Kinh Đời

Những vinh quang đơn độc

Sự kiện vận động viên Hoàng Xuân Vinh lần đầu tiên mang về cho Việt Nam huy chương vàng tại Olympic 2016 trong bộ môn thi bắn súng đã gây được nhiều chú ý trong tuần vừa qua.


Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

Sự kiện vận động viên Hoàng Xuân Vinh lần đầu tiên mang về cho Việt Nam huy chương vàng tại Olympic 2016 trong bộ môn thi bắn súng đã gây được nhiều chú ý trong tuần vừa qua. Không chỉ báo chí trong nước đưa tin bày tỏ sự tự hào về anh mà báo chí nước ngoài cũng có những bài viết về thành công này của vận động viên Việt Nam. Nhưng phải đến khi Hoàng Xuân Vinh đạt được thành tích này ở tuổi 41 chúng ta mới biết đến anh, mới dành sự quan tâm đến quãng đường thi đấu của anh với nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Anh đã từng phải đi mượn súng khi tham gia giải đấu ISSF World Cup dành cho súng trường và súng ngắn tại Đức vào năm ngoái. Việc đi mượn một khẩu súng với chất lượng tốt chỉ trong thời gian ngắn trước khi thi đấu là vô cùng hy hữu. Những cửa hàng anh Vinh đến mượn có lẽ cũng phải ngơ ngác khi có một vận động viên chuyên nghiệp đi mượn súng để thi đấu.

Ở Việt Nam không có gì lạ với việc một tài năng vô danh bỗng dưng trở nên nổi tiếng. Vận động viên bơi lội trẻ tuổi Ánh Viên (sinh năm 1996) từng được mệnh danh là “kình ngư đất Việt” đã dành huy chương vàng đầu tiên về cho Việt Nam tại Asian Games năm 2014. Người người nhắc đến em, nhà nhà ca ngợi em. Thế nhưng, tất cả đều như bọt biển, sau đó tên tuổi của Ánh Viên bị lãng quên dần, không còn được ai nhắc đến. Có lẽ, cũng không ai quan tâm đến việc em cũng tham dự Olympic Rio năm nay với 4 nội dung bơi khác nhau tính đến thời điểm này. Trong nội dung bơi cá nhân 400m phối hợp ngày 8/8, Ánh Viên đã vượt qua nhiều đối thủ từ nhiều nước khác để lọt vào lượt bơi chung kết với thứ hạng thứ 9. Liệu với sự nỗ lực đó, em có xứng đáng dành được sự động viên khích lệ từ phía quê hương mình hay không?

Thật ra, với thực lực còn khiêm tốn của thể thao Việt Nam, khó có thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà nước. Rất nhiều người nghĩ rằng các quốc gia với thành tích “khủng” chắc hẳn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách chính phủ. Nhưng câu trả lời là không. Ở phần lớn nước ngoài, một tài năng được đào tạo từ khi còn chập chững đến lúc tỏa sáng trên đấu trường quốc tế, là nhờ được rất nhiều công ty tư nhân hoặc cá nhân tài trợ. Bên cạnh đó, quãng đường của họ dẫu đầy khó khăn nhưng có sự đồng hành, niềm tin không nhỏ từ phía khán giả yêu thể thao. Tình yêu và sự ủng hộ mãnh liệt đó cũng chính là câu trả lời vì sao Mỹ trở thành một đất nước đáng gờm trên đấu trường thể thao quốc tế. Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay tại một thành phố nhỏ ở Mỹ, tôi được bắt chuyện với một cư dân địa phương. Khi nói đến tên ngôi trường tôi sắp nhập học, người đàn ông trung niên mắt sáng lên giới thiệu rằng đội bóng bầu dục từ ngôi trường này là niềm tự hào của người dân thị trấn. Ông còn chỉ vào chiếc áo mình đang mặc có in hình cả đội bóng cho tôi xem. Trong suốt thời gian học tại đây, bất cứ khi nào có trận đấu bóng bầu dục diễn ra, là trường tôi như mội ngày hội khi người dân từ khắp các nẻo thành phố đến tham dự. Họ mua áo, mũ, quà lưu niệm có in hình logo như một cách thể hiện tình yêu, niềm hâm mộ dành cho đội bóng trẻ tuổi đầy triển vọng này. Việc một gia đình cả 3, 4 thế hệ cùng cổ vũ cho một đội bóng cũng là chuyện rất bình thường.

