Mỗi Ngày Một Chuyện
Nước Mỹ không ngủ
Nước Mỹ vắng vẻ nhưng không ngủ. Trong khi trường học, quán xá, sòng bài, khu vui chơi… tắt đèn thì Tòa Bạch Ốc, Quốc hội, dinh thống đốc, các cơ quan y tế, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu y học… làm việc bất kể giờ giấc.
Nước Mỹ vắng vẻ nhưng không ngủ. Trong khi trường học, quán xá, sòng bài, khu vui chơi… tắt đèn thì Tòa Bạch Ốc, Quốc hội, dinh thống đốc, các cơ quan y tế, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu y học… làm việc bất kể giờ giấc. Email của các học khu vẫn liên tục được gửi đến phụ huynh hàng ngày, nhắc rằng việc cung cấp bữa trưa của nhà trường dành cho học sinh nghèo vẫn không gián đoạn, chỉ việc đến các điểm xe bus đưa đón học trò thường lệ để nhận phần ăn mang về.
Những con số lây nhiễm càng nhảy múa thì những quy định được soạn từ những người không ngủ tiếp tục tung ra. Thứ tư 18-3-2020, Tòa Bạch Ốc công bố bản phác thảo gói cứu trợ một ngàn tỷ USD, gồm 500 tỷ USD tiền mặt chi cho các công dân Mỹ; 300 tỷ USD giúp doanh nghiệp nhỏ; 50 tỷ USD cho công nghiệp hàng không; và 150 tỷ USD cho các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cũng thứ tư 18-3-2020, gói giải cứu khẩn cấp 100 tỷ USD được Lưỡng viện thông qua đã được Tổng thống ký thành luật. Nội dung gói giải cứu gồm:
1/ Xét nghiệm coronavirus miễn phí; 2/ Tạm nghỉ việc được hưởng lương (yêu cầu cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư ít hơn 500 nhân viên phải trả hai tuần lương cho người nghỉ do không thể đi làm bởi tình hình dịch bệnh hoặc do phải ở nhà chăm sóc người thân bị nhiễm bệnh); 3/ Tăng trợ cấp thất nghiệp; 4/ Hỗ trợ thực phẩm cho người có thu nhập thấp (chi 250 triệu USD trong việc giao thức ăn tận nơi cho người lớn tuổi; 400 triệu USD cho các ngân hàng thực phẩm; 500 triệu USD cho các bà mẹ có con nhỏ; hỗ trợ hệ thống nhà trường việc cung cấp các bữa ăn sáng lẫn trưa cho học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp); 5/ Tăng quỹ liên bang cho chương trình Medicaid giúp người nghèo.
Coronavirus đã tấn công tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Lệnh “phong tỏa” được ban hành khắp nơi. Ở cấp liên bang, đã có ba tuyên bố khẩn cấp liên quan dịch bệnh. Bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh Alex Azar công bố tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” ngày 31-1; Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng “khẩn cấp quốc gia” và “Đạo luật khẩn cấp Stafford” ngày 13-3-2020.
Tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” cho phép Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh tung ra kho dự trữ chiến lược quốc gia nhằm cung cấp thiết bị và vật dụng y tế cho hệ thống y tế toàn quốc. Tình trạng “khẩn cấp quốc gia” cho phép tổng thống quyền hạn rộng hơn để thực thi những hành động vốn cần được Quốc hội chuẩn y (chẳng hạn tái phối trí 37.000 người thuộc lực lượng Công binh giúp dựng các bệnh viện dã chiến mà lực lượng này vốn thuộc quản lý của các chính quyền địa phương); và Đạo luật về Ứng phó Thảm họa và Hỗ trợ Khẩn cấp Robert T. Stafford cho phép tổng thống sử dụng nguồn lực liên bang lẫn tiểu bang để hỗ trợ các phản hồi khẩn cấp ở các địa phương và tiểu bang…
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã giúp cho thấy rõ cơ chế tự chủ và tự quyết của bộ máy chính trị Mỹ. Trách nhiệm đối với người dân được đặt lên hàng đầu đối với toàn bộ hệ thống tiểu bang Hoa Kỳ. Các thống đốc hành động không khác gì “tổng thống” của tiểu bang mình. Mỗi tiểu bang đều có luật riêng qui định quyền hạn thống đốc; và các thống đốc dựa vào đó để thể hiện trách nhiệm của họ. Maryland chẳng hạn. Luật bang này cho phép thống đốc ban hành những quyết định “hợp lý” mà ông cho rằng cần thiết “để bảo vệ đời sống và tài sản” trong tình huống khẩn cấp.
