Di Sản Hồ Chí Minh
Nỗi lo của tứ trụ
Thạch Đạt Lang
21-8-2016
Vụ án mạng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 18.08.2016 tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã làm chấn động cả nước với 3 người chết, hai nạn nhân và người thứ ba được kết luận là thủ phạm – theo cuộc điều tra cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả của công an Việt Nam.
Nếu ba người chết trong án mạng nói trên là dân đen thì chắc chắn “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”. Nội cái chuyện giao thông ở VN không thôi, hằng ngày có ít nhất vài chục người gặp tai nạn chết, chẳng ai quan tâm, lo lắng, tỏ lòng thương hại, ngay cả một cái chép miệng, một tiếng than tội nghiệp cũng không, ngoại trừ thân nhân, bạn bè người quá cố. Tuy nhiên vụ án mạng này, 3 người chết là 3 quan chức (thứ dữ) vua biết mặt, chúa biết tên, cho nên nó mới gây ồn ào, náo nhiệt khắp nơi, nhất là trên cộng đồng mạng “lề trái”.
Cố gắng bịt hai tai, che hai mắt để khỏi nghe, đọc những lời bình luận hả hê, hớn hở, hân hoan, hồ hởi của những kẻ không biết xót thương đồng loại, không nhỏ một giọt nước mắt, không một lời ai điếu cho kẻ ra đi, không một lời từ biệt, phân ly – những lời bình luận mà nhà “đạo đức học” kiêm ký (tên) giả Khánh Nguyên trên báo điện tử VTC News đã dạy dỗ, mắng mỏ là không có lương tri… để thông cảm với niềm đau tột cùng, sự mất mát vô cùng lớn lao của đảng CSVN, nhưng vẫn không được nên đành phải tát nước theo mưa, bàn thêm (ngoài lề) về hậu quả của vụ án mạng.
Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường là đảng viên trung ương, cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo, đang sống chuyển sang từ trần, Ngô Ngọc Tuấn là chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, từ giã cõi đời, ra đi không lời chia tay, nhưng Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCSVN, Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, không thấy lên tiếng hay xuất hiện trước công chúng, báo chí, truyền thông.
Chắc phải đau xót, tiếc nuối, cảm thương Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ghê gớm lắm nên trong tứ trụ triều đình, ba người đã lâm bệnh… thụt lưỡi, đêm quên ăn, ngày quên ngủ, thần thái dật dờ nơi thượng giới, biệt tăm, biệt tích, không thể thốt thành lời chia buồn với nạn nhân. Chỉ có Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện vào khoảng 11 giờ sáng tại bệnh viện đa khoa Yên Bái, phòng cấp cứu, mấy tiếng đồng hồ sau khi án mạng xảy ra, chắc để học hỏi phương pháp hồi sinh người đã chết hoặc kiểm soát lại lần chót, có đúng là các “đồng chí” của mình đã thật sự ra đi chưa? Tình nghĩa đồng chí thắm thiết đến thế là cùng, không thể thắm thiết hơn.
Cũng có giả thuyết cho rằng tứ trụ triều đình lạnh cẳng nên không ai dám xuất hiện trong đám tang của Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, cũng không gửi vòng hoa phân ưu hay cho thuộc hạ đại diện ghi sổ tang. Được gọi là lễ tang cao cấp do chính phủ tổ chức, nhưng chỉ có các đoàn đại biểu và cấp bộ trưởng như bộ trưởng bộ công an Tô Lâm, Nguyễn Chí Dũng bộ trưởng bộ kế hoạch, đầu tư…tham dự.
Suy nghĩ sâu xa, giả thuyết này hợp lý hơn cả. Bởi nếu chịu khó so sánh các chi tiết, những tuyên bố, trả lời phỏng vấn của Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an Yên Bái, với tiết lộ của Vàng À Sàng giám, đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, sẽ thấy ngay sự mờ ám, vô lý, khuất tất trong kết luận điều tra của công an Yên Bái. Phạm Duy Cường bị bắn ba viên đạn hay 4 viên? Nếu là 3 viên tại sao lại có 4 vỏ đạn, còn nếu là 4 viên thì viên thứ tư bắn vào đâu? Có tìm được đầu đạn thứ tư không? Trong khoảng cách gần 3-4 m đối diện nhau trong phòng, khó lòng bắn trật. Hơn nữa viên đạn Đỗ Cường Minh tự bắn vào đầu, trổ từ phía sau ót ra phía trước mặt cũng không thể giải thích được.
