Di Sản Hồ Chí Minh
Nói thẳng, nói thật với ông Trần Tuấn Anh bộ trưởng Bộ Công thương
7-10-2016
“Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”. Đó là phát biểu của ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Bộ Công thương về vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường vào sáng nay.
Tôi nghe lời ông Trần Tuấn Anh, nên nay lại xin nói thẳng, nói thật về ngành thép, ngành mà ông vừa tự tay ký bổ sung quy hoạch cho một siêu dự án của người mà dư luận đang xì xào là anh em cọc chèo với ông.
Thép và máu
Tuyệt hộ – cả nhà chết đói. Rồi đến “Tuyệt thôn” – cả thôn chết đói. “Cách mạng Đại nhảy vọt” nhằm đuổi kịp các nền kinh tế phương Tây bằng công nghiệp nặng, nền tảng là công nghiệp luyện kim đã mang đến cho tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hàng ngàn nhà máy luyện thép. Kéo theo đó, hàng ngàn thôn làng điêu tàn, sạch bách không một bóng người.
Sản lượng thép của Hà Nam hiện đã chiếm 10% tổng lượng thép toàn thế giới. Đến nay, thành tích phát triển đánh đổi bằng xương máu người dân vẫn chưa dừng lại. Tỉ lệ ung thư ở thủ phủ ngành thép Trung Quốc đã tăng 300% trong những năm gần đây.
Không chỉ Hà Nam, đổi máu lấy thép là câu chuyện của cả Trung Quốc. Chiếm tới 50% sản lượng thế giới, tổng công suất ngành thép Trung Quốc lên đến 1,23 tỉ tấn/năm. Nhiều chục năm trước, để dồn lực cho thép, 40 triệu người chết đói. Nhiều chục năm sau, tức ngày nay, mỗi lần mặt trời lặn xuống là có 4.000 người bị cướp đi mạng sống. Một năm là 1,4 triệu người phải chết vì ô nhiễm môi trường, ước tính 70% là hậu quả của ngành luyện kim.
Xuất khẩu ô nhiễm
Năm 2011, Tổng cục môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường VN đã công khai danh sách hàng ngàn nhà máy lạc hậu phải đóng cửa ở Trung Quốc, trong đó chủ yếu là ngành khai thác quặng và luyện kim. Tuy nhiên, mấy năm nay, danh sách ấy không được cập nhật.
Trong khi đó, các nhà máy không đảm bảo môi trường ở Trung Quốc vẫn liên tục bị đóng cửa. Đơn cử, năm 2015, Maanshan Steel, BaoSteel – những tập đoàn sản xuất thép hàng đầu ở Trung Quốc đều đóng cửa một số nhà máy.
Cả Maanshan Steel, BaoSteel đều đã từng chào bán dây chuyền sản xuất cho đối tác tiềm năng ở VN. Trong đó, Bayi Steel – nhà máy thép thuộc BaoSteel phải đóng cửa có công suất 3 triệu tấn/năm.
Mới đây, dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã công bố công suất giai đoạn 1 cũng là 3 triệu tấn/năm. Hoa Sen cũng đã từng cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu về công nghệ làm thép lò cao. Trong khi đó, trùng hợp ngẫu nhiên, BaoSteel lại là một trong các nhà thầu cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Tương tự như CISDI Group là nhà thầu của Formosa và cũng đã làm việc cùng Hoa Sen ở Cà Ná.
Thép sạch?
Ông Trần Tuấn Anh có còn nhớ, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, đã khẳng định phải sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc thì mới có lãi?
Mới đây, những người từng được cho là chuyên gia kinh tế đã khẳng định, VN có thể làm được thép sạch. Hiểu nôm na theo cách nói của anh Phàm Formosa là vừa có thép vừa có cá.
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật với người dân xem, VN có làm được thép sạch không, khi công nghệ sản xuất lạc hậu đến mức thế giới chỉ mất 45-70 phút để luyện được một mẻ thép, còn VN thì mất tới 90-180 phút?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng điện tiêu hao củ ngành thép VN từ 550-690 kWh, còn mức trung bình thế giới chỉ là 360-430 kWh?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng than cốc tiêu hao từ 600-1.000kg, còn mức trung bình của thế giới chỉ là 350-450kg?
Thưa ông Trần Tuấn Anh, tiện đây tôi xin mạo muội nhờ ông chuyển lời nói thẳng nói thật của tôi đến cấp dưới của ông là ông Phan Thanh Hoài, vụ trưởng Vụ Công nghiệp. “Tại Nhật Bản, có đến ba nhà máy thép lò cao ở khu vực vịnh Tokyo, nhưng người dân ở đây vẫn bắt cá trong vịnh về ăn sushi”, ông Hoài nói vậy có thể do ông chưa biết khâu luyện cốc là ô nhiễm nhất trong chu trình luyện thép khép kín. Ở VN, như tôi đã trình bày trên, lượng cốc tiêu hao cho một tấn thép có thể lên đến 1.000kg. Trong khi ở Nhật chỉ có 378kg.
Cũng tiện đây, tôi xin phép được nói thẳng nói thật rằng, tôi không muốn một ngày kia, khi tôi đi ăn, chủ tiệm cơm sẽ tính thêm 3.500 đồng cho một suất. Bởi họ đã mua thêm máy lọc không khí.
Tôi cũng rất sợ ngày nào đó phải ra siêu thị mua vài lon hoặc vài chai không khí sạch nhập khẩu từ Canada làm quà tặng những người tôi trân quý.
Tôi càng không muốn một ngày kia, đến Cà Ná du lịch, phải đứng cạnh một “bầu trời giả”, “mặt biển giả” để chụp hình check in facebook. Bởi không khí ở đó chỉ còn một màu xám ngoét.
Ở Trung Quốc, người ta đang làm những điều đó.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Nói thẳng, nói thật với ông Trần Tuấn Anh bộ trưởng Bộ Công thương
7-10-2016
“Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”. Đó là phát biểu của ông Trần Tuấn Anh, bộ trưởng Bộ Công thương về vấn đề phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường vào sáng nay.
Tôi nghe lời ông Trần Tuấn Anh, nên nay lại xin nói thẳng, nói thật về ngành thép, ngành mà ông vừa tự tay ký bổ sung quy hoạch cho một siêu dự án của người mà dư luận đang xì xào là anh em cọc chèo với ông.
Thép và máu
Tuyệt hộ – cả nhà chết đói. Rồi đến “Tuyệt thôn” – cả thôn chết đói. “Cách mạng Đại nhảy vọt” nhằm đuổi kịp các nền kinh tế phương Tây bằng công nghiệp nặng, nền tảng là công nghiệp luyện kim đã mang đến cho tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hàng ngàn nhà máy luyện thép. Kéo theo đó, hàng ngàn thôn làng điêu tàn, sạch bách không một bóng người.
Sản lượng thép của Hà Nam hiện đã chiếm 10% tổng lượng thép toàn thế giới. Đến nay, thành tích phát triển đánh đổi bằng xương máu người dân vẫn chưa dừng lại. Tỉ lệ ung thư ở thủ phủ ngành thép Trung Quốc đã tăng 300% trong những năm gần đây.
Không chỉ Hà Nam, đổi máu lấy thép là câu chuyện của cả Trung Quốc. Chiếm tới 50% sản lượng thế giới, tổng công suất ngành thép Trung Quốc lên đến 1,23 tỉ tấn/năm. Nhiều chục năm trước, để dồn lực cho thép, 40 triệu người chết đói. Nhiều chục năm sau, tức ngày nay, mỗi lần mặt trời lặn xuống là có 4.000 người bị cướp đi mạng sống. Một năm là 1,4 triệu người phải chết vì ô nhiễm môi trường, ước tính 70% là hậu quả của ngành luyện kim.