Trước khi Tòa Bạch Ốc loan bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 13-3, Thống đốc Maryland, Larry Hogan, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang (ngày 5-3), khi ra lệnh cấm tất cả đám đông hơn 250 người; đóng cửa toàn bộ trường học cho đến ít nhất ngày 27-3; “khóa cửa” cảng Baltimore; yêu cầu tất cả nhân viên chính quyền thuộc các bộ phận không cần thiết phải làm việc ở nhà. Thống đốc Ohio, Mike DeWine; Thống đốc Illinois, J.B. Pritzker; và Thống đốc Massachusetts, Charlie Baker yêu cầu không chỉ đóng cửa trường, hạn chế tập trung đông người mà còn ra lệnh đóng tất cả quán bar lẫn nhà hàng. Trong khi đó, Thống đốc New York, Andrew M. Cuomo; và Thống đốc California, Gavin Newsom, giao quyết định đóng cửa trường cho giới chức địa phương.
Các thống đốc hành động theo tinh thần “không chờ nước đến chân”. Khi Tòa Bạch Ốc còn chưa ban bố gì, trong 11 ngày đầu tiên của tháng 3-2020, các thống đốc Arizona, Arkansas, Florida, Indiana, Iowa, Maryland, Ohio và Utah (đều thuộc đảng Cộng hòa) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang. Không chỉ chính quyền tiểu bang được tự quyết, chính quyền cấp nhỏ hơn cũng ra những quyết định riêng tùy diễn biến địa phương. Quan điểm rằng chỉ địa phương mới hiểu rõ tình hình địa phương và có những quyết định đúng đắn phù hợp thực tế vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của truyền thống văn hóa chính trị Mỹ.
Giới chức địa phương sẽ cho thấy vấn đề nào đang đối mặt và cần làm gì, thay vì chờ chính quyền tiểu bang suy nghĩ thay cho họ làm thế nào để xử lý vấn đề. Những qui định của các địa hạt và thành phố – từ Los Angeles, Orange, San Bernardino, Ventura, đến San Diego…; hoặc qui định cụ thể của một chính quyền địa phương nằm trong một địa hạt, như thành phố Palm Springs ở hạt Riverside – đã cho thấy rõ điều đó. “Quan hệ” giữa chính quyền tiểu bang với chính quyền liên bang cũng tương tự. Nói cách khác, làm thế nào để không có “khoảng trống” trong điều hành là chi tiết đáng chú ý để có thể thấy sự khác biệt trong vận hành bộ máy chính quyền của Mỹ so với nhiều nước khác.
Luật là yếu tố căn bản để bộ máy chính quyền trung ương lẫn địa phương làm việc. Mọi cánh cửa mở ra hay đóng lại đều được gắn với “bản lề” luật. California chẳng hạn, theo Luật hỗ trợ khẩn cấp, thống đốc có thẩm quyền yêu cầu các cơ sở tư nhân, trong đó có bệnh viện, phòng nghiên cứu y học, khách sạn, nhà nghỉ nằm dưới quyền điều hành của ông. Luật California cũng cho phép giới chức y tế tiểu bang, dù phải báo cáo thống đốc, được quyền “phong tỏa, cách ly, kiểm tra và khử trùng đối với người, động vật, nhà cửa, phòng ốc, các địa điểm, thành phố hoặc địa phương – bất cứ khi nào họ xét thấy đó là hành động cần thiết để bảo vệ hoặc giữ gìn sức khỏe cộng đồng”. Luật còn cho phép giới chức y tế tiểu bang được quyền “tịch thu hoặc nắm quyền kiểm soát (control) cơ thể của bất kỳ người sống nào, hoặc thi thể bất kỳ người chết nào” để phòng ngừa sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Giới chức y tế tiểu bang, không cần ý kiến thống đốc, thậm chí có thể yêu cầu cảnh sát trưởng địa hạt phải thi hành những yêu cầu cấp thiết của họ.
