để mẹ chồng tôi được gặp con cái nhiều lần. Mới đến với mợ ngày thứ ba, tối thứ năm thường Thuận đi làm về, ghé thẳng vào bệnh viện luôn. Cũng tiện cho tôi là tối thứ năm, con Thảo học dương cầm và thằng Hòa thì lớp Tae kwan do.
Đến chiều chủ nhật, cả nhà lại vào thăm bà nội. Nhiều khi thuyết phục được mợ ra ngoài ăn tiệm thì chúng tôi chở cụ đi chơi loanh quanh gần nhà thương.
Buổi tối hôm trước, Thuận ở bệnh viện về, còn cười, kể lại cho tôi rằng:
- Cưng biết không, hôm nay mợ vui vẻ lắm, mợ nói nhiều chuyện quá trời, lung tung từ chuyện cũ đến chuyện nay.
Chàng ký đầu tôi, tiếp:
- Mợ còn dặn anh, đến tuổi này, đàn ông, công danh, sự nghiệp, hạnh phúc gì cũng có đủ cả, nên không biết mình còn muốn gì hơn nữa, bèn giở chứng "ễnh ương", anh liệu mà ăn ở với vợ cho vẹn toàn để tích đức cho con cái về sau. Nè, bữa trước em có lầu bầu gì về anh với mợ không đó?
- Đâu có gì đâu. Nói chuyện hồi môn, gia tài, với mấy cái hột xoàn là hết giờ, em đã kể hết cho anh rồi đó. Ừa há! Quên mất không mách mợ ngày kỷ niệm đám cưới năm nay mà anh dám quên. Tội lớn lắm đấy. Uổng quá. Để lần sau, em sẽ không quên đâu!
Trời chưa sáng, nhà thương đã gọi đến báo tin mẹ chồng tôi qua đời, có lẽ lúc giữa đêm. Cụ đã đi vào giấc ngủ êm đềm, giấc ngủ lần này đưa cụ sang cảnh giới mới, nhẹ nhàng và thanh thản. Cám ơn trời phật đã cho mợ tôi những giờ cuối cùng ở cõi đời này thật an bình.
Hai vợ chồng tôi đưa các cháu đi học sớm và chạy vội vào bệnh viện. Vừa kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối và rồi nhà quàn bắt đầu lo thủ tục để đem về sửa sọan tẩm liệm. Thuận để tôi ở lại nhà thương dọn dẹp tư trang của mợ, còn chàng đi liên lạc giấy tờ. Người y công đưa cho tôi mấy bao rác lớn, nhắc nhở tôi nếu muốn cho từ thiện các áo quần của người quá cố thì cứ bỏ vào đây, họ sẽ chuyển giúp cho. Hẳn chừng, ở đây, sự việc này xảy ra hằng ngày nên họ hành xử một cách máy móc. Riêng phần tôi thì quá đau đớn bởi sự mất mát nên rất bất mãn. Tôi vẫn nói lời cám ơn và để còn hỏi ý kiến nhà tôi trước đã.
Lấy ra từng xấp áo quần trong tủ, cho vào bao, tôi rơm rớm nước mắt. Mợ ơi, mới nói con đem bớt áo quần về, chưa kịp làm, mợ đã đi rồi.
Còn cái áo len màu cafe sữa này nữa, mua cho mợ từ hôm Tết, sao mợ chưa chịu mặc. Nhãn giá còn chưa gỡ ra nữa.
Mở hộc tủ, tôi chợt nhớ đến cái bao gấm nữ trang của mợ. Ấy chết, giả dụ như ai lấy mất rồi thì sao. Lùa tay vào tận đáy, tôi lôi ra cái gói bọc vải gấm, vẫn còn dấu cột y nguyên. Dưới bao gấm tôi còn thấy một cuốn vở, bìa cứng, giống như những cuốn nhật ký.
Tò mò, tôi cầm lên, mở trang đầu tiên. Đúng là nhật ký của mẹ chồng tôi. Một hàng chữ nhỏ viết dưới góc của trang đầu,
" Thanh Mai, hôm qua và ngày nay. Một chín bảy chín."
Tôi lật tiếp từng trang một. Có những trang ghi đủ ngày và tháng, năm, nhưng cũng có những đoản văn không đề ngày.
Tiếng bước chân ai khua trước cửa phòng, tôi gấp vội cuốn nhật ký bỏ vào sắc tay. Người y công đã trở lại. Tôi góp nhặt hết đồ đạc và hỏi mượn một xe kéo để mang xuống thang máy. Vỏn vẹn chỉ ba bao rác, nhưng cũng nặng nề quá. Nhờ người tài xế taxi bỏ vào xe và tôi mang hết về nhà.
Căn nhà vắng lặng quá làm tôi không dám ở lại một mình.Tôi đi vội đến bàn thờ Phật, thắp nhang, khấn vái cầu xin cho mợ tôi được tiêu diêu miền cực lạc. Rồi khóa cửa, đi bộ ra thư viện thành phố, ở đầu đường nhà tôi.
Tôi hối hả đọc từng dòng chữ trong cuốn nhật ký. Lúc mắt rời khỏi trang cuối cùng, tôi mới bừng tỉnh, giật mình nhìn lại đồng hồ tay. Chết rồi, quá bốn giờ chiều, vậy là tôi đã ngồi đây, không ăn trưa. Thời giờ qua nhanh mà tôi không hay biết. Có phải tôi vừa trải qua một giấc mơ, hay tôi vừa từ một thế giới khác trở về mà ở đó có tôi, chàng, và khuôn mặt một người thứ ba cùng tham dự vào đời sống chúng tôi?
“Ngày... tháng... năm...,
Thằng Thuận từ giã, tôi không yên lòng. Linh tính báo trước một sự gì không ổn; tôi quơ tay với lấy chiếc gậy, đứng lên khỏi giường và di chuyển đến cửa sổ. Kéo chiếc ghế lại gần, tôi ngồi xuống. Ở đây, tôi có thể nhìn ra khuôn viên của bệnh viện, Thuận phải xuống đường này để ra bãi đậu xe. Tôi chờ để được nhìn thấy con thêm một chút nữa. Thằng Thuận không đi ra một mình. Đúng như tôi vừa thoáng nghĩ, đi bên cạnh nó là con Kiều Oanh. Nó còn dám choàng tay qua eo con nhỏ. Bỗng dưng tôi muốn chóng mặt. Làm gì bây giờ đây? Con Dung có hay biết không?
Sau vài phút, bình tĩnh trở lại và bắt đầu ráp nối những chi tiết từ khi con Kiều Oanh bước vào phòng tôi trưa nay.
…Gặp nó ở nhà vợ chồng Thuận vài lần, theo tình nghĩa bạn bè, nó cũng có thể đi thăm tôi khi nghe tin tôi vào nằm bệnh viện. Nhưng tại sao nó không đi cùng với con Dung mà lại vào trước thằng Thuận có 15 phút? Chúng nó có đi chung xe với nhau để đến đây không? Tôi không biết. Tại sao lúc nó chào tôi đi về, thằng Thuận ngồi lại một lát rồi cũng kiếm cớ từ gĩa? Tụi nó có hẹn hò nhau trước không? Tôi không biết. Nhưng bằng chứng hiển nhiên là tôi vừa chứng kiến hai đứa thân mật thì chắc chắn giữa chúng nó phải có gì với nhau rồi. Thằng Thuận đã ngoại tình từ bao giờ? Tôi không biết. Tự nhiên tôi phát giận cả tôi nữa! Nhức đầu quá. Đã từ lâu lắm rồi, tôi không bị giao động như hôm nay. Lờ mờ hình ảnh chồng tôi trở về từ quá khứ, làm tôi muốn nghẹn ngào. Lắc vội đầu, tôi xua đuổi những ý nghĩ đen tối vừa ập tới. Hẹn ngày mai, an tịnh hơn, sẽ viết tiếp...”