Xuất khẩu ô nhiễm
Năm 2011, Tổng cục môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và môi trường VN đã công khai danh sách hàng ngàn nhà máy lạc hậu phải đóng cửa ở Trung Quốc, trong đó chủ yếu là ngành khai thác quặng và luyện kim. Tuy nhiên, mấy năm nay, danh sách ấy không được cập nhật.
Trong khi đó, các nhà máy không đảm bảo môi trường ở Trung Quốc vẫn liên tục bị đóng cửa. Đơn cử, năm 2015, Maanshan Steel, BaoSteel – những tập đoàn sản xuất thép hàng đầu ở Trung Quốc đều đóng cửa một số nhà máy.
Cả Maanshan Steel, BaoSteel đều đã từng chào bán dây chuyền sản xuất cho đối tác tiềm năng ở VN. Trong đó, Bayi Steel – nhà máy thép thuộc BaoSteel phải đóng cửa có công suất 3 triệu tấn/năm.
Mới đây, dự án thép Hoa Sen Cà Ná đã công bố công suất giai đoạn 1 cũng là 3 triệu tấn/năm. Hoa Sen cũng đã từng cử người sang Trung Quốc để tìm hiểu về công nghệ làm thép lò cao. Trong khi đó, trùng hợp ngẫu nhiên, BaoSteel lại là một trong các nhà thầu cho dự án Formosa Hà Tĩnh. Tương tự như CISDI Group là nhà thầu của Formosa và cũng đã làm việc cùng Hoa Sen ở Cà Ná.
Thép sạch?
Ông Trần Tuấn Anh có còn nhớ, ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen, đã khẳng định phải sử dụng công nghệ thiết bị Trung Quốc thì mới có lãi?
Mới đây, những người từng được cho là chuyên gia kinh tế đã khẳng định, VN có thể làm được thép sạch. Hiểu nôm na theo cách nói của anh Phàm Formosa là vừa có thép vừa có cá.
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật với người dân xem, VN có làm được thép sạch không, khi công nghệ sản xuất lạc hậu đến mức thế giới chỉ mất 45-70 phút để luyện được một mẻ thép, còn VN thì mất tới 90-180 phút?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng điện tiêu hao củ ngành thép VN từ 550-690 kWh, còn mức trung bình thế giới chỉ là 360-430 kWh?
Ông Trần Tuấn Anh, ông hãy nói thẳng nói thật xem VN có làm được thép sạch không, khi để làm ra một tấn thép, lượng than cốc tiêu hao từ 600-1.000kg, còn mức trung bình của thế giới chỉ là 350-450kg?
Thưa ông Trần Tuấn Anh, tiện đây tôi xin mạo muội nhờ ông chuyển lời nói thẳng nói thật của tôi đến cấp dưới của ông là ông Phan Thanh Hoài, vụ trưởng Vụ Công nghiệp. “Tại Nhật Bản, có đến ba nhà máy thép lò cao ở khu vực vịnh Tokyo, nhưng người dân ở đây vẫn bắt cá trong vịnh về ăn sushi”, ông Hoài nói vậy có thể do ông chưa biết khâu luyện cốc là ô nhiễm nhất trong chu trình luyện thép khép kín. Ở VN, như tôi đã trình bày trên, lượng cốc tiêu hao cho một tấn thép có thể lên đến 1.000kg. Trong khi ở Nhật chỉ có 378kg.
Cũng tiện đây, tôi xin phép được nói thẳng nói thật rằng, tôi không muốn một ngày kia, khi tôi đi ăn, chủ tiệm cơm sẽ tính thêm 3.500 đồng cho một suất. Bởi họ đã mua thêm máy lọc không khí.
Tôi cũng rất sợ ngày nào đó phải ra siêu thị mua vài lon hoặc vài chai không khí sạch nhập khẩu từ Canada làm quà tặng những người tôi trân quý.
Tôi càng không muốn một ngày kia, đến Cà Ná du lịch, phải đứng cạnh một “bầu trời giả”, “mặt biển giả” để chụp hình check in facebook. Bởi không khí ở đó chỉ còn một màu xám ngoét.
Ở Trung Quốc, người ta đang làm những điều đó.