Vấn đề ở chỗ luật được áp dụng thực tế rất nhanh. Tất cả dựa trên tinh thần trách nhiệm của những người thuộc bộ máy chính quyền, từ địa phương nhỏ nhất đến cấp liên bang; nỗ lực giải quyết từ những vấn đề lớn chẳng hạn bơm tiền cứu công nghiệp hàng không đến việc “rất nhỏ” chẳng hạn không quên các bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Trường học đóng cửa không có nghĩa những đứa trẻ gia đình nghèo vốn được cung cấp các bữa ăn sáng và ăn trưa không mất tiền bây giờ phải nhịn đói. Nước Mỹ không ngủ. Những người nấu thức ăn cho người nghèo không ngủ. Chỉ riêng sáng thứ tư 18-3-2020, hơn 400.000 khẩu phần “grab-and-go” đã được giao cho các học sinh nghèo ở Los Angeles. Các học khu San Francisco, Fresno, San Diego… cũng thực hiện tương tự.
Sau những nhốn nháo hoảng loạn mua sắm, nước Mỹ bắt đầu ít nhiều bình tĩnh hơn. Toàn bộ hệ thống công quyền, toàn bộ hệ thống y tế, toàn bộ hệ thống giáo dục, toàn bộ hệ thống phân phối và cung ứng nói chung… đang làm việc với cường độ khốc liệt. Người dân được khuyên “shelter in place” (yên vị trong nhà) nhưng không cơ quan công quyền nào “yên vị”. Nhiều đường phố bắt đầu lặng như tờ. Nhưng nước Mỹ không ngủ. Không người có trách nhiệm nào có thời giờ để ngủ. Toàn bộ vật lực, tài lực và nhân lực nước Mỹ đang dồn vào cuộc chiến này.
Mạnh Kim
Saigon Nhỏ
Hoang Pham chuyen
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Nước Mỹ không ngủ
Nước Mỹ vắng vẻ nhưng không ngủ. Trong khi trường học, quán xá, sòng bài, khu vui chơi… tắt đèn thì Tòa Bạch Ốc, Quốc hội, dinh thống đốc, các cơ quan y tế, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu y học… làm việc bất kể giờ giấc.
Nước Mỹ vắng vẻ nhưng không ngủ. Trong khi trường học, quán xá, sòng bài, khu vui chơi… tắt đèn thì Tòa Bạch Ốc, Quốc hội, dinh thống đốc, các cơ quan y tế, bệnh viện, tổ chức nghiên cứu y học… làm việc bất kể giờ giấc. Email của các học khu vẫn liên tục được gửi đến phụ huynh hàng ngày, nhắc rằng việc cung cấp bữa trưa của nhà trường dành cho học sinh nghèo vẫn không gián đoạn, chỉ việc đến các điểm xe bus đưa đón học trò thường lệ để nhận phần ăn mang về.
Những con số lây nhiễm càng nhảy múa thì những quy định được soạn từ những người không ngủ tiếp tục tung ra. Thứ tư 18-3-2020, Tòa Bạch Ốc công bố bản phác thảo gói cứu trợ một ngàn tỷ USD, gồm 500 tỷ USD tiền mặt chi cho các công dân Mỹ; 300 tỷ USD giúp doanh nghiệp nhỏ; 50 tỷ USD cho công nghiệp hàng không; và 150 tỷ USD cho các khu vực khác bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cũng thứ tư 18-3-2020, gói giải cứu khẩn cấp 100 tỷ USD được Lưỡng viện thông qua đã được Tổng thống ký thành luật. Nội dung gói giải cứu gồm:
1/ Xét nghiệm coronavirus miễn phí; 2/ Tạm nghỉ việc được hưởng lương (yêu cầu cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư ít hơn 500 nhân viên phải trả hai tuần lương cho người nghỉ do không thể đi làm bởi tình hình dịch bệnh hoặc do phải ở nhà chăm sóc người thân bị nhiễm bệnh); 3/ Tăng trợ cấp thất nghiệp; 4/ Hỗ trợ thực phẩm cho người có thu nhập thấp (chi 250 triệu USD trong việc giao thức ăn tận nơi cho người lớn tuổi; 400 triệu USD cho các ngân hàng thực phẩm; 500 triệu USD cho các bà mẹ có con nhỏ; hỗ trợ hệ thống nhà trường việc cung cấp các bữa ăn sáng lẫn trưa cho học sinh thuộc gia đình thu nhập thấp); 5/ Tăng quỹ liên bang cho chương trình Medicaid giúp người nghèo.