Xếp cuốn tập lại, tôi thẫn thờ rời thư viện. Thay vì về nhà, tôi leo lên một chiếc xe bus vừa dừng lại đầu đường; chẳng biết phải đi về đâu. Thây kệ, cứ ngồi trong xe, đưa đến đâu cũng mặc.
Nhìn ra cửa sổ, xe cộ chạy như mắc cửi, chung quanh tôi, mọi thứ đều xê dịch, nhưng tôi thì cứng như đóng băng. Tôi nhìn, nhưng không thấy gì cả. Có tiếng ồn ào nhưng tôi cũng không nghe. Tôi cúi đầu thấp xuống như một tội phạm, cảm giác xấu hổ cứ như là tất cả mọi người ở đây đều biết chồng tôi đang phụ bạc tôi.
Quái lạ! Lâu nay tôi vẫn tự hào là người được chồng yếu quí nhất trên đời… tôi vẫn luôn hãnh diện mình là cánh tay phải của chồng trong sự nghiệp để cùng tát biển đông… tôi vẫn luôn sung sướng vì hạnh phúc gia đình đầy ắp trong cuộc sống… tôi biết mình không đẹp hơn ai nhưng cũng rất dễ nhìn…Vậy thì tại sao? Tại sao nhỉ?
Xe chạy lâu lắm rồi cũng đến trạm cuối. Mọi người ùa xuống, tôi thẫn thờ ra theo họ. Nhìn bảng tên đường mới biết là tôi rời nhà quá xa. Thôi thì leo lên chiếc khác để quay về đường cũ vậy.
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này...
oOo
Sự kiện sáng nay xảy ra dồn dập quá. Tôi chợt nhớ ra mình chưa có thì giờ để khóc! Mà bây giờ tôi đang muốn khóc đây. Lạ chưa, mắt tôi sao ráo hoảnh. Có lẽ trí óc tôi đã bắt đầu làm việc rồi nên tôi không còn thì giờ cho nước mắt.
Giờ này có lẽ Thuận đã đón con về nhà, và chắc chắn chàng đang chờ tôi về với một bộ mặt không vui… OK, tôi đã sẵn sàng… Quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh để giải quyết từng vấn đề một. Dung ơi, nhất định đừng nổi nóng nghe chưa!
oOo
“Ngày... tháng... năm...
Mấy hôm nay tôi muốn tránh không gặp Thuận. Nhưng đến ngày thăm tôi, mà nó vào trễ thì tôi nóng ruột vô cùng. Trời hỡi, tưởng đâu gần đất xa trời, tôi sẽ sống thoải mái những ngày cuối cùng, ai dè, cũng lắm nhiêu khê! Tôi phải làm sao để sáng suốt mà nhận định vấn đề, nhất quyết không thiên vị thằng con trai của tôi, cũng chẳng bênh vực con dâu.... Nhưng thời buổi bây giờ đàn bà độc lập, liệu con Dung có đủ tỉnh táo để tiếp nhận tin tức động trời đó chăng? Hay là nó đánh cho thằng chồng một trận rồi tới đâu thì tới. Thiệt là lo bể cái đầu. Hồi chiều nay, phone về nhà vợ chồng nó, tôi thăm hỏi loanh quanh; hai mẹ con nói chuyện rất nhiều. Con Dung vẫn nhanh nhẩu và liến láu kể đủ thứ chuyện cho tôi nghe. Chắc không biết gì đâu. Lạy trời cho nó đừng bao giờ biết....”
“Ngàỵ... tháng... năm...
Lâu lắm rồi tôi không nói chuyện nhiều với con. Hôm nay nó chịu mở miệng, cũng là một điều tốt. Trước ngày du học, tính tình nó đã khép kín. Có lẽ vì hạnh phúc cha mẹ đổ vỡ, là một điều nó không ưng ý trong đời. May mắn cho tôi, lúc qua đây, liên hệ mẹ chồng con dâu tốt đẹp nên mẹ con xích lại gần nhau hơn.Thằng Thuận không ăn nói mướt man như cha nó, nhưng cá tánh biết săn sóc và làm vừa lòng người khác thì cha con thật giống nhau. Cho đến bây giờ tôi đã thấu hiểu vì sao cuộc hôn nhân của tôi thất bại. Tôi đã ngủ quên trên chiến thắng, nhận hưởng những gì chồng tôi ban cho, một cách tự nhiên, và coi như đương nhiên phải có. Với người đàn ông thì khác. Cuộc đời mật ngọt đối với họ thôi không đủ, họ cần một chút vị cay, đắng để thêm mắm muối cho đời sống, bởi vậy mới có lén lút, dối gian, ngoại tình... Họ hành động mà không cảm thấy tội lỗi. Nhưng phần tôi, tôi chẳng thấy mình có lỗi. Chỉ tiếc là, ở khoảng thời gian đó, hai con tim không đập cùng một nhịp, vậy thôi. Mà đó là chuyện của tôi, bây giờ nhìn thằng Thuận và con Dung, tôi không muốn thấy chúng nó đổ vỡ. Tôi phải làm sao để đề cập với nó về chuyện bí mật tôi đã biết được đây? Có nên để nó qua đi như cơn gió thoảng hay phải can thiệp ngay để chận đứng một tai nạn có thể sẽ xảy đến? Quan sát đứa con trai, đã gần bước qua tuổi của nửa đời người, ngồi đó… Nó phản ảnh một người chồng, người cha gương mẫu... Tôi không biết có nên mở lời khuyên nhủ nó không đây? Thôi, hãy suy nghĩ tiếp. Ngày mai hẳn tính...”
oOo
Vậy đó, “khi đang yêu đời, ta không muốn thấy sự chết, hay ít ra ta không xem sự chết là một cái gì nằm trong phạm vi của đời ta. Chắc chắn một điều, sự chết có thể đến với ta bất cứ lúc nào, ngẫu nhiên, tình cờ trong đời sống hàng ngày. Nhưng, sự sống hiện hữu ở đó được viết bằng chữ hoa, giống như một món quà ta mở mỗi ngày. C est grand la mort, c est plein de vie dedans... Lời của một bài hát bản xứ nói lên cái tối nghĩa trong sự hiện diện của ta trên cõi đời này, cuộc đời của chính ta, đối diện với nhân gian...
Mặc dầu đang sống trong hăng hái, đầu óc đầy ắp các dự án với ước vọng thực hiện lâu dài, sự chết đi liền bên ta như một đồng lõa.
Nó nói với ta rằng: Hãy sống cho thật trong hiện tại, hãy thương yêu và tin tưởng nhau, hãy đưa tay ra cho cuộc đời, khi cái chết đến với một người thân trong chúng ta ..."
Mấy lời điếu văn người bạn học cũ của mẹ chồng tôi, nay đang làm linh mục ở giáo phận, vẫn còn vang vang trong đầu.
Trên đường về, tôi bấm nút mở cửa sổ xe để hít đầy lồng phổi làn không khí lành lạnh của buổi tối sắp sang thu. Quay qua chồng, tôi đặt tay lên đùi chàng, dịu dàng hỏi: "Anh có lạnh không? Em lên kiếng xe nhé!"
