Kinh Đời
Nơi người ta không thích nói ‘không’
Người Thái Lan không thích nói không. Điều này là hiển nhiên ngay cả trong những từ ngữ đơn giản nhất: "Có" ("vâng") là chai và từ gần nhất với từ "không" là mai chai, có nghĩa là "không đúng". Đây chỉ là một sự tránh né đơn giản trong ngôn ngữ. Nó thể hiện nhiều về xã hội Thái Lan mà người nước ngoài chỉ nhận ra điều hiển nhiên này sau khi đã ở Thái Lan được một thời gian.
Khi tôi đến Thái Lan 4 năm trước, cụm từ mai chai thấy có vẻ vụng về. Tuy nhiên tôi sớm nhận ra là ngày càng cần phải dùng nó vì nó thường gắn liền với kết cục lịch thiệp. Rồi thì ta nói mai chai ka nếu ta là nữ, và mai chai krub nếu ta là nam. Nó kém ngọt sớt hơn nhiều so với từ non đơn giản của tiếng Pháp hoặc nein của tiếng Đức.
Thái Lan nổi tiếng là Xứ Sở Nụ Cười, và người dân tự hào là họ thanh lịch và dễ tính. Với một nền văn hoá tập thể, người Thái Lan đã quen với việc quan tâm đến làm điều tốt nhất cho tập thể hơn là cho cá nhân. Có lẽ đó là lý do vì sao "không" luôn được kèm theo "có" để làm cho dịu đi. "Không phải là có" là có ngụ ý ân hận vì không thể thuận ý theo yêu cầu của bạn. Thực tế, khi nói mai chai thường người ta nhìn xuống, hơi khom lưng (gọi là wai) hoặc gạt nhẹ tay trước mặt thể hiện hối tiếc.
Theo Rachawit Photiyarach, giáo sư truyền thông liên văn hoá của đại học Kasetsart, Bangkok, thì "người Thái Lan tránh mâu thuẫn vì họ sống trong nền văn hóa định hướng tập thể. Thể hiện cảm xúc được coi là chưa chín chắn và khiếm nhã, do vậy người ta đánh giá cao những người biết bình tĩnh xử lý tình huống.
Ông nói thêm "xã hội Thái Lan rất ôn hòa và theo truyền thống. Đó là nền văn hóa mà việc bộc lộ sự hài lòng và cảm xúc được quy tắc xã hội kiểm soát một cách chặt chẽ. Vì vậy ở đây người ta coi việc thể hiện công khai tình cảm của các cặp tình nhân là thô lỗ.
Ngược lại với nhiều nước Châu Âu mà ở đó người ta nói điều cần nói một cách đơn giản, trong giao thiệp Thái Lan người nghe phải biết một chút về văn hoá để hiểu được hoàn toàn điều người ta nói. Người Thái Lan hay chạy xung quanh những mâu thuẫn, những tình huống cảm xúc và bất kỳ điều gì không hay; khi một người bạn Thái Lan nói 'có' với bạn thì có thể là họ thực sự đang nói 'không' nếu bạn hiểu được các lời lẽ luôn lịch thiệp họ.
"Thường người ta không nói 'không' với bạn. Có thể với những người bạn rất thân, nhưng với người khác, với bạn đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình, người Thái Lan luôn nói có và sau đó có thể tiếp tục giải thích là họ không làm được." Photiyarach giải thích. "Một người Thái Lan sẽ nói 'có' vì phép xã giao quy định như vậy."
Thí dụ, một nhân viên Thái Lan hiếm khi từ chối thủ trưởng điều gì. Nếu người lãnh đạo hỏi, "Thứ bảy này có đi làm được không?" thì người nhân viên có thể trả lời, "Có, nhưng cha mẹ tôi sẽ tới ăn tối tại nhà, và tôi cần đi đón các con tại nơi tập thể thao vào buổi chiều." Câu trả lời nêu hàm ý, còn tùy người nghe hiểu là thế nào.
Người Thái Lan rất tin vào việc giữ cho quan hệ được tốt; trong một nước đang phát triển mà cuộc sống có thể sẽ rất khó khăn, người ta cụm lại với nhau và cố gắng hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ hài hòa được ưu tiên hơn việc đúng hay sai, hơn sự thuận ý hay bất đồng cá nhân, thậm chí hơn cả sự thăng tiến về nghề nghiệp. Người Thái Lan tránh nói không để gìn giữ sự an bình.