Coronavirus đã tấn công tất cả 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Lệnh “phong tỏa” được ban hành khắp nơi. Ở cấp liên bang, đã có ba tuyên bố khẩn cấp liên quan dịch bệnh. Bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh Alex Azar công bố tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” ngày 31-1; Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng “khẩn cấp quốc gia” và “Đạo luật khẩn cấp Stafford” ngày 13-3-2020.
Tình trạng “khẩn cấp y tế cộng đồng” cho phép Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh tung ra kho dự trữ chiến lược quốc gia nhằm cung cấp thiết bị và vật dụng y tế cho hệ thống y tế toàn quốc. Tình trạng “khẩn cấp quốc gia” cho phép tổng thống quyền hạn rộng hơn để thực thi những hành động vốn cần được Quốc hội chuẩn y (chẳng hạn tái phối trí 37.000 người thuộc lực lượng Công binh giúp dựng các bệnh viện dã chiến mà lực lượng này vốn thuộc quản lý của các chính quyền địa phương); và Đạo luật về Ứng phó Thảm họa và Hỗ trợ Khẩn cấp Robert T. Stafford cho phép tổng thống sử dụng nguồn lực liên bang lẫn tiểu bang để hỗ trợ các phản hồi khẩn cấp ở các địa phương và tiểu bang…
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh đã giúp cho thấy rõ cơ chế tự chủ và tự quyết của bộ máy chính trị Mỹ. Trách nhiệm đối với người dân được đặt lên hàng đầu đối với toàn bộ hệ thống tiểu bang Hoa Kỳ. Các thống đốc hành động không khác gì “tổng thống” của tiểu bang mình. Mỗi tiểu bang đều có luật riêng qui định quyền hạn thống đốc; và các thống đốc dựa vào đó để thể hiện trách nhiệm của họ. Maryland chẳng hạn. Luật bang này cho phép thống đốc ban hành những quyết định “hợp lý” mà ông cho rằng cần thiết “để bảo vệ đời sống và tài sản” trong tình huống khẩn cấp.
Trước khi Tòa Bạch Ốc loan bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ngày 13-3, Thống đốc Maryland, Larry Hogan, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang (ngày 5-3), khi ra lệnh cấm tất cả đám đông hơn 250 người; đóng cửa toàn bộ trường học cho đến ít nhất ngày 27-3; “khóa cửa” cảng Baltimore; yêu cầu tất cả nhân viên chính quyền thuộc các bộ phận không cần thiết phải làm việc ở nhà. Thống đốc Ohio, Mike DeWine; Thống đốc Illinois, J.B. Pritzker; và Thống đốc Massachusetts, Charlie Baker yêu cầu không chỉ đóng cửa trường, hạn chế tập trung đông người mà còn ra lệnh đóng tất cả quán bar lẫn nhà hàng. Trong khi đó, Thống đốc New York, Andrew M. Cuomo; và Thống đốc California, Gavin Newsom, giao quyết định đóng cửa trường cho giới chức địa phương.
Các thống đốc hành động theo tinh thần “không chờ nước đến chân”. Khi Tòa Bạch Ốc còn chưa ban bố gì, trong 11 ngày đầu tiên của tháng 3-2020, các thống đốc Arizona, Arkansas, Florida, Indiana, Iowa, Maryland, Ohio và Utah (đều thuộc đảng Cộng hòa) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tiểu bang. Không chỉ chính quyền tiểu bang được tự quyết, chính quyền cấp nhỏ hơn cũng ra những quyết định riêng tùy diễn biến địa phương. Quan điểm rằng chỉ địa phương mới hiểu rõ tình hình địa phương và có những quyết định đúng đắn phù hợp thực tế vốn là một trong những đặc điểm nổi bật của truyền thống văn hóa chính trị Mỹ.
Giới chức địa phương sẽ cho thấy vấn đề nào đang đối mặt và cần làm gì, thay vì chờ chính quyền tiểu bang suy nghĩ thay cho họ làm thế nào để xử lý vấn đề. Những qui định của các địa hạt và thành phố – từ Los Angeles, Orange, San Bernardino, Ventura, đến San Diego…; hoặc qui định cụ thể của một chính quyền địa phương nằm trong một địa hạt, như thành phố Palm Springs ở hạt Riverside – đã cho thấy rõ điều đó. “Quan hệ” giữa chính quyền tiểu bang với chính quyền liên bang cũng tương tự. Nói cách khác, làm thế nào để không có “khoảng trống” trong điều hành là chi tiết đáng chú ý để có thể thấy sự khác biệt trong vận hành bộ máy chính quyền của Mỹ so với nhiều nước khác.
Luật là yếu tố căn bản để bộ máy chính quyền trung ương lẫn địa phương làm việc. Mọi cánh cửa mở ra hay đóng lại đều được gắn với “bản lề” luật. California chẳng hạn, theo Luật hỗ trợ khẩn cấp, thống đốc có thẩm quyền yêu cầu các cơ sở tư nhân, trong đó có bệnh viện, phòng nghiên cứu y học, khách sạn, nhà nghỉ nằm dưới quyền điều hành của ông. Luật California cũng cho phép giới chức y tế tiểu bang, dù phải báo cáo thống đốc, được quyền “phong tỏa, cách ly, kiểm tra và khử trùng đối với người, động vật, nhà cửa, phòng ốc, các địa điểm, thành phố hoặc địa phương – bất cứ khi nào họ xét thấy đó là hành động cần thiết để bảo vệ hoặc giữ gìn sức khỏe cộng đồng”. Luật còn cho phép giới chức y tế tiểu bang được quyền “tịch thu hoặc nắm quyền kiểm soát (control) cơ thể của bất kỳ người sống nào, hoặc thi thể bất kỳ người chết nào” để phòng ngừa sự lây lan của một bệnh truyền nhiễm. Giới chức y tế tiểu bang, không cần ý kiến thống đốc, thậm chí có thể yêu cầu cảnh sát trưởng địa hạt phải thi hành những yêu cầu cấp thiết của họ.
Vấn đề ở chỗ luật được áp dụng thực tế rất nhanh. Tất cả dựa trên tinh thần trách nhiệm của những người thuộc bộ máy chính quyền, từ địa phương nhỏ nhất đến cấp liên bang; nỗ lực giải quyết từ những vấn đề lớn chẳng hạn bơm tiền cứu công nghiệp hàng không đến việc “rất nhỏ” chẳng hạn không quên các bữa ăn miễn phí cho người nghèo. Trường học đóng cửa không có nghĩa những đứa trẻ gia đình nghèo vốn được cung cấp các bữa ăn sáng và ăn trưa không mất tiền bây giờ phải nhịn đói. Nước Mỹ không ngủ. Những người nấu thức ăn cho người nghèo không ngủ. Chỉ riêng sáng thứ tư 18-3-2020, hơn 400.000 khẩu phần “grab-and-go” đã được giao cho các học sinh nghèo ở Los Angeles. Các học khu San Francisco, Fresno, San Diego… cũng thực hiện tương tự.
Sau những nhốn nháo hoảng loạn mua sắm, nước Mỹ bắt đầu ít nhiều bình tĩnh hơn. Toàn bộ hệ thống công quyền, toàn bộ hệ thống y tế, toàn bộ hệ thống giáo dục, toàn bộ hệ thống phân phối và cung ứng nói chung… đang làm việc với cường độ khốc liệt. Người dân được khuyên “shelter in place” (yên vị trong nhà) nhưng không cơ quan công quyền nào “yên vị”. Nhiều đường phố bắt đầu lặng như tờ. Nhưng nước Mỹ không ngủ. Không người có trách nhiệm nào có thời giờ để ngủ. Toàn bộ vật lực, tài lực và nhân lực nước Mỹ đang dồn vào cuộc chiến này.
Mạnh Kim
Saigon Nhỏ
Hoang Pham chuyen