Lễ đóng nắp quan tài được cử hành lúc 1 giờ trưa. Sau khi vị sư đã làm xong đủ lễ, thầy quay lại nhắc nhở thân nhân bỏ vào áo quan cho đầy đủ những vật dụng mà lúc còn sống, mẹ chồng tôi thường nhựt vẫn dùng. Di vật cuối cùng tôi đặt dưới tay bà cụ là cuốn nhật ký, cụ đã trải tâm tình trên từng trang giấy, trong suốt 20 năm trường ……
Trời chưa vào thu mà nắng chiều đã tắt sớm. Cảnh vật ảm đạm làm sao với lá hoa rụng đầy trên đất và ướt nhẹp qua nhiều ngày mưa rỉ rả. Ra xe về cùng hai đứa con đang đứng chơi trước nhà quàn, tôi nhắc Thuận ghé chợ để mua ít thức ăn bán sẵn, về nhà dùng tối nay. Sau ba ngày đám đình, tôi không còn sức lực nào làm việc nhà nữa. Tôi khấn thầm, "tối nay mợ về ăn với chúng con luôn nhé".
oOo
Gia đình của Thuận ít anh em. Ba mợ chia tay nhau từ khi Thuận mới mười ba, hai đứa em song sanh, một gái một trai, còn chưa học hết tiểu học. Mẹ chồng tôi ở vậy nuôi con cho đến ngày vựơt biên và được chồng tôi bảo lãnh, vì chàng đã đi du học từ năm 1970.
Chúng tôi quen nhau ở đại học, lúc Thuận còn năm cuối chương trình cao học, tôi thì tị nạn qua đây, phải học lại từ đầu. Tánh chàng tuy ít nói, nhưng không rụt rè, và tư cách rất chững chạc. Thế giới người việt tị nạn thuở đó ở Montreal không lớn lắm, phần đông là gia đình của những sinh viên du học được bảo lãnh ưu tiên, nên hầu như ai cũng quen mặt biết tên nhau... Khi Thuận đến với tôi, gia đình tôi vui mừng vì nghĩ rằng với chàng, tôi sẽ có một cuộc sống tương lai tươi đẹp và vững chắc. Tôi chỉ biết gia đình Thuận qua vài lá thư liên lạc qua về lúc chúng tôi quyết định làm đám cưới. Trên nguyên tắc, Thuận viết thơ về nhà báo tin cho mẹ chàng, và bên nhà gửi thơ cho ba mẹ tôi để làm quen với sui gia tương lai. Vài năm sau khi tôi sanh con đầu lòng, nhận được tin mẹ chồng tôi vượt biên, chúng tôi xúc tiến thủ tục bảo lãnh qua Canada.
Những năm đầu tiên, quan hệ giữa tôi và gia đình chồng có thể gọi là đầy đủ. Nói rõ hơn, tôi làm tròn bổn phận dâu con, theo nghĩa thời nay, tức là, cuối tuần thì họp mặt bên nhà chồng; lúc mẹ chồng đau ốm, vợ chồng tôi lui tới chăm sóc. Những ngày lễ lạc lớn, không quên quà cáp cho gia đình. Chúng tôi cũng phụ giúp về tài chánh vì Thuận còn hai đứa em đang sửa soạn vào đại học.
Tôi quên nói, mẹ chồng tôi là một phụ nữ rất độc lập. Lúc còn bên quê nhà, bà hành nghề Dược sĩ. Sang đây, muốn đi làm, phải thi lấy bằng tương đương. Tuổi bà đã gần 50, chồng tôi không muốn mẹ vất vả nữa nên khuyên mẹ hãy thong thả, chàng vẽ vời đề nghị: "Có mợ qua đây, vợ chồng con sẽ sanh thêm ít nhất ba đứa nữa, lo chi mợ không có job babysitting". Vậy mà qua chưa được bao tuần, mẹ chồng tôi đã bắt liên lạc với những bạn bè đồng nghiệp cũ để hỏi cách thức thi lại bằng hành nghề.
Nhờ đó, hai năm đầu bà cũng rất bận rộn. Nhưng thực tế không dễ dàng như bà nghĩ; bởi thế lòng hăng hái cũng giảm dần. Lúc sức khỏe bắt đầu có vấn đề, bà tự động chấm dứt ý định trở lại nghề cũ. Phải công nhận bà là một người rất can đảm và năng động. Một khi đã quyết định thay đổi hướng đi, bà lại xoay qua đi kiếm việc làm. Từ đi may áo quần trong công xưởng đến cuốn chả giò ở những nhà hàng VN, bà làm rất hăng say. Lúc đầu, chồng tôi xót xa. Chàng rất thương mẹ nên không đành lòng để mẹ bôn ba, nhưng dần dà chàng cũng yên tâm nhờ thái độ lạc quan của bà....
Từ khi bà đi làm, tôi và bà có nhiều đề tài để chuyện trò với nhau hơn. Tôi nhận thấy bà cởi mở hơn so với lúc mới qua. Và, cũng có thể chúng tôi bắt đầu tìm thấy ở nhau nhiều điểm tương đồng. Mẹ Thuận lớn hơn tôi ba con giáp. Cùng là tuổi thìn, bà vẫn thường nói với tôi:
- Mợ thấy tánh con nhiều khi cũng cứng rắn như mợ, nhưng coi bộ cuộc đời của con bằng phẳng hơn đời mợ, mừng cho con. Luôn luôn nhớ ăn ở phúc đức để mà hưởng phước lâu dài đó con…
Lần sanh cháu thứ nhì, tôi bệnh nặng phải nằm nhà thương. Gia đình bên ngoại bấy giờ không còn ai ở gần. Chồng tôi lại lu bù công việc sở nên mẹ chồng một tay săn sóc cho tôi. Bà túc trực bên tôi từ sáng đến chiều. Những khoảng thời gian dài đăng đẳng đó, chúng tôi nói với nhau rất nhiều chuyện, và điều tôi cảm động nhất là trong những tháng ngày ở bệnh viện, mỗi lần tôi thức giấc đều gặp khuôn mặt mẹ chồng tôi với nụ cười hiền hòa trên môi.
Khoảng cách giữa chúng tôi, từ đó cũng dần dần thu ngắn lại. Tôi nghĩ, mình thật có phước, bởi lẽ thường, mẹ chồng nàng dâu ít khi gần gũi, giữa hai bên không có vấn đề là đã khá rồi. Chiều hôm đó, bà đem vào nhà thương cho tôi một bịch xí muội thật lớn (nào ô mai cam thảo, ô mai chanh, cà na cánh chỉ đủ thứ), bà vui vẻ nói:
- Mợ biết con đang lạt miệng đấy, sức khỏe con đã khá hơn trước, chắc con thèm ăn mấy thứ này phải không?
Tôi reo lớn:
- Trời ơi... trời ơi, cám ơn mợ. Sao mợ biết con thích mấy thứ vặt này mà mợ mua vậy?
Mẹ chồng tôi nheo mắt cười:
- Mợ biết chứ, trong bóp con lúc nào mà chẳng có xí muội. Mợ lúc trẻ cũng vậy. Mà nếu "chàng" mua tặng mình thì ăn còn thấy ngon hơn nữa!
Tôi phì cười:
- Chu choa, mợ cũng mơ mộng dữ! Anh Thuận chẳng bao giờ thèm để ý mấy thứ nhỏ nhặt đó đâu mợ... Con thích thì con mua lấy mà ăn thôi.
