Kinh Đời
Những vùng không gian
Hành trình ở đâu giữa đi và đến?
Vậy là lên máy bay.
Vậy là máy bay đã lao vào trong mây.
Một chuyến bay đêm như muôn vàn chuyến bay đêm khác.
Bỏ lại đằng sau cả một đất nước đang trong những ngày đau khổ.
Không. “Bỏ lại đằng sau” thì không đúng. Đất nước này vẫn luôn ở phía trước tôi. Vẫn luôn là tiếng gọi. Giờ đây nó là tiếng gọi nhuốm màu đau thương mà tôi có thể cảm thấy trong ánh mắt của rất nhiều người, trong câu chuyện của rất nhiều người.
Bỏ nó lại đằng sau, mà cũng có thể là đang bay về phía nó. Hành trình này ở đâu giữa đi và đến?
Ngày mai máy bay sẽ hạ cánh xuống một xứ sở tự do và độc lập.
Bao giờ những chữ này: “tự do” và “độc lập”, có được ý nghĩa đích thực, mang một nội dung đích thực, cho toàn bộ dân tộc chúng tôi?
Một vài người bạn nói rằng như vậy là tôi đã thoát. Thoát đi ư? Đúng không? Phải chăng cứ ra khỏi một vùng không gian là có thể thoát khỏi nó? Hãy hỏi những người Việt tha hương để biết cái khoảng không gian được gọi là Việt Nam đã và đang ám ảnh họ như thế nào?
Ra khỏi một không gian có khi lại là để bị buộc chặt hơn nữa vào đó, bởi một sợi dây vô hình mà chẳng có công cụ nào cắt đứt nổi.
"Viết" đồng nghĩa với sự thay đổi?
Sau một giấc ngủ dài trên mây (trong máy bay, mà máy bay thì ở trong mây, nếu muốn nói theo kiểu hiện thực chủ nghĩa), tôi tỉnh dậy, và đầu óc đột nhiên được khai quang. Tôi bắt đầu viết những dòng này.
Viết, đó là một việc mà từ mấy tháng nay tôi không làm. Không phải vì tôi không muốn làm mà vì tôi không làm nổi. Và lúc này đây, tỉnh dậy trong máy bay, giữa mây, tôi tìm giấy và bút và viết.
Viết có giống như những chuyến bay? Có lúc cất cánh, có lúc bay đều đều và có lúc hạ cánh? Di chuyển từ không gian này sang không gian khác, nghĩa là: viết đồng nghĩa với sự thay đổi?
Tỉnh giấc lần nữa, thấy mình vẫn còn ở trong máy bay, tôi tự hỏi: “Chúng ta có tỉnh dậy nổi không? Chúng ta có trỗi dậy nổi không? Chúng ta còn có khả năng quật khởi như cha ông mình không?”
Chữ “chúng ta” ở đây được dùng để chỉ phần lớn người Việt Nam đang ở trong tình trạng gần như bất động, thiếu những phản ứng cần thiết và hiệu quả trước thảm trạng của đất nước,và thảm trạng của chính mình. Trong chữ “chúng tôi” này có cả tôi, dĩ nhiên.
Một số người rất ít đã và đang trỗi dậy, và họ đã phải trả giá đắt cho sự quật cường của họ.
Bao giờ thì số ít đó nhận được sự hưởng ứng của số đông đang gần như bất động này? Bao giờ chúng ta tìm lại được sức mạnh quật khởi của cha ông?
Những câu hỏi vắt qua hai vùng không gian diệu vợi. Đôi khi những câu hỏi trở thành phương tiện để kết nối các khoảng cách. Và để cho những câu hỏi có thể gắn kết các khoảng cách thì cũng cần có một không gian cho chúng, phải không nhỉ? Tôi đã nghĩ tới không gian blog, là một dạng không gian xuyên không gian, nơi tồn tại lý tưởng cho các câu hỏi trên hành trình tìm kiếm câu trả lời của chúng.
Rất nhiều những câu hỏi có thể đặt ra:
“Làm thế nào để chúng ta bảo vệ được không gian của mình, với tất cả những gì làm nên giá trị đặc thù và riêng biệt của chúng ta, đồng thời vẫn là một phần hòa hợp với không gian chung là nơi tồn tại của mọi dân tộc trên trái đất này và mọi hành tinh trong vũ trụ này?”
“Làm thế nào để chúng ta lấy lại được sức mạnh đã mất?” Nhưng trước đó có lẽ phải hỏi: “Cái gì đã khiến chúng ta đánh mất sức mạnh của mình?” Và tiếp theo thì phải hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra những sức mạnh mới?”…
Một blog liệu có đủ chỗ cho các câu hỏi giày vò ta, và liệu có đủ không gian cho những câu trả lời khả dĩ?
Nguyễn Thị Từ Huy
Tháng 7 năm 2014
Khoảng giữa Hà Nội và Paris.
*Nội dung bài viết không thể hiện quan điểm của RFABàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Những vùng không gian
Hành trình ở đâu giữa đi và đến?