Chính sự khác biệt này làm nẩy sinh dư luận, nghi ngờ rằng Đỗ Cường Minh (có thể) không phải là thủ phạm bắn chết Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, mà là một nhân vật thần bí, ngay chính tứ trụ triều đình cũng không biết là ai. Biết đâu là một sát thủ, theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng, dùng trò khủng bố thuộc hạ Nguyễn Phú Trong để trả thù vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, đồng thời răn đe những kẻ đang có mưu toan tấn công các công ty của Nguyễn Thanh Phượng?
Người cộng sản là chúa nghi ngờ và cũng cực kỳ gian ác, nham hiểm. Giữa các đồng chí họat động chung nhiều năm, sống chết có nhau vẫn tiềm ẩn những thủ đoạn, những âm mưu thâm độc, sẵn sàng hãm hại, tiêu diệt nhau khi bất đồng quan điểm, đường lối, chính sách hay vì tranh giành địa vị, chức vụ, quyền lực.
Có thể nói không sợ sai lầm rằng, nội bộ đảng CSVN hiện đang rất hoang mang, rúng động vì án mạng tại Yên Bái. Đã tới lúc những kẻ quen ăn trên, ngồi trước, đè đầu, cưỡi cổ, khinh bỉ, chà đạp người dân bắt đầu biết run sợ. Tuy nhiên, nỗi lo sợ đó không phải xuất phát từ người dân mà từ chính trong nội bộ, nỗi lo vì sợ các “đồng chí” của mình hãm hại, thanh toán mới kinh hoàng, mới làm cho những tên đầu sỏ như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân… ăn không ngon, ngủ không yên. Chính nỗi lo sợ đó đã khiến Tô Lâm cho hàng trăm công an bảo vệ đám tang của Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn, phóng viên vào tác nghiệp cũng bị kiểm tra, lục soát kỹ lưỡng.
Bài viết đăng trên báo 24h: “Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố”, có đoạn: “Không khí nơi đây khác biệt bởi ngoài công tác chuẩn bị tang lễ tại 2 gia đình nói trên, hàng trăm cán bộ công an đứng phong tỏa hiện trường và bảo vệ an ninh khu vực. Mọi công tác tác nghiệp của phóng viên đều được kiểm soát chặt chẽ”.
Sợ cũng phải. Không tăng cường an ninh, không lục soát, khám xét phóng viên vào làm việc, chụp ảnh, viết phóng sự… khi các quan chức như Tô Lâm đến viếng, trao vòng hoa chia buồn, đột ngột xuất hiện chi cục phó kiểm lâm X 35, tỉnh YZ nào đó, “đoàng” thêm đồng chí Tô Lâm và một vài đồng chí lãnh đạo khác, lũ dân ngu khu đen cả nước lại có dịp vỗ tay cười hỉ hả với nhau thì mất mặt đảng ta quá.
Bà Tòng Thị Phóng, phó chủ tịch quốc hội đã đề nghị thêm một số chức vụ lãnh đạo cần phải được bảo vệ đặc biệt. Sau vụ án mạng tại Yên Bái, sắp tới, người dân có thể sẽ phải è cổ ra đóng thêm tiền thuế “bảo vệ yếu nhân” cho các quan chức nhà sản cấp tỉnh ủy. Cũng tốt thôi! Để các đồng chí lãnh đạo yên tâm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tỉnh nhà.
Biết sợ là một chuyện, biết ăn năn, sám hối hay không lại là chuyện khác. Từ biết sợ chuyển sang biết sám hối là một bước rất dài, nhất là khi người ta có lòng tham quá độ, tài sản, tiền bạc quá nhiều.
( Ba Sam )
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nỗi lo của tứ trụ
Thạch Đạt Lang
21-8-2016
Vụ án mạng vào khoảng 8 giờ sáng ngày 18.08.2016 tại trụ sở ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã làm chấn động cả nước với 3 người chết, hai nạn nhân và người thứ ba được kết luận là thủ phạm – theo cuộc điều tra cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả của công an Việt Nam.