- Chậc! Mợ hiểu! Thuận nó không biết "điệu" lắm. Mà, không có nghĩa là mợ không dạy nó đâu nghe. Tại nó phè thôi, bởi vậy, hôm nay mợ mua thế cho nó đây.
Quay qua dọn dẹp đồ đạc bày đầy trên bàn, mẹ chồng tôi hỏi:
- Thuận đã phone cho con hôm nay chưa? Bác sĩ nói có thể con sắp được về nhà.
- Dạ hồi tối anh Thuận đã nói với con rồi. Họ còn chờ thêm hai test nữa mới yên tâm cho con xuất viện.
Kể từ hôm mẹ chồng tôi mua cho tôi xí muội, trong cách đối xử với bà, tôi thấy thoải mái và thân thương hơn. Đôi khi, tôi dám bông đùa với bà, và có một hôm, không cầm được sự tò mò, tôi đánh bạo hỏi:
- Mợ à, tại sao hồi đó ba mợ ly dị vậy? Tuy tụi con cưới nhau gần chục năm rồi mà anh Thuận chỉ đề cập đến vấn đề đó vài lần thôi. Con thấy ảnh ít muốn nhắc đến Ba nên con cũng không gợi hỏi nữa.
Bà thoáng bối rối, tròn mắt nhìn tôi, rồi sau một khoảng không gian im lặng, mà tôi cảm thấy dài đăng đẳng và thấp thỏm, vì sợ bà nổi giận, mợ tôi mỉm cười. Duỗi thẳng đôi chân, bà thong thả khoanh tay trước ngực, chậm rãi trả lời:
- Đã lâu lắm rồi, mợ không còn nghĩ đến chuyện xưa nữa. Hôm nay mà con không nhắc đến chắc mợ cũng không nhớ về ông ấy.Thực sự mợ đã hết giận ổng rồi. Từ cái năm 75 lận.Thấy ổng bị đi học tập, rồi bà vợ sau này của ổng bỏ theo cán bộ, mợ cũng đã hả giận... Nhưng sau một thời gian, mợ suy nghĩ, trên cõi đời này, nghiệp duyên trùng trùng, vay trả trả vay liền liền, mình mà bị giới hạn trong cái vòng "tham, sân, si" thì chỉ khổ cho thân mình mà thôi, nên mợ tập dần "buông bỏ", nói theo nghĩa nhà Phật ấy mà. À quên, con hỏi tại sao mợ ly dị phải không? Lúc đó mợ biết ổng ngoại tình, mợ không chấp nhận nên mợ muốn ổng dọn ra khỏi nhà. Ra đi mấy tuần, ổng quay về xin lỗi mợ, và năn nỉ để mợ cho trở về. Ổng nói là ổng thương vợ con lắm, chỉ vì một lúc yếu lòng nên ổng dây dưa với người đàn bà đó. Bây giờ ăn năn, ổng đã dứt khoát chia tay. Mợ suy nghĩ suốt mấy đêm, cuối cùng mợ xiêu lòng, tha thứ. Mợ yêu ổng lắm… Mấy tuần ổng ở ngoài, mợ rất buồn, khóc sướt mướt. Lúc giận, lúc thù hận, lúc nhớ nhung… Thêm vào đó, hai đứa nhỏ cứ hỏi ba đi đâu. Nói dối là ba phải đi xa vài tuần cho công việc sở. Mợ cũng rối rắm trong lòng lắm vì không biết phải dối con đến bao giờ.
- Thế anh Thuận lúc đó đã lớn, ảnh không thắc mắc gì sao mợ?
- Thuận thì mợ nghĩ là nó biết lúc đó ba mợ có vấn đề. Vì một đôi khi nó bắt gặp ba mợ cãi nhau, nó có vẻ rất thất vọng. Là con trai, nó cũng không gần mẹ lắm. Không khí trong nhà bớt vui vẻ thì nó lui về phòng riêng, đóng cửa học hành hay nghe nhạc. Mợ cũng có để ý nó ít nói hơn. Nhưng con biết đó, ở Việt Nam, cha mẹ đâu phải săn sóc cho con từng ly từng tí như ở đây, tụi bay cuối tuần nào cũng đầu tắt mặt tối như trong tuần, hết chở con đi học đàn, rồi lại đến học bơi… Hồi đó giúp việc trong nhà thì có hai ba người, vú em cũng có. Ba mợ mỗi người một nghề riêng, đang lúc làm ăn thịnh vượng, mợ đâu có ở nhà thường. Cũng được cái thằng Thuận nó ngoan, chỉ biết lo học chứ không theo bạn theo bè. Mộng của nó là xong toàn phần thì xin đi du học, nên nó quyết chí học hành lắm.
- Rồi sao nữa? Bộ ba không dứt khoát hay mợ không thực sự tha thứ được nên ba mợ chia tay luôn?
Tiếng chuông điện thoại reo vang làm hai mẹ con giựt mình.Tôi chạy ra phòng khách bắt điện thoại. Tiếng Thuận bên kia đầu giây: Cưng đó hả, nhớ chiều nay phải đi họp phụ huynh cho con Thảo không?
- Nhớ chứ, anh đi làm về rồi đi thẳng luôn đến trường hả?
- Không, anh phone cưng vì vào cuối ngày anh bận chút chuyện, chắc sẽ về trể. Cưng đi thế anh được không?
- Trời đất! Sao giờ này mới kêu em? Mợ đang ở chơi với em đây nè. Định làm cơm mời mợ ở lại ăn mà bây giờ phải chạy rồi. (Tôi nhỏ giọng thầm thì) Em với mợ chuyện trò đang đến hồi gay cấn, tối về em kể cho nghe. OK, em sẽ lo chuyện trường con Thảo. Nếu anh về nhà trước, nhớ chờ cơm em với nha.
- Chắc chắn rồi. Bye cưng.
Lúc tôi trở vào nhà bếp, mẹ chồng tôi đã sắp lại mấy chiếc ghế ngay ngắn vào bàn ăn, bà sẵn sàng như muốn ra về. Thế là buổi chuyện trò hôm nay tạm ngưng.
- Con muốn mời mợ ở lại ăn cơm với tụi con nhưng anh Thuận mới gọi, bảo sẽ về trễ. Con phải lên trường con Thảo thế ảnh, bộ mợ muốn về ngay hả? Chờ con thay áo lái xe chở mợ về luôn.
Bà nhìn ra cửa sổ:
- Thôi con, cứ từ từ mà đi. Mợ ra đón bus về nhà được rồi. Giờ này mà con chở mợ về thì kẹt xe lắm, không khéo lại trể công việc của con.
- Vâng, thế cũng được.Thôi mợ về.
Tiễn bà ra cửa, tôi vớt vát:
- Bậy quá, chuyện tình của mợ hấp dẫn quá mà con không được nghe tiếp. Mai mốt hỏi thêm, chắc chi mợ có hứng thú kể nữa ha mợ.
Bà quay lại nhìn tôi:
- Có dịp, mợ sẽ nói tiếp cho con nghe. Biết đâu con sẽ suy nghĩ về cuộc đời của mợ rồi rút ra những kinh nghiệm để tạo dựng cho gia đình con được hạnh phúc là mợ cũng đã làm được một chuyện ích lợi rồi. Thôi, mợ về nghe.