Sự xin lỗi hiếm thấy ở người Thái Lan. Nói xin lỗi là thú nhận mình sai lầm và bị mất thể diện là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra ở nhiều xã hội Châu Á. Trong một nền văn hóa tập thể, ý kiến của tập thể là tất cả. Người Thái Lan trước hết không muốn để mất thể diện bằng cách luôn luôn duy trì một tình thế dễ chịu. Nếu họ phạm sai lầm, có thể họ sẽ không bao giờ thừa nhận.
"Sẽ khó để lấy lại thể diện khi ta làm một điều gì ngốc nghếch hoặc không thích hợp dưới con mắt của nhiều người. Điều này là trái ngược so với nền văn hóa phương Tây mà người ta rất có thể tha thứ cho bạn nếu bạn trung thực," Photiyarach nói.
Trong những năm tôi ở Thái Lan, tôi đã học cách để dễ tính hơn, để nghĩ cách mà tôi có thể nói "có". Khi tôi mới đến đây làm công việc viết văn cho quảng cáo, tôi là người duy nhất phát biểu tại các cuộc họp hoặc nói trái ý thủ trưởng. Tôi nghĩ rằng đó là cách cần thiết để thể hiện tôi là một thành viên có ích trong hàng ngũ. Tuy nhiên, tôi có thể không gây được ấn tượng tốt vì một đồng nghiệp Thái Lan sau này nói rằng tôi "có máu gây chiến" trong người.
Tôi vỡ nhẽ ra rằng khi nói 'có' với một người khác (hoặc không nói 'không' với họ) không có nghĩa rằng tôi là người yếu đuối; có thể chỉ có nghĩa là tôi muốn giúp sức. Tôi bắt đầu ngưỡng mộ cách mà người Thái Lan thường nói có, thậm chí phải trả giá cho mong muốn và nhu cầu của mình.
Sống ở Bangkok, thật là phóng khoáng khi biết rằng dù ta yêu cầu điều gì, câu trả lời nếu không đồng ý thì người ta thực tế có thể nói 'không phải là có', hiếm khi có ai trả lời là 'không'.
Bài tiếng AnhBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Nơi người ta không thích nói ‘không’
Người Thái Lan không thích nói không. Điều này là hiển nhiên ngay cả trong những từ ngữ đơn giản nhất: "Có" ("vâng") là chai và từ gần nhất với từ "không" là mai chai, có nghĩa là "không đúng". Đây chỉ là một sự tránh né đơn giản trong ngôn ngữ. Nó thể hiện nhiều về xã hội Thái Lan mà người nước ngoài chỉ nhận ra điều hiển nhiên này sau khi đã ở Thái Lan được một thời gian.
Khi tôi đến Thái Lan 4 năm trước, cụm từ mai chai thấy có vẻ vụng về. Tuy nhiên tôi sớm nhận ra là ngày càng cần phải dùng nó vì nó thường gắn liền với kết cục lịch thiệp. Rồi thì ta nói mai chai ka nếu ta là nữ, và mai chai krub nếu ta là nam. Nó kém ngọt sớt hơn nhiều so với từ non đơn giản của tiếng Pháp hoặc nein của tiếng Đức.
Thái Lan nổi tiếng là Xứ Sở Nụ Cười, và người dân tự hào là họ thanh lịch và dễ tính. Với một nền văn hoá tập thể, người Thái Lan đã quen với việc quan tâm đến làm điều tốt nhất cho tập thể hơn là cho cá nhân. Có lẽ đó là lý do vì sao "không" luôn được kèm theo "có" để làm cho dịu đi. "Không phải là có" là có ngụ ý ân hận vì không thể thuận ý theo yêu cầu của bạn. Thực tế, khi nói mai chai thường người ta nhìn xuống, hơi khom lưng (gọi là wai) hoặc gạt nhẹ tay trước mặt thể hiện hối tiếc.
Theo Rachawit Photiyarach, giáo sư truyền thông liên văn hoá của đại học Kasetsart, Bangkok, thì "người Thái Lan tránh mâu thuẫn vì họ sống trong nền văn hóa định hướng tập thể. Thể hiện cảm xúc được coi là chưa chín chắn và khiếm nhã, do vậy người ta đánh giá cao những người biết bình tĩnh xử lý tình huống.