Nếu ba người chết trong án mạng nói trên là dân đen thì chắc chắn “chuyện chẳng có gì mà ầm ĩ”. Nội cái chuyện giao thông ở VN không thôi, hằng ngày có ít nhất vài chục người gặp tai nạn chết, chẳng ai quan tâm, lo lắng, tỏ lòng thương hại, ngay cả một cái chép miệng, một tiếng than tội nghiệp cũng không, ngoại trừ thân nhân, bạn bè người quá cố. Tuy nhiên vụ án mạng này, 3 người chết là 3 quan chức (thứ dữ) vua biết mặt, chúa biết tên, cho nên nó mới gây ồn ào, náo nhiệt khắp nơi, nhất là trên cộng đồng mạng “lề trái”.
Cố gắng bịt hai tai, che hai mắt để khỏi nghe, đọc những lời bình luận hả hê, hớn hở, hân hoan, hồ hởi của những kẻ không biết xót thương đồng loại, không nhỏ một giọt nước mắt, không một lời ai điếu cho kẻ ra đi, không một lời từ biệt, phân ly – những lời bình luận mà nhà “đạo đức học” kiêm ký (tên) giả Khánh Nguyên trên báo điện tử VTC News đã dạy dỗ, mắng mỏ là không có lương tri… để thông cảm với niềm đau tột cùng, sự mất mát vô cùng lớn lao của đảng CSVN, nhưng vẫn không được nên đành phải tát nước theo mưa, bàn thêm (ngoài lề) về hậu quả của vụ án mạng.
Bí thư tỉnh ủy Phạm Duy Cường là đảng viên trung ương, cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo, đang sống chuyển sang từ trần, Ngô Ngọc Tuấn là chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái, từ giã cõi đời, ra đi không lời chia tay, nhưng Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư ĐCSVN, Nguyễn Thị Kim Ngân – Chủ tịch quốc hội, Trần Đại Quang – Chủ tịch nước, không thấy lên tiếng hay xuất hiện trước công chúng, báo chí, truyền thông.
Chắc phải đau xót, tiếc nuối, cảm thương Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn ghê gớm lắm nên trong tứ trụ triều đình, ba người đã lâm bệnh… thụt lưỡi, đêm quên ăn, ngày quên ngủ, thần thái dật dờ nơi thượng giới, biệt tăm, biệt tích, không thể thốt thành lời chia buồn với nạn nhân. Chỉ có Nguyễn Xuân Phúc xuất hiện vào khoảng 11 giờ sáng tại bệnh viện đa khoa Yên Bái, phòng cấp cứu, mấy tiếng đồng hồ sau khi án mạng xảy ra, chắc để học hỏi phương pháp hồi sinh người đã chết hoặc kiểm soát lại lần chót, có đúng là các “đồng chí” của mình đã thật sự ra đi chưa? Tình nghĩa đồng chí thắm thiết đến thế là cùng, không thể thắm thiết hơn.
Cũng có giả thuyết cho rằng tứ trụ triều đình lạnh cẳng nên không ai dám xuất hiện trong đám tang của Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, cũng không gửi vòng hoa phân ưu hay cho thuộc hạ đại diện ghi sổ tang. Được gọi là lễ tang cao cấp do chính phủ tổ chức, nhưng chỉ có các đoàn đại biểu và cấp bộ trưởng như bộ trưởng bộ công an Tô Lâm, Nguyễn Chí Dũng bộ trưởng bộ kế hoạch, đầu tư…tham dự.
Suy nghĩ sâu xa, giả thuyết này hợp lý hơn cả. Bởi nếu chịu khó so sánh các chi tiết, những tuyên bố, trả lời phỏng vấn của Đặng Trần Chiêu, giám đốc công an Yên Bái, với tiết lộ của Vàng À Sàng giám, đốc bệnh viện đa khoa Yên Bái, sẽ thấy ngay sự mờ ám, vô lý, khuất tất trong kết luận điều tra của công an Yên Bái. Phạm Duy Cường bị bắn ba viên đạn hay 4 viên? Nếu là 3 viên tại sao lại có 4 vỏ đạn, còn nếu là 4 viên thì viên thứ tư bắn vào đâu? Có tìm được đầu đạn thứ tư không? Trong khoảng cách gần 3-4 m đối diện nhau trong phòng, khó lòng bắn trật. Hơn nữa viên đạn Đỗ Cường Minh tự bắn vào đầu, trổ từ phía sau ót ra phía trước mặt cũng không thể giải thích được.