Hãy giả sử như phát đạn cuối cùng không đủ cao để vận động viên Hoàng Xuân Vinh giành vị trí thứ nhất, có thể lời lẽ dành cho anh sẽ khác như tâm lý không vững, thiếu may mắn… Và tên tuổi anh sẽ lại lửng lơ như một điều đáng tiếc, khán giả Việt sẽ mau lãng quên và tiếp tục hy vọng một điều bất ngờ sẽ từ trên trời rơi xuống vào một mùa giải quốc tế nào đó. Chính vì thế, đằng sau những thành công của họ, tôi đặt ra câu hỏi về một dạng văn hóa “tự hào ngộ nhận” đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. Sau những lời nói ca ngợi dành cho Hoàng Xuân Vinh, Ánh Viên, Tiến Minh, tôi cũng dám chắc phần lớn người Việt vẫn sẽ nói “không” với con cái mình nếu chúng muốn chọn lựa đi theo con đường thể thao hay nghệ thuật. Như một nếp suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức, chưa bao giờ những công việc liên quan đến các ngành nghề đó được coi trọng tại đất nước mình. Tất cả những gì chúng ta đang nhìn thấy, đang tự hào, chỉ là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng được kéo cao hơn lá cờ của những quốc gia khác, là bài Quốc ca vang lên lần đầu không phải nơi sân trường hay quảng trường Ba Đình. Chúng ta vỗ ngực vì một đất nước bỗng nhiên tỏa sáng, ngang hàng với các cường quốc tại bảng xếp hạng Olympic 2016. Liệu có ai đặt câu hỏi về quãng đường dài hơi gian nan không chỉ của riêng Hoàng Xuân Vinh mà còn của những vận động viên không tên tuổi khác đang ngày ngày luyện tập trong điều kiện thiếu thốn, tự thân vận động để nuôi nấng tình yêu với nghề? Tôi thiết nghĩ, khán giả Việt Nam có lẽ chưa đủ tư cách để cảm thấy tự hào cùng Hoàng Xuân Vinh, bởi đó là thành công chỉ của riêng anh, là thành quả của sự nỗ lực cá nhân trong hành trình vinh quang quá đỗi đơn độc này.

* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

16x9 Image

Hoàng Giang

Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.


Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Những vinh quang đơn độc

Sự kiện vận động viên Hoàng Xuân Vinh lần đầu tiên mang về cho Việt Nam huy chương vàng tại Olympic 2016 trong bộ môn thi bắn súng đã gây được nhiều chú ý trong tuần vừa qua.


Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh trở thành vận động viên đầu tiên của Việt Nam giành huy chương vàng tại một kỳ Thế vận hội.

Sự kiện vận động viên Hoàng Xuân Vinh lần đầu tiên mang về cho Việt Nam huy chương vàng tại Olympic 2016 trong bộ môn thi bắn súng đã gây được nhiều chú ý trong tuần vừa qua. Không chỉ báo chí trong nước đưa tin bày tỏ sự tự hào về anh mà báo chí nước ngoài cũng có những bài viết về thành công này của vận động viên Việt Nam. Nhưng phải đến khi Hoàng Xuân Vinh đạt được thành tích này ở tuổi 41 chúng ta mới biết đến anh, mới dành sự quan tâm đến quãng đường thi đấu của anh với nhiều câu chuyện dở khóc dở cười. Anh đã từng phải đi mượn súng khi tham gia giải đấu ISSF World Cup dành cho súng trường và súng ngắn tại Đức vào năm ngoái. Việc đi mượn một khẩu súng với chất lượng tốt chỉ trong thời gian ngắn trước khi thi đấu là vô cùng hy hữu. Những cửa hàng anh Vinh đến mượn có lẽ cũng phải ngơ ngác khi có một vận động viên chuyên nghiệp đi mượn súng để thi đấu.

Ở Việt Nam không có gì lạ với việc một tài năng vô danh bỗng dưng trở nên nổi tiếng. Vận động viên bơi lội trẻ tuổi Ánh Viên (sinh năm 1996) từng được mệnh danh là “kình ngư đất Việt” đã dành huy chương vàng đầu tiên về cho Việt Nam tại Asian Games năm 2014. Người người nhắc đến em, nhà nhà ca ngợi em. Thế nhưng, tất cả đều như bọt biển, sau đó tên tuổi của Ánh Viên bị lãng quên dần, không còn được ai nhắc đến. Có lẽ, cũng không ai quan tâm đến việc em cũng tham dự Olympic Rio năm nay với 4 nội dung bơi khác nhau tính đến thời điểm này. Trong nội dung bơi cá nhân 400m phối hợp ngày 8/8, Ánh Viên đã vượt qua nhiều đối thủ từ nhiều nước khác để lọt vào lượt bơi chung kết với thứ hạng thứ 9. Liệu với sự nỗ lực đó, em có xứng đáng dành được sự động viên khích lệ từ phía quê hương mình hay không?