Vậy là lên máy bay.
Vậy là máy bay đã lao vào trong mây.
Một chuyến bay đêm như muôn vàn chuyến bay đêm khác.
Bỏ lại đằng sau cả một đất nước đang trong những ngày đau khổ.
Không. “Bỏ lại đằng sau” thì không đúng. Đất nước này vẫn luôn ở phía trước tôi. Vẫn luôn là tiếng gọi. Giờ đây nó là tiếng gọi nhuốm màu đau thương mà tôi có thể cảm thấy trong ánh mắt của rất nhiều người, trong câu chuyện của rất nhiều người.
Bỏ nó lại đằng sau, mà cũng có thể là đang bay về phía nó. Hành trình này ở đâu giữa đi và đến?
Ngày mai máy bay sẽ hạ cánh xuống một xứ sở tự do và độc lập.
Bao giờ những chữ này: “tự do” và “độc lập”, có được ý nghĩa đích thực, mang một nội dung đích thực, cho toàn bộ dân tộc chúng tôi?
Một vài người bạn nói rằng như vậy là tôi đã thoát. Thoát đi ư? Đúng không? Phải chăng cứ ra khỏi một vùng không gian là có thể thoát khỏi nó? Hãy hỏi những người Việt tha hương để biết cái khoảng không gian được gọi là Việt Nam đã và đang ám ảnh họ như thế nào?
Ra khỏi một không gian có khi lại là để bị buộc chặt hơn nữa vào đó, bởi một sợi dây vô hình mà chẳng có công cụ nào cắt đứt nổi.
"Viết" đồng nghĩa với sự thay đổi?
Sau một giấc ngủ dài trên mây (trong máy bay, mà máy bay thì ở trong mây, nếu muốn nói theo kiểu hiện thực chủ nghĩa), tôi tỉnh dậy, và đầu óc đột nhiên được khai quang. Tôi bắt đầu viết những dòng này.
Viết, đó là một việc mà từ mấy tháng nay tôi không làm. Không phải vì tôi không muốn làm mà vì tôi không làm nổi. Và lúc này đây, tỉnh dậy trong máy bay, giữa mây, tôi tìm giấy và bút và viết.
Viết có giống như những chuyến bay? Có lúc cất cánh, có lúc bay đều đều và có lúc hạ cánh? Di chuyển từ không gian này sang không gian khác, nghĩa là: viết đồng nghĩa với sự thay đổi?
Tỉnh giấc lần nữa, thấy mình vẫn còn ở trong máy bay, tôi tự hỏi: “Chúng ta có tỉnh dậy nổi không? Chúng ta có trỗi dậy nổi không? Chúng ta còn có khả năng quật khởi như cha ông mình không?”
Chữ “chúng ta” ở đây được dùng để chỉ phần lớn người Việt Nam đang ở trong tình trạng gần như bất động, thiếu những phản ứng cần thiết và hiệu quả trước thảm trạng của đất nước,và thảm trạng của chính mình. Trong chữ “chúng tôi” này có cả tôi, dĩ nhiên.
Một số người rất ít đã và đang trỗi dậy, và họ đã phải trả giá đắt cho sự quật cường của họ.
Bao giờ thì số ít đó nhận được sự hưởng ứng của số đông đang gần như bất động này? Bao giờ chúng ta tìm lại được sức mạnh quật khởi của cha ông?
Những câu hỏi vắt qua hai vùng không gian diệu vợi. Đôi khi những câu hỏi trở thành phương tiện để kết nối các khoảng cách. Và để cho những câu hỏi có thể gắn kết các khoảng cách thì cũng cần có một không gian cho chúng, phải không nhỉ? Tôi đã nghĩ tới không gian blog, là một dạng không gian xuyên không gian, nơi tồn tại lý tưởng cho các câu hỏi trên hành trình tìm kiếm câu trả lời của chúng.
Rất nhiều những câu hỏi có thể đặt ra:
“Làm thế nào để chúng ta bảo vệ được không gian của mình, với tất cả những gì làm nên giá trị đặc thù và riêng biệt của chúng ta, đồng thời vẫn là một phần hòa hợp với không gian chung là nơi tồn tại của mọi dân tộc trên trái đất này và mọi hành tinh trong vũ trụ này?”
“Làm thế nào để chúng ta lấy lại được sức mạnh đã mất?” Nhưng trước đó có lẽ phải hỏi: “Cái gì đã khiến chúng ta đánh mất sức mạnh của mình?” Và tiếp theo thì phải hỏi: “Làm thế nào để chúng ta có thể tạo ra những sức mạnh mới?”…
Một blog liệu có đủ chỗ cho các câu hỏi giày vò ta, và liệu có đủ không gian cho những câu trả lời khả dĩ?
Nguyễn Thị Từ Huy
Tháng 7 năm 2014
Khoảng giữa Hà Nội và Paris.
*Nội dung bài viết không thể hiện quan điểm của RFA