Nhìn dáng bà băng qua đường, tôi thấy bà còn khỏe mạnh lắm. Năm nay mẹ chồng tôi chắc cũng đã xấp xỉ bảy mươi…
Mỗi chiều thứ ba là ngày tôi đến chơi với mẹ chồng tôi, ở bệnh viện. Chiều nay tôi vào thăm mợ sớm hơn thường lệ, vì đến 4 giờ, tôi có hẹn bác sĩ để khám tổng quát sức khỏe hằng năm. Nếu trời tốt, tôi sẽ đẩy xe đưa cụ qua thương xá trước mặt ăn quà, dạo phố.
Dạo này mợ tôi không khỏe cho lắm. Nhiều hôm trước khi đến, tôi điện thoại hỏi mợ có thèm ăn món gì không tôi sẽ mua đem vào. Thế mà háo hức nhắc hết món này rồi món nọ, lúc mang vào thì cụ chẳng gắp đến miếng thứ hai. Những lần đầu tôi hơi thất vọng vì có nhiều khi phải đi thật xa để mua, mình cũng muốn thấy mợ ăn cho ngon miệng lắm chứ, vậy mà dỗ mãi vẫn không chịu ăn thêm miếng nào. Nhưng sau nhiều lần quan sát, tôi dần hiểu tâm tình của mợ. Mợ tôi sợ không còn sống bao lâu nữa, nên thích gì thì muốn thực hiện ngay, nhớ gì thì kể liền cho con cháu nghe, muốn ăn gì cứ phải là có ngay kẻo sợ không đủ thời gian…
Mấy tháng trước, chúng tôi còn đang ngon giấc sau một đêm tiệc cưới tưng bừng của Hoa, em gái Thuận, thì bị đánh thức bởi tiếng điện thoại reo. Tiếng mẹ chồng tôi bên kia đầu giây, có vẻ hốt hỏang và gấp rút:
- Má con Thảo đó hả, con thức chưa?
Tôi tỉnh ngủ trả lời nhanh nhẩu:
- Dạ dạ,con dậy rồi. Có chuyện gì không mợ?
- Mợ té mà không đứng dậy được, con qua nhanh nhé.
- Dạ dạ, con đi liền. Mợ cứ giữ phone nghe.
Quay qua đánh thức chồng, tôi đưa điện thoại để chàng hỏi thăm mẹ trong lúc tôi đi thay áo quần, đằng nào Thuận cũng phải ở nhà với con.
Lái xe đến chỗ bà ở mất mười phút. Tôi dùng chìa khóa riêng mở cửa vào, thấy bà nằm sòng soãi dưới đất, người còn rất tỉnh táo, nên tôi bớt lo. Mặt bà mừng rỡ lên khi thấy tôi đến.
- Mợ đã phone xe cứu thương ngay sau khi gọi cho con. Chắc mợ bị gãy xương, vì chân mợ đau quá, không nhúc nhích được. Không biết mợ có ngất đi một chút xíu hay không. Lúc nửa đêm, thức giấc, dậy đi tiểu, mợ không bật đèn, mà chắc đang ngái ngủ nên mợ vấp phải đôi dép, mợ trượt chân té nằm dài; cảm tưởng đau như trời giáng. Một hồi lâu mợ mới hoàn hồn, bắt đầu nhúc nhích nhưng thấy đau nguyên một bên chân là biết không ổn rồi. Mợ ráng lết đến điện thoại để gọi vợ chồng con.
Rồi thì mợ tôi bị nằm nhà thương mất mấy tuần. Vì chứng bệnh xương xốp mà bà cụ không bao giờ lo nghĩ đến, lúc về già đã làm cho cụ gãy xương một cách dễ dàng khi bị va chạm mạnh.
Có một điều vợ chồng tôi giấu bà cụ là Bác sĩ nói có thể cụ quá lao tâm lúc còn trẻ nên phổi bị yếu, bây giờ đã vào thời kỳ cuối của ung thư phổi. Tuổi đã lớn, chắc không nên giải phẫu. Tốt hơn hết là nếu tình trạng sức khỏe ổn định hơn, họ sẽ sắp xếp cho cụ vào một viện dưỡng lão.
Ban đầu, Thuận thật sự giao động khi nghe bệnh tình của mẹ, bây giờ thêm ý tưởng để mẹ vào nhà dưỡng lão, chàng có vẻ hụt hẫng. Tôi nhận thấy dạo này chàng quá mong manh và mệt mỏi nên nhiều khi hay gắt gỏng vô cớ.
Nhưng rồi sau vài tuần vô ra thăm nuôi bà cụ ở bệnh viện, chúng tôi dần dần chấp nhận ý kiến đưa cụ vào viện dưỡng lão. Tưởng đâu mẹ chồng tôi buồn lắm khi được báo tin sẽ không trở về căn nhà cũ nữa, nhưng tôi rất ngạc nhiên thấy cụ bình tĩnh chấp nhận sự sắp xếp của nhà thương. Cụ không nói nhiều, nhưng cũng hỏi đầy đủ tỉ mỉ những chi tiết ở viện dưỡng lão.
Như vậy thời khóa biểu của tôi từ nay có thêm phận sự vào thăm cụ một buổi chiều mỗi tuần.
oOo
Các luống cúc vàng hai bên đường vào bệnh viện đã nở rộ. Những ngày cuối hè trời còn đẹp lắm. Nắng trải vàng con lộ như một giải lụa.Tôi tung tăng bước lên thềm lầu nhất nơi mẹ chồng tôi hay tự đẩy xe lăn ra ngồi đón nắng ở hàng hiên. Không thấy cụ, tôi nghĩ chắc hôm nay bà cụ lại ngủ trưa nhiều hơn một chút. Đẩy cửa bước vào phòng, thì ra cụ đang bận xếp dọn áo quần ngổn ngang trên giường.
Ngẩng lên nhìn thấy tôi, cụ cười tươi:
- Con vào đó à? Hôm nay mợ khỏe nên nhờ bà Jane y tá lấy hết đồ đạc ra để mợ dọn bớt gởi con đem về. Không dè mỗi tuần các con đem vào một ít, mà bây giờ thấy phòng đã chật, gần hết chỗ cất. Ở nhà thương thì có đi đâu ra đường đâu mà cần nhiều quần áo.
Tôi ngồi xuống mép giường, nhìn bà cụ tiếp tục xếp từng chiếc áo, chồng lên nhau ngay ngắn.
Thật tội nghiệp, mới hai tháng mà mẹ chồng tôi mất gần 10 kg. Thấy cụ gầy xọp hẳn xuống. Tôi nghĩ thầm, áo quần cũ bây giờ chắc cụ mặc không vừa vặn nữa. Rồi đây khi phố xá sắp tổ chức bán đại hạ gía mỗi cuối mùa, tôi sẽ đi mua một ít áo quần mới cho cụ.
- Dung à, con mở tủ giùm mợ, trong hộc thứ nhì có một gói bọc vải gấm. Lấy ra đây cho mợ.
Tôi đứng lên đi về phía tủ, kéo hộc tìm tòi. Cái gói vuông vức như hộp chocolat, mẹ chồng tôi dùng một áo gối bằng gấm tơ Thượng hải bao lại, được cất giấu tận đáy hộc, dưới những áo quần lót và vớ tất...
Mang lại cho cụ, tôi tò mò chờ đợi.
Mẹ chồng tôi chậm rãi mở bao, lôi ra một hộp bánh bằng kim loại.
- Ngồi xuống đây đi con, hôm nay mợ khỏe khoắn, đang nghĩ đến con thì con vào tới. Con không bận đi đâu gấp chứ? Ờ, ra đóng cửa phòng lại đi con.
- Dạ, có gì quan trọng không mợ? Đến 4 giờ con mới phải đi bác sĩ rồi đón bé Thảo. Con có thể ở đây chơi với mợ vài giờ mà. Để con lấy xoài cắt mợ ăn nghe.
Bày trái cây ra, tôi đi pha hai ly nước lọc, đem đến bàn, rồi kéo ghế ngồi bên bà cụ.
- Sao? Chuyện gì đó mợ? Con nghe đây.
- Ờ, lâu rồi mợ không ra ngoài nữa, mấy cái đồ trang sức của mợ, để một chỗ cũng phí đi, mợ muốn cho con một ít, để mai mốt con cái nó lớn, dựng vợ gả chồng, con lấy ra cho tụi nó, đỡ phải tốn tiền sắm sửa thêm.
Tôi thót ruột, chợt nghĩ đến, ôi, sao mẹ chồng tôi hôm nay nói chuyện như là đang trăn trối thế này. Thường nghe người ta nói, mấy người gìa lúc sắp về cõi trên, hay nói năng lẩm cẩm như vậy. Nghĩ thế, nhưng cũng bình tĩnh, gượng cười trả lời bà cụ:
- Mợ ơi, lâu nay mợ cho vợ chồng con đã nhiều rồi, mợ cất lại đi, để dành cho hai em.
- Của tụi nó mợ đã để sẵn phần cho mỗi đứa rồi. Con đừng ngại. Đây là lòng của mợ. Mợ muốn chia cho các cháu nội một phần.
Cụ mở hộp, chọn một gói gấm màu đỏ giữa mấy bao gấm sắp ngay ngắn bên trong.
- Mợ biểu con Hoa lấy nữ trang trong nhà băng về hôm thứ sáu... Đưa mấy thứ, cho nó chọn trước rồi, bây giờ đến lựơt con. Mợ cất riêng cho con một cái vòng ngọc, còn mấy cái hột rời, con chọn cho hai đứa nhỏ mỗi đứa một hột.
Cụ vừa nói vừa lấy ra một viên bông gòn lớn như cục thuốc tể của mấy ông thầy tàu, trải ra trên lớp giấy dầu, bên trong có mấy hột kim cương sáng chóa, lấp lánh ngũ sắc.
- Của con Thảo thì coi như là hồi môn nội cho, còn thằng Hòa thì để lớn lên nó đi cưới vợ.
Tôi phì cười:
- Mợ làm con nhớ đến mẹ con quá. Hồi con còn nhỏ, mấy chị em con cũng vậy, cứ bu quanh mẹ mỗi lần bà mở túi nữ trang ra để chùi rửa, thì tụi con xúm lại, mân mê, chỉ chỏ, để dành phần của mình về sau. Vui quá! Thưa mợ, - tôi sửa giọng lại cho nghiêm trang hơn - con rất cám ơn mợ đã nghĩ xa mà để dành cho con cháu (trong trí tôi đang chọn lời để phát biểu mà không làm mẹ chồng tôi phật ý). Tụi trẻ bây giờ nó không coi của cải hồi môn là quan trọng, giống như kim cương hột xoàn, tụi nó cũng không thấy quí. Ít nhất phải 15 năm nữa tụi nó mới lấy vợ lấy chồng, đến lúc đó thế nào chúng con cũng sắm chút ít cho các cháu. Con xin mợ cứ cất đó, lỡ đến lúc hữu sự thì bán ra mà có tiền xử dụng.
- Con à, mợ muốn sắp xếp như vậy. Con chớ thay đổi. Bảo hiểm nhân thọ mợ đã có rồi. Đến khi mợ trăm tuổi, tiền cũng đủ để trang trải đám đình.
Mẹ chồng tôi lại lấy một gói khác, mở ra, trong đó có một cái thước đo và gương soi hột xoàn. Bà cụ dùng chiếc nhíp nhổ lông mày bốc lên một hột và nheo một mắt nhìn qua kiếng phóng đại. Cử chỉ và hành động của cụ rất chính xác và gọn gàng. Tôi quan sát, chợt khám phá ra một khía cạnh khác của mẹ chồng tôi. Thầm nghĩ, chắc lúc còn trẻ, mợ làm ăn và thích mua sắm đồ trang sức lắm.
Khuôn mặt cụ tươi vui, chỉ hạt này, chọn hạt nọ, trao cho tôi xem, dạy tôi cách soi kim cương. Cuối cùng, cụ lựa ra cho tôi hai hạt, cẩn thận xé một miếng bông gòn, gói kỹ và để trong một bao nylon có khóa kéo nhỏ xíu. Cụ còn nhất định bắt tôi mang chiếc lắc ngọc vào tay.
Cụ tiếp tục dọn dẹp sạch đồ trên giường, và bỗng nhiên hỏi tôi:
- Con Oanh bạn con vẫn đến nhà chơi đều không?
Tôi thoáng ngạc nhiên nhưng cũng trả lời:
- Dạ, cũng có, nhưng không thường lắm. Có gì không mợ?
- Lúc mợ mới vào bệnh viện, nó có đến thăm mợ một lần. Khi nào con gặp lại, nhớ cám ơn nó.
- Dạ, từ khi chồng nó dọn ra riêng, chắc nó cũng nhiều vấn đề, tụi con ít gặp nhau. Nhưng lâu lâu đi picnic, con cũng có gọi hai mẹ con Oanh đi cùng... để con Thảo có bạn chơi mà Oanh cũng đỡ buồn.
- Ờ, mợ thì muốn nhắc nhở con lâu rồi, bạn bè cũng có lắm phức tạp. Mợ thấy con Oanh nó có vẻ lẳng lơ, con nhớ cẩn thận kẻo lại mất chồng mà mất luôn cả bạn đấy.
- Dạ, mợ biết đó, con ghen có tiếng, đi đâu mà không kẹp cứng lấy chồng. Anh Thuận thì khó tánh và gàn thấy mồ, ai mà dám rớ vào mợ. Chỉ có con là bị dụ từ hồi mới lớn mà thôi.
- Mợ cũng hy vọng thằng Thuận nó biết quý cái gì nó có, đừng như ông gìa nó thì cuối đời sẽ khổ mà thôi. Nhưng mợ không lo đâu, thấy hai vợ chồng bây rất hạnh phúc, mợ vui lắm. Lúc nào con cũng phải nhớ, thương yêu và nhường nhịn nhau là châm ngôn giữ vững hạnh phúc gia đình đó con.
- Dạ, con nghĩ anh Thuận chóng mặt vì lo cho mấy đứa nhỏ, chắc không còn sức đâu mà lộn xộn nữa mợ ơi.
Tôi rất muốn hỏi tiếp mẹ chồng tôi về cuộc đời của cụ, vì những thắc mắc của lần nói chuyện hôm trước ở nhà tôi vẫn chưa được giải đáp, nhưng đến giờ đi Bác sĩ, tôi đành phải chạy...
oOo
Không ngờ lần viếng thăm vừa rồi của tôi là lần cuối cùng tôi gặp cụ...
Những ngày trong tuần, tôi và Thuận chia nhau đi thăm riêng để mẹ chồng tôi được gặp con cái nhiều lần. Mới đến với mợ ngày thứ ba, tối thứ năm thường Thuận đi làm về, ghé thẳng vào bệnh viện luôn. Cũng tiện cho tôi là tối thứ năm, con Thảo học dương cầm và thằng Hòa thì lớp Tae kwan do.
Đến chiều chủ nhật, cả nhà lại vào thăm bà nội. Nhiều khi thuyết phục được mợ ra ngoài ăn tiệm thì chúng tôi chở cụ đi chơi loanh quanh gần nhà thương.
Buổi tối hôm trước, Thuận ở bệnh viện về, còn cười, kể lại cho tôi rằng:
- Cưng biết không, hôm nay mợ vui vẻ lắm, mợ nói nhiều chuyện quá trời, lung tung từ chuyện cũ đến chuyện nay.
Chàng ký đầu tôi, tiếp:
- Mợ còn dặn anh, đến tuổi này, đàn ông, công danh, sự nghiệp, hạnh phúc gì cũng có đủ cả, nên không biết mình còn muốn gì hơn nữa, bèn giở chứng "ễnh ương", anh liệu mà ăn ở với vợ cho vẹn toàn để tích đức cho con cái về sau. Nè, bữa trước em có lầu bầu gì về anh với mợ không đó?
- Đâu có gì đâu. Nói chuyện hồi môn, gia tài, với mấy cái hột xoàn là hết giờ, em đã kể hết cho anh rồi đó. Ừa há! Quên mất không mách mợ ngày kỷ niệm đám cưới năm nay mà anh dám quên. Tội lớn lắm đấy. Uổng quá. Để lần sau, em sẽ không quên đâu!
Trời chưa sáng, nhà thương đã gọi đến báo tin mẹ chồng tôi qua đời, có lẽ lúc giữa đêm. Cụ đã đi vào giấc ngủ êm đềm, giấc ngủ lần này đưa cụ sang cảnh giới mới, nhẹ nhàng và thanh thản. Cám ơn trời phật đã cho mợ tôi những giờ cuối cùng ở cõi đời này thật an bình.
Hai vợ chồng tôi đưa các cháu đi học sớm và chạy vội vào bệnh viện. Vừa kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối và rồi nhà quàn bắt đầu lo thủ tục để đem về sửa sọan tẩm liệm. Thuận để tôi ở lại nhà thương dọn dẹp tư trang của mợ, còn chàng đi liên lạc giấy tờ. Người y công đưa cho tôi mấy bao rác lớn, nhắc nhở tôi nếu muốn cho từ thiện các áo quần của người quá cố thì cứ bỏ vào đây, họ sẽ chuyển giúp cho. Hẳn chừng, ở đây, sự việc này xảy ra hằng ngày nên họ hành xử một cách máy móc. Riêng phần tôi thì quá đau đớn bởi sự mất mát nên rất bất mãn. Tôi vẫn nói lời cám ơn và để còn hỏi ý kiến nhà tôi trước đã.
Lấy ra từng xấp áo quần trong tủ, cho vào bao, tôi rơm rớm nước mắt. Mợ ơi, mới nói con đem bớt áo quần về, chưa kịp làm, mợ đã đi rồi.
Còn cái áo len màu cafe sữa này nữa, mua cho mợ từ hôm Tết, sao mợ chưa chịu mặc. Nhãn giá còn chưa gỡ ra nữa.
Mở hộc tủ, tôi chợt nhớ đến cái bao gấm nữ trang của mợ. Ấy chết, giả dụ như ai lấy mất rồi thì sao. Lùa tay vào tận đáy, tôi lôi ra cái gói bọc vải gấm, vẫn còn dấu cột y nguyên. Dưới bao gấm tôi còn thấy một cuốn vở, bìa cứng, giống như những cuốn nhật ký.
Tò mò, tôi cầm lên, mở trang đầu tiên. Đúng là nhật ký của mẹ chồng tôi. Một hàng chữ nhỏ viết dưới góc của trang đầu,
" Thanh Mai, hôm qua và ngày nay. Một chín bảy chín."
Tôi lật tiếp từng trang một. Có những trang ghi đủ ngày và tháng, năm, nhưng cũng có những đoản văn không đề ngày.
Tiếng bước chân ai khua trước cửa phòng, tôi gấp vội cuốn nhật ký bỏ vào sắc tay. Người y công đã trở lại. Tôi góp nhặt hết đồ đạc và hỏi mượn một xe kéo để mang xuống thang máy. Vỏn vẹn chỉ ba bao rác, nhưng cũng nặng nề quá. Nhờ người tài xế taxi bỏ vào xe và tôi mang hết về nhà.
Căn nhà vắng lặng quá làm tôi không dám ở lại một mình.Tôi đi vội đến bàn thờ Phật, thắp nhang, khấn vái cầu xin cho mợ tôi được tiêu diêu miền cực lạc. Rồi khóa cửa, đi bộ ra thư viện thành phố, ở đầu đường nhà tôi.
Tôi hối hả đọc từng dòng chữ trong cuốn nhật ký. Lúc mắt rời khỏi trang cuối cùng, tôi mới bừng tỉnh, giật mình nhìn lại đồng hồ tay. Chết rồi, quá bốn giờ chiều, vậy là tôi đã ngồi đây, không ăn trưa. Thời giờ qua nhanh mà tôi không hay biết. Có phải tôi vừa trải qua một giấc mơ, hay tôi vừa từ một thế giới khác trở về mà ở đó có tôi, chàng, và khuôn mặt một người thứ ba cùng tham dự vào đời sống chúng tôi?
“Ngày... tháng... năm...,
Thằng Thuận từ giã, tôi không yên lòng. Linh tính báo trước một sự gì không ổn; tôi quơ tay với lấy chiếc gậy, đứng lên khỏi giường và di chuyển đến cửa sổ. Kéo chiếc ghế lại gần, tôi ngồi xuống. Ở đây, tôi có thể nhìn ra khuôn viên của bệnh viện, Thuận phải xuống đường này để ra bãi đậu xe. Tôi chờ để được nhìn thấy con thêm một chút nữa. Thằng Thuận không đi ra một mình. Đúng như tôi vừa thoáng nghĩ, đi bên cạnh nó là con Kiều Oanh. Nó còn dám choàng tay qua eo con nhỏ. Bỗng dưng tôi muốn chóng mặt. Làm gì bây giờ đây? Con Dung có hay biết không?
Sau vài phút, bình tĩnh trở lại và bắt đầu ráp nối những chi tiết từ khi con Kiều Oanh bước vào phòng tôi trưa nay.
…Gặp nó ở nhà vợ chồng Thuận vài lần, theo tình nghĩa bạn bè, nó cũng có thể đi thăm tôi khi nghe tin tôi vào nằm bệnh viện. Nhưng tại sao nó không đi cùng với con Dung mà lại vào trước thằng Thuận có 15 phút? Chúng nó có đi chung xe với nhau để đến đây không? Tôi không biết. Tại sao lúc nó chào tôi đi về, thằng Thuận ngồi lại một lát rồi cũng kiếm cớ từ gĩa? Tụi nó có hẹn hò nhau trước không? Tôi không biết. Nhưng bằng chứng hiển nhiên là tôi vừa chứng kiến hai đứa thân mật thì chắc chắn giữa chúng nó phải có gì với nhau rồi. Thằng Thuận đã ngoại tình từ bao giờ? Tôi không biết. Tự nhiên tôi phát giận cả tôi nữa! Nhức đầu quá. Đã từ lâu lắm rồi, tôi không bị giao động như hôm nay. Lờ mờ hình ảnh chồng tôi trở về từ quá khứ, làm tôi muốn nghẹn ngào. Lắc vội đầu, tôi xua đuổi những ý nghĩ đen tối vừa ập tới. Hẹn ngày mai, an tịnh hơn, sẽ viết tiếp...”