Thật ra, với thực lực còn khiêm tốn của thể thao Việt Nam, khó có thể đổ lỗi hoàn toàn cho nhà nước. Rất nhiều người nghĩ rằng các quốc gia với thành tích “khủng” chắc hẳn nhận được nhiều sự hỗ trợ từ ngân sách chính phủ. Nhưng câu trả lời là không. Ở phần lớn nước ngoài, một tài năng được đào tạo từ khi còn chập chững đến lúc tỏa sáng trên đấu trường quốc tế, là nhờ được rất nhiều công ty tư nhân hoặc cá nhân tài trợ. Bên cạnh đó, quãng đường của họ dẫu đầy khó khăn nhưng có sự đồng hành, niềm tin không nhỏ từ phía khán giả yêu thể thao. Tình yêu và sự ủng hộ mãnh liệt đó cũng chính là câu trả lời vì sao Mỹ trở thành một đất nước đáng gờm trên đấu trường thể thao quốc tế. Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay tại một thành phố nhỏ ở Mỹ, tôi được bắt chuyện với một cư dân địa phương. Khi nói đến tên ngôi trường tôi sắp nhập học, người đàn ông trung niên mắt sáng lên giới thiệu rằng đội bóng bầu dục từ ngôi trường này là niềm tự hào của người dân thị trấn. Ông còn chỉ vào chiếc áo mình đang mặc có in hình cả đội bóng cho tôi xem. Trong suốt thời gian học tại đây, bất cứ khi nào có trận đấu bóng bầu dục diễn ra, là trường tôi như mội ngày hội khi người dân từ khắp các nẻo thành phố đến tham dự. Họ mua áo, mũ, quà lưu niệm có in hình logo như một cách thể hiện tình yêu, niềm hâm mộ dành cho đội bóng trẻ tuổi đầy triển vọng này. Việc một gia đình cả 3, 4 thế hệ cùng cổ vũ cho một đội bóng cũng là chuyện rất bình thường.

Hãy giả sử như phát đạn cuối cùng không đủ cao để vận động viên Hoàng Xuân Vinh giành vị trí thứ nhất, có thể lời lẽ dành cho anh sẽ khác như tâm lý không vững, thiếu may mắn… Và tên tuổi anh sẽ lại lửng lơ như một điều đáng tiếc, khán giả Việt sẽ mau lãng quên và tiếp tục hy vọng một điều bất ngờ sẽ từ trên trời rơi xuống vào một mùa giải quốc tế nào đó. Chính vì thế, đằng sau những thành công của họ, tôi đặt ra câu hỏi về một dạng văn hóa “tự hào ngộ nhận” đang tồn tại trong xã hội Việt Nam. Sau những lời nói ca ngợi dành cho Hoàng Xuân Vinh, Ánh Viên, Tiến Minh, tôi cũng dám chắc phần lớn người Việt vẫn sẽ nói “không” với con cái mình nếu chúng muốn chọn lựa đi theo con đường thể thao hay nghệ thuật. Như một nếp suy nghĩ đã ăn sâu vào tiềm thức, chưa bao giờ những công việc liên quan đến các ngành nghề đó được coi trọng tại đất nước mình. Tất cả những gì chúng ta đang nhìn thấy, đang tự hào, chỉ là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng được kéo cao hơn lá cờ của những quốc gia khác, là bài Quốc ca vang lên lần đầu không phải nơi sân trường hay quảng trường Ba Đình. Chúng ta vỗ ngực vì một đất nước bỗng nhiên tỏa sáng, ngang hàng với các cường quốc tại bảng xếp hạng Olympic 2016. Liệu có ai đặt câu hỏi về quãng đường dài hơi gian nan không chỉ của riêng Hoàng Xuân Vinh mà còn của những vận động viên không tên tuổi khác đang ngày ngày luyện tập trong điều kiện thiếu thốn, tự thân vận động để nuôi nấng tình yêu với nghề? Tôi thiết nghĩ, khán giả Việt Nam có lẽ chưa đủ tư cách để cảm thấy tự hào cùng Hoàng Xuân Vinh, bởi đó là thành công chỉ của riêng anh, là thành quả của sự nỗ lực cá nhân trong hành trình vinh quang quá đỗi đơn độc này.

* Blog 'Trong lòng Hà Nội' của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

16x9 Image

Hoàng Giang

Hoàng Giang sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội, từng đi du học ngành truyền thông tại Mỹ, là cây bút tự do cho nhiều tờ báo dành cho giới trẻ trong và ngoài nước. 'Trong lòng Hà Nội' là suy nghĩ về những đổi thay của đất nước trong giai đoạn chuyển tiếp dưới góc nhìn khách quan và mới mẻ.


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm