Nhân Vật
Nữ y tá hết lòng vì bệnh nhân
Người đầu tiên lây nhiễm virus Ebola quái ác trên nước Mỹ là cô Nina Phạm, một người Mỹ gốc Việt. Nina Phạm là y tá tại bệnh viện Cơ đốc Texas. Cô nhiễm căn bệnh này sau khi chăm sóc cho bệnh nhân người Liberia Thomas Duncan
Vài ngày qua, báo chí Mỹ hết lời ca ngợi nữ y tá gốc Việt Nina Phạm. Chính giám đốc Các trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), ông Tom Frieden, ngợi khen cô là người dũng cảm, đã không quản ngại nguy cơ có thể nhiễm bệnh mà chăm sóc cho bệnh nhân người Liberia Thomas Duncan.
Sarah Strittmatter, một người bạn thân của Nina từ hồi lớp ba, vừa mở một quỹ kêu gọi giúp đỡ cho nữ y tá. Strittmatter dùng những lời tốt đẹp nhất dành cho người bạn của mình. Cô viết trên mạng như sau:
Sarah Strittmatter: Những người thân với Nina đều biết rằng cô ấy là nguồn sang đối với người khác, lúc nào cũng sáng tỏ, không bao giờ tắt. Cô ấy là người vô cùng chân thành, vị tha và là một người bạn thực sự. Cô ấy yêu thích các cuộc phiêu lưu, thích du lịch, giúp đỡ mọi người và những thách thức lớn. Cô ấy nhìn thấy cái đẹp trong mọi thứ và tin tưởng vào người khác cũng như giúp đỡ họ với một lòng tận tâm vô bờ. Cô ấy là niềm cảm hứng cho tất cả mọi người.
Những người thân với Nina đều biết rằng cô ấy là nguồn sáng đối với người khác, lúc nào cũng sáng tỏ, không bao giờ tắt. Cô ấy là người vô cùng chân thành, vị tha và là một người bạn thực sự
Sarah Strittmatter
Nữ y tá giỏi và tận tuỵ
Nina Phạm năm nay 26 tuổi. Cô tốt nghiệp chương trình y tá bốn năm của trường Cơ đốc giáo Texas năm 2010. Chương trình này đào tạo các y tá trở thành “người kết nối giữa bác sĩ, bệnh nhân và các thành viên khác của nhóm chăm sóc y tế”.
Nina được nhận chứng chỉ hành nghề y tá từ năm 2010 và cô mới nhận được chứng chỉ Critical Care Nursing, tức là chứng chỉ chăm sóc bệnh nhân nặng vào ngày 1/8 năm nay. Chưa đầy hai tháng sau, bệnh nhân Thomas Duncan tới bệnh viện Cơ đốc Texas trong tình trạng nguy cấp vì virus Ebola. Duncan qua đời hôm 8/10.
Một người bạn của Nina kể với báo chí rằng Nina rất phấn khích khi được nhận vào trường y tá. Mẹ cô nói với cô rằng học y tá rất khó và nhiều bạn của cô đã bỏ cuộc. Thế nhưng Nina một mực theo đuổi và nói là đây là điều cô muốn làm.
Jennifer Joseph, bạn thân và cũng là đồng nghiệp của Nina, cho biết chính Nina đã dạy cô nhiều điều trong nghiệp vụ làm y tá. Jennifer nói với báo chí như sau:
Jennifer Joseph: Cô ấy là một người rất cẩn thận và tỉ mỉ. Chính tôi đã học được rất nhiều điều từ cô ấy. Vì thế, tôi không bao giờ có nghi ngờ gì về việc cô ấy làm bất cứ điều gì sai. Cô ấy chắc chắn đã tuân theo các chỉ dẫn mà CDC đưa ra.
Chú của Nina, Jason Nguyen, thì cho biết cô là người tham công, tiếc việc. Ông nói cô lúc nào cũng có mặt ở bệnh viện Cơ đốc Texas. Một người hàng xóm tên là Phong Trần thì nói rằng cô trở thành y tá vì “cô thương yêu đồng loại”.
Cô ấy là một người rất cẩn thận và tỉ mỉ. Chính tôi đã học được rất nhiều điều từ cô ấy. Vì thế, tôi không bao giờ có nghi ngờ gì về việc cô ấy làm bất cứ điều gì sai. Cô ấy chắc chắn đã tuân theo các chỉ dẫn mà CDC đưa ra
Jennifer Joseph
Gia đình nhân hậu, mộ đạo
Nina là con cả trong một gia đình người tị nạn chính trị Việt Nam. Gia đình của cô rời Việt Nam sau Cuộc chiến Việt Nam và dừng chân ở Fort Worth, Texas.
Ông Hà Thúc Thanh, phó chủ tịch cộng đồng người Việt quốc gia tại quận Tarrant và cũng là thầy giáo dạy tiếng Việt trong giáo xứ Đức mẹ Fatima, cho biết Nina có lẽ thừa hưởng được đức tính hy sinh cho người khác từ mẹ. Mẹ của Nina là bà Ngọc cũng dạy học trong giáo xứ còn em gái của Nina cũng làm phụ giáo một thời gian trước khi đi học đại học ở xa.
Ông nói:
Hà Thúc Thanh: Trong thời gian sinh hoạt với những bạn bè trong nhóm, mẹ của Nina lúc nào cũng là người năng động và luôn cống hiến tất cả những gì mình có trong nhà thờ. Trong thời gian đó, tôi cũng được biết Nina đã ra trường để học về ngành y tá, đó cũng là một trong những ước nguyện của cô ta, làm thế nào để khi ra đời là có thể phục vụ lại những người đồng loại của mình nhất là những người đau ốm. Đó là những người mà cô ta muốn gặp gỡ ngay tại hiện trường của họ, nói chuyện về tình cảm của họ, và từ đó tìm ra được những phương pháp để xoa dịu nỗi đau của những người bệnh nhân này.
Ông cho biết đó cũng là cách mà gia đình Nina đền đáp lại nước Mỹ, đất nước đã cưu mang họ sau khi họ rời Việt Nam. Ông cũng giải thích rằng sự đạo hạnh của Nina xuất phát từ tấm lòng mộ đạo của cô:
Hà Thúc Thanh: Khi cô Nina chăm sóc cho bệnh nhân Ebola, cô ta đã biết người bệnh này đã bị mắc bệnh rồi thành thử người ta thấy vậy người ta phải tránh đi thật xa. Nhưng cô Nina này cô đã không xem người bệnh này là người bệnh để mình tránh ra nhưng phải là người bệnh cần sự giúp đỡ của mình. Và có lẽ trong công giáo, đặc biệt những người thuần thánh giống như người mẹ của Nina chẳng hạn, những người càng bệnh như vậy họ là con cái của Chúa. Chính vậy khi coi là con cái trong gia đình săn sóc hết sức tận tình.
Tôi cũng được biết Nina đã ra trường để học về ngành y tá, đó cũng là một trong những ước nguyện của cô ta, làm thế nào để khi ra đời là có thể phục vụ lại những người đồng loại của mình nhất là những người đau ốm
Ô.Hà Thúc Thanh
Thân thiện, vui tính
Nina được xem là người rất vui tính. Bằng chứng là trên trang Pinterest, một mạng xã hội, cô đăng một loạt các mẩu trò cười về nghề y tá.
Nina sống tại một căn hộ trên đại lộ Marquita ở Dallas, Texas. Cô sở hữu một chú chó tên là Bentley, giống chó Cavalier King Charles Spaniels. Một người hàng xóm cho biết họ thường dắt chó đi dạo cùng nhau.
Nina rất yêu chú chó của cô. Trên trang cá nhân của cô có vô số ảnh chụp cùng Bentley. Sau khi cô bị chẩn đoán đã nhiễm virus Ebola, nhiều người lo lắng rằng chú chó Bentley có thể sẽ gặp tình trạng tương tự. Tuy nhiên, Bentley hiện vẫn khoẻ và được cách ly tại một căn cứ hải quân.
Nina Phạm vừa được chuyển từ bệnh viện ở Texas tới Viện Y tế quốc gia ở Bethesda, bang Maryland hôm 16/10. Tình trạng sức khoẻ của cô được cho là đang tiến triển tốt đẹp.
Trong một đoạn video mới được công bố, Nina lau nước mắt trong lúc nằm trên giường bệnh. Bác sĩ của cô Gary Weinstein cảm ơn cô đã chăm sóc cho bệnh nhân Ebola Thomas Duncan. Ông nói mọi người rất tự hào về những gì cô làm cho bệnh nhân người Liberia. Nina cười và nói với các bác sĩ rằng hãy tới Maryland và rằng cô yêu tất cả mọi người.
Ngoài Nina, một nữ y tá khác ở bệnh viện Cơ đốc Texas là Amber Vinson cũng bị lây nhiễm Ebola. Cô Vinson đang được cách ly chữa trị ở Atlanta. Một ngày trước khi được chẩn đoán bệnh, nữ y tá này lên máy bay chở 132 người từ Texas tới Ohio. Lúc đó, cô chỉ bị sốt nhẹ.
Bạn trai của Nina cũng vừa được xác nhận đã nhiễm Ebola. Anh đang được cách ly và chữa trị tại Dallas.
Dù vậy, quan chức Y tế Mỹ khẳng định Ebola khó có thể trở thành một đại dịch ở Mỹ vì căn bệnh này rất khó lây nhiễm. Người ta chỉ có thể lây virus Ebola khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có biểu hiện của căn bệnh.
Trong lúc này, nhiều người đề nghị ban hành lệnh cấm đi lại đối với các du khách tới từ ba nước Tây Phi là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tổng thống Mỹ Barrack Obama cũng phản đối việc ban hành lệnh cấm và ông cho rằng nó chưa chắc đã có hiệu quả.
For Magazine Only: Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hoài Vũ xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Mọi ý kiến đóng góp cho tạp chí phụ nữ xin mời quý vị gửi đến email hoaivu@rfa.org hoặc www.facebook.com/hoaivurfa.
Hoài Vũ xin chào tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại vào sáng thứ hai tuần sau.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Nữ y tá hết lòng vì bệnh nhân
Người đầu tiên lây nhiễm virus Ebola quái ác trên nước Mỹ là cô Nina Phạm, một người Mỹ gốc Việt. Nina Phạm là y tá tại bệnh viện Cơ đốc Texas. Cô nhiễm căn bệnh này sau khi chăm sóc cho bệnh nhân người Liberia Thomas Duncan
Vài ngày qua, báo chí Mỹ hết lời ca ngợi nữ y tá gốc Việt Nina Phạm. Chính giám đốc Các trung tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), ông Tom Frieden, ngợi khen cô là người dũng cảm, đã không quản ngại nguy cơ có thể nhiễm bệnh mà chăm sóc cho bệnh nhân người Liberia Thomas Duncan.
Sarah Strittmatter, một người bạn thân của Nina từ hồi lớp ba, vừa mở một quỹ kêu gọi giúp đỡ cho nữ y tá. Strittmatter dùng những lời tốt đẹp nhất dành cho người bạn của mình. Cô viết trên mạng như sau:
Sarah Strittmatter: Những người thân với Nina đều biết rằng cô ấy là nguồn sang đối với người khác, lúc nào cũng sáng tỏ, không bao giờ tắt. Cô ấy là người vô cùng chân thành, vị tha và là một người bạn thực sự. Cô ấy yêu thích các cuộc phiêu lưu, thích du lịch, giúp đỡ mọi người và những thách thức lớn. Cô ấy nhìn thấy cái đẹp trong mọi thứ và tin tưởng vào người khác cũng như giúp đỡ họ với một lòng tận tâm vô bờ. Cô ấy là niềm cảm hứng cho tất cả mọi người.
Những người thân với Nina đều biết rằng cô ấy là nguồn sáng đối với người khác, lúc nào cũng sáng tỏ, không bao giờ tắt. Cô ấy là người vô cùng chân thành, vị tha và là một người bạn thực sự
Sarah Strittmatter
Nữ y tá giỏi và tận tuỵ
Nina Phạm năm nay 26 tuổi. Cô tốt nghiệp chương trình y tá bốn năm của trường Cơ đốc giáo Texas năm 2010. Chương trình này đào tạo các y tá trở thành “người kết nối giữa bác sĩ, bệnh nhân và các thành viên khác của nhóm chăm sóc y tế”.
Nina được nhận chứng chỉ hành nghề y tá từ năm 2010 và cô mới nhận được chứng chỉ Critical Care Nursing, tức là chứng chỉ chăm sóc bệnh nhân nặng vào ngày 1/8 năm nay. Chưa đầy hai tháng sau, bệnh nhân Thomas Duncan tới bệnh viện Cơ đốc Texas trong tình trạng nguy cấp vì virus Ebola. Duncan qua đời hôm 8/10.
Một người bạn của Nina kể với báo chí rằng Nina rất phấn khích khi được nhận vào trường y tá. Mẹ cô nói với cô rằng học y tá rất khó và nhiều bạn của cô đã bỏ cuộc. Thế nhưng Nina một mực theo đuổi và nói là đây là điều cô muốn làm.
Jennifer Joseph, bạn thân và cũng là đồng nghiệp của Nina, cho biết chính Nina đã dạy cô nhiều điều trong nghiệp vụ làm y tá. Jennifer nói với báo chí như sau:
Jennifer Joseph: Cô ấy là một người rất cẩn thận và tỉ mỉ. Chính tôi đã học được rất nhiều điều từ cô ấy. Vì thế, tôi không bao giờ có nghi ngờ gì về việc cô ấy làm bất cứ điều gì sai. Cô ấy chắc chắn đã tuân theo các chỉ dẫn mà CDC đưa ra.
Chú của Nina, Jason Nguyen, thì cho biết cô là người tham công, tiếc việc. Ông nói cô lúc nào cũng có mặt ở bệnh viện Cơ đốc Texas. Một người hàng xóm tên là Phong Trần thì nói rằng cô trở thành y tá vì “cô thương yêu đồng loại”.
Cô ấy là một người rất cẩn thận và tỉ mỉ. Chính tôi đã học được rất nhiều điều từ cô ấy. Vì thế, tôi không bao giờ có nghi ngờ gì về việc cô ấy làm bất cứ điều gì sai. Cô ấy chắc chắn đã tuân theo các chỉ dẫn mà CDC đưa ra
Jennifer Joseph
Gia đình nhân hậu, mộ đạo
Nina là con cả trong một gia đình người tị nạn chính trị Việt Nam. Gia đình của cô rời Việt Nam sau Cuộc chiến Việt Nam và dừng chân ở Fort Worth, Texas.
Ông Hà Thúc Thanh, phó chủ tịch cộng đồng người Việt quốc gia tại quận Tarrant và cũng là thầy giáo dạy tiếng Việt trong giáo xứ Đức mẹ Fatima, cho biết Nina có lẽ thừa hưởng được đức tính hy sinh cho người khác từ mẹ. Mẹ của Nina là bà Ngọc cũng dạy học trong giáo xứ còn em gái của Nina cũng làm phụ giáo một thời gian trước khi đi học đại học ở xa.
Ông nói:
Hà Thúc Thanh: Trong thời gian sinh hoạt với những bạn bè trong nhóm, mẹ của Nina lúc nào cũng là người năng động và luôn cống hiến tất cả những gì mình có trong nhà thờ. Trong thời gian đó, tôi cũng được biết Nina đã ra trường để học về ngành y tá, đó cũng là một trong những ước nguyện của cô ta, làm thế nào để khi ra đời là có thể phục vụ lại những người đồng loại của mình nhất là những người đau ốm. Đó là những người mà cô ta muốn gặp gỡ ngay tại hiện trường của họ, nói chuyện về tình cảm của họ, và từ đó tìm ra được những phương pháp để xoa dịu nỗi đau của những người bệnh nhân này.
Ông cho biết đó cũng là cách mà gia đình Nina đền đáp lại nước Mỹ, đất nước đã cưu mang họ sau khi họ rời Việt Nam. Ông cũng giải thích rằng sự đạo hạnh của Nina xuất phát từ tấm lòng mộ đạo của cô:
Hà Thúc Thanh: Khi cô Nina chăm sóc cho bệnh nhân Ebola, cô ta đã biết người bệnh này đã bị mắc bệnh rồi thành thử người ta thấy vậy người ta phải tránh đi thật xa. Nhưng cô Nina này cô đã không xem người bệnh này là người bệnh để mình tránh ra nhưng phải là người bệnh cần sự giúp đỡ của mình. Và có lẽ trong công giáo, đặc biệt những người thuần thánh giống như người mẹ của Nina chẳng hạn, những người càng bệnh như vậy họ là con cái của Chúa. Chính vậy khi coi là con cái trong gia đình săn sóc hết sức tận tình.
Tôi cũng được biết Nina đã ra trường để học về ngành y tá, đó cũng là một trong những ước nguyện của cô ta, làm thế nào để khi ra đời là có thể phục vụ lại những người đồng loại của mình nhất là những người đau ốm
Ô.Hà Thúc Thanh
Thân thiện, vui tính
Nina được xem là người rất vui tính. Bằng chứng là trên trang Pinterest, một mạng xã hội, cô đăng một loạt các mẩu trò cười về nghề y tá.
Nina sống tại một căn hộ trên đại lộ Marquita ở Dallas, Texas. Cô sở hữu một chú chó tên là Bentley, giống chó Cavalier King Charles Spaniels. Một người hàng xóm cho biết họ thường dắt chó đi dạo cùng nhau.
Nina rất yêu chú chó của cô. Trên trang cá nhân của cô có vô số ảnh chụp cùng Bentley. Sau khi cô bị chẩn đoán đã nhiễm virus Ebola, nhiều người lo lắng rằng chú chó Bentley có thể sẽ gặp tình trạng tương tự. Tuy nhiên, Bentley hiện vẫn khoẻ và được cách ly tại một căn cứ hải quân.
Nina Phạm vừa được chuyển từ bệnh viện ở Texas tới Viện Y tế quốc gia ở Bethesda, bang Maryland hôm 16/10. Tình trạng sức khoẻ của cô được cho là đang tiến triển tốt đẹp.
Trong một đoạn video mới được công bố, Nina lau nước mắt trong lúc nằm trên giường bệnh. Bác sĩ của cô Gary Weinstein cảm ơn cô đã chăm sóc cho bệnh nhân Ebola Thomas Duncan. Ông nói mọi người rất tự hào về những gì cô làm cho bệnh nhân người Liberia. Nina cười và nói với các bác sĩ rằng hãy tới Maryland và rằng cô yêu tất cả mọi người.
Ngoài Nina, một nữ y tá khác ở bệnh viện Cơ đốc Texas là Amber Vinson cũng bị lây nhiễm Ebola. Cô Vinson đang được cách ly chữa trị ở Atlanta. Một ngày trước khi được chẩn đoán bệnh, nữ y tá này lên máy bay chở 132 người từ Texas tới Ohio. Lúc đó, cô chỉ bị sốt nhẹ.
Bạn trai của Nina cũng vừa được xác nhận đã nhiễm Ebola. Anh đang được cách ly và chữa trị tại Dallas.
Dù vậy, quan chức Y tế Mỹ khẳng định Ebola khó có thể trở thành một đại dịch ở Mỹ vì căn bệnh này rất khó lây nhiễm. Người ta chỉ có thể lây virus Ebola khi tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân có biểu hiện của căn bệnh.
Trong lúc này, nhiều người đề nghị ban hành lệnh cấm đi lại đối với các du khách tới từ ba nước Tây Phi là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Tổng thống Mỹ Barrack Obama cũng phản đối việc ban hành lệnh cấm và ông cho rằng nó chưa chắc đã có hiệu quả.
For Magazine Only: Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hoài Vũ xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Mọi ý kiến đóng góp cho tạp chí phụ nữ xin mời quý vị gửi đến email hoaivu@rfa.org hoặc www.facebook.com/hoaivurfa.
Hoài Vũ xin chào tạm biệt các bạn và hẹn gặp lại vào sáng thứ hai tuần sau.