Xếp cuốn tập lại, tôi thẫn thờ rời thư viện. Thay vì về nhà, tôi leo lên một chiếc xe bus vừa dừng lại đầu đường; chẳng biết phải đi về đâu. Thây kệ, cứ ngồi trong xe, đưa đến đâu cũng mặc.
Nhìn ra cửa sổ, xe cộ chạy như mắc cửi, chung quanh tôi, mọi thứ đều xê dịch, nhưng tôi thì cứng như đóng băng. Tôi nhìn, nhưng không thấy gì cả. Có tiếng ồn ào nhưng tôi cũng không nghe. Tôi cúi đầu thấp xuống như một tội phạm, cảm giác xấu hổ cứ như là tất cả mọi người ở đây đều biết chồng tôi đang phụ bạc tôi.
Quái lạ! Lâu nay tôi vẫn tự hào là người được chồng yếu quí nhất trên đời… tôi vẫn luôn hãnh diện mình là cánh tay phải của chồng trong sự nghiệp để cùng tát biển đông… tôi vẫn luôn sung sướng vì hạnh phúc gia đình đầy ắp trong cuộc sống… tôi biết mình không đẹp hơn ai nhưng cũng rất dễ nhìn…Vậy thì tại sao? Tại sao nhỉ?
Xe chạy lâu lắm rồi cũng đến trạm cuối. Mọi người ùa xuống, tôi thẫn thờ ra theo họ. Nhìn bảng tên đường mới biết là tôi rời nhà quá xa. Thôi thì leo lên chiếc khác để quay về đường cũ vậy.
Bình tĩnh hơn, chọn một chỗ ngồi thoải mái, tôi bắt đầu suy nghĩ và miên man nhớ lại những khoảng thời gian vui có, buồn có, từ ngày tôi đặt chân đến xứ lạnh này...
oOo
Sự kiện sáng nay xảy ra dồn dập quá. Tôi chợt nhớ ra mình chưa có thì giờ để khóc! Mà bây giờ tôi đang muốn khóc đây. Lạ chưa, mắt tôi sao ráo hoảnh. Có lẽ trí óc tôi đã bắt đầu làm việc rồi nên tôi không còn thì giờ cho nước mắt.
Giờ này có lẽ Thuận đã đón con về nhà, và chắc chắn chàng đang chờ tôi về với một bộ mặt không vui… OK, tôi đã sẵn sàng… Quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh để giải quyết từng vấn đề một. Dung ơi, nhất định đừng nổi nóng nghe chưa!
oOo
“Ngày... tháng... năm...
Mấy hôm nay tôi muốn tránh không gặp Thuận. Nhưng đến ngày thăm tôi, mà nó vào trễ thì tôi nóng ruột vô cùng. Trời hỡi, tưởng đâu gần đất xa trời, tôi sẽ sống thoải mái những ngày cuối cùng, ai dè, cũng lắm nhiêu khê! Tôi phải làm sao để sáng suốt mà nhận định vấn đề, nhất quyết không thiên vị thằng con trai của tôi, cũng chẳng bênh vực con dâu.... Nhưng thời buổi bây giờ đàn bà độc lập, liệu con Dung có đủ tỉnh táo để tiếp nhận tin tức động trời đó chăng? Hay là nó đánh cho thằng chồng một trận rồi tới đâu thì tới. Thiệt là lo bể cái đầu. Hồi chiều nay, phone về nhà vợ chồng nó, tôi thăm hỏi loanh quanh; hai mẹ con nói chuyện rất nhiều. Con Dung vẫn nhanh nhẩu và liến láu kể đủ thứ chuyện cho tôi nghe. Chắc không biết gì đâu. Lạy trời cho nó đừng bao giờ biết....”
“Ngàỵ... tháng... năm...
Lâu lắm rồi tôi không nói chuyện nhiều với con. Hôm nay nó chịu mở miệng, cũng là một điều tốt. Trước ngày du học, tính tình nó đã khép kín. Có lẽ vì hạnh phúc cha mẹ đổ vỡ, là một điều nó không ưng ý trong đời. May mắn cho tôi, lúc qua đây, liên hệ mẹ chồng con dâu tốt đẹp nên mẹ con xích lại gần nhau hơn.Thằng Thuận không ăn nói mướt man như cha nó, nhưng cá tánh biết săn sóc và làm vừa lòng người khác thì cha con thật giống nhau. Cho đến bây giờ tôi đã thấu hiểu vì sao cuộc hôn nhân của tôi thất bại. Tôi đã ngủ quên trên chiến thắng, nhận hưởng những gì chồng tôi ban cho, một cách tự nhiên, và coi như đương nhiên phải có. Với người đàn ông thì khác. Cuộc đời mật ngọt đối với họ thôi không đủ, họ cần một chút vị cay, đắng để thêm mắm muối cho đời sống, bởi vậy mới có lén lút, dối gian, ngoại tình... Họ hành động mà không cảm thấy tội lỗi. Nhưng phần tôi, tôi chẳng thấy mình có lỗi. Chỉ tiếc là, ở khoảng thời gian đó, hai con tim không đập cùng một nhịp, vậy thôi. Mà đó là chuyện của tôi, bây giờ nhìn thằng Thuận và con Dung, tôi không muốn thấy chúng nó đổ vỡ. Tôi phải làm sao để đề cập với nó về chuyện bí mật tôi đã biết được đây? Có nên để nó qua đi như cơn gió thoảng hay phải can thiệp ngay để chận đứng một tai nạn có thể sẽ xảy đến? Quan sát đứa con trai, đã gần bước qua tuổi của nửa đời người, ngồi đó… Nó phản ảnh một người chồng, người cha gương mẫu... Tôi không biết có nên mở lời khuyên nhủ nó không đây? Thôi, hãy suy nghĩ tiếp. Ngày mai hẳn tính...”
oOo
Vậy đó, “khi đang yêu đời, ta không muốn thấy sự chết, hay ít ra ta không xem sự chết là một cái gì nằm trong phạm vi của đời ta. Chắc chắn một điều, sự chết có thể đến với ta bất cứ lúc nào, ngẫu nhiên, tình cờ trong đời sống hàng ngày. Nhưng, sự sống hiện hữu ở đó được viết bằng chữ hoa, giống như một món quà ta mở mỗi ngày. C est grand la mort, c est plein de vie dedans... Lời của một bài hát bản xứ nói lên cái tối nghĩa trong sự hiện diện của ta trên cõi đời này, cuộc đời của chính ta, đối diện với nhân gian...
Mặc dầu đang sống trong hăng hái, đầu óc đầy ắp các dự án với ước vọng thực hiện lâu dài, sự chết đi liền bên ta như một đồng lõa.
Nó nói với ta rằng: Hãy sống cho thật trong hiện tại, hãy thương yêu và tin tưởng nhau, hãy đưa tay ra cho cuộc đời, khi cái chết đến với một người thân trong chúng ta ..."
Mấy lời điếu văn người bạn học cũ của mẹ chồng tôi, nay đang làm linh mục ở giáo phận, vẫn còn vang vang trong đầu.
Trên đường về, tôi bấm nút mở cửa sổ xe để hít đầy lồng phổi làn không khí lành lạnh của buổi tối sắp sang thu. Quay qua chồng, tôi đặt tay lên đùi chàng, dịu dàng hỏi: "Anh có lạnh không? Em lên kiếng xe nhé!"