Chính sự khác biệt này làm nẩy sinh dư luận, nghi ngờ rằng Đỗ Cường Minh (có thể) không phải là thủ phạm bắn chết Ngô Ngọc Tuấn, Phạm Duy Cường, mà là một nhân vật thần bí, ngay chính tứ trụ triều đình cũng không biết là ai. Biết đâu là một sát thủ, theo lệnh của Nguyễn Tấn Dũng, dùng trò khủng bố thuộc hạ Nguyễn Phú Trong để trả thù vụ Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, đồng thời răn đe những kẻ đang có mưu toan tấn công các công ty của Nguyễn Thanh Phượng?
Người cộng sản là chúa nghi ngờ và cũng cực kỳ gian ác, nham hiểm. Giữa các đồng chí họat động chung nhiều năm, sống chết có nhau vẫn tiềm ẩn những thủ đoạn, những âm mưu thâm độc, sẵn sàng hãm hại, tiêu diệt nhau khi bất đồng quan điểm, đường lối, chính sách hay vì tranh giành địa vị, chức vụ, quyền lực.
Có thể nói không sợ sai lầm rằng, nội bộ đảng CSVN hiện đang rất hoang mang, rúng động vì án mạng tại Yên Bái. Đã tới lúc những kẻ quen ăn trên, ngồi trước, đè đầu, cưỡi cổ, khinh bỉ, chà đạp người dân bắt đầu biết run sợ. Tuy nhiên, nỗi lo sợ đó không phải xuất phát từ người dân mà từ chính trong nội bộ, nỗi lo vì sợ các “đồng chí” của mình hãm hại, thanh toán mới kinh hoàng, mới làm cho những tên đầu sỏ như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trần Đại Quang, Nguyễn Thị Kim Ngân… ăn không ngon, ngủ không yên. Chính nỗi lo sợ đó đã khiến Tô Lâm cho hàng trăm công an bảo vệ đám tang của Phạm Duy Cường, Ngô Ngọc Tuấn, phóng viên vào tác nghiệp cũng bị kiểm tra, lục soát kỹ lưỡng.
Bài viết đăng trên báo 24h: “Vụ 2 lãnh đạo Yên Bái bị bắn: Hai đám tang trên một con phố”, có đoạn: “Không khí nơi đây khác biệt bởi ngoài công tác chuẩn bị tang lễ tại 2 gia đình nói trên, hàng trăm cán bộ công an đứng phong tỏa hiện trường và bảo vệ an ninh khu vực. Mọi công tác tác nghiệp của phóng viên đều được kiểm soát chặt chẽ”.
Sợ cũng phải. Không tăng cường an ninh, không lục soát, khám xét phóng viên vào làm việc, chụp ảnh, viết phóng sự… khi các quan chức như Tô Lâm đến viếng, trao vòng hoa chia buồn, đột ngột xuất hiện chi cục phó kiểm lâm X 35, tỉnh YZ nào đó, “đoàng” thêm đồng chí Tô Lâm và một vài đồng chí lãnh đạo khác, lũ dân ngu khu đen cả nước lại có dịp vỗ tay cười hỉ hả với nhau thì mất mặt đảng ta quá.
Bà Tòng Thị Phóng, phó chủ tịch quốc hội đã đề nghị thêm một số chức vụ lãnh đạo cần phải được bảo vệ đặc biệt. Sau vụ án mạng tại Yên Bái, sắp tới, người dân có thể sẽ phải è cổ ra đóng thêm tiền thuế “bảo vệ yếu nhân” cho các quan chức nhà sản cấp tỉnh ủy. Cũng tốt thôi! Để các đồng chí lãnh đạo yên tâm phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân tỉnh nhà.
Biết sợ là một chuyện, biết ăn năn, sám hối hay không lại là chuyện khác. Từ biết sợ chuyển sang biết sám hối là một bước rất dài, nhất là khi người ta có lòng tham quá độ, tài sản, tiền bạc quá nhiều.
( Ba Sam )