Ông nói thêm "xã hội Thái Lan rất ôn hòa và theo truyền thống. Đó là nền văn hóa mà việc bộc lộ sự hài lòng và cảm xúc được quy tắc xã hội kiểm soát một cách chặt chẽ. Vì vậy ở đây người ta coi việc thể hiện công khai tình cảm của các cặp tình nhân là thô lỗ.
Ngược lại với nhiều nước Châu Âu mà ở đó người ta nói điều cần nói một cách đơn giản, trong giao thiệp Thái Lan người nghe phải biết một chút về văn hoá để hiểu được hoàn toàn điều người ta nói. Người Thái Lan hay chạy xung quanh những mâu thuẫn, những tình huống cảm xúc và bất kỳ điều gì không hay; khi một người bạn Thái Lan nói 'có' với bạn thì có thể là họ thực sự đang nói 'không' nếu bạn hiểu được các lời lẽ luôn lịch thiệp họ.
"Thường người ta không nói 'không' với bạn. Có thể với những người bạn rất thân, nhưng với người khác, với bạn đồng nghiệp hoặc thành viên trong gia đình, người Thái Lan luôn nói có và sau đó có thể tiếp tục giải thích là họ không làm được." Photiyarach giải thích. "Một người Thái Lan sẽ nói 'có' vì phép xã giao quy định như vậy."
Thí dụ, một nhân viên Thái Lan hiếm khi từ chối thủ trưởng điều gì. Nếu người lãnh đạo hỏi, "Thứ bảy này có đi làm được không?" thì người nhân viên có thể trả lời, "Có, nhưng cha mẹ tôi sẽ tới ăn tối tại nhà, và tôi cần đi đón các con tại nơi tập thể thao vào buổi chiều." Câu trả lời nêu hàm ý, còn tùy người nghe hiểu là thế nào.
Người Thái Lan rất tin vào việc giữ cho quan hệ được tốt; trong một nước đang phát triển mà cuộc sống có thể sẽ rất khó khăn, người ta cụm lại với nhau và cố gắng hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ hài hòa được ưu tiên hơn việc đúng hay sai, hơn sự thuận ý hay bất đồng cá nhân, thậm chí hơn cả sự thăng tiến về nghề nghiệp. Người Thái Lan tránh nói không để gìn giữ sự an bình.
Sự xin lỗi hiếm thấy ở người Thái Lan. Nói xin lỗi là thú nhận mình sai lầm và bị mất thể diện là điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra ở nhiều xã hội Châu Á. Trong một nền văn hóa tập thể, ý kiến của tập thể là tất cả. Người Thái Lan trước hết không muốn để mất thể diện bằng cách luôn luôn duy trì một tình thế dễ chịu. Nếu họ phạm sai lầm, có thể họ sẽ không bao giờ thừa nhận.
"Sẽ khó để lấy lại thể diện khi ta làm một điều gì ngốc nghếch hoặc không thích hợp dưới con mắt của nhiều người. Điều này là trái ngược so với nền văn hóa phương Tây mà người ta rất có thể tha thứ cho bạn nếu bạn trung thực," Photiyarach nói.
Trong những năm tôi ở Thái Lan, tôi đã học cách để dễ tính hơn, để nghĩ cách mà tôi có thể nói "có". Khi tôi mới đến đây làm công việc viết văn cho quảng cáo, tôi là người duy nhất phát biểu tại các cuộc họp hoặc nói trái ý thủ trưởng. Tôi nghĩ rằng đó là cách cần thiết để thể hiện tôi là một thành viên có ích trong hàng ngũ. Tuy nhiên, tôi có thể không gây được ấn tượng tốt vì một đồng nghiệp Thái Lan sau này nói rằng tôi "có máu gây chiến" trong người.
Tôi vỡ nhẽ ra rằng khi nói 'có' với một người khác (hoặc không nói 'không' với họ) không có nghĩa rằng tôi là người yếu đuối; có thể chỉ có nghĩa là tôi muốn giúp sức. Tôi bắt đầu ngưỡng mộ cách mà người Thái Lan thường nói có, thậm chí phải trả giá cho mong muốn và nhu cầu của mình.
Sống ở Bangkok, thật là phóng khoáng khi biết rằng dù ta yêu cầu điều gì, câu trả lời nếu không đồng ý thì người ta thực tế có thể nói 'không phải là có', hiếm khi có ai trả lời là 'không'.
Bài tiếng Anh